Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

De thi mon ToanTieng Viet GHKI 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ Lớp 4. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI THI ĐỌC. I. ĐỌC THÀNH TIÊNG: 5 điểm 1. Học sinh đọc một đoạn văn, thơ (khoảng 75 tiếng/1 phút) trong 3 bài qui định sau: a. Bài "Thư thăm bạn" (sách TV lớp 4 - tập 1, trang 25 ) Đoạn 1: "Bạn Hồng thân mến………….chia buồn với bạn." Đoạn 2: "Hồng ơi………….như mình." b. Bài "Tre Việt Nam" (sách TV lớp 4 - tập 1, trang 41) Đoạn 1: "Tre xanh………….cần cù." Đoạn 2: "Vươn mình………….cho măng." c. Bài "Trung thu độc lập" (sách TV lớp 4 - tập 1, trang 66) Đoạn 1: "Đêm nay ………….ngày mai." Đoạn 2: "Ngày mai………….vui tươi." 2. Giáo viên nêu 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc và yêu cầu học sinh trả lời: Tiêu chuẩn chấm điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ, rõ ràng 2 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dâu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) 3. Giọng đọc có biểu cảm 4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu Cộng. Điểm ...................../ 1đ ...................../ 1đ ...................../ 1đ ...................../ 1đ ...................../ 1đ ...................../ 5đ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) Điểm: Thời gian: 25 phút (Không kể thời gian phát đề) HỌ VÀ TÊN:............................................................... LỚP: 4…. 1. Bài đọc:. CON CHÓ QUÈ Ông chủ cửa hàng bán thú nuôi mang tấm biển: “Tại đây có bán chó con” đóng lên cửa ra vào. Ngay sau đó một cậu bé đứng trước tấm biển. Sau khi đọc tấm biển mới, cậu hỏi: - Ông định bán những chú chó con này ư? - Đúng đấy. Cậu muốn mua con nào? - Giá mỗi con bao nhiêu ạ? - Cũng tuỳ, từ ba mươi nghìn đồng đến năm mươi nghìn đồng. Cậu bé thò tay vào túi quần, vẻ mặt tần ngần, lát sau, cậu rút ra một ít tiền lẻ: - Cháu chỉ có hai nghìn bảy trăm đồng thôi. Hay là ông cho cháu ngắm lũ chó con này nhé! Ông chủ mỉm cười tỏ vẻ đồng ý. Ông thả đàn chó con ra. Năm chú chó con lon ton chạy về phía cậu bé. Theo sau năm chú là một chú chó bước đi khập khiểng, chậm chạp. Ngay lập tức mắt cậu bé sáng lên long lanh. Cậu chỉ vào con đi chậm và hỏi ông chủ: - Con chó này làm sao đấy ạ? - Bác sĩ bảo rằng xương chân nó bị khuyết tật nên nó phải đi khập khiểng suốt đời. - Đây chính là con cháu muốn mua – Cậu bé nói vẻ thích thú. - Không, bác nghĩ cháu không muốn mua nó đâu. Nếu cháu thật sự thích nó thì ta sẽ tặng cháu đấy! Cậu bé hơi bối rối, nhìn thẳng vào mắt ông chủ và nói: - Cháu không muốn được ông tặng. Nó cũng đáng giá như những con chó khác và cháu sẽ trả ông đủ tiền. Đây là hai nghìn bảy trăm đồng, cháu sẽ trả ông thêm năm trăm mỗi ngày cho đến khi nào hết số tiền còn nợ lại. - Cháu không nên mua con chó này đâu. Nó không thể chạy nhảy vui đùa với cháu như những con chó khác – Ông chủ ngần ngại nói: Cậu bè ngần ngại kéo ống quần lên, để lộ chiếc chân trái bị teo cơ đang được nâng giữ bằng một khúc kim loại. Cậu nhìn ông chủ và dịu dàng đáp: - Cháu cũng đâu có thể chạy nhảy vui đùa. Con chó này cũng cần có một ai đó thông cảm ông ạ. Theo Mao Trí Hùng 2. Khoanh vào đáp án đúng nhất (hoặc làm theo yêu cầu): 1. Cửa hàng của ông chủ chuyên bán gì? a. Bán các loại thú nuôi b. Bán chó con c. Bán tấm biển quảng cáo d. Bán thức ăn cho chó 2. Giá mỗi chú chó con khoảng bao nhiêu? Điền giá vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời. Giá mỗi chú chó con khoảng ………………..........................................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Vì sao chú bé đến cửa hàng chỉ xin ông chủ ngắm lũ chó? a. Vì chú không biết nuôi chó con b. Vì chú thích chó nhưng không muốn mua c. Vì chú không đủ tiền mua chó con d. Vì ông chủ không bán chó cho trẻ con 4. Vì sao một con chó con phải đi khập khiễng? Viết lời giải thích của em vào dòng dưới đây:. 5. Vì sao ông chủ định tặng con chó bị khập khiễng cho chú bé? a. Vì ông thấy chú bé thích con chó đó b. Vì ông không muốn nuôi con chó đó c. Vì ông không bán được con chó đó d. Vì hai lí do nêu trong câu trả lời a, c 6. Vì sao chú bé không nhận con chó mà ông chủ tặng? a. Vì chú tự trọng, không muốn nhận quà của người lạ b. Vì chú có đủ tiền mua, không cần ông chủ tặng c. Vì chú nghĩ con chó đó cũng đáng giá như những con chó khác d. Vì chú cho rằng ông chủ khinh chú không có tiền mua chó 7. Viết các từ dưới đây vào ý a hoặc b cho phù hợp Xanh xao, xào xạc, phẳng phiu, nghèo đói, giàu có, giỏi giang, phẳng lặng, tài ba a. Từ láy: b. Từ ghép: 8. Tên riêng nào dưới đây viết đúng chính tả? a. Trần thị Việt hoa b. Nguyễn thị minh Thu. c. Ngô Kim Thư d. Trần văn Giàu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: TIẾNG VIỆT (Viết) Điểm: Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) HỌ VÀ TÊN:............................................................... LỚP: 4…. I/ Chính tả (Nghe viết): Bài “Đôi giày ba ta màu xanh”. (Viết tựa bài và đoạn “Tôi quyết định ...... nhảy tưng tưng” - Sách tiếng Việt lớp 4, tập 1 trang 81.) BÀI VIẾT.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II/ Tập làm văn: Viết một bức thư ngắn (khoảng mười dòng trở lên) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. BÀI LÀM.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: TOÁN Điểm: Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề) HỌ VÀ TÊN:............................................................... LỚP: 4…. Phần I. Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (Hoặc làm theo yêu cầu): 1. Số “Mười bốn triệu mười bốn nghìn bốn trăm” viết là: a. 14 144 000 b. 14 014 400 c. 14 140 400 d. 14 014 004 2. Giá trị của chữ số 3 trong số 53 684 270 là: a. 3 chục nghìn b. 3 trăm nghìn c. 3 triệu d. 3 chục triệu 3. Với m = 46 thì giá trị biểu thức 111 – m 2 là: a. 130 b. 92 c. 65 d. 19 4.. C. A. D. B. H. E. G. M. Q. I. N. P. L. K. Trong các hình trên, hình có hai cặp cạnh song song với nhau là: a. Hình ABC và hình IKL b. Hình MNPQ c. Hình DEGH và hình MNPQ d. Hình DEGH 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a. 4 + 16 9 = 16 + 4 9 b. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày Phần II. Bài 1. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 86 788 ; 88 876 ; 86 878 ; 88 867 .......................................................................................................................................... Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 4000 kg = .............. tạ b. 3 phút 20 giây = ............. giây Bài 3. Tính (có đặt tính): a. 186589 + 92402 b. 941302 - 57183 .................................... ................................... .................................... ................................... .................................... ................................... Bài 4. Tìm x biết: 62182 - x = 4829 .................................................... .................................................... .................................................... .....................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài 5. Có ba xe chở gạo. Xe thứ nhất chở được 5 tấn. Xe thứ hai chở được 7 tấn. Xe thứ ba chở được 4 tấn 2 tạ. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ gạo? Giải. ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ Baøi 6: Viết chữ số thích hợp vào dấu * ¿ 5 ∗37 3 ∗7 692∗ ¿. ................................. ................................. ................................. ..................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI 4 I/ Phần I. (3 điểm) Từ bài 1 đến bài 4 làm đúng mỗi bài được 0,5 điểm. Bài 5 được 1 điểm (Mỗi câu được 0,5 điểm) 1c 2c 3d 4d 5 (a. S - b. Đ) II/ Phần II. (7 điểm) Bài 1. 1 điểm Bài 2: 1 điểm Bài 3: 1 điểm Bài 4: 1 điểm. Bài 5: 2 điểm. Đáp số: 54 tạ Bài 6: 1 điểm. Kết quả: ¿ 5 ∗37 3 ∗7 692∗ ¿. 5537 1387 6924. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 -. Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 7 và câu 8 mỗi câu được 1 điểm Câu 1: a Câu 2: giá mỗi chú chó khoảng từ 30.000 – 50.000đồng Câu 3: c Câu 4: Bác sĩ bảo rằng xương nó bị khuyết tật Câu 5: b Câu 6: c Câu 7: a/ Từ láy: xanh xao, xào xạc, phẳng phiu, giỏi giang b/ Từ ghép: nghèo đói, giàu có, phẳng lặng, tài ba Câu 8: c B/ Chính tả. (5 điểm): Bài viết: - Trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng đúng kiểu chữ không mắc lỗi chính tả được 5 điểm. - Sai 3 lỗi (phụ âm đầu, vần, dấu thanh, viết hoa .v.v..) trừ 1 điểm, các lỗi giống nhau chỉ trừ một lần. - Viết không đúng cỡ chữ, trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. II/ Tập làm văn: (5 điểm) Tùy mức độ bài làm của học sinh, GV chấm điểm cho hợp lí theo 4 mức: Giỏi: 5 điểm Khá: 4 điểm TB: 3 điểm Yếu: 1-2 điểm * Đối với học sinh bị khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo CV 9890 của BGD&ĐT, giáo viên phụ trách lớp dành thêm khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút để giúp các em làm bài tốt hơn, (cần linh động với từng loại khuyết tật khác nhau để đánh giá học sinh). Trên đây là thang điểm đánh giá phần kiểm tra đọc thầm và kiểm tra viết của môn tiếng Việt. Yêu cầu tất cả các giáo viên phụ trách lớp tổ chức kiểm tra và đánh giá học sinh đảm bảo được tính công bằng, vô tư khách quan đến tất cả mọi học sinh và nghiêm túc thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung do BGD&ĐT phát động..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×