Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

phan loai mot so dang bai tap hoa 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.61 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phấn thứ nhất: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Năm học 2011-2012 là năm học có nhiều sự kiện quan trọng: Toàn Đảng toàn dân quyết tâm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần XI, triển khai thực hiện chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Quán triệt nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội". Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, giáo dục theo tinh thần chỉ thị 40/CT-TW. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Nhằm bồi dưỡng và nâng cao cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt đông sản xuất và các hoạt động sau này. Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là trường THCS nói riêng. Bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với đối tượng. Qua nghiên cứu bài tập Hoá học bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh. Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình Hoá học phổ thông, thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương giảng dạy còn cần nắm vững các bài tập Hoá học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc: Luyện tập, kiểm tra, nghiên cứu... nhằm đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài tập Hoá học rất đa dạng phong phú song với những nhận thức trên, là một giáo viên giảng dạy được hơn 5 năm đã và đang tham gia vào việc ôn học sinh khá giỏi đồng thời phụ đạo đối tượng học sinh yếu kém. Tôi thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy, phân loại các dạng bài tập Hoá học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương. Nên tôi đã chọn đề tài: "Phân dạng một số bài toán Hoá học ở chương trình THCS". 2. Mục đích nghiên cứu: Phân dạng các bài toán Hoá học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hoá học của học sinh ở trường THCS. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 8, 9 ở trường THCS. 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu đối với một số dạng bài tập trong chương trình sách giáo khoa, sách bài tập hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đồng thời có bổ sung một số dạng bài tập có liên quan đến nội dung trong chương trình ở cấp THCS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nêu lên được cơ sở lý luận của việc phân dạng các bài toán Hoá học trong quá trình dạy và học. - Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh ở trường THCS . - Hệ thống một số bài toán Hoá học theo từng dạng. - Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài toán Hoá học, nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v.. . Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hoá học theo nội dung đã đề ra. Trên cơ sở đó tôi đã trình bày các dạng bài toán hoá học đã sưu tầm và nghiên cứu để nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 7. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu từ năm học 2010-2011 và tiếp tục bổ sung điều chỉnh ở các năm tiếp theo. Phần thứ hai: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Đối với bộ môn hóa học là một bộ môn thuộc khoa học tự nhiên nên việc việc áp dụng những kiến thức lý thuyết vào giải bài tập là không thể thiếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài toán hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất to lớn. Bài toán hoá học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm đã học. Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc. Thông qua các bài toán hoá học giúp mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Bài toán hoá học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học. Bài toán hoá học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các ký hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v... Bài toán hoá học tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy. Bài toán hoá học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích môn học. Nhưng đối với bộ môn Hóa học ở bậc THCS thì có rất nhiều bài toán khác nhau nên trong khi học tập và giải bài tập thì học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc phân loại các dạng toán hóa học là hết sức cần thiết. Việc phân dạng các bài toán Hoá học ở trường THCS sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên sử sụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài tập hoá học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh THCS. Chương II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Thông qua việc giảng dạy ở trường THCS nhiều năm tối thấy rằng việc phân dạng bài toán hóa học còn chưa cụ thể chưa sát với đối tượng học sinh. Đồng thời các dạng bài toán hóa học khi đã phân loại thì việc hướng dẫn giải, hướng dẫn cách.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tư duy logic là hết sức cần thiết. Đối với một số đối tượng học sinh khá giỏi thì những dạng cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập là chưa đủ. Cùng với kinh nghiệm giảng giảng dạy và việc tìm hiểu, tham khảo các dạng bài tập từ nhiều nguồn chính thống khác nhau tôi đã tiến hành phân dạng một số dạng bài toán hóa học ở chương trình THCS. Việc phân dạng một số bài toán hóa học sẽ được thực hiện ở chương sau. Chương III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong đề tài của mình tôi đã tiến hành phân loại các dạng toán hóa học mà học sinh đã được học từ lớp 8 đến lớp 9. Đồng thời có bổ sung một số dạng toán khác có liên quan đến nội dung chương trình nhằm bồi dưỡng, mở rộng nâng cao kỹ năng giải bài tập, kiến thức đối với học sinh khá giỏi. Đối với mỗi dạng toán tôi đều đưa ra các ví dụ minh họa cách giải rồi đến các bài tập tự giải. Sau đây là một số dạng bài toán hóa học mà tôi đã tiến hành phân loại: 1. Dạng 1: Tính theo công thức hóa học Công thức AxByCz (chất X) . m mX m m  A  B  C M X xM A yM B zM C. Có số mol 1.1 . Từ lượng chất tính lượng nguyên tố: Ví dụ: Tính lượng Fe và lượng oxi có trong 20 gam Fe2(SO4)3 Hướng dẫn giải Bước 1: Tính khối lượng mol 1 mol Fe2(SO4)3 có chứa 2 mol Fe và 12 mol O của hợp chất và khối lượng của 400 g Fe2(SO4)3 có chứa 112 g Fe và 192 g O 20 g Fe2(SO4)3 có chứa x g Fe và y g O nguyên tố trong 1 mol chất. Bước 2: Lập quan hệ với số liệu Giải ta có x=5,6g và y= 9,6g của đầu bài. Vậy khối lượng Fe=5,6g và Oxi= 9,6g Bước 3: Tính toán và trả lời. Ví dụ: Tính số gam C có trong 11g khí cacbonic (C= 12; O = 16). Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic trong công thức CO2. Hướng dẫn giải Cách 1 Bước 1: Viết CTHH của chất. Khí cacbonic có CTHH: CO2 Bước 2: Tính khối lượng mol của hợp 1 mol CO2 có chứa 1 mol C chất và khối lượng của nguyên tố 44 g CO2 có chứa 12 g C trong 1 mol chất 11 g CO2 có chứa x g C Bước 3: Lập quan hệ với số liệu của x = 3 đầu bài Bước 4: Trả lời Có 3g C trong 11 g CO2 Cách 2 Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra n  11 0, 25mol CO 44 mol 2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M M CO 44 g Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa 1 mol CO2 có chứa 1 mol C nguyên tố và hợp chất. Tìm khối lượng 0,25 mol CO2 có chứa 0,25 mol C chưa biết. MC = 0,25.12 = 3g Bước 4: Trả lời Có 3g C trong 11 g CO2 1.2. Từ lượng nguyên tố tính lượng chất: Ví dụ: Cần bao nhiêu gam Ure (NH2)CO để có một lượng đạm (nitơ) bằng 5,6 Kg. Hướng dẫn giải: Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M, CTHH: (NH2)CO có : M = 60g nêu ý nghĩa ( có liên quan tới chất tìm) Bước 2: Lập quan hệ với số liệu của 1 mol (NH2)2CO có chứa 2 mol N đầu bài. 60g (NH2)2CO có chứa 14.2=28g N x g (NH2)2CO có chứa 5600 g N Tính x x = 12000g=12Kg 2. Bước 3: Trả lời Cần 12Kg (NH2)2CO Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu gam CH3COOH để trong đó có chứa 12g nguyên tố cacbon? Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỷ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa nguyên tố và hợp chất Hướng dẫn giải Cách 1 Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M, CTHH : CH3COOH có : M = 60g nêu ý nghĩa ( có liên quan tới chất tìm) Bước 2: Lập quan hệ với số liệu của 1 mol CH3COOH có chứa 2 mol C đầu bài. 60 g CH3COOH có chứa 24g C x g CH3COOH có chứa 12 g C 60 Tính x .12 x = 24 = 30 g Bước 3: Trả lời Cách 2 Xác định lời giải Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa của CTHH Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. suy ra số mol chất. Cần 30 gam CH3COOH Lời giải MC = 12g => nC = 12:12 = 1 mol M CH3COOH =60g 1mol CH3COOH có chứa 2mol C 0,5 mol CH3COOH <= 1mol C.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bước 4: Tính khối lượng m = n.M Bước 5: Trả lời. m CH3COOH =0,5 M=0,5 60=30g Cần 30 g CH3COOH. 1.3. Tính tỷ lệ % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất: Ví dụ : Tính tỷ lệ % về khối lượng của Hiđrô trong hợp chất H2SO4. Nghiên cứu đầu bài: Dựa vào tỷ lệ khối lượng giữa hiđro và axit để tính tỷ lệ % Hướng dẫn giải Cách 1 Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M CTHH : H2SO4 của hợp chất. Khối lượng hiđro có M = 98 g trong M của chất MH = 2.1 = 2g 2 Bước 2: Tìm tỷ lệ % .100 2,04% % H = 98 Bước 3: Trả lời H chiếm 2,04 % về khối lượng H2SO4 Cách 2 Xác định lời giải Lời giải Tương tự giải bài toán tìm số gam CTHH: H2SO4 nguyên tố trong hợp chất. M = 98 g 1mol H2SO4 có chứa 2 mol H 98 g H2SO4 có chứa x g H 2 .100 2,04% => x = 98. H chiếm 2,04 % về khối lượng H2SO4 1.4. Từ lượng nguyên tố này tính lượng nguyên tố kia: Ví dụ: Trong supephotphat kép thường có bao nhiêu Kg canxi ứng với 49,6 Kg photpho. Hướng dẫn giải: Trong 1 mol Ca(H2PO4)2 có 40g Ca 4 g H 62 g P và 128g O Vậy xg Ca có 49600g P Giả ta có x= 32000g= 32 Kg 1.5. Bài toán so sánh hàm lượng nguyên tố trong hợp chất khác nhau: Ví dụ: Có 3 loại phân bón hoá học sau: NH4NO3; (NH4)2SO4; NH4Cl trong hợp chất nào chứa nhiều hàm lượng nitơ hơn. Nghiên cứu đầu bài: Tính tỷ lệ % khối lượng của N, suy ra chất nào có nhiều N hơn. Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Tính tỉ lệ % của N trong từng * NH4NO3 hợp chất.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 28 .100% 35% % N = 80 (1). * (NH4)2 SO4 28 .100% 21,21% % N = 132 (2). * NH4Cl Bước 2: So sánh tỉ lệ % của N trong các hợp chất trên và kết luận. 28 .100% 26,16% 53 , 5 %N= (3). Vậy từ (1),(2),(3) kết luận hàm lượng N có trong NH4NO3 là lớn nhất. 2. Dạng 2: Bài toán về lập công thức hóa học 2.1. Bài toán lập công thức hoá học bằng phân tử khối. Ví dụ: Oxit của một kim loại hóa trị III có khối lượng 32 gam tan hết trong 400 ml dung dịch HCl 3M vừa đủ. Tìm công thức oxit nói trên. Bài giải: Gọi kim loại là R và có khối lượng nguyên tử là R (gam) Phương trình hóa học R2O3 + 6HCl = 2RCl3 + 3H2O Theo PTHH: 1 mol 6mol 2mol Theo đầu bài: x mol 1,2 mol Số mol của HCl tác dụng là nHCl= 3.0,4=1,2mol Theo PTHH ta có số mol R2O3 là 0,2 mol Vậy khối lượng mol của R2O3 là: 32/0,2=160gam Ta có: 2R+48=160 vậy R=56 vậy kim loại đó là Fe 2.2. Bài toán lập công thức hoá học bằng tỷ lệ % về khối lượng của các nguyên tố tạo nên chất. %A %B %C Dạng bài toán này liên quan đến: x : y : z = M A : M B : M C. Ví dụ: Lập CTHH của hợp chất trong dó S chiếm 40%; O chiếm 60% về khối lượng ? Nghiên cứu đề bài: Tính số nguyên tử của từng nguyên tố dựa vào tỷ lệ % khối lượng trong từng nguyên tố Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết CTHH dạng tổng quát CTHH tổng quát: SxOy với x,y chưa biết Bước 2: Tìm tỷ lệ x : y Bước 3: Viết CTHH đúng -. Ta có :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> %S %O 40 60 x : y = M S = M O = 32 = 16 = 1:3. Vậy CTHH là SO3 2.3. Bài toán xác định tên chất: Ví dụ: Cho 6,5 g một kim loại hoá trị II vào dd H 2SO4 dư người ta thu được 2,24 lít H2. Xác định tên kim loại? Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải 6,5 Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra số mol theo số liệu đầu bài nR = R Bước 2: - Viết PTHH - Tìm nguyên tố chưa biết Bước 3: Trả lời. 2,24 n H 2 = 22,4 =0,1 mol R + H2SO4  RSO4 + H2. 1mol 0,1 mol. 1mol 0,1mol. 6,5 R = 0,1 = 65 Vậy R là Zn. CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Cho các ôxit sau FeO; Fe2O3 ; Fe3O4. Trong các ôxit trên ôxit nào có tỷ lệ Fe nhiều hơn cả A. FeO B. Fe2O3 C . Fe3O4 Bài 2: Trong nông nghiệp người ta có thể dùng CuSO 4 như một loại phân bón vi lượng để bón ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 8 g chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam Cu ? A. 3,4 g; B. 3,2 g ; C. 3,3 g D. 4,5 Bài 3: Một loại quặng sắt có chứa 90% là Fe3O4 . Khối lượng sắt có trong 1 tấn quặng đó là: A.  0,65 tấn; B.  0,6517 tấn ; C.  0,66 tấn ; D.  0,76 tấn; Bài 4: Thành phần % về khối lượng của các nguyên tố Cu; S và O có trong CuSO 4 lần lượt là: A. 30% ; 30% và 40% B. 25% ; 25% và 50% C. 40% ; 20% và 40% D. Tất cả đều sai 3. Dạng 3: Bài toán cơ bản về Mol, khối lượng Mol và thể tích Mol chất khí. 3.1. Tính số mol chất trong mg chất Ví dụ: Tính số mol phân tử CH4 có trong 24 g CH4 Nghiên cứ đầu bài: Biểu thức có liên quan m = nM Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bước 1: Viết biểu thức tính m rút ra n. n n=M. Bước 2: Tính M. M CH4 = 16g. Bước 3: Tính n và trả lời. 24 1,5mol n = 16. Vậy 24 g CH4 chứa 1,5 mol CH4 3.2. Tính khối lượng của n mol chất Ví dụ : Tính khối lượng của 5mol H2O Nghiên cứu đầu bài: Biểu thức có liên quan m = n.M Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Xác định khối lượng của 1 mol H2O H2O - Viết CTHH M = 18g - Tính khối lượng mol M Bước 2: Xác định khối lượng của 5 m = 5.18 = 90g mol H2O và trả lời Vậy 5mol mol H2O có khối lượng 90g Bước 3: Tính n và trả lời 3.3. Tính số nguyên tử hoặc số phân tử có chứa trong n mol chất Ví dụ: Tính số phân tử CH3Cl có trong 2 mol phân tử CH3Cl Nghiên dứu đầu bài: Biểu thức có liên quan đến A = n.6.1023 Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong 1 mol chất N = 6.1023 Bước 2: Xác định số phân tử hoặc số A = n.6.1023 = 2.6.1023 nguyên tử có trong n mol chất Vậy: 2mol CH3Cl chứa 12.1023 phân tử CH3Cl 3.4. Tìm số mol có trong A nguyên tử hoặc phân tử Ví dụ: Tính số mol H2O có trong 1,8.1023 phân tử H2O Nghiên cứu đề bài : Bài toán có liên quan đến biểu thức A = n.6.1023 Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Xác định số phân tử hoặc số NH 2 O= 6.1023 nguyên tử có trong 1 mol chất Bước 3: Tính A trả lời.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bước 2: Xác định số mol có A phân tử Bước 3: Trả lời. A 1,8.10 23  0,3 23 n = N 6.10 mol. Có 0,3 mol H2O trong 1,8.1023 phân tử H2O. 3.5. Tìm số mol có trong A nguyên tử hoặc phân tử Ví dụ: Tính khối lượng của 9.1023 nguyên tử Cu: Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết công thức tính m m =n.M Bước 2: Tính M và n MCu = 64g Bước 3: Tính m và trả lời. 9.10 23  1,5mol 23 6 . 10 =. nCu mCu = 1,5.64 = 96 g. 3.6. Tính thể tích mol chất khí ở ĐKTC Ví dụ: Tính thể tích của 3 mol khí trong V lít khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn. Nghiên cứu đề bài: Biêu thức có liên quan V = n.22,4 Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Xác định thể tích của 1 mol 22,4 lít chất khí ở ĐKTC Bước 2: Xác định thể tích của 3 mol V = n.22,4 = 3. 22,4 = 6,72 lít chất khí ở ĐKTC CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Cho lượng các chất sau a, 0,15 mol phân tử CO2 b, 0,2 mol phân tử CaCO3 c, 0,12 mol phân tử O2 d, 0,25 mol phân tử NaCl Số phân tử trong những lượng chất trên lần lượt là A. 0,9.1023 ; 1,3.1023 ; 0,072. 1023 ; 1,5. 1023 B. 0,8. 1023 ; 1,2. 1023; 0,72. 1023 ; 1,5. 1023 C. 0,9. 1023 ; 1,4. 1023; 0,72. 1023 ; 1,5. 1023 D. 0,9. 1023 ; 1,2. 1023; 0,72. 1023 ; 1,5. 1023 Bài 2: Cho lượng các chất sau: a, 0,25 mol phân tử N2 b, 0,5 mol phân tử O2 c, 0,75 mol phân tử Cl2 d, 1 mol phân tử O3 Thể tích ở đktc của những lượng chất trên lần lượt là:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> A. B. C. D.. 5,6 lít; 11,2 lít; 16,8 lít và 22,4 lít 11,2 lít; 11,2 lít; 16,8 lít và 22,4 lít 5,6 lít; 5,6 lít; 16,8 lít và 22,4 lít 5,6 lít; 11,2 lít; 0,56 lít và 11,2 lít. 4. Dạng 4: Bài toán tính theo phương trình hóa học 4.1. Tìm số mol của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong phương trình hóa học. Ví dụ: Tính số mol Na2O tạo thành nếu có 0,2 mol Na bị đốt cháy Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol Na2O dựa vào tỷ lệ số mol giữa số mol Na và số mol Na2O trong PTHH. Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết PTHH xảy ra 4Na + O2  2 Na2O Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa 4mol 2mol chất cho và chất tìm 0,2 mol 0,1 mol Bước 3: Tính n chất cần tìm Có 0,1 mol Na2O Bước 4: trả lời 4.2. Tìm khối lượng của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong phương trình hóa học. Ví dụ: Tính số gam CH4 bị đốt cháy .Biết rằng cần dùng hết 0,5 mol O2 và sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O ? Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết PTHH xảy ra CH4 + 2º2  CO2 + 2H2O Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa 1mol 2mol chất cho và chất tìm Bước 3: Tính n chất cần tìm 0,25 mol 0,5 mol Bước 4: Trả lời m CH4 = 0,25.16 = 4g 4.3. Tìm thể tích khí tham gia hoặc tạo thành Ví dụ: Tính thể tích khí H2 được tạo thành ở ĐKTC khi cho 2,8 g Fe táca dụng với dd HCl dư ? Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải 2,8 Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra 0,05mol số mol Fe nFe = 56 Bước 2: Tính số mol H2 Viết PTHH Tìm số mol H2 -. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 1mol 1mol.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bước 3: Tính thể tích của H2. 0,05 mol 0,05mol VH 2 = 0,05.22,4 = 1,12lít Bước 4: Trả lời Có 1,12 lít H2 sinh ra 4.4. Bài toán khối lượng chất còn dư Ví dụ: Người ta cho 4,48 lít H2 đi qua bột 24gCuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. Biết phản ứng sảy ra hoàn toàn ? Giải PTHH: H2 + CuO  Cu + H2O 4,48 = 22,4 =0,2 mol ;. 24 n CuO = 80 =0,3 mol. n H2 Theo PTHH tỷ lệ phản ứng giữa H2 và CuO là 1: 1. Vậy CuO dư : 0,3 - 0,2 = 0,1 mol . Số mol Cu được sinh ra là 0,2 mol mCuO = 0,1 .80 = 8 g, mCu = 0,2.64 = 12,8 g Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng là: 8 + 12,8 ; 20,8 g CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Nếu cho 16,25 g Zn tham gia phản ứng thì khối lượng HCl cần dùng là bao nhiêu ? A. 18,25 g B. 18,1 g C. 18,3 g D. 15g Bài 2: Cho m g hỗn hợp CuO và FeO tác dụng với H 2 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 29,6g hỗn hợp 2 kim loại trong đó Fe nhiều hơn Cu là 4 g thì cần dùng bao nhiêu lít H2 ở ĐKTC và khối lượng m là bao nhiêu? Bài 3: Kẽm ôxit được điều chế bằng cách nung bụi kẽm với không khí trong lò đặc biệt. Tính lượng bụi kẽm cần dùng để điều chế được 40,5 kg kẽm ôxit. Biết rằng bụi kẽm chứa 2 % tạp chất? 5. Dạng 5: Bài toán về dung dịch và nồng độ dung dịch 5.1. Tính độ tan của chất Ví dụ: Tính độ tan của CuSO4 ở 200 C. Biết rằng 5 g nước hoà tan tối đa 0,075 g CuSO4 để tạo thành dung dịch bão hoà. Nghiên cứu đầu bài: Tính số g chất tan tối đa trong 100g dung môi, suy ra độ tan m CT .100 hoặc tính theo công thức: Độ tan T = m dm .. Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài 5g H2O hoà tan được 0,075 g CuSO4 cho 100 g ‘’ ‘’ ‘’ ‘’ ‘’ xg Bước 2: Tính M khối lượng chất tan 0,075.100 xg trong 100 g dung môi 1,5 g 5 x = Bước 3: Tính x Vậy ở 200 C độ tan của CuSO4 là 1,5 g Bước 4: Trả lời.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 5.2. Tính nồng độ C% của dd Ví dụ: Hoà tan 0,3 g NaOH trong 7 g H2O . Tính C% của dd thu được ? Nghiên cứu đề bài: Tính số g NaOH tan trong 100 g dung dịch suy ra C% Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Xác định khối lượng dd md2 = mct + mdm = 0,3 + 7 = 7,3 g 0,3 Bước 2: Tính khối lượng chất tan .100 4,1% trong 100 g dung dịch suy ra C% C% = 57,3 Bước 3: Trả lời Nồng độ dung dịch là 4,1 % 5.3. Tính nồng độ CM của dung dịch Ví dụ: Làm bay hơi 150 ml dd CuSO4 người ta thu được 1,6 g muối khan. Hãy tính CM của dung dịch ? Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol CuSO4 có trong 1 lít dd, suy ra CM Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Đổi ra mol M CuSO4 = 160g Bước 2: Đổi ra lít Bước 3: Tính CM. 1,6 0,01mol n CuSO4 = 160. V = 0,15lít 0,01 0,07 M 0 , 15 CM =. 5.4. Tính khối lượng chất tan trong dung dịch Ví dụ: Tính khối lượng muối ăn NaCl trong 5 tấn nước biển. Biết rằng nộng độ muối ăn NaCl trong nước biển là 0,01% ? m ct .100 Nghiên cứu đề bài: Biểu thức có liên quan C% = mdd. Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải m ct Bước 1: Viết côngthức tính C% .100 Bước 2: Rút mct C% = mdd Bước 3: Thay các đại lượng và tính C %.mdd toán 100 mct = Bước 4: Trả lời 5.0,01 mct = 100 = 0,0005 tấn = 500g Có 500 g NaCl trong 5 tấn nước biển 5.5. Tính khối lượng dung dịch Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu g dd H2SO4 49% để trong đó có chứa 4g NaOH? Hướng dẫn giải: Giải tương tự như phần tính khối lượng chất tan trong dung dịch.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 5.6. Tính thể tích dung dịch Ví dụ: Cần phải lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M để trong đó có chứa 4g NaOH? Hướng dẫn giải: Giải tương tự như phần IV và phần V. 5.7. Bài toán pha trộn các dd có nồng độ % khác nhau: Tổng quát: m= m1+m2 và mdd=mdd1+mdd2 Loại bài toán này có cách giải nhanh gọn là áp dụng phương pháp đường chéo Giọi m1 và C1 lần lượt là khối lượng và nồng độ C% dd của dd I Gọi m2 và C2 lần lượt là khối lượng và nồng độ C% dd của dd II Khi trộn dd I với dd II nếu không có phản ứng hoá học xảy ra thì ta có:. Ví dụ: Cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaCl nồng độ 20% vào 400 gam dd NaCl nồng độ 15% để được dd NaCl có nồng độ 16% ? Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập sơ 20 1 đồ đường chéo 16 15 4 m 1 Bước 2: Tìm tỷ lệ m1: m2 1 m 2 400  Bước 3: Thay các đại lượng và tính m 2 4  m = 4  4 100 gam 1 toán Bước 4: Trả lời Vậy cần phải lấy 100g dd NaCl có C% = 20% 5.8. Mối quan hệ giữa C% và CM Để chuyển đổi giữa C% và CM (hay ngược lại) nhất thiết phải biết khối lượng riêng D:. mdd D = Vdd. 10 D Ta có thể sử dụng công thức giữa hai nồng độ: CM = C%. M. Ví dụ: Hoà tan 2,3 g Na kim loại vào 197,8 g H2O a, Tính C% của dd thu được b, Tính CM của dd thu được. Biết D = 1,08g/ml Giải 2,3 0,1mol a, Số mol Na đã dùng : 23.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phản ứng xảy ra:. 2Na + 2H2O  2NaOH 0,1mol 0,1mol  mNaOH = 0,1.40 = 4g - Dung dịch thu được có khối lượng là: mNa + mH 2 O - mH 2 = 2,3 + 197.8 - 0,05.2 = 200g. + H2 0,05mol. m ct 4. .100 .100 Vậy C% = mdd = 200 =2%. b, Thể tích dd thu được: 0,1 0,54 M 0 , 185  CM =. mdd 200  D 1,08  185ml Vdd =. 5.9. Bài toán về pha trộn các dung dịch có C M khác nhau (chất tan giống nhau) Khi pha trộn dung dịch thì: n=n1+n2 và V=V1+V2 Đối với dạng bài toán này ta có thể áp dụng sơ đồ đường chéo:. Ví dụ: Cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 2,5 M và bao nhiêu ml dd H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau được 600ml H2SO4 1,5 M? Giải Áp dụng sơ đồ đường chéo: 2,5. 0,5 1,5. 1. 1. V1 0,5  V 2 1 0,5 Hay V = 2V 2 1. Mặt khác V1 + V2 = 600  V1 = 200 ml ; V2 = 400ml Vậy phải dùng 200ml dd H2SO4 2,5M pha với 400ml dd H2SO4 1M. 5.10. Bài toán về pha trộn các dung dịch có D khác nhau( chất tan giống nhau) Khi pha trộn dung dịch này thi ta có: m=m1+m2 và V=V1+V2 Ta cũng áp dụng sơ đồ đường chếo giống với các dạng ở trên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ví dụ: Cần pha bao nhiêu ml dd NaOH (D= 1,26 g/ml với báo nhiêu ml dd NaOH ( D = 1,06 g/ml) để được 500ml dd NaOH có D = 1,16 g/ml ? Giải Áp dụng sơ đồ đường chéo: 1,27 0,1 1,16 1,06 0,1 V1 0,1  1 V 2 1 0,1 Hay V1 = V2 = 250ml. 5.11. Bài toán độ tan - Độ tan của 1 chất là số gam tối đa chất đó tan được trong 100 g nước để được dd bão hoà ở nhiệt độ xác định. Khi nhiệt độ tăng độ tan của các chất thường tăng, nên nếu khi ta hạ nhiệt độ dd xuống thì sẽ có một phần chất tan không tan được nữa, phần chất tan này sẽ tách ra dưới dạng rắn. Ví dụ: Cho biết 200C, độ tan của CaSO4 là 0,2 g và khối lượng riêng của dd bão hoà là 1g/ml. Tính C% và CM của dd CaSO4 bão hoà ở nhiệt độ trên ? Giải 0,2 m ct .100 .100 100 , 2 mdd Khối lượng dd là: 0,2 + 100 =100,2 g Vậy C% = = = 0,19% 10 D 10.1 0,014 M CM = C%. M = 0,19. 136. CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: a, Tính CM của dd thu được nếu như người ta cho thêm H2O vào 400g dd NaOH 20% Để tạo ra 3l dd mới? b, Cho 40 ml dd NaOH 1M voà 60 ml dd KOH 0,5 M. Nồmg độ mol của mỗi chất trong dd lần lượt là: A. 0,2M và 0,3 M; B. 0,3M và 0,4 M C. 0,4M và 0,1 M D. 0,4M và 0,3 M Hãy giải thích sự lựa chọn Bài 2: Tính khối lượng AgNO 3 kết tinh khỏi dd khi làm lạnh 450 gdd bão hoà ở 0 80 C. Biết độ tan AgNO3 ở 800C là 668 g và ở 200C 222 g Bài 3: Cần lấy bao nhiêu gam NaOH cho thêm vào 100g dd NaOH 20% để thu được dd mới có nồng độ 25% ? 6. Dạng 6: Bài toán hiệu suất phản ứng - Các bài toán cho phản ứng hoàn toàn (hiệu suất đạt 100%) thì có ít nhất một chất tham gia phải hết..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Nếu hiệu suất H% < 100% thì lượng chất tham gia thực dùng nhiều hơn lượng lý thuyết (Tính theo phương trình hóa học) còn lượng sản phẩm thu được bao giờ cũng nhỏ hơn lượng sản phẩm tính theo lý thuyết. 6.1. Bài toán tính khối lượng chất ban đầu hoặc khối lượng chất tạo thành khi biết hiệu suất Dạng bài toán này ta cần hướng dẫn học sinh giải bình thường như chưa biết hiệu suất phản ứng. Sau đó bài toán yêu cầu: * Theo một chất tham gia: * Theo một chất sản phẩm:. H% =. L îng chÊt TG ph¶n øng 100% L îng chÊt TG thùc dïng. H% =. L îng SP thùc tÕ 100% L îng SP lý thuyÕt. * Tính khối lượng sản phẩm thì: L îng SP thùc tÕ =. L îng SP lý thuyÕt ×H 100%. * Tính khối lượng chất tham gia thì: L îng chÊt TG thùc dïng =. L îng chÊt TG ph¶n øng 100% H. Ví dụ: Nung 120 g CaCO3 lên đến 10000C. Tính khối lượng vôi sống thu được, biết H = 80%. Giải t PTHH: CaCO3   CaO + CO2 0. 120 nCaCO 3 = 100 = 1,2 mol Theo PTHH ta có số mol CaO được tạo thành là 1,2. mol  mCaO = 1,2 .56 = 67,2 g . Hiệu suất H = 80% = 0,8 Vậy khối lượng thực tế thu được CaO là: 67,2.0,8 = 53,76 g 6.2. Bài toán tính hiệu suất của phản ứng: H% . Khèi l îng thùc tÕ 100% Khèi l îng lý thuyÕt. Ví dụ: Người ta khử 16g CuO bằng khí H 2. Sau phản ứng người ta thu được 12g Cu. Tính hiệu suất khử CuO ? Hướng dẫn giải: t PTHH: H2 + CuO   Cu + H2O 0. 16 nCuO = 80 = 0,2 mol theo PTHH số mol Cu tạo thành là: 0,2 mol 12 mCu = 0,2.64 = 12,8 g H = 12,8  95.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Nung 1 tấn đấ vôi ( chứa 90% CaCO 3). sau phản nứn người ta thu được 0,4032 tấn CaO. Hiệu suất của phản ứng là: A. 80% B. 85% C. 90% D. 95% Bài 2: Trộn 10 lít N2 với 40 lít H2 rồi nung nóng một thời gian ở điều kiện thích hợp. Sau một thời gian đưa về điều kiện và áp suất ban đầu thấy thu được 48 lít hỗn hợp gồm N2; H2; NH3. 1, Tính thể tích NH3 tạo thành ? 2, Tính hiệu suất tổng hợp NH3 ? 7. Dạng 7: Bài toán về tỷ khối chất khí và khối lượng mol trung bình dA/B. MA = MB. m hh M = n hh. Nếu hỗn hợp gồm 2 chất thì: MA < M < MB ( Nếu MB > MA ) Ví dụ 1:Phân tích một hợp chất người ta thấy có thành phần khối lượng là 85,7% C và 14,3 % H. Biết tỷ khối của khí này so với H2 là 28. a, Cho biết khối lượng mol của hợp chất? b, Xác định CTHH Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết CTHH: CxHy công thức tổng quát, tìm khối lượng d CxHy/ H2 = 28  MC x H y = 2.28 =56 mol của hợp chất m 2 400  100 gam 4 Bước 2: Tìm khối lượng của từng  m1 = 4 56.85,7 56.14,3 nguyên tố; tìm số mol của C ; H   mC = 100 48 ; mH = 100 8. Bước 3: Suy ra x; y Bước 4: Trả lời. nC = 48/ 12 = 4 ; nH = 8/1 = 8 Vậy x = 4 ; y = 8 CTHH là : C4H8. Ví dụ 2: Không khí xem như gồm N2 và O2 có tỷ lệ 4:1. Xác định khối lượng mol TB của không khí. 4,28 28,8 Mkk = 4  1. 8. Dạng 8: Bài toán về tăng giảm khối lượng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng hỗn hợp hay một chất. Dựa vào phương trình hoá học tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chất trong phản ứng (A và B) hoặc x mol A và y mol B. (với x, y tỉ lệ cân bằng phản ứng). Tính số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại. Ví dụ: Phản ứng MCO3 + 2HCl => MCl2 + CO2 + H2O Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol MCO3 thành 1 mol MCl2 thì khối lượng tăng: [M + (2x35,5) – (M + 60)] = 11 gam và có 1 mol khí CO 2 bay ra. Như vậy, khi biết khối lượng muối tăng ta có thể tính lượng CO2 bay ra. Phản ứng este hóa: CH3COOH + R’OH -> CH3COOR’ + H2O Thì từ 1 mol R’OH chuyển thành 1 mol este, khối lượng tăng: (R’ + 59) – (R’ + 17) = 42 gam. Như vậy biết khối lượng của ancol và khối lượng este ta dễ dàng tính được số mol ancol hoặc ngược lại. Hoặc: RCOOR’ + NaOH => RCOONa + R’OH Cứ 1 mol este RCOOR’ chuyển thành 1 mol muối, khối lượng tăng (hoặc giảm) gam và tiêu tốn hết 1 mol NaOH, sinh ra 1 mol R’OH. Như vậy nếu biết khối lượng este phản ứng và khối lượng muối tạo thành ta dễ dàng tính được số mol của NaOH và R’OH hoặc ngược lại. Hoặc với bài toán cho kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối dưới dạng tự do: - Khối lượng KL tăng bằng: mB(bám) – mA(tan) - Khối lượng KL giảm bằng: mA(tan) – mB(bám) Phương pháp này thường được áp dụng giải bài toán vô cơ và hữu cơ, tránh được việc lập nhiều phương trình, từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp. Ví dụ: Cho lá sắt có khối lượng 5,6 gam vao dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian phản ứng nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thất khối lượng sắt là 6,4 gam. Tính khối lượng muối sắt được tạo thành: Hướng dẫn giải: Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu Sau phản ứng khối lượng của sắt tăng là: 6,4 - 5,6=0,8 (g) 0,8 gam là do khối lượng của Cu bám vào thanh sắt và sắt mất đi vào dung dịch FeSO4. Theo PTHH ta có cứ 1mol Fe PƯ thì sau PƯ khối lượng Fe tăng là 64-56=8g Theo đầu bài ta có cứ xmol Fe PƯ thì sau PƯ khối lượng Fe tăng là 0,8g Vậy x= 0,8/8=0,1mol Vậy sắt phản ứng là 0,1 mol n n 0,1mol Theo PTHH ta có Fe FeSO4.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Khối lượng cảu muối sắt là:. m. FeSO4. 0,1152 15, 2 g. CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Nhúng một thanh kẽm vào 200ml dung dịch bạc nitrat. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh kim loại ra, rửa nhẹ, sấy khô cân lại thấy khối lượng tăng 7,55 gam so ban đầu. a. Tính khối lượng kẽm phản ứng b. Tính nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat ban đầu. Bài 2: Thả một thanh Pb kim loại vào 100ml dung dịch chứa hai muối Cu(NO 3)2 0,5M và AgNO3 2M. Chờ cho phản ứng xong, lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô rồi đem cân thì khối lượng thanh tăng hay giảm bao nhiêu gam. 9. Dạng 9: Bài toán về hỗn hợp: Đối với dạng bài toán hỗn hợp thì thường ta phải hướng dẫn học sịnh lập phương trình hoặc hệ phương trình để tìm ra các đại lượng cần tìm: Ví dụ 1: Hoà tan một lượng hỗn hợp 19,46 g gồm Mg, Al, Zn ( trong đó số g của Mg bằng số gam Al) bằng một lượng dd HCl 2M .Sau phản ứng thu được 16,352 lít H2 ( ĐKTC). a, Tính số gam mỗi kim loại đã dùng ? b, Tính thể tích dd HCl cần dùng để hoà tan toàn bộ sản phảm trên, biết người ta sử dụng dư 10% ? Hướng dẫn giải: PTHH: Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 2Al + 6HCl  2AlCl3 +3 H2 Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 a, Gọi a,b,c là số mol lần lượt của Mg; Al; Zn 16,351 0,73mol Theo các PTHH trên ta có: Số mol H2 là:( a + 3/2b + c) = 22,4. Ta có các phương trình về khối lượng của hỗn hợp: 24a + 27b + 65c = 19,46 24a = 27b Kết hợp (1), (2), (3) ta có hệ phương trình: 3  (a+ 2 b+c)=0,73  24a+27b+65c=19,46 24a=27b   Giải hệ ra ta được: a = 0,27 , b = 0,24 , c = 0,1 Vậy mMg = 0,27.24 = 6,48 g; mAl = 27.0,24 = 6,48 g mZn = 0,1.65 = 6,5 g. (1) (2) (3).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> b, Số mol HCl tham gia phản ứng bằng 2a + 3b + 2c = 1,46. Vậy thể tích dd HCl cần để hoà tan hỗn hợp là: 1,46 : 2 = 0,73 lít. Do đó thể tích HCl theo đề bài sẽ là : 0,73 + 0,073 = 0,803 lít Ví dụ 2: Có một hỗn hợp gồm 60% Fe 2O3 và 40% CuO . Người ta dùng H2(dư) để khử 20g hỗn hợp đó. a,Tính khói lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng? b, Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng ? Đáp số: a, mFe = 10,5 g; mCu = 6,4 g b, 0,352 mol H2 CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Người ta hoà tan hoàn toàn 9,52 g hỗn hợp A gồm: Fe; Fe2O3 ; Fe3O4 bằng 850 ml dd HCl 0,4 M. Phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít H 2 (ĐKTC). Tníh % khối lượng từng chất trong A. Xác định nồng đọ C M các chất có trong D ( Biết thể tích không đổi). Bài 2: Hỗn hơph gồm Na và một kim loại A hoá trị I ( A chỉ có thể là K hoặc Li). Lấy 3,7 g hỗn hợp trên tác dụng với lượng nước dư làm thoát ra 0,15 mol H 2 (ĐKTC) . Xác định tên kim loại A. 10. Dạng 10: Bài toán giải quy về 100 Ví dụ: Hỗn hợp gồm CaCO3 lẫn Al2O3 và Fe2O3 trong đó có Al2O3 chiếm 10,2% còn Fe2O3 chiếm 9,8%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có lượng băng 67% lượng hỗn hợp ban đầu. Tính phần trăm lượng chất rắn tạo ra. Hướng dẫn giải: Gọi lượng hỗn hợp ban đầu là 10 gam thì lượng Al 2O3 =10,2g, Fe2O3=9,8g và lượng CaCO3= 80g. Khi nung ta có: CaCO3 = CaO + CO2 Độ giảm khối lượng = 100 – 67 = 33 g là lượng CO2 ứng với 0,75 mol. Theo phương trình phản ứng CaCO3 bị phân hủy = 0,75mol hay 75g và dư 5g. Vậy chất rắn tạo ra gồm: 10,2g Al2O3= 15,22%, 9,8g Fe2O3= 14,62% 5g CaCO3= 7,4%, 62,6% CaO CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Hỗn hợp gồm NaCl, KCl (hỗn hợp A) tan trong nước thành dung dịch. Thêm AgNO3dư vào dung dịch này tách ra 1 lượng bằng 229,6% so với lượng A. Tìm % mỗi chất trong A. Bài 2: Hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hòa tan a gam hỗn hợp bằng dung dịch HCl dư thì lượng H2 thoát ra bằng 1% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp bằng H2 nóng, dư thì thu được một lượng nước bằng 21,15% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoá học nói chung và bài tập Hoá học nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập Hoá học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần thiếu sót về lý thuyết và thực hành trong hoá học. Trong quá trình giảng dạy Môn Hoá học tại trường THCS cũng gặp không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh làm các dạng bài tập Hoá học, song với lòng yêu nghề, sự tận tâm công việc cùng với một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tôi đã luôn biết kết hợp giữa hai mặt: "Lý luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên". Chính vì vậy không những từng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy học mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn dạy và học Hoá học ở trường THCS. * Kết quả của đề tài: Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy học tại trường THCS Nghĩa Lộ tôi thu được một số kết quả như sau: - Số lượng học sinh hiểu bài thao tác thành thạo các dạng bài tập hoá học ngay tại lớp chiếm tỷ lệ cao. - Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài, phát huy được tính tích cực của học sinh. - Dựa vào sự phân loại bài tập giáo viên có thể dạy nâng cao được nhiều đối tượng học sinh. * Kết quả cụ thể như sau: Kết quả đạt được Năm học Lớp Loại Loại Loại Loại yếu TB Khá Giỏi 8 14=34% 20=49% 6=15% 1=2% 2011-2012 Khi chưa áp dụng SKKN 9 10=19% 28=53% 11=21% 4=8% 8 9=22% 19=46% 11=27% 2=5% 2011-2012 Khi đã áp dụng SKKN 9 6=11% 23=43% 15=28% 9=17% Nhìn vào số liệu giỏi, khá, trung bình, yếu của các lớp qua các lần khảo sát từ đầu năm học đến giờ, khi chưa áp dụng và đã áp dụng đề tài "Phân dạng một số bài toán Hoá học ở chương trình THCS" ta thấy: Số học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh trung bình, yếu giảm đặc biệt nhiều học sinh yếu đã vươn lên trung bình, chứng tỏ phương pháp đã có hiệu quả rõ rệt. 2. Kiến nghị đề xuất: * Đối với bản thân: - Bản thân cần bổ sung thêm các dạng bài toán định tính và định lượng ở mức độ dành cho học sinh đại trà và học sinh khá giỏi. - Áp dụng điều chỉnh những thiếu sót vào giảng dạy tại nơi công tác. - Vận dụng các kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thu các ý kiển chỉ bảo, tranh thủ sự đóng góp xây dựng của các đồng nghiệp để đưa đề tài này có tính thực tiễn cao..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> * Những kiến nghị đề xuất. Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng hơn, có giờ dạy minh hoạ hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn nhóm ngang trong huyện hoặc mời các giáo viên có kinh nghiệm ở trong hoặc ngoài huyện về dạy nhằm trao đổi những kinh nghiệm hay về phương pháp dạy học cũng như cách giải một số bài tập hóa học. Tổ chức các buổi ngoại khoá để các em học sinh trao đổi về cách học tập của mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khác tham khảo. Riêng sách tham khảo nên lưu hành những sách giải các bài tập tương tự để học sinh mua và tham khảo, không nên lưu hành sách giải sẵn bài tập hoá học ở các khối lớp vì học sinh sẽ ỉ lại, không chịu suy nghĩ và khám phá. Mặc dù rất cận trọng trong viết sáng kiến, chọn lọc nguồn tư liệu song có thể có những thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của đồng nghiệp, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như sáng kiến kinh nghiệm này có tác dụng cao trong việc dạy và học./. Tôi xin trân thành cảm ơn ! Văn Chấn, ngày 14 tháng 02 năm 2012 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN. Phan Quốc Hùng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tài liệu tham khảo 1, Vũ Anh Tuấn- Phạm Tuấn Hùng, 2003. Bồi dưỡng hóa học Trung học cơ sở. NXB Giáo dục. 2, Lê Đình Nguyên- Hoàng Tuấn Bửu- Hà Đình Cẩn, 2000. 500 bài tập hóa học Trung học cơ sở. 3, Phạm Ngọc Ân- Trương Duy Quyền, 2010. Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi Trung học cơ sở môn Hóa học. NXB Đại học sư phạm. 4, Cao Thị Tặng. Hình thành kỹ năng giải bài tập Hoá học. 5, Ngô Ngọc An. Câu hỏi và bài tập Hoá học trắc nghiệm 8. 6, Đỗ Thị Lâm. Bài tập chọn lọc Hoá học 8. 7, Ngô Ngọc An. Rèn luyện kỹ năng giải toán Hoá học 8. 8, Nguyễn Xuân Trường. Bài tập nâng cao Hoá học 8. 9, Đỗ Tất Hiển. Ôn tập Hoá học 8. 10, Lê Xuân Trọng. Sách bài tập Hoá học 8. 11, Nguyễn Đình Độ. Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8- 9. NXB Đà Nẵng. 12, PGS. Đào Hữu Vinh. 250 bài toán Hoá học chọn lọc. NXB Giáo dục. 13, PGS - TS Lê Xuân Trọng. Bài tập Hoá học nâng cao 8, 9. NXB Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Mục lục Phấn thứ nhất: MỞ ĐẦU........................................................................................................1-3 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................2 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu:....................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu:...............................................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................................2 7. Thời gian nghiên cứu:...............................................................................................................3 Phần thứ hai: NỘI DUNG.....................................................................................................3-21 Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài............................................................................................3 Chương II: Thực trạng của đề tài..............................................................................................3 Chương III: Giải quyết vấn đề...................................................................................................4 1. Dạng 1: Tính theo công thức hóa học......................................................................................4 2. Dạng 2: Bài toán về lập công thức hóa học...............................................................................7 3. Dạng 3: Bài toán cơ bản về mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí................................8 4. Dạng 4: Bài toán tính theo phương trình hóa học....................................................................11 5. Dạng 5: Bài toán về dung dịch và nồng độ dung dịch.............................................................12 6. Dạng 6: Bài toán về hiệu suất phản ứng..................................................................................16 7. Dạng 7: Bài toán về tỷ khối chất khí và khối lượng mol trung bình........................................18 8. Dạng 8: Bài toán về tăng giảm khối lượng..............................................................................18 9. Dạng 9: Bài toán về hỗn hợp...................................................................................................20 10. Dạng 10: Bài toán giải quy về 100........................................................................................21 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................21-23.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

<span class='text_page_counter'>(29)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN CHẤN TRƯỜNG THCS NGHĨA LỘ. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Phân dạng một số bài toán hóa học ở chương trình THCS”.  Họ và tên: Phan Quốc Hùng Chức vụ: Phó hiệu trưởng Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên Đơn vị: Trường THCS Nghĩa Lộ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

×