Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

Chuyen de Ki nang su dung do dung truc quan dientu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.16 KB, 54 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY MÔN LỊCH SỬ 9. GV:Trương Tuấn Hậu Trường :THCS Tân Lập.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:. -Trong phương pháp dạy học mới thì đồ dùng dạy học nói chung và hệ thống kênh hình trong SGK lớp 9 nói riêng, không chỉ dừng lại ở giá trị minh hoạ cho hệ thống kênh chữ, mà còn là phương tiện cung cấp kiến thức, bởi chính nó cũng là nguồn kiến thức cần phải khai thác. -Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên vẫn dạy học hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. - Hệ thống lược đồ bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ. -Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan như bản đồ ,lược đồ, tranh ảnh… vào giảng dạy sẽ tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác, giúp học sinh dễ hình thành khái niệm lịch sử, hứng thú học tập, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học. => Xuất phát từ tình hình thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm " Một số kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 9"..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:. 1. Mục đích: Từ hệ thống hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình... giúp học sinh khai thác đúng nội dung, tạo hứng thú trong học tập và phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm cho các em thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Nhiệm vụ: Đề xuất một số giải pháp góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 9, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN NỘI DUNG Để việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học lịch sử hiệu quả, có rất nhiều hình thức như: - Sử dụng hình ảnh điện tử để minh họa cho nội dung bài học - Sử dụng âm thanh kết hợp với hình ảnh điện tử minh họa, rút ra nội dung bài học: - Sử dụng bản đồ, lược đồ điện tử để khai thác nội dung bài học - Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài học.. Tôi xin thực hiện vấn đề trên như sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> •. 1. Sử dụng hình ảnh điện tử để minh họa cho nội dung bài học: Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học, bài học nào có sử dụng đồ dùng trực quan điện tử thì bài học đó có hình ảnh minh họa. Có hai hình thức sử dụng hình ảnh minh họa: Hình ảnh điện tử minh họa cho nội dung kiến thức và hình ảnh điện tử khắc sâu kiến thức: a. Hình ảnh điện tử minh họa cho nội dung kiến thức: Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan đến nội dung bài học để minh họa cho nội dung kiến thức cần truyền đạt..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> • Ví dụ 1 : Khi dạy Tiết 29 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dânPhần I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao nói, nước VNDCCH ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”? • Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh để minh họa thêm, giúp học sinh hiểu được kiến thức trọng tâm bài học. • Sau đó GV chốt lại những khó khăn của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau CM tháng Tám: Giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính, tệ nạn xã hội... • Khi nói đến nạn đói, giáo viên cho học sinh quan sát những bức ảnh sau:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> =>Những hình ảnh trên sẽ giúp HS hình dung một cách chân thực, rõ nét về nạn đói của nước ta trong năm 1945, đồng thời cũng thấy được sự độc ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, dưới sự thống trị tàn bạo của chúng đã làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Tương tự, Khi nói đến nạn dốt, giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh sau:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span> =>Khi xem những bức ảnh trên học sinh sẽ thấy được chính sách thống trị nô dịch của Nhật – Pháp đã làm cho trên 90% dân số nước ta bị mù chữ, cùng các tệ nạn xã hội tràn lan. Những khó khăn đó không chỉ làm cho dân số, nguồn nhân lực nước ta bị suy giảm mà còn gây ra hậu quả lâu dài về mặt xã hội cho đất nước ta mà chúng ta còn phải khắc phục sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi nói đến nạn ngoại xâm, giáo viên cho học sinh quan sát những bức ảnh sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Những bức ảnh trên sẽ minh họa cho HS thấy được: Ở miền Bắc nước ta có 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa quân đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật, kéo vào theo chúng là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu phá hoại cách mạng nước ta thể hiện qua khẩu hiệu "Diệt cộng của chúng. Bọn Tưởng muốn tiêu diệt chính quyền non trẻ của chúng ta. Đây là một nguy cơ lớn đối với chính quyền cách mạng. Ở Miền Nam là hàng vạn quân Anh và núp bóng chúng là hàng nghìn tên lính Pháp đang lăm le quay trở lại xâm lược nước ta. Đến ngày 23/9 được quân Anh tạo điều kiện thì thực dân Pháp đã chính thức nổ súng xâm lược trở lại nước ta ở Nam Bộ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> =>Như vậy thực chất quân đồng minh vào nước ta là để lật đổ chính quyền cách mạng phục vụ mưu đồ cho bọn đế quốc, thực dân. Đây là một thách thức rất lớn mà chính quyền cách mạng non trẻ phải đối mặt. Những hình ảnh trên giúp học sinh hiểu rõ hơn những khó khăn, thử thách mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh phải đương đầu sau cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> *Ví dụ 2: Khi dạy tiết 32 – bài 27: Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược kết thúc( 1953 – 1954) - Mục I. kế hoạch NaVa. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi: Nêu hoàn cảnh Kế hoạch NaVa? Giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa cho nội dung bài học trên màn hình lớn và giới thiệu về tướng NaVa như sau:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Na-va là tướng giỏi, văn võ song toàn, là viên tướng có con đường binh nghiệp thăng quan tiến chức rất nhanh: - Năm 1942 là đại úy tình báo. - Năm 1952 là đại tướng, Tổng tư lệnh lục quân pháp ở khối Bắc Đại Tây Dương.. Tướng NAVA.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Sau. khi trình bày xong phần nội dung kiến thức của mục I, giáo viên đưa ra hình ảnh Phó tổng thống Mĩ Nich- Xơn đến động viên binh sĩ Pháp ở Đông Dương trong quá trình thực hiện kế hoạch NaVa ( bức ảnh chụp tại Điện Biên Phủ - 1953).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Phó tổng thống Mĩ Ních- xơn đến động viên binh sĩ Pháp ở Đông Dương.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> =>Những hình ảnh trên sẽ tái hiện lại cho học sinh thấy những nhân vật lịch sử gắn với nội dung của bài học một cách sinh động.Học sinh sẽ hiểu được bản chất của tướng Na Va là rất giỏi và thấy được Pháp – Mĩ đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền của cho kế hoạch Na Va. Từ đó các em sẽ nhớ được sự kiện và bước đầu tự cảm nhận được những khó khăn của ta khi phải đối phó với kế hoach Na Va..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> b. Hình ảnh điện tử khắc sâu kiến thức: Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh. Sau đó rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm. *Ví dụ 1: Khi dạy Tiết 29 - Bài 24. Phần III. Giải quyết giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 42 ( SGK – Nhân dân góp gạo chống giặc đói) trên màn hình lớn..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức cơ bản, kèm theo câu hỏi gợi mở như sau: - Bức ảnh trên chụp ở đâu? - Bức ảnh trên chụp trong thời gian nào? - Nội dung của bức ảnh là gì ? - Quan sát bức ảnh trên em có nhận xét gì về tinh thần chống giặc đói của nhân dân ta ?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận về nội dung bức hình: Bức hình trên chụp năm 1945, nhân dân ta góp gạo cứu đói trong những ngày đầu sau cách mạng Tháng Tám 1945. Giáo viên cụ thể hoá kiến thức bằng lời giảng, hình ảnh để bài giảng thêm sinh động: Tất cả mọi người, tất cả mọi nhà đều“ lập hũ gạo cứu đói", đều thực hiện“ Ngày đồng tâm”. Tiếp đó giáo viên kể những câu chuyện về tấm gương“ Nhịn ăn của chủ tịch nước” để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em. Đấy chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Khi xem bức ảnh trên kết hợp với lời giảng và các câu chuyện, các em sẽ thấy nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi ''Nhường cơm sẻ áo'' và ''Hũ gạo cứu đói'' của chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sôi nổi, nhiệt tình thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân ta với tinh thần tương thân, tương ái và thể hiện niềm tin tưởng của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tương tự khi dạy về giải quyết nạn dốt: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh trên màn hình lớn và cùng trao đổi thảo luận theo hệ thống câu hỏi đã định trước..

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span> • Sau khi giới thiệu sự kiện ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập nha Bình dân học vụ và kêu gọi xoá nạn mù chữ. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: “ Bình dân học vụ" là học tập, là nghĩa vụ của mọi người dân. Vì có học mới có được kiến thức để xây dựng chính quyền mới, cuộc sống mới . • Giáo viên cho HS xem bức ảnh trên kết hợp với lời giảng, lời kể chuyện sinh động, để các em thấy sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhân dân ta thông qua việc có hàng vạn người tham gia cổ vũ rầm rộ cho phong trào diệt giặc dốt..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> => Một lần nữa bức ảnh này sẽ tạo cho các em ấn tượng sâu đậm về bối cảnh đất nước trong những năm 1945 - 1946. Qua đó giúp các em thêm phấn khởi, tin tưởng vào công cuộc kháng chiến của nhân dân ta đồng thời ra sức học tập để noi gương thế hệ cha anh đi trước..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> *Ví dụ 2: Khi giảng bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 – 1954) - phần II. các cuộc tiến công của ta trong chiến cuộc Đông Xuân ( 1953- 1954). Trước khi khai thác nội dung các cuộc tiến công của ta trong chiến cuộc Đông Xuân ( 1953- 1954). Giáo viên cho học sinh quan sát hình 52 SGK – trên màn hình lớn để cho học sinh tìm hiểu về chủ trương của ta chủ động đối phó với kế hoạch NaVa ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nguyễn Chí Thanh. Phạm Văn Đồng. Hồ Chí Minh. Trường Chinh. Võ Nguyên Giáp. Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> • • • • •. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức kèm theo câu hỏi gợi mở như sau: Bức ảnh trên chụp ở đâu? Bức ảnh trên chụp trong thời gian nào? Những người trong bức ảnh trên là ai? Nội dung của bức ảnh là gì ? Quan sát bức ảnh trên em có nhận xét gì về tinh thần chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của Đảng ?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Sau khi học sinh trao đổi, trả lời xong, giáo viên nhận xét và kết luận về nội dung bức hình: Bức hình trên chụp năm 1953 tại chiến khu Việt Bắc, những người trong bức ảnh trên là các bác trong Bộ chính trị Trung Ương Đảng: Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, thủ tướng Phạm Văn Đồng, tổng bí thư Trường Trinh, đại tướng Nguyễn chí Thanh đang bàn về kế hoạch tác chiến của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954. Bộ chính trị trung ương Đảng đã đề ra chủ trương chỉ đạo rất kịp thời để đối phó với kế hoach Na Va..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> =>Như vậy, việc trình chiếu những bức ảnh trên màn hình lớn để hướng dẫn học sinh quan sát, miêu tả, kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập. Và nếu như không sử dụng đồ dùng dạy học điện tử thì học sinh dễ nhàm chán và giờ học không đạt được kết quả cao. Sau khi học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời, giáo viên kết luận sẽ hình thành cho các em biểu tượng rõ nét, chân thực các sự kiện, nhân vật lịch sử. Nhờ đó, các em sẽ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức về những sự kiện lịch sử này, không nhầm lẫn với các sự kiện lịch sử khác..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> • 3.2. Sử dụng âm thanh kết hợp với hình ảnh điện tử minh họa, rút ra nội dung bài học: • Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể lồng ghép dung lượng âm thanh phù hợp, kết hợp với hình ảnh làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học Lịch sử: • Ví dụ: Tiết 28 - Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Phần III. Giành chính quyền trong cả nước. • Dạy tới phần nội dung của Tuyên ngôn độc lập, giáo viên cho học sinh xem bức ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, kết hợp cả hình ảnh cùng với âm thanh:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> " Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ, suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là, tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạngPháp năm 1791 cũng nói: người ta sinh ra tựdo và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi, đó là những quyền lợi không ai chối cãi được..... Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh " Tôi nói đồng bào nghe rõ không" làm cho biển người đang sôi lên dường như lắng xuống... Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế dộ quân chủ cộng hòa. .....Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành 1 nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy"..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tiếp đó giáo viên có thể hỏi: Em hãy nêu nội dung bản tuyên ngôn độc lập? Học sinh có thể rút ra được ngay nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, nó là sự kế thừa và tiếp nối những mặt tích cực của bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp, bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ để Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên một bản Tuyên ngôn hào hùng cho dân tộc Việt Nam, khẳng định với thế giới quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam.... Hơn nữa các em được nghe thực tế giọng của Bác Hồ đọc tuyên ngôn, các em sẽ phấn khởi hơn hứng thú hơn khi học những phần sau và dễ khắc sâu kiến thức của bài..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> • Đối với Tiết 31 - Bài 25- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). Phần I-Mục 1: Kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược bùng nổ. • Khi dạy tới nội dung của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, giáo viên cho học sinh xem bút tích của chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, kết hợp cả hình ảnh cùng với âm thanh: • Ngày 20/12/1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> (Bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Khi dạy tới đoạn chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nếu như trước đây dạy bình thường giáo viên chỉ khai thác nội dung này qua đoạn kênh chữ trong sách giáo khoa thì học sinh chỉ biết tới lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua giọng đọc của giáo viên, nhưng nếu kết hợp cả hình ảnh cùng với âm thanh về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bằng chính nét chữ và lời đọc của của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh được mắt thấy tai nghe, các em sẽ hứng thú nhiều khi học tập và cô đọng lại kiến thức của bài giảng trong học sinh..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 2. Sử dụng lược đồ điện tử để khai thác nội dung bài học - Bản đồ, lược đồ không chỉ có tác dụng minh họa cho nội dung bài học, mà còn là nguồn kiến thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu bản đồ lược đồ được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điêù kiện cho học sinh dễ hiểu nhớ lâu, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. - Ưu thế của việc sử dụng lược đồ điện tử trong dạy học lịch sử là bằng các hiệu ứng về diễn biến các trận đánh và thấy được sự quyết liệt trong mỗi sự kiện... Một bản đồ động sẽ hứng thú hơn nhiều so với bản đồ tĩnh. Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ môn Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn. Tôi xin nêu ra một trường hợp ứng dụng cụ thể như sau: Ví dụ: Khi giảng bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 – 1954) phần II. các cuộc tiến công của ta trong chiến cuộc Đông Xuân ( 1953- 1954)..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Trước tiên giáo viên cho học sinh trực quan bản đồ trên màn hình máy chiếu, lúc đầu chỉ đưa ra vài nét cơ bản về phạm vi lãnh thổ và một số địa danh chính rồi đặt câu hỏi : • Vì sao Pháp lại chọn đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung lực lượng quân cơ động? • Nêu nội dung của kế hoạch Na Va? • Nêu biện pháp thực hiện kế hoạch Na Va? • Nêu tính chất nguy hiểm của kế hoạch NaVa? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận từng câu hỏi trên lược đồ:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> TRUNG QUOÁC. KẾ HOẠCH NAVA. *Bước I (Thu- Đông 1953 và xuân 1954): Giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương. Saøi Goøn.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> TRUNG QUOÁC. KẾ HOẠCH NAVA. *Bước II (Thu – Đông 1954): Chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định, “kết thúc chiến tranh”. Saøi Goøn.

<span class='text_page_counter'>(43)</span>  Từ bước 1 đến bước 2 đi đến kết thúc. chiến tranh chỉ trong vòng 18 tháng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> TRUNG QUOÁC. MỸ VIỆN TRỢ CHO PHÁP TRONG CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG Năm. Tỷ Franc. Tỷ lệ trong ngân sách. 44 tiểu đoàn cơ động. Đông Dương 1950 1951 1952 1953 1954. TĂNG VIỆN BINH : 52 62 200 285 555. 19% 16% 35% 43% 73%. 12 TIỂU ĐOÀN. QUÂN PHÁP Ở TOÀN ĐÔNG DƯƠNG : Saøi Goøn. 84 TIỂU ĐOÀN.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Tiết 35 - Bài 27. TRUNG QUOÁC. *Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9/1953)-chủ trương: Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận: chính diện và sau lưng địch.. * Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực của chúng”. .. * Phương châm chiến lược: Saøi Goøn. + “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. + “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954: Thời gian. Khu vực quân ta tiến công. Các tỉnh được giải phóng. Nơi địch tập trung quân. THẢO LUẬN NHÓM. Tìm hiểu các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 – 1954 (theo bảng mẫu). 12/1953. Nhóm 1: 12/1953 1/1954 2/1954. Nhóm 2: 1/1954 Nhóm 3: 2/1954.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Quân ta tiến công Phongxa lì. Địch điều quân giữ. 2 1. L. 44 tiểu đoàn Luông pha bang. Viên chăn. À. Thà khẹt. O. Xênô. THÁI LAN. Xâphanakhet Xâphanak. Atôp ơ Plâycu. CAM PU CHIA. Pnôm phênh. LƯỢC ĐỒ CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954. -12/ 1953: Ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu => Pháp tăng quân cho Điện Biên Phủ ( Nơi tập trung quân thứ 2 của địch)..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Quân ta tiến công Phongxa lì. 2. L. 1 44 tiểu đoàn. Luông pha bang. Viên chăn. À Thà khẹt Thà khẹt Xênô. THÁI LAN. O. Địch điều quân giữ Quân ta + quân Lào tiến công. -12/ 1953: Ta tiến. 3. Xa-van-na-khet Atôpơ Plâycu. CAM PU CHIA. Pnôm phênh. LƯỢC ĐỒ CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954. công Trung Lào, giải phóng tỉnh Thà Khẹt => Pháp tăng quân cho Xê-nô ( Nơi tập trung quân thứ 3 của địch). ..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Quân ta tiến công Phongxa lì. Địch điều quân giữ. 2. L. 1. 4. Luông pha bang. À. Viên chăn. THÁI. Quân ta + quân Lào Lào tiến công. 44 tiểu đoàn. Thà khẹt Thà khẹt LANXênô 3. O. Xa-van-na-khet Atôpơ Plâycu. CAM PU CHIA. Pnôm phênh. - 1/ 1954: Ta tiến công Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phong Xa- lì => Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang ( Nơi tập trung quân thứ 4 của địch).. . LƯỢC ĐỒ CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Hướng tiến quân của quân đội nhân dân Việt Nam. Phongxa lì. 2. L 4. 1 44 tiểu đoàn. Luông Pha bang. Viên chăn. Quân ta và quân Lào tiến công.. À. Thà khẹt Thà khẹt. Hướng tiến công của Pháp. Địch mở chiến dịch Át-lăng. O. Xênô THÁI LAN 3 Xa-van-na-khet. Atôpơ Plâycu. 5. CAM PU CHIA. Pnôm phênh. LƯỢC ĐỒ CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954. - 2/ 1954: Ta tiến công Tây Nguyên, giải phóng tỉnh Kon Tum => Pháp tăng quân cho Plây Cu ( Nơi tập trung quân thứ 5 của địch). ..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 1. Điện Biên Phủ. L 2 4. 1 Từ 44 tiểu đoàn còn lại 20 tiểu đoàn (1954). À. Luông pha bang. O. Viên chăn. THÁI LAN 3. Xênô. Plâycu. 5. CAM PU CHIA Pnôm phênh. LƯỢC ĐỒ CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954. Xê nô. Nơi địch tập trung quân. Địa danh.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> • 3.5. Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài học: • Hình thức này phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm, so sánh sự khác nhau....giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sau đó trình bày và giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng qua các bảng biểu. • Ví dụ : Sau khi dạy song Tiết 24 - Bài 20 – Cuộc vận động dân chủ 1936-1939. giáo viên đặt câu hỏi sau: • So sánh sự khác nhau giữa cao trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931? • Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và trả lời đến nội dung nào thì giáo viên bấm máy kênh chữ của nội dung đó hiện ra, học sinh vừa nghe và ghi được nội dung chính theo yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Bài tập: Tầng lớp, giai Thái độ chính trị, khả năng cách mạng cấp. Địa chủ - Câu kết chặt chẽ với đế quốc phong kiến - Bộ phận địa chủ nhỏ, vừa có tinh thần yêu nước. Tư sản Tiểu tư sản. - Tư sản dân tộc: yêu nước, không kiên định - Tư sản mại bản: câu kết với Pháp Số lượng tăng, đời sống bấp bênh, bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Nông dân. - Đời sống tối tăm, cơ cực, là lực lượng cách mạng hùng hậu. Công nhân. - Số lượng tăng nhanh, bị ba tầng áp bức..., nắm quyền lãnh đạo cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau mỗi phần, mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử....Giúp HS nắm bắt các sự kiện lịch sử và có sự so sánh, đối chiếu các sự kiện một cách trực quan sinh động..

<span class='text_page_counter'>(55)</span>

×