Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán của công ty TNHH thái nguyên xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.84 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ KẾ
TỐN CỦA CƠNG TY TNHH THÁI NGUYÊN XANH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên của Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên
cứu. Xin cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo
điều kiện, đóng góp nhiều ý kiến cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Yến,
người đã tận tình bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương pháp
nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện, song luận văn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp,
trao đổi của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.......................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 3
2.1.

Một số khái niệm về nghề và đào tạo nghề.................................................... 3

2.1.1. Khái niệm về nghề....................................................................................................... 3
2.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề...................................................................................... 5
2.2.

Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề......................................................... 6

2.2.1. Chất lượng và chất lượng đào tạo..................................................................... 6
2.2.2. Chất lượng đào tạo nghề......................................................................................... 8
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề
13

2.3.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán trên thế giới và ở

Việt Nam.......................................................................................................................... 20
2.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới...................................................... 20
2.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam........................................................................................ 21
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu..................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 24

iii



3.1.1. Q trình hình thành và phát triển Cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh 24
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty............................................................... 24
3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26

3.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu..................................................... 26
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu.................................................. 26
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 28
3.2.4. Các phương pháp phân tích thơng tin........................................................... 29
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 30
4.1.

Kết quả đào tạo nghề kế tốn tại cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh
30

4.1.1. Số lượng đào tạo nghề kế toán qua các năm............................................ 30
4.1.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề kế toán............................................ 33
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế tốn tại cơng ty

TNHH Thái Ngun Xanh....................................................................................... 36
4.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ.................................................................................................... 36
4.2.2. Chương trình đào tạo.............................................................................................. 37
4.2.3. Về giáo trình và thiết bị vật tư học tập........................................................... 39
4.2.4. Đội ngũ giảng viên..................................................................................................... 40
4.2.5. Phương pháp dạy học............................................................................................. 44

4.2.6. Tổ chức quản lý đào tạo........................................................................................ 45
4.2.7. Hoạt động dạy học.................................................................................................... 47
4.2.8. Đánh giá kết quả học tập của học viên.......................................................... 48
4.2.9. Mối liên kết với doanh nghiệp............................................................................. 49
4.2.10. Tài chính cho đào tạo.............................................................................................. 50
4.2.11. Hoạt động tự đánh giá............................................................................................. 53
4.2.12. Môi trường xã hội...................................................................................................... 53
4.3.

Tồn tại hạn chế và nguyên nhân tồn tại đến chất lượng đào tạo nghề kế tốn tại

cơng ty TNHH Thái Ngun Xanh..................................................................... 54
4.3.1. Tồn tại hạn chế............................................................................................................ 54
4.3.2. Nguyên nhân tồn tại hạn chế............................................................................... 55
4.4.

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế tốn của

cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh..................................................................... 57

iv


4.4.1. Định hướng và quan điểm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề
tại Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh.............................................................. 57
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế tốn
của cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh đến năm 2020............................ 59
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 66
5.1.


Kết luận............................................................................................................................ 66

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 67

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 68
Phụ lục............................................................................................................................................. 71

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội

CLĐTN

Chất lượng đào tạo nghề

HTKK


Phần mềm kê khai thuế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTDN

Trung tâm dạy nghề

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng đào tạo nghề kế tốn tại Cơng ty TNHH Thái
Ngun Xanh....................................................................................................... 30
Bảng 4.2. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực của học viên đã tốt nghiệp từ
công ty TNHH Thái Nguyên Xanh (n=20)

34

Bảng 4.3. Mức độ phù hợp của nghề được đào tạo với việc làm................35
Bảng 4.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của cơng ty TNHH Thái Ngun Xanh.........36
Bảng 4.5. Chương trình đào tạo của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh...38
Bảng 4.6. Thiết bị, vật tư dạy nghề của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh
39

Bảng 4.7. Hiện trạng giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề tại Công ty TNHH
Thái Nguyên Xanh năm học 2016


40

Bảng 4.8. Trình độ của giáo viên dạy nghề............................................................... 42
Bảng 4.9. Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên của cơng ty TNHH
Thái Ngun Xanh............................................................................................. 44
Bảng 4.10. Đánh giá về tổ chức quản lí của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh
46

Bảng 4.11. Đánh giá hoạt động dạy học của Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh 47
Bảng 4.12. Đánh giá kết quả học tập của học viên................................................. 48
Bảng 4.13. Mối liên kết của công ty với doanh nghiệp......................................... 49
Bảng 4.14. Báo cáo tài chính hoạt động đào tạo nghề tại Công ty TNHH Thái

Nguyên Xanh năm 2016................................................................................. 50
Bảng 4.15. Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực trong cơ sở đào tạo..........52
Bảng 4.16. Vận hành và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo
53


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình đào tạo nghề......................................................................... 19
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh....................25

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Kế toán của Công ty
TNHH Thái Nguyên Xanh
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng,đề tài sẽ đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán của công ty TNHH Thái Nguyên
Xanh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nghề kế tốn;
- Phân tích được thực trạng chất lượng đào tạo nghề kế tốn của

cơng ty TNHH Thái Ngun Xanh từ năm 2014-2016;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế

tốn của cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

nghề của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào những phân tích về đặc điểm của tổ chức đào tạo nghề kế
tốn tại Cơng ty TNHH Thái Ngun Xanh, để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của
đề tài, chúng tơi lựa chọn các nhóm đối tượng khách hàng để nghiên cứu. Các
nhóm đối tương được chon làm tác nhân nghiên cứu bởi các lý do sau: (i) Nhóm
đối tượng khách hàng là học viên nhằm tìm hiểu về sự hài lòng và những
nguyện vọng của học viên; (ii) Nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp là

đối tác của cơng ty để đánh giá sự hài lịng của doanh nghiệp về dịch vụ cơng ty
cung cấp; (iii) Nhóm đối tượng là học viên đã học song đã đi làm để khảo sát khả
năng thích ứng và làm việc sau đào tạo của công ty với họ. Để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài chúng tơi tiến hành nghiên cứu các nhóm đối tượng
hiện đang làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên làm đại diện điểm nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh
và một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả chính và Kết luận
Ngồi khái qt tình hình chung của cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh, Luận văn
đã đưa ra những kết quả cho thấy thực trạng chất lượng dịch vụ đào tạo nghề kế

ix


tốn tại cơng ty qua những nă gần đây như sau:
Thứ nhất, Luận văn đã đưa ra những kết quả cho thấy thực trạng chất lượng dịch
vụ đào tạo nghề kế tốn của từ năm 2014-2016 đã có những thay đổi tích cực theo
hướng đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng dịch vụ. Cụ
thể đó là sự thay đổi từ mục tiêu của cơng ty; Chương trình đào tạo phù hợp hơn với
từng đối tượng, sát với thực tế hiện nay; Việc đầu tư thiết bị, vật tư dạy nghề cũng được
chú trọng; đặc biệt là chất lượng giáo viên với trình độ ngày càng cao, có kinh nghiệm và
chun mơn sâu đối với ngành nghề mà công ty hiện đang cung cấp.

Thứ hai, qua số liệu sơ cấp thu thập được Luận văn đã đánh giá
được hoạt động dạy học của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh thông qua
kết quả học tập của học viên qua các khóa đào tạo.
Thứ ba, Luận văn đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo nghề kế tốn của cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh, đưa ra những hạn chế và phân
tích chính xác những ngun nhân từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng dịch vụ đào tạo nghề của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh đến năm 2020.

Hiện nay với nhu cầu phát triển của xã hội đối với việc cung cấp nguồn nhân
lực có chất lượng đối với chun ngành kế tốn ngày càng cao bởi vậy, để đáp ứng
điều đó việc nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng cung cấp dịch vụ được xác
định là hoạt động có tầm quan trọng và công ty TNHH Thái Nguyên Xanh cũng không
nằm ngồi xu thế đó, chính vì vậy đây được coi là là vấn đề cốt lõi trong việc xây
dựng và phát triển thương hiệu của Công ty. Trong bối cảnh hội nhập, cơng ty ở
trong một vùng có số trường đại học,cao đẳng đứng thứ 3 trên cả nước, vì vậy
muốn phát triển bền vững cần thiết phải nâng cao chất lượng cung cấp đào tạo và
dịch vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tiếp theo.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Phuong
Thesis title: Improving the quality of accounting training of Thai Nguyen
Green Co., Ltd
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Purpose of the study
Based on the evaluation the situation, the thesis proposed some
solutions to improve the accounting profession training quality of Thai
Nguyen Green Company Limited to 2020 and vision 2030.
- To systematize the theoretical and practical basis for the services quality, in
particular the quality of professionaltraining / quality of professional training services;


- Analyze the accounting training services quality provided by Thai

Nguyen Green Co., Ltd from 2014 to 2016;
- Identify the factors affecting the accounting training quality of

Thai Nguyen Green Co., Ltd.
- Proposed major solutions to improve the quality of training

services of Thai Nguyen Green Co., Ltd to 2020.
Research Methodology
Based on the characteristics analysis of the accounting profession training at
Thai Nguyen Green Co., Ltd, in order to meet the research objectives of the thesis,
the author selected the customer groups to research. The groups are selected as
research agents for the following reasons: (i) The group isthe trainees who is
researching about the satisfaction and aspirations of the trainees; (Ii) The group is
the partner company to evaluate the satisfaction of the enterprise about the services
quality; (Iii) The group is the trainees who finished trainning, have jobs and do the
survey to evaluate the company's adaptability and post-training performance. In
order to serve the research purpose, the author conducted study on the groups who
is currently working in Thai Nguyen province to represent the study sites.

Research subjects include: Thai Nguyen Green Company Limited
and some profession training institutions in Thai Nguyen province.
Main findings and conclusions
In addition to general overview of Thai Nguyen Green Co., Ltd, the thesis has

xi



shown the results presented the quality of accounting trainning services
in the company through the recent years:
Firstly, the thesis has shown that the quality of accounting training services from
2014 to 2016 has made some positive changes to meet the increasing demand. In
particular, it is a change the company's targets; the training program is more suitable to
each topic, close to the reality; the investment in equipment and materials for training is
also concentration; in particular, the quality of teachers is increasingly advanced,
experienced and profound in the industry which the company is currently providing.

Secondly, through the primary data collected, the thesis has evaluated
the teaching activities of Thai Nguyen Green Company Limited through the
learning outcomes of the trainees through the training courses.

Thirdly, the thesis analyzed the factors affecting the quality of
accounting training of Thai Nguyen Green Co., Ltd., pointed out the issues
and reason analysis to propose the solutions to improve the quality of
profession training services of Thai Nguyen Green Co., Ltd to 2020.
At present, the social development demand for the provision of quality
human resources for the accounting majors is increasing so that to encounter
the need to improve the quality of training and quality of supply service has been
identified as an important activity and Thai Nguyen Green Co., Ltd is not out of
the trend, therefore, this is considered as the core issue in building and
developing the brand name of the Company. In the concept of integration, the
company is in the area with the number of universities and colleges ranked third
in the country, so it is necessary to improve the quality of training and service to
meet the development requirements in the coming years.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nguồn nhân lực nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng
ngày càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển cũng như năng lực
cạnh tranh của mỗi quốc gia, đây là một trong 3 khâu đột phá chiến lược đã
được Đảng và Nhà nước xác định trong quá trình cơng nghiệp hóa- hiện đại
hóa (CNH-HĐH) đất nước.Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển đất nước, ngày
29/5/2012 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg, Phê

duyệt chiến lược dạy nghề thời kì 2011-2020. “Đến năm 2020, dạy nghề đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ
cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình
độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội
ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”;
“Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm
bảo chuẩn hóa “đầu vào”, “đầu ra”; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và
chịu sự đánh giá định kì của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề”.
Tầm qua trọng là vậy, song thực tế công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, về các kỹ năng mềm,
chương trình đào tạo nghề ít được cập nhật, bổ sung theo sự phát triển của
khoa học công nghệ, sự gắn kết doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề lỏng lẻo,hệ
thống trường nghề trong và ngồi cơng lập hoạt động kém hiệu quả,chất lượng
đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thái Nguyên Xanh được thành lập năm
2011 với lĩnh vực ngành nghề chính là dịch vụ đào tạo nghề Kế tốn doanh nghiệp;
tư vấn tổ chức cơng tác kế tốn, tư vấn thuế cho doanh nghiệp.Sau 5 năm hình
thành và phát triển công ty đã đạt được những thành công nhất định ban đầu: khẳng
định được chỗ đứng của mình đối với khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp trên
địa bàn. Công ty đã nâng cao năng lực nghề cho hàng ngàn đối tượng học viên; tư

vấn về tổ chức cơng tác kế tốn cho hàng chục doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định
cho lao động của công ty. Bởi vậy, nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng cung
cấp dịch vụ là vấn đề cốt lõi của xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty. Tuy
vậy, trong bối cảnh hội nhập, công ty ở trong một

1


vùng có số trường đại học,cao đẳng đứng thứ 3 trên cả nước, vì vậy muốn
phát triển bền vững cần thiết phải nâng cao chất lượng cung cấp đào tạo và
dịch vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tiếp theo.

Chính vì vậy tơi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế
tốn của cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh” được thực hiện tại nơi mà tôi
đang quản lý làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình, với hy
vọng sẽ được các nhà khoa học đóng góp, định hướng để đề tài này trở
thành cẩm nang tốt cho việc phát triển công ty của chúng tôi.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, đề tài sẽ đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế tốn của cơng ty TNHH
Thái Ngun Xanh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất
lượng đào tạo nghề kế tốn;
- Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề kế tốn của

cơng ty TNHH Thái Ngun Xanh từ năm 2014-2016;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề


kế tốn của cơng ty TNHH Thái Nguyên Xanh;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

nghề của công ty TNHH Thái Nguyên Xanh đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến chất lượng và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề kế tốn của cơng ty TNHH Thái Ngun Xanh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại Công
ty TNHH Thái Nguyên Xanh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Về số liệu thứ cấp được thu thập các năm từ

năm 2014 đến năm 2016; Về số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2016.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
2.1.1. Khái niệm về nghề
Đại tự điển tiếng Việt và Từ điển tiếng Việt cùng đưa ra định
nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động
của xã hội. (Đại tự điển tiếng Việt, 1999).
Theo tác giả Nguyễn Tiến Đạt: Nghề là thuật ngữ chung chỉ
hoạt động lao động chân tay và trí óc chun làm có thể giúp người
ta một phương tiện kiếm sống” (Nguyễn Tiến Đạt, 2004).
Theo tác giả Vũ Ngọc Hải, nghề là một từ nhiều ý nghĩa, tuy vậy nghĩa
thường dùng nhất là để chỉ một nhóm nhất định các thao tác lao động xuất hiện

trong khuôn khổ của sự phân công lao động xã hội” (Vũ Ngọc Hải, 2003).

Nói đến nghề là gắn liền với kiến thức, kĩ năng của nghề. Những kiến
thức và kĩ năng này khơng phải tự nhiên mà có được mà là do kết quả
đào tạo chun mơn và tích lũy kinh nghiệm (Bộ Lao động&TBXH, 2011).
Có một số tác giả lại quan niệm “Nghề là một hình thức phân cơng lao
động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen
thực hành để hồn thành những cơng việc nhất định. Những công việc được
sắp xếp vào một nghề là những cơng việc địi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp
như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như
nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng” (Nguyễn Đức Ca, 2011).
Ở một khía cạnh khác, có tác giả quan niệm “Nghề là một lĩnh vực

hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có
được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội”.
Bên cạnh đó cũng có thể hiểu, “Nghề là một dạng xác định của hoạt động
trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và
kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất
định trong một lĩnh vực lao động nhất định” (Đại tự điển tiếng Việt, 1999).
Danh mục về diễn giải khái niệm nghề có thể rất dài. Nhưng tựu trung lại,
nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề
nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong.

3


Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành cơng nghệ điện
tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền cơng
nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các

thiết bị bổ trợ... Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu,
cơng nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời,...

Bên cạnh đó, rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như khơng thể thiếu trong đời
sống xã hội trước đây nay đã mất đi, từ những nghề hồn tồn thủ cơng, lao
động chân tay (như nghề đóng cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi máy
xay xát được đưa vào hoạt động thì nghề này khơng cịn nữa) hoặc sử dụng
cơng nghệ ở trình độ thấp (như nghề trực tổng đài điện thoại tại các cơ quan để
nối đến các máy lẻ đã mất đi nhiều năm nay khi công nghệ viễn thông phát triển).

Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao
động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh
thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công
cụ lao động,...) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh
vẽ,...) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chun mơn
nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều
nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các
nghề trong xã hội luôn ở trong những trạng thái biến động do sự phát triển của
khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng
như phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng
đa dạng. Theo hệ thống gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào
thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ thống (dạy
nghê, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng – đại học) đào tạo trên dưới 300
nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân
công lao động xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi
theo. Và dưới góc độ đào tạo, nghề là tồn bộ các kiến thức, kỹ
năng, thái độ. Kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất khác.

Muốn trở thành một nghề thì ít nhất cũng phải trải qua đào tạo, cho dù là
đào tạo dài hạn, bài bản; hoặc hướng dẫn kèm cặp. Xuất phát từ quan niệm như
vậy, có tác giả phân loại nghề thành hai nhóm là nghề qua đào tạo và nghề xã

4


hội. Nghề đào tạo là nghề mà muốn nắm vững nó, con người phải có trình độ
văn hóa nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và được nhận
bằng hoặc chứng chỉ. Các nghề được đào tạo được phân biệt với nhau qua các
yêu cầu về nội dung chương trình, mức độ chun mơn và thời gian cần thiết để
đào tạo. Nghề xã hội là nghề được hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của
đời sống xã hội, thường được đào tạo với các chương trình đào tạo ngắn hạn,
cũng có thể thực hiện thơng qua hướng dẫn, kèm cặp hoặc truyền nghề.

2.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề
Có nhiều định nghĩa dưới các góc độ khác nhau về ĐTN, có thể
nêu lên một số định nghĩa cụ thể như sau:
Theo Leconnard Nadler: “Đào tạo nghề là để học được những điều nhằm cải
thiện việc thực hiện những cơng việc hiện tại” (theo góc độ đào tạo lại hoặc bồi
dưỡng nghề); Cịn Roger James thì định nghĩa đơn giản hơn: “Đào tạo nghề là cách
thức giúp người ta làm những điều mà họ không thể làm được trước khi họ được
học” (theo góc độ đào tạo nghề mới); Max Forter cũng đưa ra khái niệm là ĐTN phải
đáp ứng việc hoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp ở người học; phát triển
tri thức, kĩ năng và thái độ; tạo ra sự thay đổi hành vi và đạt được những mục tiêu
chuyên biệt theo góc độ chun mơn hóa (Vũ ngọc Hải, 2003).

Theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo được hiểu là việc: làm cho trở
thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”.
Từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái niệm tương

đối đầy đủ là: “Đào tạo là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt
được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng
lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”.
Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề
nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và
nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị
cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một cơng việc
nhất định.Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...

Luật dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 đưa ra khái niệm như
sau: “Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được

5


việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Luật cũng quy định có
ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và về hình
thức dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.

Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong
sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ
đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong
cơng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau
khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên
trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: “Đào tạo nghề là những hoạt động
nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất
và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu,

đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến công việc chun
mơn hóa” (Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lí,1999).

2.2. CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
2.2.1. Chất lượng và chất lượng đào tạo
2.2.1.1. Chất lượng
Theo Edward Sallis chất lượng được phân thành 2 giá trị khác
nhau đó là chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối .
a. Chất lượng hiểu theo quan niệm tuyệt đối
Chất lượng là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin là “qualis” và tiếng
Pháp: “qualitie”. Đều có nghĩa là “ mức độ tuyệt hảo” (Tạ Kiều An, 2004).

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng là cái tạo nên
phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể
những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân
biệt chúng với những sự vật khác” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995).

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Chất lượng là mức độ tốt, sự xuất
sắc; cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; phạm trù
triết học biểu thị cái bản chất nhất của sự vật, mà nhờ đó có thể
phân biệt sự vật này với sự vật khác (Thái Duy Tiên, 2004).
Theo tự điển Oxford Advanced: Chất lượng là mức độ hoàn
thiện, đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù,
các dữ liệu, các thông số cơ bản của sự việc, sự vật nào đó .

6


Như vậy, chất lượng theo quan điểm tuyệt đối đồng nghĩa với
“chất lượng tốt” hay “chất lượng cao”, người ta có thể đánh giá hoặc

đo lường chất lượng bằng các đặc điểm về tính năng và phẩm chất cao
nhất và có thể so sánh hai sản phẩm hay dịch vụ cùng loại và chỉ ra cái
nào có chất lượng cao hơn. Từ đó người ta cũng qui định những tiêu
chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu tối thiểu của việc sử dụng.

b. Chất lượng hiểu theo quan niệm tương đối
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập I định nghĩa: “Chất lượng là mức độ
của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các u cầu. u cầu ở đây được hiểu
là nhu cầu hay là mong đợi đã được công bố hoặc ngầm hiểu của các bên quan tâm
như các tổ chức và khách hàng” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2002).

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính: Chất lượng là sự phù hợp với
nhu cầu (Nguyễn Đức Chính, 2002). Tác giả Trần Thị Dung cho rằng:
Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải
phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội (Trần Thị Dung, 1999).
Đây là một quan niệm “động” về chất lượng, vì một vật, một sản phẩm,
hoặc một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được các mong
muốn mà người sản xuất định ra và các yêu cầu mà người tiêu thụ đòi hỏi.
Đây cũng là quan niệm “chất lượng phụ thuộc nhu cầu của người sử dụng”.
Từ những khái niệm nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm của chất lượng:
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lí do
nào đó mà khơng được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém,
cho dù trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu

luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo
thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi
đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các
nhu cầu này khơng chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên có liên quan.

- Nhu cầu có thể được cơng bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể
cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng.

7


Chất lượng khơng chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.

2.2.1.2. Chất lượng đào tạo
Theo quan điểm tiếp cận thị trường, sản phẩm của cơ sở đào tạo phải vừa đáp
ứng mục tiêu đào tạo vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thể hiện
trên các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp, kĩ năng sống của người học
và tiền lương thỏa mãn yêu cầu cá nhân người học (Phạm Văn Kha, 2007).

Vì thế, trong đánh giá CLĐT nhân lực thì điều quan trọng nhất là phải xem
xét kết quả đầu ra của quá trình đào tạo. Tuy nhiên “đầu ra” không chỉ được xem
xét thông qua đánh giá của các CSĐT về kết quả học tập của người học mà cần
hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đào tạo chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm của nó được
thị trường lao động và các cơ sở sử dụng nhân lực chấp nhận, chủ sử dụng lao
động hài lịng; người học sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với trình
độ và ngành nghề được đào tạo, có khả năng phát triển trong tương lai.

2.2.2. Chất lượng đào tạo nghề
2.2.2.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề là một phạm trù động, đa nghĩa, nó phản ảnh nhiều
mặt của hoạt động ĐTN, khó có thể tổng hợp khái quát bằng một định nghĩa duy
nhất (Nguyễn Công Giáp, 2005). Dựa vào các định nghĩa về chất lượng, một số tác
giả đã đưa ra một số định nghĩa và khái niệm về CLĐTN dưới đây:


Từ Điển giáo dục học đưa ra khái niệm: “Chất lượng đào tạo
nghề là kết quả của quá trình ĐTN được phản ánh ở các đặc trưng
về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương
trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” (Bùi Hiển, 2001).
Theo tác giả Mạc Văn Trang: Chất lượng đào tạo nghề đối với mỗi
con người nói chung là: Có sức khỏe tốt, năng lực hoạt động hiệu quả
và biết quan hệ ứng xử xã hội đúng đắn (Mạc Văn Trang, 2004).
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm
về CLĐTN không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường
thể hiện ở người tốt nghiệp trong những điều kiện ĐBCL nhất định, mà cịn phải
tính đến sự phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động.
Quá trình thích ứng với thị trường lao động khơng chỉ phụ thuộc vào

8


CLĐTN mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường lao
động như: quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử
dụng và bố trí việc làm của nhà nước và người sử dụng lao động.
Với quan điểm tiếp cận thị trường nêu trên, CLĐTN có các đặc trưng sau:
- Chất lượng đào tạo nghề có tính tương đối: Khi đánh giá CLĐTN phải

đối chiếu, so sánh với chuẩn chất lượng của nghề theo yêu cầu của sản xuất.
- Chất lượng đào tạo nghề có tính giai đoạn: CLĐTN phải khơng

ngừng được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong
quá trình phát triển của sản xuất và phát triển của khoa học cơng nghệ.
- Chất lượng đào tạo nghề có tính đa cấp: Phải đào tạo với một hệ


chuẩn có nhiều cấp độ khác nhau: chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia,
chuẩn địa phương để đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại khách
hàng trong nền kinh tế nhiều thành phần (Nguyễn Minh Đường, 2006).
Quan niệm đúng về CLĐTN, có ý nghĩa quyết định trong việc thiết kế nội
dung đào tạo phù hợp và tổ chức quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực các cấp
trình độ cho phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế (Phạm Văn Kha, 2006). Về phía các CSDN dù hoạt động với mục tiêu nào
thì cũng ln phải ĐBCL cho “sản phẩm” của mình, nghĩa là phải cố gắng để có
thể thỏa mãn tối đa các yêu cầu của “khách hàng” (Phạm Văn Nhân, 2009).

2.2.2.2. Khách hàng và nhu cầu khách hàng trong đào tạo nghề
Trong đào tạo nhân lực có thể phân loại khách hàng như sau: Người
học và cha mẹ học sinh là khách hàng bên ngồi thứ nhất. Bản thân
người học có nhu cầu học để nâng cao trình độ, học để tìm việc làm, để
làm một nghề có thể sống được hoặc chuyển đổi nghề hoặc vị trí làm việc
để nâng cao thu nhập, học để tự tạo việc làm cho mình và cho cả người
khác, học tiếp tục để thỏa mãn sự phát triển của bản thân hoặc để làm
rạng rỡ cho gia đình, thơn xóm, họ tộc, làng nước… (Vũ Ngọc Hải, 2007).
Các chủ doanh nghiệp là khách hàng bên ngồi thứ hai: Doanh nghiệp mua
(nhận) hàng hóa sức lao động trên thị trường để tăng cường năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhận sản phẩm sức lao
động trực tiếp tại cơ sở đào tạo, có thể tại doanh nghiệp, tại hội chợ việc làm, tại
cơ quan cung ứng lao động… nhưng tại doanh nghiệp là chủ yếu. Để có thể lựa
chọn nhân lực phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, trong

9


quan hệ với các CSDN, các doanh nghiệp phải thật sự như một khách hàng:

đặt mua sản phẩm theo nhu cầu – đầu tư, trả kinh phí cho việc mua sản phẩm

– tiếp nhận sản phẩm.
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương là khách hàng bên ngoài thứ ba.
Nhu cầu của loại khách hàng này là phát triển nguồn nhân lực cho những
ngành nghề trọng điểm cần phát triển phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội đã đề ra trong từng giai đoạn và các ngành nghề đặc biệt, đảm bảo cho
sự phát triển lâu dài của đất nước. Nhu cầu đào tạo này có số lượng lớn, có
căn cứ và là cơ sở để các CSDN dự đoán nhu cầu đào tạo hàng năm.
Giáo viên và cán bộ công nhân viên của chính các CSDN là khách hàng bên
trong: Trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế tăng cường tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các trường, GV và cán bộ công nhân viên của các CSDN được
tuyển dụng theo cơ chế thi tuyển khi có nhu cầu. Do vậy, trong nền kinh tế thị
trường, đội ngũ GV, cán bộ cơng nhân viên nhà trường trở thành khách hàng
của chính CSDN, họ có quyền lựa chọn và tự quyết định tương lai của mình.

Với cùng một cấp trình độ và ngành nghề đào tạo, các loại khách
hàng khác nhau có nhu cầu chất lượng cũng khác nhau, đặc biệt là nhu
cầu về trình độ kiến thức, năng lực thực hiện, phẩm chất chính trị và đạo
đức của người tốt nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần thiết xác định nhu cầu
chung và các nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng để thiết kế và tổ
chức quá trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường lao
động và các loại khách hàng khác nhau (Phạm Văn Kha, 2006).
2.2.2.3. Sự phù hợp giữa chất lượng với mục tiêu và nhu cầu đào tạo nghề Trên
thực tế ln có sự khác biệt giữa nhu cầu và mục tiêu, vì nhu cầu của

xã hội là hiện thực khách quan, còn mục tiêu là do con người đặt ra, mang
tính chủ quan, nếu đặt ra tương đối chính xác thì nó tiệm cận gần với nhu
cầu, cịn khơng thì có khoảng cách xa. Nhu cầu lại thường xuyên biến đổi

theo thời gian theo xu hướng đòi hỏi ngày càng cao, trong khi đó mục tiêu
thường tồn tại trong một thời gian dài nên khó phản ánh kịp thời nhu cầu của
người sử dụng. Vì vậy, nhu cầu khách hàng mới là nhân tố thực chất cuối
cùng chi phối chất lượng, còn mục tiêu do con người nghĩ ra chỉ là nhân tố
trung gian, vì bản thân nó lại phụ thuộc nhu cầu (Nguyễn Lộc, 2006).

10


2.2.2.4. Chuẩn chất lượng trong đào tạo nghề
Khi nói đến chất lượng hay đánh giá chất lượng cần đề cập đến chuẩn chất
lượng. Trong quan niệm “chất lượng tương đối”, người ta đặc biệt nhấn mạnh
đến khả năng thỏa mãn hay đáp ứng nhu cầu khác nhau, đa dạng và phong phú
của khách hàng. Chính sự khác nhau, sự đa dạng và phong phú của nhu cầu
khách hàng nên CLĐTN cũng có các cấp độ khác nhau tùy thuộc năng lực của
hệ thống và CSDN đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo ở các mức độ khác nhau (mang
tính chủ quan bên trong) đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau, thể hiện ở phạm
vi cấp độ của tiêu chuẩn nghề, các tiêu chuấn này chính là chuẩn

chất lượng trong ĐTN (Nguyễn Đức Trí, 2005).
Để có thể lượng hóa các chuẩn chất lượng, cần phải có các cơng cụ
nhận diện, đó là các chỉ số gắn với dữ liệu định lượng và định tính mà trong
QLCL gọi là các tiêu chí (các tiêu chí phải cụ thể hóa để có thể lượng hóa các
tiêu chuẩn liên quan đến đầu vào - q trình đào tạo - đầu ra). Tiêu chí ở mỗi
tiêu chuẩn không nhất thiết phải giống nhau ở các CSDN khác nhau. Ở các
văn bản hướng dẫn kiểm định chất lượng CSDN đều có cụ thể hóa các tiêu
chuẩn để đánh giá cho từng tiêu chí. Các CSDN có thể tham khảo các tài liệu
đó để xây dựng các chuẩn mực QLCL cho CSDN của mình.
2.2.2.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
a. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra:

- Năng lực của HV tốt nghiệp: Được đánh giá thông qua kiến thức, kĩ năng
thực hành nghề cơ bản và thái độ nghề nghiệp đạt trình độ theo mục tiêu đào tạo
hoặc chuẩn đầu ra của các TTDN; Khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng nghề
đã học để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Khả năng tự
lập của HV sau khi tốt nghiệp và có thể học lên trình độ đào tạo cao hơn.
- Hiệu quả đào tạo của TTDN: Đối với khách hàng bên ngồi được đánh giá
thơng qua việc đáp ứng nhu cầu học nghề và khả năng giải quyết việc làm cho HV
sau tốt nghiệp; việc góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và địa phương. Đối với khách hàng bên
trong được đánh giá thông qua chế độ đãi ngộ, nâng cao thu nhập, trình độ chuyên
môn nhằm thu hút ngày càng nhiều CBQL và GV vào làm việc ở các TTDN.

b. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào:
Mục tiêu và nhiệm vụ: Được xác định rõ ràng, cụ thể, được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và công bố công khai; Định hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực

11


×