Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÂM CẢNH DU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Trọng Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì
cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn


Lâm Cảnh Du

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình, đến nay tơi đã hồn thành luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản
lý đất đai với đề tài: "Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của

các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội".
Lời đầu tiên, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Trần Trọng Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thiện luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Tài ngun và
mơi trường huyện Thanh Oai, các ông bà cán bộ, doanh nghiệp, nhân dân địa phương
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi trong q trình
hồn thành luận văn./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Lâm Cảnh Du


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình.......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn................................................................................................................... vii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 3
1.3.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở khoa học của quản lý và sử dụng đất............................................................ 4
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế ............................................... 4
2.1.2. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ....................4
2.1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất.......................... 6
2.1.4. Khái quát chung về quỹ đất của các tổ chức.......................................................... 7
2.1.5. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng đất các tổ chức kinh tế ......9
2.2.

Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức ...........10
2.3.1. Chính sách giao đất................................................................................................... 12
2.3.2. Chính sách cho thuê đất........................................................................................... 16
2.3.3. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất........................................................................ 19
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được giao đất, cho thuê đất .............................. 20
2.4.
Tổng quan về tình hình quản lý sử dụng đất liên quan đến việc quản lý sử
dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam ............................................ 22
2.4.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới .......................... 22
2.4.2. Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam và ở thành
phố Hà Nội................................................................................................................. 25
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 32
3.1.
Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 32
3.2.
Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 32
3.3.
Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 32
3.4.
Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 32
3.5.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 32

iii


3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu thứ cấp ........................................ 32
3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ......................................... 33
3.5.4. Phương pháp đánh giá.............................................................................................. 33
3.5.5. Phương pháp so sánh................................................................................................ 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 35
4.1.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Oai.......................................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 35
4.1.2. Các nguồn tài nguyên............................................................................................... 37
4.1.3. Thực trạng môi trường............................................................................................. 38
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 40
4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai 45
4.2.
Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai........................... 46
4.2.1. Tình hình quản lý đất................................................................................................ 46
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Thanh Oai năm 2015 .................................... 48
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Thanh Oai .........52
4.3.
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn huyện Thanh Oai 53
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
huyện Thanh Oai
53
4.3.2. Tình hình giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
huyện Thanh Oai
55
4.3.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở huyện
Thanh Oai
56
4.4.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai
68

4.4.1. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra trong quản lý sử dụng đất ............................... 68
4.4.2. Giải pháp về chính sách pháp luật.......................................................................... 68
4.4.3. Giải pháp về kinh tế.................................................................................................. 69
4.4.4. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ..................................... 70
4.4.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ........................................................... 71
4.4.6. Giải pháp về đào tạo nguồn lực.............................................................................. 71
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 72
5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 72
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 73
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 74
Phụ lục....................................................................................................................................... 76

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CN
CNH
CSHT
DV
ĐTH
GCNQSDĐ
GPMB
HĐND
HTKT
KDC


QLNN
QSDĐ
SDĐ
WTO

Nghĩa tiếng Việt
: Cơng nghiệp

: Cơng nghiệp hố
: Cơ sở hạ tầng
: Dịch vụ
: Đơ thị hố
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Giải phóng mặt bằng
: Hội đồng Nhân dân
: Hạ tầng kỹ thuật
: Khu dân cư
: Quyết định
: Quản lý Nhà nước
: Quyền sử dụng đất
: Sử dụng đất
: Tổ chức Thương Mại Thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.


Chỉ tiêu d

Bảng 4.2.

Hiện trạng

Bảng 4.3.

Hiện trạng
dụng đất n

Bảng 4.4.

Hiện trạng
chính xã,

Bảng 4.5.

Phân loại

Bảng 4.6.

Tình hình
đất huyện

Bảng 4.7.

Tình hình

Bảng 4.8.


Tình hình
của các tổ

Bảng 4.9.

Các tổ chứ
huyện Tha

Bảng 4.10.

Những ng
đúng mục

Bảng 4.11.

Tình hình
kinh tế trê

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội....................................... 35
Hình 4.2. Cơ cấu các loại đất chính của huyện Thanh Oai năm 2015 ....................... 51

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lâm Cảnh Du
Tên luận văn: "Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội"

Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai

Mã số: 60.85.01.03

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu thứ cấp; Phương pháp điều tra thu
thập tài liệu, số liệu sơ cấp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê, xử lý số
liệu; Phương pháp đánh giá.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Huyện Thanh Oai là huyện nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội với tơng diện
tích tự nhiên tồn huyện là 12.314,81 ha, trong đó: đất nơng nghiệp là 8.326,89 ha,
chiếm 67,6% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nơng nghiệp là 3.852,8 ha, chiếm
31,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên
địa bàn huyện đã đi vào nề nếp, các công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực
hiện tốt, kịp thời, hiệu quả do đó nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách
của huyện để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ.
Huyện Thanh Oai có 135 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất
với tổng diện tích là 128,83 ha chiếm 1,04 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, có 10
tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất để xây dựng các điểm công nghiệp, cụm cơng
nghiệp làng nghề; có 125 tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để sử dụng vào
mục đích sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp.
Kết quả điều tra tình hình quản lý sử dụng đất cho thấy, huyện có 118 tổ chức
kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng đúng mục đích với tổng diện tích
là 113,204 ha, chiếm 79 %. Ngồi ra cịn có 15 tổ chức kinh tế được nhà nước giao
đất, cho thuê đất sử dụng không đúng mục đích với diện tích là 15,63 ha, chiếm 12 %

tổng diện tích đất được nhà nước cho các tổ chức kinh tế thuê.

vii


Để công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện
Thanh Oai được nhà nước giao đất, cho thuê đất được chặt chẽ và có hiệu quả thì cần
phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: Để cơng tác quản lý Nhà nước về đất
đai được chặt chẽ và có hiệu quả đối với các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất
trên địa bàn huyện Thanh Oai thì cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Giải
pháp về thanh tra, kiểm tra; Giải pháp về chính sách và pháp luật; Giải pháp về kinh
tế; Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế; Giải pháp về
khoa học kỹ thuật công nghệ; giải pháp về đào tạo nguồn lực.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Du Canh Lam
Thesis’s name: "Assessment of the status and management solutions for land use
of economic organizations in Thanh Oai district, Hanoi city"
Specialized: Land management

Code: 60.85.01.03

Research objectives:
Assessment of the management status and land use by some economic
organizations in Thanh Oai district, Ha Noi city.
Propose some solutions to improve the efficiency of land use by economic
organizations in Thanh Oai district, Ha Noi city.

The research methodology used:
Survey methods to collect documents and secondary data; Survey methods to
collect documents, primary data; Comparative method; Statistical methods,
data processing; Evaluation methods.
The main research results:
Thanh Oai district is located southwest of the city of Hanoi with total natural
area of the district is 12,314.81 hectares, of which agricultural land is 8326.89
hectares, accounting for 67.6% of total natural land area ; non-agricultural land is
3852.8 hectares, accounting for 31.3% of total natural land area. Over the years the
management of land in the district has put into place, the State management of land is
done well, timely,effective, hence land revenues contributed to budget of the district to
develop the technical infrastructure and services.
Thanh Oai has 135 economic entities, which the State allocated or leased land with a
total area 128.83 hectares, accounted for 1.04% of the total natural area. Among them,
there are 10 economic organizations, which the State allocated land for construction of
industrial clusters, industrial complexes, trade villages. There are 125 economic entities,
which the State leases land for production and non-agricultural business.

The result of land management and use showed that the district has 118
organizations were allocated, leased land by State used for the right purposes with a
total area of 113.204 hectares, accounting for 79%. There are also 15 organizations
allocated, leased land by State used for improper purposes with an area of 15.63
hectares, accounting for 12% of the total land area leased by State to the economic
organizations.

ix


To the land management of state was closely and effectively for economic
organizations allocated or leased land in Thanh Oai district, the need to implement

synchronization solutions group: Solution inspection and examination; Solution policy
and legislation; Economic solutions; Solutions to enhance the management and land
use of economic organization; Solutions on technical and technological sciences;
Solutions training resources.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất quan trọng và có giá trị nhất trong q trình sản xuất. Các Mác viết: “Đất đai
là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể
thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản của nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy,
nếu không có đất đai thì khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người
không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nịi
giống đến ngày nay. Vì vậy, sử dụng đất đai có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại
về kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã hội của cả trước mắt và lâu dài.
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) vào ngày
7/11/2006. Là quốc gia thứ 150 của WTO, Việt Nam đã và đang từng bước nỗ lực
nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế trên thị trường
thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt
Nam là một nước đang phát triển nên phải đối mặt với nhiều thách thức khi gia
nhập môi trường cạnh tranh quốc tế. Ý thức sâu sắc vấn đề này, Đảng và Nhà nước
ta đã từng bước đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp. Một trong những
chính sách lớn là chương trình hành động do Chính phủ đưa ra nhằm thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số
chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt
Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính phủ đã chỉ rõ
12 nhóm nhiệm vụ chủ yếu cần được triển khai thực hiện và bảo vệ môi trường,

phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, mỗi nhiệm
vụ được cụ thể hoá bằng các đề án, kế hoạch, chính sách cần được xây dựng và
thực hiện. Các công việc cụ thể này được đề cập chi tiết đến nội dung, cơ quan
chịu trách nhiệm và thời gian hoàn thành. Đối với lĩnh vực thị trường đất đai và bất
động sản, công việc cần được triển khai thực hiện ngay từ năm 2007 là tổng kiểm
kê quỹ đất, quỹ nhà ở, trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội.

nước ta, quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là
rất lớn. Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2014 của Bộ Tài ngun
và mơi trường diện tích này là hơn 10.000.000 ha, chiếm hơn 30% diện

1


tích tự nhiên của cả nước. Quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất là rất lớn nhưng việc quản lý và sử dụng nhìn chung còn chưa chặt chẽ,
hiệu quả thấp, còn để xảy ra tiêu cực như: Sử dụng khơng đúng diện tích, khơng
đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho th trái phép…
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn khách quan, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 về việc kiểm kê quỹ đất đang
quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đến ngày
01/4/2008. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò
quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng về đất đai nói
chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng.
Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà
Nội, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông
khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc nên có nhiều
điều kiện thuận lợi cho giao lưu bn bán và phát triển kinh tế. Nhìn chung, trong
những năm qua nền kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, duy trì được mức

tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình qn chung của cả nước, góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện, đại hóa
đất nước. Tuy nhiên, u cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, quỹ
đất dành cho công nghiệp ngày càng được mở rộng và thu hút doanh nghiệp đầu
tư vào địa bàn huyện Thanh Oai ngày càng nhiều nên công tác quản lý sử dụng
đất của huyện cũng có vướng mắc trở ngại đang cần được khắc phục nhất là tình
hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện. Hiệu quả
quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai đạt
được như thế nào? Nguyên nhân của việc quản lý sử dụng đất còn vướng mắc là
do đâu? Giải pháp thúc đẩy công tác quản lý ra sao?...là các câu hỏi cần phải
được giải đáp để đưa ra hướng giải quyết thích hợp trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ thực trạng đó, tơi chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng và giải
pháp quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội" với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực nhất
nhằm tăng cường vai trò quản lý chặt chẽ quỹ đất của nhà nước (đại diện chủ sở
hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức quản lý
sử dụng nói riêng; Đặc biệt diện tích đất đang giao cho các tổ chức kinh tế quản
lý sử dụng trên địa bàn huyện Thanh Oai và góp phần thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.

2


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn huyện Thanh Oai, thanh phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý quả sử dụng quỹ
đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Quỹ đất và các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai được nhà

nước giao đất, cho thuê đất theo các đối tượng, mục đích sử dụng của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Oai.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới của đề tài
Việc nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã xác định được những bất cập
của việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, được nhà
nước cho thuê, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lý sử dụng đất là cần thiết.
- Về ý nghĩa khoa học
Đề tài làm rõ cơ sở khoa học về công tác quản lý sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Về ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng quỹ đất được nhà nước giao, được
nhà nước cho thuê và đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý sử dụng đất cuả các
tổ chức kinh tế tốt hơn, hiệu quả hơn trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà
Nội.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Sử dụng đất đai
có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại về kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã
hội của cả trước mắt và lâu dài. ở Việt Nam nhà nước là đại diện cho nhân dân
thực hiện quyền chủ sở hữu, sử dụng và định doạt toàn bộ đất đai trên lãnh thổ.
Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, các nhân và ban

hành các quy định cụ thể quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, các
nhân. Thực tế cho thấy việc sử dụng đất được giao, được cho thuê của các tổ chức
(đặc biệt là các tổ chức kinh tế) còn rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận như việc
sử dụng khơng đúng mục đích được giao, việc cho th lại, việc lấn chiếm để, để
hoang đất (Đõ Thị Tám và Phạm Minh Giáp, 2014).
.
Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì khơng thể sản xuất, cũng như
khơng có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước
con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con người
cịn thấp, cơng năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức độ cao hơn, công năng
của đất được từng bước mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Đất đai không
chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển mà còn
cung cấp các điều kiện cần thiết để hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống
nhân loại (Nguyễn Thị Vòng, 2009).
2.1.2. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hiến
pháp sửa đổi năm 2013 tại Chương II Điều 18 quy định "Nhà nước thống nhất
quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài".
Theo Luật Đất đai sửa đổi 2013, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức
quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau (Quốc hội nước CHXHCN VN, 2013)

4


Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất đai bằng quyết
định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định
là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được
người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các
hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc
góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Người sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai năm 2013 liên quan đến tổ
chức như sau:
Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự
nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của
Chính phủ (sau đây gọi là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;
Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên
hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên
chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
Tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được
Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức quản
lý, sử dụng đất được hiểu như sau:
Sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất khơng đúng với
mục đích được giao, loại đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc


5


giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc
quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và
5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003; khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật đất đai năm
2013.
Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh
giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do
được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất
mà không trả lại đất.
2.1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất
2.1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng
đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ
nhưỡng) và các nhân tố khác.
-

Điều kiện tự nhiên khí hậu: Các yếu tố khí hậu, thủy văn ảnh hưởng rất

lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên sinh hoạt của con
người.
-

Điều kiện đất đai( địa hình và thổ nhưỡng): Địa hình, địa mạo và độ dốc


ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu quy hoạch,
xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Điều kiện thổ nhưỡng quyết
định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Đối với đất phi nơng nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá thành
xây dựng cơng trình và gây khó khăn cho việc đưa đất vào sử dụng.
Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí địa lý của
vùng với sự khác biệt về điều kiện tự nhiên ánh sáng, nhiệt độ nguồn nước và các
điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khả năng, cơng dụng và hiệu quả sử dụng đất
đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng
các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, mơi trường và kinh tế
(Nguyễn Thị Vòng, 2009).

6


2.1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như chế độ, dân số và lao động, thơng tin và quản lý,
chính sách mơi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và
trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các
điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang
thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào
sản xuất...
Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc
sử dụng đất đai (Nguyễn Thị Vịng, 2009).
2.1.3.3. Nhân tố khơng gian
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (như các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế và hoạt
động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Khơng

gian bao gồm cả vị trí mặt bằng. Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu
tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người. Vì vậy, khơng gian trở
thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất.
Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho cơng nghiệp, xây dựng cơng
trình, nhà xưởng, giao thơng... mặt bằng khơng gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng và đem lại giá trị kinh tế (Nguyễn Thị Vòng, 2009).
2.1.4. Khái quát chung về quỹ đất của các tổ chức
Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất được kiểm kê bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự
nghiệp công, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, tổ chức nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam.
Tổ chức sử dụng đất, quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản lý
đất) là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được Nhà
nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, được Nhà nước giao
đất để quản lý, quy định trong Luật này bao gồm:
-

Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

-

nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công,
7


đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau

đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên
hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên
chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu
tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện
các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả.
Theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì Loại hình tổ chức được phân thành:
Cơ quan, đơn vị của Nhà nước là các tổ chức trong nước sử dụng đất
bao gồm: cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (trừ
các cơ quan cấp xã); tổ chức sự nghiệp cơng; đơn vị quốc phịng, an ninh.
Tổ chức kinh tế tại khoản 27 điều 3 luật đất đai 2013 quy đinh tổ chức
kinh tế bao gồm doanh nghiêp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định
của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Theo điều 22, Luật Đầu tư năm 2005 nhà đầu tư được đầu tư để thành lập
các tổ chức kinh tế sau đây:
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b)
Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các
tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c)
Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở
dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân cấp xã là người sử dụng đất được Nhà nước giao đất sử
dụng vào các mục đích: đất nơng nghiệp để sử dụng vào mục đích cơng ích; đất
làm trụ sở Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức

8


chính trị - xã hội của cấp xã; đất được Nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã
xây dựng các cơng trình cơng cộng về văn hố, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao,
vui chơi giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các cơng trình cơng cộng khác của
địa phương.
Đối với các cơng trình cơng cộng do các tổ chức được công nhận là pháp
nhân hoặc do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì khơng thống kê vào đối tượng
Uỷ ban nhân dân cấp xã sử dụng.
Tổ chức khác là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: Tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở tôn giáo và các tổ chức khác không phải là
cơ quan, đơn vị của Nhà nước, không phải là tổ chức kinh tế.
Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài là nhà đầu tư nước ngồi hoặc
tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất; bao gồm
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, tổ chức nước ngồi
có chức năng ngoại giao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).
2.1.5. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng đất các tổ chức kinh
tế
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn, mọi hoạt động của con
người đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên
của một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển,
dân số tăng, q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con
người đối với đất đai cũng ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì
ln có xu hướng tăng. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những

người sử dụng đất và giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy để sử dụng
đất có hiệu quả và bền vững, quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách
và cần thiết. Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả
nước. Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều
kiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác,
quản lý đất đai cịn có vai trò quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi
ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác
quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững. Do đó quản lý, sử dụng đất đai là một trong những hoạt động quan
trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý, sử
dụng đất của các tổ chức kinh tế nói riêng (Ngyễn Hải Dương, 2012; Đỗ Khắc
Định, 2013; Phạm Minh Giáp, 2014; Nguyễn Huy Hoàng, 2014).
9


2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC
Từ thập niên 80 trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến
đáng kể. Nền kinh tế tự cung, tự cấp đã dần chuyển sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần với định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ kinh tế quốc doanh
chiếm đa số thì đến nay kinh tế tư nhân, liên doanh liên kết phát triển đóng vai trị
khơng thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực
đó thì vấn đề đặt ra với cơ quan quản lý đất đai là làm thế nào để đáp ứng được
nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng của các ngành sản xuất và của đời sống
nhân dân. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng giải
quyết. Sự quan tâm đó được thể hiện qua Luật đất đai và hàng loạt các văn bản của
Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan. Cụ thể như:
Luật Đất đai năm 1993 quy định hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất
đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và giao đất không thu tiền

sử dụng đất đối với đất sản xuất nơng nghiệp cho hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp, tổ chức trong nước sử dụng khơng vì mục đích lợi nhuận. Hình
thức cho th đất đối với các đối tượng như: Tổ chức kinh tế trong nước; Tổ chức
nước ngồi có chức năng ngoại giao.
Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998, có bổ sung hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế trong nước đối với các dự án xây dựng
kinh doanh nhà ở và các dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Luật Đất đai năm 2003, quy định cụ thể về hình thức cho thuê đất như sau:
Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được lựa chọn giữa thuê đất trả tiền một
lần và trả tiền hàng năm. Đối với chính sách giao đất khơng thu tiền sử dụng đất,
Điều 33, mục 3, Chương 2 của Luật Đất đai năm 2003 quy định 07 trường hợp
được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, trong đó phần lớn diện tích đất
giao tập trung vào 2 đối tượng sau: các tổ chức được giao đất nông nghiệp nghiên
cứu thí nghiệm, thực nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp và đất chuyên dùng giao
cho các tổ chức xây dựng trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp, quốc phịng, an ninh
và các mục đích cơng cộng khơng có mục tiêu lợi nhuận.
Để cụ thể hóa những nội dung trên Chính phủ và các Bộ, ngành có liên
quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như sau:

10


-

Nghị định số 85/CP của Chính phủ ngày 17 tháng 12 năm 1996 quy định

việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996;
-


Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành

Luật Đất đai năm 2003;
-

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 quy định việc

sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
-

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ

quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
-

Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy

định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư.
-

Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

luật đất đai 2013.
-

Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về


bồi thường, hỗ trợ tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
Trong thực tế hiện nay một phần khơng nhỏ diện tích đất của các tổ chức
kinh tế đã bị sử dụng vào các mục đích khác hoặc không phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất như: Cho thuê, bỏ hoang không sử dụng hoặc bị tổ chức, cá nhân lấn
chiếm, chiếm dụng…
Để từng bước khắc phục tình trạng trên, ngày 14 tháng 12 năm 2007 Thủ
tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ đất đang
quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với mục
tiêu tổng hợp và đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng quỹ đất được nhà nước
giao đất, cho thuê đất; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp quản lý, sử dụng hiệu
quả hơn đối với quỹ đất này (TTg CP, 2007).

11


2.3. NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT

Đất đai tham gia vào sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, thơng qua q
trình đưa đất vào sử dụng và luân chuyển các mục đích sử dụng đất được thực hiện
bằng hình thức giao đất, cho thuê đất. Đối với chính sách giao đất cho các đối
tượng sử dụng đất có 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất
khơng thu tiền sử dụng đất. Hình thức cho thuê đất gồm cho thuê đất trả tiền một
lần cho cả thời gian thuê và thuê đất trả tiền hàng năm.
Trong thực tế hiện nay một phần khơng nhỏ diện tích đất trên đã bị các tổ
chức sử dụng vào các mục đích khác hoặc không phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất như: Cho thuê, bỏ hoang không sử dụng hoặc để bị lấn chiếm, chiếm dụng,…
Ngày 01 tháng 08 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số
21/2014/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 với mục tiêu tổng hợp và đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng quỹ đất

được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Qua kết quả thực hiện Chỉ thị số 21/2014/CT-TTg có một số vấn đề tồn tại
trong việc sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê như sau: Sử
dụng khơng đúng mục đích được giao, được th; cho mượn, cho thuê, chuyển
nhượng trái phép, sử dụng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, bỏ hoang
không sử dụng hoặc bị tổ chức cá nhân chiếm dụng,... Về phía các cơ quan quản lý
nhà nước cũng còn những điều bất cập như: diện tích đất trong quyết định giao đất,
cho th đất khơng trùng với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cấp cho tổ chức, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá thấp, khả
năng chuẩn hóa dữ liệu để quản lý bằng phần mềm chun ngành cịn gặp rất
nhiều khó khăn,...
Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử
dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong
quản lý sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân.
2.3.1. Chính sách giao đất
- Căn cứ giao đất
Giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành
chính cho người có nhu cầu sử dụng đất. Việc giao đất dựa vào các căn cứ theo
như sau: (Điều 52, Luật Đất đai năm 2013).

12



Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đối tượng giao đất

Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất dưới hai hình thức là giao đất
khơng thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Và một trong các
đối tượng được giao đất là các tổ chức gồm: UBND xã, cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế và tổ chức ngoại giao.
Nếu như việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là để đảm bảo
lợi ích chính đáng của người trực tiếp lao động sản xuất, bảo vệ tốt quỹ đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Nhằm bảo đảm cho hoạt động bình
thường của các cơ quan Nhà nước hoặc sử dụng đất vào lợi ích chung, lợi ích cơng
cộng... Thì việc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là đảm bảo nguồn thu
ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Điều 54 của Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:


Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại
Điều 129 của Luật đất đai;


Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất

là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng khơng nhằm mục đích kinh
doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 55 của Luật đất đai;

Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng
cơng trình sự nghiệp;


Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án
của Nhà nước;

Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất
phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật đất đai;

13


Theo Điều 55 của Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất trong các trường hợp sau đây:
 Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

Người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán
kết hợp cho thuê;

Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa
trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
- Thời hạn giao đất
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì thời hạn giao đất được chia theo
loại đất sử dụng đất gồm đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn.

Theo Điều 125 Luật Đất đai năm 2013, người được sử dụng đất ổn định lâu
dài trong các trường hợp sau đây:
 Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;


Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều
131 của Luật đất đai;
 Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;


Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà khơng phải là đất được Nhà nước giao có
thời hạn, cho thuê;

Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật
này; đất xây dựng cơng trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp cơng lập chưa tự chủ
tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật đất đai;
 Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
 Đất cơ sở tơn giáo quy định tại Điều 159 của Luật đất đai;
 Đất tín ngưỡng;


Đất giao thơng, thủy lợi, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng

cảnh, đất xây dựng các cơng trình cơng cộng khác khơng có mục đích kinh doanh;

14


×