Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đối với cây trồng và biện pháp thích ứng của người dân tại huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.87 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG VĂN KHẢI

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐỐI VỚI

CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU - TỈNH
NGHỆ AN

Ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đồn Văn Điếm

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, Ngày ……. Tháng.....Năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Văn Khải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Đồn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn các cán bộ trạm Khí tượng Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An, Ủy ban
nhân dân huyện Quỳnh Lưu, cán bộ và cộng đồng dân cư tại các xã Quỳnh Bá, xã
Quỳnh Tam, xã Quỳnh Minh về sự hợp tác nhiệt tình đồng thời đã tạo điều kiện cho
tơi hồn thành đề tài ở địa phương trong thời gian qua. Cuối cùng mình xin chân thành
cảm ơn bạn bè và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ mình trong suốt
thời gian học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày ……. Tháng.....Năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Văn Khải


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Giả thuyết khoa học.................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.


Yêu cầu nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Một số kiến thức về hạn hán..................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm hạn hán..................................................................................................... 4

2.1.2.

Các nguyên nhân gây ra hạn hán.............................................................................. 5

2.1.3.

Biến đổi khí hậu và hạn hán...................................................................................... 6

2.2.

Diễn biến của hạn hán thế giới và việt nam............................................................ 8

2.2.1.

Tình hình hạn hán trên Thế giới............................................................................... 8

2.2.2.


Tình hình hạn hán ở Việt Nam................................................................................ 12

2.3.

Tác động hạn hán đến sản xuất nông nghiệp........................................................ 15

2.4.

Tổng quan phương pháp đánh giá hạn hán........................................................... 17

2.5.

Nhận thức và giải pháp thích ứng của người dân với hạn hán trong sản
xuất nông nghiệp....................................................................................................... 22

2.5.1.

Khái niệm, phân loại nhận thức.............................................................................. 22

2.5.2.

Khái niệm thích ứng................................................................................................. 24

2.5.3.

Các biện pháp thích ứng với hạn hán của người dân.......................................... 24

Phần 3. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu................................................................ 28

iii



3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 28

3.2.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 28

3.3.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 28

3.3.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp..................................................................... 28

3.3.2.

Thu thập số liệu sơ cấp............................................................................................. 28

3.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 33
4.1.

Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................. 33


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 33

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế................................................................................... 41

4.1.3.

Đánh giá chung.......................................................................................................... 42

4.2.

Biểu hiện của hạn hán trên địa bàn nghiên cứu.................................................... 43

4.2.1.

Diễn biến của hạn hán giai đoạn 1997 – 2017 tại huyện Quỳnh Lưu...............43

4.2.2.

Hạn hán theo kịch bản BĐKH đến năm 2030...................................................... 46

4.3.

Nhận thức của người dân về hạn hán và các giải pháp thích ứng trong
trồng trọt tại huyện quỳnh lưu................................................................................ 49


4.3.1.

Nhận thức về ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất ...................................... 49

4.3.2.

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của hạn hán đến diện tích gieo
trồng nơng nghiệp..................................................................................................... 51

4.3.3.

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của hạn hán đến sâu bệnh................. 54

4.3.4.

Hạn hán ảnh hưởng tới thời vụ sản xuất nông nghiệp......................................... 55

4.3.5.

Người dân vẽ sơ đồ khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán................................. 56

4.3.6.

Lịch thời vụ và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới hoạt động

sản xuất nơng nghiệp................................................................................................ 60
4.3.7.

Các giải pháp thích ứng của người dân đối với hạn hán trong sản xuất
nông nghiệp tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An............................................ 61


4.4.

Đề xuất giải pháp thích ứng với hạn hán trong sản xuất nơng nghiệp cho
huyện quỳnh lưu - tỉnh nghệ an.............................................................................. 64

4.4.1.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các
giải pháp thích ứng của người dân với hạn hán................................................... 64

4.4.2.

Sơ đồ Venn về vai trò của các tổ chức thích ứng với hạn hán ........................... 68

4.4.3.

Đề xuất giải pháp thích ứng với hạn hán có hiệu quả cao. ................................. 69

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 72
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 72

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 73


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 74
Phụ lục....................................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp thiệt hại do hạn hán gây ra từ năm 1950-2016 .....................12
Bảng 2.2. Các yếu tố về khí tượng trong tháng 5 năm 2010 tại một số trạm ở miền
Trung 15
Bảng 2.3. Các mức khô hạn phân theo chỉ số MAI.......................................................... 19
Bảng 2.4. Mức khô hạn xác định theo chỉ số ẩm Sharma................................................ 20
Bảng 2.5. Các cấp khô hạn và đặc điểm vật lý tương ứng ............................................... 20
Bảng 2.6. Các cấp khô hạn phân theo chỉ số khô hạn tháng............................................ 21
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá tình trạng khơ hạn ở các khu vực ........................................ 22
Bảng 3.1. Thơng tin các buổi họp nhóm tại địa phương .................................................. 30
Bảng 3.2. Các cấp chỉ số ẩm (MI) và đặc điểm khí hậu................................................... 30
Bảng 3.3. Tương quan giữa số giờ nắng và bức xạ quang hợp....................................... 31
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu ................................ 39
Bảng 4.2. Phân bố các cấp chỉ số ẩm (MI) theo tháng giai đoạn 1997-2017 ................ 45
Bảng 4.3. Tần suất các cấp ẩm theo tháng trong giai đoạn 1997 - 2017 (%) ................45
Bảng 4.4. Mức thay đổi nhiệt độ và lượng mưa theo kịch bản BĐKH (B2) ................47
Bảng 4.5. Các cấp chỉ số ẩm ở các thập kỷ 2020 và 2030 theo kịch bản B2 ................ 48
Bảng 4.6. Năng suất thống kê các loại cây trồng chính tại huyện Quỳnh Lưu giai
đoạn 2010 – 2017

51

Bảng 4.7 Diêṇtıch́ một số cây trồng huyện Quỳnh Lưu tại 2 thời điểm......................52

Bảng 4.8. Quan điểm của người dân về sâu bệnh hại trên cây lúa khi gặp hạn hán ....55
Bảng 4.9. Lịch thời vụ gắn với các hiện tượng thời thiết cực đoan trong năm ............60
Bảng 4.10. Chiến lược thích ứng với hạn hán tại xã Quỳnh Tam .................................... 62
Bảng 4.11. Chiến lược thích ứng với hạn hán tại xã Quỳnh Minh .................................. 63
Bảng 4.12. Chiến lược thích ứng với hạn hán tại xã Quỳnh Bá ....................................... 64
Bảng 4.13. Phân tích SWOT một số biện pháp thích ứng với hạn hán ........................... 65

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ phân bố số lượng hạn hán theo quốc gia giai đoạn 1986 -2015 .......9
Hình 2.2. Kết quả tổ hợp các mơ hình cho kịch bản số ngày khô hạn của IPCC
(2007) trong thế kỷ 21 10
Hình 2.3: Bản đồ hạn hán năm 1998.................................................................................. 14
Hình 4.1. Sơ đồ của huyện Quỳnh Lưu............................................................................. 33
Hình 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu năm 2017.................................... 38
Hình 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Lưu năm 2017.................................................. 41
Hình 4.4. Biểu đồ nhiệt độ huyện Quỳnh Lưu giại đoạn 1997 - 2017.......................... 44
Hình 4.5. Biểu đồ lượng mưa hàng năm huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 1997 - 2017 . .44
Hình 4.6. Tác động của hạn hán đối với từng loại cây trồng tại huyện Quỳnh
Lưu, Nghệ An 49
Hình 4.7. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng hạn hán đến năng suất cây
trồng chính năm 2017 50
Hình 4.8. Nhận thức người dân về ảnh hưởng hạn hán đến diện tích gieo trồng ........53
Hình 4.9. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của hạn hán đến sâu bệnh............54
Hình 4.10. Sơ đồ khu vực bị hạn hán tại xã Quỳnh Minh – huyện Quỳnh Lưu ............56
Hình 4.11. Sơ đồ khu vực bị hạn hán tại xã Quỳnh Tam – huyện Quỳnh Lưu ..............57
Hình 4.12. Sơ đồ khu vực bị hạn hán tại xã Quỳnh Bá – huyện Quỳnh Lưu ................59
Hình 4.13. Sơ đồ Venn về vai trị của các chủ thể thích ứng với hạn hán ......................69


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

TNMT

Tài nguyên Môi trường

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Văn Khải
Tên luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đối với cây trồng và biện pháp thích
ứng của người dân tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
-

Đánh giá tình trạng hạn hán khí hậu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An giai đoạn


1997 – 2017 và biện pháp thích ứng của người dân đối với hạn hán trong trồng trọt.

Đề xuất được giải pháp thích ứng hiệu quả cao nhằm giảm thiểu rủi ro do hạn
hán gây ra tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm thu thập số liệu thứ cấp
về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Quỳnh Lưu, số liệu trạm khí tượng
huyện Quỳnh Lưu từ 1997 - 2017; phương pháp phỏng vấn người dân bằng phiếu điều
tra và thảo luận nhóm. Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu, trong đó các xã Quỳnh Bá,
Quỳnh Minh, Quỳnh Tam là những xã có nhiều diện tích bị hạn được lựa chọn. Điều
tra mỗi xã 30 hộ theo phương pháp khối ngẫu nhiên. Tổ chức các buổi họp nhóm 5 - 6
người có độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm sản xuất khác nhau với các công cụ thảo
luận gồm vẽ sơ đồ các thôn xã, thiết lập lịch thời vụ gieo trồng và hiện tượng khí hậu
cực đoan; giải pháp thích ứng với hạn hán trong sản xuất lúa, rau màu (ICRAF, 2015)
… Xử lý số liệu bằng phần mềm excel, đánh giá biểu hiện của hạn hán thông qua chỉ
số ẩm (MI) bằng các cơng thức thống kê.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá biểu hiện của hạn hán tại huyện Quỳnh Lưu từ năm 1997 đến 2017
cho thấy, cây trồng thường gặp tình trạng thiếu ẩm quanh năm. Thời gian bị hạn hán
thường xảy ra rét đậm, rét hại tại địa phương, nên khả năng cung cấp ẩm cho cây trồng
hạn chế, đặc biệt khoảng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau ở các mức thiếu ẩm đến thiếu
ẩm nghiêm trọng gây khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, nguy cơ hạn hán
xảy ra nhiều còn do sự xuất hiện giảm dần những cơn mưa trái mùa vào mùa đơng. Tình
trạng thiếu ẩm ở mức độ nhẹ hơn đã gặp phải vào mùa hè. Những năm gần đây việc thiếu
ẩm trong mùa hè cũng đang tăng lên do biến đổi khí hậu, nhiệt độ khơng khí tăng cao,
mùa nóng kéo dài hơn.Hạn hán thời kỳ này gây tác động mạnh mẽ đến lúa và rau

ix



màu, tuy nhiên tùy theo loại cây trồng mà hạn hán làm giảm năng suất và chất lượng
sản phẩm nông nghiệp với mức độ khác nhau.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến hệ thống cây trồng chính và các biện
pháp thích ứng trong sản xuất nơng nghiệp của người dân huyện Quỳnh Lưu cho thấy
các giải pháp thích ứng của người dân cịn bị động và ít hiệu quả. Qua kết quả nghiên
cứu thu được chúng tôi đề xuất các giải pháp thích ứng bao gồm biện pháp quản lý tốt
nguồn nước và tưới tiêu hợp lý; sử dụng các giống cây trồng chống chịu hạn hán và
giá lạnh; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng; xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ
thuật canh tác tiên tiến và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về thích
ứng với hạn hán.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Mr. Khai Van Truong
Thesis title: “Evaluating the impacts of drought on crop and adaptation measures of
people in Quynh Luu District, Nghe An Province”
Major: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of droughts in Quynh Luu District, Nghe An Province for the
period of 1997-2017 and adaptation measures for drought in cultivation.
Propose the high effective adaptation measures to minimise the risk caused by
droughts in Quynh Luu District, Nghe An Province.
Materials and Methods
Topics used in the main research methods included: collecting secondary data on

natural, economic and social characteristics in Quynh Luu district, data of Quynh Luu
district meteorological station from 1997 to 2017; interviewing people methods with
questionnaires and group discussions. The total number of questionnaires was 90, of
which Quynh Ba, Quynh Minh, and Quynh Tam communes were selected with a large
drought-stricken area. Investigating 30 households by random block method.
Organizing group meetings with 5-6 people of various ages, sexes and production
experiences, with discussion tools including village mapping, crop calendaring and
extreme weather phenomena. Solutions for drought adaptation in rice production,
vegetable production (ICRAF, 2015) ... Data processing by excel software, evaluation
of drought expressions through moisture index (MI) by statistical formula.
Main findings and conclusions
The results of the evaluation of drought in Quynh Luu district from 1997 to 2017
showed that the crop is often lack of moisture throughout the year. The drought often
occurs in the cold and damage cold so that the ability to provide moisture for crops is
limited, especially from October to May next year at the level of dehydration to severe
dehydration which causes difficulties in agricultural production. In addition, the risk of
drought is greater due to the presence descending unseasonal rains in winter.The shortage
of moisture at the lower level has occurred in the summer. In recent years, the shortage of
moisture in summer is also increasing due to climate change, the air temperature rises, the

xi


hot season lasts longer. The drought in this period has a strong impact on rice and
vegetables. However, depending on the type of crops, the drought had its own effects
at varying degrees, reducing the yield and quality of agricultural products.
The results of the evaluation of drought impact on drought on the main
cropping system and adaptation measures in agricultural production of people in
Quynh Luu District showed that their adaptation measures are passive and ineffective.
Based on the results of our study, we propose adaptation measures, including good

management of water resources and irrigation; use of drought tolerant and cold
varieties; crop restructuring; making and developing advanced cultivation techniques;
propagandizing and improving people's awareness of adaptation to drought.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp là năng suất cao, phẩm chất
tốt và bền vững cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tối ưu hoá nhu
cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng, khắc phục các yếu tố ngoại cảnh bất
thuận. Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm
hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dịng
chảy sơng suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới
đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm mơi trường suy
thối…Hạn hán có tác động to lớn đến sản xuất nơng nghiệp, mơi trường phát triển
kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến
đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. Hạn hán tác
động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư
hoang dã, làm giảm chất lượng khơng khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các tác
động này có thể kéo dài và khơng khơi phục được. Tác động đến sản xuất nông
nghiệp như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng
cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nơng
nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các
lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp
nhiều khó khăn trong q trình vận hành (Phan Đức Hải, 2008).
Việt Nam là một nước có khí hậu nhịêt đới gió mùa, sự biến động khí hậu
hàng năm là rất lớn. Đặc biệt thời gian gần đây, do biến đổi khí hậu khu vực và
tồn cầu, hiện tượng Elnino gây ra hạn hán nghiêm trọng ở nước ta. Theo Trung

tâm nghiên cứu khí tượng nơng nghiệp, trên lãnh thổ Việt Nam hình thành 2 mùa
hạn là hạn mùa Đông và hạn mùa Hè. Hạn mùa Đông hình thành ở Bắc Bộ, Nam
Bộ và Tây Nguyên, hạn mùa Hè thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung,
đặc biệt là Bắc Trung bộ. Hạn hán có tác đông sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp.
Hạn hán làm giảm năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm, có thể gây ra
mất mùa cục bộ hoặc trong phạm vi cả nước. Trong vụ Hè thu, hạn hán gây nhiều
thiệt hại đối với cây trồng vì nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây
trồng. Nước chứa trong các tế bào thực vật để duy trì các hoạt động sinh

1


lý, sinh hoá diễn ra hàng ngày. Nước được xem như là một thành phần quan trọng
xây dựng nên cơ thể, là dung môi đặc hiệu cho các phản ứng hoá sinh, là yếu tố
điều chỉnh nhiệt độ cho cây trồng... Nhu cầu nước của cây trồng thay đổi theo các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Khi nhu cầu nước khơng được đáp ứng thì cân
bằng nước trong cây bị phá vỡ, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý như quang
hợp, hơ hấp, vận chuyển, tích lũy chất hữu cơ và cuối cùng làm giảm năng suất và
chất lượng.
Đối với đất, khi thiếu nước, hạn hán xảy ra thì các tính chất cơ lý của đất
như độ chặt, tính dính, tính dẻo, tính trương co, tính liên kết ..., các tính chất hố
học đặc biệt là sự hồ tan các chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng bị ảnh hưởng
trực tiếp. Dẫn tới số lượng, chất lượng hoa màu bị giảm hoặc mất trắng.
Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở trung khu vực Bắc Trung
bộ với diện tích tự nhiên 44.068,89 ha, dân số 279.977 người; có 33 đơn vị hành
chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn), 406 thơn, bản, khối phố. Huyện có tuyến đường
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 537 đi qua. Địa hình
đa dạng, phức tạp được chia làm ba vùng gồm miền núi bán sơn địa; đồng bằng và
ven biển. Cơ cấu dân cư đa dạng, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Hằng
năm, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã xảy ra tình trạng hạn hán trên địa

bàn huyện, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số loại
cây trồng và đời sống người dân. Để duy trì năng suất và chất lượng nơng sản
người dân Quỳnh Lưu cũng đã có nhiều giải pháp thích ứng trong sản xuất nơng
nghiệp song cịn bị động và hiệu quả thích ứng thấp. Sản xuất nơng nghiệp vẫn còn
chịu nhiều thiệt hại do hạn hán gây ra (UBND huyện Quỳnh Lưu, 2017).
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự phân công của khoa Môi
Trường- Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được sự động viên của UBND huyện
Quỳnh Lưu, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Văn Điếm, em tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đối với cây trồng và biện pháp
thích ứng của người dân tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hạn hán có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh
Nghệ An, trong khi nhận thức của người dân ở đây cịn thấp và chưa có giải pháp
thích ứng phù hợp với hạn hán.

2


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
-

Đánh giá tình trạng hạn hán khí hậu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

giai đoạn 1997 – 2017 và biện pháp thích ứng của người dân đối với hạn hán trong
trồng trọt.
Đề xuất được giải pháp thích ứng hiệu quả cao nhằm giảm thiểu rủi ro do
hạn hán gây ra tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-


Phạm vi khơng gian: tồn bộ địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An.

Phạm vi thời gian: đánh giá hạn hán từ năm 1997 đến năm 2017, đánh giá giải
pháp thích ứng của người dân tại thời điểm hiện tại.
-

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán khí

hậu và giải pháp thích ứng đối với cây trồng ngắn ngày hàng năm. Do điều kiện có
hạn nên đề tài khơng đề cập đến tình trạng nhiễm mặn đất do hạn hán gây nên.
1.5. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn nghiên cứu.

Xác định được các chỉ tiêu đánh giá hạn hán, diễn biến hạn hán trong
khoảng thời gian năm 1997 – 2017 và kịch bản biến đổi hạn hán đến năm 2030 do
biến đổi khí hậu...
Tìm hiểu các giải pháp thích ứng với hạn hán của người dân trong trồng
trọt và nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng giải pháp thích ứng của người dân.
-

Đề xuất được các giải pháp chủ động và thích ứng có hiệu quả cao, nâng

cao năng lực thích ứng đối với hạn hán cho người dân địa bàn nghiên cứu.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ HẠN HÁN
2.1.1. Khái niệm hạn hán
Hạn là một hiện tượng bình thường, mang tính quy luật. Hạn xuất hiện hầu
như ở tất cả các vùng khí hậu với các đặc trưng rất khác nhau từ vùng này đến
vùng khác (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2007). Từ những năm 1980 đã có hơn 150
khái niệm khác nhau về hạn. Một số khái niệm khác về hạn:
- “Hạn hán là kết quả của sự thiếu hụt lượng mưa tự nhiên trong một thời
kỳ dài, thường là một mùa hoặc lâu hơn” (Wilhite, 2000).
- “Hạn là một thời kỳ thời tiết khô dị thường đủ dài do thiếu mưa và gây
nên sự mất cân bằng nghiêm trọng về nước; hoặc là sự thiếu mưa trong
một thời kỳ dài gây nên sự thiếu nước cho nhiều hoạt động của các nhóm
ngành và nhóm mơi trường” (Trần Thục, 2008).
Nhưng nhìn chung hạn hán là tình trạng thiếu hụt mưa trong một thời gian
tương đối dài.Tuy nhiên, hạn hán khác với khô cằn. Hạn là một dị thường tạm thời,
khác với sự khô cằn ở vùng ít mưa và là đặc tính thường xuyên của khí hậu
(Nguyễn Văn Thắng và cs., 2007).Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn
hán được phân làm 4 loại:
-

Hạn khí tượng: Thiếu hụt lượng mưa trong cán cân lượng mưa - bốc hơi;

nhất là trong trường hợp liên tục mất mưa. Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần
thu và lượng bốc hơi tiêu biểu cho phần chi của cán cân nước. Do lượng bốc hơi
đồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ ẩm nên
hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khơ ráo.
-

Hạn thủy văn: Dịng chảy sơng suối giảm rõ rệt, mực nước trong các tầng

chứa nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thủy văn chịu ảnh hưởng của

nhiều yếu tố khác: nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu, dịng chảy mặt.
-

Hạn nơng nghiệp: Thiếu hụt nước mưa dẫn tới mất cân bằng giữa lượng

nước thực tế và nhu cầu nước của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn
sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc khơng thích nghi của cây
trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên...

4


Hạn kinh tế - xã hội: Thiếu hụt nguồn nước cấp cho các hoạt động kinh tế
- xã hội.
2.1.2. Các nguyên nhân gây ra hạn hán
Nguyên nhân khách quan:
-Hạn hán xuất hiện khi thời tiết bất thường như nhất thời thiếu hụt lượng
mưa hoặc lượng mưa nhận được thường xuyên ít ỏi. Hạn hán được cho là do
những nguyên nhân sau (Nguyễn Đức Ngữ và cs., 2002):
Hạn hán xảy ra do mưa rất ít, lượng mưa nhận được khơng đáng kể trong
một thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng khá phổ biến trên các vùng
khơ hạn và bán khô hạn.
-

Hạn hán do lượng mưa trên khu vực trong một thời gian dài thấp hơn rõ rệt

so với mức nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra cả ở nhiều vùng mưa.

Lượng mưa tuy khơng ít lắm, nhưng trong một thời gian dài trước đó
khơng mưa hoặc lượng mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi

trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có
sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của
hạn hán phụ thuộc vào định loại về hạn hán.
Hiện tượng El Nino cũng tác động rõ rệt đến tình trạng hạn hán. Những
năm có xảy ra hiện tượng El Nino, lượng mưa giảm, nhiệt độ bức xạ mặt trời tăng
lên, bốc hơi tăng mạnh nên dễ gây hạn hán (như Bangladet). Ở Việt Nam, năm
1998 xảy ra hiện tượng El Nino dẫn tới hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nguyên.
Nguyên nhân chủ quan: một số nguyên nhân khác từ hoạt động của con
người cũng có thể gây ra tình trạng hạn hán. Trước hết là do tình trạng phá rừng
bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn tới cạn kiệt nguồn nước; do việc trồng cây
không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước làm cho việc sử dụng
nước quá nhiều, dẫn tới việc cạn kiệt nguồn nước; công tác quy hoạch sử dụng
nước, phân bố cơng trình thủy lợi khơng phù hợp, làm cho nhiều cơng trình khơng
phát huy được tác dụng, vùng cần nhiều nước lại bố trí cơng trình nhỏ và ngược
lại; bên cạnh đó hạn hán thiếu nước là do khơng đủ nguồn nước và thiếu những
biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng….. Mức
độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước ngày càng cao do nguồn
nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người (Nguyễn
Đức Ngữ và cs., 2002).

5


2.1.3. Biến đổi khí hậu và hạn hán
2.1.3.1. Biến đổi khí hậu (BĐKH)
Biến đổi khí hậu (BĐKH – Climate Change): là sự biến đổi trạng thái của
khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời
gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngồi, hoặc do hoạt động của con người
làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (IPCC,

2007).
Kịch bản biến đổi khí hậu – Climate scenario: là giả định có cơ sở khoa học
và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã
hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý
rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó
đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.
Thích nghi (với khí hậu) – Acclimatization: q trình con người và động vật
trở nên thích ứng với các điều kiện khí hậu khơng quen thuộc. Với nghĩa rộng hơn,
nó hàm ý sự điều chỉnh để hợp với mọi mơi trường vật lý và văn hóa mới, và
thường khó phân biệt rõ rệt các hiện tượng khí hậu với các nhân tố khác. Trong
nghĩa hẹp hơn của khoa Sinh lý khí hậu học, sự thích nghi kéo theo những thay đổi
thực sự trong cơ thể con người do những ảnh hưởng của khí hậu. Nó đi đôi với sự
giảm căng thẳng về sinh lý khi cơ thể tiếp tục tiếp xúc với những điều kiện mới.
Những sự điều chỉnh tạm thời diễn ra đối với những thay đổi thời tiết theo mùa và
hàng ngày. Nhưng khi một người chuyển sang một khí hậu khác, sự thích nghi lâu
dài hơn dần dần diễn ra. Nhiệt độ là yếu tố có ý nghĩa lớn nhất trong việc thích
nghi (Nguyễn Văn Thắng, 2010).
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các
cơ hội do nó mang lại (bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2008).
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu – Climate change mitigation: là các hoạt động
nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính giãn nở nhiệt của các đại
dương (bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
2.1.3.2. Hạn hán và BĐKH
Hạn hán – Drought: một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi giáng thủy dưới

6



mức trung bình nhiều, khiến mức nước hạ thấp và cây cối chết. Thời kỳ có thời tiết
khơ kéo dài như vậy thường lâu hơn dự tính, dẫn tới những mất mát rõ rệt cho
cộng động (tổn thất mùa màng, thiếu cung cấp nước).
Hiệu ứng nhà kính – Greenhouse Effect: hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của
khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ phát xạ sóng dài từ mặt đất bởi
mây và các khí như hơi nước, cácbon điơxit, nitơ ơxit, mêtan và
chlorofluorocacrbon, làm giảm lượng nhiệt thốt ra khơng trung từ hệ thống trái
đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30 độ C
.

so với khi khơng có các chất khí đó. (Nguyễn Văn Thắng , 2010) .
Theo IPCC (2007), nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần
o

o

0,74±0,18 c kể từ 1906 đến 2005, tốc độ tăng 50 năm cuối TB là 0,13±0,03 C mỗi
thập kỷ. Ở Nam cực: tháng 3-2002 khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng ngàn
mảnh. Ở Bắc cực: Mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đơi so với
1992, diện tích băng tan 655.000 km2. Hơn 110 sông băng và những cánh đồng
băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua...
0

Từ 1976 dến nay nhiệt độ bề mặt trái đất tăng mạnh, trung bình 0,18 C/1 thập
0

kỷ. Thập kỷ 1997-2006 nhiệt độ Bắc bán cầu tăng 0,53 C, Nam bán cầu tăng
0

0,27 C so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ bề mặt

o

trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 4 c, mực nước biển sẽ dâng thêm từ 28-43 cm (có
thể nhanh và cịn cao hơn) (IPCC, 2007).
Theo UNDP (2010), tác động chính của BĐKH đến các vùng như sau:


Nam Á mùa đông khô hơn, mùa hè ẩm ướt hơn, mưa ít nhưng những trận

mưa lớn lại nhiều hơn ở phía Bắc Pakistan, Bắc và một phần phía Tây, miền Trung
Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar. Dòng chảy cũng biến động theo mùa, cao vào mùa
hè, thấp vào mùa đông.
Theo Elizabeth Simelton (2013), hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận
Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới
khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập
kỷ tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho rằng, tới năm
2020, sẽ có từ 75 – 250 triệu dân châu Phi khơng có nước sử dụng, và sản lượng
nơng nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%.

Tây Á lượng mưa tăng ở các mùa, lượng mưa có xu hướng tăng dày hơn,
ít mưa ở Nam Trung Quốc, nhiều ở Tây Bắc Trung Quốc. Trung Quốc

7


thuộc nhóm nước “rủi ro cao”.
Đơng Nam Á thì lượng mưa tăng ở hầu hết các nơi, biến đổi rõ rệt theo mùa
ở từng vùng. Một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến
đổi khí hậu. Phi-lip-pin thiệt hại 230 triệu USD về nông nghiệp do cơn bão Bo-Pha
gây ra năm 2012, Thái Lan mất khoảng 25% sản lượng gạo do lũ lụt năm 20112012, gây ảnh hưởng lớn tới giá lương thực thế giới. Ở Việt Nam đợt rét 20072008 đã làm chết 33.000 gia súc.

Các nước Nam Âu đang đối mặt với nguy cơ hạn hán có thể dẫn tới cháy
rừng, sa mạc hóa, cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa bởi những trận lũ lớn do
mực nước biển dâng cao và băng giá mùa đông khốc liệt.
Theo kết quả đánh giá Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ
bị tổn thương nhất trước tác động của Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT, 2016).
Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường (2009), biến đổi khí hậu đã và đang tác
động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão
lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung
bình nước ta tăng khoảng 0.5°C 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.
Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung
bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập
kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung
bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6°C. Năm 2007, nhiệt độ
trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là
0,8 - 1,3°C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,5°C (Bộ TN&MT, 2008.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu).
Xu hướng biến đổi lượng mưa khơng rõ rệt, có giai đoạn tăng và có giai
đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở
các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong
50 năm qua (1958-2007) đã giảm khoảng 2% (Bộ TN&MT, 2008. Chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu).
2.2. DIỄN BIẾN CỦA HẠN HÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình hạn hán trên Thế giới
Trong những thập kỷ gần đây hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây
nhiều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh

8


thái. Theo thống kê trung bình mỗi năm, trên thế giới có khoảng 21 triệu ha đất bị

khơ hạn biến thành đất khơng cịn năng suất kinh tế. Hạn hán nghiêm trọng nhất là
ở những vùng khô hạn và bán khô hạn. Các vùng này tập trung ở 4 châu lục: châu
Phi (hầu hết diện tích của châu lục này bị khơ hạn, gấp 3,3 lần diện tích khơ hạn
cịn lại của thế giới), châu Á (Tây Á, Nam Á, Tây Nam Á, Trung Á, Bắc Trung
Quốc), châu Úc (80% diện tích châu Úc) và châu Mỹ (Bắc Mỹ chủ yếu ở Tây kinh
tuyến 980T và Nam Mỹ gồm từ xích đạo đến vĩ tuyến 350N và một số vùng khác
như: Đơng Brazil, Bắc Colombia và Venezuela), (WMO, 1994).

Hình 2.1. Bản đồ phân bố số lượng hạn hán theo quốc gia
giai đoạn 1986 -2015
Nguồn: EMDAT (2016)

Theo IPCC 2007, trên phạm vi tồn cầu, các vùng rất khơ đã tăng hơn gấp
đôi từ những năm 1970 do sự kết hợp của các sự kiện ENSO và sự ấm lên bề mặt,
trong khi các vùng ẩm ướt giảm khoảng 5%. Theo Báo cáo đặc biệt về quản lý rủi
ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí
hậu của IPCC (2012), hạn hán được dự tính sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn, các đợt
hạn kéo dài hơn ở một số khu vực như Nam Âu và Tây Phi; ngược lại, ít hơn ở khu
vực Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc. IPCC cũng cho rằng các hoạt động của con người có
tác động đáng kể đến diễn biến hạn hán trong thế kỷ 20. Trong giai đoạn 1950 2016, theo số liệu của EM-DAT, đã có 669 sự kiện hạn hán báo cáo trên tồn thế
giới. Có một xu hướng rõ ràng rằng trong những thập kỷ qua, các sự kiện hạn hán
xảy ra thường xuyên. Xu hướng này dự kiến sẽ tăng lên trong thế kỷ 21.

9


Trong báo cáo lần thứ 4 của IPCC (2007a) đưa ra các kết quả đánh giá xu thế
biến đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn theo số liệu quan trắc. Trong đó, thời kỳ
1995 - 2006 có đến 12 năm được xếp hạng là nóng nhất trong lịch sử quan trắc 150
năm. Mức độ tăng nhiệt độ của thời kỳ 2001 - 2005 so với thời kỳ 1850 - 1999 là

0

0

0,76 C (phân bố từ 0,57 đến 0,95 C ở các vùng khác nhau trên trái đất). Nhiệt độ
cao xuất hiện nhiều hơn và nhiệt độ thấp có tần suất giảm, số ngày nóng và sóng
nhiệt xảy ra nhiều hơn. Hơn nữa, trong báo cáo này, IPCC cho rằng sông băng và
núi tuyết đã giảm đi đáng kể ở cả Bắc và Nam Bán cầu. Lượng mưa có xu thế gia
tăng ở các khu vực vĩ độ cao và giảm ở các khu vực vĩ độ thấp. Hạn hán nghiêm
trọng hơn và dài hơn kể từ những năm 1970, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới và
vĩ độ trung bình, bao gồm cả tần suất và mức độ kéo dài (Hình 1.2).

Hình 2.2. Kết quả tổ hợp các mơ hình cho kịch bản số ngày khơ hạn
của IPCC (2007) trong thế kỷ 21
Nguồn: IPCC (2007a)

Trong những thập kỉ qua, thế giới đã trở nên dễ bị hạn hán hơn và các cuộc
khủng hoảng do hạn hán liên tục đe dọa sẽ lan rộng, nghiêm trọng và thường
xuyên hơn do BĐKH. Cụ thể về tình hình hạn hán ở một số nơi trên thế giới được
thể hiện như sau:
Trong 40 năm vừa qua, ở châu Âu có một số đợt hạn hán lớn, hạn hán năm
1976 (Bắc và Tây Âu), 1989 (hầu hết châu Âu), 1991, 2003 (phần lớn của châu
Âu). Kể từ năm 1991, tác động của hạn hán đến nền kinh tế trung bình hàng năm
là 5,3 tỷ Euro, hạn hán vào năm 2003 ít nhất là 8,7 tỷ Euro (Mishra and Singh,

10


2010). Hạn hán mùa hè năm 2015 đã ảnh hưởng đến phần lớn lục địa châu Âu và
là một trong những hạn hán khắc nghiệt nhất trong khu vực kể từ mùa hè 2003.

Tất cả các khu vực ở châu Phi đều chứng kiến hạn hán trầm trọng trong vài
thập kỷ qua, ví dụ như hạn hán năm 2010 - 2011 ở Đông Phi, hạn hán 1999 - 2002
ở Bắc Phi, hạn hán 2001 - 2003 ở Nam Phi và hạn hán liên tục ở Sahel trong
những năm 1970 và 1980 (Masih, Maskey). Trong khoảng từ năm 2003 đến năm
2013, hạn hán ở Châu Phi vùng hạ Sahara đã ảnh hưởng tới 27 quốc gia và gần
150 triệu người (EM-DAT, 2014), FAO ước tính rằng thiệt hại về sản xuất cây
trồng và vật nuôi do những hạn hán này lên tới 23,5 tỷ USD.
Theo số liệu của Trung tâm giảm nhẹ hạn hán quốc gia Mỹ, hàng năm hạn
hán gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 6 - 8 tỷ USD (so với 2,41 tỷ USD do
lũ và 1,2 - 4,8 tỷ USD do bão). Đợt hạn hán lịch sử ở Mỹ xảy ra vào năm 1988 gây
thiệt hại lên đến 61 tỷ USD và khoảng 100.000 người chết do những biến chứng từ
nắng nóng. Trong nửa sau của năm 2012, hơn một nửa diện tích đất của Hoa Kỳ bị
hạn hán vừa và lớn. Tại một số tiểu bang của Mỹ, năm 2012 là một trong những
năm khơ nhất trong lịch sử (NOAA, 2013). Theo tính tốn của Liên Hiệp Quốc,
đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác
ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được.
Khoảng 135 triệu người có nguy cơ phải rời bỏ nhà cửa đi kiếm sống ở nơi khác
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Á là khu vực bị thiên tai
hạn hán nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua, tại châu Á hạn hán xảy ra ở nhiều
nước Trung Đông và đặc biệt là Nam Á. Hạn hán dưới tác động của El Nino vào
năm 1997 - 1998 đã gây cháy rừng trên diện rộng ở Indonesia, không chỉ làm thiệt
hại rất lớn về kinh tế của nước này mà cịn là một thảm họa mơi sinh cho nhiều
nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tại Ấn Độ vào năm 2014, lượng mưa theo mùa
giảm khoảng 12% so với bình thường, ảnh hưởng đến sản lượng lương thực 10
triệu tấn. Vào năm 2015, lượng mưa theo mùa thấp hơn khoảng 14% so với bình
thường, mực nước trong hồ chứa giảm 30%. Khoảng 40 phần trăm của tất cả các
quận được tuyên bố là bị ảnh hưởng bởi hạn hán (RIMES, 2015).
Hiện tượng khơ hạn và nắng nóng do El Nino 2015 - 2016 đã gây thiếu
nước và tàn phá mùa màng nghiêm trọng ở các nước châu Á. Hạn hán kéo dài tại
nhiều nước châu Á đã làm thiệt mạng hơn 300 người cũng như thiệt hại hàng


11


chục tỷ USD tại các nước Thái Lan, Campuchia và Ấn Độ, 22 trong số 76 tỉnh của
Thái Lan bị hạn hán nặng.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp thiệt hại do hạn hán gây ra từ năm 1950-2016
Châu lục
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Nguồn: EM-DAT (2016)

2.2.2. Tình hình hạn hán ở Việt Nam

Việt Nam, hạn hán là thiên tai đứng hàng thứ 3 về mức độ gây thiệt hại chỉ
sau bão và lũ. Hạn hán ảnh hưởng đến đời sống xã hội và gây nhiều thiệt hại về
dân sinh, kinh tế và môi trường. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hạn hán đã liên
tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước, trong đó hạn hán nặng trên diện rộng
thường xảy ra theo chu kỳ 5 năm 1 lần. Vùng cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ,
Trung Bộ, miền núi Trung Du Bắc Bộ, Tây Nguyên...là những khu vực thường
xuyên bị hạn hán với mức độ nghiêm trọng nhất. Các kịch bản về biến đổi lượng
mưa trong thế kỷ 21 cho thấy, lượng mưa mùa mưa ở Trung Bộ tăng lên 5 - 10%
nhưng lượng mưa mùa khô lại giảm 0 - 5%. Như vậy, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn
vào mùa khơ.
Theo Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2008) hạn hán những
năm trước đây thường theo một chu kỳ nhất định là nắng hạn xuất hiện và kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm và có nhiệt độ từ 35 - 37ºC, tháng cao nhất của

nắng hạn là vào tháng 5, nhưng trong những năm gần đây do tác động của BĐKH
nên hạn hán xuất hiện sớm hơn và nhiệt độ tăng cao, nắng hạn xuất hiện bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 trong năm, nhiệt độ từ khoảng 39 - 41ºC.

Việt Nam, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đợt hạn nặng đã xuất hiện
nhiều hơn ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta; trong đó, tần suất hạn cao chủ yếu tập
trung vào các tháng thuộc vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè

12


×