Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.03 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐÌNH KHẢI

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG,
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hịa Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn


Vũ Đình Khải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhân được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư; Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hịa Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Đình Khải

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ........................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn............................................... 4

1.5.1.

Về lý luận............................................................................................................ 4

1.5.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng.................................. 5

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng....................................... 15

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng ........................ 27

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 29

2.2.1.

Kinh nhiệm quản lý dự án xây dựng của một số địa phương tại tỉnh Hịa
Bình .................................................................................................................. 29
iii


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cao Phong trong quản lý dự án
đầu tư xây dựng ................................................................................................ 32

2.2.3.


Tổng quan các nghiên cứu liên quan ................................................................ 32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 34

3.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 34

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan tới luận văn .......... 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 37

3.2.2.


Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 38

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích ................................................................. 40

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 42
4.1.

Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong,
tỉnh Hịa Bình.................................................................................................... 42

4.1.1.

Khái qt chung về các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao
Phong ................................................................................................................ 42

4.1.2.

Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao
Phong ................................................................................................................ 47

4.1.3.

Đánh giá chung thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án
ĐTXD huyện Cao Phong .................................................................................. 75


4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn huyện Cao Phong .......................................................................... 81

4.2.1.

Cơ chế, chính sách ............................................................................................ 81

4.2.2.

Nguồn lực tài chính cho dự án .......................................................................... 82

4.2.3.

Năng lực của các cơ quan quản lý các dự án đầu tư xây dựng ......................... 83

4.2.4.

Năng lực của nhà thầu xây dựng ...................................................................... 85

4.2.5.

Năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án......................................................... 87

4.3.

Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình ........................................ 88


4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 88

iv


4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng ở huyện Cao
Phong ................................................................................................................ 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 100
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

5.2.1.

Kiến nghị với UBND huyện Cao Phong và UBND tỉnh Hịa Bình............... 101

5.2.2.

Kiến nghị với các Bộ, nghành Trung ương và Chính Phủ. ............................ 101


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 102

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATLĐ

An toàn lao động

BQL

Ban Quản lý

CĐT

Chủ đầu tư

DNXD

Doanh nghiệp xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng


DA XDCTGT

Dự án xây dựng cơng trình giao thơng

NSNN

Ngân sách nhà nước

MSHH

Mua sắm hàng hóa

QLDA

Quản lý dự án

TVGS

Tư vấn giám sát

XDCB

Xây dựng cơ bản

XL

Xây lắp

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về đất đai của huyện Cao Phong năm 2018 ............ 34
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động huyện Cao Phong, giai đoạn 2016-2018 .......... 35
Bảng 3.3. Kết qua phát triển kinh tế -xã hội huyện Cao Phong, giai đoạn 20162018.............................................................................................................. 36
Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 38
Bảng 3.5. Bảng phân bổ mẫu điều tra .......................................................................... 39
Bảng 4.1. Các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thơng được lập tại
huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình (2016-2018) ............................................ 42
Bảng 4.2. Các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thơn được lập tại huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình (2016-2018) ....... 44
Bảng 4.3. Các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực dân dụng, hạ tầng kỹ thuật
được lập tại huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình (2016-2018) ........................ 45
Bảng 4.4. Tổng hợp các dự án đầu tư tại huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình, giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................... 47
Bảng 4.5. Tổng dự tốn xây dựng cơng trình đường bãi sét đi xóm Um B, xã
Yên Thượng ................................................................................................. 54
Bảng 4.6. Tiến độ thi công của các dự án xây dựng khảo sát thuộc quản lý của
Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong .............................................. 57
Bảng 4.7. Tổng dự toán xây dựng cơng trình: Nhà lớp học và phịng học chức
năng trường tiểu học Đơng Phong ............................................................... 60
Bảng 4.8. Tình hình nghiệm thu của một số dự án xây dựng khảo sát thuộc Ban
quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong ...................................................... 62
Bảng 4.9. Thực trạng bố trí nhân lực cho 3 dự án khảo sát tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện Cao Phong .............................................................. 65
Bảng 4.10. Thực trạng bố trí nhân lực của nhà thầu thi công 3 dự án nghiên cứu

tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng tỉnh
Hịa Bình ...................................................................................................... 67
Bảng 4.11. Thương thảo vật liệu chính đưa vào cơng trình Hồ Đập Đại, xã Thu
Phong ........................................................................................................... 68

vii


Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về chất lượng
cơng trình ..................................................................................................... 70
Bảng 4.13. Tổng mức đầu tư trước khi thẩm định và sau khi thẩm định 03 dự án
đã chọn thuộc Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong ....................... 73
Bảng 4.14. Tình hình nghiệm thu của một số dự án xây dựng thuộc Ban quản lý
dự án ĐTXD huyện Cao Phong ................................................................... 74
Bảng 4.15. Thực trạng giá trị thanh quyết toán của 03 dự án đã chọn thuộc quản
lý của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong .................................... 75
Bảng 4.16. Số lượng cán bộ tham gia quản lý dự án ở 3 dự án khảo sát tại Ban
Quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong ..................................................... 83
Bảng 4.17. Bố trí sắp xếp nhân sự tại Ban quản lý dự án về mảng quản lý dự án ........ 84
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về năng lực nhà
thầu xây dựng Ý kiến đánh giá .................................................................... 86
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về năng lực đơn
vị tư vấn lập dự án........................................................................................ 87

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.


Chu trình quản lý dự án ............................................................................... 10

Hình 2.2.

Mối quan hệ giữa ba mục tiêu thành phần thời gian, chi phí và kết
quả................................................................................................................ 12

Hình 2.3.

Q trình phát triển các mục tiêu thành phần quản lý dự án ....................... 13

Hình 4.4.

Một số giải pháp hồn thiện cơng tác QLDA tại Ban quản lý dự án
ĐTXD huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình .................................................... 89

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung quản lý chất lượng .............................................................. 19
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quản lý chi phí ................................................................................... 21
Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý chất lượng cơng trình tại Ban QLDA ............................. 66
Sơ đồ 4.2. Quy trình quản lý thanh quyết tốn cơng trình tại Ban quản lý dự án
ĐTXD huyện Cao Phong ............................................................................. 74

x


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1.

Tình trạng chung phân bổ vốn đầu tư cho các dự án tại huyện Cao Phong ......... 44

Hộp 4.2.

Cơng tác kiểm tra sức khỏe và an tồn lao động chưa được chú trọng đúng
mức............................................................................................................................... 64

Hộp 4.3.

Quản lý an tồn lao động cho cơng nhân chưa được quan tâm đúng mức........... 64

Hộp 4.4.

Quy định về đền bù và giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập ............................ 82

Hộp 4.5.

Chính sách cịn nhiều bất cập .................................................................................... 82

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Đình Khải
Tên luận văn: Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao
Phong, tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đối với huyện Cao Phong, thời gian gần đây cơng tác đầu tư xây dựng có nhiều
chuyển biến đáng kể: Đã đầu tư xây dựng nhiều dự án cơng trình quan trọng, cải thiện
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân
dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong trong những năm qua, nhận thấy những vấn đề
như: Đầu tư chưa đồng bộ, tiến độ thực hiện dự án chậm, chất lượng cơng trình chưa
đảm bảo, cơng tác thanh quyết toán kéo dài, năng lực của các nhà thầu xây dựng còn
chưa đáp ứng được yêu cầu. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích
thực trạng quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh
hưởng và đề xuất giải pháp, tôi thực hiện đề tài: "Tăng cường quản lý dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình".
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Cao Phong trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp từ kết quả điều tra 90 mẫu gồm các đối tượng có liên quan đến quản lý dự án đầu tư
xây dựng các cơng trình tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích thơng tin truyền thống như thống kê mô
tả, phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự
án và làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu và kết luận chính:
Nghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết gồm: khái niệm, vai trò và đặc điểm về
quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nội dung quản lý dự
án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản


xii


lý dự án của một số địa phương ở tỉnh Hịa Bình, một số bài học kinh nghiệm được rút
ra nhằm làm cơ sở cho đề xuất giải pháp cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Cao Phong.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước đã chỉ ra những mặt đạt được: Trình tự lập, phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng chặt chẽ, công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư được thực hiện
tương đối hiệu quả, công tác quản lý chi phí dự án đầu tư thực hiện tương đối tốt việc
thanh quyết toán khối lượng nghiệm thu. Tuy nhiên còn một số hạn chế trong quản lý
như: Chưa có biện pháp hiệu quả đơn đốc việc nhà thầu thi công xây dựng chậm tiến độ
của dự án. Đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án thiếu về con người để thực hiện quản lý các
dự án. Thời gian thanh quyết tốn cịn chậm, cần đẩy mạnh cơng tác thanh quyết toán.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong gồm: Nguồn nhân lực và năng lực của cán bộ
tham gia quản lý dự án; năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án; năng lực nhà thầu thi
công; cơ chế chính sách.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn huyện Cao Phong trong thời gian tới gồm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thực hiện dự án và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án; Hoàn thiện quy trình quản lý
tiến độ thực hiện các dự án; Tăng cường quản lý chất lượng cả về thiết kế và thi cơng
cơng trình; Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án; Hoàn thiện và
đẩy nhanh cơng tác thanh quyết tốn.

xiii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Vu Dinh Khai
Thesis title: Strengthening the management of construction investment projects in Cao
Phong district, Hoa Binh province
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Recently, in Cao Phong district, construction investment has made significant
changes: It has invested in construction of many important construction projects,
improved technical infrastructure, economic development of people. However, the
process of implementing construction investment management at the Management
Board of construction investment projects of Cao Phong district in recent years,
recognized issues such as: Investment is not synchronized, implementation progress The
project is slow, the quality of the works is not guaranteed, the payment and payment is
prolonged, the capacity of the construction contractors has not met the requirements. In
order to have a systematic view on the basis of analyzing the situation of construction
investment management from the state budget, affecting factors and proposing
solutions, I studied the thesis title: "Strengthening the management of construction
investment projects in Cao Phong district, Hoa Binh province".
General Research objective: This study aims to assess the status of construction
investment project management at Cao Phong Construction Investment Project
Management Board, from which propose solutions to enhance the management of
construction investment projects. at Cao Phong Construction Investment Project
Management Board in the coming years.
Research Methods: Research using secondary and primary data from the 90sample survey results including objects related to the management of construction
investment projects of the Cao Phong construction investment Project Management
Board. The study used traditional information analysis methods such as descriptive
statistics and comparative methods to clarify the current status of investment project
management at the Project Management Board and as a basis for proposing solutions to

increase Strengthen management in the future.
The study has built a theoretical framework including: the concept, role and
characteristics of construction investment project management from the state budget
capital, the content of construction investment project management from the state
budget. State, factors affecting the management of construction investment projects
xiv


from the state budget. Based on the research on management experience of construction
investment projects funded by the state budget at the project management board of some
localities in Hoa Binh province, some lessons learned to serve as basis Department
proposed solutions for the Management Board of construction investment projects of
Cao Phong district.
Researching, analyzing and evaluating the current situation of management of
construction investment projects funded by the state budget has shown the following
achievements: Strict order and approval of construction investment projects and
management The quality of investment projects has been implemented relatively
efficiently, the cost management of investment projects has been relatively well done in
the settlement and acceptance of the accepted volume. However, there are still some
limitations in management such as: There is no effective measure to urge the
construction contractors to delay the progress of the project. The project management
staff is short of people to implement the project management. Payment time is still
slow, need to promote the settlement.
The study showed that the main factors affecting the management of
construction investment projects in Cao Phong district include: Human resources and
capacity of staff involved in project management; capacity of the project consulting
unit; construction contractor capacity; policy mechanisms.
The proposed solutions to enhance the management of construction investment
projects in Cao Phong district in the coming time included: Improving the quality of
human resources for project implementation and perfecting the project management

apparatus ; Complete the process of managing project implementation progress;
Strengthen quality management both in design and construction of works; Improve the
quality of contractor selection for projects; Complete and accelerate the settlement.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo
dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phần
tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn
với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói một cách
khác, Quản lý dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản
lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, khơng có sự lặp lại, nó khác hồn
tồn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản
xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và
được xác định rõ ràng cơng việc. Trong khi đó cơng việc của quản lý dự án và
những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng
và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, tiến độ
khác nhau, con người khác nhau... và thậm chí trong q trình thực hiện dự án cịn
có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự
án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có cơng thức nhất định.
Hiện nay, cơng tác quản lý dự án đang ngày càng được chú ý và mang
tính chun nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mơ, chất lượng cơng trình và
năng lực cũng như tham vọng của chính Chủ đầu tư. Kinh nghiệm đã cho thấy
cơng trình có u cầu cao về chất lượng, hoặc cơng trình được thiết kế xây dựng
theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế... sẽ địi hỏi một
ban quản lý dự án có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên

nghiệp và hiệu quả. Những yêu cầu khách quan đó vừa là thách thức lại vừa là cơ
hội cho các cá nhân và tổ chức tư vấn trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý dự
án từ nước ngồi, đó chính là động lực phấn đấu và tích luỹ kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản lý dự án còn mới mẻ và nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn theo Nghị định số
95/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 15/3/2002. Huyện có vị trí nằm giữa tỉnh Hịa Bình, có diện tích tự nhiên
25.527,83 ha, gồm 12 xã và 01 thị trấn. Dân số của huyện có trên 43 nghìn
người, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 72%, dân tộc kinh chiếm 24%, còn lại

1


là các dân tộc khác. Địa hình của huyện phân bố thành 03 vùng chính: vùng cao,
vùng giữa và vùng lịng hồ Sơng Đà. Địa bàn huyện nằm dọc Quốc lộ 6 và Quốc
lộ 12B, có hệ thống cảng thủy nội địa thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hóa, giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội. Với độ cao trên 250m so với mặt nước biển, huyện
có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu phù hợp với việc phát triển chăn nuôi đại
gia súc và các loại cây cơng nghiệp, cây ăn quả có múi. Trên địa bàn huyện có
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có sức thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, huyện Cao Phong một huyện của tỉnh Hòa Bình
- một tỉnh miền núi Tây Bắc với cơ sở hạ tầng xây dựng cơ bản còn nghèo nàn đã
và đang được đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn khác nhau. Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện Cao Phong được thành lập từ ngày 04/01/2016 theo Nghị
định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng của
Chính phủ là đơn vị duy nhất trên địa bàn huyện được thực hiện nhiệm vụ quản
lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Cao
Phong. Do mới thành lập, hiện nay công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong chưa có nhiều kinh
nghiệm, năng lực cán bộ cịn nhiều hạn chế, nhiệm vụ phân cơng và trách nhiệm

chưa rõ ràng... cần có các giải pháp tăng cường để có thể quản lý các dự án một
cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong, đề xuất giải pháp
nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư.
- Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện
Cao Phong.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng trên
địa bàn huyện Cao Phong.

2


- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên
địa bàn huyện Cao Phong trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện
Cao Phong diễn ra như thế nào?
- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý
dự án ĐTXD huyện Cao Phong?
- Cần làm gì nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự
án ĐTXD huyện Cao Phong trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu thực hiện khảo sát các đối tượng sau:
- Các cơng trình xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong do Ban Quản lý
dự án đầu dư xây dựng huyên Cao Phong làm chủ đầu tư.
- Các cơ quan, đơn vị tham gia quản lý dự án trên địa bàn huyện Cao Phong.
- Các cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu
dư xây dựng huyên Cao Phong.
- Các đơn vị tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Tư vấn lập dự
án, thiết kế, đầu thầu, thi công, …).
- Đơn vị quản lý cơng trình sau khi kết thúc đầu tư.
- Các cơ chế, chính sách có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Cao Phong.
- Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và sử dụng các số liệu
liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình xây
dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án huyện Cao Phong
trong 3 năm trở lại đây (Năm 2016-2018).
+ Dữ liệu được phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập năm 20162018, số liệu điều tra năm 2018.

3


- Về nội dung: Tập trung làm rõ tình hình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư, kết thúc đầu tư và đánh giá kết quả đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất
các giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu
tư xây dựng huyện Cao Phong.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước về khái niệm,

vai trò, nội dung nghiên cứu, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây
dựng và vận dụng vào công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý
dự án ĐTXD huyện Cao Phong; từ những nội dung đó, Luận văn nghiên cứu và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản
lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự
án ĐTXD huyện Cao Phong trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài
liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý địa phương trong việc ra quyết định
nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý đối với các dự án đầu tư
xây dựng từ nguồn NSNN tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1.1.1. Các khái niệm
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Những
dự án đầu tư phải thông qua hoạt động xây dựng mới thực hiện được mục đích
đầu tư được gọi là dự án đầu tư xây dựng cơng trình (Bùi Ngọc Tồn, 2004).
Theo định nghĩa tại mục 15, điều 3 của Luật Xây dựng số năm 2014 thì
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn
để tiến hành hoạt động xây dựng để xây mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây
dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây

dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - Kỹ
thuật đầu tư xây dựng” (Quốc hội, 2014).
Mục đích của việc lập, thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp Chủ đầu tư,
giúp các cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định đầu tư, cấp Giấy phép đầu tư, lựa
chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi
ích kinh tế - xã hội mà dự án đầu tư mang lại.
Cơ sở pháp lý của quản lý quá trình này là: (a) Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước; (b) Quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng
thời kỳ; (c) Luật pháp và các chính sách hiện hành.
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ.
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một
thời gian dài.

5


Trên góc độ kế hoạch hố, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm
tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầy tư là một hoạt động kinh
tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hố nền kinh tế nói chung.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên
quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc
tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng
các nguồn lực xác định.
Một dự án đầu tư thường bao gồm 4 thành phần chính:

- Mục tiêu của dự án thể hiện ở hai mức: Mục tiêu phát triển là những lợi
ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục
đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
- Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ
các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được
các mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng
với lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế
hoạch làm việc của dự án.
- Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành
các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn
đầu tư cần thiết cho dự án.
Trong 4 thành phần trên thì các kết quả đạt được coi là cột mốc đánh dấu
tiến độ của dự án. Vì vậy trong các quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên
theo dõi các kết quả đánh giá đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực
tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc
biệt quan tâm.
2.1.1.2. Phân loại dự án và Quản lý nhà nước đối với dự án xây dựng
Dự án được phân loại như sau:
a) Theo quy mơ và tính chất
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ
trương đầu tư;

6


- Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.
b) Theo nguồn vốn đầu tư
- Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN);

- Dự án vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn của tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
Ngồi quy định nêu trên thì tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà
nước còn quản lý theo các quy định sau đây:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành phần, Nhà
nước quản lý tồn bộ q trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu
tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự tốn, lựa chọn nhà thầu, thi cơng
xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình vào khai thác sử dụng;
+ Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.
Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và QLDA theo các
quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, CĐT tự
quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức
quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn
nhất trong tổng vốn đầu tư.
+ Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án
thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc
thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần quản lý, thực hiện như
một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người
quyết định đầu tư quyết định (Chính phủ, 2015).
2.1.1.3. Vòng đời của dự án
Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
rõ ràng nên dự án có một vịng đời.


7


Vòng đời của Dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ
ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc Dự án.
Thơng thường, các dự án đều có bốn giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành
dự án, Giai đoạn phát triển, Giai đoạn thực hiện và quản lý, Giai đoạn kết thúc.
- Giai đoạn hình dự án có các cơng việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban
đầu, xác định quy mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án,
xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;
- Giai đoạn nghiên cứu – phát triển: xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện
và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác
định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án;
- Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): thông tin tuyên truyền,
thiết kế quy hoạch và kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, đấu thầu xây
dựng và tổ chức thi cơng xây dựng, quản lý và kiểm sốt;
- Giai đoạn kết thúc: hồn thành cơng việc xây dựng, các hồ sơ hồn cơng,
vận hành thử cơng trình, giải thể nhân viên, kiểm tốn và tất tốn.
2.1.1.4. Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng
Để thực hiện một dự án đầu tư cần trải qua 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn hình thành dự án, chuẩn bị đầu tư;
- Giai đoạn thực hiện dự án;
- Giai đoạn thi công xây dựng;
- Giai đoạn kết thúc, bàn giao.
Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn trên có
các cơng việc cụ thể như sau:
a) Giai đoạn hình thành dự án, chuẩn bị đầu tư:
- Tìm kiếm và xác định cơ hội đầu tư: Xác định hiện trạng pháp lý của khu
vực xây dựng; Đánh giá khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế của khu vực xây
dựng; Làm việc với đơn vị chủ quản để thống nhất chủ trương hợp tác đầu tư;

- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý tham gia đầu tư: Xin giới thiệu hoặc thoả
thuận địa điểm; Xin thoả thuận với Quận – Huyện, Phường – Xã, cũng như chủ
trương đầu tư của UBND tỉnh – thành phố.
- Xin thông tin quy hoạch kiến trúc khu vực xây dựng như: tính chất sử
dụng khu vực xây dựng, mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng… Đây là những cơ

8


sở quan trọng để thiết kế cơng trình.
- Lập bản đồ khảo sát địa hình TL 1/500 và các số liệu kỹ thuật khu đất.
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
b) Giai đoạn thực hiện dự án:
- Lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết hoạch xin quy hoạch của khu
vực xây dựng ở Sở Xây dựng.
- Thẩm định phương án quy hoạch (nếu tự lập).
- Lựa chọn phương án thiết kế cơ sở.
- Xin công văn thoả thuận các chuyên ngành: về điện, nước, cáp quang,
môi trường, đấu nối…
- Khảo sát địa chất, địa hình cơng trình.
- Thẩm định thiết kế cơ sở.
- Trình phê duyệt hồ sơ dự án đầu tư.
- Xin giao đất hoặc thuê đất.
- Thành lập Ban QLDA hoặc thuê tư vấn QLDA.
- Thiết kế các bước tiếp theo: thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
- Xin cấp phép xây dựng.
- Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, cung cấp thiết bị.
c) Giai đoạn thi công xây dựng:
- Thi cơng xây dựng.

- Giám sát thi cơng cơng trình.
- Nghiệm thu cơng trình.
- Nghiệm thu, thanh tốn các hợp đồng.
d) Giai đoạn kết thúc, bàn giao:
- Bàn giao công trình.
- Cơng tác bảo hành cơng trình.
- Cơng tác vận hành, quản lý và khai thác cơng trình.
- Quyết tốn vốn đầu tư xây dựng.
2.1.1.5. Khái niệm quản lý dự án
a) Khái niệm và bản chất
“QLDA là tác động quản lý của chủ thể quản lý thơng qua q trình lập

9


×