Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và năng suất của một số giốn lúa thuần ngắn ngày chất lượng tại văn lâm hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI THỊ NGỌC

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN NGẮN NGÀY
CHẤT LƯỢNG TẠI VĂN LÂM – HƯNG YÊN

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng
được ai sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm!
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Mai Thị Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn và có được kết quả nghiên cứu này, tơi xin được bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền, người đã trực tiếp, tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện tốt cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ln quan tâm và có những góp ý sâu sắc
trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống,
sản phẩm cây trồng Quốc gia, các cán bộ phòng Khảo nghiệm giống cây trồng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu của mình.
Tơi xin cảm ơn anh chị em cán bộ kỹ thuật tại Trạm khảo kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng Văn Lâm đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Sau cùng là gia đình đã ln động viên khích lệ, tạo điều kiện về thời gian,
công sức và kinh tế, sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn bè để tơi hồn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Mai Thị Ngọc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

1.4.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam ........................................... 3

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .................................................................... 3

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ..................................................................... 5

2.2.

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần, giống lúa chất lượng ............... 9


2.2.1.

Các nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần, giống lúa chất lượng........................ 9

2.2.2.

Một số kết quả của công tác chọn tạo giống lúa thuần chất lượng. .................. 10

2.3.

Cơ sở khoa học về nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa chất lượng, ngắn
ngày .................................................................................................................. 14

2.3.1.

Nguồn gốc phân loại cây lúa ............................................................................ 14

2.3.2.

Những đặc điểm nông sinh học của cây lúa ..................................................... 14

2.3.4.

Những yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa ................................................. 16

2.3.5.

Quan hệ giữa năng suất lúa và các yếu tố liên quan ......................................... 19


2.3.6.

Các chỉ tiêu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo ......... 20

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 25

iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 25

3.2.

Thời gian ........................................................................................................... 25

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 25

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.5.1.


Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 26

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 27

3.5.3

Phương pháp đánh giá ...................................................................................... 27

3.5.4

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 35
4.1.

Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết đến thí nghiệm ............................................... 35

4.2.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh hoc, khả năng sinh trưởng và
phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng tại Văn Lâm-Hưng Yên ...... 35

4.2.1.

Đặc điểm giai đoạn mạ của các giống lúa thuần ngắn ngày chất lượng ........... 35

4.2.2.


Thời gian các giai đoạn sinh trưởng ................................................................. 38

4.2.3.

Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm .............................. 40

4.2.4.

Động thái tăng trưởng chiều cao....................................................................... 42

4.2.5.

Động thái đẻ nhánh của các giống lúa khảo nghiệm ........................................ 45

4.2.6.

Động thái ra lá của các giống khảo nghiệm...................................................... 48

4.2.7.

Một số đặc điểm nông sinh học khác của các giống tham gia thí nghiệm ....... 51

4.3.

Mức độ sâu bệnh hại một số đối tượng sâu bệnh hại chính.............................. 54

4.4.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................... 58


4.5.

Kết quả đánh giá chỉ số diện tích lá và hàm lượng chất khô ............................ 63

4.6.

Chất lượng cơm gạo.......................................................................................... 65

4.6.1.

Chỉ tiêu chất lượng gạo ..................................................................................... 65

4.6.2.

Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ................................................. 69

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 71
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 71

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 72

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73
Phụ lục .......................................................................................................................... 77

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCC

Chiều cao cuối cùng

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động

Đ/c

Đối chứng

FAO

Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực Quốc tế

GT

Nhiệt độ hóa hồ


H/B

Hạt trên bơng

HH/K

Số bơng hữu hiệu trên khóm

IRRI

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

KL1000

Khối lượng 1000 hạt

LSD0,05

Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

PTNT


Phát triển nông thôn

SNHH

Số nhánh hữu hiệu

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VFA

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới những qua năm gần đây ....... 5
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2010- 2017 ................... 8
Bảng 3.1. Danh sách các giống tham gia thí nghiệm ................................................... 25
Bảng 4.1. Đặc điểm giai đoạn mạ của các giống lúa thuần ngắn ngày, chất
lượng vụ Mùa 2018 tại Văn Lâm – Hưng Yên ............................................ 36
Bảng 4.2. Đặc điểm giai đoạn mạ của các giống lúa thuần ngắn ngày, chất lượng
vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm – Hưng Yên ..................................................... 37
Bảng 4.3. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thuần ngắn ngày
chất lượng vụ Mùa 2018 và vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm – Hưng Yên. ....... 39
Bảng 4.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thuần ngắn ngày, chất
lượng trong thí nghiệm tại Văn Lâm –Hưng Yên ........................................ 41

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thuần ngắn
ngày chất lượng vụ Mùa 2018 tại Văn Lâm- Hưng Yên ............................. 43
Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thuần ngắn
ngày chất lượng vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm- Hưng Yên ............................ 44
Bảng 4.7. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thuần ngắn ngày chất lượng vụ
Mùa 2018 tại Văn Lâm- Hưng Yên ............................................................. 46
Bảng 4.8. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thuần ngắn ngày chất lượng vụ
Xuân 2019 tại Văn Lâm- Hưng Yên ............................................................ 46
Bảng 4.9. Động thái ra lá của các giống lúa thuần ngắn ngày chất lượng vụ Mùa
2018 tại Văn Lâm- Hưng Yên ..................................................................... 49
Bảng 4.10. Động thái ra lá của các giống lúa thuần ngắn ngày chất lượng vụ Xuân
2019 tại Văn Lâm- Hưng Yên ..................................................................... 50
Bảng 4.11. Một số đặc điểm nông sinh học khác của các giống lúa thuần ngắn
ngày, chất lượng vụ Mùa 2018 tại Văn Lâm –Hưng Yên ............................ 51
Bảng 4.12. Một số đặc điểm nông sinh học khác của các giống lúa thuần ngắn
ngày, chất lượng vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm –Hưng Yên .......................... 52
Bảng 4.13. Mức độ chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa thuần ngắn ngày,
chất lượng vụ Mùa 2018 tại Văn Lâm- Hưng Yên ...................................... 55

vi


Bảng 4.14. Mức độ chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa thuần ngắn ngày,
chất lượng vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm- Hưng Yên ..................................... 56
Bảng 4.15. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thuần
ngắn ngày, chất lượng vụ Mùa 2018 tại Văn Lâm- Hưng Yên .................... 58
Bảng 4.16. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thuần
ngắn ngày, chất lượng vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm- Hưng Yên .................. 59
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm ............... 63
Bảng 4.18. Đánh giá khả năng tích lũy chất khô ............................................................ 65

Bảng 4.19. Chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm ................................. 68
Bảng 4.20. Kết quả đánh giá chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ................. 69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Thị Ngọc
Tên luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học và năng suất của một số giống lúa
thuần ngắn ngày chất lượng tại Văn Lâm –Hưng Yên
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm nơng sinh học, tiềm năng năng suất của một số giống lúa
thuần chất lượng tại Văn Lâm – Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa thuần tham
gia thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại lúa chính của các giống tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá chất lượng gạo, cơm của các giống thông qua các chỉ số xay xát, phân
tích hóa sinh và thử nếm cơm.
Vật liệu nghiên cứu:
16 giống lúa thuần chất lượng và 01 giống đối chứng Bắc Thơm số 7.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. lần.

Diện tích 1 ơ thí nghiệm: 10 m2 (2m x 5m). Mật độ cấy 50 khóm/ m2, cấy 1 dảnh/khóm.
Nền phân bón (kg/ha): vụ Xuân 100 N + 90 P2O5 + 80 K2O, vụ Mùa 90 N + 90 P2O5 +
80 K2O. Phương pháp gieo cấy là gieo mạ dược; tuổi mạ khi cấy vụ Xuân mạ đạt 4,5 lá,
vụ Mùa cấy khi mạ được 18-20 ngày tuổi.
Kết quả chính và thảo luận
1./. Thời gian sinh trưởng của các giống khảo nghiệm trong vụ Mùa biến động từ
95 - 125 ngày, vụ Xuân từ 116 – 133 ngày, phù hợp với điều kiện tại các tỉnh phía Bắc
nước ta. Chiều cao cây biến động từ 104,5 – 127,2 cm trong vụ Mùa và từ 92,8 – 122,5
cm trong vụ Xuân. Số nhánh hữu hiệu của các giống trong vụ Mùa dao động từ 3,9 –
5,6 nhánh; từ 3,5 – 5 nhánh trong vụ Xuân.Các giống hầu hết đều có sức sống mạ khỏe
đến trung bình, khả năng chống đổ tốt, màu sắc lá chủ yếu là xanh. Có khả năng chống
chịu sâu bệnh khá.

viii


2./. Trong vụ Mùa 2018, Các giống có năng suất thực thu biến động từ 44,4– 66,8
tạ/ha. Vụ Xuân 2019 năng suất thực thu ở mức khá biến động từ 54,1 – 71,4 (tạ/ha).
Hầu hết các giống khảo nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng.
3./. Thông qua kết quả khảo nghiệm, Qua theo dõi các giống khảo nghiệm chọn ra
các giống có triển vọng, có nhiều đặc điểm nông học tốt cho năng xuất ổn định và cao
hơn đối chứng: Gia lộc 97, SHPT15, Kiên Giang 1, DTI13, DTI14.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Mai Thi Ngoc
Thesis title: Evaluation of agro-biological characteristics and productivity of some pure
rice, short-term, quality varieties in Van Lam - Hung Yen

Major: Crop Science

Code: 8620110

Educatinal organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluating agro-biological characteristics, yield potential of some quality pure
rice varieties in Van Lam - Hung Yen.
Materials and Methods
Research content:
- Evaluate some development characteristics of pure rice varieties participating in
the experiment.
- Assessing the level of major rice pests and diseases of the participating varieties.
- Evaluate the components of yield and yield of experimental varieties.
- Assessing the quality of cook rice and rice of the varieties through milling
indexes, biochemical analysis and rice tasting.
Research materials:
16 quality pure rice varieties and 01 control varieties Bac Thom so 7.
Research Methods:
The experiment was arranged in full random blocks (RCB) with 3 replicates.
times. Area of 1 experimental plot: 10 m2 (2m x 5m). Transplanting density: 50 clusters
/ m2, transplanting 1 shoot / cluster. Fertilizer foundation (kg / ha): Spring crop 100 N +
90 P2O5 + 80 K2O, Sunmer season 90 N + 90 P2O5 + 80 K2O.
Main findings and conclusions
1./. The growing time of the trial varieties in the Summer crop varies from 95 to
125 days, the Spring is from 116 to 133 days, in accordance with the conditions in the
Northern provinces of our country. Plant height varies from 104.5 - 127.2 cm in the
Spring season and from 92.8 - 122.5 cm in the Spring season. The number of effective
branches of the varieties in the Summer crop varies from 3.9 to 5.6 branches; from 3.5
to 5 branches in the Spring crop. Most varieties have strong to medium seedling vigor,

good resistance to shedding, the leaf color is mostly green. Able to resist pests quite.

x


2./. In the 2018 Summer crop, the varieties with real yield varied from 44.4 - 66.8
quintals/ha. In the Spring crop of 2019, the actual yield is quite variable from 54.1 to
71.4 (quintal/ha). Most of the experimental varieties have higher actual yield than the
control varieties.
3./. Through the testing results, through monitoring the selected varieties,
promising varieties with many good agronomic characteristics for stable and higher
productivity than Gia Loc 97, SHPT15, Kien Giang 1, DTI13, DTI14.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính trên thế
giới, và là nguồn lương thực chủ yếu của người dân các nước châu Á. Ở Việt Nam,
nền nơng nghiệp trồng lúa nước đã có truyền thống lâu đời, 100% người Việt Nam
sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, cây lúa được coi là cây lương thực có vai
trị quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Có thể nói đối với
người Việt Nam cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực chính mà ngồi ra
cịn là biểu tượng của một nền văn minh, đó là: "Nền văn minh lúa nước".
Sau gần 30 năm đổi mới, một trong những thành tựu lớn nhất của nền
nông nghiệp Việt Nam là sự phát triển của ngành lúa gạo. Đang từ một nước
thiếu lương thực trong thập niên bảy mươi và nửa đầu thập niên tám mươi của
thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo vào năm 1989, chỉ bốn
năm sau khi đổi mới và sau đó đến nay liên tiếp giữ vị trí là một trong những

nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nền nông
nghiệp xuất khẩu Việt Nam là lúa gạo, đồng thời là nguồn thức ăn chính cho hơn
95 triệu dân số trong nước. Vì vậy, lúa gạo có vai trị rất quan trọng trong việc
đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Chúng ta khơng những có đủ lương
thực tiêu dùng trong nước mà còn dư một lượng lớn để phục vụ cho việc xuất
khẩu. Để góp phần vào thành tích to lớn nêu trên, trước hết phải kể đến sự đóng
góp quan trọng của các giống lúa mới cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật và chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp.
Mặc dù đã đạt được thành tựu to lớn nhưng ngành lúa gạo Việt Nam
trong quá trình phát triển đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế. Giá trị gia tăng của
ngành lúa gạo giảm dần do sản xuất và kinh doanh cho hiệu quả thấp, thu nhập
của nông dân trồng lúa giảm sút và không tương xứng với các tác nhân khác
tham gia kinh doanh lúa gạo. Chất lượng gạo của nước ta ở mức thấp và trung
bình, rất khó cạnh tranh với các nước trên thế giới, ngoài ra giá gạo của chúng ta
đang còn thấp. Để tăng sức cạnh tranh lúa gạo trên thị trường quốc tế trong điều
kiện hội nhập kinh tế ngày càng rộng như hiện nay thì việc phát triển lúa gạo
theo hướng bền vững, tăng giá trị trên đơn vị diện tích và nâng cao chất lượng
chính là xu hướng tất yếu.

1


Ðể nâng cao chất lượng lúa gạo thì một trong những khâu quan trọng là
nghiên cứu, khảo nghiệm nhằm đánh giá xác định những giống lúa có chất lượng
giá trị hàng hóa cao hơn, kết hợp với việc xác định các biện pháp kỹ thuật canh
tác phù hợp phát huy được tiềm năng của giống. Nhằm chủ động đề xuất một số
giống lúa thuần có triển vọng trong mạng lưới khảo nghiệm phát triển sản xuất,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học và năng suất của
một số giống lúa thuần ngắn ngày chất lượng tại Văn Lâm –Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định được các giống có đặc điểm nơng sinh học tốt, tiềm năng năng
suất cao, chống chịu khá với sâu bệnh hại và có chất lượng cơm gạo tốt phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng, đề xuất cơ quan tác giả cho phát triển giống.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa thuần
tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại lúa chính của các giống tham gia
thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm.
- Đánh giá chất lượng gạo, cơm của các giống thơng qua các chỉ số xay xát,
phân tích hóa sinh và thử nếm cơm.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học, tiềm năng năng suất của một số giống
lúa thuần ngắn ngày chất lượng tại Văn Lâm- Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu: vụ Mùa 2018 và vụ Xuân 2019
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được đặc điểm hình thái của các giống lúa thuần.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn ra được các giống lúa chất lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới, cây lúa được hơn 250 triệu nơng dân trồng, là lương thực
chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân.

Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg
gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại các nước châu
Mỹ. Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001- 2005 theo FAO năm 2006. Có 114
nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới. Trong đó, châu Phi
có 41 nước trồng lúa, châu Á - 30 nước, Bắc Trung Mỹ - 14 nước, Nam Mỹ - 13
nước, châu Âu - 11 nước và châu Đại Dương - 5 nước. Diện tích lúa biến động
và đạt khoảng 152,000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha. Ấn Độ
là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44,790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước
có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) các loại
lương thực truyền thống chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm
năm loại là lúa mì, lúa gạo, ngơ, kê và đại mạch. Trong đó lúa mì và lúa gạo là
hai loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người. Ngày nay do sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều ngành nghề mới ra đời nhưng chưa có
ngành nào dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được sản xuất lúa gạo
(Bùi Huy Đáp, 1999).
Có thể nói, tình hình sản xuất lúa trên thế giới đang có xu hướng tăng dần
nhưng tăng rất chậm, sản lượng năm 2005 là 623,272 triệu tấn và đến năm 2010 là
660,278 triệu tấn, theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 2015 sản
lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8 triệu tấn) và có xu
thế tăng trong những năm tiếp theo tuy nhiên với tốc độ tăng dân số như hiện nay
cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới đảm bảo
được vấn đề an ninh lương thực của tồn xã hội. Theo đự đốn của FAO, trong vịng
30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên tồn thế giới phải tăng được 56% mới đảm bảo
được nhu cầu lương thực cho mọi người dân (http:// FAO.ORG).
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại

3



Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa
gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.
Sản lượng lúa gạo tại châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản
lượng năm 2014. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu hụt
do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng Trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng 2,7%
so với cùng kỳ năm 2014.
Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn định và đạt 4,1 triệu tấn trong
năm 2015.
Báo cáo trong tháng 3 từ Bộ Nông nhiệp Mỹ (USDA) cho biết sản xuất gạo
trên thế giới trong năm mùa vụ 2017 – 2018 sẽ vượt qua mức kỷ lục của năm
ngoái để ghi nhận sản lượng chưa từng có ở 486,3 triệu tấn.
Trong đó, chủ yếu sản xuất gia tăng tại Ấn Độ, với dự báo đạt khoảng 110
triệu tấn, tăng 5% so với năm ngoái dựa trên số liệu cập nhật cho năm 2017 –
2018 của chính phủ quốc gia này.
Trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam là quốc
gia duy nhất ghi nhận sản xuất giảm nhẹ trong mùa vụ năm 2017, giảm 0,65% so
với năm 2016 xuống 27,4 triệu tấn. Tại Thái Lan và Pakistan, sản lượng gạo
trong mùa vụ 2017 – 2018 được dự báo tăng lần lượt 21,5% và 0,74% lên 19,2
triệu tấn và 6,85 triệu tấn.
Sản xuất gia tăng tại Ấn Độ đã giúp cân bằng khối lượng sụt giảm tại Sri
Lanka, quốc gia có sản lượng hiện dưới mức trung bình trong năm thứ 2 liên tiếp.
Về tiêu thụ gạo trên thế giới, dự báo niên vụ 2017 – 2018 lượng tiêu thụ sẽ
tăng nhẹ 2,88% lên 481,58 triệu tấn, với quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ gạo vẫn là
Trung Quốc, ước đạt 141,45 triệu tấn. Tại Việt Nam, tiêu thụ gạo được dự báo
giảm 2,22% so với năm ngoái xuống 22 triệu tấn.
Theo USDA, thương mại toàn cầu trong niên vụ 2017 – 2018 cũng ghi nhận

mức kỷ lục 47,3 triệu tấn, chủ yếu nhờ xuất khẩu tăng cao tại Ấn Độ.
Trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu, tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam là lớn nhất, tăng 27,5% so với năm ngoái nhưng khối lượng xuất khẩu chỉ đạt
6,49 triệu tấn. Sau đó là Thái Lan, với tăng trưởng xuất khẩu đạt 17,73% lên 11,62

4


triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng được dự báo tăng 9,6% lên 11,22 triệu tấn.
Duy nhất Pakistan ghi nhận xuất khẩu giảm 14,3% so với năm ngoái xuống 3,6%.
Báo cáo cũng cho thấy, lượng gạo cuối vụ trên thế giới cũng sẽ lên đến
143,1 triệu tấn, với Trung Quốc chiếm hơn 66% tổng dự trữ.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới
những qua năm gần đây
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Diện tích
(tr.ha)

155,04
155,63
155,09
160,06
157,98
161,56
162,71
162,26
164,26
162,72
161,38
159,83

Năng suất
(tấn/ha)
4,09
4,12
4,23
4,29
4,34
4,34
4,43
4,52
4,50
4,56
4,58
4,63

Sản lượng
(tr.tấn)

634,27
640,81
656,71
687,46
686,25
701,23
721,60
733,01
739,12
741,48
739,63
740,87
Nguồn: FAOSTAT (2017)

2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm
thức của người dân, nó có vai trị quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo
không chỉ giữ vai trị trong việc cung cấp lương thực ni sống mọi người mà
cịn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt
khác, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển
nên lúa được trồng trên khắp mọi miền của đất nước. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo
ở Việt Nam còn nhiều thách thức trong chiến lược an toàn lương thực, trong sự
đa dạng sinh học của một nền nông nghiệp bền vững đặc biệt là khả năng nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996).
Hiện nay nước ta đã xuất khẩu gạo sang hơn 85 nước trên thế giới, trong đó
Châu Á và Châu Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Việt Nam là nước đứng thứ
hai sau Thái Lan về xuất khẩu gạo và trong tương lai xuất khẩu gạo vẫn là thế
mạnh của nước ta. Độ bạc bụng, chiều dài hạt gạo, hương vị kém… làm cho giá

5



trị xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này
là chưa có được bộ giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Trong khi đó,
xu hướng yêu cầu gạo chất lượng cao trên thị trường châu Á và châu Mỹ ngày
càng tăng. Bên cạnh mục tiêu đề ra năm 2005 cả nước xuất khẩu từ 3,5-3,8 triệu
tấn gạo/năm và năm 2010 xuất khẩu được 4-4,5 triệu tấn gạo/năm thì đề án quy
hoạch 1,5 triệu ha lúa chất lượng cao đạt 5 triệu tấn gạo ngon/năm. (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010).
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 20072017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất
khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu
gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo
xuất khẩu của thế giới (USDA, 2013).
Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh
tế tồn cầu, nhưng người nơng dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị
trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một
nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai
thế giới (Phạm Văn Bính, 2007). Giai đoạn 1989-1995, Việt Nam xuất khẩu bình
quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn
vào năm 2005 và năm 2006- nay đã có một kỷ lục mới trên 7.0 triệu tấn gạo xuất
khẩu. Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc
1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008, và đến 2012 đã đạt 3,8 tỉ
(chưa tính gạo xuất tiểu ngạch khoảng gần 1 triệu tấn). Ngành hàng lúa gạo
không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh
cơng nghiệp hố mà cịn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thơng qua tạo ra
một lượng ngoại tệ thặng dư cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện
đại hố cho nhiều ngành cơng nghiệp. Tổ chức FAO đánh giá thương mại gạo
năm 2012/2013 tăng lên 37,5 triệu tấn, chủ yếu khoảng 60-70% là gạo trắng, hạt
dài, chất lượng cao; thị phần gạo thơm chiếm khoảng 2-3 triệu tấn chiếm khoảng
10%, trong đó gạo thơm Thái Lan chiếm khoảng 1,6-1,8 triệu tấn, gạo Basmati

Ấn độ chiếm khoảng 300 ngàn tấn (FAO, 2013).
Từ năm 2016 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kết quả rất tích cực,
cả về lượng và giá xuất khẩu cũng như cơ cấu chủng loại. Theo đó, xuất khẩu
gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, đạt giá trị 2,62 tỷ
USD, tăng 21,2%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9 USD/tấn, tăng

6


0,7% tương đương 3 USD/tấn so với năm 2016. Còn theo số liệu của Tổng cục
Hải quan, chín tháng đầu năm 2018, cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về
2,48 tỷ USD, tăng 8,5% về khối lượng và 23,25 về giá trị so với cùng kỳ năm
trước. Còn VFA cho hay, tính đến ngày 30-9-2018, hợp đồng đăng ký xuất khẩu
là 5,705 triệu tấn.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong các hiệp định thương mại tự do
Việt Nam đã ký, gạo cũng là một mặt hàng nằm trong diện quan tâm đặc biệt của
các nước nên hàng rào thương mại phi thuế quan dựng lên rất lớn. Theo Tiến sĩ
Đinh Viết Tú, Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo của
Việt Nam nhiều nhất với hơn 1,125 triệu tấn, tương đương 580 triệu USD, chiếm
hơn 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Giá
gạo xuất sang Trung Quốc tăng 15,2%, đạt 515,4 USD/tấn. Kế đến là Indonesia,
đạt 775.434 tấn, tăng đột biến gấp 50,2 lần về lượng và tăng gấp 67,1 lần về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái tương đương 361,91 triệu USD, trong chín
tháng đầu năm nay. Giá xuất khẩu tăng 33,7%, đạt trung bình 469,4 USD/tấn.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã duy trì chế độ nhập khẩu chặt chẽ thơng qua hạn
ngạch, kiểm tra an tồn thực phẩm nghiêm ngặt. Không chỉ Trung Quốc, xu thế
này cũng được các nước khác áp dụng.
Hoạt động xuất khẩu gạo những tháng đầu năm chịu tác động mạnh ở thị
trường Trung Quốc. Việc ba doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn bị tạm dừng tư cách

xuất khẩu cùng với gần đây là việc Trung Quốc nâng thuế nhập khẩu một số chủng
loại gạo từ 5% lên 50% đã ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo sang thị trường này.
“Dự báo chúng ta sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều hàng rào kỹ thuật và
các biến thể của chúng từ các nước nhập khẩu. Những rào cản kỹ thuật này
không chỉ nhằm bảo đảm nguồn lương thực chất lượng, sạch cho người tiêu dùng
mà còn nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu, tránh quá phụ
thuộc vào nguồn cung nước ngồi”, ơng Trần Thanh Hải nhận định.
Xuất khẩu gạo đã duy trì xu hướng tích cực ngay từ đầu năm 2018 nhờ tín
hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp
đồng thương mại. Tại thị trường Indonesia, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký
được các hợp đồng giao cho Bulog với tổng khối lượng 700 nghìn tấn; thị trường
Philippines ký được hợp đồng tập trung giao 130 nghìn tấn; thị trường Cuba ký

7


được hợp đồng tập trung và thương mại giao 400 nghìn tấn. Tại thị trường Iraq,
Cơng ty Liên doanh sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo (V.I.P) trúng thầu cung
cấp 180 nghìn tấn gạo, hay tại thị trường Hàn Quốc, Cơng ty cổ phần Tập đồn
Tân Long trúng thầu 60 nghìn tấn gạo lứt hạt ngắn và mới đây là gạo jasmine hạt
dài cũng góp phần giúp cho xuất khẩu gạo tích cực cả về lượng và giá xuất khẩu.
Xuất khẩu đã góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nơng dân, thậm
chí có thời điểm lo ngại nguồn cung trong nước cạn, Bộ Công Thương đã có văn
bản khuyến cáo các doanh nghiệp cân nhắc kỹ tình hình giá lúa gạo trong nước
trước khi có quyết định bỏ giá thầu trong đợt Cơ quan Lương thực Quốc gia
Philippines mở đấu thầu quốc tế.
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2010- 2017
DIỆN TÍCH
Năm Tổng số


2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Lúa
đơng
xn

SẢN LƯỢNG
Lúa hè
thu và
thu
đơng

(Nghìn ha)
7329,2 2942,1 2349,3
7324,8
7207,4
7400,2
7437,2

7489,4
7655,4
7761,2
7902,5
7816,2
7828,0

2995,5
2988,4
3013,1
3060,9
3085,9
3096,8
3124,3
3105,6
3116,5
3168,0

7737,1
7708,7

3128,9
3117,1

Lúa
mùa

Tổng số

Lúa

Lúa hè
đơng
thu và thu
xn
đơng

Lúa
mùa

2037,8

(Nghìn tấn)
35832,9 17331,6 10436,2

8065,1

2317,4
2203,5
2368,7
2358,4
2436,0
2589,5
2659,1
2810,8
2734,1
2869,1

2011,9
2015,5
2018,4

2017,9
1967,5
1969,1
1977,8
1986,1
1965,6
1790,9

35849,5
35942,7
38729,8
38950,2
40005,6
42398,5
43737,8
44039,1
44974,6
45091,0

9693,9
10140,8
11395,7
11212,2
11686,1
13402,9
13958,0
14623,4
14479,2
15341,3


8567,4
8777,8
9007,2
9042,2
9102,7
9217,3
9487,9
9346,0
9644,9
8658,0

2872,9
2878,0

1735,3
1713,6

43165,1 19646,6 15232,1
42763,4 19415,7 15461,8

8286,4
7886,0

17588,2
17024,1
18326,9
18695,8
19216,8
19778,3
20291,9

20069,7
20850,5
21091,7

Nguồn: Niên giám thống kê (2018)

Sản xuất nông nghiệp trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh
hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ đê bao
tại một số địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ sớm ở Đồng bằng sơng Cửu
Long ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích và năng suất cây trồng.

8


Sản lượng lúa cả năm 2017 ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3 nghìn
tấn so với năm 2016 do cả diện tích và năng suất đều giảm so với năm trước.
Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so với
năm 2016; năng suất lúa cả năm đạt 55,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha.
Sản xuất lúa mùa năm nay, đặc biệt là ở miền Bắc gặp nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh, mưa lớn trên diện rộng đúng thời kỳ xuống
giống, bệnh lùn sọc đen lây lan gây hại suốt thời kỳ lúa sinh trưởng, cuối vụ tiếp
tục chịu tác động của bão, gây ngập lụt nghiêm trọng.
2.2. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA THUẦN,
GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
2.2.1. Các nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần, giống lúa chất lượng
Trước năm 1960, ở Ấn Độ người ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chọn
tạo giống lúa. Kết quả của những cơng trình đó đã đi tới những hướng chọn
giống sau: (Nguyễn Xuân Hiển và cs., 1976).
- Chọn giống có năng suất cao.
- Chọn giống theo khả năng phản ứng mạnh với việc bón nhiều phân.

- Chọn giống theo tính chín sớm.
- Chọn giống chịu nước và chịu úng.
- Chọn giống theo tính chống mặn và chống kiềm của đất.
- Chọn giống theo tính chống hạn.
- Chọn giống theo tính chống đổ.
- Chọn giống lúa khơng rụng hạt.
- Chọn giống lúa để chống lúa dại.
- Chọn giống lúa theo tính chống bệnh.
Tại cuộc hội thảo của các nhà di truyền chọn giống cũng như của các nhà
hóa sinh và hóa học hạt của các nước trồng lúa trên hành tinh được tổ chức vào
tháng 10 năm 1978 ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI đã phân chia chất
lượng lúa gạo thành 4 nhóm: Chất lượng xay xát, chất lượng thương phẩm, chất
lượng nấu nướng và ăn uống, chất lượng ăn uống, cho đến nay bốn nhóm chất
này đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như sản xuất. Trong công
tác lai tạo và chọn giống lúa, các nhà chọn giống rất quan tâm đến các chỉ tiêu
này để chọn tạo được các giống lúa thuần có chất lượng cao. Trong các tài liệu
nói về chiến lược chọn giống lúa của IRRI (1989) đã đề xuất hai hướng chính đó

9


là: Chọn giống lúa lai và chọn giống lúa thuần. Cả hai hướng này đều nhằm chọn
ra những giống lúa có đặc điểm như:
- Có tiềm năng năng suất cao từ 12- 15 tấn/ha
- Có khả năng thích ứng rộng và ổn định về năng suất
- Có khả năng chống đổ tốt, chống rụng hạt.
- Chín sớm để tránh điều kiện mơi trường khó khăn (bão, sâu bệnh).
- Chống chịu tốt với sâu bệnh
- Có chất lượng gạo tốt
Năm 2001, hướng chọn tạo một số đặc chủng chính của giống lúa kiểu mới

phù hợp với điều kiện thâm canh ở đồng bằng Bắc Bộ được đề xuất với các chỉ
tiêu sau:
- Chiều cao của cây từ 95- 105cm, có 5-6 đốt
- Thân cây cứng có khả năng chống đổ tốt
- Khả năng đẻ nhánh của các giống vừa phải. Khi cấy một dảnh các giống
đẻ toàn nhánh cấp 1 và cấp 2 khơng có nhánh vơ hiệu ở vụ xn đạt 6-9
nhánh/khóm, vụ mùa đạt 5-8 nhánh/khóm.
- Chiều dài bơng đạt 25-26 cm, có 190-260 hạt/bơng, tỉ lệ hạt chắc trên 90%
- Hệ thống rễ phát triển mạnh, thích ứng trên nhiều loại đất
- Giống lúa có thời gian sinh trưởng ở vụ xuân khoảng 150-165 ngày, vụ
mùa từ 110-130 ngày.
- Giống chống được bệnh bạc lá và giống có chứa các gen chống bệnh như
Xa-13, Xa-21.
- Hạt gạo trong, nhỏ hạt, hạt gạo dài lớn hơn 6mm cơm dẻo, mềm có thể
xuất khẩu được.
Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay là
tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa
thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản/1
đơn vị diện tích canh tác/1 năm với mục đích xây dựng nền nông nghiệp sinh thái
phát triển bền vững (Phạm Văn Tiêm, 2005).
2.2.2. Một số kết quả của công tác chọn tạo giống lúa thuần chất lượng.
Với sự thành lập của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nhiều giống lúa
mới đã ra đời. Năm 1966, IRRI đã cho ra đời giống lúa IR8 đây là giống lúa thấp
cây, lá thẳng, đẻ nhánh khoẻ, không mẫn cảm với quang chu kỳ, chống đổ tốt và
cho năng suất cao. Sau đó là hàng loạt các giống mới như IR5, IR22, IR36... Các

10


nước cũng đã lai tạo ra 178 giống có thành phần di truyền từ IR và thích hợp với

mỗi địa phương (Bùi Huy Đáp, 1978). Năm 1970, Viện đã đưa ra giống lúa chín
sớm và chống sâu đục thân IR 747, B2- 6, giống chống bệnh bạc lá IR 497- 843, IR 498- 1- 88...
Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau, các nhà khoa học trong
và ngoài nước đã tạo ra được hàng loạt giống lúa mới trong những năm qua.
Thành tựu này góp phần làm phong phú thêm bộ giống lúa, làm tăng năng suất
và sản lượng lúa trên thế giới. Chương trình dài hạn về nghiên cứu giống của
IRRI nhằm đưa vào những dòng lúa thuộc kiểu cây cải tiến, những đặc trưng
chính như: Thời gian sinh trưởng, kể cả tính mẫn cảm chu kỳ sáng thích hợp nhất
với những vùng trồng lúa khác nhau, tính chống chịu sâu bệnh hại, những đặc
điểm cải tiến của hạt, kể cả lượng chứa protein cao, chịu nước sâu, khả năng
trồng khơ và tính chịu rét. Trong năm 1970, IRRI đã đưa ra được những dịng lúa
mới chín sớm như IR747B2-6, IR8 có khả năng chống sâu đục thân, các dòng
chống bệnh bạc lá như IR497-84-3 và IR498-1-88. Maurya D.M, Wish C.D và
Rathi, 1986 cho thấy 3 dòng lúa mới là NIR84, NDR 85, NDR118 có tiềm năng
năng suất cao. Những dịng này có thân nửa lùn, hạt thon dài, có năng suất cao và
ổn định hơn các giống cao cây cổ truyền địa phương, chúng có khả năng chống
chịu được hầu hết các bệnh trên lá.
Các nhà chọn tạo giống trên thế giới cũng đã quan tâm đến chất lượng nấu
nướng đối với các giống lúa cải tiến. Tuy nhiên, kết quả chọn tạo giống lúa tẻ
thơm chất lượng thường đạt thấp vì hầu hết các giống mang gen chống chịu sâu
bệnh đều có hàm lượng amylose cao và nhiệt độ hóa hồ thấp. Giống lúa IR64 là
giống lúa cải tiến có hạt dài, trong, có hàm lượng amylose cao và nhiệt hóa hồ
trung bình, được gieo trồng rộng rãi ở Châu Á. Hiện nay có hàng loạt các giống
lúa cải tiến được chọn tạo, có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt đang
được mở rộng trong sản xuất như: IR29723, IR42, IR50,….Tại Trung Quốc,
Nam Triều Tiên, Philippin và Srilanca trên 90% diện tích trồng lúa là các giống
lúa cải tiến.
Trên thế giới, các giống lúa chất lượng đã được quan tâm và xếp vào các
nhóm lúa đặc biệt. Ấn Độ, Bangladest, Pakistan là các nước có nguồn gen lúa
chất lượng phong phú, đáng chú ý nhất là giống lúa Basmati 370. Hiện nay, các

nước này đang tích cực thực hiện chương trình cải tiến giống lúa, tạo ra các
giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao và mang gen chất lượng của giống
Basmati (AbbasS, Lanqui, 1998).

11


Tại Thái Lan, qua các thí nghiệm tại các trại nhân giống, hai dòng lúa tẻ
Goo. Muangluang và Dawk-pagom được trồng phổ biến ở miền nam Thái Lan có
tiềm năng cho năng suất cao, giống lúa nếp Sewmacjan được trồng phổ biến ở
miền bắc Thái Lan cũng là giống có tiềm năng năng suất cao, cả ba giống này
đều là giống truyền thống.
Ở nước ta công tác chọn tạo giống lúa thuần chất lượng trong những năm
qua cũng đã được quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu nhất
định. Các tác giả Phạm Văn Siêu, Nguyễn Viết Minh, Dương Thành Tài khi tiến
hành đánh giá khả năng kháng rầy và bệnh đạo ôn của giống KSB218-9-33 theo
phương pháp phả hệ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đã đưa ra kết luận: “Giống
KSB218-9-33 có phản ứng ổn định với rầy nâu từ cấp 3- 5 qua nhiều đợt thử
nghiệm từ năm 1990- 1993; Đối với bệnh đạo ôn giống có phản ứng kháng cấp 3
trong nương mạ khơ vào thời điểm dịch đạo ôn vụ xuân năm 1991- 1992; Giống
kháng được bệnh bạc lá, ít nhiễm khơ vằn và sâu đục thân; Giống tỏ ra thích nghi
rộng, chịu hạn chịu phèn trung bình, thích hợp cho chân đất xấu, đất thịt, phù sa
ngọt, phèn, có năng suất cao ổn định từ 5- 6 tấn/ha”.
Bằng phương pháp lai hữu tính Nguyễn Văn Hoan đã tạo ra giống ĐH60,
qua thời gian được trồng thử nghiệm cho thấy:
- Giống tỏ ra chịu hạn, chịu chua bằng giống Bao Thai (là giống chủ lực của
các tỉnh trung du miền núi phía bắc).
- Chịu rét hơn hẳn CR203, CN2, VX83.
- Giống chống chịu tốt với sâu bệnh nhất là khô vằn, đạo ôn, hồn tồn
khơng nhiễm đốm nâu, bạc lá, chống chịu với các loại sâu bệnh hại khác hơn hẳn

các giống hiện hành.
Hà Công Vượng và Phạm Văn Cường (1994) khi khảo sát một số đặc điểm
sinh vật học của các giống lúa thơm ngắn ngày nhập nội vụ mùa năm 1994 tại Gia
Lâm- Hà Nội đã đưa ra kết luận: “Các giống TN713, Quế dạ hương, T292, Baovila,
T1 có năng suất cao hơn nhiều so với giống Tám thơm (đối chứng); Hầu hết các
giống đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; Các giống có độ dẻo
phù hợp, thơm đậm, giống TN713 có triển vọng hơn cả, mặc dù trọng lượng 1000
hạt thấp nhưng số lượng hạt nhiều, số nhánh tối đa, gạo thơm, cơm dẻo”.
Năm 1998- 1999, trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ương đã
tiến hành khảo nghiệm 100 giống lúa mới tại các tỉnh miền bắc. Qua khảo
nghiệm cho thấy các giống lúa mới được đánh giá là có triển vọng là:
- Các giống có tiềm năng suất cao: Xi23, DU, Xuân số 12, DT12, DT17,

12


TV1, NX30, BM9680, BM9855, BM9820.
- Giống có tiềm năng năng suất tương đối cao và ổn định là P6, DDV108,
AYT77, DDH104, DDM6, N29.
- Giống đặc thù có: (1) Giống tám thơm đột biến với chất lượng cao, không
phản ứng ánh sáng, thích hợp đất bán sơn địa, nghèo dinh dưỡng. (2) giống Quế
chiêm tẻ: lúa thuần Trung Quốc có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợp vụ
mùa sớm trên chân đất 1 năm 3 vụ.
- DT47: giống cho trà mùa muộn năng suất cao, chống được úng, trũng,
chống đổ kém.
- ITA212: Chống chịu sâu bệnh (kháng đạo ôn), khả năng thích ứng rộng.
Nguyễn Văn Hiển, Vũ Văn Liết và Vũ Thu Hiền (1999) khi khảo sát và
chọn tạo một số dịng, giống lúa chất lượng, khơng phản ứng ánh sáng ngày ngắn
ở Gia Lâm- Hà Nội đã đưa ra kết luận:
- Các dòng CT1-A1, CT3-A3, IR63872, IR63881,IR63885 và IR65912 có

chiều cao cây thấp làm vật liệu trong chọn giống để cải tạo chiều cao cây của một
số giống địa phương.
- Các dịng CT5-A1, IR57301, IR63872, IR65610-105, IR67413-014,
IR67418-228 có chiều dài bơng lớn và ổn định, có tiềm năng cho năng suất cao.
- Các dịng CT7-A1, IR59692, IR65610-105 có tính chống chịu sâu bệnh và
điều kiện bất thuận.
- Những dòng, giống có kích thước hạt đều,độ trắng,độ trong, cơm ngon
phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu là CTV-A1, IR53674, IR63889, IR6741344, CT5-A1.
Nguyễn Hữu Đống (2001) và Nguyễn Minh Công (2002) đã đưa ra được
một số dòng đột biến thuần của giống lúa tám thơm Nam Hà (Nam Định), với
diện tích gieo trồng lên tới vài trăm ha ở Bắc Việt Nam, năng suất tuy vẫn thấp
(27 – 31 tạ/ha), hạt vẫn nhỏ song có thể trồng 2 vụ /năm.
Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra được 2 dịng đột
biến của lúa tám có triển vọng là: Hạt nhân 9 có vỏ trấu nâu đậm, vỏ cám đỏ
và Hạt nhân 10 có vỏ trấu vàng tươi, vỏ cám trong. Cả hai dịng đột biến này
đều có dạng hình cây cứng khỏe, bộ lá xanh đậm, khơng rủ, bơng to, cứng,
dày hạt (hạt đẫy, ít lép, lửng), sức đẻ nhánh tăng rõ rệt, gạo khá dẻo, có vị
ngọt và thơm khi nhai thử. Cả hai dòng đột biến này đều có sức thích ứng và
chống chịu bệnh cao.

13


×