Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 112 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn này, trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phịng Sau Đại
học, Trường Đại học Nơng Lâm Huế đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm
nghiệp Tây Nguyên, tập thể cán bộ Bộ môn Cây Cơng nghiệp, tập thể cán bộ Phịng
Sinh hóa và Công nghệ sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm
Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng, tập thể cán bộ Bộ môn Nghiên cứu Cây trồng, tập thể
cán bộ Trạm Thực nghiệm ĐamBri đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp và người thân
trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành các nội dung nghiên cứu trong đề
tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Dương Công Bằng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Dương Công Bằng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
Mục đích của đề tài ..................................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 3
Những điểm mới của đề tài ......................................................................................... 3
Giới hạn của đề tài ...................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4

1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam ............................. 4
1.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới.............................................................. 4
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam............................................. 7
1.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên ........................................................ 11
1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Lâm Đồng ........................................................... 13
2.2. Tình hình sử dụng giống cà phê chè trên thế giới và tại Việt Nam..................... 14
2.2.1. Trên thế giới .................................................................................................... 14
2.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 15
2.3. Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè trên thế giới và tại Việt Nam ................. 16
2.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 16
2.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 22
2.4. Đặc điểm thực vật của loài cà phê chè ............................................................... 25
2.4.1. Đặc điểm thực vật ........................................................................................... 25
2.4.2. Một số giống cà phê chè đang được trồng phổ biến trên thế giới .................... 26

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

2.5. Đặc tính di truyền, phương pháp nhân giống cà phê chè trên thế giới và tại Việt
Nam........................................................................................................................... 27
2.6. Khái quát về điều kiện tự nhiên tại Lâm Đồng ................................................... 30
2.6.1. Vị trí địa lý, địa hình ....................................................................................... 30
2.6.2. Nhiệt độ .......................................................................................................... 31
2.6.3. Chế độ mưa ..................................................................................................... 33
2.6.4. Độ ẩm khơng khí ............................................................................................. 34
2.6.5. Cường độ ánh sáng .......................................................................................... 35
2.6.6. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt................................................................. 36
2.6.7. Thổ nhưỡng ..................................................................................................... 37

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 39
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 39
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 39
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 40
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 40
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 41
2.5.1. Cơng thức thí nghiệm ...................................................................................... 41
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 42
2.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................. 42
2.5.4. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................................ 45
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 47
3.1. Kết quả theo dõi và đánh giá đặc điểm hình thái của các dịng vơ tính cà phê chè
trồng thử nghiệm tại Lâm Đồng ................................................................................ 47
3.1.1. Đặc điểm về hình thái thân, cành .................................................................... 47
3.1.2. Đặc điểm về hình thái lá .................................................................................. 49
3.1.3. Đặc điểm về hình thái hoa ............................................................................... 51
3.1.4. Đặc điểm về hình thái quả ............................................................................... 53
3.2. Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử
nghiệm tại Lâm Đồng ................................................................................................ 56

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

3.2.1. Chiều cao cây ................................................................................................. 56
3.2.2. Đường kính thân.............................................................................................. 58
3.2.3. Số cặp cành cấp 1 ............................................................................................ 60
3.2.4. Chiều dài cành cấp 1 ....................................................................................... 62

3.2.5. Diện tích lá ..................................................................................................... 64
3.2.6. Chỉ số diện tích lá............................................................................................ 67
3.2.7. Sự phát triển của quả ....................................................................................... 69
3.3. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các dịng vơ tính
cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng .................................................. 70
3.3.1. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của các dịng vơ tính cà phê chè
trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ................................................................... 70
3.3.2. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh khô cành, quả của các dịng vơ tính cà
phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt. ........................................................................ 72
3.3.3. Rệp sáp ............................................................................................................ 73
3.3.4. Sâu đục thân .................................................................................................... 74
3.4. Kết quả theo dõi năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vơ tính cà
phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ...................................................... 75
3.5. Kết quả đánh giá chất lượng nhân và chất lượng nước uống của các dịng vơ tính
cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng .................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 84
ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


IOC

: Hiệp hội Cà phê Thế giới

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QH&TKNN

: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

ĐC

: Đối chứng

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VIFOCA

: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

WASI


: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên

TN1

: Tây Nguyên 1

TN3

: Tây Nguyên 3

TN4

: Tây Nguyên 4

TH1

: Thuần 1

DVT

: Dịng vơ tính

KH3-1

: Ký hiệu hàng 3 cây thứ 1

KH3-3

: Ký hiệu hàng 3 cây thứ 3


KH3-4

: Ký hiệu hàng 3 cây thứ 4

TB

: Trung bình

SE

: Sai số chuẩn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê của thế giới niên vụ 2011 – 2013 ......4
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của các khu vực năm 2013 ............5
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê của 5 quốc gia đứng đầu thế giới về
xuất khẩu cà phê năm 2013 ............................................................................................. 6
Bảng 1.4. Sản lượng cà phê chè xuất khẩu của 5 quốc gia đứng đầu thế giới niên vụ
(2009 – 2013)...................................................................................................................7
Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Việt Nam (2002 – 2012) ...............9
Bảng 1.6. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê tại các vùng trồng chính ở Việt Nam
năm 2013 ....................................................................................................................... 10
Bảng 1.7. Diễn biến giá và sản xuất, xuất khẩu cà phê giai đoạn 2000 - 2012 .............11
Bảng 1.8. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Tây Nguyên năm 2012 ................12

Bảng 1.9. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của tỉnh Lâm Đồng niên vụ (2000 –
2014) .............................................................................................................................. 13
Bảng 1.10. Quy hoạch sản xuất cà phê của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.................................................................................................................14
Bảng 1.11. Diện tích và tỷ lệ các lồi cà phê của Việt Nam .........................................16
Bảng 1.12. Hàm lượng caffeine của một số loài cà phê ................................................22
Bảng 1.13. Đặc điểm phân bố nhiệt độ theo độ cao .....................................................31
Bảng 1.14. Nhiệt độ khơng khí ở Lâm Đồng năm 2014 ..............................................32
Bảng 1.15. Đặc trưng mưa tại Lâm Đồng ....................................................................33
Bảng 1.16. Các loại đất của tỉnh Lâm Đồng .................................................................37
Bảng 2.1. Các cơng thức thí nghiệm .............................................................................41
Bảng 2.2. Bảng phân cấp bệnh theo thang 7 cấp ........................................................... 43
Bảng 2.3. Phương pháp đánh giá tính kháng bệnh (Saccas và Chapenshier, 1971) .....44
Bảng 2.4. Khối lượng phân thương phẩm cho cà phê chè tại Lâm Đồng .....................46
Bảng 2.5. Thời điểm và tỷ lệ phân bón cho cà phê chè tại Lâm Đồng ......................... 46
Bảng 3.1. Hình thái thân, cành của các dòng cà phê chè trong năm 2014 tại Đà Lạt,
Lâm Đồng ......................................................................................................................48
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về hình thái lá của các dịng vơ tính cà phê chè trong năm
2014 tại Đà Lạt, Lâm Đồng ........................................................................................... 49

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

Bảng 3.3. Màu sắc lá và dạng lá của các dịng vơ tính cà phê chè trong năm 2014 tại
Đà Lạt, Lâm Đồng .........................................................................................................51
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về hình thái hoa của các dịng vơ tính cà phê chè trong năm
2014 tại Đà Lạt, Lâm Đồng ........................................................................................... 52
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu về hình dạng và màu sắc quả của các dịng vơ tính cà phê

chè trong năm 2014 tại Đà Lạt, Lâm Đồng ...................................................................53
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu về hình thái quả của các dịng vơ tính cà phê chè trong năm
2014 tại Đà Lạt, Lâm Đồng ........................................................................................... 54
Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng chiều cao của các dịng vơ tính cà phê chè sau 5 năm
trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng .......................................................................56
Bảng 3.8. Đường kính thân của các dịng cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại
Đà Lạt, Lâm Đồng .........................................................................................................59
Bảng 3.9. Số cặp cành cấp 1 của các dòng cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại
Đà Lạt, Lâm Đồng .........................................................................................................61
Bảng 3.10. Chiều dài cành cấp 1 của các dịng vơ tính cà phê chè sau 5 năm trồng thử
nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ....................................................................................... 63
Bảng 3.11. Diện tích lá của các dịng vơ tính cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm
tại Đà Lạt, Lâm Đồng ....................................................................................................65
Bảng 3.12. Chỉ số diện tích lá của các dịng vơ tính cà phê chè sau 5 năm trồng thử
nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ....................................................................................... 67
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về quả của các dịng vơ tính cà phê chè trong năm 2014 tại
Đà Lạt, Lâm Đồng .........................................................................................................70
Bảng 3.14. Tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt của các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử
nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2015 ............................................................ 71
Bảng 3.15. Tình hình bệnh khơ cành, khơ quả trên các dịng vơ tính cà phê chè trồng
thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng .................................................................................73
Bảng 3.16.Tình hình nhiễm rệp sáp trên các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử nghiệm
tại Đà Lạt, Lâm Đồng ....................................................................................................73
Bảng 3.17. Tình hình nhiễm sâu đục thân trên các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử
nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ....................................................................................... 74
Bảng 3.18. Yếu tố cấu thành năng suất của các dịng vơ tính cà phê chè trong năm
2014 tại Đà Lạt, Lâm Đồng ........................................................................................... 75

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ix

Bảng 3.19. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dịng vơ tính cà phê chè
trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014 .............................................77
Bảng 3.20. Chất lượng nhân của các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà
Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014 ....................................................................................79
Bảng 3.21. Thành phần hóa học trong hạt của các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử
nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ....................................................................................... 81
Bảng 3.22. Chất lượng nước uống của các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử nghiệm
tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014..........................................................................82

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng ........................................................... 31
Hình 2.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm .............................................. 34
Hình 2.3. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm..................................................... 35
Hình 2.4. Số giờ chiếu sáng trung bình các tháng trong năm .................................... 36
Hình 2.5. Các loại đất chính của tỉnh Lâm Đồng ...................................................... 38
Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng vơ tính cà phê chè sau 5
năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng............................................................ 57
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các dịng cà phê chè sau 5 năm
trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ................................................................... 60
Hình 3.3 Động thái tăng trưởng số cặp cành cấp 1 của các dòng cà phê chè sau 5 năm
trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ................................................................... 62
Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các dòng cà phê chè sau 5

năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng............................................................ 64
Hình 3.5. Động thái tăng trưởng diện tích lá của các dịng cà phê chè ...................... 66
Hình 3.6. Động thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá của các dịng cà phê chè sau 5
năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng............................................................ 68

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Bố trí thí nghiệm 6 dịng vơ tính cà phê chè tại xã Xn Trường, thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................. 41

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường thế giới. Nếu so
sánh với những mặt hàng được buôn bán nhiều nhất thì mặt hàng cà phê chỉ đứng sau
sản phẩm dầu hỏa. Trên thế giới hiện nay có trên 80 nước trồng cà phê với tổng diện
tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng năm là trên 100 tỷ đơ la. Chỉ có
50 quốc gia có sản phẩm cà phê xuất khẩu, số cịn lại do sản phẩm ít chỉ để tiêu dùng ở
trong nước. Cà phê là loại nước uống khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện
nay có tới hàng trăm triệu người uống cà phê. Tính riêng tại Mỹ, hàng ngày đã tiêu
dùng khoảng 430 triệu tách cà phê. Các nước trồng cà phê đã sử dụng tới 20 triệu
người lao động. Nhiều nước ở Trung và Nam Mỹ cũng như ở Châu Phi đã thu nguồn
ngoại tệ chủ yếu từ xuất khẩu cà phê như: Colombia, Ethiopia, Uganda, … (Hiệp hội
Cà phê Ca cao Việt Nam, 2013) [21].
Cà phê ở Việt Nam hiện nay là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn.
Kết quả thu ngoại tệ của những năm vừa qua thường diễn biến ở mức từ 2,1 đến 2,2 tỷ

đô la trong một năm, chỉ đứng sau mặt hàng nông sản xuất khẩu là lúa gạo (3,45 tỷ đơ
la). Trong khi đó những mặt hàng nông sản nhiệt đới khác ở nước ta như: chè, hạt
điều, hồ tiêu, cao su chỉ thu được từ hồ tiêu 856,3 triệu đô la, hạt điều 1,7 tỷ đô la, chè
43,63 triệu đô la (Bộ Công Thương Việt Nam, 2013) [24].
Hạt cà phê có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như saccaro,
protein, vitamin (B1, B2, B3, B5, …), đặc biệt hoạt chất caffeine chiếm từ 0,8 đến
3,0% khối lượng chất khô trong hạt có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng cường độ
làm việc trí óc, kích thích hoạt động của hệ tuần hồn và bài tiết do đó cà phê đã trở
thành loại nước uống được nhiều người ưa chuộng trên thế giới (Nguyễn Sĩ Nghị,
1982) [10].
Hiện nay, có 3 loài cà phê đang được trồng phổ biến trên thế giới đó là Cà phê
chè (Coffea arabica); Cà phê vối (Coffea canephora) và Cà phê mít (Coffea excelsa).
Trong 3 lồi cà phê thì cà phê chè được ưa chuộng nhất trên thị trường thế giới nhờ
hương thơm, vị dịu và hàm lượng caffeine thấp (< 2% khối lượng chất khô) (Hồng
Thanh Tiệm, 1996) [14].
Việt Nam có phần đất liền kéo dài theo phương kinh tuyến từ 23022’ đến 8030’
độ vĩ Bắc và từ 102021’ đến 109021’ độ kinh Đông với tổng diện tích là 331.000 km2
nằm trong vành đai nhiệt đới phía Bắc đường xích đạo nên có khí hậu thích hợp cho
việc phân bố của các lồi cà phê trong đó có cà phê chè (Phan Quốc Sủng, 1999) [9].
Việt Nam hiện nay là nước có diện tích cà phê trên 584.000 ha và sản lượng cà
phê vối xuất khẩu nhiều nhất thế giới đạt 1.056.810 tấn (Bộ Công Thương Việt Nam,
2013) [24].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

Trong những năm gần đây do sản lượng cà phê tăng nhanh, mức cung vượt cầu
làm cho giá cả cà phê xuống thấp đặc biệt là đối với cà phê vối, đồng thời tăng cơ hội

cho người tiêu dùng hướng tới sử dụng các sản phẩm cà phê có chất lượng cao đó là cà
phê chè. Cho đến nay cả nước đã có khoảng 31.000 ha cà phê chè, tập trung chủ yếu ở
Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Nghệ An.
Trong đó Lâm Đồng là vùng sản xuất cà phê chè có năng suất và chất lượng cao nhất
(Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam, 2013) [21].
Lâm Đồng là tỉnh miền núi ở phía Nam Tây ngun, có diện tích tự nhiên là
9.764,89 km2, chiếm 2,97% diện tích cả nước và dân số năm 2013 là 1.204.903 người,
chiếm 1,39% dân số cả nước. Với địa hình đa dạng, phong phú, nhiều danh lam thắng
cảnh và nguồn tài nguyên khá phong phú, được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng
phát triển kinh tế, nhất là về du lịch, nông nghiệp và lâm nghiệp. Lâm Đồng có trên
200.000 ha đất Bazan phân bổ chủ yếu ở độ cao từ 800 đến 1.500 m, nằm trong khu
vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến
260C, lượng mưa hàng năm từ 1.800 – 2.600 mm. Như vậy, Lâm Đồng có điều kiện
thuận lợi để phát triển các loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng, đặc biệt là
cây cà phê chè (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, 2013) [2].
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thơn tỉnh Lâm Đồng (2013) [2], tồn
tỉnh hiện có khoảng 144.174 ha cà phê, trong đó có 139.249 ha cà phê kinh doanh, với
sản lượng đạt trên 347.000 tấn cà phê nhân đứng thứ 2 cả nước về diện tích cũng như
sản lượng cà phê. Trong cơ cấu cây nông nghiệp của tỉnh, cây cà phê được xác định là
một trong những loại cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp của tỉnh, đóng góp khá lớn cho nguồn thu ngân sách và sự phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh. Hàng năm, giá trị sản phẩm cà phê chiếm tỷ trọng trên dưới
60% trong ngành nông nghiệp, đồng thời tác động trực tiếp tới 114.000 hộ nông dân
trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, sản xuất cà phê nói chung và đối với lồi cà phê chè nói riêng tại
Lâm Đồng còn tồn tại nhiều hạn chế như kỹ thuật chăm sóc chưa đồng đều, chi phí sản
xuất cao, chất lượng sản phẩm còn thấp và đặc biệt là cơ cấu giống còn chưa hợp lý.
Hiện nay, giống cà phê chè Catimor hiện đang là giống chủ lực và được trồng phổ biến
tại các vùng trồng trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng, một số giống cà phê chè khác như:
Bourbon, Typica, Caturra ít được sử dụng tại Lâm Đồng do có năng suất thấp và mẫn

cảm với sâu bệnh hại. Giống cà phê chè Catimor có một số hạn chế như hạt nhỏ, phẩm
vị nước uống còn thiên về cà phê vối và được trồng trong những năm cuối của thập kỷ
XX do đó nhiều vườn cà phê chè đang bước vào giai đoạn già cỗi, cho năng suất và
hiệu quả kinh tế thấp (Đinh Thị Tiếu Oanh, 2013) [12].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

Để đáp ứng nhu cầu tái canh và sản xuất cà phê chè trong thời gian tới, cần thiết
phải có những giải pháp như: cơ cấu nhiều giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất
lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh hại để phát triển cây cà phê chè tại các vùng trồng
chính của tỉnh Lâm Đồng. Từng bước cải tạo, thay thế giống cũ, hướng đến sản xuất
cà phê chè mang tính bền vững và khẳng định thương hiệu cà phê chè của tỉnh Lâm
Đồng. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu phát triển cây cà phê chè của tỉnh Lâm
Đồng, chúng tôi đề xuất cần phải thực hiện đề tài: Đánh giá đặc điểm nơng sinh học
của một số dịng vơ tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Mục đích của đề tài
Tuyển chọn dịng cà phê chè thích hợp để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
tại tỉnh Lâm Đồng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Tạo cơ sở lý luận cho việc lựa chọn những dịng cà phê chè có năng suất cao,
chất lượng tốt, kháng bệnh gỉ sắt và thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai và địa
hình tại Lâm Đồng
- Lần đầu tiên ghi nhận kết quả đánh giá đặc điểm nơng sinh học của một số
dịng cà phê chè trồng thử nghiệm tại Lâm Đồng.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để lựa chọn được những dịng cà phê

chè có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và thích nghi với điều
kiện khí hậu, đất đai để phục vụ cho sản xuất cà phê tại Lâm Đồng.
- Giải quyết được vấn đề về giống trong sản xuất cà phê chè tại Lâm Đồng.
Những điểm mới của đề tài
Các dòng vơ tính cà phê chè TN1, TN2, TN3, TN4 và TH1 lần đầu tiên được
trồng và đánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu
sâu bệnh trong điều kiện khí hậu, đất đai tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Giới hạn của đề tài
Cà phê chè là cây công nghiệp dài ngày nên đề tài chỉ tiến hành đánh giá trong
phạm vi một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu
bệnh, năng suất và chất lượng của các dịng vơ tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 07 năm 2014 đến tháng 07 năm 2015.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Thu thập và phân tích số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất cà phê trên
tồn thế giới trong 3 năm gần đây cho thấy: từ năm 2011 đến năm 2013 trên thế giới
có khoảng 10,1 triệu ha cà phê đang cho thu hoạch, diện tích cà phê đang cho thu
hoạch trên toàn thế giới tăng giảm theo từng năm do quá trình tái canh của người sản
xuất cà phê. Năm 2013, diện tích cà phê đang cho thu hoạch của toàn thế giới là
10,142 triệu ha nhiều hơn so với năm 2012 (10,102 triệu ha) nhưng ít hơn so với năm
2011 (10,143 triệu ha) bằng 1/10 so với diện tích lúa gạo trên tồn thế giới (163 triệu
ha). Về sản lượng, năm 2012 sản lượng cà phê của toàn thế giới là 9,209 triệu tấn nhân

cao hơn so với năm 2011 và năm 2013 do đặc điểm ra quả cách năm của cây cà phê và
tình trạng mất mùa ở một số nước sản xuất cà phê nêm sản lượng cà phê năm 2013
giảm 0,032 triệu tấn nhân so với năm 2012.
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê của thế giới niên vụ 2011 – 2013
Năm

Diện tích
(1.000 ha)

Sản lượng
(1.000 tấn nhân)

Năng suất
(tấn nhân/ha)

2011

10.143

8.394

0,827

2012

10.102

9.209

0,911


2013

10.142

8.920

0,879

Nguồn: www.faostat.fao.org, 2013 [33]
Phân tích số liệu của 5 khu vực trồng cà phê chủ yếu trên thế giới trong năm
2013 (bảng 1.2) cho thấy: các châu lục có diện tích trồng cà phê khơng đều nhau, khu
vực Châu Mỹ có diện tích lớn nhất đạt gần 5,5 triệu ha (chủ yếu là cà phê chè) gấp 2
lần Châu Á (cà phê chè và cà phê vối) và Châu Phi (cà phê vối). Khu vực Châu Âu có
điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình khơng phù hợp đối với cây cà phê nên khơng có
diện tích đất trồng cà phê.
Sản lượng cà phê của các Châu lục cũng biến động và khơng đồng đều, Châu
Mỹ có sản lượng cà phê đạt cao nhất (khoảng 5,0 triệu tấn nhân) gấp 5 lần so với Châu
Phi (0,977 triệu tấn nhân) và gấp 2 lần so với Châu Á (2,873 triệu tấn nhân).
Năng suất cà phê nhân của các Châu lục cũng chênh lệch nhau khá lớn, Châu Á
có diện tích cà phê thu hoạch nhỏ hơn và sản lượng cà phê nhân thấp hơn so với Châu
Mỹ nhưng năng suất đạt cao nhất (1,106 tấn nhân/ha), đây là khu vực có điều kiện khí

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

hậu, đất đai và địa hình thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây cà phê, đặc
biệt là cà phê vối.

Như vậy, hàng năm tổng sản lượng cà phê trên toàn thế giới và giá thành sản
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định về năng suất cà phê của các nước thuộc khu
vực Châu Mỹ và Châu Á.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của các khu vực năm 2013
STT

Khu vực

Diện tích
(1.000 ha)

Sản lượng
(1.000 tấn nhân)

Năng suất
(tấn nhân/ha)

1

Châu Mỹ

5.381

5.009

0,930

2

Châu Á


2.596

2.873

1,106

3

Châu Phi

2.094

977

0,466

4

Châu Âu

-

-

-

5

Châu Đại Dương


70

60

0,858

10.141

8.919

-

Tổng cộng

Nguồn: www.faostat.fao.org, 2013 [33]
Phân tích số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất của 5 nước xuất khẩu cà
phê nhân đứng đầu thế giới năm 2013 bao gồm Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia
và Ấn Độ (bảng 1.3) cho thấy:
Về diện tích, Brazil là nước đứng đầu thế giới với diện tích đạt gần 2,1 triệu ha
chiếm 20,55 % diện tích cà phê của thế giới, kế đến là Colombia với 0,771 triệu ha chiếm
7,60 % và 70 nước khác chiếm 71,85% diện tích cà phê của thế giới. Như vậy, xét về diện
tích đối với 5 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê nhân trên thế giới nếu giảm hoặc
tăng diện tích cà phê ở các quốc gia này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến
nguồn cung sản phẩm cà phê trên thế giới.
Về sản lượng, sản lượng cà phê nhân của 5 nước đúng đầu thế giới không đều
nhau và chia làm 2 nhóm, nhóm có sản lượng cà phê nhân cao gồm Brazil và Việt
Nam, sản lượng cà phê của 2 quốc gia này đạt trên 1 triệu tấn nhân/năm. Nhóm có sản
lượng cà phê thấp hơn 1 triệu tấn nhân bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Colombia.
Về năng suất, Việt Nam là nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới đạt 2,499

tấn nhân/ha, cao gấp 3 lần so với Colombia và Ấn Độ, cao gấp 5 lần so với Indonesia,
đây chính là lý do Việt Nam có diện tích trồng cà phê nhỏ hơn so với Colombia nhưng
đã trở thành nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới đem lại nguồn
ngoại tệ lớn có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

nay. Nguyên nhân là do Việt Nam có điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình thuận lợi
để phát triển cây cà phê vối và đầu tư thâm canh cao nên năng suất cao nhưng thiếu
bền vững.
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê của 5 quốc gia đứng đầu thế giới
về xuất khẩu cà phê năm 2013
STT

Nước

Diện tích
(1.000 ha)

Sản lượng
(1.000 tấn nhân)

Năng suất
(tấn nhân/ha)

2.085


2.964

1,421

1

Brazil

2

Việt Nam

584

1.461

2,499

3

Indonesia

124

698

0,563

4


Colombia

771

653

0,846

5

India

367

318

0,845

3.931

6.094

-

Tổng cộng

Nguồn: www.faostat.fao.org, 2013 [33]
Phân tích số liệu về tình hình tiêu thụ cà phê chè của 5 quốc gia đứng đầu thế
giới (bảng 1.4) cho thấy: tổng sản lượng cà phê chè xuất khẩu của 5 quốc gia đứng
đầu thế giới đạt gần 3,5 triệu tấn chiếm 39,56% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu

của thế giới.
Brazil là quốc gia có sản lượng cà phê chè xuất khẩu lớn nhất thế giới trong
nhiều năm gần đây, sản lượng cà phê chè xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2011 (2,58
triệu tấn), năm 2013 là 2,37 triệu tấn nhân, chiếm 26,94% sản lượng cà phê của thế
giới, do giá bán cà phê chè cao hơn so với cà phê vối nên giá trị kim ngạch xuất khẩu
cà phê chè đem lại cho Brazil cao hơn so với các quốc gia khác và chi phối giá cà phê
trên thị trường thế giới.
Việt Nam có sản lượng cà phê chè xuất khẩu thấp nhất trong những năm gần
đây, sản lượng cà phê chè xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2013 là 70 ngàn tấn do diện
tích trồng cà phê chè ở nước ta ít hơn rất nhiều so với các nước khác (31 ngàn ha).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

Bảng 1.4. Sản lượng cà phê chè xuất khẩu của 5 quốc gia đứng đầu thế giới niên vụ
(2009 – 2013)
(Đơn vị: 1.000 tấn)
STT

Quốc gia

2009/10

2010/11

2011/12

2012/13


2.580

2.082

2.526

2.370

1

Brazil

2

Indonesia

82

78

102

99

3

Mexico

228


246

267

216

4

Colombia

511

459

595

724

5

Việt Nam

39

48

54

70


3.440

2.913

3.544

3.479

Tổng cộng

Nguồn: www.ico.org, 2013 [34]
Như vậy, với tốc độ phát triển mạnh mẽ, cà phê khơng cịn đơn thuần là một sản
phẩm nơng nghiệp thuần túy, cà phê đã và đang đóng một vai trị quan trọng trong nền
kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” – ngành
cà phê; với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là khoảng 100 tỷ đô la chỉ đứng sau dầu hỏa
trong danh sách các loại hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch tồn cầu cao nhất. Khơng
chỉ đóng góp về giá trị nơng sản chế biến mà cà phê cịn là yếu tố có tác động lớn đến
các lĩnh vực: tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa…
Cho đến nay, cà phê vẫn là một thức uống phổ biến, được con người sản xuất
và tiêu thụ nhiều hơn so với Chè và Coca cola. Đặc biệt là giới trẻ có xu hướng sử
dụng nhiều hơn so với trước đây.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm và có diện tích
đất đỏ Bazan khá lớn nên có thể xem là quốc gia có điều kiện thuận lợi để sản xuất cà
phê, đặc biệt là cà phê vối. Trong những năm gần đây, cà phê trở thành mặt hàng xuất
khẩu chính, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Với địa bàn
trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những vùng chun
canh cây cà phê góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội cho hàng chục triệu
người tại Việt Nam (Đoàn Triệu Nhạn, 1999) [9].

Đầu thế kỷ 20, cây cà phê đã được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ
Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích khơng q vài nghìn ha.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7.000 ha cà phê. Trong giai đoạn 1960-1970,
cây cà phê được phát triển ở một số nơng trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi
cao nhất (năm 1964 - 1966) đã đạt tới hơn 20.000 ha. Sau khi đất nước thống nhất năm
1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam chỉ cịn khoảng 19.000 ha.
Giai đoạn 1995 - 1999 giá cà phê ở mức cao trên 1.200 đô la/tấn, đặc biệt năm
2005 đạt đỉnh cao bình qn 2.640 đơ la/tấn đã kích thích người dân mở rộng diện tích rất
nhanh từ 186 ngàn ha năm 1995 lên gần 400 ngàn ha năm 1999 (tăng 2,1 lần). Riêng năm
1997 đạt 24,1 tạ/ha, sản lượng bình quân đạt 387 ngàn tấn/năm. Sản lượng xuất khẩu bình
quân đạt 406 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu đạt bình qn là 432 triệu đơ la/năm.
Giai đoạn 2000 - 2005 giá cà phê giảm và ở mức thấp dưới 1.000 đơ la/tấn,
thậm chí các năm 2001, 2002 chỉ đạt bình qn dưới 500 đơ la/tấn, diện tích cà phê
giảm dần từ 562 ngàn ha năm 2000 xuống 488 ngàn ha năm 2006, giảm 73 ngàn ha,
bình quân giảm 12 ngàn ha/năm. Người sản xuất hạn chế đầu tư thâm canh nên năng
suất giảm mạnh bình quân chỉ đạt 16,7 tạ/ha, giảm 5,3 tạ/ha, sản lượng bình quân đạt
784 ngàn tấn, tăng 400 ngàn tấn gấp 2 lần so bình quân giai đoạn 1995-1999. Sản
lượng xuất khẩu bình quân đạt 814 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu đạt bình quân 485 triệu
đô la/năm tăng 12% so với giai đoạn trước.
Giai đoạn 2006 - 2009, mặc dù Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khuyến cáo giữ ổn định diện tích nhưng do giá cà phê tăng trở lại và đạt
mức trên 2.000 đô la/tấn vào năm 2008 người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích,
người dân tiếp tục đầu tư thâm canh nên năng suất được phục hồi đạt bình quân 19,6
tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha (17,3%), sản lượng bình quân đạt 967 ngàn tấn/năm, tăng 180

ngàn tấn (23,3%) so với giai đoạn 2000 - 2005. Sản lượng xuất khẩu bình quân đạt
1.081 ngàn tấn, năm xuất khẩu cao nhất là 2008 đạt trên 2,1 tỷ đô la.
Kể từ năm 2007, sản lượng cà phê xuất khẩu vượt mức 1 triệu tấn/ năm và trong
những năm gần đây sản lượng xuất khẩu của năm sau đều cao hơn năm trước do giá cà
phê được cải thiện đáng kể (trên 2.000 đô la/tấn).
Nhờ vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước Liên Xô (cũ),
Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, cây cà phê bắt đầu được chú trọng đầu tư, đặc
biệt ở các tỉnh Tây Nguyên. Năm 1980, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6.000 tấn cà phê
với diện tích khoảng 23 nghìn ha. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt
mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn
tấn (Lê Ngọc Báu, 2010) [19].
Hiện nay ở Việt Nam, cà phê cùng với hồ tiêu, cao su và điều là những cây
cơng nghiệp chủ lực có giá trị lớn và đem lại kim nghạch xuất khẩu cao. Diện tích cà
phê của cả nước năm 2012 đạt 614.500 ha, chiếm 18% tổng diện tích trồng cây lâu
năm, xếp thứ 3 sau cây ăn quả và cao su, tạo việc làm hàng năm cho hơn 15 triệu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

người lao động và đem lại kim nghạch xuất khẩu hơn 3 tỉ đô la Mĩ, chiếm hơn 20% so
với tổng kim nghạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước (Hiệp hội Cà phê Ca
cao Việt Nam, 2013) [21].
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) [21] do điều kiện thời tiết
không thuận lợi đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cà phê ở Brazil và Colombia, hai
nước có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và giá cà phê trên thế giới. Mặt khác, do
tình hình suy thối kinh tế tồn cầu nên các nhà máy chế biến cà phê và người tiêu dùng
trên thế giới đã dần chuyển hướng sang sử dụng cà phê vối nhiều hơn. Vì vậy, đến tháng
11 năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,56 triệu tấn cà phê nhân, tăng 42,1% về

sản lượng và đạt giá trị 3,34 tỉ đô la Mỹ, tăng 37,7% về giá trị so với năm 2011.
Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Việt Nam (2002 – 2012)
Năm

Diện tích
canh tác
(1.000 ha)

Diện tích
thu hoạch
(1.000 ha)

Sản lượng
(1.000 tấn)

Năng suất
(tấn/ha)

2002

522,2

474,0

699,5

1,48

2003


510,0

480,5

784,6

1,63

2004

496,8

479,1

824,3

1,72

2005

497,4

483,6

793,7

1,64

2006


488,7

483,2

985,3

2,04

2007

506,4

487,9

961,2

1,97

2008

530,9

500,2

1.005,0

2,11

2009


534,3

503,5

1.046,0

2,08

2010

550,0

504,6

1.100,0

2,18

2011

570,9

533,3

1.167,0

2,19

2012


614,5

549,1

1.273,0

2,32

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2002 – 2012 và Cục Trồng Trọt 2013 [4],[5]
Phân tích số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam (bảng
1.5) nhận thấy: Từ năm 2002 đến năm 2012, diện tích trồng cà phê của nước ta có nhiều
sự thay đổi, tăng giảm liên tục. Năm 2002, tổng diện tích cà phê thu hoạch của cả nước là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

522.200 ha, sau đó giảm liên tục đến năm 2006 còn 488.700 ha. Từ năm 2007 đến năm
2012, do giá cà phê trên thị trường thế giới và Việt Nam tăng lên nhanh chóng vì vậy diện
tích trồng cà phê ở nước ta tăng theo, diện tích đạt cao nhất vào năm 2012 là 614.500 ha.
Mặc dù năm 2010, đã có sự điều chỉnh của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Ủy Ban nhân dân các tỉnh nhằm hạn chế diện tích trồng cà phê tự phát tại các vùng
chưa được quy hoạch, những vùng chưa có điều kiện cần thiết để trồng và phát triển cây
cà phê. Mặt khác diện tích vườn cà phê già cỗi cần phải tái canh của các tỉnh ngày càng
tăng nên diện tích quy hoạch trồng cà phê trong cả nước là 500.000 ha.
Đến cuối năm 2011 và đầu năm 2012, diện tích cà phê ở nước ta tăng lên nhanh
chóng, đặc biệt ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
Như vậy, diện tích trồng cà phê khơng diễn ra như quy hoạch mà lớn hơn rất
nhiều. Trong thời gian gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của các vùng

trồng cà phê trong cả nước, đặc biệt là vùng Tây Ngun và Đơng Nam Bộ tăng nhanh
chóng, thu hút hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc tham gia
và đã tạo ra một khối lượng hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định an ninh chính trị cho các
tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên nói chung và nhiều vùng trồng cà phê khác. Hai vùng
có diện tích và năng suất cà phê cao nhất cả nước là Tây Ngun và Đơng Nam Bộ
chiếm 97% về diện tích và 98,3% về sản lượng. Trong chiến lược phát triển cà phê của
Việt Nam giai đoạn hiện nay cần phải chú trọng đến sự phát triển và ổn định diện tích,
năng suất và chất lượng cà phê của hai vùng nói trên nhằm giữ vững và nâng cao sản
lượng xuất khẩu, đảm bảo vị trí thứ hai thế giới trong xuất khẩu cà phê nhân.
Bảng 1.6. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê tại các vùng trồng chính
ở Việt Nam năm 2013
STT

Vùng

Diện tích
(1.000 ha)

Sản lượng
(1.000 tấn nhân)

Năng suất
(tấn nhân/ha)

1

Tây Ngun

497,8


1.188,0

2,39

2

Đơng Nam Bộ

35,4

63,4

1,79

3

Miền núi phía Bắc

5,2

9,6

1,85

4

Các tỉnh khác

10,7


11,2

1,05

549,1

1.273,0

2,32

Tổng cộng

Nguồn: Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT, 2013 [4]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Theo báo cáo Tổng hợp quy hoạch phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 [4],
diện tích cà phê sẽ giảm dần theo lộ trình đến năm 2015 cịn 498.000 ha, năm 2020 là
485.00 ha và ổn định đến năm 2030. Số lượng các tỉnh trồng cà phê cũng có sự thay
đổi đáng kể: Năm 2009 có 21 tỉnh trồng cà phê, dự báo đến năm 2015 sẽ giảm còn 16
tỉnh, đến năm 2020 giảm còn 14 tỉnh và đến năm 2030 chỉ còn 12 tỉnh. Ngược lại, về
năng suất cà phê nhân dự kiến sẽ tăng dần theo các năm 2009, 2015 và 2020 lần lượt là
2,39; 2,48 và 2,59 tấn nhân/ha do đó sản lượng cà phê nhân của Việt Nam vẫn giữ
được con số ổn định trên 1,1 triệu tấn và vẫn là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu
đứng thứ hai trên thế giới [4]. Nhờ chủ động nguồn cung trong nước và cơ hội thuận

lợi từ thị trường thế giới, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2012 đã tăng đáng kể
hơn so với các năm trước. Theo Cục Trồng trọt xuất khẩu cà phê năm 2012 đã đạt gần
1,2 triệu tấn (bảng 1.7). Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tăng giá trị trên đơn vị diện
tích thì song song với việc tăng năng suất là phải tăng chất lượng cà phê để đủ sức
cạnh tranh với thị trường cà phê trên thế giới.
Bảng 1.7. Diễn biến giá và sản xuất, xuất khẩu cà phê giai đoạn 2000 - 2012
Chi tiêu

ĐVT

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

Giá bình qn

Đơ la/tấn 823,0 658,0 627,0 1.227,0 1.503,0 1.993,0 1.474,0

Diện tích gieo trồng


1.000 ha

562,0 503,2 497,4

488,7

506,4

525,1

537,0

Diện tích cho sản phẩm 1.000 ha

477,0 491,9 483,6

481,2

487,9

500,2

504,1

Năng suất

16,8

15,6


17,7

19,7

19,9

20,7

Sản lượng cà phê nhân

1.000 tấn 802,0 834,6 752,1

853,5

961,2

996,3 1.045,0

Lượng xuất khẩu

1000 tấn

654,0 936,0 770,0

870,0

1194,0 1066,4 1.168,0

Kim ngạch xuất khẩu


Tr.Đô la

538,0 616,0 735,5 1.101,0 1.854,0

Tạ/ha

17,4

2.110 1.710,0

Nguồn: Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT, 2013 [4]
1.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc tới
Nam gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng và Lâm Đồng có tổng diện
tích tự nhiên là 54,639 km2 với gần 2 triệu ha đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60% diện
tích đất bazan của Việt Nam. Đây là khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai phù
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

Năm 2012, tổng diện tích trồng cà phê tồn khu vực là 552.000 ha, năng suất
trung bình 2,39 tấn/ha và sản lượng đạt gần 1,19 triệu tấn đem lại kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỉ đô la mỗi năm. Tây Ngun là vùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt
Nam chiếm 90% tổng diện tích và đóng góp trên 93% sản lượng và giá trị cà phê xuất
khẩu của Việt Nam.
Bảng 1.8. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Tây Nguyên năm 2012
STT


Tỉnh

Diện tích
canh tác
(1.000 ha)

1

Đắk Lắk

200,2

190,3

487,7

2,56

2

Lâm Đồng

145,7

140,0

343,4

2,45


3

Đắk Nơng

116,4

81,0

179,7

2,22

4

Gia Lai

77,6

75,7

151,8

2,01

5

Kon Tum

12,2


10,8

26,3

2,44

539,9

497,8

1.188,9

Tổng cộng

Diện tích
thu hoạch
(1.000 ha)

Sản lượng
Năng suất
(1.000 tấn nhân) (tấn nhân/ha)

Nguồn: Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT, 2012 [4]
Phân tích số liệu về diện tích và năng suất cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên năm
2012 (bảng 1.8) cho thấy:
Về diện tích, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất trong khu vực
đạt 200.000 ha chiếm 36% tổng diện tích toàn khu vực Tây Nguyên, kế đến là tỉnh
Lâm Đồng với diện tích 145.700 ha chiếm 26% tổng diện tích khu vực. Các tỉnh còn
lại chiếm 38% trong khu vực, trong đó Đắk Nơng (116.400 ha), Gia Lai là 77.600 ha

và thấp nhất là tỉnh Kon Tum với 12.200 ha, diện tích cà phê đang cho thu hoạch
chiếm 90% tổng diện tích cà phê Tây Nguyên.
Về sản lượng, Đắk Lắk và Lâm Đồng là 2 tỉnh có sản lượng cà phê cao nhất
trong 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó sản lượng cà phê xuất khẩu của Đắk Lắk và Lâm
Đồng chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè ở Tây Nguyên được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng.
Về năng suất, năng suất cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên trong năm 2012 đều đạt
trên 2 tấn nhân/ha. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có năng suất cà phê cao nhất (2,56 tấn
nhân/ha) và thấp nhất là tỉnh Gia Lai (2,01 tấn nhân/ha). Tỉnh Lâm Đồng có năng suất
2,45 tấn nhân/ha cao thứ 2 so với các tỉnh khác trong khu vực và cao hơn so với năng
suất trung bình của thế giới.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

Như vậy, sản lượng và giá thành sản phẩm cà phê của Việt Nam chịu ảnh
hưởng của quá trình sản xuất cà phê của khu vực Tây Nguyên.
1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích trồng cà phê cũng như sản
lượng cà phê tại Việt Nam. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm
Đồng [5], đến hết năm 2014 tồn tỉnh có 151.500 ha (diện tích thu hoạch là 141.700
ha, sản lượng 382.900 tấn), chiếm khoảng 26% tổng diện tích và 28% sản lượng cà
phê cả nước. Trong đó diện tích cà phê vối chiếm 87,3%, cà phê chè chiếm khoảng
10,8%, còn lại là cà phê mít chiếm 1,9%.
Bảng 1.9. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của tỉnh Lâm Đồng
niên vụ (2000 – 2014)
Năm

Diện tích

canh tác
(1.000 ha)

Diện tích
thu hoạch
(1.000 ha)

Sản lượng
(1.000 tấn nhân)

Năng suất
(tấn nhân/ha)

2000

124,4

91,7

167,4

1,82

2005

117,5

115,5

211,8


1,83

2009

137,3

129,1

299,8

2,32

2014

151,5

141,7

382,9

2,70

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Lâm Đồng, 2014 [2]
Phân tích số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất cà phê từ năm 2000 đến
năm 2014 của tỉnh Lâm Đồng, chúng tơi nhận thấy có sự thay đổi rất lớn về năng suất,
diện tích và sản lượng theo từng năm: Từ năm 2000 đến năm 2005, năng suất cà phê
toàn tỉnh chỉ đạt từ 1,82 đến 1,83 tấn nhân/ha, đến năm 2009 năng suất tăng khá cao là
2,32 tấn nhân/ha và tiếp tục tăng cao hơn trong năm 2014 là 2,7 tấn nhân/ha. Nguyên
nhân là do kỹ thuật canh tác cà phê của người dân được nâng cao thông qua các dự án

khuyến nơng của tỉnh và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của nhiều công ty thu mua
cà phê trên địa bàn của tỉnh, người dân đã sử dụng nhiều giống mới có năng suất cao,
kháng bệnh gỉ sắt để ghép cải tạo thay thế các giống cũ cùng với chế độ đầu tư phân
bón và tưới nước, cắt cành hợp lý đã nâng cao được năng suất cà phê trong tỉnh.
Về diện tích, từ năm 2000 đến năm 2005 diện tích cà phê tồn tỉnh giảm nhẹ, do
giá cà phê xuống thấp nên nhiều người dân đã chặt bỏ và thay thế bằng loại cây trồng
khác có giá trị cao hơn. Đến năm 2009, do giá cà phê tăng cao kéo theo diện tích cà
phê của tỉnh tăng trở lại là 137,300 ha và tăng cao nhất vào năm 2014 là 151,500 ha.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

Để xây dựng ngành cà phê của tỉnh phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm
và khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy, quy hoạch phát triển cà phê của tỉnh đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là ổn định khoảng 135.000 ha ở những vùng có điều
kiện đất đai phù hợp về độ cao, độ dốc, độ phì, có nước tưới trong mùa khô, thực hiện
đề án Nâng cao chất lượng cà phê trên cơ sở đầu tư thâm canh, tăng và ổn định năng
suất hàng năm từ 15 đến 20%, năng suất bình quân đạt trên 3,0 tấn/ha; áp dụng đồng
bộ các biện pháp kỹ thuật: đốn ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi, trồng tái canh bằng
các giống cà phê ghép dịng vơ tính chọn lọc, tăng diện tích cà phê chè của tỉnh đạt
20%, phát triển ở các huyện có điều kiện sinh thái thích hợp như: Đà Lạt, Đơn Dương,
Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, ...
Bảng 1.10. Quy hoạch sản xuất cà phê của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
Năm

Diện tích

canh tác
(1.000 ha)

Diện tích
thu hoạch
(1.000 ha)

Sản
lượng
(1.000 tấn nhân)

Năng
suất
(tấn nhân/ha)

2015

135,0

129,6

349,9

2,70

2020

135,0

130,9


392,8

3,00

2030

135,0

132,3

396,9

3,00

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, 2010 [2]
2.2. Tình hình sử dụng giống cà phê chè trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Giống cà phê có vai trò quan trọng quyết định năng suất và chất lượng cà phê
của từng vùng sinh thái và chế độ chăm sóc. Tuy nhiên, việc sử dụng giống cà phê phụ
thuộc vào đặc điểm thích nghi của từng giống đối với điều kiện khí hậu, đất đai của
từng vùng và thị hiếu của người dân.
Tại Brazil, vào cuối những năm 70 hai giống cà phê chè được trồng chủ yếu là Mundo
Novo và Catuai. Địa bàn của mỗi giống tùy từng địa phương lựa chọn: Catuai chiếm 60%
diện tích, Mudo Novo chiếm 35% còn lại 5% là các giống khác như Icatu, Sarchimor,
Caturra … cà phê vối ở đây là chủng Conillon trồng khoảng 700 triệu cây [41].
Tại Colombia: giống cà phê chè Caturra được sử dụng rộng rãi và đã đưa sản
lượng cà phê của nước này từ 8 triệu bao hàng năm lên 11 triệu bao. Năm 1982,
Colombia bắt đầu trồng giống “Colombia”. Giống Colombia do Trung tâm Nghiên


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15

cứu cà phê quốc gia Colombia lai trở lại giữa giống Catimor với giống Caturra và đưa
vào sản xuất, giống Colombia có khả năng chống bệnh gỉ sắt. Hiện nay giống
Colombia chiếm 40% diện tích cà phê của Colombia [47].
Tại Mexico: tổng diện tích cà phê của Mexico là 761.165 ha trong đó cà phê
chè chiếm 97%. Các giống Typica, Mundo Novo và Caturra được đưa vào Mexico từ
những năm 50, giống Garnica xếp thứ tư là giống lai có khả năng thích ứng rộng và
cho năng suất cao, là kết quả nghiên cứu di truyền học của các nhà khoa học tiến hành
ở Viện Nghiên cứu cà phê Mexico [43].
Tại Indonesia: cà phê chè chiếm dưới 10% sản lượng cà phê của Indonesia
và được trồng ở một số đảo đặc biệt là ở vùng cao trên mặt biển. Những vùng thích
hợp là ở Đơng Java, Bắc Sumatra, Aceh và Nam Sulawesi, Bali và Timor. Người ta
trồng các giống cao sản như Java Typica, S-795, Kartika 1. Hạt giống được các nhà
sản xuất cung cấp có chứng chỉ dưới sự kiểm tra của Viện nghiên cứu cà phê cacao
Indonesia [40].
2.2.2. Tại Việt Nam
Trước năm 1996, loài cà phê chè hiện có nhiều giống đã được trồng lâu đời tại
Việt Nam như giống Typica. Sau đó là Bourbon, Caturra amarello và một số giống
khác như Mudo Novo, Catuai có diện tích khơng nhiều và cịn mang tính chất thử
nghiệm. Hiện nay, giống Catimor đang được trồng phổ biến ở các vùng trồng cà phê
chè tại Việt Nam như Đà Lạt, Khe Sanh, A lưới, Phủ Quỳ, Sơn La và loài cà phê chè
chiếm diện tích khoảng 6% diện tích cà phê của cả nước, một số giống cà phê chè do
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp mới chọn tạo như TN1, TN2 có diện tích
mang tính chất thử nghiệm nên không nhiều và nằm rải rác ở các vùng trồng cà phê tại
Việt Nam [15].
Số liệu điều tra khảo sát về diện tích và tỷ lệ các lồi cà phê được trồng tại Việt

Nam từ năm 2001 đến năm 2009 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
(QH&TKNN) [18] cho thấy: có 3 lồi cà phê được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là
cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít (bảng 1.11) và lồi cà phê vối có diện tích trồng
lớn nhất khoảng 500.000 ha, diện tích trồng lồi cà phê chè đứng thứ hai và chỉ chiếm
6% diện tích trồng cà phê của cả nước. Nguyên nhân là do cây cà phê chè chỉ thích
hợp với những vùng có đất đỏ bazan, độ cao địa hình trên 500 m, khí hậu mát mẻ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×