Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC LONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
THEO MƠ HÌNH TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Long

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Cao Việt Hà - Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý đất đai - Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Ủy ban nhân
dân huyện Thanh Trì, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng đăng ký đất đai
Hà Nội - chi nhánh huyện Thanh Trì, Phịng Kinh tế, Phịng Quản lý Đô thị, UBND
các xã và các hộ nông dân trên địa bàn nơi tôi đến điều tra đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Long

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, hình ảnh ......................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ..........................4

2.1.1.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ..................................................................4

2.1.2.

Ngun tắc và các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ....................................6

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...........................9


2.2.

Tổng quan chung về trang trại........................................................................11

2.2.1.

Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại ...................................................11

2.2.2.

Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại..............................................................13

2.2.3.

Các văn bản pháp lý liên quan đến mơ hình trang trại nơng nghiệp ................14

2.3.

Trang trại nơng nghiệp trên thế giới ...............................................................17

2.3.1.

Tình hình phát triển trang trại và kinh tế trang trại trên thế giới ......................17

2.3.2.

Loại hình sản xuất trang trại phổ biến trên thế giới ........................................20

2.4.


Trang trại nơng nghiệp ở Việt Nam ................................................................22

2.4.1.

Tình hình phát triển trang trại và kinh tế trang trại ở Việt Nam ......................22

2.4.2.

Loại hình sản xuất trang trại phổ biến ở Việt Nam .........................................26

2.4.3.

Tình hình phát triển trang trại ở Thành phố Hà Nội ........................................28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................29

3.2.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................29

iii


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................29


3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................29

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..................................................................29

3.4.2.

Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Trì .....................................29

3.4.3.

Tình hình phát triển sản xuất theo mơ hình trang trại trên địa bàn huyện
Thanh Trì giai đoạn 2011 - 2015 ....................................................................29

3.4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại trên địa
bàn huyện ......................................................................................................29

3.4.5.

Định hướng và giải pháp phát triển các trang trại nông nghiệp trên địa bàn
huyện đến năm 2020 ......................................................................................30

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................30

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..............................................................30

3.5.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất ..............................31

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................32

3.5.5.

Phương pháp minh họa ..................................................................................32

Phần 4 Kết quả và thảo luận ....................................................................................33
4.1.

Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội...........................................................................................33

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên .........................................................................................33

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì ............................37

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử
dụng đất và sản xuất nơng nghiệp ..................................................................44

4.2.

Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Trì .....................................45

4.2.1.

Biến động sử dụng đất của huyện Thanh Trì giai đoạn 2011 - 2015 ...............45

4.2.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì ................................48

4.3.

Ðánh giá tình hình phát triển sản xuất theo mơ hình trang trại trên địa bàn huyện
Thanh Trì giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................49

4.3.1.


Số lượng trang trại nơng nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn
2011 - 2015 ....................................................................................................... 49

4.3.2.

Loại hình trang trại của huyện giai đoạn 2011 - 2015 .....................................49

4.3.3.

Quy mô và hiện trạng sản xuất các trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì ....60

4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo mơ hình trang trại trên địa
bàn huyện ......................................................................................................62

4.4.1.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế ..........................................................................62

iv


4.4.2.

Đánh giá về hiệu quả xã hội ...........................................................................65

4.4.3.

Đánh giá về hiệu quả môi trường ...................................................................66


4.4.4.

Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại
trên địa bàn huyện Thanh Trì .........................................................................70

4.5.

Định hướng và giải pháp phát triển các mơ hình trang trại có hiệu quả trên
địa bàn huyện Thanh Trì đến năm 2020 .........................................................73

4.5.1.

Định hướng phát triển các mơ hình trang trại của huyện Thanh Trì ................73

4.5.2.

Những tồn tại trong phát triển kinh tế trang trại..............................................74

4.5.3.

Đề xuất phát triển các loại hình sản xuất trang trại trên địa bàn huyện ............75

4.5.4.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo mơ hình
trang trại ........................................................................................................77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................81
5.1.


Kết luận .........................................................................................................81

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................83

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG

Chi phí trung gian

ĐVT

Đơn vị tính

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB
GTGT

Giải phóng mặt bằng
Giá trị gia tăng

TCP

Tổng chi phí

GTSX

Giá trị sản xuất

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

NTTS
NXB
QL

Nuôi trồng thuỷ sản
Nhà xuất bản
Quốc lộ

TB


Trung bình

TDT

Tổng diện tích

TMDV

Thương mại dịch vụ

LT

Lãi thuần

TT

Trang trại

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

VAC

Vườn - ao - chuồng

VACR

Vườn - ao - chuồng - rừng


VC

Vườn - chuồng

VCR

Vườn - chuồng - rừng

VR

Vườn - rừng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp và diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp của cả nước ......................................................................................5
Bảng 2.2. Số lượng trang trại năm 2015 phân theo lĩnh vực sản xuất .........................27
Bảng 4.1. Diện tích tự nhiên của các xã, thị trấn năm 2015........................................34
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015......................................37
Bảng 4.3. Hiện trạng dân số và lao động huyện Thanh Trì năm 2015 ........................40
Bảng 4.4. Biến động sử dụng đất của huyện Thanh Trì giai đoạn 2011 - 2015 ...........46
Bảng 4.5. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện Thanh Trì năm 2015 ........................48
Bảng 4.6. Loại hình các trang trại giai đoạn 2011 - 2015 ...........................................50
Bảng 4.7. Cơ cấu diện tích các trang trại huyện Thanh Trì giai đoạn 2011 - 2015 ......60
Bảng 4.8. Cơ cấu diện tích các loại mơ hình trang trại huyện Thanh Trì
năm 2015 ..................................................................................................61
Bảng 4.9. Số lượng một số vật nuôi/lứa của các trang trại năm 2015 .........................61

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các trang trại nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Thanh Trì năm 2015 ..................................................................................62
Bảng 4.11. Số lao động của các loại hình sản xuất trang trại phân chia theo các
loại hình sản xuất ......................................................................................65
Bảng 4.12. Thu nhập bình quân của người lao động trong các trang trại ......................65
Bảng 4.13. Hình thức xử lý chất thải rắn chăn ni......................................................66
Bảng 4.14. Hình thức xử lý chất thải lỏng chăn nuôi ....................................................67
Bảng 4.15. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình
trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì......................................................72

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu các ngành .............................................................................38
Hình 4.2. Tình hình biến động đất đai của huyện Thanh Trì giai đoạn 2011 -2015 .......48
Hình 4.3. Mơ hình trang trại chăn ni của gia đình ông Nguyễn Xuân Trường, xã
Tả Thanh Oai - huyện Thanh Trì .................................................................52
Hình 4.4. Mơ hình trang trại trồng lúa kết hợp với thả cá của ông Nguyễn Xuân
Việt, xã Đông Mỹ - huyện Thanh Trì ...........................................................53
Hình 4.5. Mơ hình trang trại NTTS kết hợp chăn nuôi ông Chử Bá Tùng xã Vạn
Phúc, huyện Thanh Trì ................................................................................55
Hình 4.6. Mơ hình trang trại trồng lúa kết hợp với thả cá của bà Nguyễn Thị
Hằng, xã Yên Mỹ - huyện Thanh Trì ...........................................................57
Hình 4.7. Mơ hình trang trại trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi ông Tạ Mạnh Tấn
xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì ....................................................................59
Hình 4.8. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động của chăn ni trong trang trại tới
mơi trường...................................................................................................69
Hình 4.9. So sánh môi trường của trang trại chăn nuôi và chăn ni truyền thống
của hộ gia đình ............................................................................................69


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Long
Tên Luận văn: "Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nơng nghiệp theo
mơ hình trang trị trên địa bàn huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội".
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nơng nghiệp Việt Nam.
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại trên địa bàn
huyện Thanh Trì.
Định hướng phát triển các mơ hình trang trại nơng nghiệp có hiệu quả trên địa bàn
huyện đến 2020.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình
trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp về các mặt: tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các loại
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất và các vấn
đề có liên quan qua các ban ngành hữu quan.
Thu thập số liệu sơ cấp:
Đề tài lựa chọn các trang trại điều tra ở 3 tiểu vùng của huyện Thanh Trì. Mỗi tiểu
vùng có 1 loại hình trang trại điển hình.
Điều tra phỏng vấn nông hộ với phiếu điều tra nông hộ đã soạn sẵn (Mẫu phiếu
điều tra có trong phụ lục 2).
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo

thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao và thấp.
Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả càng lớn.
Đánh giá hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Sau đó đưa ra các giải
pháp, định hướng phát triển cho từng vùng, loại hình trang trại.
Xử lý số liệu, thống kê, tính tốn bằng phần mềm EXCEL, minh họa bằng hình
ảnh, đồ thị, bảng biểu, đồ thị...
3. Kết quả chính và kết luận
Trong những năm tiếp theo, huyện Thanh Trì tiếp tục phát triển sản xuất, sử
dụng đất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại, tăng tỷ trọng về giá trị sản xuất hàng

ix


hoá và dịch vụ bán ra của trang trại đạt 40 - 45% giá trị sản xuất hàng hố nơng
nghiệp của huyện.
Hướng phát triển trang trại cụ thể như sau: các xã vùng bãi: Yên Mỹ, Vạn Phúc,
Duyên Hà… tập trung phát triển mơ hình trang trại cây ăn quả kết hợp chăn ni có quy
mơ từ 1 -3 ha. Các xã giáp đô thị như Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa,
Vĩnh Quỳnh… tập trung phát triển mơ hình trang trại tổng hợp, trang trại NTTS kết hợp
với chăn nuôi; Vùng trong đê, các xã nằm trong khu dân cư nông thôn, gồm các xã
Ngọc Hồi, Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Đại Áng…tập trung phát triển các trang trại chăn ni
và mơ hình Lúa - cá.
Để đạt được những định hướng nêu trên, huyện Thanh Trì cần phải thực hiện
đồng bộ các giải pháp về chính sách, vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực, công tác bảo quản
chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm…

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Ngoc Long
Thesis title: “Assessment of the status and direction of the agricultural land use in
the farm model in the Thanh Tri district of Ha Noi city".
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
To assess the effects of agricultural land used in the model farm in Thanh Tri
District.
To orientate to develope effective agricultural farm in the district until 2020.
To Propose solutions to improve the efficiency of use of agricultural land in the
model farm in Thanh Tri district.
2. Methods
Secondary data collection on: the situation of economic development - society, the
kind of maps of land use, land use situation, the current use of land and related issues
through the concerned departments.
The theme selected farms in 3 sub-regional survey of Thanh Tri district. Each subregion has one type of typical farm.
Primary data collection on:
Household interview survey with the household survey were prepared (Sample
survey in Appendix 2).
The analysis indicators are evaluated quantitatively (absolute value) in cash at the
time, current price and quantitative (relative price) is calculated by the high and low
levels. The targets to achieve higher levels of efficiency increases.
Evaluate the effectiveness of the economic, social and environmental. Then make
the solution, development orientation for each region and type of farm.
Data processing, statistics, calculations using EXCEL software, illustrated with
pictures, graphs, tables, graphs ...
3. Main findings and conclusions

In the next years, Thanh Tri district continues to grow production, agricultural
land use in the model farm, increasing the proportion of the value of production of
goods and services sold by the farm reaches 40-45% the value of agricultural
commodities produced in the district.

xi


Farm development as follows: the communal grounds: Yen My, Van Phuc, Duyen
Ha ... focused development model fruit farm livestock combined scale from 1 -3 ha.
Bordering the urban commune as Tan Trieu, Thanh Liet, Ta Thanh Oai, Huu Hoa, Vinh
Quynh ... focused development model collective farms, aquaculture farms combined
with livestock; In the dyke area, the town is located in rural residential areas, including
the Ngoc Hoi Commune, Dong My, Ngu Hiep commune, Dai Ang ... focus on developing
the farm and the model Rice - fish.
To achieve the above orientations, Thanh Tri district need to implement
synchronization solutions on the policy, capital, technology, human resources,
preservation and processing of product markets...

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm, ngư nghiệp
có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại có vai trị thúc đẩy
sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vào sản
xuất nơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại giúp huy động khai thác các
nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông

dân, làm giàu cho đất nước và quan trọng nhất kinh tế trang trại sẽ giúp cho việc
sử dụng và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên đất đai. Ngày nay, trang trại là loại
hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia
trên thế giới.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
sự phát triển của kinh tế nơng nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh của nền nông nghiệp nước nhà thì
nền nơng nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp cần được thay đổi bởi một nền nông
nghiệp hiện đại, có sự ứng dụng rộng rãi của khoa học kỹ thuật, cần có sự thay
đổi các loại hình sử dụng đất và đưa các mơ hình sử dụng đất khác nhau để có thể
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay, mơ hình phù hợp mang lại lợi ích là
mơ hình kinh tế trang trại. Mơ hình kinh tế trang trại có ý nghĩa to lớn trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước nhà, góp phần đưa nông nghiệp nông thôn
Việt Nam lên một tầm cao mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tới năm
2015 cả nước có khoảng hơn 120.000 trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại
tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô
nhỏ. Hàng năm, các trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6
triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng
giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thơn.
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, chủ yếu vẫn
là sản xuất nông nghiệp. Huyện có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nền
nơng nghiệp với nhiều mơ hình sử dụng đất khác nhau. Trong đó, mơ hình trang
trại đang thể hiện những tiến bộ, sự phù hợp với xu thế phát triển hàng hóa tập
trung đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Năm 2000, huyện

1


Thanh Trì chỉ có 19 trang trại với tổng diện tích hơn 70 ha, vốn đầu tư cho một

trang trại là 10 triệu đồng/ha, lợi nhuận một năm thu về khơng đáng kể. Đến nay,
tồn huyện đã có 122 trang trại, vốn đầu tư cho một trang trại là 133 triệu
đồng/ha/năm, lợi nhuận thu về của mỗi trang trại một năm đạt hơn 50,5 triệu
đồng/ha. Sử dụng đất nông nghiệp theo mơ hình trang trại ở huyện Thanh Trì
đang thể hiện hướng đi đúng đắn, vì vậy việc đánh giá thực trạng và định hướng
sử dụng đất nông nghiệp theo mơ hình này là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi xin được tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nơng nghiệp theo mơ
hình trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại trên
địa bàn huyện Thanh Trì.
- Định hướng phát triển các mơ hình trang trại nơng nghiệp có hiệu quả
trên địa bàn huyện đến 2020.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mơ hình sử dụng đất nông nghiệp theo
định hướng trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Đề tài đánh giá thực trạng phát triển trang trại nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015.
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh
Trì – Thành phố Hà Nội.
1.4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm chắc cách thức điều tra, nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh
giá hiệu quả sử dụng đất.
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu phải đảm
bảo tính chính xác và hệ thống.
- Số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực, khách quan các điều kiện
trên địa bàn huyện.


2


- Những đề xuất, kiến nghị phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện hiện
tại và tương lai của địa phương.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Chỉ ra hướng phát triển kinh tế mơ hình trang trại có hiệu quả nhất trên
địa bàn huyện Thanh Trì.
- Giảm thiểu được sự ơ nhiễm mơi trường trong việc xủ lý chất thải trong
q trình chăn nuôi trong trang trại trên địa bàn huyện.
- Tăng thu nhập bình quân cho mỗi hộ làm kinh tế trang trại, đóng góp vào
cơng cuộc Xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Trên thế giới
Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển.
Trong sản xuất nơng nghiệp thì đất đai là nhân tố vô cùng quan trọng. Trên thế
giới, mặc dù sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của các nước không giống
nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa
nhận. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực
phẩm là một sức ép rất lớn. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nơng
nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp. Để
đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác,

khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nơng nghiệp. Vì vậy đất đai là đối
tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho
đất khơng được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng
loạt diện tích đất bị thối hóa trên phạm vi tồn thế giới, người ta ước tính có tới
15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của
con người gây ra.
Theo P.Buringh, tồn bộ đất nơng nghiệp của thế giới khoảng 3,3 tỉ ha
(chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền); Phần diện tích cịn lại (khoảng 78%,
tương đương 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp. Trong tổng số 3,3 tỷ
ha đất nông nghiệp, con người hiện đang sử dụng cho trồng trọt khoảng 1,5 tỉ ha
(chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất đang có khả năng trồng
trọt). Như vậy, cịn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác (Hội
khoa học kinh tế Việt Nam, 2000).
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Châu Á tuy có
diện tích đất nơng nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng tỉ lệ diện tích
đất nơng nghiệp trên diện tích tự nhiên thấp, trong khi đây là khu vực có tỷ lệ dân
số đơng trên thế giới. Có các quốc gia dân số đơng nhất nhì thế giới như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonexia.. Ở Châu Á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm
năng đất trồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ
282 triệu ha đang được trồng trọt.

4


Đơng Nam Á là một khu vực có dân số khá đơng trên thế giới nhưng diện
tích canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu
người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vào hàng thấp nhất trong số các
quốc gia ASEAN (Hoàng Văn Hoa, 1995).
2.1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đơng Nam Á, nhưng

dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình qn diện tích trên đầu người xếp vào hàng
thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
thống kê, tính đến ngày 01/01/2015 diện tích đất nơng nghiệp cả nước là
26.822,9 nghìn ha, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp có 10.231,7 nghìn
ha. Bình qn diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 1.127,7 m2/người (Tổng cục
Thống kê, 2015).
Bảng 2.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp và diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp của cả nước
Năm
1995
2000
2005
2010
2015

TDT đất
nơng nghiệp
(1000 ha)
10.496,9
12.644,3
24.583,8
24.997,2
26.822,9

TDT đất sản xuất
nơng nghiệp (1000
ha)
9.224,2
10.540,3
9.412,2

9.420,3
10.231,7

Bình qn diện tích
đất sản xuất nơng
nghiệp/người (m2)
71.995,5
1.281,22
77.635,4
1.357,67
84.155,8
1.118,42
86.116,6
1.093,90
90.728,9
1.127,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

Dân số
(1.000 người)

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn
phương thức truyền thống với phương thức cơng nghiệp hố và đang dần từng
bước xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ
xuất khẩu.
Phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm
tới sẽ là:
- Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hố theo nhóm ngành hàng, nhóm
sản phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong
nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng

- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã
hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu,
tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá.

5


- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn
nuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực, giảm tỷ trọng
lao động nông nghiệp xuống dưới 50%. Tăng quỹ đất nông nghiệp bình qn trên
một lao động nơng nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh cơng nghiệp hố, phát triển
ngành nghề cơng nghiệp, dịch vụ ngồi nơng nghiệp. Mặt khác, cần phải phát
triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động
nông nhàn.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong hơn 10 năm
qua, từ năm 1997 Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất
khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối
lượng và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia
súc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng
đều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nơng sản trong 11 năm gần đây bình
qn tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền nông nghiệp Việt Nam cũng tồn
tại và phát sinh một số vấn đề:
- Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp đang bị thu hẹp
đến giới hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.
Rừng đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ cịn
chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa so với độ an tồn của mơi trường sinh thái.
Đất nơng nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do
dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển
sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mịn, thối hóa do việc phá rừng

gây ra cũng đang ngày càng tăng lên.
- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương
do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hóa học, hóa chất trừ sâu, diệt
cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất
độc hại trong nơng sản thực phẩm.
- Đói nghèo đang tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn
đồng bằng.
2.1.2. Nguyên tắc và các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng đất ngày
càng gia tăng, đặc biệt đất nơng nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do bị trưng

6


dụng sang các mục đích phi nơng nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở
nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở bảo đảm an ninh
lương thực, thực phẩm, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, tăng cường nguyên
liệu cho cơng nghiệp, đảm bảo khả năng phịng hộ mơi trường, bảo vệ tính đa
dạng sinh học, bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm của rừng, phát triển công
nghiệp chế biến vừa và nhỏ với thiết bị công nghệ tiên tiến; khai thác tiềm năng
lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần xố đói, giảm nghèo, thu hút
nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của ngành nơng - lâm
nghiệp vào phát triển kinh tế quốc dân.
Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm
ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm
bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài ngun đất. Do đó đất nơng nghiệp
cần được sử dụng theo nguyên tắc "đầy đủ, hợp lý và hiệu quả".
- Đầy đủ: Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo diện tích đất canh tác

ln đáp ứng được nhu cầu về an tồn lương thực, diện tích đất nông nghiệp đáp
ứng được tiêu chuẩn môi trường sinh thái được bền vững cũng như nhu cầu sinh
hoạt của con người.
- Hợp lý: Đây là nguyên tắc giúp cho việc khai thác, sử dụng đất đạt hiệu
quả cao nhưng vẫn đảm bảo được tính an tồn và hiệu quả.
- Hiệu quả: Trong khai thác và quản lý sử dụng đất tính hiệu quả cao nhất
cả về kinh tế, xã hội và mơi trường. Mặt khác có những quan điểm đúng đắn theo
xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử
dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Trong đó, nội dung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được xác định là
có tầm ảnh hưởng nhất. Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc
bố trí cơ cấu cây trồng vật ni là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của
hầu hết các nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà
cịn là mong muốn của người nông dân – những người trực tiếp tham gia sản xuất
nơng nghiệp (Nguyễn Thị Vịng và cs., 2001).
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một
mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét tổng thể trên các mặt: Hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

7


Hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: một là mọi hoạt động của
con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; Hai là
hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; Ba là
hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con
người. Có thế kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với
một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều

nhất với một lương chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về chất của xã hội” (Đỗ Thị Tám, 2001).
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra. Theo Nguyễn Duy Tính, hiệu quả về mặt xã hội của sử
dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên
một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo
vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự suy thối của đất, bảo vệ mơi
trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)
đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Bùi Huy Hiển và Nguyễn Văn
Bộ, 2001). Tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều
hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của
đất. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất dưới tác động của quá trình sản xuất,
phương thức quản lý của con người sẽ tạo nên những ảnh hưởng khác nhau tới
môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:
hiệu quả hóa học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường (Đỗ Nguyên
Hải (1999). Trong sản xuất nơng nghiệp, hiệu quả hóa học mơi trường được đánh
giá thông qua mức độ sử dụng các chất hóa học trong nơng nghiệp; hiệu quả sinh
học mơi trường được thể hiện qua tác động qua lại giữa cây trồng với đất, cây
trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất mà vẫn đạt
mục tiêu đề ra; hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng
tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
2.1.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quan điểm sử dụng đất
nông nghiệp:

8



- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về
khoa học kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật ni có tỷ xuất
hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Áp dụng phương thức sản xuất nơng lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình
sử dụng đất thích hợp, đa dạng hố sản phẩm, chống xói mịn, thâm canh sản
xuất bền vững.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trên cơ sở thực hiện đa
dạng hố cây trồng vật ni, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với
sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông lâm nghiệp một cách tồn diện và có hệ thống trên cơ sở
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng
hoá của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển nơng nghiệp tồn diện gắn liền với việc xố đói giảm nghèo,
giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phịng và phát huy nền văn hố truyền
thống của các dân tộc, khơng ngừng nâng cao vai trò nguồn lực của con người.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương phải gắn liền
với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của vùng và cả nước (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2010).
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
2.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng…)
có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp,
vì các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối.
Vì vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng
vật ni chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo
N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát

triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ
thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ
phì đất (Hội Khoa học đất, 2000).

9


2.1.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác.
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các q trình sản
xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động
thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi
trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Trên cơ sở nghiên cứu các
quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng
loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu sử dụng đất đề ra.
Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích
cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu
mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghiệp sản xuất tiến
bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến
giữa thế kỷ 21, trong nơng nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến
30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc, 2007).
2.1.3.3. Nhóm yếu tố kinh tế tổ chức
Nhóm yếu tố này bao gồm:
- Cơng tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên,
dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy
hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực
và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài ngun, mơi trường. Đó là cơ sở để phát

triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hố,
chun mơn hố, hiện đại hố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.
- Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì thế, cần phát huy thế
mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện
đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ
chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.

10


2.1.3.4. Nhóm các yếu tố xã hội
Nhóm yếu tố này bao gồm:
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị
trường nông sản phẩm. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), ba yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay
vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Hệ thống chính sách (đất đai, hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu đầu tư...).
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
- Những kinh nghiệm, tập qn sản xuất nơng nghiệp, trình độ năng lực
của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
Theo Douglass C.North – nhà kinh tế người Mỹ nổi tiếng thế giới, đoạt
giải Nobel năm 1993, sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi hợp lý các thể chế là
những yếu tố then chốt cho sự tiến triển của kinh tế - xã hội.
2.2. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TRANG TRẠI
2.2.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
2.2.1.1. Khái niệm trang trại

- Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, là đơn vị sản xuất
nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể pháp lý có tư cách pháp nhân trong các
quan hệ kinh tế xã hội.
- Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp có
tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp (hạch toán
kinh tế).
- Trang trại là tổ chức sản xuất nơng nghiệp có vị trí trung tâm thu hút các
hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất tư liệu sản xuất, các hoạt động dịch vụ
và các tổ chức chế biến tiêu thụ nông sản.
- Trang trại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức quản
lý khác nhau:
+ Trang trại gia đình: là loại hình trang trại phổ biến nhất trong nông
nghiệp ở tất cả các nước, thường do các chủ gia đình làm chủ và quản lý sản xuất
kinh doanh của trang trại, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và có thể sử dụng

11


lao động thuê ngoài, sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất (ruộng đất,
công cụ sản xuất, vốn…) cũng có thể đi th ngồi một phần hoặc toàn bộ tư liệu
sản xuất trên.
+ Trang trại tư bản tư nhân: là loại hình trang trại nơng nghiệp ít phổ biến
ở các nước, đến nay số lượng không nhiều thường là các trang trại tư bản tư
nhân, công ty cổ phần, sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng lao động làm thuê
kể cả lao động sản xuất và lao động quản lý.
- Trang trại thường có các quy mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn) song song
tồn tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và quy mơ trung bình… Trang trại
thường có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu nhập khác nhau, trong và
ngồi nơng nghiệp, với phương thức quản lý kinh doanh khác nhau (chun mơn
hố, đa dạng hố sản phẩm) với trình độ năng lực sản xuất khác nhau.

- Phân loại trang trại theo lĩnh vực sản xuất bao gồm:
+ Trang trại trồng trọt
+ Trang trại chăn nuôi
+ Trang trại lâm nghiệp
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
+ Trang trại tổng hợp
Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm,
ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành
trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và
luôn gắn với thị trường.
2.2.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại
- Theo nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày
02/02/2000 về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất
hàng hố trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm,
thuỷ sản”.
- Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nơng sản hàng hố, phát sinh và
phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hố, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự
cấp tự túc.

12


×