Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De KT 1 T thang 3Tieng Viet 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.3 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI Lớp:. . . . . . . . Họ tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. ĐỀ KIỂM TRA1 TIẾT- TIẾNG VIỆT 7. HKII (2012-2013) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách chọn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất, điền vào bảng đáp án phía dưới. 1. Câu rút gọn là câu: a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. b. Chỉ có thể vắng vị ngữ. c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ. d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. 2. Đâu là câu rút gọn cho câu hỏi:“ Hằng ngày, bạn dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?” a. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. b. Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất. c. Tất nhiên là tôi đọc sách. d. Đọc sách. 3. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? a. Ai cũng phải học đi đôi với hành. b. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. c. Học đi đôi với hành. d. Rất nhiều người học đi đôi với hành. 4. Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là chung cho mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau: a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. 5. Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Trong ................ ta thường gặp nhiều câu rút gọn. a. Văn xuôi. b. Truyện cổ dân gian. c. Truyện ngắn. d. Văn vần (thơ, ca dao) . 6. Câu đặc biệt là gì? a. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. b. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. c. Là câu chỉ có chủ ngữ. d. Là câu chỉ có vị ngữ. 7. Trong những dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt? a. Bộc lộ cảm xúc. b. Gọi đáp. c. Làm cho lời nói được ngắn gọn. d. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 8. Trong những câu sau câu nào là câu đặc biệt? a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. b. Ối trời đất ơi! c. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. d. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 9. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu:“ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được thêm vào câu để làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Xác định thời gian. b. Xác định mục đích . c. Xác định nguyên nhân. d. Xác định nơi chốn. 10. Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu: “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” biểu thị điều gì? a. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu. b. Mục đích của hành động được nói đến trong câu. c. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu. d. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu. 11. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu:“ Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp”? a. Đầu câu. b. Giữa câu. c. Cuối câu. 12. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó” được thêm vào câu để làm gì? a. Xác định nguyên nhân. b. Xác định nơi chốn. c. Xác định cách thức. d. Xác định mục đích. Câu Đáp án. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. II. Tự luận: (7 điểm) 1. Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong những câu sau: (2,5 điểm) a. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn) b. Chiều, chiều rồi . Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào . (Thạch Lam) c. Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc. d. Sài Gòn . Mùa xuân năm 1975 . Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử . 2. Xác định câu rút gọn trong những câu sau : (1,5 điểm) a. Chim sâu hỏi chiếc lá : - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. b. Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ học trò cũng thế! 3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng một vài câu đặc biệt; chỉ ra câu đặc biệt đó. (3 điểm).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- TIẾNG VIỆT 7 HKII (2012-2013) Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận ( 30/70 ) Cấp độ Chủ đề. Nhận biết. Thông hiểu TN. Rút gọn câu. Khái niệm (C1) Xác định câu rút gọn (C2,3). Câu đặc biệt. Khái niệm (C6) Xác định câu đặc biệt (C8). Thêm trạng ngữ cho câu. Số câu. Vị trí của trạng ngữ (C11). 6. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. TL TN. Cộng TL. TN. TL. TN. TL. Cách rút Xác định gọn (C4,5) câu RG (C2). Tác dụng (C7). Xác định câu ĐB, nêu tác dụng (C1). Tác dụng (C9,10,12). 6. 2. Viết đoạn văn miêu tả cảnh có sử dụng câu đặc biệt (C3). 1. 15.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Số điểm. 1,5. 1,5. 4. 3. 10,0.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- TIẾNG VIỆT 7 HKII (2012-2013) Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) I.Phần trắc nghiệm: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25 đ) Câu Đáp án. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. C. D. C. A. D. B. C. B. C. C. B. C. II.Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1:( 2,5 điểm ) - Xác định đúng mỗi câu đặc biệt (0,25đ); nêu đúng tác dụng mỗi câu (0,25đ) Câu 2: ( 1,5 điểm ) - Xác định đúng mỗi câu rút gọn (0,5đ) Câu 3:(3điểm) - Nội dung miêu tả cảnh quê hương (1,0 đ) - Viết đoạn văn theo quy định (1,0đ) có sử dụng câu đặc biệt (1,0 đ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×