Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

bai phat bieu tri an dai tuong hoang van thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.83 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Hoàng Văn Thái Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hoàng Văn Thái (định hướng).. Hoàng Văn Thái Tháng 5, 1915 - 2 tháng 7, 1986 (71 tuổi). Chân dung Đại tướng Hoàng Văn Thái năm 1986 Tiểu sử Tên thật. Hoàng Văn Xiêm. Biệt danh. An, Mười Khang, Quốc Bình,Thành,.... Quốc tịch. Việt Nam. Nơi sinh. Làng An Khang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Nơi mất. Hà Nội, Việt Nam Binh nghiệp. Thuộc Năm tại ngũ Cấp bậc. Quân đội nhân dân Việt Nam 1941 - 1986. Đại tướng Việt Minh. Chỉ huy. Quân Giải phóng Miền Nam Quân đội nhân dân Việt Nam. Tham chiến. Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947 Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chiến dịch Trung Du Chiến dịch Đông Bắc Chiến dịch Đồng Bằng Chiến dịch Hà Nam Ninh Chiến dịch Hòa Bình Chiến dịch Tây Bắc Chiến dịch Thượng Lào Chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến dịch Lộc Ninh (1967) Sự kiện Tết Mậu Thân Chiến dịch Tây Ninh (1968) Chiến dịch Xuân hè 1972 Chiến dịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng (truy tặng) Huân chương Hồ Chí Minh 2 Huân chương Quân công hạng nhất Huân chương Chiến thắng hạng nhất Huân chương Kháng chiến hạng nhất Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2, 3 Khen thưởng. Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2, 3 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất Huy chương Quân kỳ quyết thắng. . Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN *Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên *Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam *Tư lệnh quân giải phóng miền Nam *Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu V. Công việc khác. *Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng *Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn *Trưởng ban tổng kết chiến lược Quân ủy *Chỉ đạo ngành kỹ thuật quân sự *Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật *Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện. Chữ ký.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoàng Văn Thái (1915–1986) là Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam và là một trong những tướng lĩnh có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người có công lao lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp cũng như có ảnh hưởng đối với cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V.. Mục lục [ẩn].  . 1 Thân thế và hoạt động 2 Tổ chức lực lượng 3 Lên chức Tổng tham mưu trưởng o 3.1 Các chiến dịch chống Pháp 4 Trong trận Điện Biên Phủ 5 Vai trò o 5.1 Các chiến dịch chống Mỹ 6 Cuối đời 7 Nhận định và đánh giá 8 Phát biểu 9 Vinh danh 10 Đời tư o 10.1 Vợ o 10.2 Năng khiếu khác o 10.3 Đạo đức lối sống 11 Các tác phẩm chính o 11.1 Sách đã xuất bản o 11.2 Một số bài viết đăng trên tạp chí từ 1948 - 1987 o 11.3 Một số bài đã đăng trên báo Quân đội nhân dân từ 1955 - 1979 12 Xem thêm 13 Chú thích. . 14 Liên kết ngoài.          . . [sửa] Thân thế và hoạt động Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh vào tháng 5 năm 1915 (tuy nhiên có một số thông tin không đồng nhất là ông sinh năm 1917) tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay là xã Tây An), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình[1]. Ngày sinh chính xác của ông chưa được xác định rõ. Cha của ông là Hoàng Văn Thuật, từng làm Tổng sư[2] của tổng Đại Hoàng. Từ nhỏ Hoàng Văn Xiêm được cho là một học sinh chăm chỉ, ham học hỏi. Tốt nghiệp bằng tiểu học Pháp Việt loại ưu, tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 13 tuổi, Hoàng Văn Xiêm đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi làm thợ cắt tóc. Năm 15 tuổi, chứng kiến cuộc nổi dậy của nhân dân Tiền Hải hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ông bắt đầu chịu ảnh hưởng về phong trào Cộng sản..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Năm 18 tuổi, ông đi làm phu thợ ở mỏ than Hòn Gai (Quảng Ninh) sau đó làm phu thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng). Tại đây, ông được những người bạn phu mỏ giới thiệu về chủ nghĩa Cộng sản. Do tham gia các hoạt động bãi công và chống lại sự bóc lột của chủ mỏ, ông bị đuổi việc và trở về quê vào năm 1936. Lúc này, phong trào Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương đang phát triển. Vốn có kinh nghiệm tham gia tổ chức đoàn thể của các phu mỏ, ông vận động các thanh niên trong làng thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ, tham gia tổ chức các hội ở địa phương như: hội hiếu, hội tương tế, hội đá bóng, hội nhạc âm, hội đọc báo... Một cán bộ Cộng sản là Nguyễn Trung Khuyến được cử về để trực tiếp hướng dẫn hoạt động. Với danh nghĩa mở lớp dạy nhạc âm, ông tập hợp các thanh niên tham gia hoạt động đoàn thể. Chỉ sau vài tháng số học viên trong làng phát triển nhanh. Hội tương tế lên tới 170 hội viên do ông Lương Thúy làm Hội trưởng, Hoàng Văn Xiêm làm Thư ký. Qua các hoạt động đó, ông cùng các bạn bí mật rải truyền đơn, vận động nhân dân chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Do những hoạt động tích cực của mình, ông được chú ý và được giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 3 năm 1938. Tháng 4 năm 1938, chính phủ Mặt trận bình dân (Pháp) đổ. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Những người hoạt động trong phong trào đều bị truy bắt hoặc phải rút vào hoạt động bí mật, trong đó có cả Hoàng Văn Xiêm. Mãi đến tháng 9 năm 1940, do bị chỉ điểm, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giải về phủ Kiến Xương giam giữ. Lợi dụng việc bảo lãnh tại ngoại chờ ngày xét xử, ông được tổ chức bố trí bí mật thoát ly khỏi địa phương, rút về hoạt động ở vùng Hiệp Hòa, Lạng Giang (Bắc Giang).. [sửa] Tổ chức lực lượng Vùng Hiệp Hòa - Lạng Giang lúc đó được những người Cộng sản xây dựng thành một vùng căn cứ nằm ngoài tầm kiểm soát của người Pháp. Khi về đây, ông được bố trí tham dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày và được Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh giảng về chính trị. Tháng 3 năm 1941, Hoàng Văn Thái được cử lên Bắc Sơn (Lạng Sơn) để tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn. Tháng 4 năm 1941, ông được phân công làm chỉ huy một tiểu đội du kích Bắc Sơn. Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, được thành lập. Đội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân thứ nhất. Để tăng cường lực lượng chỉ huy, tháng 9 năm 1941, ông lấy bí danh là Quốc Bình cùng với các ông Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập được tổ chức cử đi học tại trường Quân sự Liễu Châu , Trung Quốc. Thời gian học tập ở trường, ông cử làm trưởng đoàn học viên Việt Nam tại đây..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoàng Văn Thái năm 1944 Cuối năm 1943, ông đã trực tiếp gặp nhà cách mạng Hồ Chí Minh, bấy giờ mới vừa được Tưởng Giới Thạch trả lại tự do. Cuối tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam, sau đó một tháng, Hoàng Văn Xiêm cũng về nước với bí danh mới: Hoàng Văn Thái. Bấy giờ, các lãnh đạo Việt Minh quyết định thành lập một lực lượng vũ trang được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả hơn. Một chỉ thị thành lập đã hình thành đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các trung đội trưởng, tiểu đội trưởng hoặc đội viên được chọn lọc từ các đơn vị Cứu quốc quân và các đội du kích đơn lẻ khác của Việt Minh mà Hoàng Văn Thái là một trong số đó. Ông được phân công phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến. Tại buổi lễ thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944, ông là người cầm lá cờ mà sau này trở thành Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[3]. Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân; Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ (là người đội mũ) Lúc mới thành lập, ông được phân công phụ trách công tác tuyên truyền và binh vận của đội. Trong trận đồn Nà Ngần, ông là người cắm cờ sau chiến thắng.[3] Sau Trận Phai Khắt, Nà Ngần, uy tín của đội lên cao, tăng thêm nhiều đội viên và phát triển lên hơn 100 người. Ông được giao công tác trinh sát và lập kế hoạch tác chiến chuẩn bị đánh đồn Đồng Mu, châu Bảo Lạc (nay thuộc xã Xuân Trường[4], huyện Bảo Lạc, Cao Bằng). Tuy nhiên, trước khi trận đánh diễn ra vào ngày 4 tháng 2 năm 1945, ông được phân công cùng một nhóm đội viên tiến về Nậm Ti (nay thuộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, Hà Giang để xây dựng cơ sở. Tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy nhóm đội viên, khi đó đã phát triển lên đến hơn 100 người, tiến về xây dựng cơ sở ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Bấy giờ, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, lực lượng Pháp đồn trú tại đây bị tan rã và tìm cách đào thoát sang hướng Trung Quốc. Các cán bộ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Việt Minh, với sự giúp đỡ của các đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đã nhanh chóng xây dựng chính quyền mới, tổ chức huấn luyện quân sự. Sau đó, ông nhận được lệnh của ông Võ Nguyên Giáp bàn giao địa bàn cho các cán bộ Việt Minh địa phương và tiếp tục đưa các đội viên chuyển xuống Chợ Chu (Tuyên Quang), hỗ trợ các cán bộ Việt Minh tổ chức chính quyền mới cấp xã, huyện của, đồng thời huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ chiến đấu và các cán bộ đoàn thể. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định sát nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũ trang khác thành Việt Nam Giải phóng quân, đồng thời cho thành lập Trường Quân chính kháng Nhật. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân ra mắt dân chúng tại Chợ Chu. Đến tháng 6 năm 1945, Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập tại Tân Trào, ông được phân công làm hiệu trưởng đầu tiên của trường, phụ trách công tác đào tạo cán bộ quân sự cho lực lượng vũ trang của Việt Nam Giải phóng quân, đặt nền móng hệ thống đào tạo cán bộ quân sự Việt Nam sau này. Nhận chỉ thị từ Tổng bộ Việt Minh về việc giành chính quyền và mở rộng vùng kiểm soát để chuẩn bị cho Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, ngày 13 tháng 8 năm 1945, ông chỉ huy một số đơn vị Giải phóng quân hỗ trợ Việt Minh giành chính quyền tại Lục An Châu[5], sau đó, ngày 17 tháng 8, tiếp tục chỉ huy Giải phóng quân đánh chiếm các đồn Nhật tại tỉnh lỵ Tuyên Quang, hỗ trợ lực lượng Việt Minh giành chính quyền tại đây.. [sửa] Lên chức Tổng tham mưu trưởng Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Hoàng Văn Thái cùng một số đơn vị Giải phóng quân tiến về Hà Nội, bấy giờ đã nằm trong quyền kiểm soát của Việt Minh[6]. Trong buổi lễ Độc lập, Hoàng Văn Thái cùng với các đội viên Giải phóng quân tham gia công tác giữ gìn an ninh cho buổi lễ. Tuy Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định thành lập Việt Nam Giải phóng quân và quy định thành lập cơ quan tham mưu cho Ủy ban Kháng chiến toàn quốc để chỉ huy lãnh đạo các đơn vị vũ trang của Việt Minh, tuy nhiên, do tập trung công tác cướp chính quyền nên cơ quan này chưa kịp tổ chức[7]. Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Bộ Tham mưu và chỉ định Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, với lời căn dặn:. “. " hính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức Bộ Quốc phòng nay Đoàn thể lập Bộ C Tham mưu để chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang trong cả nước. Bộ Tham mưu là cơ quan quân sự cơ mật của đoàn thể, là cơ quan quan trọng của quân đội, có nhiệm vụ: tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi; tổ chức nắm dịch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng".. ”. —Hồ Chí Minh.[8]. Với chỉ thị này, trên thực tế, Hoàng Văn Thái đã trở thành vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi chỉ với 30 tuổi và ngày 7 tháng 9 về sau trở thành ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy là một cán bộ phụ trách công tác trinh sát và tác chiến, nhưng ông chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tham mưu quân sự. Biết được băn khoăn đó, Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh căn dặn:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> “. " ây giờ chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về công tác tham mưu, có khó khăn B đấy, nhưng phải cố gắng vừa làm vừa học, có quyết tâm làm thì khó mấy cũng làm được, thế nào ta cũng xây dựng được một ngành tham mưu vững mạnh, tài cán, xứng đáng với dân tộc Việt Nam mưu trí, sáng tạo và anh hùng bất khuất, để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, tự do của dân tộc...”. ”. —Hồ Chí Minh.[8]. Để thực hiện nhiệm vụ, ngay chiều 7 tháng 9, Hoàng Văn Thái triệu tập một cuộc họp [9] tại một phòng nhỏ ở Phủ Thống sứ[10] để bàn những việc trước mắt cần làm ngay. Những người tham dự cuộc họp về sau là những hạt nhân nòng cốt để xây dựng Bộ Tham mưu. Ngay khi các cơ quan Bộ Tham mưu còn chưa tổ chức xong, người Pháp đã nổ súng tái chiếm Nam Bộ vào ngày 23 tháng 9 năm 1945. Hoàng Văn Thái vừa lo việc tổ chức vừa làm công tác tham mưu tác chiến, chỉ đạo cơ quan Bộ Tham mưu tổ chức lực lượng chiến đấu, điều động cán bộ chỉ huy từ miền Bắc vào để kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam. Bên cạnh đó, từ khoảng trung tuần tháng 10 năm 1945, cơ cấu tổ chức cơ quan tham mưu bước đầu được hình thành cùng với sự phân công phân nhiệm trong nội bộ từng bộ phận và mối quan hệ hợp đồng giữa bộ phận này với bộ phận khác. Phòng Tác chiến - Đồ bản do Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, trực tiếp làm Trưởng phòng; Phòng Tình báo do Hoàng Minh Đạo làm Trưởng phòng; Phòng Quân lực do Trần Văn Lư làm Trưởng phòng; Phòng Thông tin liên lạc do Hoàng Đạo Thúy làm Trưởng phòng và Văn phòng quản lý hành chính do Nguyễn Văn Trang phụ trách. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Cơ quan quản lý quân sự là Bộ Quốc phòng được tổ chức gồm Văn phòng và 10 Cục chuyên môn[11], do ông Phan Anh giữ chức Bộ trưởng. Cơ quan chỉ huy quân sự là Ủy ban Kháng chiến toàn quốc được đổi tên thành Toàn quốc kháng chiến Ủy viên hội, gọi tắt là Quân ủy hội[12], do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch. Hoàng Văn Thái được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Tổng Tham mưu trưởng[13]. Bộ Tham mưu được chuyển trực thuộc Quân ủy hội, đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, được tổ chức thành các Phòng, gồm Phòng 1 (Nhân sự), Phòng 2 (Tình báo), Phòng 3 (Tác chiến), Phòng 4 (Quân nhu), Phòng 5 (Thông tin)... Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Vệ quốc đoàn được đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[14], chính thức trở thành quân đội chính quy, đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Bấy giờ, mặc dù Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 14 tháng 9 đều được ký và có hiệu lực, nhưng quân Pháp liên tục gây sức ép để tạo cớ dùng vũ lực để tái chiếm Đông Dương của Pháp. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Hoàng Văn Thái chỉ đạo công tác tổ chức thống nhất biên chế quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị, chuẩn bị chiến tranh. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự[15], chuẩn bị sẵn sàng khi các biện pháp ngoại giao thất bại. Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Hoàng Văn Thái đã trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ ngày 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội, Hoàng Văn Thái cùng với Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của Tư lệnh Mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ, xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong thành phố trong thời gian 2 tháng, đủ thời gian ổn định chính quyền và quân đội cho kháng chiến lâu dài. Sau khi làm người Pháp thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, để xây dựng một lực lượng chủ lực mạnh, ngày 26 tháng 8 năm 1947, một đại đoàn chủ lực được thành lập lấy tên là.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đại đoàn Độc Lập[16] và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được cử kiêm chức Đại đoàn trưởng [17]. Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 10 năm 1947, người Pháp mở Chiến dịch Léa tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc hòng tiêu diệt đầu não kháng chiến. Các đơn vị dự định tập trung để tổ chức đại đoàn phải phân tán trở lại về các mặt trận. Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được phân công kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 3, góp phần không nhỏ cho cuộc phản công thắng lợi trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Hoàng Văn Thái được thụ phong hàm Thiếu tướng[18], trở thành những tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình, và các thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa. Tháng 9 năm 1950, Hoàng Văn Thái kiêm chức Tham mưu trưởng chiến dịch Biên Giới, trực tiếp chỉ huy đánh trận đột phá Đông Khê trên đường số 4, mở cửa biên giới Việt - Trung, mở đầu cho chiến dịch biên giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 28 tháng 5 đến 20 tháng 6 năm 1951, Hoàng Văn Thái tham gia chỉ huy chiến dịch Hà Nam Ninh.. [sửa] Các chiến dịch chống Pháp Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tham mưu trưởng và là Đảng ủy viên chiến dịch cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tư lệnh trong kháng chiến chống Pháp của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) 2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950) 3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) 4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951) 5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951) 6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951) 7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952) 8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953) 9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954) Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.. [sửa] Trong trận Điện Biên Phủ. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái tại chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Lán ở và làm việc của Thiếu tướng Hoàng Văn Thái tại chiến dịch Điện Biên Phủ Trong một động thái của chiến lược Đông Xuân 1953-1954, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đại đoàn 320, bất ngờ được triệu về Việt Bắc giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái được phân công nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng. Trên thực tế, ông được bí mật giao kiêm Tham mưu trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ, bấy giờ mang mật danh Trần Đình. Ngày 26 tháng 11 năm 1953, ông dẫn đầu đoàn cán bộ đi trước của Bộ Tư lệnh tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh lên đường đi Tây Bắc.[19] Ngày 30 tháng 11, đoàn đến Nà Sản, ông chủ trương cho đoàn dừng lại một ngày để nghiên cứu tập đoàn cứ điểm mà người Pháp vừa rút bỏ vào tháng 8 dù trận công kích của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không đạt mục đích. Chính những nghiên cứu thực địa ban đầu này đã giúp chuẩn bị kinh nghiệm rất nhiều cho trận đánh sau này. Ngày 6 tháng 12, đoàn đến Chỉ huy sở đầu tiên tại hang Thẩm Púa và bắt tay vào việc nghiên cứu đề ra cách đánh. Sáng ngày 12 tháng 1, đoàn Bộ Tư lệnh chiến dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến nơi.[19] Như hầu hết các chỉ huy Việt Nam và cố vấn Trung Quốc khi đó, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cũng ủng hộ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh", dù ông đã băn khoăn: "Làm thế nào để đưa pháo vào trận địa khi ta chủ trương đánh sớm, đánh nhanh mà chưa kịp làm đường cho xe kéo pháo? Làm thế nào để hạn chế tác dụng của máy bay, pháo binh, giảm bớt thương vong khi ta đánh liên tục cả ban ngày?"[19]. Tuy nhiên, là một người lính, ông đã ra lệnh cho các đơn vị rút về vị trí tập kết theo đúng chỉ thị của Tổng tư lệnh, một quyết định mà lịch sử chứng minh sự đúng đắn của nó khi tạo nên một chiến thắng chấn động thế giới.. “. " ắm vững chức năng, nhiệm vụ, kiên quyết phát huy tinh thần cách mạng tiến công N trong những điều kiện khó khăn, phức tạp và khẩn trương nhất, luôn luôn vì thắng lợi của toàn quân mà ra sức vươn lên trong thực tế chiến đấu và xây dựng, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo chỉ huy của trên... đó là những yếu tố chủ quan quyết định thành công của Bộ Tổng tham mưu trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và nói riêng trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ". ”. —Hoàng Văn Thái - Bài học thành công của công tác tham mưu trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (tác phẩm quân sự).. [sửa] Vai trò Sau khi quân Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, ông được triệu tập về Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng Tham mưu trưởng thay cho tướng Văn Tiến Dũng chuyển sang nhận nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quân đội Nhân dân Việt Nam tham dự Hội nghị Trung Giã. Ông giữ nhiệm vụ này cho đến hết năm 1954, đến khi tướng Văn Tiến Dũng thôi làm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trưởng đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban liên hiệp đình chiến trung ương và trở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng.. Phút giây thư giãn tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Sau khi tiếp quản miền Bắc, ông là một trong những tướng lĩnh quan trọng nhất quyết định về công tác tái tổ chức quân đội chính quy. Ngày 10 tháng 4 năm 1958, ông được bổ nhiệm kiêm chức Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn theo Sắc lệnh 61/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[20], đảm nhậm việc "...chỉ đạo công tác huấn luyện quân sự đối với cán bộ và chiến sĩ các binh chủng trong toàn quân, chỉ đạo công tác các nhà trường của quân đội và chỉ đạo công tác huấn luyện các lực lượng hậu bị."[21] Ngày 31 tháng 8 năm 1959, ông được thăng quân hàm Trung tướng (ông thực ra đã được phong vượt cấp Thượng tướng nhưng ông từ chối[22] và được phong hàm Trung tướng năm 1958) [23], trở thành một trong bốn Trung tướng được phong đợt 2[24]. Năm 1960, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, được phân công kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao đầu tiên của Chính phủ (tương đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam bây giờ). Năm 1961, ông được cử đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh (Trung Quốc). Tháng 3 năm 1965, quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, đánh dấu sự kiện khởi đầu của chiến lược Chiến tranh cục bộ với sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của động thái này, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định cử một trong những cán bộ cao cấp nhất để nắm giữ địa bàn sát cận giới tuyến là Quân khu V. Tháng 8 năm 1966, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được bổ nhiệm làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu V. Với những kinh nghiệm thu được tại Quân khu V, năm 1967, sau khi Mỹ tăng cường số quân tại miền Nam Việt Nam lên gấp nhiều lần , Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cử ông vào Nam giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân Ủy Miền, kiêm Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam với bí danh Mười Khang. Ông là tư lệnh Chiến dịch Lộc Ninh (27/10 – 10/12/1967); Tư lệnh chiến dịch Tây Ninh (17/8 – 28/9/1968)[25]. Ông là người chỉ đạo và chỉ huy trực tiếp lực lượng Quân Giải phóng miền Nam trong nhiều chiến dịch quan trọng như sự kiện Tết Mậu Thân, cũng như Chiến dịch Xuân hè 1972, là người chỉ huy chính và trực tiếp tại chiến trường miền Nam trong toàn bộ thời gian quân đội Mỹ tham chiến..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, tháng 1 năm 1974, ông được triệu hồi ra Bắc nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Tháng 4 cùng năm, ông được thăng quân hàm Thượng tướng. Trên thực tế, việc điều động ông ra Bắc là để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976. Là một chỉ huy giàu kinh nghiệm trên chiến trường miền Nam, ông được phân công vai trò Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, tập trung chỉ đạo chi viện kịp thời cho các chiến trường. Với chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, ông thực tế đảm nhiệm vai trò Tổng Tham mưu trưởng lần thứ 3, thay cho tướng Văn Tiến Dũng bí mật vào Nam để trực tiếp chỉ huy chiến trường.. [sửa] Các chiến dịch chống Mỹ Các chiến dịch lớn ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch 1. 2. 3. 4.. Chiến dịch Lộc Ninh (27 tháng 10 – 10 tháng 12 năm 1967) Sự kiện Tết Mậu Thân ( 30 - 31 tháng 1 năm 1968) Chiến dịch Tây Ninh (17 tháng 8 – 28 tháng 9 năm 1968) Chiến dịch Xuân hè 1972 (chiến dịch tổng hợp) - (năm 1972). [sửa] Cuối đời. Đại tướng Hoàng Văn Thái bỏ phiếu tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V - Hà Nội 1981 Sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục giữ vai trò Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng:. “. " hắng lợi mùa Xuân năm 1975 là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử nghìn T năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, xét về cả bề rộng, chiều sâu, tầm cao và sức nặng.". ”. —Hoàng Văn Thái, Những năm tháng quyết định-hồi ký. “. " hắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một bước phát triển nhảy vọt vĩ đại chưa từng có T trong lịch sử dân tộc ta. Nó kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh gian khổ đã kéo dài hàng trăm năm, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa" —Hoàng Văn Thái, Những năm tháng quyết định-hồi ký. ”.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Năm 1980, ông được phong hàm Đại tướng, được phân công công tác chỉ đạo tổng kết chiến tranh, chỉ đạo công tác nhà trường quân đội và công tác tổ chức cán bộ. Giai đoạn này ông đã tập trung nghiên cứu và hoàn thành nhiều tác phẩm tài liệu có giá trị về quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, một kỳ đại hội được dự đoán sẽ có những thay đổi lớn. Một số tin tức cho rằng ông có nhiều khả năng được chuẩn bị cho chức vụ Bộ trưởng thay cho tướng Văn Tiến Dũng và có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia đầu tiên của Việt Nam (gồm 3 bộ: Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao). Tuy nhiên, 5 giờ 7 phút sáng ngày 2 tháng 7 năm 1986, ông đột ngột qua đời sau một cơn đau tim tại Quân y viện 108, thọ 71 tuổi.. “. " nh Thái là người có công... Sau đó chuẩn bị đưa Anh lên làm Bộ trưởng, chưa kịp A thì anh ấy mất...". ”. —Hoàng Anh, nguyên Phó Thủ tướng. [sửa] Nhận định và đánh giá. Tượng ông Hoàng Văn Thái tại Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam Là một trong những chiến sĩ đầu tiên, từng giữ cương vị lãnh đạo tham mưu trong Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong nhiều năm, Hoàng Văn Thái đã có nhiều đóng góp trong việc hình thành, tổ chức và chỉ đạo cơ quan quân đội đặc biệt quan trọng này. Hoàng Văn Thái có thể nói là người làm tham mưu có tài và có đức, vị tướng có tài tham mưu nhất trong quân đội nhân dân Việt Nam. Dù có thời kì ông không làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng ông như là linh hồn của Bộ tổng tham mưu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. . Là Tổng tham mưu trưởng đầu tiên, Hoàng Văn Thái đóng góp rất lớn cho việc hình thành tổ chức cũng như nhân sự cho Bộ Tổng tham mưu. Đức tính cần cù học hỏi, giúp ông có được kiến thức kinh nghiệm từ các sĩ quan tham mưu cũ của quân đội Pháp, Nhật,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> .  . từ đó tìm ra phương án tổ chức phù hợp và nhanh chóng cho Bộ Tổng tham mưu còn non trẻ. Ông cũng là người tham gia xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo nhiều chiến dịch quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam suốt từ khi thành lập vào năm 1944 đến giữa năm 1986. Ông được xem là tác giả của hệ thống ký hiệu tổ chức đơn vị quân đội Việt Nam theo ký hiệu ABC.[26] Ông cũng đóng góp nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử, học thuyết và chiến lược quân sự cho công tác huấn luyện quân đội.. Với những cống hiến của mình, Hoàng Văn Thái được các tướng lĩnh đương thời đánh giá cao:. “. Là Vị tướng trận mạc đã trải qua thực tiễn hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Hoàng Văn Thái đã trở thành một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc; là người tổ chức, chỉ huy đầu tiên của Bộ tổng tham mưu - cơ quan chiến lược của quân đội nhân dân Việt Nam, xứng đáng là "người học trò ưu tú của chủ tịch Hồ Chí Minh". ”. —Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Gặp lại anh Khang - Xuân 1969 - Võ Nguyên Giáp. “. Ở anh Thái , cái quý nhất là không có chủ nghĩa cá nhân, anh nêu cao tinh thần chí công vô tư, đặt việc nước, việc quân lên trên hết.... ”. —Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “. Ông là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, tình nghĩa được Quân đội ta và nhân dân ta mến phục. ”. —Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “. Đại tướng Hoàng Văn Thái là một người cán bộ, lãnh đạo ưu tú của Đảng ta, người. ”.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> học trò ưu tú của chủ tịch Hồ Chí Minh có đức độ và tài năng. —Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “. Anh Thái là vị tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội ta đồng thời đã đảm nhiệm chức vụ tổng tham mưu trưởng trong ban chỉ huy các chiến dịch lớn: từ chiến dịch Biên giới cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ. Có thể nói anh đã làm công tác tham mưu suốt cả cuộc đời.. ”. —Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “. Vô cùng thương tiếc Đại tướng Hoàng Văn Thái, người đã cùng tôi chiến đấu nhiều năm trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, đã cùng nhau vượt qua bao nhiêu hy sinh, gian khổ nhưng đã lãnh đạo quân dân thu được những thắng lợi to lớn, vẻ vang.. ”. —Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. “. ...Anh Hoàng Văn Thái - người đồng chí thân thương, người bạn chiến đấu kiên cường, người anh đầy tình thương. Tấm gương trong sáng của anh, tinh thần tận tụy của anh đối với Đảng, đối với Tổ quốc, đối với quân đội còn ghi mãi trong tâm não chúng tôi.. ”. —Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. “. Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.. ”. — Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (trích lời phỏng vấn về Xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại)[27]. “. Đại tướng Hoàng Văn Thái đối với tôi là một người thầy đồng thời là một người anh. —Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục tác chiến. “. Tôi đến bên anh giờ vĩnh biệt Ghìm lòng, nước mắt vẫn trào rơi Khỏi cần phải bí thư sắp xếp Theo Bác, Anh không tiếp nữa rồi ...Cuộc đời hoành tráng một màu xanh Dù là Xiêm, là Thái, là Thành... Là một công nhân hay đại tướng Kiên cường, trung hậu vẫn là Anh.... —Đại tá Phạm Chí Nhân, cục phó cục tuyên huấn - Bộ Quốc phòng Việt Nam. ”. ”.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> “. Có được một cấp chỉ huy hiểu thấu lòng người như vậy thì nhân tài nào mà không thu phục được. ”. —Một số sĩ quan Nhật trong Bộ tham mưu tại Việt Bắc. “. Ông Giáp có công chung tất cả. Chung cả miền Nam là ông Thái. ”. —Giáo sư Trần Văn Giàu. “. Anh Hoàng Văn Thái là một con người tham mưu, chỉ huy. Đó là một phong cách sâu sắc để hiểu cán bộ và đào tạo, tâm sự với anh em rất là chí tình, đi vào lòng người. Trong nhiều cuộc họp, hội nghị, tập kết chiến lược chiến đấu có lẽ một trong những người kết luận hay nhất, khát quát được nhất, có thể thống nhất...đó là anh Hoàng Văn Thái. ”. —Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, nguyên thứ trưởng Bộ quốc phòng. “. Suy nghĩ của tôi... về một con người, có thể nói là mẫu mực về mọi mặt và nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của anh vào việc tăng cường nề nếp đoàn kết nhất chí trong quân ủy trung ương, tăng cường sự lãnh đạo tập thể, tập trung thống nhất của quân ủy và bộ tư lệnh. Anh Thái đi xa được 10 năm để lại cho chúng ta niềm thương tiếc vô hạn, anh cũng để lại cho chúng ta một tấm gương để noi theo.. ”. —Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất Đại tướng Hoàng Văn Thái - 1996. “. Học tập anh Thái là dốc lòng phục vụ lý tưởng và đường lối của Đảng. Không ngừng phấn đấu làm đúng lời dạy cả Bác Hồ: nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và mọi xu hướng cơ hội. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh chống tệ tham nhũng, lãng phí. Mỗi một chúng ta, mỗi một cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và thanh niên cộng sản đều phải ra sức tự rèn luyện không ngừng nâng cao phẩm chất và trí tuệ tăng cường đoàn kết đề cao kỷ luật; góp phần tích cực và khiêm tốn của mình và sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước tiến lên nhanh và vững, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội VIII của Đảng ta.. ”. —Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất Đại tướng Hoàng Văn Thái - tháng 6 năm1996. “. Anh Thành đã đi xa được 10 năm. Tôi còn nhớ mãi Anh, anh Thành, anh Thái Thành là trung thành với Nước, với Dân, với Đảng, với tư tưởng Hồ Chí Minh; Thành là thành thật, là chân thành với anh em, đồng chí. Mấy dòng này là một nén hương thơm để tương nhớ Anh.. —Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Chánh Văn Phòng Bộ QP, Bộ tổng tư lệnh, trong lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất Đại tướng Hoàng Văn Thái - tháng 6 năm1996. ”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> “. Nghĩ về Anh là nghĩ về một con người, trước đây cũng như bây giờ, mãi mãi là một tấm gương về nhiều mặt cho cán bộ toàn quân noi theo. Thật khó đủ lời để ca ngợi tấm gương trong sáng của Anh. Bức trướng TRỌN NGHĨA NƯỚC NON - VẸN TÌNH ĐỒNG ĐỘI viếng Anh 10 năm trước, chính là tấm lòng biết ơn của anh em cán bộ cũ Bộ tổng tham mưu đối với một người anh, một người thầy, đã dẫn dắt anh em đi từng bước trong cuộc đời binh nghiệp. Con người đó, Hoàng Văn Thái, đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mà trực tiếp là cho ngành tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.. ”. —Trần Trọng Trung, Bộ tổng tham mưu, trong lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất Đại tướng Hoàng Văn Thái tháng 6 năm1996. “. Mãi mãi chúng ta ghi nhớ và biết ơn những cống hiến to lớn của Anh đã đóng góp cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của nhân dân và dân tộc ta.. ”. —Hoàng Anh, nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, trong lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất Đại tướng Hoàng Văn Thái - tháng 6 năm1996. [sửa] Phát biểu. “. Tổ chức hợp đồng giữa các đơn vị, các vùng và khu vực đảm bảo bí mật để đồng loạt cùng một thời khắc tấn công và nổi dậy là tập hợp tất cả các hoạt động cực kì chính xác và nhịp nhàng... Chỉ một sai xót nhỏ là có thể hỏng một sự nghiệp lớn. ”. —Đại tướng Hoàng Văn Thái, sự kiện tết mậu thân - 1968. “. Đánh vào các cơ quan và mục tiêu đầu não của địch trên toàn bộ chiến trường miền Nam sẽ làm tê liệt hệ thống chỉ huy tác chiến cũng như bộ máy cai trị Mỹ ngụy. Nếu phát triển thuận lợi thì cơ hội dành thắng lợi hoàn toàn rất cao. ”. —Đại tướng Hoàng Văn Thái, sự kiện tết mậu thân - 1968. “. Dù bằng cách nào và bất cứ khi nào thời cơ chiến lược xuất hiện, bản kế hoạch yêu cầu các lực lượng phải ngay lập tức hành động và khai thác triệt để thời cơ, mở cuộc tấn công bằng mọi sức mạnh có thể có để giành toàn thắng trong thời gian ngắn nhất có thể được trước khi “đối phương có xu hướng can thiệp”, nghĩa là trước khi Hoa Kỳ và Trung Hoa kịp có phản ứng. ". ”. —Đại tướng Hoàng Văn Thái. “. Thời cơ chiến lược đó có thể là một cuộc đảo chính quân sự ở Sài Gòn, một biến động chính trị dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam, hoặc một chiến thắng quân sự có ý nghĩa quyết định của các đơn vị chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam. ". ”.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> —Đại tướng Hoàng Văn Thái. [sửa] Vinh danh. Đường Hoàng Văn Thái tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Với những cống hiến của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:           . Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007) Huân chương Hồ Chí Minh 2 Huân chương Quân công hạng nhất 1 Huân chương Quân công hạng nhì Huân chương Chiến thắng hạng nhất Huân chương Kháng chiến hạng nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, hạng nhì và hạng ba Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, hạng nhì, hạng ba Huân chương Quân kỳ quyết thắng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (từ 1938-1978). Huân chương cao quý của các nước xã hội chủ nghĩa:    . Huân chương nhà nước Căm pu chia Huân chương nhà nước Mông Cổ Huân chương Berlin của cộng hòa dân chủ Đức Huân chương hữu nghị của Liên Xô. ... và nhiều huân, huy chương khác. Tên ông cũng được đặt tên cho nhiều đường phố tại Việt Nam gồm:    .  . Phố Hoàng Văn Thái tại Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Đường Hoàng Văn Thái tại phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đường Hoàng Văn Thái tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đường Hoàng Văn Thái tại Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 6 năm 2011, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang với tổng mức đầu tư hơn 729,5 tỷ đồng, dài 10 km, đự kiến năm 2013 sẽ khánh thành.[28] Đường Hoàng Văn Thái tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Hoàng Văn Thái tại tỉnh Phú Thọ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đường Hoàng Văn Thái tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên  Đường Hoàng Văn Thái tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nằm dưới chân Đồi A1 gồm những địa danh như nghĩa trang A1, đường đôi kéo dài gần hầm Đờ-cát-xtơri và là một trong những dãy phố chính tại đây  Đường Hoàng Văn Thái tại Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.  Đường Hoàng Văn Thái tại thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.  Đường Hoàng Văn Thái tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.. Khu tưởng niệm cố Đại tướng Hoàng Văn Thái Ngày 21 tháng 12 năm 2010, tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải cùng gia đình Đại tướng Hoàng Văn Thái đã tổ chức lễ tưởng niệm và khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái. Dự kiến vào năm 2012 sẽ khánh thành công trình cấp nhà nước: Khu tưởng niệm cố đại tướng Hoàng Văn Thái trên con đường Hoàng Văn Thái của xã. Công trình được xây dựng trên diện tích 2.055,4 m2. Tổng kinh phí là hơn 6 tỷ đồng, quy mô xây dựng gồm các hạng mục nhà tưởng niệm chính, nhà truyền thống, nhà khách và các hạng mục khác... là nơi trưng bày hình ảnh cố Đại tướng, gia đình và quê hương.[29] . Bài thơ nhân dịp xây dựng khu tưởng niệm của một người cùng làng với cố Đại tướng:. Sáng mãi tên ông Người con tài đức đất An Khang Vị tướng lừng danh sáng họ Hoàng Đứng trước hàng quân ngày khởi nghĩa Bóng hình giọng nói mãi truyền vang.. Ông là Đại tướng Hoàng Văn Thái.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hào kiệt tên ông, bảng bảng vàng Đánh đuổi ngoại xâm hai đế quốc Pháp thua, Mỹ cút ngụy đầu hàng.. Nhân dân cùng Đảng ghi công đức Đất nước đền ơn nghĩa họ hàng Tỉnh, Huyện, xã, thôn tôn kính nhớ Xây đài tưởng niệm thắp nén nhang.. Chung tay góp sức, xin đền đáp Tổ quốc ghi công chép sử vàng Nghĩa cử một lòng trung với hiếu Ngàn năm sáng mãi, ánh hào quang.. Nguyễn Đình Điểu, xóm 7, thôn Tiền Phong, xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tên ông được đặt cho một trường THPT tại Tiền Hải, Thái Bình. [sửa] Đời tư Tập tin:Mo Hoang Toc HVT.JPG Mộ Hoàng Tộc gia đình ông Hoàng Văn Thái Thân phụ ông là cụ Hoàng Văn Thuật (1883 - 13 tháng 5 năm 1945), là một thầy giáo dạy chữ Nho, từng làm Tổng sư của tổng Đại Hoàng, qua đời trong Nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Thái Bình. Thân mẫu ông là cụ bà Nguyễn Thị Nội (1883 - 20 tháng 2 năm 1964). Gia đình ông có 8 anh em: Hoàng Văn Cầu (hy sinh), Hoàng Văn Thúy (1915 - ?) (do bị cơ quan tình nghi là Việt Nam Quốc Dân Đảng nên ông đã tự tử), Hoàng Văn Xiêm(1917 - 1986), Hoàng Văn Thiệm (1921 - ? ), Hoàng Văn Chiểu (1921 - )[30], Hoàng Thị Hợi (1923 - ), Hoàng Thị Dần (1926 - 2008), Hoàng Sĩ Lưu (1930 - 1986)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ông có chiều cao 1m75, cao hơn rất nhiều so với chiều cao trung bình của một người Việt Nam thế kỷ 20 [cần dẫn nguồn]. Căn nhà Tướng Hoàng Văn Thái đã ở từ năm 1954-1986 tại 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội. [sửa] Vợ Người vợ đầu tiên của ông là bà Lương Thị Thanh Bình, người xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cùng tham gia hoạt động cách mạng với ông tại địa phương từ năm 1939. Ông bà kết hôn vào năm 1939. Giữa năm 1940, ông bị Pháp bắt giữ nhưng nhờ sự giúp đỡ của bà Bình mới trốn thoát được [31], phải thay tên đổi họ, chuyển lên Bắc Giang hoạt động. Ông bà thất lạc nhau mãi đến đầu năm 1946 mới tìm được thông tin. Về sau, bà Bình làm cán bộ Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông bà có với nhau 2 người con: 1. Hoàng Thị Diệp (1940-), con gái, Thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam 2. Hoàng Quốc An (1964-), con trai, Thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại tướng Hoàng Văn Thái cùng bà Đàm Thị Loan. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái năm 1960 Hàng trên từ phải sang: Hoàng Quốc Trinh, Hoàng Minh Tuyết, Hoàng Minh Nguyệt, Hoàng Minh Châu Hàng dưới từ phải: Hoàng Quốc Hùng, Tướng Hoàng Văn Thái , Bà Đàm Thị Loan, Hoàng Minh Phượng Bài chi tiết: Đàm Thị Loan.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Người vợ thứ hai của ông là bà Đàm Thị Loan, Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là người dân tộc Tày, một trong ba nữ chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lúc mới thành lập và cũng là một trong hai người có vinh dự kéo cờ trong Lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.[3]. Ông bà lấy nhau vào ngày 15 tháng 9 năm 1945 và sinh được 6 người con: 1. Hoàng Quốc Trinh (1946-), con trai, Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên giám đốc Công ty Chuyển giao Công nghệ Quốc gia. 2. Hoàng Minh Tuyết (1947-), con gái, nguyên giám đốc viện vắc xin, Viện Pasteur. 3. Hoàng Minh Nguyệt (1949-), con gái, nguyên Phó giám đốc Công ty xây dựng Sandoz - Thụy sĩ tại Việt Nam; từng làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, phó giám đốc công ty xi măng Hà Tiên, sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Minh Châu (1951-), con gái, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, một trong những bác sĩ hàng đầu ngành tim mạch của Việt Nam. 5. Hoàng Quốc Hùng (1953-), con trai, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân, Bộ Quốc phòng. 6. Hoàng Minh Phượng (1954-), con gái, Đại úy Dược sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Công ty dược Sandoz - Thụy sĩ tại Việt Nam.. “. Đã hơn mười năm trôi qua rồi mà tôi vẫn không lúc nào nguôi nỗi nhớ, nỗi tiếc thương anh. Hôm nay, ngồi ghi lại ký ức về anh, tôi cảm thấy anh vẫn ở bên tôi như ngày nào... Khi anh còn sống, tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng học tập và làm việc để xứng đáng với anh, cố gắng nuôi dậy các con thành người có ích cho xã hội để không phụ lòng mong muốn của anh. Lúc anh đột ngột qua đời, tôi những đã tưởng mình không thể vượt qua được nỗi đau mất mát quá lớn này. Giờ đây, sống lại với những kỷ niệm về anh, tôi như được sống lại những ngày đẹp đẽ nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình... ”. —Đàm Thị Loan, trong lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất Đại tướng Hoàng Văn Thái - tháng 6 năm1996. [sửa] Năng khiếu khác Ngoài việc là một tướng chỉ huy và tham mưu, ông còn là một nhà thể thao. Ông từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên của Việt Nam từ năm 1960 đến 1965. Là một tướng lĩnh và nhà lãnh đạo cao cấp, nhưng tướng Hoàng Văn Thái được đánh giá là có nếp sống giản dị và yêu lao động [cần dẫn nguồn].. “. … " Trong những năm tháng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Đảng, trong quân đội, anh Mười Khang vẫn giữ lối sống giản dị - cần - kiệm - liêm - chính, xa lạ với thói xa hoa hình thức, càng xa lạ với tệ tham nhũng, lãng phí… Anh siêng rèn luyện thân thể, lao động chân tay, đến cuối đời vẫn giữ nếp trồng rau, làm vườn như người nông dân xưa ở Tiền Hải quê anh…". —Võ Nguyên Giáp. Bài chi tiết: Phất cờ nam tiến. ”.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tướng Hoàng Văn Thái kéo nhị Ông còn là một người yêu âm nhạc và là một nhạc công có tiếng, ông còn có tài kéo nhị từ nhỏ. Thời trẻ, ông từng thổi kèn trong ban nhạc lễ và cũng từng sáng tác một số nhạc phẩm tân nhạc mà điển hình là bài hát "Phất cờ nam tiến" sáng tác năm 1944, đêm trước buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Rất tiếc, hoặc JavaScript bị tắt trong trình duyệt của bạn hoặc trình duyệt không có trình chơi nào được hỗ trợ. Bạn có thể tải về đoạn âm hoặc đoạn video hay tải về một trình chơi để chơi đoạn âm hoặc đoạn video trong trình duyệt. Bài hát Phất cờ nam tiến - Trung Kiên. [sửa] Đạo đức lối sống Đối với thuộc cấp, đồng nghiệp, ông được xem là người có tình có nghĩa, thường xuyên thăm hỏi động viên. Ông cũng được xem là một người rất gắn bó với quê hương. Chính bí danh của ông trong thời gian công tác như An hay Mười Khang (lấy từ làng An Khang, nơi ông sinh ra), Quốc Bình hay Hoàng Văn Thái (lấy từ quê hương Thái Bình) thể hiện rõ điều này. Là một vị tướng, những ông luôn nghĩ và dành tình thương của mình cho các chiến sĩ bộ đội. Ông quan tâm tới từng bữa ăn của bộ đội, khi tới thăm và chứng kiến bữa cơm ít ỏi với câu trả lời:" No ạ!" của những chiến sĩ bộ đội cho câu hỏi của ông, chính điều đó đã khiến cho ông phải xúc động đến "chảy nước mắt" trước các chiến sĩ vì tình thương của ông dành cho bộ đội[32].. [sửa] Các tác phẩm chính. Bìa sách "Những năm tháng quyết định" - Một trong các tác phẩm của ông.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bìa sách "How south Vietnam was liberated" - phiên bản tiếng Anh của "Những năm tháng quyết định" Không chỉ đơn thuần làm công tác chỉ huy và tham mưu, ông còn tham gia viết và biên tập nhiều tác phẩm, bài viết, tài liệu tổng kết, nghiên cứu về lịch sử và học thuyết quân sự Việt Nam. Năm 1986, ông còn có dự định viết hồi ký về những năm tháng tại chiến trường miền Nam ác liệt nhất, những năm tháng ông đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tuy nhiên tháng 7 năm đó ông đã qua đời. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như:. [sửa] Sách đã xuất bản 1. 2. 3. 4. 5.. Đội tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân, Cục Chính trị phát hành, 1948. Chiến tranh cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Quân chính, 1949. Đẩy mạnh vận động tiến tới, Nhà xuất bản Quân chính, 1950. Báo cáo và kết luận tổng kết huấn luyện, Tổng cục quân huấn xuất bản, 1958. Nhớ lại ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hồi ký - in chung trong tập sách: "Anh bộ đội", Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội - 1959. 6. Quan điểm thể dục thể thao của chúng ta, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội 1959. 7. Xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội - 1961. 8. Phê phán chủ nghĩa xét lại trong lĩnh vực quân sự, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội - 1964. 9. Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, một mẫu mực về chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, bài viết in trong tập sách: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lực của sự đúng đắn của Đảng ta", Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội - 1964. 10. Bài học chủ yếu của chiến thắng Điện Biên Phủ, bài viết in trong tập sách: "Bài học thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ", Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội 1969. 11. Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội - 1983. 12. Mấy vấn đề về chỉ huy và tham mưu, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 1983. 13. Cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1984. 14. Những năm tháng Quyết Định, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội - 1985 [33] 15. Mấy vấn đề về tổng kết chiến tranh và viết lịch sử quân sự, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, 1987. 16. Điện Biên Phủ - Chiến dịch lịch sử (viết năm 1984), Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội - 1990.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 17. Đánh giá đúng so sánh lực lượng địch - ta, xác định đúng thời cơ, hạ quyết tâm chiến lược kịp thời, chính xác, bài viết in trong tập kỷ yếu: "Trận quyết chiến lịch sử Xuân 1975", Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - 1990. 18. How south Vietnam was liberated Gen. Hoang Van Thai, The Gioi Publishers 1992 (dịch: "Miền Nam Việt Nam được giải phóng như thế nào", chuyển thể từ: "Những năm tháng quyết định - 1985"). 19. Đại tướng Hoàng Văn Thái tổng tập, tổng hợp các bài viết của Đại tướng xuất bản năm 2007.. [sửa] Một số bài viết đăng trên tạp chí từ 1948 - 1987 1. Phải nỗ lực thi hành kế hoạch mùa hè. (Quân sự Tập san 1948, số 4, tháng 7). 2. Hội nghị Quân sự lần thứ 5 với nhiệm vụ hiện nay. (Quân sự Tập san 1948, số 5, tháng 8). 3. Phá tan âm mưu Thu Đông của địch. (Quân sự Tập san 1948, số 7, tháng 12). 4. Nhìn lại mùa hè vừa qua. (Quân sự Tập san 1948, số 7, tháng 12). 5. Đặc điểm của cuộc chiến tranh Việt - Pháp. (Quân chính Tập san 1949, tháng 6). 6. Đẩy mạnh vận động chiến tiến tới. (Quân chính Tập san 1950, tháng 12). 7. Những yếu tố thành tố thành công của Đại đoàn X. (Quân chính Tập san 1951, tháng 10). 8. Nghiên cứu vận dụng chiến thuật vào chiến trường Việt Nam. (Tạp chí quân đội nhân dân 1957, tháng 9). 9. Đẩy mạnh công tác học tập tại chức của cán bộ (Tạp chí quân đội nhân dân 1958, số 8). 10. Mục đích, nội dung và nhiệm vụ của chúng ta đối với kỳ học tập điều lệnh này. (Tạp chí quân đội nhân dân 1958, số 10). 11. Đảng là người tổ chức, rèn luyện và lãnh đạo quân đội ta. (Tạp chí Học tập 1948, số 7, tháng 12). 12. Quán triệt phương châm huấn luyện quân sự của quân đội ta hiện nay. (Tạp chí quân đội nhân dân 1959, số 8, tháng 5). 13. Chỉ thị về việc sử dụng và chỉnh lý tài liệu rèn luyện chiến thuật năm 1960. (Tạp chí Thông tin huấn luyện 1960, số 11, tháng 6). 14. Quân đội cần ra sức học tập để nắm vững kỹ thuật quân sự hiện đại. (Tạp chí Học tập 1960, số 12). 15. Nghiêm chỉnh chấp hành chức trách và chế độ công tác. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1962, tháng 3). 16. Nâng cao sức khỏe, tăng cường năng suất lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệm hóa xã hội chủ nghĩa. (Tạp chí Học tập 1963, số 1). 17. Công tác quản lý bộ đội. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1963, tháng 7). 18. Không ngừng rèn luyện ý chí chiến đấu cho quân đội. (Tạp chí Quânn đội nhân dân 1963, tháng 8). 19. Con người và vũ khí. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1963, số 9). 20. Quan điểm thực tiễn và việc thể hiện tình huống địch trong huấn luyện. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1963, số 10). 21. Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo hạ sĩ quan. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1963, tháng 11). 22. Phê phán chủ nghĩa xét lại hiện đại trong lĩnh vực quân sự. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1963, số 12). 23. Mười bàn học kinh nghiệm về công tác huấn luyện quân sự. (Tạp chí quân đội nhân dân 1964, tháng 1). 24. Chống những luận điệu của chủ nghĩa xét lại hiện đại về mấy quy luật của chiến tranh. (Tạp chí quân đội nhân dân 1964, số 3). 25. Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, một mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của đảng ta. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1964, tháng 4)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 26. Nắm vững đường lối quân sự của Đảng, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại trong lĩnh vực quân sự. (Tạp chí Học tập 1964, số 4). 27. Bài học chủ yếu của chiến thắng Điện Biên Phủ. (Tạp chí Học tập 1964, số 5). 28. Quán triệt hơn nữa đường lối quân sự của đảng trong công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. (Tạp chí Học tập 1964, số 12). 29. Mấy nét về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng, đường lối quân sự của đảng ta. (Tạp chí quân đội nhân dân 1965, số 4). 30. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy nâng cao khí thế cách mạng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. (Tạp chí Học tập 1965, số 5). 31. Khởi nghĩa vũ trang dành chính quyền và chiến tranh nhân dân. (Tạp chí Học tập 1965, số 6). 32. Tư tưởng chiến lược, chiến thuật và chiến tranh nhân dân - Đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. (Tạp chí Học tập 1965, tháng 7). 33. Quán triệt quan điểm quốc phòng nhân dân trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1965, tháng 8). 34. Âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và quá trình chiến đấu thắng lợi của nhân dân ta . (Tạp chí Học tập 1965, số 9). 35. Củng cố và tăng cường quốc phòng nhân dân, đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng . (Tạp chí Cộng sản 1966, số 1 ). 36. Mấy vấn đề công tác quân sự địa phương trong giai đoạn mới . (Tạp chí Quân đội nhân dân 1975, tháng 1). 37. Một thành công về quân sự hóa tổ chức lao động làm thủy lợi theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa . (Tạp chí Quân đội nhân dân 1977, tháng 3). 38. Mấy ý kiến về kết hợp kinh tế với quốc phòng và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn huyện . (Tạp chí Quân đội nhân dân 1977, thang 5). 39. Huấn thị của Thượng tướng Hoàng Văn Thái . (Tạp chí Quân huấn 1978, số 1). 40. Phát huy thành tích bước đầu, nhận rõ tình hình nhiệm vụ, kiên quyết tiến lên giành thắng lợi mới . (Tạp chí Công tác nhà trường 1978, tháng 11). 41. Chuẩn bị đất nước sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược . (Tạp chí Quân đội nhân dân 1979, tháng 6). 42. Đẩy mạnh công tác tổng kết và nghiên cứu khoa học quân sự phục vụ quân sự hiện nay . (Tạp chí Quân đội nhân dân 1980, tháng 4). 43. Một số kinh nghiệm lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ . (Tạp chí Cộng sản 1980, tháng 9). 44. Chiến lược tổng hợp của chiến tranh cách mạng Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược . (Tạp chí Cộng sản 1981, số 9). 45. Cần nắm vững nội dung cơ bản về công tác nhà trường hiện nay . (Tạp chí công tác nhà trường 1982, tháng 3). 46. Xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước . (Tạp chí Cộng sản 1982, số 12). 47. Cần nắm vững mối liên hệ hữu cơ giữa công tác cán bộ và công tác nhà trường để làm tốt công tác nhà trường . (Tạp chí Công tác nhà trường 1983, tháng 3). 48. Nhận rõ mục tiêu đào tạo sĩ quan phiên dịch. (Tạp chí Công tác nhà trường 1983, tháng 5). 49. Ra sức xây dựng và phát triển khoa học lịch sử quân sự góp phần tích cực bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử quân sự 1983, tháng 9). 50. Tích cực xây dựng và phát triển ngành khoa học lịch sử quân sự Việt Nam. (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử quân sự 1983, tháng 9). 51. Cán bộ phòng ban, Nhà trường cần nhận rõ nhiệm vụ công tác nhà trường rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. (Tạp chí Công tác nhà trường 1984, số 1). 52. Nghiên cứu lịch sử quân sự rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng nền khoa học kĩ thuật quân sự, xây dựng nền quốc phòng của chúng ta. (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử quân sự 1984, tháng 1)..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 53. Chế độ một người chỉ huy và rèn luyện phẩm chất, năng lực của người chỉ huy. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1984, số 2). 54. Mục đích của hội nghị khoa học là đi sâu vào lĩnh vực quân sự để giải thích chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ một cách có căn cứ khoa học. (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử quân sự 1984, tháng 3). 55. Hội nghị đã góp phần làm sáng tỏ thêm tài lãnh đạo cách mạng và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất của Đảng ta. (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử quân sự 1984, tháng 3). 56. Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. (Tạp chí Cộng sản 1984, số 3). 57. Mấy bài học thành công của công tác tham mưu chiến lược. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1984, tháng 4). 58. Xây dựng đội ngũ cán bộ phân đội cơ sở. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1984, tháng 4). 59. Mấy bài học kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. (Tạp chí Cộng sản 1984, tháng 12). 60. Vấn đề cần nắm vững về phương pháp luận trong khoa học lịch sử quân sự. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1984, tháng 12). 61. Một số vấn đề cần nắm vững trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện công tác cán bộ và công tác nhà trường năm 1985. (Tạp chí Công tác nhà trường 1985, tháng 3). 62. Về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự địa phương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (Tạp chí Quân đội nhân dân 1985, số 3).. [sửa] Một số bài đã đăng trên báo Quân đội nhân dân từ 1955 - 1979 1. Khắc phục những hiện tượng tự do tản mạn, tập trung tư tưởng để học tập có kết quả. (Quân đội nhân dân 24-1-1955). 2. Đề cao tinh thần trách nhiệm khắc phục tác phong quan liêu đại khái. (Quân đội nhân dân 7-1-1955). 3. Ghi nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch, tin tưởng và triệt để thực hiện đúng cuộc chỉnh huấn. (Quân đội nhân dân 11-1-1955). 4. Làm thế nào để trở thành hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, bảo vệ Tổ quốc. (Quân đội nhân dân 7-2-1955). 5. Nhận rõ ý nghĩa của điều lệnh, trừ bỏ những nhận thức không đúng đắn để học tập và triệt để chấp hành điều lệnh trong quân đội. (Quân đội nhân dân 21-2-1955). 6. Phải thấu hiểu phương châm huấn luyện để đẩy mạnh cuộc chỉnh huấn lên một bước nữa. (Quân đội nhân dân 21-3-1955). 7. Cần tiến hành cuộc kiểm tra giai đoạn chỉnh huấn thứ nhất cho có kết quả. (Quân đội nhân dân 4-4-1955). 8. Học tập kinh nghiệm giai đoạn 1 để tiến hành hơn nữa. (Quân đội nhân dân 2-4-1955) 9. Tăng cường bảo vệ sức khỏe mùa hè để đảm bảo hoàn thành chỉnh huấn và mọi công tác. (Quân đội nhân dân 6-6-1955). 10. Nhận rõ đặc điểm của chỉnh huấn quân sự giai đoạn 2, tăng cường công tác lãnh đạo mọi mặt. (Quân đội nhân dân 23-5-1955). 11. Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, một mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta. (Quân đội nhân dân 6-6-1955). 12. Mấy kinh nghiệm cần vận dụng trong thời kỳ chỉnh huấn sắp tới. (Quân đội nhân dân 1010-1955). 13. Tích cực tham gia cuộc "Vận động sử dụng xe an toàn". (Quân đội nhân dân 10-9-1957). 14. Đã hứa, quyết làm bằng được. (Quân đội nhân dân 16-9-1957). 15. Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu các cấp để đảm bảo huấn luyện quân sự từ nay đến cuối khóa 1957. (Quân đội nhân dân 7-10-1957). 16. Nhớ lại ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. (Quân đội nhân dân 21-12-1957). 17. Tiến lên làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của quân đội. (Quân đội nhân dân 25-4-1958)..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 18. Cái gốc của các vấn đề xây dựng quân đội và huấn luyện quân sự. (Quân đội nhân dân 25-7-1958). 19. Phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao toàn quân tiến lên. (Quân đội nhân dân 5-1-1959). 20. Các đồng chí chúng ta hãy vững bước tiến lên giành nhiều thắng lợi mới trong mùa huấn luyện quân sự năm nay. (Quân đội nhân dân 23-7-1959). 21. Xác định thái độ học tập đúng đắn là đảm bảo được nửa phần thắng lợi trong mùa huấn luyện quân sự năm nay. (Quân đội nhân dân 28-7-1959). 22. Nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn và dốc lòng học tập người bạn chiến hữu vĩ đại của mình. (Quân đội nhân dân 28-7-1959). 23. Mấy ý kiến về cuộc vận động "Rèn luyện và cải tiến kĩ thuật". (Quân đội nhân dân 31-101959). 24. Để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch huấn luyện quân sự năm nay. (Quân đội nhân dân 26-11-1959). 25. .".. Làm cho lực lượng dự bị vừa vững chắc về chính trị vừa giỏi về quân sự và công tác...". (Quân đội nhân dân 8-12-1959). 26. Phát huy thắng lợi tốt đẹp của Đại hội Thể dục Thể thao toàn quân lần thứ nhất. (Quân đội nhân dân 2-1-1960). 27. Coi trọng và tích cực thực hiện công tác củng cố, xây dựng và huấn luyện các lực lượng tự vệ xí nghiệp. (Quân đội nhân dân 23-3-1960). 28. Luật nghĩa vụ quân sự thể hiện ý chí sắt đá bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình và đời sống tươi vui của nhân dân ta. (Quân đội nhân dân 16-4-1960). 29. Gặp Bác trên đất Trung Quốc. (Quân đội nhân dân 23-5-1960). 30. 6 điều cần chú ý trong lãnh đạo quân sự. (Quân đội nhân dân 18-6-1960). 31. .".. Nhân đà phấn khởi sau Đại hội Đảng các cấp, phải đẩy mạnh vụ mùa huấn luyện"... Toàn quân hãy học tập Đại hội 2 (Vinh Quang) đã sáng tạo ra phong trào thi đua "Ba nhất...". (Quân đội nhân dân 25-6-1960). 32. Phát huy truyền thống Cách mạng tháng Tám, tăng cường hơn nữa nhiệm vụ củng cố, xây dựng lưc lượng dân quân tự vệ. (Quân đội nhân dân 18-8-1960). 33. Quyết tâm phấn đấu thúc đẩy cuộc vận động "Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại". (Quân đội nhân dân 20-6-1960). 34. Vấn đề rèn luyện tác phong trong quân đội ta hiện nay. (Quân đội nhân dân 18-7-1960). 35. Mài sắc cảnh giác, đẩy mạnh công tác trị an, luôn sẵn sàng bảo vệ sản xuất. (Quân đội nhân dân 18-11-1960). 36. Chiến thắng Chu Lai và Đà Nẵng sáng rực tinh thần anh dũng tuyệt vời, biết đánh và đánh thắng giặc Mỹ. (Quân đội nhân dân 5-11-1965). 37. Kết hợp kinh tế với quốc phòng và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn cấp huyện. (Quân đội nhân dân 21-4-1977). 38. Bài học thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. (Quân đội nhân dân 6-5-1979). 39. Ngày lịch sử ấy. (Quân đội nhân dân 24-12-1979).. [sửa] Xem thêm   . Đàm Thị Loan Phất cờ nam tiến Phố Hoàng Văn Thái (Hà Nội). [sửa] Chú thích 1. 2. 3.. ^ Đồng chí Hoàng Văn Thái ^ Tức thầy giáo dạy học ở đơn vị hành chính cấp Tổng. ^ a b c Tướng Hoàng Văn Thái có duyên với lá Quốc kỳ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19.. 20. 21. 22. 23.. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33.. ^ Nguyên là xã Đồng Mu, được đổi thành Xuân Trường để kỷ niệm liệt sĩ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Văn Nhủng, bí danh Xuân Trường, một trong 34 đội viên tham gia lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. ^ Tức địa bàn nay gồm phần lớn thuộc tỉnh Tuyên Quang, phần nhỏ còn lại thuộc các tỉnh Yên Bái và Lào Cai ^ Bà Đàm Thị Loan, phu nhân của ông cùng đi trong số các đơn vị này. ^ Dẫn theo phát biểu của Đại tướng Hoàng Văn Thái trong Hội nghị Biên soạn Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu vào tháng 5 năm 1984. ^ a b "40 năm chiến đấu và trưởng thành của Bộ Tổng Tham mưu", Tạp chí QĐND số tháng 9 năm 1985, trang 17. ^ Thành viên gồm 8 người: Hoàng Văn Thái, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Đạo, Mai Hữu Thao, Nguyễn Văn Trang, Vũ Văn Thềm, Nghiêm Xuân Hoà, Đỗ Văn Sáng ^ Nay là trụ sở Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, ở phố Ngô Quyền. ^ Sắc lệnh số 34 ngày 25 tháng 3 năm 1946 ^ Từ ngày 6 tháng 5 năm 1946, được cải thành Quân sự ủy viên hội. ^ Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hà Nội, 1991. ^ Sắc lệnh 71/SN về tổ chức Quân đội Quốc gia Việt Nam ^ Đại cương lịch sử Việt Nam – NXB Giáo dục, dẫn tại ^ Sắc lệnh 76/SL ngày 26 tháng 8 năm 1947. ^ Sắc lệnh 77/SL ngày 26 tháng 8 năm 1947. ^ Sắc lệnh 111/SL ngày 20 tháng 1 năm 1948 ^ a b c Hoàng Minh Phương, Đại tá, nguyên Trợ lý Bộ chỉ huy Chiến dịch Điên Biên Phủ. Trích "Hồi ức về chiến dịch Điện Biên Phủ", tham luận tại Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 50 năm chiến dịch Điện Biên Phủ và hội nghị Genève, 19 và 20 tháng 4 năm 2004 tại Trường Đại học Bắc Kinh. ^ Sắc lệnh 61/SL ngày 10 tháng 4 năm 1958 ^ Sắc lệnh 60/SL ngày 10 tháng 4 năm 1958 ^ Đại tướng Hoàng Văn Thái Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội ta ^ "SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 036/SL NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 1959". Trang Website Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai. Bản gốc từ bản gốc. Lỗi: Nếu ghi rõ | archiveurl= thì cũng phải ghi rõ |archiveurl=. Truy cập 2 tháng 4 năm 2011. ^ Cùng được phong Trung tướng đợt này có các tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mưu trưởng; và Song Hào, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. ^ 13 vị được phong tướng đầu tiên – Kỳ 3: Tướng Hoàng Văn Thái ^ Giai thoại tướng lĩnh: Sự tích những ký hiệu ^ Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vẫn nguyên vẹn người lính thời binh lửa ^ Đà Nẵng xây đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà ^ Xây khu tưởng niệm cố Đại tướng Hoàng Văn Thái (QDND) ^ Con nuôi của Hoàng Văn Thuật ^ Truyện ký Thời trẻ của một Đại tướng,tác giả Khánh Vân,xuất bản năm 1999 ^ Lòng thương bộ đội của Đại tướng Hoàng Văn Thái ^ Những năm tháng Quyết Định. [sửa] Liên kết ngoài      . Đại tướng Hoàng Văn Thái Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội ta Đại tướng Hoàng Văn Thái Khởi công xây dựng Khu tưởng niệm cố Đại tướng Hoàng Văn Thái Phố Hoàng Văn Thái Phất cờ Nam tiến Những năm tháng Quyết định - Hồi ký.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Tiền nhiệm: Không có. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam 1945 – 1953. Kế nhiệm: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Tiền nhiệm: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam 1954. Kế nhiệm: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Tiền nhiệm: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Quyền Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam 1974. Khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2010, 0:0 GMT+7. Với tấm lòng tri ân công lao của Đại tướng Hoàng Văn Thái đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, sáng ngày 21/12, Lễ khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái được Huyện uỷ, UBND huyện Tiền Hải tổ chức. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Trìu – Nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, Đặng Xuân Thiều - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình.. Đại tướng Hoàng Văn Thái Đại tướng Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm. Ông sinh năm 1917 tại xã Tây An - huyện Tiền Hải, là tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nguyên Uỷ viên TƯ Đảng (từ khoá 3 đến khoá 5).. Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Đại tướng Hoàng Văn Thái là một trong những vị tướng được Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương cử đến những chiến trường khó khăn, ác liệt nhất để tham gia chỉ huy và giành thắng.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> lợi như: Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.. Các đồng chí lãnh đạo động thổ, khởi công công trình Ghi nhận công lao và sự cống hiến của ông đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước đã phong tặng và truy tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng Đất Việt, Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công Hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng Hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất.. Công trình Nhà tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái được xây dựng trên khuân viên rộng hơn 100 m 2 với tổng giá trị đầu tư khoảng 6 tỷ 200 triệu đồng. Công trình dự kiến khánh thành vào tháng 6/2011. Những Năm Tháng Quyết Định (Đại tướng Hoàng Văn Thái). Tên sách : Những Năm Tháng Quyết Định Tác giả : Đại tướng Hoàng Văn Thái Thể loại : Hồi ký – Tiểu sử Nguồn : Đánh máy (vnthuquan.net) : Nguyễn Học. Đại tướng Hoàng Văn Thái(1915-1986) Lời nói đầu Bạn đọc thân mến! Thắng lợi to lớn mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc ta chống đế quốc Mỹ xâm lược. Sau khi quân Mỹ kéo vào miền Nam, đầu năm 1966, tôi được cử vào phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho các chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên. Sau đó theo quyết định của Bộ Chính trị, tôi ở lại tham gia chiến trường B1 (Khu 5). Từ tháng 10 năm 1967, tôi được cử vào cùng Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo chiến trường B2 (Nam Bộ). Hiệp định Paris được ký kết, tôi cùng các anh ở B2 ra báo cáo tình hình và dự Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương, sau đó ở lại công tác ở Bộ Tổng Tham mưu cho đến ngày miền Nam.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> hoàn toàn giải phóng. Nhân kỷ niệm lần thứ 10 mùa Xuân đại thắng, chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức những ngày kỷ niệm lớn trong hai năm 1984-1985, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân yêu cầu tôi viết cuốn hồi ức này. Qua cuốn sách, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc hoạt động của Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quân uỷ Trung ương và của cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng trong những năm cuối của cuộc chiến tranh, từ năm 1973 đến năm 1975. Hy vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài thao lược của Đảng ta trong giai đoạn quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng trong những năm 1973-1975 là một trong những nhân tố quyết định đưa đến Mùa Xuân đại thắng. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, trước âm mưu và hành động của Mỹ - nguỵ công khai trắng trợn phá hoại Hiệp định, Đảng ta đã phân tích tình hình một cách khách quan, khoa học để xác định đúng đắn phương hướng đi lên của cách mạng miền Nam. Suốt trong hai năm 1973-1974, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta vừa kiên quyết đánh bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của Mỹ - nguỵ, vừa kiên quyết tạo thế mới, lực mới ngày càng có lợi cho ta cả ở hậu phương lớn miền Bắc trên đường vận chuyển chiến lược và nhất là ở tiền tuyến lớn miền Nam. Với thế mới, lực mới đã được chuẩn bị để đón thời cơ chiến lược, bước vào mùa khô 1974-1975, Đảng rất nhạy bén phát hiện nhân tố mới xuất hiện trên chiến trường, khẳng định thời cơ chiến lược đã chín muồi, nên kịp thời hạ quyết tâm chiến lược chính xác và táo bạo đẩy nhanh tới cao trào tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường miền Nam. Mùa xuân năm 1975, nhất là từ sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, trong thế chiến lược chung phát triển ngày càng thuận lợi, Đảng ta liên tiếp bổ sung quyết tâm chiến lược nhằm giành thắng lợi lớn nhất, nhanh nhất. Quán triệt quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các cấp lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường vừa chỉ đạo tác chiến, tiêu diệt địch, giải phóng các địa phương, vừa tập trung tinh lực chuẩn bị hết sức khẩn trương để đánh đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, gidi phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén, kịp thời của tập thể Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các địa phương, các chiến trường, các đơn vị đã chủ động, sáng tạo, thừa thắng xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Với kết quả động viên sức người, sức của to lớn của cả nước, bằng ba đòn quyết chiến chiến lược (giải phóng Tây Nguyên, giài phóng Huế - Đà Nẵng, giải phóng Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long), quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch chiến lược hai năm trong vòng hai tháng, giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do trình độ và thời gian có hạn, lại tập trung nói về hoạt động cửa cơ quan Tổng hành dinh trong giai đoạn kết thúc chiến tranh là chủ yếu, cho nên cuốn sách chỉ đề cập một cách khái quát hoạt động trên các chiến trường, cũng như các mặt hoạt động khác trong phạm vi cả nước. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan tổng kết chiến tranh và nghiên cứu lịch sử ở Trung ương, ở Khu 5, Phân viện lịch sử quân sự ở phía Nam và nhiều đồng chí khác đã giúp đỡ tư liệu và góp nhiểu ý kiến quý báu, trong quá trình chuẩn bị và viết cuốn sách này. Cũng do trình độ và thời gian có hạn, phạm vi đề tài tuy đã giới hạn nhưng vẫn rất rộng lớn, cuốn sảch chắc chắn không tránh khổi thiếu sót và nhược điểm. Rất mong được sự góp ý của đông đảo bạn đọc. Ngày 31-1-1985 HOÀNG VĂN THÁI Đại tướng Hoàng Văn Thái (5/1915 - 2/7/1986) là vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm khi ông mới 30 tuổi. Ngày 7-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam. Qua 65 năm phát triển và trưởng thành với 10 vị Tổng Tham mưu trưởng tiền nhiệm, trong đó Đại tướng Hoàng Văn Thái là vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm khi ông mới 30 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên, ông tập trung công sức xây dựng hệ thống tham mưu các cấp từ Tổng hành dinh đến các đơn vị chủ lực, địa phương. Ngay khi mới vừa thành lập, ông đã bắt tay vào việc đối phó với cuộc gây hấn quân sự của Pháp ở Nam Bộ ngày 23-9-1945. Ông chỉ đạo cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tổ chức lực lượng chiến đấu, điều động cán bộ chỉ huy từ miền Bắc vào để kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp. Tiếp theo đó ông đã giúp Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy, chỉ đạo chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội từ ngày 19-12-1946 theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự chỉ đạo của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên giáp, ông vừa là Tổng Tham mưu trưởng vừa là chỉ huy trưởng mặt trận đường số 3 trong cuộc phản công đánh bại chiến dịch tấn công chiến lược của quân Pháp vào căn cứ Việt Bắc Thu Đông 1947. Năm 1948, ông được Hồ Chủ tịch sắc phong cấp Thiếu tướng đầu tiên của quân đội. Trong chiến dịch Biên giới 1950 ông đảm nhiệm Tham mưu trưởng mặt trận, trực tiếp chỉ huy đánh trận đột phá Đông Khê trên đường số 4, mở cửa biên giới Việt - Trung nối liền cuộc kháng chiến của Việt Nam với các nước XHCN anh em. Đông Xuân 1953, ông là Tham mưu trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ - góp phần làm nên chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu.. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tướng Hoàng Văn Thái đã cùng nhiều tướng lĩnh ở Bộ Tổng Tham mưu ra chiến trường. Năm 1966, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5. Năm 1967, được Trung ương cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân Uy miền và là Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam với bí danh Mười Khang. Ông đã chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng lần lượt đánh bại hầu hết các chiến lược chiến thuật quân sự của Mỹ, ngụy, mở ra cục diện mới cả thế và lực trên chiến trường miền Nam, tạo tiền đề cho một mùa xuân đại thắng trọn vẹn năm 1975 - giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.. Tướng Hoàng Văn Thái là Uy viên Trung ương Đảng khóa 3, khóa 5. Sau giải phóng miền Nam, ông được phong hàm Đại tướng năm 1980, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - độc trách chỉ đạo tổng kết chiến tranh, chỉ đạo.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> công tác nhà trường quân đội và công tác tổ chức cán bộ. Trong lúc đang còn biết bao công việc quốc gia đại sự củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội chính quy hiện đại… Đại tướng Hoàng Văn Thái đã đột ngột từ trần vào sáng ngày 2-7-1986 sau một cơn đau tim, thọ 71 tuổi, để lại sự nghiệp với cuộc đời hơn 50 năm binh nghiệp vẻ vang cùng với nhiều tác phẩm nghệ thuật quân sự Việt Nam - trong đó có cuốn sách hồi ký "Những năm tháng quyết định" được ấn hành năm 1985 - một tác phẩm quân sự lớn về đề tài chiến tranh cách mạng.. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về ông như sau: "… Trong những năm tháng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Đảng, trong quân đội, anh Mười Khang vẫn giữ lối sống giản dị - cần - kiệm - liêm - chính, xa lạ với thói xa hoa hình thức, càng xa lạ với tệ tham nhũng, lãng phí… Anh siêng rèn luyện thân thể, lao động chân tay, đến cuối đời vẫn giữ nếp trồng rau, làm vườn như người nông dân xưa ở Tiền Hải quê anh…".. Đại tá BÙI ĐÌNH NGUYÊN (PL & XH). Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915-2/7/1986), nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) (1945-1953), nguyên Chủ nhiệm Tổng cụ Quân huấn (19581965), nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 5 (1966-1967), nguyên Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1967-1973), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1974-1986), nguyên Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Ngoài ra, ông còn từng giữ các chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao nhà nước (1960-1965), Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa III đến khóa V, Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất Nhì, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chiến thắng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Nhì Ba, Huy chương quân kỳ quyết thắng. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng ngay trong đợt phong tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1/1948), Trung tướng ngày 31/ 8/1959; Thượng tướng tháng 4/ 1974; Đại tướng tháng 1/1980. Đại tướng Hoàng Văn Thái (tên thật là Hoàng Văn Xiêm) quê tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong một gia đình nông dân nghèo. Quê ông vốn là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước. Thân phụ ông là cụ Hoàng Thiện Thuật, dạy chữ Nho đến cấp hàng tổng, từng tham gia Hội văn thân yêu nước ở địa phương những năm đầu thập kỷ 30, thế kỷ trước. Trong từng giai đoạn lịch sử, huyện Tiền Hải luôn luôn xuất hiện những nhân vật nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc. Đó là tướng Vũ Đức Cát, triều đại Tây Sơn, sau là một trong những tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành. Đó là nhà cải cách Bùi Viện, đề xướng duy tân đất nước dưới triều Nguyễn. Trong phong trào cần vương cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Quang Bích nổi lên là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước căm thù giặc. Đặc biệt là cuộc biểu tình của những người nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 đã ghi đậm dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Tiếp đó là các ông; Vũ Trọng, Vũ Nhu, Ngô Duy Phớn...những người truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở điạ phương. Tất cả những tấm gương và các hoạt động ấy đã có tác động rất lớn đến tư tưởng và lòng yêu nước của ông. Hơn nữa, Hoàng Văn Xiêm là một học sinh chăm học, ham hiểu biết, nhanh nhẹn giàu nghị lực nên được thầy giáo và các bạn quý mến kết quả là ông đỗ bằng tiểu học Pháp Việt loại ưu. Năm 13 tuổi ông đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi cắt tóc. Năm 18 tuổi ông là thợ mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) rồi sau đó lên làm thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) và giác ngộ cách mạng.Trở về làng cùng với số đông anh em khác tích cực tham gia tổ chức các hội ở địa phương như: hội hiếu, hội tương tế, hội đá bóng, hội âm nhạc, hội đọc báo...Ông Nguyễn Trung Khuyến, cán bộ lãnh đạo do huyện cử xuống trực tiếp chỉ dẫn hoạt động. Chỉ sau vài tháng số học viên trong làng phát triển nhanh. Hội tương tế lên tới 170 hội viên do ông Lương Thúy làm hội trưởng, Hoàng Văn Xiêm làm thư ký. Ngoài việc tham gia hoạt động, ông còn cùng với thanh niên trong làng thành lập đoàn thành niên dân chủ, tổ chức ra các hội đá bóng, hội nhạc âm. Khắp các địa phương trong tỉnh, trong huyện, phát triển đội nhạc âm, thu hút thanh niên, học sinh tham gia. Ông thổi kèn rất giỏi, tranh thủ các tối hòa nhạc chuản bị cho những buổi tế lễ, ông cùng các bạn bí mật rải truyền đơn, vận động nhân dân đấu tranh đòi.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> quyền tự do dân chủ, hát đồng ca bài hát cách mạng. Hào lý trong làng thaýa vậy đều luống cuống lo ngại. Do hăng say, nhiệt tình, sáng tao và dũng cảm hoạt động ở địa phương nên năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng trở thành đảng viên trung kiên của chi bộ An Khang. Cuối năm 1939, địch liên tiếp mở các đợt khủng bố rất dã man, nhiều đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt. Các tổ chức Đảng chuyển vào hoạt động bí mật. Ông gây dựng lại phong trào đấu tranh của quần chúng An Khang, giác ngộ và đưa vào tổ chức nhiều thanh niên yêu nước như: Nguyễn Hữu Tước, Nguyễn Thế Long, Tô Đình Khảm, Nguyễn Đình Khiêm, Tô Chinh...Say này đều trở thành cán bộ trung cao cấp của Nhà nước và Quân đội. Giữa năm 1940, sau nhiều năm săn lùng, mật thám Pháp và tay sai bắt được ông Ngô Duy Phớn một trong những người lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng ở Tiền Hải và tuyên bố nếu ai khai báo chỗ ở của đảng viên cộng sản sẽ được thưởng thóc và huân chương của chính phủ Pháp. Do chỉ điểm, ông bị bắt giải về phủ Kiến Xương giam giữ. Một lính lệ quen biết bảo lãnh cho ông tại ngoại, chờ ngày xét xử. Chớp thời cơ tổ chức bí mật đưa ông thoát li khỏi địa phương, tiếp tục hoạt động ở nơi khác. Rời quê hương ông lên nhận công tác ở căn cứ Hiệp Hòa, Bắc Giang và dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày được nghe các ông Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh giảng về chính trị. Tháng 4 năm 1941, ông có mặt ở Bắc Sơn. Cuộc khởi nghĩa vừa nổ ra tại đây và đồng bào các dân tộc đang trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt, chống khủng bố của địch. Mùa thu 1941, ông được cử đi học trường Quân sự Liễu Châu, Trung Quốc cùng với các ông: Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập. Trường do Tưởng Giới Thạch tổ chức, hiệu trưởng là Trung tướng Dương Kế Vinh. Học viên của trường là một số thanh niên Hoa kiều ở Thái Lan và thanh niên Việt Nam. Ngoài đoàn Việt Minh, các nhóm Việt Quốc và Việt Cách cũng có người theo học. Thời gian học tập ở trường, ông làm trưởng đoàn Việt Nam và luôn có nhận thức, lý luận cách mạng vững mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, doàn kết được mọi người giữ vững quan điểm của mặt trận Việt Minh đồng thời kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của hai nhóm Việt Quốc và Việt Cách. Cuối năm 1943, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch, ông đã trực tiếp được gặp lãnh tụ. Cuối năm 1944, ông được tuyển chọn vào hàng ngũ 34 đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng lễ thành lập đội được tổ chức long trọng. Ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, ông Hoàng Sâm (sau này là Thiếu tướng, liệt sĩ) làm đội trưởng, Xích Thắng (tức ông Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên, ông Lâm Cẩm Như (tức Lâm Kính) phụ trách công tác chính trị, ông Lộc Văn Lùng (tức Văn Tiên) làm quản lý và ông phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến.Hình người cầm cờ đúng trong hàng ngũ chính là ông với nhiệm vụ tuyên truyền và binh vận. Sau chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần, đội phát triển thành đại đội, ông được giao công tác trinh sát và lập kế hoạch tác chiến khi đơn vị chuẩn bị đánh đồn Đồng Mu. Khi đó theo lời gợi ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ông đã thức trắng đêm sáng tác bài "Phất cờ Nam tiến" - đây là bài hành khúc đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy cánh quân giành chính quyền ở Chợ Đồn. Trong khi đang tổ chức huấn luyện quân sự ở đây, ông nhận được lệnh của ông Võ Nguyên Giáp bàn giao mọi việc cho những người lãnh đạo địa phương và chuyển quân xuống Chợ Chu (Định Hóa, Tuyên Quang) tổ chức chính quyền xã, huyện của vùng giải phóng đồng thời huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ chiến đấu và các cán bộ đoàn thể. Tháng 4 năm 1945, hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định sát nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũt rang khác thành Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945) và quyết định thành lập Trường quân chính kháng Nhật tại Tân Trào do ông phụ trách. Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở Lục An Châu rồi sau đó đưa quân về phối hợp với quần chúng và lực lượng vũ trang địa phương giành chính quyền ở Tuyên Quang. Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 9 năm 1945 ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ thành lập Bộ Tổng tham mưu của Quân đội quốc gia (sau là Quân đội Nhân dân Việt Nam) còn non trẻ và giữ chức Tổng tham mưu trưởng đầu tiên. Quân Pháp núp bóng quân Anh nhân danh quân đồng minh trở lại xâm lược Việt Nam. Ông trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội, ông cùng với ông Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của ông Vương Thừa Vũ (sau này là Trung tướng-Phó Tổng tham mưu trưởng), chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội. Bản thân ông trên cơ sở những kinh nghiệm ở Hải Phòng trong việc chỉ đạo mặt trận Hà Nội để xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong lòng thành phố. Ngày 26/8/1947, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký quyết định đồng chí là Tổng tham.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam kiêm chức Đại đoàn trưởng Đại đoàn Độc Lập. Tháng 1 năm 1948, trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội, ông được phong Thiếu tướng. Chiến dịch Biên Giới (16/9-14/10/1950), ông là Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch. Trong chiến dịch này, đích thân ông chỉ huy trận đánh then chốt Đông Khê. Trong trận đánh Đông Khê, lúc đầu diễn ra không thuận lợi, ông đã ra tận chiến hào chỉ đạo, động viên bộ đội giữ chốt. Khi quân Pháp đánh chốt, ông ở lại giữ chốt cùng bộ đội. Tiếp theo đó, ông tiếp tục làm Tham mưu trưởng các chiến dịch quan trọng khác như Trung du, Hoàng Hoa Thám (1951). * Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông là Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch. Ngày 10/4/1958, ông là Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn theo sắc lệnh 61/SL ngày 10/4 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1960, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao Nhà nước. Từ năm 1961 đến năm 1963, ông đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh, Trung Quốc. * Trong kháng chiến chống Mỹ ông Nam tiến ngay những ngày đầu tiên quân Mỹ thực hiện Chiến tranh cục bộ, năm 1966 ông là Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu 5. Từ năm 1967 đến năm 1973 ông là Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó bí thư Trung ương cục và Phó bí thư Quân uỷ Quân Giải phóng miền Nam. Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông đã chỉ đạo chỉ huy nhiều chiến dịch lớn ở Nam Bộ. * Cuối tháng 1 nam 1974, ông ra Bắc nhận chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất, trực tiếp chỉ đạo công tác chi viện chiến trường và chỉ đạo tác chiến. * Qua tám năm làm Tư lệnh 2 chiến trường lớn đánh Mỹ ở miền Nam B2 và khu V, ông có nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tác chiến. Ông đựoc Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao làm kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976. Thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công, toàn bộ công việc của Bộ Tổng tham mưu đựoc yêu tiên cho chiến trường miền Nam. Ông làm việc với cường độ cao, vừa giúp bộ theo dõi, chỉ đạo tác chiến trên các chiến trường vùa cùng tướng Lê Trọng Tấn hướng dẫn tổ trung tâm hoành thành kế hoạch tác chiến chiến lược. Ông còn cùng các cơ quan của Bộ Quốc phòng nhất là Tổng cục hậu cần đôn đốc, giải quyết những yêu cầu chiến trường...Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giữ trách nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, ông đã tập trung chỉ đạo chi viện kịp thời cho các chiến trường, góp phần quan trọng đưa cuộc tiến công và nổi dậy đến toàn thắng. * Từ năm 1974 đến năm 1986, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. * Từ năm 1974 đến năm 1981, ông là Uỷ viên thường vụ Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III đến khoá V, đại biểu Quốc hội khoá VII. * Đại tướng Hoàng Văn Thái là một vị tướng hiền hậu, thật thà, giản dị và hết mực khiêm tốn và được cán bộ và chiến sĩ ta hết mực yêu quý. Đặc biệt cán bộ và chiến sĩ Quân khu 5 thường gọi ông trìu mến bằng ‘’ông cụ’’. Khi nghe tin Quân đội chuẩn bị danh sách ba người (ông, ông Nguyễn Chánh, ông Chu Văn Tấn) để đưa ra Chủ tịch nước xét quyết định phong Thượng tướng và giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục cán bộ, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã xin rút ra khỏi danh sách vì lí do ‘’anh Nguyễn Chánh xứng đáng hơn tôi’’. Hay có truyện sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, khi ông được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Bộ tổng tham mưu, ông đã sử dụng trung úy Hải (sĩ quan quân đội Pháp, sau này là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam) làm cán bộ của Bộ Tổng tham mưu. Ông được coi là người phụ tá ăn ý, người đồng chí trung thành của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. * Cũng chính ông là người nghĩ ra cách kí hiệu các cấp của các đơn vị Quân đội bằng các chữ cái (ví dụ : A-Tiểu đội, B-Trung đội, C-Đại đội, D-Tiểu đoàn, E-Trung đoàn, F-Sư đoàn) để cho dễ gọi hơn, Việt hơn và đặc biệt thể hiện sự độc lập đối với những ‘’di sản’’ do người Pháp để lại. Một điều đặc biệt nữa mà đến giờ nhiều người vẫn nhầm, đó là bài ‘’Phất cao cờ Nam tiên’’ được sáng tác trong thời kì cuối năm 1945 trong phong trào Nam tiến vào Nam chi viện cho cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ. Trong khi bài hát này đúng là sáng tác trong phong trào Nam tiến, nhưng là phong trào Nam tiến trước cách mạng tháng 8 phát triển lực lượng vũ trang từ căn cứ địa Việt Bắc về Đồng Bằng phát triển lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, vào một đêm mùa đông bên cạnh một đống lửa trong rừng sâu của cuối năm 1944 trước ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có mấy ngày. ‘’Cờ giải phóng phất cao đường Nam tiến/ Trời phía Nam dân chúng đang mong chờ/ Tiến bước mau ! Quân giải phóng’’. Và bài hát này cũng vang lên trong những đoàn quân Nam tiến khi quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, trong bước tiến quân thần tốc và những trận đánh anh dũng của các chi đội Hoàng Đình Giong, chi đội Nam Long, chi đội Vi Dân, chi đội Thu Sơn, chi đội Hữu Thành, chi đội Bắc Bắc. Người sáng tác bài hát không ai khác chính là Đại tướng Hoàng Văn Thái, ông có thể coi là nhạc sĩ quân đội đầu tiên. Còn người viét lời cho bài hát chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> * Vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái là Trung tá Đàm Thị Loan là một trong ba nữ chiến sĩ trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, bà cũng là một trong hai người có vinh dự kéo cờ trong lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình 2/9/1945. Năm tại ngũ 1941 - 1986 Cấp bậc: Đại tướng Chỉ huy: Việt Minh * * * * * * * * Quân Giải phóng Miền Nam * * * * * * * * Quân đội nhân dân Việt Nam Tham chiến: Chiến dịch Điện Biên Phủ * * * * * * * *Chiến dịch Hồ Chí Minh * * * * * * * *Chiến tranh biên giới Tây Nam * * * * * * * *Chiến tranh biên giới phía Bắc Khen thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng) * * * * * * * * * * *Huân chương Hồ Chí Minh * * * * * * * * * * *2 Huân chương Quân công hạng nhất * * * * * * * * * * *Huân chương Chiến thắng hạng nhất * * * * * * * * * * *Huân chương Kháng chiến hạng nhất ... Công việc khác: Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN * * * * * * * * * * * *Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao * * * * * * * * * * * *Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

×