Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

nam bao ngu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.4 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ. Sinh viên: Lê Thị Hằng Lớp: K42- CNSH MSV: DTN1053150012. Hình 1: Nấm bào ngư.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. GIỚI THIỆU VỀ NẤM BÀO NGƯ Nấm bào ngư( còn gọi là nấm sò, nấm hương chân ngắn, nấm bình cô), có tên khoa học là Pleurotus. Nấm bào ngư thường có nhiều loại, chúng khác nhau về hình dáng, màu sắc, khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ như Nấm sò tím, Nấm sò hoàng bạch, Nấm sò kim đỉnh, Nấm sò viên bào ... Thường chia thành 2 nhóm lớn là: nhóm chịu nhiệt (nấm kết quả thể từ 20oC – 30oC) và nhóm chịu lạnh (nấm kết quả thể từ 15oC – 25oC). Nấm bào ngư thuộc: Chi Pleurotus. Họ Pleurotaceae. Bộ Agaricales. Lớp Hymenomycetes. Ngành nấm thật – Eumycota. Giới nấm mycota..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nấm bào ngư là loại nấm ăn có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư, đặc biệt là nấm bào ngư Nhật. Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Sử dụng nấm bào ngư không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử,vv.., đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC. 1. Đặc điểm hình thái. Nấm có dạng phễu lệch, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm tập trung bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống . Tai nấm có dạng phễu lệch, khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn. Phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân. Cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Quả thể khá to, đường kính trung bình từ 2-4cm trơn bóng, màu từ xám đến trắng xám. Thịt nấm màu trắng, dày. Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài từ 2-6 cm. Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió bào tử bay đi khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình thành sợi nấm và phát triển thành quả thể nấm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Nhiệt độ Nấm bào ngư có nhiều loại và chịu được biên độ về nhiệt độ khá cao: Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển của hệ sợi. + Nhóm nấm bào ngư chịu lạnh từ 15- 200C + Nhóm nấm bào ngư chịu nhiệt từ 25-300C Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển quả thể: + Nhóm nấm bào ngư chịu lạnh từ 13-200C. + Nhóm nấm bào ngư chịu nhiệt từ 25-300C 3. Độ ẩm: Độ ẩm cơ chất (giá thể trồng) từ: 60-65%. Độ ẩm không khí để nấm phát triển từ: 80-85%..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Dinh dưỡng: Nấm bào ngư sử dụng trực tiếp nguồn Xenlulo có thể bổ sung thêm các phụ gia giàu chất đạm, khoáng, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu. 5. pH: Nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt. Tuy nhiên, pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5 – 7 . 6. Ánh sáng: Yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích nụ nấm phát triển. Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200 – 300 lux (ánh sáng khuếch tán – ánh sáng phòng). 7. Thông thoáng: Nấm cần có oxy để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> III. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM BÀO NGƯ • Nấm bào ngư có thể dùng rất nhiều nguyên liệu khác nhau, những công thức phối trộn nguyên liệu [1]: • Công thức 1: Bông phế thải: 100kg Thạch cao: 2kg Supe lân: 2kg CaCO3: 2kg • Công thức 2: Mùn cưa: 78kg Đường cát: 1kg Thạch cao: 1kg Cám gạo: 20kg.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> • Công thức 3: Bã mía: Cám gạo: Thạch cao: supe lân: • Công thức 4: rơm rạ: CaCO3: Supe lân:. 100kg 20kg 1kg 1kg 100kg 3KG 1kg.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Nuôi trồng nấm bào ngư trên rơm rạ. •. Sơ đồ quy trình nuôi trồng:. Rơm rạ làm ướt trong nước vôi. 1. Đóng bịch, cấy giống. Ủ đống. 2. Ươm sợi. 6. 3. Rạch, treo bịch. 7. 4. Chăm sóc, thu hái. Đảo lần 1 - Chỉnh ẩm Đảo lần 2 Băm nguyên liệu. lầ. 5. 8.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.1 Thời vụ. Nấm bào ngư có thể quanh năm nhưng thích hợp nhất từ tháng 9 năm trước đến tháng 04 năm sau 1.2. Nguyên liệu và xử lí nguyên liệu. 1.2.1. Nguyên liệu: Chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenluloz như: rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm và không có nhựa ngăn meo nấm phát triển như gỗ cao su, xoài,…..Ngoài ra, có thể dùng nguyên liệu là bông phế thải, mùn cưa,…..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.2.2. Xử lí nguyên liệu Chọn rơm rạ đã phơi khô, sach, không bị mốc, bị nhũn nát. Tạo bể ngâm rơm rạ và cho 3,5-4 kg vôi tôi với 1000 lít nước rồi cho rơm rạ vào ngâm, dẫm cho rơm rạ chim trong nước vôi khoảng 3-5 phút, nguyên liệu chuyển sang màu vàng nhạt, ngậm đủ nước và sạch vớt lên giá gỗ để ráo nước trong khoảng 3-5 phút. Trong quá trình làm nhiều lần có thể bổ sung vôi theo tỷ lệ trên.. Hình 2: Nguyên liệu được ngâm nước vôi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1.3. Ủ đống Sau khi rơm rạ ráo nước thì xếp lên kệ có kích thước chiều rộng 1,5m; chiều cao 1,5m; chiều dài tuỳ theo khối lượng nguyên liệu. Mục đích của kệ là để rơm rạ được thoát nước ra ngoài, tạo độ thông thoáng cho đống ủ. Giữa đống ủ có một cột để thông khí, thoát khí độc trong quá trình ủ nguyên liệu. Đống ủ được nén chặt, quây nilon xung quanh buộc chặt và che mưa trên đỉnh đống ủ (Thời gian ủ từ 3 - 4 ngày).. Hình 3: Nguyên liệu ủ đống.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1.3.1. Đảo nguyên liệu lần 1 Mục đích đảo nguyên liệu: Tạo độ đồng đều giữa các lớp nguyên liệu và điều chỉnh độ ẩm. Sau 3-4 ngày di chuyển toàn bộ đống ủ ra cho hả hết hơi nóng, chia đống ủ ra 2 phần: + Phần 1: Toàn bộ phía ngoài, nóc của đống ủ ra một bên. + Phần 2: Toàn bộ giữa đống . Kiểm tra độ ẩm: lấy 1 ít rơm dùng 2 tay vắt mạnh ngược chiều nhau nếu thấy nước chảy từng giọt đứt quãng là được. Xếp nguyên liệu vào kệ đống ủ: Phần 2 cho ra phía ngoài. Phần 1 cho vào giữa đống ủ. Dùng tay ấn thật chặt. Sau đó quây nilon buộc chặt. Ủ 2-3 ngày nữa. Hình 4: Đảo nguyên liệu.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1.3.2. Đảo lần 2 và băm ngắn rơm rạ: Kiểm tra độ ẩm : lấy 1 ít rơm dùng 2 tay vắt mạnh ngược chiều nhau nếu thấy nước chảy từng giọt đứt quãng là được. Giũ tơi đống ủ cho bay hết hơi nóng đem nguyên liệu vào băm ngắn từ 10- 15cm, đảo đều rồi đưa vào ủ lại thành đống 1- 2 ngày. Sau khi ủ đươc 1-2 ngày thì tiền hành kiểm tra độ ẩm nguyên liệu lại một lần nữa: lấy một ít nguyên liệu nắm mạnh trong lòng bàn tay thấy nước trong nắm rơm chỉ đủ để ướt vân tay thôi là được. Khi đó ta tiến hành đóng bịch và cấy giống.. Hình 5: Băm nguyên liệu.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1.4. Đóng bịch- cấy giống: 1.4.1. Chuẩn bị: Dụng cụ:túi nilon có kích thước 35x 45cm , bông nút, chun buộc. Giống nấm: 40kg/ 1 tấn nguyên liệu, đúng tuổi, được bẻ tơi và kiểm tra nhiễm mốc . Khu vực cấy giống nấm cần sạch sẽ, kín gió, nếu có điều kiện thì chuẩn bị một phòng riêng để hạn chế các bào tử nấm dại trong không khí rơi vào túi nấm gây nhiễm tạp ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1.4.2. Cấy giống: Rơm rạ băm ngắn xé tơi để nguội bay hết hơi nóng . Cho 1 lớp nguyên liệu 3-4cm vào túi nilon đã gấp đáy vuông,dùng tay nén nhẹ để đây không khí ra ngoài, rắc 1 lớp giống nấm xung quanh sát với thành túi, các lớp sau cách 6-7cm. Cứ làm như vậy cho đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều khắp trên bề mặt trừ khoảng giữa đậy nút bông.. Hình 6: Đóng bịch và cấy giống.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Sau đó lấy 1 lượng bông khô bằng miệng cốc cho vào miệng túi và dùng dây chun buộc giữ miệng túi lại. Trọng lượng mỗi túi 2,5- 3kg. 1 tấn rơm rạ thường đóng được từ 750800 túi, nếu túi nhỏ hơn thì lượng bịch sẽ tăng lên.. Hình 7: Đóng bịch và cấy giống.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1.5. Ươm sợi: Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào khu vực ươm, khu vực ươm sợi cần thoáng, sạch sẽ, không cần ánh sáng, duy trì nhiệt độ từ 22- 250C. Bịch có thể ươm trên giàn hoặc dưới nền nhà tuỳ theo diện tích bịch cách bịch 3-5cm để tạo độ thông thoáng. Thời gian ươm bịch từ 18- 20 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch nấm, làm cho bịch nấm rắn chắc và sợi nấm ăn vào nguyên liệu tạo thành khối màu trắng đều từ trên miệng xuống đáy túi. Trong suốt thời gian nuôi sợi không được tưới nước, phải đảm bảo khô dáo.1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hình 8: Nấm giai đoạn ươm sợi.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1.6. Rạch và treo bịch: Bịch nấm đã trắng đều tiến hành bỏ nút bông ra, nén nhẹ bịch nấm xuống, buộc bịch nấm lại rồi treo lên(số nút bông xé nhỏ tơi, đem phơi sấy để dùng lại lần sau). Chuẩn bị nhà treo bịch: Nhà treo bịch nấm sò (nhà chịu lực) có xà ngang để treo bịch. Khi treo bịch quay miệng túi xuống phía dưới mỗi dây treo từ 6-7 bịch, bich treo thấp nhất cách mặt đất 15-20cm để tránh bụi bẩn dưới nền bám vào,dây cách dây 12-15cm để tạo độ thông thoángvà khi nấm ra không chạm vào nhau. Phụ thuộc vào điều kiện diện tích nhà để phân bổ treo bịch cho hợp lý tiện chăm sóc đi lại để thu hái nấm. Dùng dao nhọn sắc rạch 6-8 vết rạch xung quanh bịch nấm (các vết rạch so le và đều nhau), vết rạch dài từ 1,5- 2cm..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> .. Hình 9: Rạch và treo bịch.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1.7. Chăm sóc và thu hái, chế biến nấm: 1.7.1. Chăm sóc: Khi bịch được rạch và treo trong thời gian từ 5-8 ngày. Nấm bắt đầu xuất hiện ở các vết rạch. Tiến hành tưới nước bên ngoài túi, tưới dưới dạng phun sương sao cho lúc nào cũng có một lớp nước, đọng trên mũ nấm, trung bình một ngày tưới từ 5-6 lần. Việc chăm sóc tưới nấm hàng ngày phụ thuộc vào thời tiết ở thời điểm đó, miễn sao bảo đảm nấm có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để phát triển có chất lượng nấm tốt và năng suất cao. Chú ý: Trường hợp giống không ăn kín nguyên liệu, bịch nấm có màu xanh hoặc đen nên loại bỏ ngay để tránh nhiễm..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 1.7.2. Thu hái nấm: Nấm bào ngư mọc thành cụm nên khi thu hái hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi (có đường kính mũ nấm từ 3- 4cm). Khi nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm đó là các bào tử nấm phát tán (Nấm quá già ở giai đoạn trưởng thành). Thời gian thu hái kéo dài từ 2- 3 tháng.. Hình 10: Nấm đã được thu hoạch.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1.7.3. Chế biến: Tiêu thụ nấm tươi: hái nấm xong dùng dao sắc cắt sạch phần gốc, cho vào túi PE, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiệt độ bảo quản được nấm tươi tốt nhất là 5-80C. Sấy khô: dùng tay xé nhỏ nấm theo chiều dọc từ cuống tới mũ nấm. Nấm được sấy ở nhiệt độ 40-450C trong vài giờ đầu, sau đó nâng nhiệt độ lên 50-550C. Sau khi sấy xong, cho nấm vào túi PE, buộc chặt miệng túi và để nơi khô dáo..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Nuôi trồng nấm bào ngư trên bông. •. Sơ đồ quy trình công nghệ Xử lí nguyên. 1. Ươm bịch nuôi sợi nấm. 2. Rạch, treo bịch. 6. 3. Chăm sóc, thu hái, chế biến. 7. liệu bông Ủ đống. 5. 2 ngày Đảo chỉnh ẩm. 2- 3 ngày Xé tơi bông- Đóng bịch cấy giống. 4.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2.1. Nguyên liệu và xử lí nguyên liệu. Bông phế thải từ các nhà máy công nghiệp dệt sợi. Hoà với nước vôi theo tỷ lệ 3,5kg vôi đã tôi cho 1000 lít nước (pH= 13). Cho bông phế thải vào ngâm sau đó vớt lên để ráo nước 2.2. Ủ đống: Chuẩn bị kệ, cọc thông khí, nilon quây. Bông đã được để ráo nước xếp vào kệ đống ủ. Kích thước đống ủ chiều rộng 1,2- 1,5m; chiều cao 1,5m; chiều dài tuỳ khối lượng bông. Kích thước đống ủ phụ thuộc vào số lượng bông đưa vào. Sau khi ủ xong dùng nilon quây chặt xung quanh đống ủ (Trừ đỉnh đống ủ và che tránh mưa phía trên)..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2.3. Đảo và chỉnh ẩm: Sau khi ủ 2- 3 ngày kiểm tra nhiệt độ đống ủ đạt 70- 800C. Tiến hành đảo đống ủ. Lấy phần trên cùng và xung quanh đống ủ để riêng cho xếp xuống dưới của đống ủ mới (Kiểm tra độ ẩm xem bông đã thẩm thấu đều nước chưa bằng cách xé bông kiểm tra phần giữa). Đảo đồng đều theo thứ tự trên cho xuống dưới, dưới lên trên, ngoài vào trong, trong ra ngoài. Dùng nilon quây chặt đống ủ xung quanh ủ lại 2 ngày..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2.4. Xé bông tơi, đóng bịch- cấy giống: Sau ủ 4- 5 ngày xé bông thật tơi, độ ẩm 60- 65%, mùi thơm (không có mùi lên men yếm khí). Đóng bịch cấy giống: Chuẩn bị túi nilon (25 x 35cm), 5kg/ 1 tấn bông. + Bông nút: 6kg/ 1 tấn bông. + Chun nịt: 1 gói 0,5kg. + Giống nấm: 45- 50kg/ 1 tấn bông Cho 1 lớp bông vào túi nilon đã gấp đáy vuông, phẳng dày 4- 5cm. Cấy 1 lớp giống nấm xung quanh sát thành túi nilon. Cứ làm như vậy 2 lớp, lớp trên cùng rắc toàn bộ bề mặt. Dùng bông nút làm miệng túi buộc dây chun lại. Trọng lượng bịch nấm 1,7- 2kg..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2.5. Ươm bịch nuôi sợi nấm: Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào khu vực ươm, khu vực ươm bịch cần thoáng, sạch sẽ, không cần ánh sáng duy trì nhiệt độ từ 25± 20C. Bịch có thể ươm trên giàn hoặc dưới nền nhà tuỳ theo diện tích bịch cách bịch 5- 10cm. Thời gian ươm bịch từ 1820 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch nấm, làm cho bịch nấm rắn chắc và sợi nấm ăn vào nguyên liệu tạo thành khối màu trắng đều từ trên xuống dưới..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 2.6. Rạch và treo bịch: Bịch nấm đã trắng đều dùng dao nhọn sắc rạch 6-8 vết rạch xung quanh bịch nấm (các vết rạch so le và đều nhau), kích thước vết rạch từ 1,5- 2cm. Gỡ nút bông ra, buộc chặt miệng túi lại (số nút bông đó xé nhỏ tơi đem phơi sấy để dùng lại lần sau). Chuẩn bị nhà treo bịch: Nhà treo bịch nấm sò (nhà chịu lực) có xà cách nhau 30cm để treo bịch. Khi treo bịch quay miệng túi xuống phía dưới mỗi dây treo từ 5-6 bịch, dây cách dây 25-30cm. Phụ thuộc vào điều kiện diện tích nhà để phân bổ treo bịch cho hợp lý tiện chăm sóc đi lại để thu hái nấm..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 2.7. Chăm sóc và thu hái nấm, chế biến: 2.7.1. Chăm sóc: Khi bịch được rạch và treo trong thời gian từ 8- 10 ngày. Nấm bắt đầu xuất hiện ở các vết rạch. Việc chăm sóc tưới nấm hàng ngày phụ thuộc vào thời tiết ở thời điểm đó, miễn sao bảo đảm nấm có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để phát triển có chất lượng nấm tốt và năng suất cao. 2.7.2. Thu hái nấm: Nấm sò mọc thành cụm nên khi thu hái hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi (có đường kính mũ nấm từ 34cm). Khi nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm đó là các bào tử nấm phát tán (Nấm quá già ở giai đoạn trưởng thành). Thời gian thu hái kéo dài từ 2- 3 tháng. 2.7.3. Chế biến: nấm sau khi thu hái thì có thể sử dụng tươi, sấy khô (như phần trồng nấm trên rơm)..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> IV. KẾT LUẬN Hiện nay, trước những thách thức và cơ hội mới đối với việc trồng nấm nói riêng, phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung, việc trồng nấm theo hướng sản xuất hàng hóa đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm và chú trọng đẩy mạnh phát triển. Trong đó, nấm rơm đang được phát triển rất mạnh ở nước ta vì nấm sinh trưởng nhanh, nguyên liệu để sản xuất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng, kĩ thuật sản xuất và chế biến không phức tạp, không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lân Dũng(2009), Công nghệ nuôi trồng nấm, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Hữu Đống(2005), Nấm ăn -cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội...

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×