Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hoàn thiện hoạt động giám sát của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố đà nẵng đối với các quỹ tín dụng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN CƠNG TN

HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CHI
NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN CƠNG TN

HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CHI
NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG

Đà Nẵng – Năm 2020





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA TỔ
CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
DÂN .................................................................................................................. 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN................................... 1
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................ 1
1.1.2 Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ ................................................... 1
1.2. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI ............................. 4
1.2.1. Khái niệm tổ chức bảo hiểm tiền gửi .............................................. 4
1.2.2. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi ......................................................... 5
1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI CÁC
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN........................................................................ 5
1.3.1. Khái niệm và vai trò hoạt động giám sát ........................................ 6
1.3.2. Nội dung hoạt động giám sát .......................................................... 8
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Bảo hiểm
tiền gửi đối với QTDND ................................................................................. 16
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
BHTG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN .................................. 18
1.4.1. Nhân tố bên trong.......................................................................... 18
1.4.2. Nhân tố bên ngoài ......................................................................... 20



1.5. SO SÁNH VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VÀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG NHÂN DÂN. .............................................................................. 24
1.5.1. Sự giống nhau về hoạt động giám sát của NHNN và BHTGVN đối
với các Tổ chức tín dụng nhân dân: ................................................................ 24
1.5.2. Sự khác nhau về hoạt động giám sát của NHNN và BHTGVN đối
với các Tổ chức tín dụng nhân dân: ................................................................ 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CHI
NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TẠI TP.ĐÀ NẴNG ĐỐI
VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN .................................................. 30
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH BHTGVN TẠI TP. ĐÀ NẴNG
......................................................................................................................... 30
2.1.1 Sự ra đời của Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà Nẵng ..................... 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ chính của các Phịng ban33
2.1.3 Những kết quả đạt được khi thành lập đến nay ............................. 34
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI
VIỆT NAM TẠI TP.ĐÀ NẴNG..................................................................... 39
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CHI NHÁNH
BHTGVN TẠI TP. ĐÀ NẴNG ...................................................................... 43
2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giám sát .......................................... 43
2.3.2. Thực trạng thực hiện quy trình giám sát ....................................... 44
2.3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung giám sát ................................. 49
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CHI NHÁNH BHTGVN TẠI
TP. ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN....................... 63
2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 63
2.4.2. Hạn chế ......................................................................................... 65



2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 67
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT CỦA CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TẠI
TP. ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ............... 69
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ................................................... 69
3.1.1. Định hướng hoạt động ngân hàng ................................................. 69
3.1.2. Định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .............. 69
3.1.3. Định hướng tăng cường giám sát từ xa của Chi nhánh BHTGVN
tại TP.Đà Nẵng ................................................................................................ 70
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TẠI TP. ĐÀ NẴNG
ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ..................................................... 73
3.2.1. Khuyến Nghị đối với Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại
TP.Đà Nẵng ..................................................................................................... 75
3.2.2. Khuyến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ....................... 75
3.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................. 81
3.2.4. Khuyến nghị đối với Chính phủ.................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP

Thành phố


BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CAMELS

Bộ tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá hoạt động ngân
hàng

DICJ

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản

FDIC

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ

FFIEC

Ủy ban Giám sát định chế tài chính Liên bang Mỹ

FSMIMS

Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hoá ngân hàng

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

IADI

Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế

NDIF

Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Quốc gia Hungary

GSTX

Giám sát từ xa

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

TCTD

Tổ chức tín dụng

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

Số lượng Quỹ tín dụng nhân dân của Chi nhánh
BHTGVN tại TP.Đà Nẵng
Nguồn vốn của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn

Trang


39

40

Dư nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
2.3.

quản lý

41

Thu nhập - chi phí của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
2.4.

bàn

42

Tiêu chuẩn phân Nhóm các tổ chức tham gia BHTG
2.5.

là QTDND, NHHT và TCTCVM

48

Tổng hợp kết quả thu phí bảo hiểm tiền gửi của các
2.6.

Quỹ tín dụng nhân dân (năm 2016 - 2018)


54

Tổng hợp tình hình vi phạm về phí bảo hiểm tiền gửi
2.7.

của các QTDND (năm 2016 - 2018)

55

Thống kê thu nhập, chi phí của QTDND (năm 2016 2.8.

2018)

59

Chỉ tiêu giám sát theo mơ hình CAMELS Quỹ tín
2.9.

dụng nhân dân (2016 - 2018)

61


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

2.1.
2.2.

Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam
Mạng lưới hoạt động của BHTGVN

Trang

31
32

DANH MỤC BẢNG SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
2.1.
2.2.

Cơ cấu tổ chức hiện tại của Chi nhánh BHTGVN tại
TP.Đà Nẵng
Trình tự cơng tác giám sát tại Chi nhánh

Trang

34
45


Các bước tiếp nhận báo cáo từ các tổ chức tham gia
2.3.
2.4.

BHTG
Quy trình tiếp nhận thơng tin báo cáo

45
52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 “Chiến lược đề ra mục tiêu phát triển hệ thống các
TCTD hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc
đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị
ngân hàng tiến tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ Quốc tế,
hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN
vào năm 2025; thích ứng với quá trình tự do hóa và tồn cầu hóa; đáp ứng
nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế,
tiến tới tài chính tồn diện vào năm 2030, đảm bảo mọi người dân và doanh
nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện với các dịch vụ tài chính, ngân
hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững”. Được xác
định là một thành viên trong mạng an toàn tài chính quốc gia, BHTGVN đã
chủ động xây dựng các mục tiêu về mơ hình hệ thống giám sát mới đối với
các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của BHTGVN đang là một vấn đề

được BHTGVN hết sức quan tâm trong quá trình phát triển và tái cấu trúc trở
thành một tổ chức bảo hiểm tiền gửi với chức năng giảm thiểu rủi ro đầy đủ
cho hệ thống TCNH, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Hệ thống QTDND ra đời sau sự sụp đổ hàng loạt các TCTD hợp tác
trong những năm 1989 - 1990, là một hệ thống TCTD có tác động to lớn tới
sự phát triển, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, hạn chế tình trạng
cho vay nặng lãi, ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội tại các vùng Nơng
thơn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, hoạt động của các TCTD này là quy mô
nhỏ, nằm rải rác tại khắp nơi trong nước, trình độ ứng dụng cơng nghệ và


2

trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ thấp, người gửi tiền chủ yếu là cá
nhân, tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao (gần như 100%).
Vì vậy, việc hồn thiện hoạt động giám sát đối với hệ thống QTDND
được Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà Nẵng rất chú trọng nhằm gi p cho các
tổ chức tham gia BHTG giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình, ngăn ngừa sự đổ v dây chuyền, ảnh hưởng đến tồn hệ thống ngân
hàng, từ đó tạo sự ổn định chính trị xã hội và kinh tế, th c đẩy sự phát triển
của đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động Giám sát từ xa các tổ chức
tham gia Bảo hiểm tiền gửi là QTDND ở Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà
Nẵng trong những năm qua chưa thật sự đạt được hiệu quả mong muốn; nội
dung và phương pháp giám sát chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt
Nam; công nghệ thông tin và con người còn hạn chế.
Mặt khác, qua nghiên cứu, tham khảo các cơng trình nghiên cứu trước
đây vẫn cịn một số khoảng trống nghiên cứu như đã được chỉ ra ở mục Tổng
quan tài liệu nghiên cứu. Các khoảng trống này sẽ được học viên tiếp tục
nghiên cứu trong đề tài của mình.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Hoàn

thiện hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại
Thành phố Đà Nẵng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực
tiễn nhằm hồn thiện hoạt động giám sát của Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà
Nẵng đối với các QTDND thuộc phạm vi giám sát của Chi nhánh này.
Để đạt được mục tiêu nói trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân


3

- Kháo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh
BHTGVN tại TP.Đà Nẵng đối với QTDND.
- Đề xuất các khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền liên quan
nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà
Nẵng đối với QTDND.
Câu hỏi nghiên cứu :
- Nội dung của hoạt động giám sát của BHTGVN đối với các Quỹ tín
dụng nhân dân là gì? Các tiêu chí đánh giá hoạt động của giám sát của BHTG
đối với các QTDND? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát?
- Thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà
Nẵng đối với các QTDND thuộc phạm vi giám sát? Những mặt đạt được và
những hạn chế, nguyên nhân?
- Nội dung các khuyến nghị cần đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền
liên quan nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của Chi nhánh BHTGVN tại
TP.Đà Nẵng đối với các QTDND là gì?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Thực tiễn hoạt động giám sát của Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà Nẵng
đối với các QTDND thuộc phạm vi giám sát được phân cấp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Chỉ đề cập đến hoạt động giám sát của Chi nhánh
BHTGVN tại TP.Đà Nẵng đối với các QTDND thuộc phạm vi được phân
công, phân cấp.
+ Về đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh BHTGVN
tại TP. Đà Nẵng chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2016-2018.
+ Không gian nghiên cứu: Các QTDND địa bàn 5 tỉnh: TP.Đà Nẵng,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.


4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phần hệ thống hóa cơ sở lý luận: Sử dụng phương pháp thu thập, đọc,
tổng quan tài liệu; thực hiện đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông
tin để chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận để thực hiện đề tài về hoạt động giám
sát của BHTGVN.
- Phần khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh
BHTGVN tại TP.Đà Nẵng đối với các QTDND: Sử dụng phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp là các báo cáo sơ kết, tổng kết của BHTGVN, Chi nhánh
tại TP.Đà Nẵng; các báo cáo định kỳ và đột xuất của Chi nhánh, sử dụng các
phương pháp phân tích thống kê để đánh giá khái quát về tình hình hoạt động
Chi nhánh và thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh đối với các
QTDND. Đề tài cũng sẽ vận dụng phương pháp khảo sát ý kiến đối với các
cán bộ trực tiếp tham gia công tác giám sát cũng như cán bộ lãnh đạo.
- Phần giải pháp: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đồng thời
vận dụng các phương pháp khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp của một số thanh tra

viên, thanh tra viên chính đã trực tiếp tham gia cơng tác thanh tra, giám sát
của BHTGVN để nắm bắt thông tin và thu thập thêm ý kiến nhận xét, đánh
giá và đề xuất những giải pháp thực tiễn để khắc phục những bất cập, tồn tại
một cách tốt nhất.
5. Bố cục đề tài
Tên luận văn: “Hoàn thiện hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng đối với các Quỹ tín dụng
nhân dân”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được bố cục thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của tổ chức bảo hiểm
tiền gửi đối với các Quỹ tín dụng nhân dân


5

Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam tại TP.Đà Nẵng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của Chi
nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại TP.Đà Nẵng đối với các Quỹ tín dụng
nhân dân
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
a. Các bài báo khoa học
- Nguyễn Minh, Vai trò xử lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ
chức tài chính có quy mơ nhỏ - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Tạp chí Ngân
hàng số 21, tháng 11/2018.Tác giả đã giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn về xử lý
tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại một số nước và Việt Nam qua đó r t ra được
những bài học hữu ích cho BHTG Việt Nam.
- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Minh Sáng, Hoàng Thị Thanh Th y,
Nguyễn Thị Hồng Vinh, Cơ chế giải quyết thống nhất và cơ chế bảo hiểm tiền

gửi của liên minh ngân hàng châu Âu – Kinh nghiệm cho ASEAN, Tạp chí Ngân
hàng số 5, tháng 3/2018. Bài viết đã phân tích vai trị, cấu tr c cũng như các
thách thức của hai trụ cột của Liên minh ngân hàng Châu Âu là Cơ chế giải
quyết thống nhất và Cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Từ đó, đề xuất một số bài học
kinh nghiệm đối với việc hình thành Liên minh ngân hàng ASEAN. Nếu triển
khai đầy đủ và thành cơng, Liên minh ngân hàng có thể gi p khắc phục những
điểm yếu trong hoạt động của liên minh tiền tệ. Các năng lực tối ưu trong giám
sát ngân hàng và trong việc giải quyết ngân hàng cũng như các cơ chế tài chính
phù hợp có thể hạn chế tình trạng rủi ro quá mức trong khu vực tư nhân, gi p
quản lý hiệu quả hơn các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai và tăng
cường các kênh tư nhân về chia sẻ rủi ro.
- Phương Mai, Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trong hoạt động
giám sát quỹ tín dụng ở Canada, Tạp chí Ngân hàng số 20, tháng 10/2017. Bài


6

viết đã phân tích các tổ chức BHTG ở Canada đều có vai trị nhất định trong hoạt
động giám sát các QTDND. Điểm chung trong hoạt động giám sát của các tổ
chức này là đảm bảo rằng, các QTDND tuân thủ Luật điều chỉnh QTDND cũng
như các nguyên tắc an toàn và lành mạnh trong hoạt động và kinh doanh của
mình thơng qua việc xây dựng các chuẩn mực về an toàn hoạt động cho các
QTDND và đảm bảo các QTDND hoạt động tuân theo những chuẩn mực.
- Vũ Văn Long, Nâng cao vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong tái
cơ cấu tổ chức tín dụng, Tạp chí Ngân hàng số 17, tháng 9/2017. Bài viết đưa ra
phân tích điều kiện để thực hiện tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng nhanh chóng và
hiệu quả à cần đảm bảo hệ thống BHTG có đủ năng lực tài chính để tham gia
vào q trình này hoặc cần có khả năng tăng vốn một cách nhanh và hiệu quả.
- Hạ Thị Thiều Dao (2010), Giám sát ngân hàng theo Basel 2 và việc
tuân thủ của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 15. Tác giả đã đánh giá thực

trạng tuân thủ 25 nguyên tắc giám sát NH theo tiêu chuẩn Basel 2 của cơ quan
giám sát chuyên ngành ngân hàng và các NHTM Việt Nam. Trong các đánh
giá, tác giả chỉ dừng lại ở đánh giá tuân thủ, tuân thủ một phần hoặc chưa tuân
thủ chứ chưa đánh giá mức độ tuân thủ một cách chi tiết vì chưa xây dựng
được các chỉ tiêu định lượng cũng như định tính trong các đánh giá của mình.
- Tơ Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính quốc gia, Học
viện Ngân Hàng, Hà Nội. Đây là một cơng trình khoa học đề cập một cách có
hệ thống và tồn diện về giám sát các hoạt động tài chính cũng như các giải
pháp đồng bộ cho việc xây dựng hệ thống giám sát tài chính quốc gia phối
hợp nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp được các mơ hình điển hình của hệ thống
giám sát tài chính quốc gia trên thế giới, điều kiện hình thành và vận hành;
những ưu, nhược của từng mơ hình từ đó tìm kiếm một hệ thống giám sát
tương thích với điều kiện của Việt Nam.


7

- Bài viết: “Phương pháp xác định hạn mức bảo hiểm tiền gửi” được
đăng trên Thông tin BHTGVN, số 22, năm 2012 của Đinh Dũng Sỹ- Phạm
Th y Hạnh. Trong đó, Tác giả bài báo đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến việc xác định hạn mức BHTG, những kinh nghiệm quốc tế trong việc xác
định hạn mức bảo hiểm tiền gửi và đưa ra những bài học đối với Việt Nam.
- Trong thời gian 3 năm gần nhất trên các Tạp chí khác theo quy định,
học viên chưa tìm thấy các bài báo liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
của luận văn.
b. Các luận văn Thạc sỹ đã công bố tại Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng trong ba năm gần đây
Trong 3 năm gần đây học viên chưa tìm thấy các luận văn có cùng chủ
đề nghiên cứu tại BHTG Việt nam – Chi nhánh TP Đà Nẵng.

c. Các luận văn Thạc sỹ đã công bố tại Trường Đại học trong cả
nước trong ba năm gần đây:
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên địa bàn khu vực Bắc Trung
Bộ” của tác giả Nguyễn Đình Hảo – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm
2013, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm mới nhưng trong giai đoạn nền
kinh tế thị trường hiện nay là chưa phù hợp.
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học: “Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo hiểm
tiền gửi ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Liên – Học viện Ngân
hàng năm 2014, luận văn đã làm rõ nguyên lý chung về hoạt động BHTG.
Ngoài việc đưa ra những khái niệm, những quy định liên quan tới hoạt động
BHTG theo thơng lệ quốc tế thì luận văn đã đưa ra những khái niệm, những quy
định theo Luật BHTG Việt Nam nhưng cách viết còn sơ sài, thiếu trọng tâm
trong việc hoàn thiện cơ chế của BHTGVN.
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học: “Phát triển hoạt động giám sát của Bảo


8

hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các Quỹ tín dụng nhân dân” của tác giả Mai
Lan Anh – Học viện Ngân hàng năm 2016, luận văn có nghiên cứu xâu về
các Quỹ tín dụng nhân dân nhưng về hoạt động giám sát còn chưa hiểu thật
sự thấu đáo, dẫn chứng chưa sát với thực tế của BHTGVN.
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học: “Kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ đối với quỹ tín dụng nhân dân” của
tác giả Hồ Mạnh Tuấn – Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2018, luận
văn bố cục chưa hợp lý, chưa đưa ra được khuyến nghị có tính chất cụ thể.
“Khoảng trống” nghiên cứu:
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về Bảo hiểm tiền gửi đã xây dựng
được một số vấn đề thuộc hệ thống lý luận về Bảo hiểm tiền gửi, đánh giá

thực trạng hoạt động của BHTGVN, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN, bảo đảm quyền và lợi ích của
người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn cho cả hệ thống NHNN trong thời
kì hội nhập. Đó là hệ thống tri thức có giá trị rất lớn trong lĩnh vực kinh tế.
Hoạt động giám sát của BHTG là một vấn đề rộng lớn, liên quan đến
quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời mang tính chun
ngành, chun mơn cao; đây là đề tài mang tầm vĩ mô cấp Nhà nước. Các
cơng trình nghiên cứu trên trong q trình thực hiện cũng như kết quả còn
tiềm ẩn một vài hạn chế bởi mỗi cơng trình nghiên cứu ở những khía cạnh
khác nhau với đối tượng, phạm vi khác nhau từ đó đưa ra những giải pháp chỉ
phù hợp với từng thời kỳ khác nhau vì vậy tác giả tiếp tục mạnh dạn nghiên
cứu về đề tài này nhưng xét trên một phạm vi khác để làm phạm vi nghiên
cứu, với mong muốn đóng góp những ý kiến mới để hồn chỉnh vấn đề
nghiên cứu và tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn cơng tác giám
sát các QTDND do Chi nhánh BHTGVN tại TP.Đà Nẵng quản lý, đem lại
hiệu lực quản lý Nhà nước ngày càng tốt hơn.


1

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA TỔ
CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI CÁC QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.1.TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.1.1 Khái niệm
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên
trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định
48/2001/NĐ-CP nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.

QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là
tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng
thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp chi
phí và có tích lũy để phát triển. (Nguồn:Quyết định số 04/TT-NHNN-2015).
1.1.2 Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ
QTDND là loại hình TCTD được tổ chức và hoạt động theo mơ hình
kinh tế hợp tác. Điều này được đưa ra trên cơ sở xuất phát từ nguồn gốc ra đời của
QTDND là do những người nông dân, lao động sản xuất và kinh doanh nhỏ cùng
nhau góp vốn thành lập để hỗ trợ nhau được vay vốn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Các thành
viên vừa là người sở hữu, vừa là hội viên và cũng đồng thời là khách hàng của
QTDND; Là loại hình có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo mơ hình HTX trong
đó mọi thành viên đều được quyền tham gia quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động
và quyết định mọi vấn đề một cách dân chủ, mỗi thành viên được quyền đại diện
cho một phiếu bầu mà không phụ thuộc vào vốn góp, các quyết định thuộc về đa
số. Đây được coi như một đặc trưng nổi bật của loại hình tổ chức này.


2
Số lượng thành viên của QTDND không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có
30 thành viên.
Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: QTDND tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm
QTDND và thành viên cùng có lợi.
Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của
QTDND: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi cịn lại được trích một phần
vào các quỹ của QTDND, một phần chia theo vốn góp của thành viên, phần
còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của QTDND do Đại

hội thành viên quyết định.
Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập
thể, nâng cao ý thức hợp tác trong QTDND và trong cộng đồng xã hội; hợp
tác giữa các QTDND với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
Mục tiêu chính của QTDND là hỗ trợ giữa các thành viên. Các thành viên
QTDND đều là các chủ thể hoạt động kinh tế độc lập, khi họ cùng nhau góp vốn
thành lập QTDND thì mục tiêu cơ bản đối với họ là được QTDND cung cấp các
dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện, thường xuyên và ổn định lâu
dài từ đó có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh và qua đó thu
được lợi nhuận cao nhất từ những hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng mình
chứ khơng phải trước hết nhằm mục tiêu thu được lợi tức góp vốn cao nhất từ
các hoạt động của QTDND;
QTDND là loại hình Tổ chức tín dụng có tính liên kết hệ thống hết sức
chặt chẽ. Với những đặc điểm trên của hệ thống QTDND thì việc cả hệ thống
QTDND cùng nhau thiết lập một cơ chế liên kết hệ thống chặt chẽ vừa phát
huy được các ưu điểm, lợi thế vốn có của mình lại vừa khắc phục được những
nhược điểm mà mỗi QTDND không tự giải quyết được là một tất yếu;


3
Hệ thống QTDND từ QTDND tại xã (phường) - QTDND khu vực đến
QTDND Trung ương liên kết (hiện nay được gọi là Ngân hàng Hợp tác xã),
phát triển hệ thống có chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi, định hướng phát
triển cung cấp các dịch vụ tư vấn thông tin, thực hiện kiểm tốn, quản lý quỹ
an tồn và đào tạo nguồn lực cho toàn hệ thống QTDND. Việc liên kết nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh và th c đẩy sự phát triển của từng QTDND
cũng như toàn hệ thống, đồng thời từng QTDND chính là nơi tạo ra nguồn thu
nhập căn bản cho hệ thống QTDND.
- Quyền của Quỹ tín dụng nhân dân:

+ Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng
khác theo giấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động của mình.
+ Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh
doanh liên quan đến khoản vay.
+ Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức
trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động
theo quy định của pháp luật.
+ Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi quỹ, khai
trừ thành viên theo quy định của Điều lệ QTDND.
+ Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của
pháp luật và Điều lệ QTDND.
+ Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.
+ Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: Nghị định 48/2001/NĐ-CP).


4

1.2. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.2.1. Khái niệm tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Theo tài liệu “xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả” của diễn
đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum) tháng 9/2001: “Bảo hiểm
tiền gửi là một sự đảm bảo rằng số dư tiền gửi và lãi cộng dồn của các tài
khoản tiền gửi nhất định khi các ngân hàng có khoản tiền gửi đó lâm vào tình
trạng phá sản và mất khả năng thanh toán sẽ được thanh toán”.
Theo Luật BHTGVN năm 2012, khái niệm bảo hiểm tiền gửi được hiểu
như sau: “BHTG là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm

tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào
tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”.
Trách nhiệm và quyền lợi tài chính của ba đối tác trực tiếp tham gia
trong chính sách Bảo hiểm tiền gửi là:
- Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động khơng vì mục
tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của
hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động
ngân hàng. Tổ chức BHTG nhận đóng góp tài chính từ tổ chức tham gia
BHTG, có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền
thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức đó
chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là TCTD, Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD được nhận tiền gửi
của cá nhân. Các tổ chức này khi được tham gia BHTG có trách nhiệm đóng
góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chức BHTG chi
trả bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức đó trong trường hợp tổ chức này
mất khả năng thanh tốn hoặc bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động.
- Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm


5
tại tổ chức tham gia BHTG. Những người này không phải đóng góp tài
chính cho tổ chức BHTG nhưng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán
tiền gửi và tiền lãi tích lũy trên tiền gửi đó trong hạn mức chi trả BHTG (nếu
chi trả BHTG có giới hạn) hoặc thanh tốn tồn bộ tiền gửi (nếu chi trả
BHTG không xác định giới hạn).
Nhà nước thực hiện quản lý, điều hành đất nước và công cụ để thực
hiện nhiệm vụ đó là chính sách. Chính sách là tập hợp các chủ trương và
hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu
mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó.

Do tầm quan trọng của BHTG vì vậy muốn hoạt động BHTG hiệu quả
Nhà nước cần phải ban hành các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động BHTG
theo đ ng mục tiêu đề ra. Hệ thống các quy định đó gọi là chính sách BHTG.
Chính sách BHTG là hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động
BHTG mà theo đó tổ chức, cá nhân tham gia vào phải tn thủ. Chính sách
BHTG tạo lập mơi trường pháp lý cho tổ chức BHTG ra đời và hoạt động.
1.2.2. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi
Thứ nhất, BHTG có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền,
nâng cao niềm tin của công ch ng đối với hệ thống TCNH.
Thứ hai, BHTG cịn có vai trò quan trọng trong việc tạo sự phát triển
lành mạnh hoạt động ngân hàng và ổn định hệ thống tài chính quốc gia.
Thứ ba, BHTG có vai trị quan trọng th c đẩy quá trình huy động vốn
phục vụ phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Thứ tư, BHTG khơng chỉ có vai trị quan trọng trong thời kỳ kinh tế ổn
định mà cịn có vai trị quan trọng trong giảm thiểu những tác động bất lợi khi
xảy ra khủng hoảng TCNH.
1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI
CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN


6

1.3.1. Khái niệm và vai trò hoạt động giám sát
a. Khái niệm
Theo Ngân hàng thế giới (WB), giám sát là một chức năng được thực
hiện một cách liên tục nhằm cung cấp cho bên quản lý và các bên có liên quan
các dấu hiệu về tác động thành công hoặc khơng thành cơng của các hoạt
động, dự án, chương trình triển khai. Quá trình giám sát giúp cho các tổ chức
theo dõi những thành quả thông qua việc thường xuyên thu thập thông tin kịp
thời hỗ trợ việc ra quyết định, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền

tảng cho việc đánh giá và r t ra bài học kinh nghiệm.
Đối tượng giám sát của tổ chức BHTG là các tổ chức tài chính có thực
hiện hoạt động nhận tiền gửi của các chủ thể trong nền kinh tế. Nó có thể là
các ngân hàng hoặc các TCTD phi ngân hàng.
Trên thế giới, chủ thể giám sát ngân hàng thường là các cơ quan có chức
năng giám sát thuộc mạng an tồn tài chính quốc gia như NHTW, Bộ Tài
chính, Tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Chứng khoán. Ở Mỹ, chủ thể giám
sát là Cơ quan thanh tra ngân hàng liên bang, Cục dự trữ liên bang, Văn
phòng thanh tra tiền tệ, Văn phòng giám sát cho vay và tổ chức FIDC. Trong
khi đó, tại Đài Loan, chủ thể giám sát ngân hàng gồm Ủy ban giám sát tài
chính quốc gia, Ngân hàng Trung ương, Hội đồng nông nghiệp, công ty
BHTG Đài Loan (CIDC) và Bộ tài chính. CIDC là TCTC đầu tiên tại Đài
Loan xây dựng hệ thống cảnh báo tài chính sớm và hiện nay hệ thống này đã
trở thành hệ thống cảnh báo sớm quốc gia (CIDC, 2006).
Hoạt động giám sát của tổ chức BHTG là q trình theo dõi, phân tích,
đánh giá thực hiện quy định về BHTG, tình hình hoạt động và mức độ rủi ro
của tổ chức tham gia BHTG dựa trên nguồn thông tin từ các tổ chức này và
các nguồn thơng tin khác, từ đó đưa ra các cảnh báo, đề xuất biện pháp chấn
chỉnh, giúp cho tổ chức tham gia BHTG hoạt động đúng pháp luật, an toàn và


7

hiệu quả.
Hoạt động giám sát tổ chức tham gia BHTG của tổ chức BHTG được
tiến hành thường xuyên trên cơ sở các thông tin về khách hàng tham gia
BHTG mà tổ chức BHTG có được. Nội dung của hoạt động giám sát là đánh
giá hoạt động của tổ chức tham gia BHTG và từ đó đưa ra các khuyến nghị
đối với hoạt động của các tổ chức đó với mục đích đảm bảo tuân thủ các quy
định về BHTG và quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

b. Vai trò của hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát của tổ chức BHTG đối với các QTDND xuất phát từ
mục tiêu của tổ chức BHTG là nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống
ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền. Vai trò của hoạt động
giám sát được thể hiện cụ thể đối với từng đối tượng liên quan sau:
Một là, đối với tổ chức BHTG, hoạt động giám sát thể hiện trách nhiệm,
quyền hạn giữa tổ chức BHTG với QTDND. Hoạt động giám sát gi p tổ chức
BHTG đánh giá kịp thời, tồn diện và có hệ thống thực trạng hoạt động của tổ
chức nhận tiền gửi để từ đó đưa ra những cảnh báo về rủi ro; kiến nghị tổ
chức nhận tiền gửi chỉnh sửa các vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Khi tổ chức nhận tiền gửi hoạt động hiệu quả sẽ tiết giảm được chi phí của tổ
chức BHTG như khơng phải hỗ trợ tài chính, không phải chi trả tiền gửi được
bảo hiểm cho người gửi tiền. Mặt khác, khi chất lượng công tác giám sát được
nâng cao, tổ chức BHTG sẽ có cơ sở để chủ động hỗ trợ tài chính và thu phí
BHTG theo mức độ rủi ro đối với tổ chức nhận tiền gửi. Có thể nói, hoạt động
giám sát tổ chức tham gia BHTG là nhiệm vụ trọng yếu của tổ chức Bảo
BHTG. Nó khẳng định vị thế của một tổ chức BHTG, và là cơ sở để tiến hành
mọi hoạt động khác.
Hai là, đối với tổ chức tham gia BHTG – QTDND, hoạt động giám sát
của tổ chức BHTG góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân QTDND và cho


8
cả hệ thống TCNH. Thêm vào đó, sự phát triển của hệ thống tài chính - ngân
hàng, sự bùng nổ về khoa học cơng nghệ cùng xu thế tồn cầu hóa tiềm ẩn
nhiều rủi ro cho hệ thống TCNH. Khi QTDND có hạn chế trong việc kiểm
sốt rủi ro của mình, vai trị giám sát của BHTG càng trở nên quan trọng.
Trong hoạt động của mình, QTDND với đội ngũ kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ
có hạn, việc vi phạm hay bỏ qua u cầu an tồn có thể do ngun nhân chủ
quan hoặc khách quan. Do đó, chính kết quả giám sát của tổ chức BHTG giúp

QTDND nhìn nhận ra các sai sót, tồn tại để từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục và chỉnh sửa để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tình trạng chấp
nhận rủi ro quá mức trong hoạt động của QTDND sẽ được hạn chế nếu được
cảnh báo sớm. Dưới tác động của hoạt động giám sát, QTDND sẽ nâng cao
trách nhiệm trong chấp hành các tỷ lệ an toàn, tự bổ sung, hồn thiện để nâng
cao năng lực tài chính, năng lực quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng.
Ba là, đối với người gửi tiền, hoạt động giám sát mang lại lợi ích qua
việc tổ chức nhận tiền gửi hoạt động an toàn bởi thường xuyên được tổ chức
Bảo hiểm tiền gửi giám sát và đưa ra cảnh báo sớm. Lợi ích cịn được thể hiện
qua việc người gửi tiền được cung cấp các thông tin cần thiết về tổ chức nhận
tiền gửi, và từ những thông tin đó để chọn nơi gửi tiền.
Bốn là, đối với xã hội, hoạt động giám sát của tổ chức BHTG đối với các
QTDND sẽ giảm thiểu rủi ro khi QTDND có hạn chế trong tầm kiểm sốt rủi
ro của mình. Chính hoạt động giám sát đã ngăn ngừa việc đổ v ngân hàng
theo tính dây chuyền và lây lan tồn hệ thống trong một quốc gia ra khu vực,
giúp ổn định chính trị XH - KT, tạo điều kiện phát triển cho nền KT-XH.
1.3.2. Nội dung hoạt động giám sát
Để thực hiện việc giám sát đạt hiệu quả cao, các cơ quan giám sát trên
toàn thế giới đã nghiên cứu, xây dựng nhiều phương pháp để cải thiện hiệu
quả giám sát, tập trung vào giám sát việc chấp hành các quy định của pháp


×