Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) công nghệ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ………………….
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NI TƠM THẺ CHÂN
TRẮNG (Litopenaeus vannamei) CƠNG NGHỆ CAO
TẠI XÃ LONG HỮU, THỊ XÃ DUYÊN HẢI,
TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn: …………………
Sinh viên thực hiện: ………………….
Mã số sinh viên:………………………
Lớp: ……………..
Khóa: ……………….

Trà Vinh, tháng… năm ……


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 01 tháng thực tập từ tháng 30/4 đến 31 tháng 5 năm 2019 tại hộ nuôi
tôm ông ……….., xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, cùng với khoảng
thời gian học tập ở trường, được sự chỉ dạy tận tình của thầy cơ, em đã có thêm
nhiều kiến thức q báo để làm hành trang sau này cũng như giúp em hoàn thành bài
tiểu luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường……………..
Khoa Nông Nghiệp - Thủy Sản
Giáo viên chủ nhiệm: ………………..
Giáo viên hướng dẫn: ……………………..
Đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài và đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt


những kiến thức q báo trong những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn đến hộ nuôi tôm ông ………………….. đã hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hồn thành tốt cơng việc.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè lớp Ni trồng Thủy sản
khóa ………………. đã động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM KẾT
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong đồ án chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam đoan này.
Trà Vinh, ngày…tháng…. năm 2019
Ký tên

……………………..

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................I
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................................................3
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................................................19

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................23
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................25

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Tơm thẻ chân trắng (nuoitomantoan.vn)
Hình 3. 1 Sơ đồ cơng trình và hệ thống ao ni
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện giá trị pH sáng và chiều

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Các dụng cụ nghiên cứu trong quá trình thực tập
Bảng 3. 2 Các loại thuốc và hóa chất được sử dụng trong q trình ni
Bảng 3. 3 Các yếu tố môi trường
Bảng: 4.1 Yếu tố độ kiềm trong 30 ngày ni
Bảng 4.2 Yếu tố khí NH3
Bảng 4.3 Yếu tố khí NO2Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm sau 30 ngày nuôi
Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của tôm sau 30 ngày nuôi
Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ea-Ga: East Asia Global Alliance (Liên minh tồn cầu Đơng Á)
EU: European Union (Liên minh Châu Âu)

FAO: Food and Argiculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nơng
nghiệp)
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn
FTA: Free trade agreement (Hiệp định thương mại tự do)
NK: Nhập khẩu
Sở KH&CN: Sở Khoa Học và Công Nghệ
TTCT: Tôm thẻ chân trắng

v


VASEP: Viet Nam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội
các nhà sản xuất và sản xuất thủy sản Việt Nam)
XK: Xuất khẩu

vi


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Như chúng ta đã biết kể từ năm 2008, được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, nhiều địa phương trong cả nước đã phát triển nuôi tôm thẻ
chân trắng. Đặc biệt là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Trà Vinh… là nơi nuôi tôm và xuất khẩu tôm chủ lực của cả nước
Trong năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
50/2018/QĐ-TTg quy định đối tượng thủy nuôi sản chủ lực. Trong đó quy định 03
đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra vì đây là
các đối tượng có năng suất và hiệu quả sản xuất cao, có khả năng thu hút đầu tư để
tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn; Tạo sản phẩm có giá trị gia
tăng cao và có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên

thị trường nội địa và xuất khẩu (Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nuôi tôm thẻ chân trắng đang là thế
mạnh của tỉnh với nhiều mơ hình ni thâm canh, đây cũng là đối tượng nuôi được
ưu tiên phát triển hiện nay và trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong quy trình ni
tơm thẻ chân trắng thường gặp rủi ro, hiệu quả không cao do có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến q trình ni. Trong đó hình thức ni là một trong những yếu tố then
chốt quyết định đến qui mơ, sản lượng tơm. Vì vậy để mang lại hiệu quả kinh tế và
nâng cao lợi nhuận cho người nuôi chúng ta cần chú trọng đến việc chọn mơ hình
ni TTCT.
Nhiều mơ hình ni theo hướng công nghệ cao đạt hiệu quả khá tốt ngày
càng được đầu tư và quan tâm phát triển, mơ hình này hạn chế được dịch bệnh, môi
trường ao nuôi được quản lý chặt chẽ và tơm phát triển nhanh. Vì vậy, đề tài “Quy
trình kỹ thuật ni tơm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) công nghệ cao”
được thực hiện.

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

1


1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật ni tơm thẻ chân trắng công nghệ cao.
1.3 Nội dung thực hiện
Thực hiện các bước kỹ thuật chuẩn bị ao và hệ thống phục vụ nuôi tôm thẻ
chân trắng công nghệ cao.
Đánh giá sự biến động của các yếu tố môi trường trong q trình ni tơm thẻ
chân trắng cơng nghệ cao.
Đánh giá sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của tơm thẻ

chân trắng.

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacae
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Chi: Litopenaeus
Loài: L.vannamei (Boone,1931)
Tên tiếng Anh: WhiteLeg shrimp
Tên khoa học: Lipopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng
(Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006)

Hình 2.1: Tơm thẻ chân trắng (nuoitomantoan.vn)
2.1.2 Phân bố
Tơm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo thuộc Đơng Thái
Bình Dương (Biển phía Tây Mỹ La Tinh) và Nam Trung Mỹ. Trên thế giới tôm thẻ
chân trắng phân bố nhiều ở vùng biển Ecuado, tại vùng Esmieraldes quanh năm đều
bắt được tôm cái mang trứng. Vì vậy, tơm thẻ chân trắng được ni nhiều ở các

nước Nam Mỹ. Châu Á khơng có tôm thẻ chân trắng phân bố tự nhiên. Vào những
thập niên 1980 - 1990 của thế kỷ XX đối tượng này đã được thuần hóa, di giống
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

3


nuôi thử nghiệm thành công ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...
(Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Tơm có màu lam, trên thân khơng có đốm vằn, chân bị có màu trắng ngà nên
có tên gọi là tôm He chân trắng hay tôm thẻ chân trắng, chân bơi có màu trắng
vàng, các vành chân đi có màu đỏ nhạt và xanh. Vỏ tơm mỏng, có thể nhìn thấy
đường ruột rất rõ. Râu tơm có màu đỏ và dài gấp 1,5 chiều dài thân. (Nguyễn Trọng
Nho và ctv, 2006). Khi trưởng thành tôm cái thường lớn hơn tơm đực. Chiều dài
tồn thân tơm có thể đạt 230 mm và chiều dài giáp đầu ngực khoảng 90 mm. Ngồi
tự nhiên, tơm cái có trọng lượng tối đa 120g, tơm đực có trọng lượng là 80g. Để
phân biệt TTCT với các đối tượng khác thường dựa vào số lượng, vị trí phân bố
răng chủy, hình dạng chủy. Ở TCTT chủy có 7 – 10 gai ở mặt lưng và 2 – 4 gai ở
mặt bụng (Hoàng Tùng, 2016).
2.1.4 Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên tơm thẻ chân trắng sống ở đáy cát, độ sâu từ 70 ÷
72 m, tôm trưởng thành phần lớn sống ở vùng biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu
vực cửa sông giàu dinh dưỡng. Ngồi tự nhiên tơm nhỏ thường sống ở vùng cửa
sơng có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, tơm trưởng thành bơi ra biển giao vĩ và tiến
hành sinh sản. Trong tự nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m nước, độ mặn 35‰,
nhiệt độ nước từ 26 ÷ 28oC. Ban ngày tơm vùi mình trong bùn, ban đêm mới đi
kiếm ăn. (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003).

2.1.5 Vịng đời
Trong vịng đời của mình, tơm thẻ chân trắng có giai đoạn ấu niên và thiếu
niên sống ở vùng cửa sông, đến thời kỳ sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm
tham gia sinh sản lần đầu thì sống ở vùng triều có độ sâu từ 7-20 m nước. Khi
trưởng thành và có sản phẩm sinh dục đã chín hồn tồn thì chuyển ra vùng biển
khơi, ở đó có độ sâu khoảng 70 m nước và tham gia sinh sản ở đây. Trứng và ấu
trùng Zoea, Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào
vùng gần bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae và
tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp
tục vòng đời của chúng (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

4


2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng
2.1.6.1 Đặc điểm sinh trưởng
Tơm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Từ ấu trùng đến
thời kỳ ấu niên tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái khơng có sự khác biệt.
Bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái phát triển và lớn nhanh hơn con đực
(Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
Tôm thẻ chân trắng có tuổi thọ ngắn, tơm đực thường có tuổi thọ thấp hơn
tôm cái. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 - 32 oC, độ mặn 20 –
40o⁄oo từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tơm trung bình 40 g/con, chiều dài
từ 4cm tăng lên 14cm. Tuổi thọ trung bình của tơm trên 32 tháng (Thái Bá Hồ, Ngô
Trọng Lư, 2003).
2.1.6.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và

có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm thẻ chân trắng là
động vật ăn tạp (Thái Bá Hồ, Ngơ Trọng Lư, 2003).
Giống như các lồi tơm khác, thức ăn của tôm thẻ chân trắng cần đủ các thàn
phần: protid, lipid, glucid, vitamin và muối khống…Thiếu hay khơng cân đối đều
ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tơm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của
tơm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện ni lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ
cần bằng 5% trọng lượng của tôm (thức ăn ướt). Trong thời kỳ tôm sinh sản và đặc
biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn
ngày càng tăng lên. Thức ăn cần hàm lượng đạm (protein) 35% là thích hợp (Thái
Bá Hồ, 2006).
Theo nghiên cứu của Akiyama et al (1992), Wouters et al (2001) nhu cầu
dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng gồm những thành phần sau:
Đạm và acid amin: Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có nhu cầu chất
đạm thấp hơn chỉ khoảng 30 – 35 % trong giai đoạn tôm trưởng thành. Các loại acid
amin cần thiết cho sự tăng trưởng của tơm gồm methionine, arginine, threonine,
tryptophan,… Ngồi ra, tơm thẻ chân trắng có thể sử dụng tốt thức ăn tự nhiên
trong ao.

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

5


Chất béo: Chất béo có vai trị quan trọng đối với tôm thẻ chân trắng, cung
cấp năng lượng, acid béo và vitamin. Hàm lượng chất béo trong thức ăn cần thiết
cho tôm khoảng 6 – 7,5 %. Nguồn chất béo từ động vật biển như dầu mực, dầu cá…
rất tốt đối với tơm ni. Thức ăn có hàm lượng cholesterol 1% giúp tơm lớn nhanh,
chuyển hóa thức ăn tốt và tỷ lệ sống cao hơn.

Vitamin và khoáng: Vitamin và khoáng cũng rất cần thiết đối với quá trình
sinh trưởng và phát triển của tôm. Vitamin B giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp
thu chất đạm, đường bột và chất béo, vitamin A và C giúp cơ thể tăng sức đề kháng,
… Đối với tôm nuôi nhu cầu vitamin và khống với lượng nhỏ như rất cần bổ sung
để có một thức ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
2.1.7 Môi trường sống
2.1.7.1 pH
pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) và độ kiềm (chát) của nước. Vì
vậy, trong ni tơm thẻ chân trắng pH là một trong những yếu tố môi trường quan
trọng ảnh hưởng rất lớn trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi như tỉ lệ sống, dinh
dưỡng, sinh trưởng, khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm
thẻ chân trắng từ 7.5 – 8.5 và mức độ dao động không quá 0.5 trong ngày (Trần Viết
Mỹ, 2009).
2.1.7.2 Độ kiềm
Độ kiềm giữ vai trị quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trường ao
nuôi, là một trong các chỉ tiêu quan trọng duy trì được sự biến động thấp nhất của
pH. Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng phải trên 80 mgCaCO 3/l, thời điểm
mới thả giống là 125 mgCaCO3/l và tăng dần cho đến thu hoạch là 197 mgCaCO 3/l
(Vũ Thế Trụ, 1999).
2.1.7.3 Độ mặn
Độ mặn có thể ni tơm thẻ chân trắng từ 10 – 30‰, tuy nhiên nếu độ mặn
cao quá hoặc thấp q cũng khơng tốt, nếu độ mặn cao (>30‰) thì tôm rất chậm
lớn, khi độ mặn cao hàm lượng các khống cũng rất cao dẫn đến q trình lột xác
của tơm gặp nhiều khó khăn, nếu tơm đã tới chu kỳ lột xác mà khơng lột được thì sẽ
khơng phát triển và chậm lớn (Trần Văn Huỳnh, 2000). Theo Hoàng Tùng (2016),
độ mặn phù hợp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng dao động 5‰ – 35‰. Những
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………


6


vùng ni có độ mặn thấp hơn 5‰ thường có độ kiềm thấp từ 20 – 60 mgCaCO 3/l
và khiến pH biến động lớn.
2.1.7.4 Khí độc NH3
NH3 là khí độc trong ao ni, có nguồn gốc từ thức ăn dư thừa, chất thải của
tơm hay từ phân bón vơ cơ, hữu cơ. Trong nước tỉ lệ giữa NH3 và NH4+ cân bằng
nhau, tỉ lệ này sẽ tăng khi pH và nhiệt độ tăng và ngược lại. Trong ao nuôi tôm NH3
có tính độc cao hơn NH4+ từ 300 lần. Các yếu tố như nhiệt độ, pH thay đổi dẫn đến
sự thay đổi NH3 (Nguyễn Đình Trung, 2004).
Theo Boyd (1998), trong ni trồng thủy sản giới hạn tối ưu của khí
ammonia < 0.1 mg/l, độc tính của nó tăng khi nhiệt độ tăng và pH tăng.
2.1.7.5 Khí độc NO2- (Nitrite)
Cũng như khí độc NH3, khí độc NO2 có nguồn gốc từ thức ăn thừa, chất thải
của tôm nuôi, càng về cuối vụ nuôi hàm lượng NO 2 trong ao nuôi càng cao. Theo
Hồng Tùng (2016), hàm lượng NO2 trong ao ni tôm không vượt ngưỡng 0.25
mg/l là tốt nhất.
2.2 Khái quát tình hình ni tơm thẻ chân trắng
2.2.1 Tình hình ni tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng di nhập và được nuôi ở nhiều quốc gia như Đài Loan
(1995), Philippines (1997), Trung Quốc, Thái Lan (1998), Việt Nam (2000) và
nhiều nước khác (Briggs M, 2005). Châu Á có vị trí hàng đầu trong sản xuất tơm
của thế giới, tôm nuôi của khu vực này chiếm phần lớn trong sản lượng toàn cầu.
Theo báo cáo của VASEP, trong nữa đầu năm 2015 sản lượng tôm nuôi tại
các nước Châu Á giảm mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia. Nguyên nhân do
sự chênh lệch cung cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản làm cho
giá tôm giảm mạnh. Mặc khác, sản lượng tôm nuôi của Thái Lan lại phục hồi. Tổng
sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2015 dự kiến đạt 250 nghìn tấn. Tại Ecuador,
sản lượng tôm nuôi trong tháng 5 năm 2015 đạt 30 nghìn tấn so với sản lượng trung

bình cùng kỳ năm 2014 là 23 nghìn tấn.
Đối với xuất khẩu, mặc dù sản lượng tôm nuôi giảm ở các nước Ấn độ, Thái
Lan, Indonesia nhưng lượng xuất khẩu của 3 nước này vẫn tăng cao, xuất khẩu tôm
của Thái Lan và Indonesia đều đạt trên 70.000 tấn. Cùng thời điểm, tại Mỹ La tinh
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

7


Ecuador trở thành một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới trong
suốt 6 tháng đầu năm 2015. Tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước này đạt 167.291
tấn.
Theo báo cáo của Globefish của FAO, năm 2016 sản lượng xuất khẩu của
Êcuađo (276.000 tấn) tang cao trong giai đoạn này với doanh số tăng ở Đông Á. Tại
Thái Lan, nhờ sản lượng tôm nuôi được cải thiện đã giúp xuất khẩu tôm của nước
này tăng 28% trong 9 tháng đầu năm 2016 giúp quốc gia này vương lên vị trí thứ 3
với hơn 40% là các sản phẩm chế biến và giá trị gia tăng. Xuất khẩu tôm của Trung
Quốc tăng 9% lên mức 136.000 tấn, chủ yếu nhờ tăng trưởng tại các thị trường Hàn
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
2.2.2 Tình hình ni tơm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến tháng 12 năm 2017, diện tích ni tơm thẻ
chân trắng là 99.967 ha, sản lượng tôm thẻ chân trắng là 427.364 tấn. Năm 2018,
diện tích ni thâm canh và bán thâm canh đạt 142,4 nghìn ha, sản lượng tơm thẻ
chân trắng đạt 492,3 nghìn tấn. Diện tích thả ni tơm đến tháng 3 năm 2019 tôm
thẻ chân trắng là 25.240 ha, sản lượng tôm chân trắng là 52.372 tấn. Mục tiêu đến
năm 2030 của ngành tôm nước lợ Việt Nam là giữ ổn định diện tích ni tơm là
750.000 ha với sản lượng tơm ni đạt trên 1.300.000 tấn, trong đó diện tích ni
tơm thẻ chân trắng là 150.000 ha, sản lượng đạt trên 750.000 tấn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) với thời
gian nuôi ngắn, năng suất cao trong khi giá bán khá ổn định, tôm chân trắng được
coi là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành nuôi trồng thủy sản. 4 thị
trường nhập khẩu (NK) tôm chân trắng lớn nhất của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc. VASEP cho hay Nhật Bản được coi là thị trường có nhu
cầu tiêu thụ ổn định nhất trong số các thị trường NK tôm của Việt Nam. XK tôm
chân trắng sang Hàn Quốc cũng sẽ “cất cánh” nhờ lợi thế từ Hiệp định Thương mại
Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các thị trường đơn lẻ trong khối
EU như Hà Lan, Anh, Bỉ, Đức cũng là những điểm đến quen thuộc của tôm chân
trắng Việt Nam. Với FTA giữa Việt Nam và EU đang trong giai đoạn chuẩn bị có
hiệu lực. XK tơm chân trắng sang các thị trường này sẽ có cơ hội tăng trưởng.
2.3 Tình hình ni tơm thẻ chân trắng ở tỉnh Trà Vinh
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

8


Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, năm 2017 tồn tỉnh có 14.659
hộ thả ni tơm thẻ chân trắng với 3.621 triệu con giống trên 6.443 diện tích ni.
Theo đánh giá của các ngành chun mơn, năm 2017 tôm chết hàng loạt do thời tiết
biến đổi thất thường, con giống chất lượng kém, bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy,
cơng tác phịng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Năm 2018 tồn tỉnh có
19.189 hộ thả ni tôm thẻ chân trắng với 4.865 triệu con giống trên 7.817 ha diện
tích ni. Theo đánh giá năm 2018, số hộ, con giống, diện tích ni tăng do đầu ra
ổn định, giá cao cộng với thời tiết thuận lợi và tình hình dịch bệnh được kiểm sốt
tốt nên người ni mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích ni. Ngồi ra hình thức ni
siêu thăm canh đang được mở rộng ở một số địa phương nên số lượng con giống
được đầu tư nhiều và mật độ thả cao hơn. Tập trung ở các huyện Cầu Ngang, Duyên

Hải và thị xã Duyên Hải với 676 hộ thả 399 triệu con giống trên 201 ha diện tích
ni. Tuy nhiên vẫn có thiệt hại xảy ra với 3.799 hộ thả 798,4 triệu con giống trên
1,311 ha diện tích ni.
2.4 Các hình thức, quy trình cơng nghệ ni tơm hiện nay
Hiện nay trên thế giới nghề nuôi tôm đang phát trển mạnh với việc áp dụng
những tiến bộ công nghệ trong nuôi tôm như: Công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh
trong hệ thống nước chảy (Raceway), Công nghệ nuôi sử dụng hệ thống tuần hồn
nước (RAS), Cơng nghệ Biofloc, Cơng nghệ Semi Biofloc, Cơng nghệ BioSipec,
Cơng nghệ Copefloc (Sở KH&CN Quảng Bình, 2018).
Tại Việt Nam, các quy trình ni áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã và đang phát
triển với nhiều hình thức khác nhau: Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn, Công
nghệ nuôi tơm siêu thâm canh trong nhà kín, Cơng nghệ ni tơm ít thay nước,
Cơng nghệ Biofloc và Semi Biofloc (Sở KH&CN Quảng Bình, 2018).
Theo Ea-Ga, các hệ thống (RAS) hiện đang hoạt động ở Bắc & Nam Mỹ,
Châu Á, Châu Âu và Trung Đông. Đây là hệ thống nuôi khép kín với quy trình ni
an tồn sinh học khơng có sử dụng kháng sinh, hóa chất, khơng chất thải. Có hệ
thống lọc sinh học tự động và hệ thống máy vi tính giám sát các yếu tố mơi trường.
Duy trì tỉ lệ chuyển đổi thức ăn 1:1.1 so với tỉ lệ trung bình trong ngành 1:1.8. Đây
là một hệ thống nuôi hiện đại, đảm bảo cho sản lượng tôm ổn định, sạch bệnh và
khơng hóa chất.
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

9


Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn bao gồm giai đoạn ương tôm và nuôi
tôm thương phẩm. Công nghệ này có ưu điểm dể kiểm sốt các yếu tố mơi trường
và dịch bệnh. Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm được rút ngắn thời gian, tiết kiệm

được thức ăn và nâng cao tỷ lệ sống cho tơm ni. Mơ hình ni thường chia làm
hai giai đoạn: Giai đoạn 1 tôm sẽ được ương trong nhà kính, nhà có mái che. Thời
gian ương trung bình từ 25 - 30 ngày và trọng lượng tôm đạt 1 - 2 gram/con. Giai
đoạn 2, tôm được chuyển qua ao nuôi trong thời gian 45 - 60 ngày để đạt kích thước
thương phẩm. Cơng nghệ ni tơm theo 2 hay 3 giai đoạn đã góp phần tăng năng
suất nuôi tôm thẻ chân trắng từ 10 - 12 tấn/ha/vụ theo công nghệ nuôi truyền thống
lên 30 - 50 tấn/ha/vụ. Hiện nay công nghệ này đang được áp dụng ở nhiều tỉnh
Đồng bằng Sông Cửu Long như tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh,…(Sở KH&CN
Quảng Bình, 2018).
Cơng nghệ ni tơm siêu tham canh trong nhà kín đang áp dụng ở vùng
ĐBSCL. Mơ hình này có thể kiểm sốt được vấn đề dịch bệnh, quản lý được chất
lượng nước và rủi ro lại ít hơn các mơ hình ni khác. Mơ hình có mật độ thả ni
từ 200 – 500 con/m2 thì sau 100 đến 105 ngày đi tơm đạt kích cỡ 30 – 33 con/kg,
năng suất đạt được khoảng 250 tấn/ha/vụ. Mơ hình này có chi phí đầu tư khá cao
bao gồm xây dựng nhà bao phủ các ao nuôi, xây tường xung quanh ao nuôi và các
hệ thống quạt, oxy đáy, hệ thống cho ăn tự động (vietuc.com).
Công nghệ Biofloc hiện nay đang phát triển tại tỉnh Bạc Liêu với hình thức
ni tơm theo ao nổi. Ưu điểm của mơ hình là giúp người ni dễ kiểm sốt hoạt
động của tơm ni, các yếu tố mơi trường được quản lý chặt chẽ hơn từ đó nâng cao
được tỉ lệ sống, năng suất và chất lượng tôm nuôi. Theo các chuyên gia ngành thủy
sản nuôi tôm theo công nghệ Biofloc có những ưu điểm vượt trội là khí NH 3 trong
nước được chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng, tập hợp
thành Biofloc lơ lửng trong nước và chúng sẽ trở thành thức ăn cho tơm ni. Từ
đó, nâng cao mức độ an tồn sinh học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít
phải thay nước trong các ao ni tơm thâm canh - bán thâm canh (Thủy sản Việt
Nam, 2018).
2.5 Những cơng trình nghiên cứu ni tơm thẻ thâm canh và siêu thâm canh
hiện nay
GVHD: ThS………………..


SVTH: ………………

10


Công nghệ Biofloc đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nghiên
cứu và phát triển với năng suất trung bình 13 – 15 tấn/ha, hệ số chuyển hóa thức ăn
từ 0.74 – 0.79. Bản chất Công nghệ Biofloc là tạo điều kiện thuận lợi để các vi
khuẩn dị dưỡng sử dụng các chất thải này chuyển hóa thành sinh khối vi khuẩn (các
hạt floc) và tơm có thể sử dụng làm thức ăn. Mục tiêu của công nghệ Biofloc nuôi
thâm canh tôm thẻ chân trắng là giảm ô nhiễm mơi trường và giảm hệ số chuyển
hóa thức ăn. (Nguyễn Thị Thu Hiền và ctv, 2015).
Ứng dụng công nghệ Semi-biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) thâm canh của Tăng Minh Khoa và ctv (2015). Với mật độ
600 con/m3 sau 75 ngày nuôi ao tôm đạt tỉ lệ sống bình qn là 89.2% và có hệ số
sử dụng thức ăn thấp (FCR = 1,012). Lợi nhuận thu được từ mơ hình là 666 triệu
đồng/ha/vụ.
Nghiên cứu về ni tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo quy
trình Biofloc của Tạ Văn Phương và ctv (2014).Nuôi với mật độ từ 100-300 con/m 3
sau 30 ngày nuôi tỷ lệ sống đạt 79,.1-100%.
Theo Nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm
canh trong hệ thống tuần hoàn của Nguyễn Vĩnh Tiến và ctv (2013), cho thấy với
mật độ thả 500 PL15/m3 thì sau 105 ngày ni tơm đạt trọng lượng trung bình từ 11
– 12 g và chiều dài tăng 12.1 – 13.1 cm. Tỉ lệ sống đạt 62,33% và năng suất đạt
khoảng 37 – 38 tấn/ha

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………


11


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm ngiên cứu
3.1.1 Thời gian
Từ ngày 30 tháng 4 năm 2019 đến ngày 31 tháng 5 năm 2019.
3.1.2 Địa điểm
Tại hộ nuôi tôm ông Huỳnh Văn Xét, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải tỉnh
Trà Vinh
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Bảng 3.1 Các dụng cụ nghiên cứu trong quá trình thực tập
STT

Dụng cụ

Quy cách

Số lượng

1

Quạt

8-12 cánh

6 dàn

2


Máy phát điện

35 kVA

1 máy

3

Chài

2 m2

1 cái

4

Motor: Chạy quạt, bơm nước,
sục khí, si phong

2 hp

8 máy

5

Máy thổi khí

3 hp


1 máy

6

Sàn ăn

0,8 m2

2 cái

7

Cân

500g

1 cái

8

Bộ Test Kiềm

1 hộp

9

Bộ Test pH

2 hộp


10

Bộ Test NO2

1 hộp

11

Bộ Test NH3/NH4

1 hộp

12

Máy cho ăn tự động

1 máy

13

Một số vật dụng khác

3.2.2 Thuốc và hóa chất
Bảng 3.2 Các loại thuốc và hóa chất được sử dụng trong q trình ni
Thuốc và hóa chất sử dụng
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

12



Xử lý nước, môi trường

Thuốc trộn vào thức ăn

Chlorine

MT-Mitalec

YUCCA

Hepatic 900

Dolomite

MT-Q Plus

KHỐNG TẠT

Amino Plus

Mitakon

MT-Cmax

MT-Protibac

Chất kết dính


GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

13


3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Sơ đồ cơng trình và hệ thống ao ni

ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN

NHÀ Ở

AO NI

AO XỬ
LÝ CHẤT
THẢI

AO LẮNG 3

KÊNH THỐT NƯỚC

AO LẮNG 2

AO LẮNG 1

KÊNH CẤP NƯỚC


Hình 3. 1 Sơ đồ cơng trình và hệ thống ao nuôi

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

14


3.4.2 Chuẩn bị cơng trình và hệ thống ni
3.4.2.1 Chuẩn bị ao
Chuẩn bị ao ni: Ao ni có diện tích 1.500 m2, độ sâu 2 m, thiết kế dạng
hình vng, bo bốn góc, lót bạt cả nền đáy và bờ để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vệ sinh chất thải. Nền đáy phải tạo độ dốc về trung tâm ao để các chất thải dồn
về uận tiện cho việc siphon. Xung quanh ao rào lưới phong lan cao trên 2 m, phía
trên ao che lưới phong lan cách bờ ao khoảng 2,5 m, mỗi tấm lưới cách nhau
khoảng 2 m, vị trí ao ni đặt gần ao xử lý chất thải và ao lắng để thuận tiện cho
việc cấp nước và xả chất thải trong ao. Trong ao bố trí hệ thống oxy đáy, hệ thống
quạt nước, máy cho ăn tự động, hệ thống siphon.
Chuẩn bị ao lắng: Ao lắng dùng để trữ, lắng nước và xử lý nước, có 3 ao
mỗi ao có diện tích 1.500 m2, độ sâu ao 1,5 m, bờ ao lót bạt tránh tình trạng xì phèn
và đáy ao khơng lót bạt. Trong ao lắng, lắp đặt 1- 2 dàn quạt, mỗi dàn quạt được gắn
8-10 cánh quạt và cách bờ 2.5 m.
Chuẩn bị ao xử lý chất thải: Ao xử lý chất thải có diện tích khoảng 2000
m2, vị trí ao gần với ao nuôi để thuận tiện việc xả chất thải trong q trình ni tơm
và trong ao có thả cá tạp.
3.4.2.2 Chuẩn bị hệ thống quạt nước trong ao
Đối với ao ni tiến hành bố trí 4 dàn quạt, mỗi dàn quạt lắp 10 – 12 cánh
quạt và đặt cách bờ 2.5 m
3.4.2.4 Chuẩn bị hệ thống oxy đáy, hệ thống siphon

Hệ thống oxy đáy được lắp sát đáy ao ương và ao ni. Sử dụng một máy
thổi khí (cơng suất 2,2KW-3HP) nối với đường ống nhựa PVC đường kính 90 mm
được kéo dài bao quanh trên bờ ao. Trên đường ống này tiếp tục gắn với ống nhựa
PVC đường kính 24 mm tiếp tục gắn các đường ống nhựa PVC đường kính 17 mm
xuống ao, sau đó gắn ống khí và oxi vĩ vào. Trong ao lắp khoảng 200 oxy vỉ.
Hệ thống siphon gồm một máy bơm (công suất 1.5 KW-2HP) đặt trên bờ nối
với đường ống nhựa PVC đường kính 90 mm, đường ống này nối thẳng xuống gần
hố chứa chất thải ở giữa ao, diện tích hố chứa chất thải 2 m2.

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

15


3.4.3 Vệ sinh ao, lấy nước và xử lý
Vệ sinh ao: Sử dụng thuốc tím nồng độ từ 20 – 30 ppm phun, rửa toàn bộ ao,
sau 2-3 ngày tiến hành phun nước thật sạch và thải ra qua hệ thống siphon.
Bơm nước từ kênh cấp nước vào đầy ao lắng qua 2 túi lọc bằng vải kate. Tiến
hành sử dụng chlorine với liều lượng 30 ppm để khử trùng nước. trong qua trình xử
lý nước kết hợp chạy quạt liên tục.
Sau 5-7 ngày kiểm tra nước trong ao lắng bằng test thử chlorine, kết quả nước
hết dư lượng chlorine, tiến hành cấp nước từ ao lắng sang ao nuôi qua túi lọc bằng
vải kate với mực nước 1,5m.
3.4.5 Thả giống
Giống được thả nuôi là tôm giống C.P từ Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt
Nam. Tôm giống trước khi thả ni phải kiểm tra chất lượng: kích cỡ giống đạt
PL12, màu sắc sáng bóng, đường ruột đầy thức ăn, phụ bộ đầy đủ khơng dị tật và có
kiểm tra PCR.

Trước khi thả tôm giống vào ao nuôi cần sục khí, chạy quạt khoảng 3 – 4 giờ
để tăng cường oxy hịa tan trong nước. Tạt khống tại khu vực thả tôm khoảng 30
phút trước khi thả để bổ sung khống chất cho nước, ổn định mơi trường, đồng thời
chống sốc cho tơm.
Thả giống ở những vị trí đầu gió, gần dàn quạt nước vào lúc chiều mát, vì
nguồn nước ở khu vực này sạch hơn, có hàm lượng oxy hịa tan cao, đồng thời tơm
giống sau khi thả ra ao sẽ phân tán nhanh hơn. Trước khi thả giống cần thuần giống
để giống quen dần và thích nghi với môi trường mới bằng cách: ngâm các bao tôm
giống xuống ao nuôi trong thời gian từ 15-20 phút cho cân bằng nhiệt độ; sau đó mở
bao cho tơm giống bơi từ từ ra ngồi.
3.4.6 Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Thức ăn cho tôm ăn là thức ăn công nghiệp dạng viên, hiệu GROBEST, có độ
đạm 39 – 40 %, béo 4 – 5 %, xơ 3 – 4%. Cho ăn 4 lần/ngày và thời gian cho ăn
gồm: 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 14 giờ chiều và 17 giờ chiều.
Từ ngày thả cho đến ngày thứ 5 sử dụng thức ăn loại (N 0) có độ đạm 40%.
Thức ăn cần pha loãng với nước tạt quanh bờ ao. Tắt quạt khoảng 20 phút trước khi
cho ăn, hệ thống sục khí vẫn hoạt động.
GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

16


Từ ngày thứ 10 trộn kết hợp giữa 2 loại thức ăn (N0) và (N1). Khi trộn thức ăn
bổ sung Vitamin, men đường ruột, hỗ trợ gan tụy . Trộn vào thời điểm 6 giờ sáng và
14 giờ chiều.
Từ ngày thứ 15 bắt đầu chuyển sang cho ăn hoàn toàn loại thức ăn (N 1). Trộn
vào thức ăm thêm các acid amin, khoáng chất thiết yếu.
Từ ngày thứ 20 trộn kết hợp giữa thức ăn loại (N 1) và loại (N2). Lúc này bắt

đầu sử dụng sàn ăn để tôm quen dần, 1 ao sử dụng 2 sàn ăn, sau khi cho tôm ăn
khoảng 3 giờ kiểm tra sàn ăn.
Từ ngày thứ 25 cho ăn hoàn toàn thức ăn loại (N 2), sử dụng sàn ăn để điều
chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý với 1kg thức ăn cho vào nhá khoảng 8-10gram và
khoảng 2.5 – 3 giờ kiểm tra lượng thức ăn.
Từ ngày thứ 30 cho ăn thức ăn loại (N2) trộn với (N2M). Trong giai đoạn này
tiến hành siphon đáy ao. Chế độ quạt nước và oxy đáy mở liên tục 24/24 giờ chỉ tắt
15 phút khi cho tôm ăn.
3.4.7 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.7.1 Các yếu tố môi trường
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường
Yếu tố
môi trường

Thời gian đo

Số lần đo

Dụng cụ đo

pH

7 giờ và 16 giờ

2 lần/ngày

Bộ test Sera

Độ kiềm


7 giờ

1 lần/tuần

Bộ test Sera

NH3

7 giờ

1 lần/tuần

Bộ test Sera

NO2

7 giờ

1 lần/tuần

Bộ test Sera

3.4.7.2 Kiểm tra tốc dộ tăng trưởng
Sau 20 ngày ni (tính từ lúc mới thả) tiến hành cân, đo đánh giá tốc độ tăng
trưởng (lấy ngẫu nhiên 10 – 20 con/ao/lần kiểm tra).
Tăng trưởng trọng lượng của tơm (g/con)
WG = W1 – W0
Trong đó:
W0: Trọng lượng tôm đo lúc đầu
W1: Trọng lượng tôm đo lúc sau

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

17


WG: Tốc dộ tăng trưởng khối lượng
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (g/con/ngày)
DWG = (W1 – W0) / t
Trong đó:
W0: Trọng lượng tơm ngày đầu
W1: Trọng lượng tơm ngày đo
t: Thời gian giữa lần đo thứ nhất và lần đo thứ hai
3.4.7.3 Xác định tỷ lệ sống
Công thức tính tỷ lệ sống của tơm ni:
Tỷ lệ sống = (Số tơm cịn lại/ số tơm ban đầu) x 100%
Tổng số tơm cịn lại trong ao = (Số tơm trung bình giữa các lần chài x diện
tích ao)/Diện tích miệng chài
3.4.7.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn
FCR = Tổng lượng thức ăn/ Tổng lượng tôm trong ao
* Các số liệu được tính tốn trên chương trình Excel 2007.

GVHD: ThS………………..

SVTH: ………………

18



×