Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.84 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------  ----------

HUỲNH THỊ HẢI HÀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------  ----------

HUỲNH THỊ HẢI HÀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN TẤN HỒNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013




LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam” là nghiên cứu của chính tơi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Tấn Hoàng.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin cam đoan
rằng luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bất kỳ bằng cấp nào
tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Khơng có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà khơng
được trích dẫn theo đúng quy định.

Tác giả

HUỲNH THỊ HẢI HÀ


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ðOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ðỀ TÀI ....................................................................... 2
1.1. Lý do chọn ñề tài ............................................................................................. 2
1.2. Mục tiêu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 2
1.3. Ý nghĩa ñề tài ................................................................................................... 3
1.4. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........................................................ 5
2.1. Tổng quan về lạm phát và tăng trưởng kinh tế.................................................. 5
2.1.1. Lạm phát ....................................................................................................... 5
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 5
2.1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế......................................... 6
2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng
kinh tế....................................................................................................................11
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về ñường cong Philips phản ánh mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế. .............................................................................11


2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế. .......................................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................23
3.1. Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................23
3.2. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................28
3.3. Phương pháp kiểm định ..................................................................................28
3.3.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu.........................................................30
3.3.2. Kiểm định đồng liên kết ...............................................................................31
3.3.3. Mơ hình hình VECM ( mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số) và ECM ( mơ hình
hiệu chỉnh sai số) ...................................................................................................32
3.3.4. Kiểm định nhân quả Granger .......................................................................32
3.3.5. Phân rã phương sai (Variance Decomposition) và Hàm phản ứng ñẩy
(Impulse Response Function) .................................................................................33
CHƯƠNG 4: KIỂM ðỊNH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ..................................................................................34
4.1. Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam .............................34
4.1.1. Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam .............................................................34
4.1.2. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam .............................................37

4.1.3. Khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ......40
4.2. Kết quả phân tích thực nghiệm ........................................................................44
4.2.1. Mơ tả và phân tích về dữ liệu nghiên cứu .....................................................44
4.2.1.1. Thống kê mô tả về dữ liệu và hệ số tương quan giữa các biến ...................44
4.2.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ......................................................46
4.2.1.3. Xác ñịnh trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu ...................................................48
4.2.1.4. Kết quả kiểm ñịnh ñồng liên kết ................................................................49


4.2.2. Kết quả xác ñịnh quan hệ trong dài hạn giữa các biến nghiên cứu ................50
4.2.3. Phân tích cân bằng ngắn hạn – Mơ hình ECM ..............................................51
4.2.4. Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng và lạm phát .....................53
4.2.5. Phân rã phương sai .......................................................................................55
4.2.6. Hàm phản ứng ñẩy .......................................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................58
5.1. Kết luận về vấn ñề nghiên cứu ........................................................................58
5.2. Hạn chế của ñề tài ...........................................................................................58
5.3. Một số khuyến nghị chính sách .......................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam theo quý từ năm 1995 ñến quý 2
2013.......................................................................................................................24
Bảng 4.1: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai ñoạn 1995 đến q 2 năm 2013 ....41
Bảng 4.2: Mơ tả về dữ liệu nghiên cứu...................................................................45
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát .....................................46
Bảng 4.4: Kiểm ñịnh nghiệm ñơn vị ......................................................................47

Bảng 4.5: Kết quả xác ñịnh trễ thông qua LogL, LR, FPE, AIC, SC, HQ ...............48
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn bằng mơ hình ECM .....52
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nhân quả Pairwise Granger.......................................54
Bảng 4.8: Kết quả phân tích phân rã phương sai ....................................................55


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: ðường cong Phiiip .................................................................................11
Hình 1.2: ðưởng cong Philips ngắn hạn và dài hạn ................................................12
Hình 1.3: ðường cong Phillip ngắn hạn ñiều chỉnh và ñường cong Philips minh họa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế..............................................................................13
Hình 4.1: Diễn biến lạm phát (%) giai ñoạn từ quý 1 1995 - đến q 2 2013 .........35
Hình 4.2: Diễn biến GDP (%) giai ñoạn từ quý 1 1995 - ñến quý 2 2013 ...............38
Hình 4.3: Diễn biến tỷ lệ tăng CPI (%) và GDP (%) giai ñoạn 1995 – quý 2 2013 .44
Hình 4.4: Hàm phản ứng đẩy của các biến LnGDP và LnCPI ................................57


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADF: Augmented Dickey-Fuller Test – Kiểm ñịnh DF mở rộng
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
ECM: Error Correction Model: Mơ hình hiệu chính sai số
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NNP: Sản phẩm quốc dân rịng
OLS:(Ordinary Least Square): Phương pháp bình phương bé nhất
PP test: Philips anh Perron Test – Phương pháp kiểm ñịnh PP

VECM: Vector Error Correction Model – Mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số
VND: ðồng Việt Nam
WB: Ngân hàng Thế giới


1

TÓM TẮT

ðề tài này nghiên cứu diễn biến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam từ quý 1 năm 1995 ñến quý 2 năm 2013. Các dữ liệu nghiên cứu ñược thu
thập theo quý trên trang web của Tổng cục thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Tác giả ñã sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết Johansen; kiểm định nhân
quả Granger; mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và mơ hình hiệu chỉnh sai
số (ECM) để xem xét mối quan hệ này trong dài hạn và ngắn hạn ở Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế là đồng biến. Cịn trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế bị tác động bởi chính
nó với độ trễ 1,2 và 3; cịn lạm phát thì ở độ trễ 4. Mơ hình ECM cho thấy hệ số
hiệu chỉnh từ ngắn hạn về trạng thái cân bằng dài hạn là ( -0.042154); hệ số mang
dấu âm cho biết các nhân tố ở thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi những bất cân bằng
của thời kỳ trước. Kết quả phân tích mối quan hệ nhân quả Granger, phân tách
phương sai và hàm phản ứng ñẩy cho thấy, sự thay ñổi trong tăng trưởng kinh tế và
lạm phát chủ yếu là do sự thay đổi của chính nó và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng
rõ rệt ñến lạm phát. ðiều này cho thấy, khi kích thích tăng trưởng kinh tế là chúng
ta sẽ gây ra một mức lạm phát và chúng ta cần phải chấp nhận vấn đề này trên thực
tiễn.

Từ khố: Lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ñồng liên kết, nhân quả Granger, mơ hình
véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM, mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM, phân rã phương
sai, hàm phản ứng ñẩy.



2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ðỀ TÀI
1.1. Lý do chọn ñề tài
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ln là vấn đề nóng hổi, thu hút
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Việc duy trì lạm
phát ở mức vừa phải ñể vừa tạo ñộng lực tăng trưởng kinh tế, vừa giảm thiểu những
ảnh hưởng xấu do lạm phát gây ra là một thách thức ñối với tất cả các nước. Và
trong những năm gần ñây, sự bất ổn của kinh tế thế giới ñã làm giảm tốc ñộ tăng
trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát ở nhiều nước, trong ñó có Việt Nam. Nhiều
nước ñể có ñược mức tăng trưởng cao phải ñánh ñổi với mức lạm phát cao, liệu
Việt Nam có cần đánh đổi điều đó hay khơng? ðể trả lời câu hỏi đó, tác giả tiến
hành nghiên cứu: mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
trong giai ñoạn từ năm 1995 ñến quý 2 năm 2013.
1.2. Mục tiêu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này kiểm ñịnh mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai ñoạn 1995 – ñến hết quý 2 2013.
Tác giả sử dụng các nghiên cứu trước ñây ñể làm cơ sở cho việc phân tích mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai ñoạn từ quý 1 năm 1995 đến q
2 năm 2013. Trong đó, tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu thơng qua chỉ tiêu tổng
sản phẩm quốc dân (GDP) theo quý, tính theo giá 1994 với ñơn vị tỷ ñồng. Lạm
phát ñược nghiên cứu qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo quý, xác ñịnh tại thời
ñiểm cuối mỗi quý, với kỳ gốc là năm 2005 = 100 ñiểm. Dữ liệu về CPI và GDP
ñược thu thập theo quý từ Tổng cục thống kê (www.gos.gov.vn), Quỹ tiền tệ quốc
tế (www.imf.org).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng kiểm ñịnh nghiệm ñơn vị ADF và PP
ñể xem xét tính dừng, kiểm định tính đồng liên kết trong mơ hình bằng kiểm định
Johansen, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và phân tích mơ hình VECM, ECM



3

ñể xem xét mối quan hệ trong ngắn hạn, dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam trong giai ñoạn từ năm 1995 ñến quý 2 năm 2013.
Ngoài ra, tác giả sử dụng Microsoft Excel 2007 để tính tốn các dữ liệu cần thiết và
sử dụng phần mềm Eview 6.0 để phân tích dữ liệu và chạy các mơ hình kiểm định.
1.3. Ý nghĩa đề tài
Bài nghiên cứu xem xét, phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh
tế, từ đó xác lập mối quan hệ ñịnh hướng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và sử
dụng lạm phát như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ. ðồng thời đưa ra những nhận
ñịnh và một số kiến nghị cho các cơ quan Chính phủ về kiểm sốt lạm phát trong
mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
1.4. Kết cấu luận văn
Với các nội dung như trên ñề tài ñược kết cấu làm năm chương:
-

Chương 1: Giới thiệu ñề tài. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng

quát về ñề tài nghiên cứu, bao gồm lý do chọn ñề tài, mục tiêu, dữ liệu và phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa ñề tài và kết cấu luận văn.
-

Chương 2: Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm

phát và tăng trưởng kinh tế. Trong chương này, tác giả tóm tắt các nghiên cứu
trước đó về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
-


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình

bày phương pháp thu thập, phương pháp xử lý và nguồn dữ liệu ñể thực kiểm ñịnh
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong dài hạn, trong ngắn hạn.
-

Chương 4: Kiểm ñịnh thực nghiệm mối quan hệ lạm phát và tăng

trưởng kinh tế. Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng tình hình lạm phát
và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong gian ñoạn từ năm 1995 ñến quý 2 năm
2013. ðồng thời, bằng cách sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phương pháp
kiểm ñịnh ñã trình bày trong chương 3 ñể kết luận về mối quan hệ này.


4

-

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Ở chương này, tác giả tổng kết lại

vấn ñề nghiên cứu, các hạn chế của ñề tài và ñưa ra một số khuyến nghị cho việc
điều hành chính sách vĩ mơ của chính phủ.


5

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1. Tổng quan về lạm phát và tăng trưởng kinh tế

2.1.1. Lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian trong nền kinh tế
(Mankiw, 2010). Theo quan ñiểm này thì lạm phát khơng phải là hiện tượng giá của
một vài hàng hố nào đó tăng lên, cũng khơng phải giá cả chung tăng lên một lần.
Như vậy, lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian. Hay nói cách khác, lạm
phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của ñồng tiền. Khi so sánh với
các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá của một loại tiền tệ này so với các
loại tiền tệ khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0
hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Về mặt tính tốn, lạm phát là phần trăm thay ñổi của chỉ số giá chung trong nền
kinh tế theo từng giai đoạn. Có hai chỉ số ñược dùng ñể ño lường lạm phát, ñó là chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số GDP ñiều chỉnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là tỷ số
phản ánh giá cả của một rổ hàng hoá trong nhiều năm so với năm gốc. Nghĩa là, rổ
hàng hố được lựa chọn khơng thay đổi qua nhiều năm. Chỉ số GDP ñiều chỉnh
phản ánh giá của một ñơn vị sản lượng điển hình so với giá trong năm cơ sở. Chỉ số
này cịn được gọi là chỉ số ñiều chỉnh giá ngầm ñịnh của GDP, là tỷ lệ giữa GDP
danh nghĩa và GDP thực tế. Trong đó, GDP danh nghĩa phản ánh giá trị của hàng
hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành và GDP thực tế phản ánh giá trị của hàng
hố, dịch vụ tính theo giá cố định của năm cơ sở. Tuỳ vào tình hình cụ thể của mỗi
quốc gia mà sử dụng chỉ tiêu đo lường lạm phát cho thích hợp.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thực tế tổng sản phẩm quốc nội (GDP-Gross
Domestic Product) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP-Gross National Product)


6

hoặc sản phẩm quốc dân ròng (NNP –Net national Product) trong một thời gian nhất
ñịnh. Các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu GDP ñể ño lường tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối

cùng được sản xuất ra trong phạm vi quốc gia trong một thời kỳ nhất ñịnh. GDP
phản ánh năng lực sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh.
ðể ño lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt ñối, tốc ñộ tăng
trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình qn hằng năm trong một giai đoạn.
Theo đó, mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai thời
kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế
kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế thời trước chia cho quy mơ kinh tế kỳ trước. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế ñược thể hiện bằng ñơn vị %.
Nếu quy mơ kinh tế được đo lường bằng GDP danh nghĩa thì sẽ có tốc độ tăng
trưởng GDP danh nghĩa. Cịn nếu quy mơ kinh tế được đo lường bằng GDP thực tế
thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng
chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
2.1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế vẫn là một tranh cãi về lý thuyết
lẫn những nghiên cứu thực nghiệm. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy
lạm phát và tăng trưởng kinh tế không phải là quan hệ một chiều, mà có tác động
qua lại lẫn nhau.
Theo lý thuyết tăng trưởng cổ điển, trong đó, Adam Smith là người đặt nền tảng cho
mơ hình tăng trưởng cổ ñiển, lý thuyết này dựa vào bên Cung của nền kinh tế với
hàm sản xuất có biến phụ thuộc là sản lượng (Y) và các biến ñộc lập bao gồm lao
động (L); máy móc thiết bị (K) và đất ñai (T). Hàm sản xuất có dạng: Y = f (L, K,
T). Các yếu tố dẫn tới tăng trưởng trong mơ hình Cổ điển đó là tăng dân số, tăng
đầu tư và tăng ñất ñai sử dụng vào sản xuất. Adam Smith cho rằng tăng trưởng là
quá trình tự củng cố bởi nền kinh tế vận hành theo quy luật lợi nhuận tăng theo quy


7

mơ và xác định tiết kiệm như “người tạo lập” của đầu tư, từ đó dẫn tới tăng trưởng.

Phân phối thu nhập là yếu tố quan trọng nhất quyết ñịnh tốc ñộ tăng trưởng nhanh
hay chậm của nền kinh tế. Các nhà kinh tế theo Trường phái Cổ ñiển cho rằng lợi
nhuận của các nhà sản xuất suy giảm không phải do suy giảm năng xuất cận biên
mà do sự cạnh tranh giữa tư bản và người lao ñộng dẫn tới tăng tiền lương người lao
ñộng. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển khơng xác định rõ mối liên hệ giữa lạm phát
với ảnh hưởng của thuế tới lợi nhuận và tăng trưởng. Tuy vậy mối liên hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng ñược ngầm hiểu là mối quan hệ tỷ lệ nghịch:tăng chi phí trả
lương làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất và dẫn tới giảm sản lượng.
Lý thuyết tổng quát của Keynes ra ñời từ thực tế cuộc ðại suy thoái kết hợp với kết
quả của hơn nửa thế kỷ phát triển ý tưởng cân bằng tổng thể. Lý thuyết của John M.
Keynes (1936) mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế dựa vào mơ
hình Tổng cung (AS) và Tổng cầu (AD). Trong ngắn hạn, đường Tổng cung AS có
hệ số góc dương và nhỏ hơn 900, vì vậy khi có những thay ñổi bên cầu sẽ tác ñộng
vào lạm phát và sản lượng GDP. Cơ chế ñiều chỉnh trong ngắn hạn của lý thuyết
Keynes chia làm hai giai ñoạn: giai ñoạn ñầu, lạm phát và sản lượng ñều tăng – lạm
phát và sản lượng có mối quan hệ đồng biến. Giai đoạn hai, lạm phát tiếp tục tăng
nhưng sản lượng GDP không tăng, thậm chí giảm và sau đó lạm phát cũng sẽ giảm.
Theo mơ hình này, trong ngắn hạn sẽ có sự ñánh ñổi giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế, tuy nhiên sự đánh đổi này khơng diễn ra thường xuyên vì khi sản lượng
giảm xuống dưới mức sản lượng tiềm năng, lạm phát cũng sẽ giảm. Trong dài hạn,
ñường Tổng cung (AS) là ñường thẳng ñứng với hệ số góc bằng 900, vì vậy những
thay đổi bên Cầu của nền kinh tế chỉ tác ñộng vào giá cả và gây nên lạm phát.
Còn các nhà kinh tế theo Trường phái Trọng tiền, ñi ñầu là Milton Friedman, quan
tâm ñến nét ñặc trưng bên Cung của nền kinh tế trong dài hạn. Những người theo
trường phái này tin rằng trong ngắn hạn, bất kỳ một tác động nào qua chính sách tài
khóa và tiền tệ làm thay đổi tổng cầu, thay đổi sản lượng và việc làm là khơng thực
tế, những lợi ích trong dài hạn phải được ưu tiên hơn trong ngắn hạn, Trường phái
này dựa vào Lý thuyết lượng tiền để giải thích ngun nhân gây nên lạm phát. Có



8

một số dạng mô tả Lý thuyết lượng tiền, chúng có bản chất giống nhau, chỉ khác
nhau về cách thức thể hiện, dạng thức đơn giản là phương trình Cambridge mô tả
thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền (Ms) bằng Cầu tiền (Md), phương trình
Cambridge được viết như sau: Ms = k. P. Y. Bên phải của phương trình biểu thị nhu
cầu về tiền của nền kinh tế, với biến P biểu thị mức giá chung của toàn bộ nền kinh
tế; Y là tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh và k là hằng số, Cung
tiền là biến ngoại sinh, được xác định qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung
ương. Trong lý thuyết lượng tiền, các nhà kinh tế theo trường phái này giả sử Y
khơng đổi và nhu cầu về tiền của nền kinh tế là một tỷ lệ cố ñịnh của GDP theo giá
hiện hành. Lý thuyết về lượng tiền chỉ rõ khi Cung tiền tăng sẽ dẫn tới tăng giá của
nền kinh tế, nói cách khác, lạm phát là sản phẩm của cung tiền tăng cao hơn tỷ lệ
tăng trưởng của nền kinh tế. Nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung
tiền chứ không thực sự tác ñộng lên tăng trưởng kinh tế. Nếu cung tiền tăng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và
hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát. Trong tác phẩm bất
hủ: “Lịch sử tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa kỳ 1817-1960” Milton Friedman và
Anna Schwart ñã viết: “Vấn ñề tiền tệ và giải thích những biến động về giá cả, sản
lượng, việc làm ln tìm thấy từ biến động của tiền tệ, Chính phủ chịu trách nhiệm
về những biến động tiền tệ này”. Các nhà kinh tế theo Trường phái Tiền tệ ln đề
cập tới vai trị của Ngân hàng Trung ương với chức năng kiểm soát mức cung tiền,
trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, nếu Ngân hàng Trung ương giữ
mức cung tiền ổn ñịnh, mức giá sẽ ổn định, từ đó ngụ ý vai trị quan trọng của chính
sách tiền tệ đối với biến ñộng về giá cả của nền kinh tế.
ðối với lý thuyết tân cổ ñiển, các nhà kinh tế giả sử thị trường và kỳ vọng hợp lý
phản ứng rất nhanh ñến trạng thái cân bằng gần như tức thì, do vậy khơng có sự
khác nhau nhiều giữa ngắn hạn và dài hạn, các biến ñộng ngắn hạn và xu hướng dài
hạn đều ít liên quan tới tổng cầu, nên quản lý tổng cầu khơng có tác dụng. Mơ hình
tăng trưởng Tân cổ ñiển dựa vào sự thay thế giữa máy móc thiết bị và lao động

trong Hàm sản xuất để ñảm bảo tăng trưởng luôn ở trạng thái bền vững. Vì vậy, tình


9

trạng phát triển khơng bền vững đề cập trong mơ hình tăng trưởng Harrod-Domar
với giả thiết hệ số sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất ln cố định đã được
khắc phục. Mơ hình tăng trưởng Tân cổ điển giả thiết tiến bộ của công nghệ dùng
vào sản xuất là một biến ngoại sinh và có thể áp dụng ngay vào sản xuất qua việc
trang bị máy móc thiết bị mới hoặc cải tiến ngay máy móc thiết bị hiện đang sử
dụng. Tính logic của mơ hình tăng trưởng Tân cổ ñiển ñã bị thực tiễn phản bác ở
chỗ khi tiền lương của người lao ñộng tăng lên (lợi nhuận của nhà sản xuất giảm),
máy móc thiết bị khơng hồn tồn thay thế được nhu cầu về lao động. Theo logic
kinh tế, khi tiền lương tăng, lẽ ra các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiều máy móc thiết
bị thay cho lao động. Nhưng máy móc cũng do lao ñộng tạo ra nên giá của máy móc
thiết bị cũng tăng lên khi tiền lương tăng. Vì vậy khi tiền lương tăng, các nhà sản
xuất thường áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động hơn là áp dụng cơng nghệ
sử dụng nhiều máy móc thiết bị.
Robert Mundell là người ñầu tiên của trường phái Tân cổ ñiển ñưa ra cơ chế mô tả
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Theo mơ hình của Mundell và một số
nhà kinh tế cho rằng lạm phát có quan hệ tỷ lệ thuận ñối với tăng trưởng. Hai lý do
ñược viện dẫn ñể bảo vệ quan ñiểm này. Một là, khi lạm phát tăng, ln có độ trễ
thời gian giữa tăng giá của sản phẩm ñầu ra và tăng giá của sản phẩm ñầu vào, ñặc
biệt là ñộ trễ về tăng tiền lương. Khi tiền lương ñược giữ ổn ñịnh trong giai ñoạn
khá dài sẽ làm tăng lợi nhuận cận biên, tăng quỹ đầu tư và khích lệ khả năng đầu tư
của nhà sản xuất, ñiều này dẫn tới tăng ñầu tư, tăng năng lực sản xuất của công ty
và tăng trưởng kinh tế. Hai là, lạm phát kéo theo việc phân phối lại thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư theo hướng mang mối lợi nhiều hơn cho nhóm có thu nhập cao
(Nhóm này thường nắm giữ tài sản có lợi nhuận cao và thu nhập không phụ thuộc
vào tiền lương). Nhóm thu nhập cao có tỷ lệ để dành cao hơn, vì vậy khi có lạm

phát dẫn tới tăng ñể dành và ñây là nguồn vốn ñể tăng ñầu tư, làm giảm lãi suất dẫn
tới tăng trưởng kinh tế. Cùng với quan ñiểm này, một số nhà kinh tế cho rằng lạm
phát làm giảm giá trị tài sản của tồn bộ cộng đồng dân cư, để giá trị tài sản khơng
bị suy giảm, người dân sẽ tăng để dành nhằm cơ cấu lại các loại tài sản họ ñang


10

nắm giữ. Tăng ñể dành ñồng nghĩa với tăng ñầu tư ñể tăng giá trị tài sản của họ, dẫn
ñến tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng Keynes mới bắt nguồn từ trường phái Keynes với việc ñưa ra
khái niệm về sản lượng tiềm năng, nền kinh tế ñạt mức sản lượng tiềm năng khi ở
vào trạng thái toàn dụng lao động. Tồn dụng lao động được hiểu theo nghĩa thất
nghiệp ở mức tỷ lệ tự nhiên – tỷ lệ thất nghiệp khơng làm tăng hoặc giảm lạm phát.
Mơ hình Keynes mới vận hành theo “Cơ chế lạm phát nội tại” nghĩa là, lạm phát
gây nên bởi các biến nội sinh của nền kinh tế: Một là, nếu chính sách kinh tế làm
cho sản lượng (GDP) vượt mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, các yếu tố khác khơng đổi, khi đó lạm phát sẽ gia tăng vì các nhà
sản xuất sẽ tăng giá sản phẩm và lạm phát nội tại xấu hơn. Hai là, nếu chính sách
kinh tế làm cho GDP giảm xuống dưới mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các yếu tố khác khơng đổi, khi đó lạm phát sẽ giảm vì các
nhà sản xuất sẽ cố gắng sử dụng hết tiềm năng của nền kinh tế bằng cách giảm giá
dẫn tới lạm phát giảm và giảm tỷ lệ thất nghiệp; Ba là, nếu chính sách kinh tế giữ
cho GDP đứng ở mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên và nền kinh tế khơng có các cú sốc bên Cung, khi đó tỷ lệ lạm phát sẽ
khơng thay đổi. ðiểm hạn chế của lý thuyết tăng trưởng Keynes mới ở chỗ các nhà
kinh tế khơng biết được chính xác GDP tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và
những chỉ tiêu này thay ñổi theo thời gian. Mặt khác lạm phát luôn vận hành không
cân xứng ở chỗ tăng lên nhanh nhưng giảm xuống chậm.
Có thể thấy rằng, lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tuy

có khác nhau, nhưng đều có điểm chung là mối quan hệ đó khơng phải một chiều
mà là có sự tác ñộng qua lại lẫn nhau. Nếu muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận
lạm phát, tuy nhiên đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao thì sẽ làm
giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đạt đến mức độ tối ưu thì lạm phát
khơng tác ñộng ñến tăng trưởng nữa, mà lúc này lạm phát là hậu quả của việc tăng
cung tiền quá mức vào nền kinh tế.


11

2.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng
trưởng kinh tế
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về ñường cong Philips phản ánh mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Vào những năm 1958 nhà kinh tế học người anh Phillips Alban W cho ñăng bài báo
“mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỉ lệ thay ñổi tiền lương danh nghĩa của Anh
những năm 1861-1957” trên tờ tạp chí kinh tế học của Anh. Trong bài báo này, nhà
kinh tế học Phillip ñã thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và lạm phát
trong ngắn hạn trên ñường cong mà mình đã tìm ra, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì
lạm phát giảm xuống và ngược lại. Sự đánh ñổi giữa 2 biến số này là một trong
những nền tảng quan trọng nhất của lý thuyết Keynes.

Hình 1.1: ðường cong Phiiip
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa tiền tệ, ñại diện là Friedman (1968) cho rằng: ñường
cong Philips như trên chỉ là đường cong Philips ngắn hạn. Ơng đã đưa ra khái niệm
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng vẫn
có thất nghiệp. ðây là dạng thất nghiệp tự nguyện. Vì thế, ở trạng thái cân bằng, tỷ
lệ thất nghiệp vẫn là một số dương, và khi nền kinh tế cân bằng, thì lạm phát khơng
xảy ra. ðường cong Phillips ngắn hạn dốc xuống phía bên phải và cắt trục hồnh ở
giá trị của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hễ chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm đưa

tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức này, thì giá cả sẽ tăng lên (lạm phát), và có sự
dịch chuyển lên phía trái dọc theo ñường cong Phillips ngắn hạn. Sau khi lạm phát


12

tăng tốc, cá nhân với hành vi kinh tế ñiển hình (hành vi duy lý) sẽ dự tính lạm phát
tiếp tục tăng tốc. Trong khi tiền công danh nghĩa không ñổi, lạm phát tăng nghĩa là
tiền công thực tế trả cho họ giảm ñi. Họ sẽ giảm cung cấp lao ñộng, thậm chí tự
nguyện thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên ñến mức tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức cao. Nếu nhà nước vẫn cố gắng giảm
tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ chế như trên lại xảy ra. Hậu quả là,
trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên
liên tục. Chính sách của nhà nước như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về
dài hạn là thất bại. Tập hợp các ñiểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các
mức tỷ lệ lạm phát liên tục bị ñẩy lên cao tạo thành một ñường thẳng ñứng. ðường
này ñược gọi là ñường Phillips dài hạn.

Hình 1.2: ðưởng cong Philips ngắn hạn và dài hạn
Bên cạnh đó, theo Edmund Phelps (1976), trong giai đoạn lạm phát đình đốn những
năm 1970, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp diễn ra khơng đúng như theo
đường cong Philips và ơng ñã cải biên nó thành ñường cong Philips ñiều chỉnh. Ông
cho rằng khi kỳ vọng lạm phát tăng lên thì ñường cong Phillips ngắn hạn sẽ dịch
chuyển sang phải. Như vậy với kỳ vọng lạm phát quá cao thì lạm phát đình đốn có
thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao) và mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế sẽ ñược biểu diễn theo quy luật Okun (1960) (trong đó
tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp)


13


Hình 1.3: ðường cong Phillip ngắn hạn điều chỉnh và ñường cong Philips minh
họa lạm phát và tăng trưởng kinh tế1
Nguồn: Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006)
Trong hệ tọa độ này, một chu kỳ kinh tế thường có dạng một vịng xốy ngược
chiều kim đồng hồ như hình bên trên. Bắt ñầu từ ñiểm A khi cả lạm phát và kỳ vọng
lạm phát ở mức thấp, nền kinh tế tăng trưởng từ ñiểm A ñến ñiểm B trên ñường
cong Phillips có lạm phát kỳ vọng thấp. Tại B nền kinh tế đã tăng trưởng q nóng
và nó bắt ñầu chững lại, ñồng thời lạm phát kỳ vọng tăng cao ñẩy nền kinh tế dần
ñến ñiểm C trên một ñường ñường cong Phillips có lạm phát kỳ vọng tăng cao hơn.

1

Lưu ý: Lúc này ñường cong Phillips ngắn hạn với kỳ vọng lạm phát cao nằm bên trái.


14

Lúc này ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt tiền tệ và kinh tế suy giảm dần
ñến D, tuy nhiên lạm phát kỳ vọng vẫn cịn cao. Phải đến khi lạm phát xuống thấp
hẳn thì người dân và doanh nghiệp mới thay ñổi kỳ vọng ñể nền kinh tế quay về
đường cong Phillips ban đầu và lúc đó ngân hàng trung ương mới giảm lãi suất trở
lại ñể thúc ñẩy tăng trưởng. Nghĩa là khi nào nền kinh tế quay về đường cong
Phillips AB thì mới nên nới lỏng tiền tệ, tài khóa, nếu quá nóng vội giảm lãi suất
khi nền kinh tế vẫn năm trên đường CD thì lạm phát kỳ vọng sẽ không thể giảm.
Trên thực tế quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát phức tạp hơn nhiều. Nền kinh
tế ln ln vận động và chịu ñủ kiểu sốc khác nhau nên các chu kỳ kinh tế khơng
nhất thiết tạo thành một chu trình như lý luận đã trình bày. ðường cong Phillips rất
hữu ích trong việc hoạch định chính sách của chính phủ, vì việc quan trọng và chủ
yếu nhất mà một chính phủ quản lý nền kinh tế cần làm là phát triển và tăng trưởng

kinh tế.
2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế đã sử dụng mơ hình kinh tế lượng khác
nhau để kiểm chứng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cả trong
ngắn hạn và dài hạn. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế không phải là mối quan hệ một chiều, mà có tác
động qua lại lẫn nhau, là tích cực trong một số trường hợp, nhưng lại là tiêu cực ở
những trường hợp khác. Và lạm phát chỉ tác ñộng tiêu cực ñến tăng trưởng kinh tế
khi đạt ngưỡng nhất định nào đó. Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát khơng nhất thiết tác
động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, thậm chí có thể tác ñộng tích cực ñến tăng
trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Naqvi và Khan (1989) về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
ñã phát hiện ra một số ñiểm thú vị về lạm phát và tăng trưởng ở Pakistan. Thứ nhất,
hai ơng thấy rằng lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ nghịch biến. Thứ hai, hai
ơng cịn phát hiện ñược mức ngưỡng lạm phát ảnh hưởng ñến tăng trưởng kinh tế


15

tại Pakistan. ðó là Pakistan nên giữ lạm phát ở mức một con số và duy trì tốc độ
tăng trưởng GDP trong khoảng 6,5-7 %.
Bên cạnh đó, Fischer (1993) đã ñưa ra kết luận nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế thông qua việc khảo sát một số biến vĩ mô của 93 quốc
gia như sau: Thứ nhất, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể
khơng tồn tại, hoặc thậm chí mang tính đồng biến. Thứ hai, khi lạm phát ở mức cao
thì mối quan hệ này là nghịch biến. Tuy nhiên, hạn chế của ông là không chỉ ra
được mức cao là bao nhiêu thì sẽ có quan hệ nghịch biến và ảnh hưởng tiêu cực ñến
tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Michael Bruno and William Easterly (1995) cơ bản xem xét tác

ñộng của lạm phát cao và cú sốc lạm phát ñến tăng trưởng kinh tế. Hai tác giả thu
thập số liệu của 26 quốc gia ñã xảy ra các cuộc khủng hoảng lạm phát tại một số
thời ñiểm trong giai ñoạn từ năm 1961 ñến năm 1992, trong đó ngưỡng của cuộc
khủng hoảng lạm phát ñược xác ñịnh có tỷ lệ lạm phát từ 40% trở lên. Tiếp đó, hai
ơng đánh giá sự phát triển của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu trước, trong và
sau khi cuộc khủng hoảng lạm phát cao xảy ra. ðộ tin cậy của các kết quả ñã ñược
kiểm tra bằng cách thêm vào các nhân tố kiểm soát khác như những cú sốc, bao
gồm khủng hoảng chính trị, cú sốc thương mại và chiến tranh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ nghịch biến. ðồng thời trong dài
hạn, tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và các cú sốc lạm
phát cũng như cú sốc về chính trị, tỷ lệ trao ñổi thương mại, ñặc biệt nền kinh tế
phục hồi rất mạnh trong thời kỳ lạm phát cao ñược chế ngự.
Nghiên cứu của Michael Sarel (1995) khảo sát mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế tại 87 quốc gia trong giai ñoạn từ năm 1970 ñến 1990. Tác
giả ñã sử dụng dữ liệu về dân số, GDP, chỉ số giá tiêu dùng, thương mại, tỷ giá hối
đối thực, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ ñầu tư. Mẫu nghiên cứu ñược chia làm bốn
giai đoạn bằng nhau, và có tổng 248 quan sát. ðầu tiên, tác giả sử dụng kiểm tra sơ
bộ ñể phát hiện các hiệu ứng phi tuyến trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng


16

trưởng kinh tế. ðối với thử nghiệm này, các quan sát được chia thành 12 nhóm bằng
nhau, với các biến giả được gán cho mỗi nhóm, và sau đó sử dụng hồi quy OLS
ñánh giá tốc ñộ tăng trưởng ñến biến giả lạm phát và các biến khác. Sau kiểm tra sơ
bộ này, tác giả tiếp tục sử dụng một kỹ thuật ước lượng đơn giản hồi quy OLS. Ơng
thấy rằng 8% là ngưỡng thích hợp của lạm phát. Dưới ngưỡng này lạm phát ảnh
hưởng khơng đáng kể thậm chí là ảnh hưởng tích cực , trong khi đó, nếu lạm phát
trên ngưỡng này, nó có ảnh hưởng tiêu cực và ảnh hưởng ñáng kể ñến tăng trưởng
kinh tế. Kết quả cho thấy sự tồn tại của một ngưỡng lạm phát cũng cho thấy một

mục tiêu bằng số cụ thể cho chính sách: giữ lạm phát dưới mức ngưỡng.
Barro (1996) cũng ñã nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ tăng trưởng - lạm phát
thông qua việc khảo sát diễn biến này tại 100 quốc gia trong thời gian ba mươi năm
kể từ năm 1960 ñến 1990, với các biến là tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát,
và các nhân tố quyết ñịnh khác của tăng trưởng kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng
GDP bình qn đầu người thực tế và tỷ lệ ñầu tư so với GDP. ðể ñánh giá tác ñộng
của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế, tác giả đã sử dụng phương trình hồi quy,
trong đó các nhân tố quyết định của tăng trưởng là hằng số. Khung lý thuyết mơ
hình được dựa trên quan điểm mở rộng của mơ hình tăng trưởng Tân cổ điển, được
trình bày bởi Barro and Salai-Martin (1995). Ngồi ra, để ước lượng tác động của
lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ và các nhân tố
quyết ñịnh khác của tăng trưởng kinh tế được coi là biến giải thích. Kết quả cho
thấy, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát cao và
kéo dài gây suy giảm tăng trưởng kinh tế. Nếu gia tăng lạm phát trung bình 10 điểm
phần trăm mỗi năm sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình qn đầu người thực tế
giảm 0.2-0.3 ñiểm phần trăm và tỷ lệ ñầu tư so với GDP giảm 0.4-0.6 ñiểm phần
trăm mỗi năm.
Theo sau đó, Malla (1997) cũng đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia OECD và một số nước châu Á một cách riêng
biệt. Malla (1997) đã phát hiện ra có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa giữa
lạm phát và tăng trưởng tại các nước OECD, trong khi mối quan hệ này tại các nước


×