Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn thạc sĩ sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã bàu đồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.99 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

NGUYỄN THỊ GÁI LIÊN

SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG KHU CƠNG NGHIỆP
TẠI XÃ BÀU ĐỒN HUYỆN GỊ DẦU TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

NGUYỄN THỊ GÁI LIÊN

SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG KHU CƠNG NGHIỆP
TẠI XÃ BÀU ĐỒN HUYỆN GỊ DẦU TỈNH TÂY NINH

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Trần Tiến Khai

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Gái Liên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục hộp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2

1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5 Cấu trúc đề tài: ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................. 5
2.1 Các khái niệm: ................................................................................................. 5

2.1.1 Định nghĩa sinh kế ............................................................................ 5
2.1.2 Sinh kế bền vững .............................................................................. 5
2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững ................................................................ 6

2.2.1 Bối cảnh dễ bị tổn thương ................................................................ 7
2.2.2 Tài sản sinh kế: ................................................................................. 8
2.2.3 Chiến lược sinh kế: ......................................................................... 10
2.2.4 Kết quả của sinh kế: ....................................................................... 11
2.3 Cơ sở pháp lý về bồi thường......................................................................... 11

2.3.1 Thu hồi đất ...................................................................................... 11


2.3.2 Bồi thường ...................................................................................... 11
2.4 Các nghiên cứu trước và kinh nghiệm ........................................................ 12
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 15
3.1 Khung phân tích sinh kế hộ nơng dân sau khi bị thu hồi đất ................... 15
3.2. Thông tin dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 15

3.2.1 Thông tin thứ cấp ............................................................................ 15
3.2.2. Thông tin sơ cấp ............................................................................ 15
3.3 Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................... 16

3.4 Phương pháp phân tích số liệu..................................................................... 17

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................... 17
3.4.2 Phương pháp so sánh ...................................................................... 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 19
4.1 Tình hình thu hồi đất ở xã Bàu Đồn ............................................................ 19
4.2 Sự thay đổi nguồn lực của hộ dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
để xây dựng KCN ................................................................................................ 22

4.2.1 Sự thay đổi nguồn lực tự nhiên....................................................... 22
4.2.2 Sự thay đổi nguồn lực con người.................................................... 24
4.2.3 Sự thay đổi nguồn lực tài chính ...................................................... 32
4.2.4 Sự thay đổi nguồn lực vật chất ....................................................... 38
4.2.5 Sự thay đổi nguồn lực xã hội .......................................................... 40
4.2.6 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau
khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN ............................ 41

4.2.6.1 Điểm mạnh................................................................................... 41
4.2.6.2 Điểm yếu ...................................................................................... 41
4.2.6.3 Cơ hội .......................................................................................... 42
4.2.6.4 Thách thức ................................................................................... 42
4.3 Chiến lược và mơ hình sinh kế của hộ ........................................................ 44

4.3.1 Các mơ hình sinh kế của hộ nơng dân ............................................ 44


4.3.2 Hoạt động sản xuất nông nghiệp .................................................... 47
4.3.3 Hoạt động thương mại dịch vụ ....................................................... 48
4.3.4 Hoạt động làm thuê......................................................................... 49
4.4 Kết quả sinh kế .............................................................................................. 49

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 59
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 59
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 60
Tài liệu tham khảo
Phụ lục bảng câu hỏi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSHT :

Cơ sở hạ tầng

HCSN:

Hành chính sự nghiệp

KCN:

Khu công nghiệp

TMDV:

Thương mại dịch vụ

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND:


Ủy ban nhân dân

SX:

Sản xuất

TĐC:

Tái định cư


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1: Mẫu điều tra .............................................................................................. 16
Bảng 4.1: Tình hình thu hồi đất của xã ..................................................................... 21
Bảng 4.2: Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Bàu Đồn ............................. 22
Bảng 4.3: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014............. 23
Bảng 4.4: Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2014....................................................... 24
Bảng 4.5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .............................. 26
Bảng 4.6: Tình hình việc làm của các hộ điều tra ..................................................... 30
Bảng 4.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra ............................. 33
Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra .............................. 35
Bảng 4.9: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2014 ..................................... 37
Bảng 4.10: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra năm 2014 ....................................... 38
Bảng 4.11: Cảm nhận sự thay đổi cơ sở hạ tầng sau khi có KCN ............................ 39
Bảng 4.12: Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong sinh
kế của người dân sau thu hồi đất ............................................................................... 43
Bảng 4.13: Các mơ hình sinh kế của hộ điều tra năm 2014 ...................................... 45
Bảng 4.14: Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất ................................................ 46
Bảng 4.15: Phân loại sinh kế ..................................................................................... 46

Bảng 4.16: Diện tích cây trồng của hộ điều tra năm 2014 ........................................ 47
Bảng 4.17: Hoạt động chăn nuôi của hộ điều tra ...................................................... 48
Bảng 4.18: Thu nhập từ hoạt động SX nông nghiệp của hộ điều tra năm 2014 ....... 50
Bảng 4.19: Thu nhập từ hoạt động TMDV bình quân 1 hộ điều tra năm 2014 ........ 50
Bảng 4.20: Thu nhập từ tiền cơng bình qn 1 hộ điều tra năm 2014 ...................... 51
Bảng 4.21: Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau khi thu
hồi đất ........................................................................................................................ 52
Bảng 4.22: Một số khoản chi bình quân 1 hộ trong năm 2014 ................................. 53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các nhóm hộ.................................... 27
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu việc làm của lao động năm 2009 .............................................. 31
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu việc làm của lao động năm 2014 .............................................. 31
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra. ........................................ 34
Biểu đồ 4.5: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra theo độ tuổi ..................... 36
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Cần thêm đất để sản xuất ........................................................................... 23
Hộp 4.2: Chưa có mở lớp dạy nghề .......................................................................... 42
Hộp 4.3: Khơng có điều kiện để nuôi nhiều nữa ...................................................... 47


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Đảng và nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng phát triển cơng nghiệp. Q trình phát
triển cơng nghiệp đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện

phát triển cơng nghiệp, dịch vụ. Cùng với việc phát triển công nghiệp là phát triển
các Khu công nghiệp dịch vụ. Để phát triển các Khu công nghiệp thì phải thu hồi
đất của các hộ gia đình. Việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của
hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nơng
nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang
các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm.
Chủ trương chung của Nhà nước là bảo đảm cuộc sống cuộc người dân sau khi tái
định cư phải từ bằng đến tốt hơn cuộc sống cũ.
Tuy nhiên, việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế
đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, thu nhập của hộ
gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Khơng cịn hoặc cịn rất ít đất sản
xuất nơng nghiệp, nơng dân phải tìm cách kiếm sống mới.
Khi người nơng dân phải tìm cách kiếm sống mới phải đối mặt với nhiều rủi ro khác
nhau, một số ít lao động trẻ vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động
tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây
dựng nhà ở cho th...). Bên cạnh đó những người dân khơng bị thu hồi đất cũng bị
tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm
việc trong các nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp.
Năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định thu hồi tổng thể
2.851,0 ha đất tại các xã Gia Lộc, Lộc Hưng và Đôn Thuận huyện Trảng Bàng và
các xã Bàu Đồn, Phước Đông huyện Gò Dầu để thực hiện dự án Khu liên hợp Công
nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời. Trong đó huyện Gị Dầu với diện
tích 962,37ha, xã Bàu Đồn chiếm diện tích 99,37 ha, trong đó diện tích đất nơng


2

nghiệp là 55,51 ha, gần 200 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều lao động
được nhận vào làm việc trong nhà máy thuộc Khu công nghiệp và cũng có nhiều lao
động chỉ có việc làm tạm thời hoặc rơi vào cảnh thiếu việc làm. Họ phải đi làm thuê

để kiếm sống hoặc mở quán nước.
Nhìn chung, sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các Khu cơng nghiệp thì đời sống
của người dân có nhiều thay đổi, có nhiều hộ đảm bảo được cuộc sống, có nhiều hộ
cịn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất sinh kế của các hộ dân
thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức
sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội
cho họ? Để giải quyết những vấn đề đặt ra, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng Khu
liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời tại xã Bàu Đồn Huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây
dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời tại xã
Bàu Đồn - Huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh”
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất để xây dựng Khu công nghiệp
tại xã Bàu Đồn - huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu
hồi đất.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Sinh kế của các người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công
nghiệp tại xã Bàu Đồn hiện nay như thế nào?
Giải pháp nào để cải thiện sinh kế của người dân, đảm bảo người dân có đời sống
ổn định lâu dài?


3

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất
sản xuất cho xây dựng Khu công nghiệp tại xã Bàu Đồn. Phân tích q trình thay
đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong xã, từ đó đề
xuất những giải pháp khắc phục.
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu,
tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi về thời gian: số liệu, dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua 5 năm (20092014).
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp, các hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất
ruộng, thu nhập và đời sống của các hộ dân xã Bàu Đồn sau thu hồi đất và các vấn
đề liên quan đến chính sách thu hồi đất và tạo ra việc làm cho người dân nông thôn
của chính quyền địa phương
1.5 Cấu trúc đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1: Trình bày những nội dung cơ bản của nghiên cứu bao gồm bối cảnh của
nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.
Chương 2: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết về sinh kế và khung phân tích
sinh kế bền vững DFID, tóm tắt các nghiên cứu trước về chủ đề có liên quan từ đó
mơ tả khung phân tích mà tác giả sẽ sử dụng để phân tích nghiên cứu này.
Chương 3:Đề cập phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương
pháp phân tích.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của Chương 2 và
dữ liệu thu được nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu


4

Chương 5: Đưa ra các đề xuất và chính sách có thể giúp người dân bị thu hồi đất có

được sinh kế bền vững trong thời gian tới từ kết quả nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm:
2.1.1 Định nghĩa sinh kế
“Sinh kế” là một khái niệm rộng bao gồm các phương tiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra
thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ.
Theo khái niệm của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) đưa ra thì: “Một sinh kế có
thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được
kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng
như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.
Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động
của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người
như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển
của khoa học công nghệ.
Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển
nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục
đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt trọng
của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an
ninh lương thực
Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu
dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự
xác lập và vì thế họ sẽ khơng bị đặt ra bên ngoài.
2.1.2 Sinh kế bền vững
Theo Chambers & Conway (1991) Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ,

nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện
sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc,
duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững


6

cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa
phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.”
2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của
con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế
hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền
vững sinh kế của những hoạt động hiện tại.
Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:
Ghi chú:
H: Nguồn vốn con người
N: Nguồn vốn tự nhiên
F: Nguồn vốn tài chính

TÀI SẢN SINH KẾ
Bối cảnh
dễ bị tổn
thương
-Các cú sốc
- Các xu
hướng
- Tính mùa
vụ


H
S

N

P

F

Ảnh
hưởng và
các nguồn
tiếp cận

S: Nguồn vốn xã hội
P: Nguồn vốn vật chất

Chính sách, cơ
quan thủ tục
Cơ quan
-Các cấp chính
quyền
-Lĩnh vực

-Luật
-Chính
sách
-Văn hóa
-Thể chế
Thực hiện


Kết quả sinh kế

CÁC
CHIẾN
LƯỢC
SINH KẾ

-Thu nhập tăng
-Đời sống nâng cao
-Tính bền vững cao
-An ninh lương
thực đảm bảo
-Sử dụng đất lâu dài

Nguồn: DFID, sustainable livelihoods guidance sheets, 1999
Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các cơ hội
sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như thế nào. Nó
khơng phải là mơ hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một cách tư duy về
sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn trong khn khổ
có thể quản lý được. Khung sinh kế luôn được đặt trong trạng thái động, nó khơng có


7

điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn
nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ
giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu hướng bất lợi, các chính sách và thể
chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế.
Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người đã

kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được
các mục tiêu và ước nguyện của họ. Mà những mục tiêu và ước nguyện mà con
người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau có thể gọi là kết
quả sinh kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống kể cả
trước mắt cũng như lâu dài.
Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt
động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng cho thấy
phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh kế thể
hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng
tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất đai,
vốn, khoa học công nghệ.
Các thành phần của khung sinh kế bền vững:
2.2.1 Bối cảnh dễ bị tổn thương
Bối cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngồi của con người. Sinh kế và
tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu,
cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và
tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm sốt được.
Một số ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản và sinh kế của con người:
Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế
quốc gia, quốc tế, những xu hướng thể chế (bao gồm chính sách, những xu hướng
kỹ thuật...).
Cú sốc: cú sốc về sức khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật
nuôi...


8

Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc.
Những nhân tố cấu thành hồn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động

trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra
cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
2.2.2 Tài sản sinh kế:
Theo DFID (1999), tài sản sinh kế là việc kết hợp 5 loại tài sản gồm nguồn vốn con
người (H), nguốn vốn tự nhiên (N) , nguồn vốn tài chính (F), nguồn vốn vật chất
(P), nguồn nguồn vốn xã hội (S) để tạo ra sinh kế tích cực cho đời sống. Giữa chúng
có hai mối quan hệ quan trọng là xác định trình tự (sequencing) và thay thế
(Substitution). Năm loại tài sản này được xem là yếu tố cơ bản trong khung phân
tích về sinh kế bền vững.
Vốn con người
Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe
tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế
khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là
yếu tố về số lượng và chất lượng lao động của hộ; yếu tố này khác nhau tùy thuộc
vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý,
tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi

chính

thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục).
Vốn con người là quan trọng nhất trong tài sản sinh kế, vì vốn con người là cần
thiết để sử dụng và tạo ra bốn tài sản cịn lại. Nó được nâng cao thơng qua đầu tư
trong giáo dục, huấn luyện những kỹ năng để có thể đáp ứng với một hoặc nhiều
nghề nghiệp.
Vốn xã hội: Là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục
tiêu sinh kế của mình. Chúng được phát triển thông qua các mạng lưới, hợp tác giữa
các thành viên nhóm chính thức; các mối quan hệ được thực hiện dựa trên niềm tin,
sự phụ thuộc lẫn nhau, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau.
Vốn xã hội bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ hàng, người
xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ



9

chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia
để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau… Việc con người tham gia vào xã
hội và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình
tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích
mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có
từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực.
Vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó cung
cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người. Có rất nhiều
nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên. Từ các hàng hố cơng vơ hình như khơng
khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sử dụng trực tiếp
trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng...
Trong khung sinh kế bền vững mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên và các tổn hại
có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm họa tàn phá kế sinh nhai của người nghèo thường
xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn vốn tự nhiên (cháy rừng, lũ
và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông nghiệp) Và tính mùa vụ thì ảnh
hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua
các năm.
Việc thu hồi đất nông nghiệp do phát triển khu cơng nghiệp, đã làm cho các hộ gia
đình nông thôn, chủ yếu là nông dân mất đất sản xuất, đời sống của họ có nhiều
thay đổi. Đầu tiên là mất đất và mất nguồn thu nhập và hầu hết phải chuyển sang
nghề khác hoặc chuyển đến nơi khác làm ăn sinh sống. Như vậy kéo theo việc làm,
thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân cũng thay đổi. Đây là yếu tố bị ảnh
hưởng nhiều nhất của việc thu hồi đất và cũng là cú sốc lớn đối với người dân bị
mất đất sản xuất.
Vốn vật chất

Vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế
như: giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung cấp năng
lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin.


10

Cơ sở hạ tầng bao gồm thay đổi môi trường vật chất mà mọi người giúp đỡ để đáp
ứng nhu cầu cơ bản của họ, bao gồm chi phí lưu thông, chất lượng của nhà ở, hệ
thống cấp nước và vệ sinh môi trường, giá cả của năng lượng, chất lượng của
truyền thơng.
Tài sản của hộ gia đình bao gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục
sinh hoạt của hộ, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản
xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như
nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình.
Vốn tài chính
Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và
các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các nguồn thu nhập tiền mặt như
lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước…để đạt được
mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu: là vốn sẵn có và
nguồn vốn vào thường xuyên, nguồn vốn sẵn có như: tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng,
vật ni, khoản vay tín dụng và nguồn vốn vào thường xuyên như: trợ cấp, các khoản
tiền chuyển nhượng từ nhà nước hoặc các khoản tiền gửi của người thân chuyển về,
tiền lương hưu
Vốn tài chính ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được
các mục tiêu sinh kế của mình. Đây cũng là loại tài sản linh hoạt nhất trong năm
loại tài sản, có thể chuyển đổi với các mức độ khác nhau một cách dễ dàng, đóng
vai trị trung gian và có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả bốn loại tài
sản kia.
2.2.3 Chiến lược sinh kế:

Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu của họ.
Các hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế (nhiều cách
sinh sống). Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào
điều kiện môi trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thi trường, việc làm trong nền
kinh tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân có thể sử dụng
những gì mà họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặc cải thiện tình hình hiện tại.


11

Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định và lựa chọn của họ về
sự đầu tư và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế nào với nhau. Quy mô của các hoạt
động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi. Quản lý như thế nào để bảo tồn được các
nguồn lực sinh kế và thu nhập của họ? Cách người dân thu thập và phát triển các
kiến thức, kĩ năng cần thiết để kiếm sống ? Cách sử dụng thời gian và công sức?
Cách họ đối phó với rủi ro....
2.2.4 Kết quả của sinh kế:
Kết quả sinh kế mang tính chất là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền vững.
Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của người dân ra sao?
Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế trước
những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội. Đây là kết quả của những thay đổi cuối
cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt được.
2.3 Cơ sở pháp lý về bồi thường
2.3.1 Thu hồi đất
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định
thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc
thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
2.3.2 Bồi thường
Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất
thu hồi cho người sử dụng.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện
trên cơ sở những văn bản pháp luật gồm Luật đất đai năm 2003; Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004;
Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 và 69/2006/TT-BTC ngày 2/8/2006 cụ
thể hóa các qui định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007; Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2004; Nghị định
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009.
Văn bản quy định quyền hạn của các Ban quản lý Khu kinh tế tại Nghị định số
29/2007/NĐ-CP ngày 14/3/2008, công văn 595/TTg-KTN ngày 23/4/2008 về điều


12

chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh Tây Ninh vào Quy hoạch phát triển các
khu công nghiệp ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong đó có Khu
cơng nghiệp Phước Đơng – Bời lời. Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 30/7/2009
của UBND tỉnh Tây Ninh về việc thành lập KCN Phước Đông thuộc KLH CN-ĐTDV Phước Đông – Bời Lời. Quyết định số 2026/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của
UBND tỉnh Tây Ninh về việc thu hồi tổng thể 2.851,0 ha đất tại các xã Gia Lộc,
Lộc Hưng và Đôn Thuận huyện Trảng Bàng và các xã Bàu Đồn, Phước Đơng huyện
Gị Dầu để thực hiện dự án Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước
Đông - Bời Lời.
2.4 Các nghiên cứu trước và kinh nghiệm
Nghiên cứu của Vương Thị Bích Thủy (2012) với đề tài “Sinh kế cho người dân thu
hồi đất – Khu Kinh tế Đông Nam, Nghệ An”. Đề tài nghiên cứu sử dụng khung phân
tích sinh kế bền vững của DFID, phân tích bối cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế
(gồm 5 loại tài sản: vốn con người, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã
hội), chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế để nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất
nông nghiệp đối với đời sống của người nơng dân để tìm ra giải pháp đảm bảo sinh
kế bền vững, an sinh xã hội.
Nghiên cứu đã chỉ ra được đó là việc thu hồi đất nông nghiệp tạo ra cú sốc lớn cho

người nơng dân, làm cho họ rơi vào tình trạng mất đất, mất nghề do phải chuyển
sang địa điểm khác. Tài sản tự nhiên của người nông dân đã chuyển sang tài sản tài
chính, và người dân sử dụng tài sản này vào mục đích xây nhà, cho con học hành,
kinh doanh, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình. Trước mắt thì cuộc
sống của người dân có thay đổi theo chiều hướng tốt, tuy nhiên chỉ mang tính thời
điểm, xét về lâu dài thì cuộc sống của người nơng dân có thể sẽ bất ổn do mất đất
nơng nghiệp để sản xuất, là nguồn tạo ra sinh kế bền vững cho người nông dân.
Một nghiên cứu khác về khung phân tích sinh kế của người dân, nghiên cứu của
Nguyễn Thị Minh Phương (2011) với đề tài “sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê
Nghiên cứu tình huống tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắc Lắc”. nghiên cứu
sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng câu hỏi phỏng


13

vấn nhằm xem xét các thay đổi sinh kế của nguồn vốn tạo sinh kế của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về nguồn vốn sinh kế, chiến lược cũng
như kết quả sinh kế đối với các hộ dân người Ê đê tại xã Ea Bar, huyện Bn Đơn,
tỉnh Đắk Lắk từ đó xác định các gợi ý chính sách phù hợp để cải thiện sinh kế nhóm
hộ nghèo.
Tại Hà Nội, trong 8 năm (từ 2001 đến 2007), Hà nội đã triển khai hơn 2.800 dự án
đầu tư liên quan đến thu hồi đất. Thành phố đã bàn giao cho chủ đầu tư gần 1.300
dự án với 6.300 ha đất, trong đó trên 80% là đất nơng nghiệp, liên quan đến gần
180.000 hộ dân. Bình quân mỗi năm Hà Nội đã giải phóng mặt bằng gần 1.000 ha.
Trong những năm qua, mặc dù Trung Ương và Thành phố đã có những chính sách về
hỗ trợ việc làm và học nghề nhưng lại chưa đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến nguy cơ thất
nghiệp ở người nông dân mất tư liệu sản xuất là đất đai rất lớn. Bởi họ khó học nghề
mới, phần lớn lại ở độ tuổi cao, trình độ văn hố hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu
lao động chất lượng cao. Một bộ phận nông dân khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất
nơng nghiệp đã trở thành hộ nghèo. Ở 5 quận, huyện bị thu hồi nhiều nhất, có 1.223 hộ

nghèo với 4.389 nhân khẩu.
Hạn chế chủ yếu trong cơ chế chính sách hỗ trợ hiện có được Hà Nội chỉ ra là việc
bồi thường, hỗ trợ đều dưới hình thức chi trả trực tiếp tiền cho người dân bị thu hồi
(tức là mới chỉ quan tâm đến khía cạnh vật chất) dẫn đến tình trạng người dân dùng
tiền để mua sắm chứ ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề để có thể đảm bảo
cuộc sống ổn định khi Nhà nước thu hồi đất.
Hà Nội cũng đã đưa ra các chủ trương tìm cách hỗ trợ nơng dân bị thu hồi đất như
sau:
Một là, UBND thành phố đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập
giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ nông dân bị mất trên 30% đất sản xuất
nơng nghiệp được giao theo NĐ64/CP của Chính phủ. Quỹ này sẽ có vốn ban đầu là
40 tỷ đồng từ ngân sách thành phố cấp, tiếp theo sẽ trích nguồn kinh phí của các nhà
đầu tư khi được giao đất.


14

Hai là, trẻ em của các gia đình bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ học phí phổ thơng trong
3 năm. Người lao động có nhu cầu học nghề sẽ được cấp thẻ học nghề có giá trị tối
đa 6 triệu đồng, ưu tiên những người này tham gia kinh doanh các hoạt động dịch
vụ tại các khu đô thị và KCN. Hỗ trợ 100% kinh phí BHYT cho người trên 60 tuổi
đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ.
Ngoài ra các giải pháp khác được UBND Thành phố quan tâm đó là xây dựng, ban
hành quy chế ưu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đơ thị, KCN mới
hình thành, xã hội hố các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị, KCN xây dựng
trên diện tích đất nơng nghiệp. Cho người dân có đất bị thu hồi tham gia kinh
doanh, đặc biệt sẽ ưu tiên cho lao động của hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất
sản xuất. Có cơ chế về đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn tại các khu vực thu hồi
nhiều đất nông nghiệp để tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ phục vụ các KCN, khu
đô thị, giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và

KCN với vùng dân cư.
Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người dân mất đất tại Hà Nội ta thấy:
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng thẻ học nghề sẽ tránh được việc
người dân sử dụng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề vào việc khác mà không phải là việc
học nghề. Tuy vậy, Hà Nội chưa quan tâm rõ đến từng đối tượng, chưa có chính
sách cho những người lao động đã qua độ tuổi lao động hoặc gần hết tuổi lao động.
Họ khơng có điều kiện chuyển đổi nghề mới.
Thứ hai, Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ học phí cho con em những hộ bị mất đất.
Lập quỹ hỗ trợ ổn định đời sống.
Kinh nghiệm rút ra về vấn đề thu hồi đất, tái định cư, sinh kế hộ nông dân bị thu hồi
đất là:
Việc thu hồi đất của người dân có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mặc dù nó
tạo ra cơ hội việc làm mới cho nông dân nhưng do trình độ của người dân thấp nên
khơng thể đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao của các nhà máy, xí
nghiệp. Dẫn đến tình trạng thất nghiệp và khả năng kiếm sống của người dân bị đe
dọa.


15

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung phân tích sinh kế hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất
Dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999), tác giả đã xây dựng
khung phân tích phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
3.2. Thông tin dữ liệu nghiên cứu
3.2.1 Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn được thu thập từ các nguồn sách báo,
trang Web, các báo cáo tổng kết của xã Bàu Đồn…
Các văn bản của Nhà nước về chính sách bồi thường tái định cư, báo cáo của các cơ

quan liên quan đến công tác bồi thường tái định cư thực hiện dự án Khu liên hợp
công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông Bời Lời.
Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu, tài liệu về hiện
trạng sử dụng đất, các quyết định thu hồi đất của tỉnh đối với xã, tình hình biến
động đất đai qua các năm tại các phịng ban của xã Bàu Đồn để có được thơng tin
về vùng nghiên cứu.
Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương về
chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, cho người dân có đất nơng nghiệp bị thu
hồi, chính sách giải quyết việc làm cho người có đất nơng nghiệp bị thu hồi từ các
cơ quan Nhà nước.
Thu thập thông tin từ những cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, những báo cáo,
bài báo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet...để có số liệu về tình hình thu
hồi đất, việc làm, sinh kế của người dân.
3.2.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra. Dựa trên nội dung nghiên cứu
của đề tài, tiến hành khảo sát để tìm hiểu sự thay đổi sinh kế của người dân để nắm
tình hình và thiết kế bảng hỏi điều tra. Sau đó tiến hành phân tích sinh kế của người
dân và so sánh trước và sau khi bị thu hồi đất.


16

Nội dung điều tra: Thông tin chung về hộ: Như tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu,
lao động, diện tích đất đai, vốn và tài sản của hộ. Nguồn thu từ sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản), thu từ ngành nghề, dịch vụ. Các
khoản chi, chi cho sản xuất nông nghiệp, chi phục vụ đời sống, chi cho giáo dục,
văn hoá, xã hội, chữa bệnh. Cảm nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng, thay đổi sinh kế
khi có khu cơng nghiệp, khoản tiền đền bù và cách lựa chọn sử dụng tiền đền bù của
hộ, quan hệ của hộ với các đoàn thể ...
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn chủ hộ trực tiếp dựa trên phiếu điều tra đã được chuẩn

bị sẵn, các câu hỏi xung quanh chủ đề kinh tế hộ, sinh kế và thay đổi sinh kế của người
dân và của vùng.
3.3 Chọn mẫu nghiên cứu
Chọn 150 hộ dân dưa trên tiêu chí phân tổ là diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi.
Theo tiêu chí này có 3 nhóm hộ sau:
+ Nhóm 1: Nhóm hộ bị mất nhiều đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi lớn trên 70%
tổng diện tích đất canh tác được giao.
+ Nhóm 2: Nhóm hộ bị mất ít đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi dưới 70% tổng
diện tích đất canh tác được giao.
+ Nhóm 3: Nhóm hộ khơng bị mất đất: là hộ khơng có diện tích đất đuợc giao nằm
trong khu đất bị thu hồi để xây dựng khu cơng nghiệp.
Số mẫu cụ thể cho mỗi nhóm được chia theo tỷ lệ hộ mất đất so với tổng số hộ
trong ấp 4 và ấp 5.
Bảng 3.1: Mẫu điều tra
SL
Cơ cấu Điều tra
Diễn giải
(hộ)
(%)
(hộ)
1. Tổng số hộ trong thôn
200
100
150
2. Số hộ mất trên 70% DT
110
55
82
3. Số hộ mất dưới 70% DT
50

25
38
4. Số hộ không bị mất đất
40
20
30


×