Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 106 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HOA

SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở
XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HOA

SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở
XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM
Ngành: Dân tộc học
Mã số: 8 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ MAI PHƯƠNG

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu
trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được nghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài “Sinh kế hiện nay của người Xơ
Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập
thể và cá nhân. Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là TS. Võ Thị Mai Phương, người đã trực
tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Dân tộc học và
Nhân học, Học viện Khoa học xã hội đã trang bị cho học viên những kiến thức
chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát
triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi - Học viện Dân tộc - nơi tôi công tác;
Phòng Quản lý và đào tạo Học viện Khoa học xã hội; Khoa Dân tộc học và Nhân
học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng
như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum,
Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô, Ủy ban nhân dân xã Kon Đào, đặc biệt là đồng
bào người Xơ Đăng ở xã Kon Đào... đã đón tiếp nồng hậu, giúp đỡ nhiệt tình và

cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hoa
ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................13
1.2. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................15
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu........................................................................16
Chương 2 SINH KẾ CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO, HUYỆN
ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM TỪ 1986 ĐẾN NAY ..........................................23
2.1. Trồng trọt.......................................................................................................23
2.2. Chăn nuôi ......................................................................................................35
2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên .........................................................................36
2.4. Nghề thủ công ...............................................................................................38
2.5.Các hình thức sinh kế khác ............................................................................44
Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ
BỀN VỮNG Ở NGƯỜI XƠ ĐĂNG XÃ KON ĐÀO .......................................49
3.1. Một số yếu tố biến đổi trong sinh kế hiện của người Xơ Đăng ....................49
3.2. Các yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào,
huyện Đắk Tô, tỉnh Kun Tum ..............................................................................56

3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh kế của
người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kun Tum...............................69
KẾT LUẬN .........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................81
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

DTTS

Dân tộc thiểu số

2

NXB

Nhà xuất bản

3


NTM

Nông thôn mới

4

UBND

5

ODA

Ủy ban Nhân dân
Viết tắt của cụm từ Official Development
Assistance (là một hình thức đầu tư nước ngoài)

6

WTO

Viết tắt của cụm từ World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các dân tộc của huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2017 ..................17
Bảng 1.2. Các nhóm của dân tộc Xơ Đăng ở xã Kon Đào tỉnh Kon Tum năm

2018 ......................................................................................................................18
Bảng 3.1. Sản phẩm một số loại cây trồng xã Kon Đào năm 2018 .....................53

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế là cách thức kiếm sống của con người lựa chọn phù hợp với điều
kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái,... Việc lựa chọn
phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào
dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo
nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta.
Người Xơ Đăng là một trong những tộc người sinh sống lâu đời ở Kon
Tum và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là dân
tộc có dân số đông nhất trong số các tộc người thiểu số ở Kon Tum, gồm 26.570
hộ (122.045 khẩu)1 (gồm 5 nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca
Dong và Hà Lăng. Người Xơ Đăng cư trú chủ yếu ở các huyện Đắk Tô, Tu Mơ
Rông, Đắk Hà, Kon Plong và một số cư trú ở huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc
Hồi và huyện Đắk Glei.
Ở huyện Đắk Tô, người Xơ Đăng tập trung khá đông, đặc biệt là nhóm Xơ
Teng, trong đó tập trung đông ở xã Kon Đào. Người Xơ Đăng ở đây đã lựa chọn
cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ
công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên,… từng bước đảm bảo nhu cầu
cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội chung và
sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào có sự biến đổi, đem lại diện mạo mới
cho người Xơ Đăng ở đây.
Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sinh kế hiện nay của

người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”. Qua nghiên
cứu, đề tài mong muốn làm rõ sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở xã Kon
1

Theo số liệu của Ban dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017

1


Đào, huyện Đắk Tô trong sự so sánh với truyền thống. Từ đó, nhằm đưa ra một
số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh trong truyền thống
và kết hợp với các hình thức mưu sinh mới để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc hơn cho tộc người này tại địa bàn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về sinh kế nói chung
Ở nước ta, từ những năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
đã có một số công trình nghiên cứu viết về hoạt động sinh kế/ hoạt động mưu
sinh đặc biệt của người dân miền núi như: “Một số vấn đề kinh tế gia đình hiện
nay ở miền núi” của Nguyễn Văn Huy, đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/1984
hay “Kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bào các dân tộc phía Bắc” của Lê Sỹ Giáo
đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận số 5 năm 1990, Bùi Thị Thanh Hà với “Vai
trò giới trong cải thiện sinh kế của người Xơ Đăng” đăng trên Tạp chí Khoa học
về phụ nữ, số 1/2005, “Sinh kế của người Cơ Tu: Khả năng tiếp cận và cơ hội Nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả
Trần Thị Mai An, Thông báo dân tộc học năm 2005… Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, các tộc người thiểu số ở Việt Nam có nhiều loại hình sinh kế khác nhau để
duy trì cuộc sống của mình, đây cũng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm ngày một nhiều hơn.
Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo trong báo cáo cuối cùng của dự án Giám sát
xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam (2001) đã khẳng định Chính phủ
luôn ưu tiên cho việc phát triển khu vực vùng núi phía Bắc. Các chính sách khác

nhau nhằm phát triển kinh tế xã hội đối với các tộc người khác nhau đưa lại các
hiệu quả khác nhau. Các tác giả cũng chỉ ra nền kinh tế của các tộc người nơi đây
mang tính thuần nông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người
thấp, dân số tăng nhanh nhưng dân trí thấp, tình trạng đói nghèo diễn ra thường
xuyên và đặc biệt văn hóa đang ở trong tình trạng hụt hẫng khi cái cũ bị phá vỡ mà
cái mới chưa hình thành. Đây chính là trở ngại đáng kể trong việc phát triển kinh tế
của khu vực này.
2


Trong Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam
của tác giả Trần Bình hay Luận án Tiến sĩ với chủ đề Sinh kế của người Thái tái
định cư thuỷ điện Sơn La của NCS Phạm Quang Linh đã đề cập đến vai trò của
từng loại hình hoạt động sinh kế khác nhau, vùng miền khác nhau, văn hoá tộc
người khác nhau.
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại
một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (2009) của tác giả Trương Thúy Hằng có sử
dụng lý thuyết về phát triển nông thôn bền vững để nêu ra các hoạt động mưu sinh
của các hộ gia đình ở Bắc Ninh và những ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và
bảo tồn văn hóa. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã khẳng định nông nghiệp
không còn được coi là nguồn sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình ở đây, họ coi hoạt
động sản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động sinh kế, đảm bảo cuộc sống hàng
ngày của mình.
Luận án tiến sĩ “Phương thức mưu sinh của cư dân ở xã Nghi Sơn, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” của Vũ Văn Tuyến (2017) đã làm rõ các hình thức
đánh bắt hải sản cũng như những hình thức mưu sinh khác gắn với đánh bắt hải
sản của cư dân một xã đảo của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Tác giả đã phân
tích, đánh giá các yếu tố xã hội như quan hệ gia đình, dòng họ, quan hệ chủ
thuyền, bạn thuyền,… và các yếu tố văn hóa như các tri thức dân gian về môi
trường biển, các kiêng kị, nghi lễ trong đánh bắt,… để thấy được mối quan hệ và

tác động của các yếu tố này tới hoạt động mưu sinh.
Luận án tiến sĩ “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng
Bôn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” bảo vệ năm 2013 của Bùi Thị Bích Lan
đã đi sâu tìm hiểu cách thức kiếm sống trong trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ
công,… của người Kháng nơi đây trước kia và làm rõ những biến đổi trong
sinh kế của họ từ Đổi mới tới nay và nguyên nhân của sự biến đổi đó. Đồng
thời, luận án phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về sự tác động của
mưu sinh tới phát triển bền vững của người Kháng nói riêng và các dân tộc
thiểu số nói chung.
3


2.2. Các công trình nghiên cứu về người Xơ Đăng
Dân tộc Xơ Đăng là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hóa đặc
sắc, mang giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện qua các sinh hoạt, phong tục tập
quán của dân tộc. Do vậy, cho đến nay đã có nhiều tác giả, nhà khoa học quan
tâm và nghiên cứu về tộc người này. Các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học đã nêu bật được tổng thể bức tranh sinh hoạt văn hóa của tộc người Xơ
Đăng và từng nhóm Xơ Đăng vùng Kon Tum, trong đó có hoạt động sản xuất
kinh tế của người Xơ Đăng.
Bài nghiên cứu “Về sự phân bố cư dân, nguồn gốc tên gọi và tổ chức xã
hội người Xơ Đăng ở Đông Bắc tỉnh Kon Tum” (Tây Nguyên), của tác giả Vị
Hoàng, (1974, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 1, Tr. 82-88). Có nội dung: “Dân tộc
Xơ Đăng có khoảng 80.000 người, sống ở tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi. Họ có 7
nhóm người địa phương. Mỗi nhóm người địa phương ở vào một vùng. Tổ chức xã
hội của người Xơ Đăng là công xã nông thôn và lấy làng làm đơn vị cao nhất. Xã
hội người Xơ Đăng giai cấp chưa phân hoá rõ rệt nhưng chia làm 4 tầng lớp: Tầng
lớp trên; tầng lớp trung gian; tầng lớp nông dân lao động; tầng lớp tôi tớ”,…
Năm 1979, tác giả Nguyễn Đình Khoa viết bài về “Hình thái nhân
chủng người Ba Na và Xơ Đăng”, (Tạp chí Dân tộc học, số 3, Tr 63-71). Nội

dung đề cập đến hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng tỉnh Gia lai Kon Tum qua hai nội dung:
1) Hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng (chiều cao thân, hệ sắc
tố, tóc và lông trên thân, hình thái hộp sọ, trắc diện mặt và độ dô gò má...).
2) So sánh khái quát loại hình Ba Na và Xơ Đăng (những nét tương đồng
và khác biệt giữa hai dân tộc này).
Với bài “Dệt thủ công của người Xơ Đăng”, của tác giả Nguyễn Thúy
Trang, (1988, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 1+2, Tr 63-67) đã mô tả quy trình
của nghề dệt thủ công ở người Xơ Đăng, gồm các công đoạn, trồng bông và thu
hoạch, kéo sợi; nhuộm sợi; đánh sợi. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả các dụng cụ

4


và kỹ thuật dệt; dệt; tạo hoa văn; một số nhận xét về nghề dệt của người Xơ
Đăng qua quá trình nghiên cứu.
Báo cáo điền dã “Vài nét về người Xơ Đăng” (nhóm Ca Dong ở xã Trà
Bui, huyện Trà My, Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), của tác giả Nguyễn Tôn Kiểm
- Lần thứ nhất, (1995, Viện Dân tộc học). Giới thiệu sơ lược về người Xơ Đăng
(nhóm Ca Dong) huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng về kinh tế, chăn
nuôi, nghề thủ công gia đình, nhà ở, sinh hoạt văn hoá của họ.
Bài nghiên cứu “Góp phần tìm hiểu nghề rèn của người Tơđra”, của tác giả
Lưu Hùng, (1997, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 4, Tr 7-17) đề cập nghề rèn là một
nét văn hóa đặc sắc trong cuộc sống của người Tơđra gắn với nghề thủ công truyền
thống (một trong 5 nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng). Rèn là công việc của
đàn ông, phụ nữ chỉ lo việc cơm nước. Gắn liền với nghề rèn có một số kiêng cữ và
lễ thức mang tính tôn giáo.
Bài viết “Studies of Todra blacksmith”, của tác giả: Anthropology
Review (Lưu Hùng dịch: Nghiên cứu nghề rèn của người Tơ Đrá), (2002). Bài
viết ngoài việc giới thiệu về các quy trình của nghề rèn của người Tơ đrá còn
miêu tả một số kỹ thuật thể hiện trình độ tinh xảo trong nghề rèn của người

Tơ đrá. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của nam và nữ trong các
công đoạn - từ tìm kiếm, chế biến nguyên liệu đến làm ra các loại sản phẩm.
Bài viết “Những hoạt động sản xuất kinh tế xưa và nay của tộc người Xơ
Đăng Xơ Teng ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum, của tác giả Pa Hùng (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn
hóa nghệ thuật Việt Nam) đã đi sâu tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh tế
của người Xơ Đăng xưa và nay. Các hoạt động sản xuất chủ yếu bao gồm: canh
tác nương rẫy, lúa nước, chọc lỗ tra hạt trên nương, nghề rèn, đan lát,…
Cũng trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum - Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum, (2008, NXB Viện văn hóa nghệ
thuật Việt Nam), bài viết “Tộc người Xơ Đăng” đã giới thiệu khái quát về dân

5


tộc Xơ Đăng thông qua lịch sử tộc người, phong tục tập quán, văn hóa, xã hội,
tôn giáo tín ngưỡng của người Xơ Đăng ở Kon Tum.
Bài viết “Tanprai - nghề dệt thổ cẩm của người Xơ Đăng Hà Lăng”,
trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, của
tác giả Phạm Cao Đạt (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt
Nam) tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Xơ Đăng, từ trồng
bông, làm sợi, dệt vải,…
Bài viết “Những kiêng kị trong lao động sản xuất và sinh hoạt của người
Xơ Đăng”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon
Tum, của tác giả Trần Khánh Lễ (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ
thuật Việt Nam). Bài viết đi sâu tìm hiểu kỹ những kiêng kị của người Xơ Đăng
trong chọn rẫy, trỉa hạt, làm kho lúa, làm nhà, săn bắt và một số sinh hoạt khác.
Tác phẩm “Dân tộc Xơ Đăng”, trong cuốn: Tổng quan văn hóa truyền
thống các dân tộc Việt Nam (quyển 2), của tác giả Hoàng Nam, (2013, NXB Văn
hóa Thông tin). Phần này của cuốn sách giới thiệu khái quát về dân số, lịch sử cư

trú của tộc người Xơ Đăng. Tìm hiểu về kinh tế truyền thống và văn hóa truyền
thống của dân tộc Xơ Đăng. Kinh tế truyền thống được xem xét qua các yếu tố:
trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, khai thác nguồn
lợi tự nhiên,…
Bài viết “Dân tộc Xơ Đăng”, trong cuốn: Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Nam), của tác giả Đặng Nghiêm Vạn - Tái bản lần thứ 2,
(2014, NXB Khoa học xã hội) đã giới thiệu những nét khái quát nhất về những
lịch sử tộc người, địa bàn cư trú của dân tộc Xơ Đăng. Tìm hiểu một cách toàn
diện về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng,
hôn nhân gia đình,… của dân tộc Xơ Đăng.
Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở “Biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Xơ
Đăng (1980-2014)”, của nhóm tác giả: Trần Hồng Thu, Phạm Quang Linh,
(2014, Viện Dân tộc học, Hà Nội). Đề tài đã nghiên cứu bao quát các nội dung
chủ yếu sau:
6


1) Tìm hiểu đời sống kinh tế-xã hội, văn hóa của người Xơ Đăng;
2) Tìm hiểu xu thế biến đổi kinh tế - xã hội, văn hóa của người Xơ Đăng
trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Ngoài ra cho đến nay, còn có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa,
phong tục, tập quán của người Xơ Đăng ở Việt Nam nói chung và về nhóm tộc
người Xơ Đăng nói riêng như:
Tác phẩm“Kho tàng sử thi Tây Nguyên. Sử thi Xơ Đăng. Măng Lăng vu
cho Duông ăn cấp trâu; Duông Nâng đốt rừng”, (2011, Viện nghiên cứu Văn
Hóa - Lần thứ nhất). Nội dung: Giới thiệu hai sử thi của dân tộc Xơ Đăng. Nội
dung chính phản ánh cuộc sống làm nương rẫy, đánh cá, săn bắt thú rừng, xây
dựng cuộc sống ấm no của người Xơ Đăng. Tác phẩm là bài ca lao động của
những con người cần cù, chất phác, gian khổ nhưng vẫn vui tươi, yêu đời.
Bài nghiên cứu: “Pô H'rúp - Trang phục truyền thống của người Xơ Đăng Hà

lăng ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum, tác giả: Phạm Cao Đạt, (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam).
Nội dung: Bài viết giới thiệu khái quát về trang phục truyền thống của người Xơ Đăng:
từ trang phục vỏ cây trang phục truyền thống còn tồn tại đến ngày nay của trẻ em, của
đàn ông, đàn bà. Tìm hiểu những phân biệt thành phần xã hội qua trang phục.
Trong cuốn “Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”
với bài“Một số lễ hội tiêu biểu của dân tộc Xơ Đăng”, tác giả Trần Vĩnh (sưu tầm),
(2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam). Nội dung bài viết giới thiệu chung
về các lễ hội của người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng có 10 lễ hội chính. Lễ hội của họ
phụ thuộc vào vòng đời con người và quy trình sản xuất mùa vụ.
Bài nghiên cứu: “Lễ hội mừng nhà rông mới của người Xơ Đăng Tơ Đrá
ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum, Nguyễn Hoàng (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt
Nam) cũng đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa của người Xơ Đăng. Nội
dung đi sâu miêu tả, phân tích lễ hội mừng nhà rông là lễ hội lớn nhất và quan

7


trọng nhất của người Xơ-đăng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của
toàn thể cộng đồng người dân trong làng.
Bài “Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng”, của nhóm Xơ Teng (Đắk
Tô - Kon Tum), trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum, Kim Sơn (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam)
một lần nữa nghiên cứu sâu hơn về lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng vào
khoảng tháng 10 (dương lịch). Lễ hội chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn ăn lúa
mới tại mỗi gia đình, giai đoạn uống rượu mừng lúa mới tại cộng đồng làng.
Bài “Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ công
nghiệp hóa - vấn đề đặt ra và giải pháp”, trong cuốn: Việt Nam học lần thứ II (tập
II), tác giả: Trương Minh Dục, (2014, NXB Thế giới). Nội dung bài viết tìm hiểu về

quá trình "Phá thần" và "tạo thần" trong quá trình du nhập Công giáo vào đời sống
tộc người Bana, Xơ đăng và Giarai. Tìm hiểu những luật tục gắn với các nghi lễ công
giáo. Qua đó chỉ ra những khía cạnh của bản địa hóa và sự sáng tạo ra chữ viết của
các nhà truyền giáo. Song song với truyền giáo đó là các hoạt động xã hội - từ thiện.
Điểm lại các công trình trên cho thấy, các tác giả đã cho thấy những nét
chung nhất về lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa (các nghi lễ, trang phục, phong
tục, tập quán,…) của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên, song việc nghiên cứu cụ
thể về sinh kế của tộc người Xơ Đăng ở một địa phương, cụ thể là xã Kon Đào,
huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
thống. Các kết quả trên là sự gợi mở và là những tài liệu quý báu giúp tác giả
hoàn thiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nêu lên các hoạt động sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện
Đắk Tô, tỉnh KonTum, từ 1986 đến nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Những biến đổi trong hoạt động mưu sinh của người Xơ Đăng ở xã Kon
Đào từ Đổi mới đến nay, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó.
8


Đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh
trong truyền thống và kết hợp với các hình thức mưu sinh mới để đem lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc hơn cho tộc người này tại địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động sinh kế của người Xơ
Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, với các hoạt động chủ yếu là
trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa và một số ngành
nghề, dịch vụ mới.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn được xác
định là xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Trong đó chọn ra 3 thôn là:
Thôn Kon Đào 1, thôn Kon Đào 2 và Thôn Đắk Lung, nơi người Xơ Đăng tập
trung sinh sống đông nhất và lâu đời nhất.
Phạm vi về thời gian: Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra vào 1986 thực
sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước. Theo Văn kiện Đại hội VI,
Đảng nhận định “đối với nước ta đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Đại hội VI đã đem lại luồng
sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. Đây
được coi là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam.
Trên phạm vi cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công
cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng: tình
hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt. Do
vậy, đây là cơ sở và là nguyên nhân dẫn tới nhiều thay đổi sâu rộng trong đời
sống xã hội của người Xơ Đăng nơi đây, trong đó có sự thay đổi của sinh kế.
Chính vì vậy, tác giả lấy mốc năm 1986 để phân định giữa truyền thống và biến
đổi về sinh kế trong luận văn.

9


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện luận văn này tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
- Tư liệu điền dã Dân tộc học của học viên về hoạt động sinh kế của
người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum từ tháng 5 đến
tháng 11 năm 2018.
- Nguồn tài liệu thành văn: Kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan
đến sinh kế của các dân tộc nói chung và của người Xơ Đăng nói riêng. Bên

cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp về địa lý dân cư, báo cáo tình hình kinh tế,
xã hội và những số liệu về dân số, dân tộc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum,
Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Tô và Ủy ban Nhân dân xã Kon Đào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn
Với phương pháp này tác giả thu thập, đọc và tổng hợp các thông tin và
tài liệu liên quan đến đề tài luận văn như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án;
các công trình nghiên cứu về sinh kế của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Bên
cạnh đó, còn có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Đắk Tô, các
văn bản báo cáo, thống kê, tổng hợp, hướng dẫn… của các phòng/ ban chức
năng của xã Kon Đào.
- Phương pháp điền dã Dân tộc học
Được sử dụng để thu thập nguồn tài liệu liên quan đến đề tài trên thực địa.
Trong đó thực hành các công cụ và phương pháp như: quan sát trực tiếp, quan
sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm… Chúng tôi đã cùng sống và trải
nghiệm tại các gia đình người Xơ Đăng ở địa phương để có thể quan sát tham dự
được các hoạt động mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong quá trình
đó, kết hợp thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với những
thông tín viên phù hợp, nhất là những người am hiểu phong tục tập quán và có
10


uy tín như già làng, trưởng thôn/bản, chủ gia đình,… Các đối tượng được lựa
chọn đảm bảo nguyên tắc về tính đại diện cho lứa tuổi, giới tính, điều kiện kinh
tế và nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi đã sử dụng
các công cụ bổ trợ như ghi âm, chụp ảnh các nội dung liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi thực hiện các cuộc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong
lĩnh vực sinh kế như các chuyên gia đã từng có kinh nghiệm nghiên cứu về sinh
kế/các hoạt động mưu sinh của các tộc người thiểu số ở Việt Nam; cán bộ
khuyến nông, cán bộ phụ trách mảng nông, lâm nghiệp của huyện, xã, các già
làng, trưởng bản,… từ đó thu thập những ý kiến, đánh giá chuyên sâu và những
kinh nghiệm của họ về vấn đề nghiên cứu tại địa bàn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh kế của dân tộc
Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Dựa trên những nguồn tư
liệu, đề tài làm rõ sinh kế của người Xơ Đăng - các hoạt động kinh tế nhằm đảm
bảo cuộc sống của tộc người. Đồng thời, khẳng định những giá trị sinh hoạt văn
hóa tốt đẹp, những mặt còn hạn chế, lạc hậu trong hoạt động sinh kế của người
Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc nghiên cứu sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk
Tô, tỉnh Kon Tum từ 1986 đến nay. Tác giả đưa phân tích các yếu tố tác động
đến sự biến đổi của các hoạt động sinh kế ở người Xơ Đăng nhằm đưa ra những
chủ trương, giải pháp để phát triển các hoạt động sinh kế bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người Xơ Đăng cũng như các dân tộc anh em cùng
sinh sống ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.

11


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
cơ cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh

Kon Tum từ 1986 đến nay
Chương 3: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi của các hoạt động sinh
kế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững ở người Xơ
Đăng xã Kon Đào

12


Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm
Để phục vụ cho việc nghiên cứu về nội dung của đề tài nghiên cứu, trước
hết luận văn đi sâu tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đề tài như sinh kế,
hoạt động mưu sinh, biến đổi và biến đổi sinh kế và phát triển bền vững.
Khái niệm sinh kế
Do sinh kế là hoạt động quan trọng trong đời sống con người và xã hội
loài người nên khái niệm này rất được chú trọng và xem xét ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Chẳng hạn, học giả Robert H. Lavenda đưa ra khái niệm rằng “Khi nói
đến sinh kế là hàm ý con người phải làm gì để có được của cải vật chất như lương
thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống”. Đây là khái niệm được sử dụng
nhiều hơn cả.
Theo DFID (Bộ phát triển quốc tế Anh) thì “sinh kế bao gồm khả năng,
nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết
làm phương tiện sống của con người”. Theo từ điển Tiếng Anh Oxford năm 1971,
sinh kế là “phương tiện sinh sống, duy trì, nuôi dưỡng, đặc biệt kiếm được, có
được, tạo được, tìm kiếm được một sinh kế” (Sorensen và Olwig, 2002, tr.3).
Theo Từ điển tiếng Việt “Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”
việc làm, kế sinh nhai, cách kiếm sống (Từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT,1999).

Trong nghiên cứu này, sinh kế được hiểu là hoạt động tất yếu của con
người để tồn tại, thể hiện qua cách thức mà con người tác động vào tự nhiên, môi
trường để tạo ra của cải vật chất nhằm đảm bảo cuộc sống của mình. Sinh kế
cũng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan
hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống (văn hóa vật chất), văn hóa xã hội (cấu
trúc, thiết chế, các quan hệ xã hội) và văn hóa nhận thức (tri thức, tín ngưỡng, tôn

13


giáo, ngôn ngữ…). Mặt khác, sinh kế còn có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi
sinh (tự nhiên và xã hội), có giao lưu, tiếp nhận và trao đổi với các cộng đồng
khác. Hay nói cách khác, phương thức sinh kế sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh
thái, văn hóa, tâm lý và xã hội của nhóm người hay các cộng đồng người. Chính
điều đó làm cho văn hóa cũng như sinh kế tộc người luôn có những thích ứng để
sinh tồn và phát triển.
- Phương thức mưu sinh: Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Phương thức có
nghĩa là phương pháp, cách thức; mưu sinh là làm ăn, làm việc để sống. Như vậy
phương thức mưu sinh là cách thức làm ăn, làm việc để sinh sống của con người.
- Biến đổi sinh kế: Là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong các nghiên
cứu về sinh kế, trong các công trình nghiên cứu của Champer, Ashley và D.
Carney đã đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi khung sinh kế như
sau: Biến đổi về cơ cấu thu nhập; Biến đổi về phân công lao động; và trong
nghiên cứu về sinh kế nông thôn, còn có thêm một chỉ số nữa: Quá trình chuyển
đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nông
nghiệp (dịch vụ, làm thuê, công chức…)
Biến đổi là quy luật tất yếu trong hoạt động sinh kế của con người. Trong
quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, dưới tác động của nhiều yếu tố như
các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, sự biến đổi của sinh kế của các tộc
người ngày càng trở nên sâu sắc và rộng khắp. Chính vì thế trong khuôn khổ của

luận văn, ngoài đề cập đến những hoạt động mưu sinh của người Xơ Đăng trước
kia như thế nào, chúng tôi luôn xem xét đến sự biến đổi đó trong bối cảnh cụ thể.
- Sinh kế bền vững: Tác giả Chambers và Conway cho rằng sinh kế bền
vững khi nó được phát huy hết tiềm năng của con người để từ đó sản xuất ra của
cải vật chất và duy trì phương tiện kiếm sống ổn định cuộc sống của họ. Sinh kế
bền vững phải có khả năng đương đầu và vượt qua các áp lực cũng như sự thay
đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi
trường hoặc các sinh kế khác.

14


1.2. Cơ sở lý thuyết
- Lý thuyết về sinh thái văn hóa
Lý thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ trước,
thuật ngữ do một số nhà nhân học người Mỹ khởi xướng như: M. Beits, Andrew
Vayda, Royppaport,…
Lý thuyết này nhằm giải thích mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa môi
trường tự nhiên và văn hóa. Mỗi văn hóa hình thành tồn tại đều là sự thích nghi
với môi trường sinh sống, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng gồm cả sinh kế, có thể quan niệm có mối chặt chẽ
giữa môi trường tự nhiên với sinh kế, trong đó, môi trường quy định sinh kế, môi
trường tự nhiên nào sẽ tạo ra sinh kế đó.
Ngày nay, trong các xã hội tiền công nghiệp, sinh thái quy định sinh kế…
Sinh kế là văn hóa nên các sinh kế được hiểu bình đẳng với nhau, được tôn trọng
như nhau, không có sinh kế lạc hậu, sinh kế văn minh.
- Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Lý thuyết biến đổi văn hóa xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ XX, do nhà
dân tộc học người Mĩ J. H. Stewward khởi xướng, qua công trình “Lý thuyết về
biến đổi văn hóa, phương pháp luận về tiến hóa đa hệ”, xuất bản năm 1955.

Tác giả luận văn vận dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa nhằm giải thích
nguyên nhân và thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế nơi đây. Bởi văn hóa không
biến đổi tự phát và hỗn loạn, trái lại, văn hóa luôn biến đổi tự giác và có chọn
lọc, theo hướng văn hóa nội tại giữ lại yếu tố tích cực, hợp thời, phản ánh bản
sắc tộc người, đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp thu và bản địa hóa yếu tố
nhân văn, phù hợp; chối bỏ yếu tố tiêu cực, xa lạ. Quy luật biến đổi văn hóa này
là cơ sở cho định hướng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII (1998).

15


1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Kon Đào là một xã thuộc khu vực II của huyện, cách trung tâm thị trấn Đắk
Tô khoảng 7km về phía bắc. Xã Kon Đào có diện tích khoảng 33,61 km², dân số
năm 2017 là 3897 người, mật độ dân số đạt 116 người/km². Địa phận xã Kon Đào
trải dài từ 14o 43’ 0” vĩ độ Bắc và từ 107o 50’ 20” độ kinh Đông. Phía bắc giáp xã
Đắk Trăm và xã Văn Lem, phía nam giáp xã Tân Cảnh và Thị trấn Đắk Tô, phía
đông giáp xã Văn Lem, phía tây giáp xã Ngọc Tụ và xã Đắk Trăm.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên xã Kon Đào là 3361,01 ha.
Trong đó, đến năm 2017, đất sản xuất nông nghiệp là: 2166,15 ha chiếm
64,45%; đất lâm nghiệp là: 530,69 ha chiếm 15,79%; đất nuôi trồng thủy sản là:
7,87 ha chiếm 0,23%; đất chuyên dùng là 469,74 ha chiếm 13,98%; đất ở là:
64,84 ha chiếm 193%. Đất đai, địa hình trên địa bàn xã cơ bản thích nghi với
nhiều loại cây trồng vùng nhiệt đới, á nhiệt đới như: cây cà phê, cây cao su, cây
bời lời, cây mì,…
Tài nguyên nước: Tài nguyên mặt nước được phân bố chủ yếu trên 3 lưu

vực của các sông chính: Đắk Tờ Kan, Pô Kô, Đắk Pờ Xi. Lượng mưa bình quân
từ 2.400-2.600 mm/năm nên nguồn nước mặt rất lớn. Các con sông này là nguồn
cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất, có nhiều tiềm năng để xây dựng
và phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi, cấp nước.
Tài nguyên khoáng sản: huyện Đắk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi
xây dựng, đất sét,… Ở Kon Đào có suối nước khoáng Đắk Rơ Nga.
Về du lịch: huyện Đắk Tô có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và
cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Rừng thông thị trấn Đắk Tô, suối nước nóng
Kon Đào, thác Đắk Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử
Chiến thắng Đắk Tô và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.

16


1.3.2. Dân cư và thành phần dân tộc nghiên cứu
Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2017, dân số toàn
huyện Đắk Tô có 44.586 người, mật độ dân số là 90 người/km2. Trong đó, tỉ lệ
các thành phần dân tộc của huyện được thể hiện như sau:
Bảng 1.1. Các dân tộc của huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2017
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Thành phần dân tộc
Kinh
Gia-rai
Ba-na
Xơ-đăng
Gié - Triêng
Tày
Nùng
Thái
Mường
Thổ
Sán Dìu
Sán Chay
Mnông
Dao
Hoa
Khơ Me

Cor
Hrê
Ra Glai
Co-ho
Ê-đê
Tà-ôi
Tổng cộng

Hộ
5.034
2
1.209
3.239
51
151
97
137
73
10
3
1
2
4
8
5
1
533
1
2
1

0
10.564

Khẩu (Người)
19.040
5
4.722
16.112
158
518
428
541
245
41
8
3
12
6
30
22
1
2.684
2
4
3
1
45.828

(Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017).
Số liệu bảng trên cho thấy, người Kinh có số lượng đống nhất, chiếm

42,703%, thứ hai là người Xơ Đăng chiếm 36,13%, thứ ba là người Ba Na với
10,59%, tộc người Hrê là 6,01%, tộc người Thái 1,21%. Trong đó, dân tộc Kinh
17


sống tập trung tại trung tâm các phố, chợ, thị trấn của huyện làm nghề buôn bán
kinh doanh. Tộc người Xơ Đăng sống tập trung ở các xã, thôn; đồng bào có tập
quán canh tác lúa rẫy, lúa nước, trồng mì, cây bời lời,...
Có số dân đông, huyện Đắk Tô có nguồn lao động khá lớn. Năm 2017, có
22.356 người trong độ tuổi lao động, trong đó 50% lực lượng trẻ, 87% lao động
nông nghiệp; 6% lao động công nghiệp – xây dựng; 5% lao động trong lĩnh vực
dịch vụ - thương mại; lao động nữ chiếm 48%. Tuy nhiên, số lao động được đào
tạo chỉ đạt khoảng 12%, chủ yếu dưới hình thức đào tạo bồi dưỡng qua các lớp
ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, trồng
cây công nghiệp,...
1.3.2.1. Người Xơ Đăng ở xã Kon Đào
Bảng 1.2: Người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum
năm 2018
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tổng
Các thôn trong xã

Thôn 1
Thôn 2
Thôn 3
Thôn Kon Đào 1
Thôn Kon Đào 2
Thôn Đắk Lung
Thôn 6
Thôn 7

350
15
25
14
109
81
84
11
11

1.942
26
84
47
730
521
478
35
21

Dân tộc Xơ-đăng

109
730
81
521
82
472
-

Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017.
Cho đến nay, chưa có tư liệu nào trình bày rõ về những cuộc chuyển cư
của các nhóm dân tộc Xơ Đăng. Các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra thông
tin chung đây là một trong những cư dân Môn - Khơ me đã có mặt sớm nhất
trong các cư dân ở miền Bắc Tây Nguyên. Nhưng họ chưa đưa ra được vào thời
gian nào, vì sao các nhóm Xơ Đăng lại phải lên vùng núi cao để cư trú. Theo tích
cũ kể về nguồn gốc tộc người, từ người Ca Dong, Tơ Đrá, Xơ Teng đến người

18


×