Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Trình bày quan điểm của anhchị về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.03 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ----------------------------------------------------------------------------------------- 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ------------------------------------------------------------------------------ 1
I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI:---------------------------1
1.Khái niệm:---------------------------------------------------------------------------------------- 1
2.Đặc điểm:----------------------------------------------------------------------------------------- 2
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI:-----------------------------3
1.Thẩm quyền theo phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo:-------------------------3
2.Thẩm quyền theo phân cấp của Ủy ban nhân dân và các Sở địa phương:-----------------4
3.Nhận xét chung:---------------------------------------------------------------------------------- 5
III.MỘT SỐ Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ VẤN ĐỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO:-----------------------------------------6
KẾT THÚC VẤN ĐỀ------------------------------------------------------------------------------- 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------------------11

0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Với vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa người mua và người bán, có thể
nói “quảng cáo” ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên,
trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quảng cáo khơng chỉ dừng
ở chức năng vốn có là cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh, về sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng, mà nó đã được đẩy lên thành “nghệ thuật quảng
cáo” để giành dật khách hàng và thị trường. Hơn thế nữa nó cịn bị lợi dụng, để từ một
chức năng thông tin đã trở thành phương tiện lừa dối khách hàng và vì vậy đã làm giảm,
thậm chí trong một số trường hợp còn làm mất tác dụng của việc quảng cáo, làm thiệt hại
không chỉ cho người mua, mà còn cho cả những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
trung thực khi nhiều người tiêu dùng khơng cịn tin vào quảng cáo và cuối cùng là thiệt hại
chung cho xã hội. Trong khi đó hệ thống pháp luật về quảng cáo ở nước ta còn nhiều bất


cập, vừa phân tán vừa chồng chéo. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này em đã lựa chọn đề tài:
“Trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước
đối với hoạt động quảng cáo thương mại.” để hoàn thành bài tập lớn học kỳ.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI:
1.Khái niệm:
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật:
Các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy định về quảng cáo
thương mại.
Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các
phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích
sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thơng tin cá
nhân.”
Như vậy, có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các
dịch vụ thơng tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Tổ chức,
cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân và
hoạt động quảng cáo có thể được thực hiện thơng qua thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo. Hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về hàng hóa dịch vụ có mục
đích sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo cho thương nhân khác để thu phí chính
là hoạt động quảng cáo thương mại.
Trong pháp luật hiện hành, quảng cáo thương mại là một bộ phận của hoạt động
quảng cáo nói chung, theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005 thì “Quảng cáo
thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách
hàng về hoạt động kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ của mình”

2.Đặc điểm:
Quảng cáo thương mại là một trong các hoạt động của xúc tiến thương mại. Do vậy,
ngoài các đặc điểm cáo quảng cáo nói chung thì quảng cáo thương mại có một số đặc điểm
riêng biệt:
Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân: Thương
nhân theo pháp luật Việt Nam bao gồm: “Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh doanh”
(Điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005).

2


Với tư cách là người kinh doanh thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ
trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân
khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo
thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tơt chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ
trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các cơng
việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua
hợp đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng
dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuyế ch trương hàng hóa dịch vụ của
mình, tăng cường cơ hội thương mại va cơ hội lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, dịch
vụ quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một loại dịch vụ thương mại mà thơng qua phí
dịch vụ, thương nhân thu được lợi một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo
khơng đạt được hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực
hiện việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó.
Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại,
thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng váo thương mại để thơng tin về hàng
hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thơng tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng

hóa dịch vụ cần giới thiệu…được trun tải đến cơng chúng thơng qua các phương tiện
truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm…Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương
mại với những hình thức xú tiến thương mại khác cũng có mục đích giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ như trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm.
Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa,
dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của
thương nhân.
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI:
1.Thẩm quyền theo phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo:
Theo quy định tại Điều 5 Luật Quảng cáo năm 2012: “Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng
cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
3


phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động
quảng cáo. ”
Như vậy, có thể coi Bộ văn hố, thể thao và du lịch là cơ quan được Chính phủ phân
cấp thẩm quyền chủ trì quản lí hoạt động quảng cáo,với các nhiệm vụ, quyền hạn (1) cơ bản
là:
1.
quảng cáo;
2.

Xây dựng trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, chính sách về hoạt động
Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn

bản quy phạm pháp luật về quảng cáo; phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành các văn
bản hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong các lĩnh vực chuyên ngành;

3.
Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép đặt Chi nhánh của tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài;
4.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên các phương tiện (trừ báo chí, mạng thơng tin
máy tính và xuất bản phẩm) và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật;
5.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thơng tin và Truyền thông ban hành thông tư liên

tịch quy định về thủ tục cấp phép quảng cáo, về thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên báo chí, mạng thơng tin máy tính và xuất bản
phẩm.
Ngồi ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu hết các bộ quản lí
ngành đều có thẩm quyền phối hợp với Bộ văn hoá, thể thao và du lịch trong quản lí nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo.

(2)

Bộ Thơng tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh
hoặc hệ chương trình chuyên quảng cáo trên báo nói, báo hình; Tiếp nhận thủ tục thông báo
ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in.

(3)

Bộ Cơng thương có trách nhiệm phối hợp


quản lí nhà nước về quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thương mại; xây dựng và trình Chính phủ
1() Xem Mục 6 Điều 2 Nghị định 185/2007/NĐ – CP về chức năng nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, thể thao và

du lịch
2( ) Xem Nghị định 178/2007/NĐ – CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ thông tin và truyền thông.
3( ) Xem Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

quảng cáo
4


ban hành danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo; Bộ y tế phối hợp quản lí
nhà nước về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mĩ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn
dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm; công bố danh mục
thuốc đã loại khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã đăng kí nhưng bị đình chỉ
lưu hành; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục thuốc cấm quảng cáo; Bộ nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn

phối hợp quản lí nhà nước về quảng cáo sản phẩm sinh

học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, chế phẩm phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi; Bộ khoa học và cơng nghệ phối
hợp quản lí nhà nước về quảng cáo có liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ; Bộ kế hoạch
và đầu tư có trách nhiệm thẩm định đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
quảng cáo...
2.Thẩm quyền theo phân cấp của Ủy ban nhân dân và các Sở địa phương:
Theo Điều 5 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm
quyền.” Như vây, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện quản lí nhà nước về quảng

cáo tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ. (4)
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn theo thẩm quyền và theo sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các nhiệm vụ cụ thể như:
1.

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của

doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
2.
Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo
ngoài trời trên địa bàn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ sau:

4()Xem Thông tư số 43/2003/TT – BVHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ – CP của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo
Xem Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
quảng cáo

5


1.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch quảng

cáo ngoài trời;
2.


Tiếp nhận và xử lý thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng, băng-

rôn quảng cáo;
3.

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại

địa phương;
4.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng

5.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức việc thanh tra,

cáo;

kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền;
6.

Báo cáo định kỳ mỗi năm một lần về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên

địa bàn trước ngày 31/12 gửi Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch.
3.Nhận xét chung:
Tóm lại, qua phân tích và tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành, thực trạng
phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo có một số nét nổi bật:
Một là, Bộ văn hố, thể thao và du lịch là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước đối
với hoạt động quảng cáo;

Hai là, sau khi chức năng quản lí nhà nước về thơng tin được giao cho Bộ thông tin
và truyền thông , các nội dung quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng
thơng tin máy tính và xuất bản phẩm được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền
thơng,trong đó,có một số hoạt động cấp phép được chuyển giao trực tiếp từ Bộ văn hố thơng tin( bây giờ là bộ văn hóa, thể thao và du lịch) sang cho Bộ thông tin và truyền
thông thực hiện;
Ba là, Sở văn hoá, thể thao và du lịch là cơ quan Nhà nước thực hiện mọi thẩm
quyền quản lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương. Sở thông tin và truyền
thông không được phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo ở địa phương;
Bốn là, Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước về thương mại,
trong đó bao gồm 4 hoạt động xúc tiến thương mại là khuyến mại, quảng cáo thương mại,
6


trưng bày, hội chợ triển lãm thương mại. Tuy nhiên, do Luật thương

mại năm 2005

"tránh" các quy định đã và đang tồn tại về phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng
cáo nên hầu như Bộ công thương không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động quảng cáo,
mặc dù bản chất của các quảng cáo đều là quảng cáo thương mại;
Năm là, Luật quảng cáo năm 2012 đã ra đời và có hiệu lực pháp luật nhưng những
văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quảng cáo vẫn
chưa có hoặc có nhưng mới chỉ tồn tại ở dạng dự thảo, đang trong quá trình xây dựng nên
nhiều quy định về phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo vẫn phải dựa vào
những Thông tư và Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành cho Pháp lệnh Quảng cáo
năm 2001(đã hết hiệu lực) nên không tránh khỏi việc nhầm lẫn trong việc áp dụng, nhiều
quy định được ban hành mâu thuẫn, chồng chéo do có nhiều văn bản khác nhau cùng điều
chỉnh như Luật Thương Mại, Luật Xuất Bản, Luật Dược,…
III.MỘT SỐ Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ VẤN ĐỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO:


 Thứ nhất, Điều 2 của Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 về chức năng
nhiệm vụ của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch tiếp tục khẳng định: Bộ văn hoá, thể thao và
du lịch "Thống nhất quản lí nhà nước về quảng cáo" là chưa phù hợp, quy định như vậy sẽ
làn phân tán quyền lực, đề cao vai trò của một Bộ, đối với hoạt động quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực quảng cáo mỗi Bộ, Cơ quan ngang Bộ đều có một số chức năng, nhiệm vụ
riêng. Có chức năng, nhiệm vụ giao cho Bộ này thực hiện và cũng chỉ Bộ đó có đủ điều
kiện thực hiện được nhưng lại có những những chức năng, nhiệm vụ chỉ có Bộ khác mới có
đủ điều kiện, kinh nghiệm quản lý, thực trạng ở Việt Nam cho thấy Bộ văn hóa, thể thao và
du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động quảng cáo vốn
dĩ bao gồm nhiều công đoạn, nhiều hoạt động thuộc về các Bộ khác nhau.Vì thế mà chỉ nên
quy định chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền "thống nhất quản lí", thẩm quyền của các
bộ đều là do Chính phủ phân cấp, gồm có thẩm quyền chủ trì quản lí và thẩm quyền phối
hợp quản lí.
 Thứ hai, đối với việc xác định thẩm quyền chủ trì quản lý Nhà nước về quảng cáo thì
Chính phủ nên giao cho Bộ Thơng tin và truyền thông và quy định cụ thể hơn về việc “Bộ
Cơng thương; Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; các Bộ, Cơ quan ngang bộ trong phạm vi

7


nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông
thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo.”
Thực tế đến nay, Luật Quảng cáo đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 và cơ
quan được giao thẩm quyền quản lý đối với hoạt động quảng cáo lại thuộc về Bộ Văn hóa,
thể thao và du lịch chứ khơng phải là Bộ thông tin và truyền thông hay Bộ Công thương
hay bất kỳ Bộ, cơ quan ngang Bộ nào khác. Lý giải cho sự lựa chọn này, các nhà làm luật
cho rằng như vậy sẽ không làm xáo trộn bộ máy quản lý trước đây và quan trọng nhất là
mục đích chính của Luật quảng cáo là quản lý các sản phẩm quảng cáo và không quản lý
các phương tiện, công cụ truyền tải các sản phẩm quảng cáo. Mặt khác, trên thực tế hiện

nay, khơng ít mẫu quảng cáo có dấu hiệu xâm hại đến các yếu tố truyền thống của dân tộc,
đánh lừa người tiêu dùng dưới nhiều góc độ. Đặc biệt, tình trạng tồn tại tràn lan các sản
phẩm quảng cáo không phù hợp với thẩm mỹ, thuần phong mĩ tục của người Việt Nam trên
cả truyền hình, internet và các phương tiện quảng cáo ngồi trời... Do đó, phải có biện pháp
ngăn ngừa nội dung ngay từ đầu hơn là khắc phục và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là
cơ quan thích hợp nhất để ngăn chặn tình trạng đang diễn ra hiện nay.
Xem xét thêm một số ý kiến khác lại cho rằng nên giao cho Bộ Cơng thương có
thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, vì nhiều nước trên thế giới
cũng giao cho Bộ Công Thương quản lý hoạt động quảng cáo, đây là Bộ quản lý về lĩnh
vực kinh tế và là đơn vị có các cơ quan chức năng đủ mạnh để quản lý hoạt động quảng
cáo. Bởi lẽ, quảng cáo vốn là ngành kinh tế cần phải được quản lý bởi một bộ chuyên về
kinh tế quản lý.
Những ý kiến đưa ra đều có những lý giải hợp lý riêng, vì thế mà đến nay vẫn tiếp
tục gây nên nhiều tranh luận mặc dù Luật Quảng cáo đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên,
theo quan điểm cá nhân em thẩm quyền quản lý này nên thuộc về Bộ thông tin và truyền
thông là phù hợp nhất, vì:
+ Việc Luật quảng cáo quy định cho Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã phần nào
hướng đến mục đích của việc ban hành Luật là kiểm sốt nội dung các sản phẩm quảng
cáo. Nhưng lại khơng sát với chức năng và điều kiện thực thi của Bộ Văn hóa, thể thao và
du lịch. Thực tế cơng tác quản lý hoạt động quảng cáo hiện nay cho thấy, quảng cáo ngoài
trời chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh số tồn ngành quảng cáo, cịn quảng cáo trên truyền
8


hình, phát thanh, báo chí, internet chiếm tới trên 80% doanh số. Bộ Văn hóa, thể thao và
Du lịch trên thực tế chỉ quản lý khoảng 10% hoạt động quảng cáo, do đó, mức hỗ trợ của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các doanh nghiệp quảng cáo cũng rất ít. Trong khi đó,
Bộ Thơng tin và Truyền thông lại không được giao trực tiếp quản lý hoạt động quảng cáo
nhưng vẫn phải quan tâm ở mức lớn vì 80% hoạt động quảng cáo là thơng qua các công cụ
điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị trực tiếp quản lý về nhà nước. . Như

vậy, sau khi chuyển chức năng quản lý Nhà nước về thơng tin từ Bộ văn hóa thơng tin
trước đây sang Bộ Thông tin và truyền thông, bộ máy quản lý Nhà nước về quảng cáo của
Bộ Văn hóa thể thao và du lịch chỉ còn quản lý quảng cáo trực quang ngoài trời, chủ yếu là
bộ phận cấp phép.
Đồng thời, trong luật Quảng cáo quy định về nội dung quản lý Nhà nước đối với
hoạt động quảng cáo đặc biệt ở Khoản 8 Điều 4 về:“thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo” sẽ chủ yếu thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch . Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay các thắc
mắc khiếu nại của người dân gửi về ngành thông tin truyền thông đối với hoạt động quảng
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rất nhiều, nhưng ngành thơng tin và truyền
thơng chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết các thắc mắc kiến nghị này và ngành văn hóa,
thể thao và du lịch mặc dù có có cơ sở pháp lý, thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhưng
lại khơng đủ điều kiện để giải quyết, không biết cách giải quyết ra sao, giải quyết như thế
nào đối với những thắc mắc, khiếu nại nêu trên do hơn 80% thị phần quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện điện tử vẫn thuộc về Bộ thông tin và
truyền thông. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch khơng thể làm được do khơng có đủ nguồn
lực vật chất cũng như đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn để thực hiện tốt việc này.
Và một câu hỏi đặt ra là hiện nay Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã tiếp nhận thẩm
quyền quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo nhưng Bộ này đã thực hiện được tốt chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao hay chưa? Khi mà rất nhiều quảng cáo không đúng sự
thật, thậm chí mang tính lừa đảo, vẫn được quảng cáo trên những mặt báo lớn, nhất là trên
truyền hình, là kênh truyền thông nhà nước, người dân rất tin, lại phát vào những thời điểm
đông người xem, sự lan tỏa thông tin rất rộng khiến cho nhiều người tiêu dùng nhẹ dạ, cả

9


tin đã mua phải hàng giả, hàng rởm, bị thiệt hại, nhưng khơng tìm được người bán, vì hàng
giao tại nhà, địa chỉ, điện thoại trên bao bì đều khơng có thực.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin, việc để sản phẩm nhanh đến được với người tiêu

dùng thì khơng gì hiệu quả bằng quảng cáo trên truyền hình. Nhưng cũng chính vì muốn
gây chú ý, q chú trọng đến doanh thu mà văn hóa quảng cáo cịn chưa được chú ý một
cách đúng mức, thậm chí khơng ít quảng cáo đã đi ngược lại với đạo đức, thuần phong mỹ
tục của dân tộc. Trong quảng cáo của một hãng sữa đang phát trên truyền hình, nhân vật nữ
chính thổ lộ rằng: "Bác sĩ nói mẹ bị lỗng xương, nên… mình uống sữa hàng ngày để
phịng ngừa lỗng xương". Dư luận phản ứng vì nhân vật cơ con gái trong đoạn quảng cáo
kia là ích kỷ, bất hiếu bởi thay vì mua sữa cho mẹ uống lại chỉ lo lắng cho bản thân mình.
Dù phía nghệ sĩ đóng vai có thanh minh rằng đó là vì khi phát sóng trên truyền hình, đoạn
quảng cáo đã bị cắt cúp nhưng ở góc độ khán giả, họ chỉ nhận xét trên những gì mắt thấy
tai nghe…
Để hoạt động quảng cáo mang đến cho cơng chúng, người tiêu dùng những thơng
tin, hình ảnh trung thực, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, không những đòi hỏi trách
nhiệm ở nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ mà còn ở các cấp quản lý Nhà nước và cơ quan
chuyên môn đối với hoạt động quảng cáo. Thực tế cho thấy Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
đã khơng làm tốt trách nhiệm của mình, khơng có đủ nguồn lực vật chất cũng như đội ngũ
cán bộ có trình độ chun mơn để thực hiện tốt việc quản lý này.Trước thực trạng đó càng
cần phải có sự thay đổi trong thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo.
+ Hiện nay, Bộ Công Thương đang thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo thương
mại, kiểm soát, giải quyết và xử lý các trường hợp quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, tức là chịu trách nhiệm chính là quản lý nội dung quảng cáo. Cịn Bộ thơng tin và
truyền thơng đang giữ vai trị lớn trong quản lý hoạt động quảng cáo thông qua phương tiện
điện tử, tức là quản lý về phương tiện quảng cáo.
Qua những nguyên nhân trên cũng có thể thấy việc giao cho Bộ Thông tin và truyền
thông thẩm quyền chủ trì quản lý hoạt động quảng cáo là thích hợp hơn so với Bộ Văn hóa,
thể thao và du lịch và Bộ Công thương.

10


 Thứ ba, ở địa phương, nên bổ sung quy định thẩm quyền của sở thông tin và truyền

thông . Sau năm 2007, Sở thông tin và truyền thông được thành lập ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, có chức năng tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc
quản lí nhà nước về thơng tin, truyền thông tại địa phương. Ở một số tỉnh, quyết định
thành lập sở này còn quy định rõ chức năng tham mưu quản lí nhà nước đối với hoạt động
quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản phẩm ở địa phương. Tuy nhiên, do pháp
luật khơng có quy định phân cấp thẩm quyền cho sở thông tin và truyền thơng nên dẫn đến
tình trạng quy định về thẩm quyền quản lí đối với hoạt động quảng cáo không giống nhau
ở các tỉnh và các quy định này (nếu có) cũng có thể thực hiện được. Nhiều nội dung có
thể phân cấp được cho sở thơng tin và truyền thông như cấp giấy phép quảng cáo, tham
gia thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực quảng cáo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
quảng cáo đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thơng tin máy tính, xuất bản
phẩm...



Thứ tư, cần quy định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chủ trì quản lí

và các cơ quan có thẩm quyền phối hợp quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.
Pháp luật hiện hành thiếu quy định chi tiết về nội dung phối hợp cũng như quy trình, thủ
tục thực hiện sự phối hợp đó.



Thứ năm, nên đưa ra những quy định đẩy mạnh phân cấp mạnh thẩm quyền quản lí

nhà nước đối với hoạt động quảng cáo cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương.
Hiện tại, Bộ văn hố, thể thao và du lịch, Bộ thơng tin và truyền thông đang giữ
thẩm quyền thẩm định và trực tiếp cấp nhiều loại giấy phép hoạt động quảng cáo, như giấy
phép mở chi nhánh quảng cáo của thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo,
thẩm định dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo theo yêu cầu của Bộ kế hoạch

và đầu tư, cấp giấy phép hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản
phẩm. Cụ thể là: 1)Sở thơng tin và truyền thơng sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
quảng cáo đối với quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm ở địa phương và các hoạt động
quảng cáo khác ở địa phương (trường hợp phân cấp lại thẩm quyền quản lí nhà nước
theo đề xu ất đã phân tích ); 2)Sở thơng tin và truyền thơng sẽ có thẩm quyền thẩm định
dự án đầu tư nước ngồi kinh doanh dịch vụ quảng cáo, vì theo Luật đầu tư năm 2014, Bộ
kế hoạch và đầu tư không còn giữ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho loại dự án

11


này và thẩm quyền này được chuyển giao cho sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, do vậy,
không cần đến một cơ quan cấp bộ thẩm định dự án như quy định hiện hành.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp quảng cáo thương mại Việt Nam tương đối non trẻ về tuổi đời
so với các nước trong khu vực và thế giới. Nó chỉ mới thực sự phát triển trong khoảng một
thập niên qua, nhưng lại phát triển tự do mà khơng theo một trình tự nào. Hoạt động quảng
cáo đang diễn ra một cách lộn xộn một phần là do những chính sách quản lý yếu kém của
các cơ quan quản lý Nhà nước, chúng ta chưa thực sự có những chính sách đúng đắn và
phù hợp để điều chỉnh kịp thời quá trình phát triển rất nhanh của lĩnh vực quảng cáo. Hy
vọng rằng trong tương lai không xa quảng cáo sẽ là một ngành phát triển cao đóng góp vào
sự phát triển kinh tế của đất nước, phát triển một cách trong sạch, lành mạnh.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương Mại Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND
2. Tạp chí Luật học, Số 12/2011: Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động
quảng cáo: thực trạng và hướng hồn thiện, TS.Nguyễn Thị Dung.

3. Tạp chí Luật học số 11/2011: Thẩm quyền quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng
cáo theo pháp luật một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Ths.Vũ Phương Đông.
4. Luật thương mại 2005.
5. Một số website tham khảo:
www.moj.gov.vn
www.danluat.vn
www.lib.hlu.vn
www.duthaoonline.vn

13



×