Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

LỊCH SỬ Lá Cờ Quốc Kỳ Việt Nam (Bài Tập Tìm Hiểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.52 KB, 53 trang )

LÁ CỜ QUỐC KỲ VIỆT NAM

GVHD:
SVTH:
Lớp:
Khoá:

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI MÔN HỌC
I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC KỲ TRONG LỊCH SỬ NHÂN
LOẠI
1. Ý niệm Quốc kỳ trong lịch sử nhân loại
Việc dùng một vật liệu bất kỳ hay một tấm vải có màu sắc và hình thức nhất
định để biểu tượng cho một nhân vật, một gia tộc lãnh đạo hay một cộng đồng
chính trị đã có từ ngàn xưa. Trong các cuộc giao tranh dữ dội trên các bãi chiến
trường cổ kim, binh sĩ hai bên đối đầu nhau đều lấy cờ của “phe mình” làm
điểm hội tập và đều tận lực tranh đấu, thường khi phải hy sinh cả tánh mạng để
bảo vệ nó. Trong lịch sử quân sự của mọi cộng đồng chính trị, việc cắm được cờ
của “bên mình” trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của quân lực địch đều được
xem là một chiến công rạng rỡ.

Tuy nhiên, trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, phần lớn các nước trên thế
giới đều theo chế độ quân chủ hoặc quân chủ chuyên chế, trong đó chỉ có một
nhà vua nắm trọn quyền lãnh đạo và được xem là sở hữu chủ duy nhất của quốc
gia, hoặc là quân chủ phong kiến, trong đó bên dưới nhà vua cịn có những nhà


quý tộc làm chủ các lãnh địa, và có khi có những lâm ấp; thị xã; vùng tự trị,
trong đó quyền điều khiển thuộc một nhóm người hào phú địa phương. Một số


cộng đồng chính trị nhỏ thời đó đã theo chế độ “Cộng Hòa” hay “Dân Quốc”.
Với chế độ này, quyền lãnh đạo cộng đồng thuộc về một vài thế gia cự tộc. Các
cộng đồng chính trị kể trên đây đều độc lập hoàn toàn hay phải tùy thuộc một
cộng đồng chính trị lớn hơn, đều có lá cờ làm biểu hiệu cho mình. Nhưng vì
cộng đồng được xem là vật sở hữu của một gia tộc hay một thiểu số gia tộc lãnh
đạo nên lá cờ của cộng đồng cũng được xem như là lá cờ của gia tộc hay các gia
tộc đó.
Ý niệm quốc kỳ biểu tượng cho toàn thể quốc dân chỉ mới xuất hiện với cuộc
Cách Mạng Pháp năm 1789. Với cuộc cách mạng này, quốc gia khơng cịn được
xem là vật sở hữu của một gia tộc mà là vật sở hữu chung của toàn thể mọi
người sống trong cộng đồng. Hệ luận của quan niệm mới này là lá cờ một nước
khơng cịn là biểu tượng của gia tộc lãnh đạo mà là biểu tượng của toàn thể
quốc dân. Người Pháp đã dùng từ ngữ drapeau national để chỉ loại cờ này.
Quan niệm của người Pháp dần dần được người các nước khác chấp nhận, và
người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng từ ngữ national flag khi nói đến
lá cờ của mình. Drapeau national của Pháp và national flag theo tiếng Anh đã
được người Việt Nam chúng ta dịch là quốc kỳ hay cờ quốc gia.
Về mặt thực hiện cụ thể thì lá quốc kỳ đầu tiên trên thế giới là cờ tam sắc của
Pháp gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, xếp ngang nhau theo thứ tự vừa kể. Sự hình
thành của lá cờ này là kết quả của một sự thương lượng giữa hoàng gia Pháp và
nhân dân thị xã Paris. Lá cờ tiêu biểu cho hoàng gia Pháp từ nhiều đời vốn nền
trắng trên có thêu một hoa huệ màu vàng. Thời quân chủ Pháp, Paris là một thị
xã được hưởng quyền tự trị và có lá cờ riêng gồm hai màu xanh và đỏ xếp
ngang nhau. Khi người dân Paris nổi lên làm cách mạng đòi hỏi chính quyền cải


tổ chế độ, họ vẫn còn chấp nhận nền quân chủ. Nhà vua Pháp lúc đó là Louis
XVI một mặt vì nhu nhược, một mặt vì thiếu phương tiện nên khơng thể dùng
võ lực đối phó một cách quyết liệt với phong trào cách mạng và chịu chấp nhận
các yêu sách của nhân dân Paris. Do đó, hai bên đã đồng ý với nhau lấy cờ của

hoàng gia và cờ của thị xã Paris trộn lại làm huy hiệu cho nước Pháp. Nhà vua
là quốc trưởng nắm quyền hành pháp nên màu trắng của cờ hoàng gia được đặt
ở giữa, hai màu xanh đỏ của cờ thị xã Paris được ghép hai bên thành một huy
hiệu tam sắc. Huy hiệu này dần dần được phổ biến khắp nơi trong nước, và đến
năm 1793, Quốc Ước Hội Nghị đã chính thức biểu quyết lấy cờ tam sắc làm
quốc kỳ cho nước Pháp.
Phải nói rằng về mặt thẩm mỹ, cờ tam sắc này rất đẹp. Mặt khác, Cách Mạng
Pháp thời đó lấy làm tiêu ngữ ba khẩu hiệu Liberté – Égalité – Fraternité là Tự
Do – Bình Ðẳng – Bác Ái. Ba màu của quốc kỳ Pháp được xem là tiêu biểu cho
ba tiêu ngữ trên đây: màu xanh tiêu biểu cho tự do; màu trắng tiêu biểu cho bình
đẳng và màu đỏ tiêu biểu cho bác ái. Cờ tam sắc của Pháp đã đẹp mà cịn được
giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa tượng trưng rất phù hợp với lý tưởng chung
của nhân loại nên quốc dân Pháp đã nhiệt liệt hoan nghinh nó và chấp nhận nó
làm biểu tượng cho mình. Về sau, nhiều nước Tây Phương khác chịu ảnh hưởng
của Cách Mạng Pháp đã chọn ba màu xanh, trắng, đỏ, làm quốc kỳ với những
giải thích hơi khác nhau, nhưng vẫn dùng ba màu này làm tiêu biểu cho các lý
tưởng tự do, bình đẳng và bác ái là nền tảng chung của các xã hội dân chủ tự do.
2. Lá cờ đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam với tư cách là Quốc kỳ
Cho đến trước năm 1945, Việt Nam khơng có quốc kỳ chính thức. Phải đến
năm 1945, cùng với việc thành lập Đế Quốc Việt Nam thì quốc kỳ đầu tiên mới
được ban bố áp dụng. Không chỉ Việt Nam mà ở các nước quân chủ cổ các thời


khác trước đây, các lá cờ chỉ được dùng để làm biểu tượng cho một triều đại
hoàng gia; một đạo quân hay một nhà lãnh đạo.
Hiệu kỳ của các triều đại Đông Phương được các nhà sáng lập chọn lựa màu
theo sự tính tốn dựa vào thuyết của học phái Âm Dương Gia, nghiên cứu về sự
thạnh suy của Ngũ Hành lưu chuyển trong vũ trụ, sao cho triều đại ấy hợp với
một Hành đang hưng vượng. Ngoài cờ chung của triều đại, mỗi nhà vua đều có
thể có lá cờ riêng của mình - Đế kỳ - nhưng các lá cờ này chỉ để biểu tượng cho

hoàng gia. Một viên tướng cầm đầu một đạo quân cũng có lá cờ riêng - Soái kỳ biểu trưng cho đạo quân của mình. Đế kỳ và Sối kỳ thường có màu được xem
là hợp với “mạng” của vị cầm đầu đó: Người mạng Kim thì cờ màu trắng; mạng
Mộc: màu xanh; mạng Thủy: màu đen; mạng Hỏa: màu đỏ; mạng Thổ: màu
vàng. Ý niệm Quốc kỳ biểu tượng cho cả quốc gia, dân tộc chỉ xuất hiện ở Việt
Nam chúng ta vào giai đoạn dân tộc bị lọt vào ách cai trị của thực dân Pháp.
Nguyên lúc đó, người Pháp đã thua Ðức và rất suy yếu. Họ khơng cịn đủ
qn lực để bảo vệ các thuộc địa xa xôi. Riêng ở Ðơng Dương thì người Nhật
lợi dụng sự suy yếu của Pháp, địi quyền đem binh vào chiếm đóng đất này để
lấy nó làm bàn đạp phong tỏa phía nam Trung Hoa và tiến đánh Ðông Nam Á
Châu với dụng ý chinh phục cả Á Châu. Chính phủ Pháp khơng thể từ chối lời
địi hỏi của Nhật, và viên Tồn Quyền thời đó là Ðề Ðốc Decoux có nhiệm vụ
phải chịu hợp tác với quân chiếm đóng Nhật, đồng thời cố gắng đến tối đa để
bảo vệ quyền lợi Pháp ở Ðơng Dương. Ý thức rằng chính sách thực dân Pháp
trước Thế Chiến II làm bất mãn người Việt Nam mọi giới, Tồn Quyền Decoux
đã áp dụng một chính sách hai mặt: Một mặt triệt để đàn áp các phần tử cách
mạng chống Pháp; một mặt xoa dịu người Việt Nam nói chung. Trong khn
khổ của mặt thứ nhì trong chính sách này, ơng đã có những biện pháp nâng cao
uy tín của các nhà vua Ðơng Dương.


Hoàng Ðế Bảo Ðại nhân cơ hội này đã đưa ra một vài cải cách và ban chiếu
ấn định quốc kỳ của nước Ðại Nam. Quốc kỳ này tên là cờ Long Tinh, nền vàng
với một sọc đỏ nằm vắt ngang ở giữa. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Ðại
Nam, nghĩa là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vì Nam Kỳ lúc đó vẫn là thuộc địa Pháp
và vẫn phải dùng lá cờ tam tài của Pháp.

II. QUỐC KỲ VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1. Long Tinh Kỳ ( 1802 - 1885 ): Quốc kỳ Nguyên thủy của triều đình nhà
Nguyễn


Long Tinh Kỳ

Cờ Long Tinh, hoặc Long Tinh kỳ (Hán - Việt: 龍星旗) của triều Nguyễn
trong giai đoạn 1802 - 1885 là một lá cờ viền vảy rồng màu xanh da trời, bên
trong là hình chữ nhật màu vàng và chính giữa vẽ hình ngơi sao màu đỏ.
Cờ Long Tinh là loại cờ biểu tượng nhà vua. Cờ Long Tinh một băng đỏ trên
nền vàng thì có từ triều Khải Định có thể vào khoảng thập niên 1910 vì trong


chuyến tuần di ra Bắc Kỳ năm 1918 đã thấy nhắc tới "cờ An Nam" treo cùng
với tam tài của Pháp và "các nước đồng minh" để thần dân nghinh tiếp nhà vua
ra thăm quý hương Thanh Hóa rồi ra Hà Nội, Hải Phịng. Đến năm 1922 thì lá
cờ này lại theo nhà vua trong chuyến sang Pháp cùng những lễ nghi khi triều
đình thiết lễ "Tứ tuần khánh thọ" mừng nhà 40 tuổi năm 1925 và được coi như
quốc kỳ. Sang triều Bảo Đại lá cờ này vẫn tồn tại cho tới năm 1945 khi Chính
phủ Trần Trọng Kim chính thức chọn cờ quẻ Ly làm quốc kỳ của Đế quốc Việt
Nam.

Long Tinh Kỳ triều Nguyễn (1920 - 1945)

Ý nghĩa cũ của lá cờ:
Long Tinh Kỳ một lá cờ vảy rồng với 3 màu là Lam - Vàng - Đỏ với ý nghĩa
lúc đầu của nó là: Kỳ là cờ. Long là Rồng, biểu tượng cho hồng đế, có màu
vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là
màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngơi sao trên trời, mà cũng
có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ cịn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt
thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một
dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.
Lá cờ này từng được vua Gia Long cắm trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng
định chủ quyền của đất nước vào năm 1816.



Ý nghĩa ngày nay:
Màu đỏ của ngơi sao hình trịn (theo quan niệm phương Đông) tượng trưng
cho ước vọng tỏa sáng.
Màu vàng của lá cờ, ngoài ý nghĩa là của Hồng Gia, thì ngày nay cịn là
biểu tượng cho tồn Việt tộc với ý nghĩa màu da vàng.
Vảy rồng màu xanh da trời thể hiện ước vọng hùng cường của dân tộc, sẽ trở
thành một con rồng châu Á.
Ngoài ra, việc sử dụng lại Long Tinh Kỳ là sự tiếp nối truyền thống theo đạo
lý Uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây; chim có tổ, người có tơng
của dân tộc. Đó cũng là niềm kiêu hãnh và là niềm tự hào của dân tộc. Đó từng
là một lá cờ thống nhất, không chia rẽ, một lá cờ tồn tại trong suốt thời gian độc
lập lâu dài, ngay cả khi chống Pháp xâm lược, các lực lượng chống Pháp chống
Triều (Trương Đinh) cũng đã sử dụng nó như một lời nhắc nhờ rằng “Nam
Quốc Sơn Hà, Nam đế cư” là của người Việt Nam chứ không phải là của nước
Pháp.
Đây vốn dĩ là môt lá cờ của một quốc gia thống nhất, tồn tại trong 1 khoảng
thời gian khá dài (83 năm) trong suốt thời kỳ độc lập của vương triều Nguyễn.
Long Tinh Kỳ thực sự là một lá cờ xứng đáng là quốc kỳ của nước Việt muôn
đời.


2. Đại Nam Kỳ ( 1885 - 1890 )

Đại Nam Kỳ

Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, Long Tinh Kỳ (nền vàng viền xanh
chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn nhưng đến
năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh

Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này
khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng,
nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc
đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không
thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam (大南).

3. Đại Nam Quốc Kỳ - Cờ Vàng Ba Sọc đỏ


Đại Nam Quốc Kỳ - Cờ Vàng Ba Sọc đỏ

a. Lá Cờ Vàng Ba Sọc đỏ xuất hiện lần thứ nhất ( 1890 - 1920 )
Lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiên khởi đầu vào năm 1890 trong thời vua Thành
Thái.
Năm 1890, ngay khi Thành Thái vừa mới lên ngôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ
được Vatican đạo diễn cho làm cờ hiệu thay thế cho lá cờ cũ là Đại Nam Kỳ
(nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm
1890).
Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy
Tân bị chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican truất phế vào năm 1916 và được
thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang,
phần đỏ nhiều hơn phần vàng). Như vậy tuổi thọ của lá cờ vàng ba sọc đỏ lần
thứ nhất chỉ có 26 năm. Vào năm này, chính quyền Bảo Hộ đưa Nguyễn Phúc
Bửu Đảo lên ngai vàng. Bửu Đảo lấy vương hiệu là Khải Định và dùng cờ Long
Tinh (có mầu sắc và thiết kế như đã nói ở trên) làm cờ hiệu. Cũng nên biết từ
năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng,
viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu.


Nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Thành Thái và Duy Tân, Bách Khoa Toàn

Thư Wikipedia viết:
"Năm 1890, vua Thành Thái đổi sang dùng lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt
ngang. Lá cờ này tồn tại qua các đời vua Thành Thái và Duy Tân, những ông
vua chống đối Pháp, và do đó cũng được coi là biểu tượng chống Pháp. Sau khi
Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm
thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang,
và cũng gọi cờ này là cờ long tinh."

b. Lá cờ Vàng Ba Sọc đỏ tái xuất hiện
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam (Thủ
Tướng Nguyễn Văn Xuân) chính thức dùng lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ làm
quốc kỳ và tiếp tục trong thời kỳ Quốc Gia Việt Nam (1948-1955) cho đến suốt
thời Đệ Nhất Cọng Hòa (1955-1963) và Đệ Nhị Cọng Hòa (1963-1975) của
nước Việt Nam Cọng Hòa (1955-1975).
Lá cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong
một phiên họp ở Hongkong năm 1947, với ý nghĩa màu cờ tượng trưng cho
“máu đỏ, da vàng” của người Việt Nam và ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc,
Trung, Nam Việt Nam. Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau
nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng
thuộc hành Thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ
thuộc hành Hỏa và chỉ phương nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng
nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá
cờ.


Cũng có một thơng tin cho rằng nhà báo người Ý Tiziano Terani dựa theo lời
kể một linh mục Thiên Chúa Giáo tên là Trần Hữu Thanh, cho rằng người thiết
kế lá cờ này là ông Thanh do ông này đã có lần giải thích với ơng Terzani vào
tháng 6 năm 1975 khi Terzani viếng thăm Việt Nam sau sự kiện 30.4.1975 rằng
“ba sọc đỏ trên lá cờ tượng trưng cho ba miền của Việt Nam – Bắc Kỳ (Tonkin),

Trung Kỳ (Annam), và Nam Kỳ (Conchin-China).
Hiện nay, lá cờ này không được phép sử dụng tại Việt Nam và cũng khơng
cịn sử dụng tại Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên qua “Chiến Dịch Cờ Vàng” tại Hoa
Kỳ, lá cờ này đã được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa
Kỳ công nhận là “Lá Cờ Tự Do và Di Sản” (Heritage and Freedom Flag) và coi
như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương.

c. Ý nghĩa của cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
- Về Phương Diện Màu Sắc:
Không những màu vàng và đỏ tượng trưng cho dân Việt da vàng máu đỏ mà
màu quốc kỳ Việt Nam còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều, liên hệ đến
nhân-sinh-quan cùng vũ-trụ-quan của dân Việt. Nói chung, màu vàng thuộc
hành Thổ (trong ngũ hành) nằm tại trung ương, vì thế màu vàng tượng trưng
cho lãnh thổ và cho uy quyền sở-hữu-chủ của lãnh thổ này. Màu đỏ thuộc hành
Hỏa và nằm ở hướng Nam; do đó, màu đỏ chỉ dân tộc Việt ở phương Nam so
với Trung Hoa.
- Về Phương Diện Chính Trị:
Nền vàng của lá quốc kỳ chỉ quốc gia và dân tộc Việt Nam và ba sọc đỏ tượng
trưng cho ba kỳ. Quốc kỳ vàng mang hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, tiêu biểu


cho chế độ tự do, dân chủ tại Việt Nam; thứ hai, tiêu biểu cho một quốc gia
thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, có chính quyền lãnh đạo nhân dân trong lãnh
thổ đó và nhân dân gồm tất cả 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Do đó,
nước Việt khơng thể bị phân chia như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cắt nhượng
cho bất cứ ngoại bang nào như Pháp đã chia Nam Kỳ thành một nước khác biệt
với Bắc và Trung Kỳ.
- Về Phương Diện Triết Lý:
Tương tự như quan niệm về vũ trụ gồm Trời ở trên, Đất ở dưới và Người ở giữa
mà tất cả hợp với nhau biến thái, chuyển dịch thành lẽ biến dịch của vạn vật

trong vũ trụ, lá Quốc Kỳ Việt Nam chính thống cũng được chọn thế nào để phù
hợp hài hòa với lẽ biến dịch này. Màu vàng thuộc hành Thổ, màu đỏ thuộc hành
Hỏa và vận chuyển theo Ngũ Hành Tương Sinh thì Hỏa sinh Thổ nên thuận hợp
với nhau. Như vậy, kết hợp hai màu vàng và đỏ làm thành quốc kỳ, chúng ta
nhấn mạnh cho Trung Quốc biết rằng dân Việt ở phương Nam là một dân tộc có
lãnh thổ riêng và chủ quyền hồn tồn trên đất nước ta như ý nghĩa bài thơ Phạt
Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt và bản Bình Ngơ Đại Cáo mà Nguyễn
Trãi đã khẳng định.
Tóm lại, Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã từng được dùng làm biểu tượng chính thức
cho một Quốc Gia Việt Nam chưa bị phân chia trước năm 1954; nên chi, quốc
kỳ vàng sẽ vẫn là biểu tượng chung của những người Việt quốc gia chân chính.
Quốc kỳ vàng mang linh hồn của dân tộc Việt cùng tiêu biểu cho tinh thần bất
khuất của dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm từ thuở khai quốc đến
nay. Quốc kỳ vàng đượm thắm máu đào của bao tiền nhân và anh hùng liệt sĩ đã
hi sinh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, không phân biệt người dân sống
dưới thể chế chính trị Quốc Gia hay Cộng Sản, sắc tộc Kinh hay Thượng, hoặc
tơn giáo, phái tính, tuổi tác nào. Vì thế, người Việt quốc gia có bổn phận phải


bảo vệ và phát huy chính nghĩa quốc gia tượng trưng bởi lá quốc kỳ chính thống
nền vàng ba sọc đỏ, lá cờ tiêu biểu cho tự do, công bằng và bác ái của truyền
thống dân Việt.

4. Cờ Bắc Trung Kỳ và cờ Nam Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
a. Cờ Bắc Trung Kỳ
Sau khi hai vua Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đày đi Phi Châu, con của
vua Đồng Khánh là Khải Định lên ngôi. Giống như cha, Khải Định cũng là một
vua bù nhìn và nổi tiếng nịnh Tây. Vì vậy, đến năm 1920 thì Khải Định tuân lời
quan bảo hộ Pháp, xuống chiếu thay đổi Cờ Vàng Quốc Gia tượng trưng cho ba
miền thống nhất, thành Cờ Vàng Một Sọc Đỏ, chỉ tượng trưng cho hai miền Bắc

và Trung của triều đình Huế mà thơi (cịn miền Nam thì trở thành thuộc địa
và có "quốc kỳ" riêng).

( Cờ Bắc Trung Kỳ 1920 - 10/3/1945 )
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ
Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng
có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được
kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu


cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá
cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua
Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới
12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo
của Tồn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về
chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều
đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự
bảo hộ của Pháp.
b. Cờ Nam Kỳ thuộc địa

Cờ Nam Kỳ thuộc địa ( 1923 - 10/3/1945 )
Từ năm 1923, Nam Kỳ đã chính thức thành thuộc địa Pháp "Nam Kỳ Quốc", có
chính phủ riêng, qn đội riêng và đã có "quốc kỳ" khác với Long Tinh Kỳ. Cờ
Nam Kỳ Thuộc Địa có nền vàng, với hình cờ Tam Tài của "mẫu quốc" Pháp
nằm trên góc trái. Tuy nhiên, lá cờ tồn tại đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3
năm 1945.
5. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương ( 11/3/1945 – 30/8/ 1945 )
Long Tinh Kỳ trong thời gian này có nền vàng, sọc đỏ bằng 1/3 cờ, gắn liền với
hai sự kiện tiêu biểu:



- Ngày 11/3/1945: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế
Kỳ
- Ngày 30/8/1945: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.

Long Tinh Đế Kỳ

Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày
11/3/1945, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt
Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc gia
Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Sau
đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ
treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du. Long Tinh
Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp bảo hộ, nhưng
nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng
với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.

6. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương (
tháng 6/1945 - 23/8/1945 )


Cờ quẻ Ly là một lá cờ có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền vàng với một quẻ
Ly đỏ ở chính giữa.

Cờ Quẻ Ly
Theo Kinh Dịch, Quẻ Ly có các ý nghĩa như sau:

“Trùng minh dĩ lệ hồ chính, nãi hóa thành thiên hạ.”
Dịch là: Hai lần sáng để bám vào chỗ chính, bèn hóa nên thiên hạ.


Tượng viết: “Minh lưỡng tác; Ly, đại nhân dĩ kế minh chiếu hồ tứ phương.”
Dịch là: Lời Tượng nói rằng: Sự sáng hai lần dấy lên, là Quẻ Ly, bậc đại nhân
coi đó mà kế tiếp sáng soi ở bốn phương.

Theo Kinh Dịch, trong Hậu Thiên Bát Quái của vua Văn Vương, Quẻ Ly chính
ứng với phía Nam của đồ hình, tạo thành trục Bắc - Nam là Khảm - Ly. Việc
học giả Trần Trọng Kim chọn Quẻ Ly làm quốc kỳ, còn mang một ý nghĩa khác
là quốc kỳ của nước phương Nam.
Sau khi Đế quốc Nhật Bản đảo chính thực dân Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm
1945, Hoàng đế Bảo Đại khi đó đã tuyên bố nền độc lập trên danh nghĩa với sự


bảo hộ của Nhật Bản. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ơng tun bố hủy bỏ Hịa ước
Q Mùi 1883 và Hịa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập
ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim - thường được
gọi là Nội các Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Việt Nam Đế quốc,
ngày 8 tháng 5 năm 1945 chọn cờ quẻ Ly làm quốc kỳ.

Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là quốc kỳ của ba miền Bắc Kỳ - Trung Kỳ - Nam Kỳ,
nhưng Nam Kỳ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Đế quốc Nhật Bản, lá
cờ duy nhất sử dụng tại đây là quốc kỳ Nhật Bản. Ngày 14 tháng 8, Nhật Bản
đầu hàng khối Đồng Minh, Nam Kỳ được trao trả cho Việt Nam Đế quốc nhưng
16 ngày sau đó thì Hồng đế Bảo Đại tun chiếu thoái vị (chiều ngày 30 tháng
8) trước sức ép của Mặt trận Việt Minh, chính thể Việt Nam Đế quốc cũng giải
tán. Bởi vậy, Nam Kỳ thực tế chưa bao giờ sử dụng cờ quẻ Ly.

7. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời “Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa” ( 5/9/1945 - 20/12/1946 )

Cờ Mặt Trận Việt Minh

Với nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong, cờ Mặt Trận Việt Minh đã trở thành
một phần của lịch sử Việt Nam.


- Ngày 5/9/1945: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc
Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
- Ngày 20/12/1946: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt
Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở
thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2
tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố
độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được cơng nhận là quốc kỳ của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí
Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định
lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3
năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng
bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đồn
Chính phủ đi từ châu Á sang châu u, từ châu u về châu Á; cờ đã có mặt trên
khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, cịn khơng ai có quyền
thay đổi quốc kỳ và quốc ca"...

Trong suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng chiếm ưu thế trên các cuộc
đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến 20/12/1946, Pháp chiếm được Bắc Bộ
Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố rút vào bưng kháng chiến. Dần dần, Pháp chiếm
đóng và kiểm soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đơng dân; cịn Việt
Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy, Cờ Đỏ Việt
Minh bị xem như tạm thời mất tư thế “quốc kỳ” kể từ ngày 20/12/1946 là ngày
Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày 20/7/1954 là ngày đất nước chia đôi và
Việt Minh trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở lên.



8. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời “Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc” (
1/6/1946 - 2/6/1948 )
Sau khi quân đội Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam
từ vĩ tuyến 16 trở xuống được tiếp quản bởi quân đội Liên Hiệp Anh. Rồi Anh
nhượng lại quyền kiểm sốt cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một
phong trào gọi là Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam Kỳ Cộng
Hòa Quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) được thành lập. Từ ngày
1/6/1946, Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc sử dụng quốc kỳ nền vàng với 5 sọc ngang
ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng xen kẻ. Cờ có ý nghĩa biểu trưng cho 3
dịng sơng Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ.

Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc
Lá cờ này chỉ tồn tại được 2 năm do chính quyền Cộng Hịa Nam Kỳ Quốc sát
nhập vào quốc gia Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo (ngày 2 tháng 6
năm 1948).
9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa” (
2/6/1948 - 20/7/1954 )
a. Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”
Sau khi giành được chính quyền, ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp - Việt với Jean Sainteny, đại diện chính phủ


Cộng hòa Pháp, rước quân đội Pháp vào để rảnh tay tiêu diệt các đảng phái
quốc gia, Hồ Chí Minh mới mở cuộc chiến chống Pháp để giành chính nghĩa.
Chiến tranh Việt (Việt Minh) Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/1946. Pháp chiếm
hầu hết các thành phố của cả ba miền Trung Nam Bắc, Việt Minh phải rút ra hậu
phương để kháng chiến. Sau hơn 2 năm đánh nhau với Việt Minh, người Pháp
thấy không thể chiến thắng nên đã liên lạc với Hoàng Đế Bảo Đại để trao trả
quyền độc lập cho VN nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Ngày

2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ
tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sỉ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm
quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước được đổi tên là
“Tiếng Gọi Công Dân” đã được chập nhận làm quốc ca của quốc gia Việt Nam.

Ngày 7/7/1954, Ngơ Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ
Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại
bài “Tiếng Gọi Công Dân” làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:

“Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.

Ðồng lịng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!

Vì tương lai quốc dân, cùng xơng pha khói tên,

Làm sao cho núi sơng từ nay luôn vững bền.

Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,

Thù nước lấy máu đào đem báo.


Nịi giống lúc biến phải cần giải nguy,

Người cơng dân ln vững bền tâm trí,

Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi

Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!


(Ðiệp khúc)

Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!

Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ

Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống

Xứng danh ngàn năm dịng giống Lạc Hồng.”

Có nhiều người chỉ trích việc dùng bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” của Lưu Hữu
Phước là một người theo Cộng Sản. Thực ra thì bài “Tiếng Gọi Cơng Dân” chỉ
mượn Nhạc, cịn Lời thì đã thay đổi gần như khác hẳn. Hơn nữa, khi làm bài
“Tiếng Gọi Thanh Niên”, Lưu Hữu Phước chỉ là một sinh viên với lòng yêu
nước nhiệt thành, ông chưa hề gia nhập một đảng phái nào, kể cả đảng Cộng
Sản Việt Nam.


Cờ Vàng Quốc Gia Việt Nam
b. Ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”.
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì:

“…quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ
thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau. …, ba sọc
đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này
ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được”.

“…nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc
đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt
Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ”.


Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” không những là Quốc Kỳ và
Quốc Ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cuả một nước có tự do và dân chủ
và đã được tất cả các nước trên thế giới trong khối tự do dân chủ công nhận.
Trong gần 30 năm, từ 1948 đến 1975, người dân VN tự do cũng như người lính
VNCH chống Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh không biết bao xương máu không
phải là để bảo vệ cho một chủ nghĩa hay một chủ thuyết nào mà chỉ là để bảo vệ
cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Vì thế ngọn Cờ Vàng Ba


Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng cho quốc kỳ và
quốc ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân
Quyền, cho nguyện vọng tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Biểu tượng Cờ Đỏ Sao
Vàng và bài Tiến Quân Ca của Việt Cộng trái lại, nó là biểu tượng chủ nghĩa
Cộng Sản, một chủ nghĩa tam vô: vơ tổ quốc, vơ tơn giáo, vơ gia đình, và học
thuyết Mác Lê, một học thuyết chun chính vơ sản. Bởi vậy những kẻ chiến
đấu dưới lá Cờ Đỏ Sao Vàng, dưới bài Tiến Quân Ca không phải là chiến đấu
cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, cho quốc gia dân tộc mà là chiến đấu cho
đảng Cộng Sản, cho chủ nghĩa Mác-Lê.
c. Tại sao phải tơn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi
Công Dân”.
- Để nêu cao chính nghĩa của người Việt quốc gia:
Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc VN đã phải bỏ hết cả nhà cửa ruộng
vườn chạy trốn Việt Cộng để di cư vào Nam với 2 bàn tay trắng cũng chỉ vì
muốn được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền của chính quyền miền Nam
Việt Nam tức chính quyền quốc gia VN mà biểu tượng là lá cờ Vàng với ba sọc
đỏ.

Suốt 20 năm cuộc chiến VN từ 1954 tới 1975, Việt Cộng mà biểu tượng là lá cờ
máu (đỏ) với ngôi sao vàng đi tới đâu là đồng bào VN chạy khỏi đó và tìm tới

vùng có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tức vùng quốc gia để được bảo vệ và che chở.
Hàng triệu quân dân cán chính của VNCH đã phải bỏ mình cũng vì để bảo vệ
cho lá cờ Vàng ba sọc đỏ tức bảo vệ cho người dân miền Nam VN được Tự Do,
Dân Chủ và có Nhân quyền

Năm 1975, Việt Cộng xóa bỏ Hiệp Định Ba Lê và cưỡng chiếm miền Nam, lại


một lần nữa, hơn một triệu người Việt bỏ hết cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn ra
đi với 2 bàn tay trắng để tìm tự do và trong số này cũng có tới vài trăm ngàn
người đã chìm xâu dưới lịng đại dương cũng vì 2 chữ tự do.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

- Để giữ vững căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản:
Sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hồ khơng cịn, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
cũng như bài Tiếng Gọi Cơng Dân khơng cịn là biểu tượng cho Quốc Kỳ và
Quốc Ca của nước Việt Nam nữa. Nhưng trong lòng mọi người, dù đã bỏ nước
ra đi hay hãy còn ở lại trong nước, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công
Dân vẫn là biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Chúng ta bỏ nước ra đi vì khơng muốn sống dưới chế độ tàn ác, phi nhân của
Cộng Sản Việt Nam. Các quốc gia tự do trên thế giới nhận cho chúng ta nhập cư
cũng vì tư cách tị nạn chính trị của chúng ta.Vì thế, là người Việt tỵ nạn Cộng
Sản, chúng ta cần phải bảo vệ tư cách này bằng cách tơn kính và vinh danh Cờ
Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ VNCH) và bài Tiếng Gọi Công Dân (quốc ca
VNCH) mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
- Để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Cộng:



×