Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng protein của cá còm (chitala ornata) giai đoạn cỡ giống 2 3cm lên cỡ giống 8 10cm luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.16 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN KHẮC TOÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG PROTEIN CỦA CÁ CÒM (Chitala ornata)
GIAI ĐOẠN CỠ GIỐNG 2-3cm
LÊN CỠ GIỐNG 8-10cm

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG PROTEIN CỦA CÁ CÒM (Chitala ornata)
GIAI ĐOẠN CỠ GIỐNG 2-3cm
LÊN CỠ GIỐNG 8-10cm

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khắc Tồn
Lớp:



48K - NTTS

Người hướng dẫn: ThS. Tạ Thị Bình


VINH - 2011

1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, quan tâm quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo Tạ Thị Bình, người đã
trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tơi trong q trình thực tập
tại cơ sở để tơi hồn thành tốt đề tài khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tiến, cùng các anh, các chị
tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã quan tâm tạo mọi điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và làm đề tài tốt nghiệp tại
cơ sở.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, lãnh đạo
trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ môn Nuôi
trồng thuỷ sản đã tạo điều kiên giúp đỡ về mọi mặt cho tôi trong suốt q
trình học tập tại trường, giúp đỡ tơi về cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin cảm ơn cảm ơn các bạn, các em cùng thực tâp tại cơ sở đã giúp
đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Vinh, tháng 7 năm 2011
Nguyễn Khắc Toàn


i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1.

Vài nét về đối tượng nghiên cứu.......................................................3

1.1.1.

Hệ thống phân loại.............................................................................3

1.1.2.

Ðặc điểm hình thái.............................................................................4

1.1.3.

Ðặc điểm phân bố...............................................................................5

1.1.4.


Tập tính sống......................................................................................7

1.1.5.

Ðặc điểm sinh trưởng.........................................................................8

1.1.6.

Ðặc điểm dinh dưỡng và thức ăn......................................................8

1.1.7.

Ðặc điểm sinh sản.............................................................................10

1.1.8.

Một số bệnh thường gặp của cá Còm và cách phòng trị...............11

1.1.9.

Giá trị kinh tế....................................................................................13

1.2.

Tình hình ni Cá Cịm trên thế giới và ở Việt Nam....................14

1.2.1.

Tình hình ni và nghiên cứu trên thế giới...................................14


1.2.2.

Tình hình ni và nghiên cứu ở Việt Nam.....................................14

1.3.

Một vài chỉ tiêu kỹ thuật ni Cá Cịm..........................................14

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................16
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................16

2.2.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu.......................................................16

2.3.

Vật liệu nghiên cứu...........................................................................16

2.3.1.

Dụng cụ thí nghiệm..........................................................................16

ii


2.3.2.


Cá giống.............................................................................................16

2.3.3.

Thức ãn sử dụng...............................................................................17

2.4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................17

2.5.

Chăm sóc, quản lí.............................................................................19

2.5.1.

Phương pháp cho cá ăn....................................................................19

2.5.2.

Quản lý..............................................................................................19

2.6.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...........................................20

2.6.1.

Số liệu môi trường môi trường........................................................20


2.6.2.

Số liệu sinh trưởng...........................................................................20

2.6.3.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily
growth)..............................................................................................21

2.6.4.

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (Special growth rate)....................21

2.6.5.

Tỉ lệ sống(S) (%)...............................................................................21

2.6.6.

Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá (feed conversion rate)...............21

2.6.7.

Hiệu quả sử dụng thức ăn FE (feed efficiency ).............................22

2.6.8.

Hiệu quả sử dụng protein PER (Protein efficiency ratio)............22

2.6.9.


Chi phí thức ăn.................................................................................22

2.7.

Phương pháp xử lí số liệu................................................................22

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................23
3.1.

Biến động các yếu tố môi trường....................................................23

3.1.1.

Biến động nhiệt độ............................................................................23

3.1.2.

Biến động pH....................................................................................24

3.1.3.

Biến động oxy hòa tan......................................................................25

3.1.4.

Biến động NH3...................................................................................25

3.2.


Tốc độ tăng trưởng...........................................................................26

3.2.1.

Tăng trưởng về khối lượng..............................................................28

3.2.2.

Tăng trưởng về chiều dài.................................................................30

iii


3.3.

Tỷ lệ sống...........................................................................................34

3.4.

Hệ số chuyển đổi thức ăn.................................................................35

3.4.1.

Hiệu quả sử dụng thức ăn................................................................35

3.4.2.

Hệ số sử dụng thức ăn......................................................................36

3.5.


Hiệu quả sử dụng protein................................................................37

3.6.

Chi phí thức ăn.................................................................................38

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................39
Kết luận...........................................................................................................39
Kiến nghị.........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................40
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cá Cịm (Chitala ornata) Gray, 1831.........................................4

Hình 1.2.

Bản đồ phân bố cá Cịm ở khu vực châu Á...............................7

Hình 2.1.

Hệ thống ao thí nghiệm.............................................................18

Hình 2.2.


Đo các yếu tố và mơi trưởng.....................................................20

Hình 3.1.

Biến động nhiệt độ nước trong ao thí nghiệm.........................23

Hình 3.2.

Biến động hàm lượng ơ xy hịa tan nước ao ni cá
Cịm.............................................................................................25

Hình 3.3.

Tăng trưởng trung bình về khối lương của cá Cịm..............28

Hình 3.4.

Tốc độ tăng trưởng bình qn ngày về khối lượng của
cá Cịm........................................................................................29

Hình 3.5.

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá Cịm.............................30

Hình 3.6.

Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá Cịm..................31

Hình 3.7.


Tăng trưởng bình qn theo ngày về chiều dài......................32

Hình 3.8.

Tăng trưởng đặc trưng về chiều dài trong q trình thí
nghiệm........................................................................................33

Hình 3.9.

Tỷ lệ sống của cá Cịm ở các nghiệm thức..............................34

Hình 3.10. Hiệu quả sử dụng protein - PER (g/g) của cá Cịm ni
bằng 3 loại thức ăn ở giai đoạn ương giống............................37

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng thức ăn thí
nghiệm...........................................................................................17
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................17
Bảng 3.1. Biến động pH trong các nghiệm thức.........................................24
Bảng 3.2. Biến động NH3 trong các nghiệm thức.......................................25
Bảng 3.3. Tăng trưởng của cá Còm giữa các nghiệm thức.......................26
Bảng 3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong thời gian thí nghiệm.............35
Bảng 3.5. Hệ số sử dụng thức ăn của cá Còm trong thời gian thí
nghiệm...........................................................................................36
Bảng 3.6. Chi phí thức ăn để thu được 1kg cá tăng trọng..............................38


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADG

Average daily growth

CTV

Cộng tác viên

DO

Ôxy hòa tan

DFI

Dry feed intake

FCR

Feed conversion rate

FE

Feed efficiency

PER


Protein efficiency ratio

SGR

Special growth rate

TB

Trung bình

VNCNTTS I

Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản

TAHH

Thức ăn công nghiệp

TAHH&CT

Thức ăn công nghiệp và cá tạp

TACT

Thức ăn cá tạp

&




vii


MỞ ĐẦU
Thủy sản là một ngành có nhiều thế mạnh ở nước ta hiện nay, với kim
ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4,7 tỷ USD tăng hơn 6% so với năm 2009 thì
đây là một trong ba ngành có đóng góp lớn nhất cho kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam.
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của nghề ni ven biển và nghề
ni biển thì nghề ni thủy sản nước ngọt vẫn khẳng định được vai trị của
mình, khơng ngừng phát triển cả về diện tích, quy mơ và sản lượng, các đối
tượng nuôi ngày càng đa dạng, nhiều đối tượng có giá trị kinh tế được đưa
vào ni trong đó các lồi cá đặc sản như cá Lăng Chấm, cá Chiên, cá Bống
Tượng… đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, một số lồi có giá trị
kinh tế như cá Còm, cá Chầy đất, cá Rầm xanh,… chưa thể phát triển thành
đối tượng nuôi phổ biến do nguồn cung cấp giống chưa chủ động phục vụ
nuôi thương phẩm, giống cá chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Ngoài những
đối tượng truyền thống, việc nghiên cứu sản xuất giống và ni một số đối
tượng cá có giá trị kinh tế là việc cần thiết.
Cá Còm (Chilata ornata) là loài cá nước ngọt cá giá tri kinh tế cao, có
chất lượng thịt thơm ngon và được thị trường rất ưa chuộng. Ngồi ra, đây
cịn là đối tượng sinh trưởng tương đối nhanh, đạt được trọng lượng 1,5 – 2,0
kg ở tuổi 1+ và có khả năng chịu được mơi trường ni bất lợi và có thể ni
cá Cịm ở mật độ cao 8 – 10 con/m2 rất có triển vọng cho người ni.
Nghề ni cá Cịm phát triển trong mấy năm gần đây và đem lại hiệu
quả kinh tế gấp nhiều lần so với nuôi các đối tượng nuôi nước ngọt truyền
thống khác như cá rô phi, cá chép, mè... Năng suất ni có thể đạt đến 50 tấn/
ha/ năm . Do vậy cá Còm được đưa vào danh sách những lồi có triển vọng
trong chủ trương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến


1


thủy sản (Nguyễn Thành Trung và ctv, 2000).
Hiện nay, cá tạp là thức ăn chủ yếu để ni cá Cịm. Tuy nhiên, giá thức
ăn ngày càng cao, số lượng cá tạp ngày càng khan hiếm do cạnh tranh thức ăn
với các đối tượng thủy sản khác. Sử dụng thức ăn là cá tạp cịn gây ơ nhiễm
nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng cá và hệ sinh thái ao nuôi. Trong khi
đó, nếu sử dụng thức ăn cơng nghiệp để ni cá Cịm vừa giảm được chi phí
khoảng 30% so với nuôi bằng cá tạp vừa giảm được tác động xấu đến mơi
trường.
Nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng ni đồng thời giảm chi phí thức ăn,
giảm thiểu tác động xấu đến môi trường ao nuôi, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “ Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỉ lệ sống
và hiệu quả sử dụng protein của cá Còm (Chitala ornata) giai đoạn cá cỡ
giống 2-3cm lên cỡ giống lớn 8-10cm”.
 Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định được loại thức ăn thích hợp cho cá còm giai đoạn cỡ giống 23(cm) lên cỡ giống lớn 8-10(cm)
 Nội dung nghiên cứu :
- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến tốc độ sinh trưởng
và phát triển của cá Còm trong giai đoạn ương giống.
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Cịm trong q trình
ương với các loại thức ăn khác nhau.
- Đánh giá hiệu quả chuyển đổi thức ăn và hiệu quả sử dụng protein của
cá Còm trong q trình ương giống.
- Đánh giá chi phí thức ăn trong việc ương ni cá Cịm bằng các loại
thức ăn khác nhau.

2



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Cá Cịm được mơ tả lần đầu tiên bởi Hamilton năm 1922 với tên khoa
học là Notopterus chitala, Cá Còm được xếp chung giống với cá thát lát
(Notopterus notopterus) và gần 10 loài khác. Năm 1931 Gray cũng nghiên
cứu về đối tượng này và đặt tên là Chilata ornata. Ơng đã tách Cá Cịm thuộc
một giống khác với cá thát lát, là giống Chilata, trong giống này có 3 lồi là:
Cá Cịm (C. ornata), cá Cịm hoa (C. blanci) và cá vây mao(C. lopis).
Theo mơ tả của Fishbase (2000) và Mai Đình Yên và CTV (1979) hệ
thống phân loại được xác định như sau:
Ngành có dây sống
Ngành phụ có xương sống Verteb
Lớp cá có xương
Bộ

Osteichthyes
Osteoglossiformes

Họ

Notopteridea
Giống

Chilata
Lồi

Chitala ornata (Gray, 1831)


Tên Việt Nam: cá Còm, cá Nàng Hai hoặc cá Thát lát Cườm
Tên tiếng Anh là Clown knife fish
Trước đây, cá Còm được xếp chung một giống với cá Thát lát và có tên
khoa học đồng danh là Notopterus chilata hay Mystus chilata. Hiện nay, cá
Còm được tách riêng thành hai giống khác nhau là Notopterus và giống
Chitala.Trong đó cá Cịm thuộc giống Chitala.

3


1.1.2. Ðặc điểm hình thái

Hình 1.1. Cá Cịm (Chitala ornata) Gray, 1831
Họ cá Cịm Notopteridae nhìn chung hình thái ngồi có dạng: thân dẹp
ngang, viền lưng cong rất rõ, viền bụng có gai, đầu nhỏ nhưng miệng tương
đối rộng. Vây bụng bị thối hóa, vây lưng nhỏ nằm khoảng giữa thân, vây hậu
mơn dài liền với vây đi.Vẩy trịn nhỏ, đường bên hồn tồn.
Cá Cịm thân dẹp bên, lưng nhơ cao nên được gọi là cịm (tức là gù).
Theo mơ tả hình thái của Trương Thủ Khoa (1992) và Phạm Văn Khánh
(2006), Cá Cịm có đầu nhỏ, nhọn, miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua
khỏi mắt, lỗ miệng rộng, xương hàm trên phát triển. Có một đơi râu mũi ngắn,
mắt nằm lệch về phía lưng của đầu. Lưng của thân và đầu mu xanh rêu, hai
bên hông và bụng màu trắng. Cá nhỏ dưới 10 cm có 10-15 hàng băng đen
chạy ngang thân, các băng này mờ dần khi cá lớn và trở thành những chấm
đen lớn, tròn ở phần đi. Mỗi chấm đều có vành trắng bên ngồi (5 – 10 trên
4


các cá thể khác nhau). Ngay trên cùng một mẫu số lượng chấm đen hai bên

thân cũng không giống nhau. Kích thước cơ thể tối đa được ghi nhận vào
khoảng 1m và có khối lượng thân đến 10 kg (Mai Đình n & ctv, 1992).
Cá có một đơi râu mũi nhỏ và ngắn thích nghi với đời sống đáy và săn
mồi về đêm (Lê Quý Cường, 2006)
Khi phân tích mẫu thu ở Tân Châu, Vĩnh Xương (Đồng Tháp), Cần
Thơ và TP Hồ Chí Minh , Mai Đình n và ctv, 1992 đã mơ tả : Cá Cịm có
thân dài rất dẹp hai bên, lưng cong gồ lên và độ cong tăng theo kích thước của
cá. Đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch xiên, kéo dài quá viền sau mắt.
Xương hàm trên phát triển rộng. Răng nhọn lên và mọc ở hàm dưới, phần
giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Có một đơi râu
mũi ngắn nhỏ. Mắt lệch về phía lưng của đầu, gần mút mõm hơn điểm cuối
xương nắp mang. Khoảng cách hai mắt cong và lồi, tương đương đường kính
mắt. Lỗ mang rộng. Màng mang rất phát triển.
1.1.3. Ðặc điểm phân bố
Phần lớn các loài trong họ Notopteridae phân bố chủ yếu ở các thủy
vực nước ngọt khu vực Châu Phi và Châu Á. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa
các lồi ở hai khu vực này. Những loài ở châu Phi chỉ có vây ngực và vây hậu
mơn, cịn những lồi ở Châu Á thì có thêm vây lưng (Michael K.Stoskpf và
etal, 1992).Họ cá thát lát là cá nhiệt đới sống ở các thủy vực nước ngọt, phạm
vi phân bố hẹp. Cá Cịm phân bố ở khu vực Đơng Nam Á, lưu vực sông
Mekong (Lào, Canpuchia, Thái Lan, Việt Nam), sông Chao Phraya (Thái
Lan) và các nước Srilanka, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ.
Họ cá thát lát phân bố rộng rãi trên toàn bộ lưu vực sơng và những nơi
có điều kiện giống như dịng chính của hệ thống sơng Mekong. Trên lưu vực
sông Mekong cá thát lát phân bố rộng nhất sau đó đến Cá Cịm, cịn Cá Cịm

5


hoa là lồi cá đặc hữu của sơng Mekong chúng chỉ phân bố ở khu vực thác

ghềnh đá (Ủy hội sơng Mekong, 2005).
Cá Cịm sống ở sơng rạch, ao đầm, ruộng trũng, có thể chịu đựng được
ở vực nước có lượng oxy thấp, nhờ có cơ quan hơ hấp phụ. Mùa nước to cá
đi vào các vùng ruộng ngập nước sinh sống, mùa khô cá ra sống ở các rạch
lớn, sơng chính, các vực nước sâu.
- pH 5,5 ÷ 8,5.
- DO 3 ÷ 8 mg/l.
Theo Ramshorst, 1981, Cá Cịm Ở Việt Nam, trong tự nhiên chỉ có Cá
Cịm và Thát lát, khơng có Cá Cịm hoa.Trong đó cá Thát lát sống hầu hết
thủy vực nước ngọt thuộc các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, cũng có thể gặp
cá này ở các đầm nước lợ, cửa sông, vùng ven biển. Giới hạn cao nhất về phía
bắc là khu vực sơng Lam – Nghệ An (Mai Đình n và CTV, 1979).
Cá Cịm phân bố tự nhiên ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia
(vùng Châu Đốc, Tân Châu), các nơi khác như sơng Đồng Nai và sơng Sài
Gịn ít gặp hơn (Mai Đình n và CTV, 1992). Chúng cịn phân bố trong các
kênh rạch, ao, mương, đầm lầy ở miền Tây Nam Bộ (Trần Ngọc Nguyên và
CTV 2005). Cá sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy, thích yên tĩnh nên hay
chui rúc trong các rặng cây và hốc đá.
Qua nghiên cứu của Nguyễn Chung, 2006 mơi trường thích hợp cho Cá
Còm sinh trưởng và phát triển là :
- Nhiệt độ nước từ 20 ÷ 300C
- Độ mặn tối đa 6‰.thích sống ở môi trường nước hơi acid.

6


Hình 1.2. Bản đồ phân bố cá Cịm ở khu vực châu Á
1.1.4. Tập tính sống
Ở Việt Nam, Cá Cịm phân bố tự nhiên từ Nam Trung bộ đến đồng
bằng sơng Cửu Long, trong đó phân bố nhiều ở lưu vực sông Cửu Long và

sông Đồng Nai (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Chúng thường sống ở những nơi
nước tĩnh, chịu được mơi trường chật hẹp, nước có lượng ơ xy hồ tan thấp
nhờ có cơ quan hơ hấp phụ. Ngồi ra, Cá Cịm có khả năng chống chịu tốt với
điều kiện bất lợi, ít bệnh tật. Đây là những đặc tính q của lồi cá này, có
tiềm năng ni thâm canh với mật độ và năng suất cao trong ao đầm. Mùa
nước lớn, cá theo nước vào đồng ruộng để sinh sống; mùa khô cá ra sông rạch
hoặc khu vực nước sâu. Cá Cịm là cá nhiệt đới, ưa thích nhiệt độ từ 24-30 oC.
Cá có khả năng chịu lạnh kém, cá sẽ chết khi nhiệt độ nước dưới 10oC kéo dài
vài tuần. Ngưỡng nhiệt độ lạnh gây chết với Cá Cịm cũng tương tự như cá
Rơ phi và cá Tra. Cá Cịm có tập tính sống theo quần đàn và loại cá này

7


thường học động mạnh vào ban đêm. Cá Còm thường sống ở tầng giữa và
tầng đáy. Khi nuôi trong ao đầm chúng thường tập trung vào các góc hoặc
xung quanh bờ ao.
1.1.5. Ðặc điểm sinh trưởng
Cá Cịm là lồi cá có kích thước cơ thể lớn, dài đến 100 cm và nặng
trên 10 kg (Quddus và Shafi, 1983; Rahman, 1989). Trong tự nhiên cá 1+ có
thể đạt 1,5 ÷ 2 kg, mỗi năm tăng từ 0,9 ÷ 1,1 kg. Cá thể lớn nhất được ghi
nhận có trọng lượng thân đến 19 kg (Azadi và ctv., 1994). Trong khi đó, cá
Thát lát có chiều dài tối đa là 40 cm (Raiboth, 1991) Cịn lồi cá Thát lát có
kích thước nhỏ, tốc độ sinh trưởng chậm. Trong ao nuôi của huyện Thốt Nốt
– Cần Thơ cá đạt 100 g sau 12 tháng nuôi (Bùi Xuân Nam, 2001).
Thời gian từ khi trứng thụ tinh ấp đến là 7 ngày. Cá bột mới nở đến cá
con phải mất đến 35 ÷ 40 ngày mới đạt 3 ÷ 4 cm, cá giống tăng trưởng nhanh
đạt 5 ÷ 6 cm sau 15 ngày. Để đạt kích thước 10 ÷ 12cm phải ương tiếp 30 ÷
35 ngày. Nuôi thương phẩm cá lớn nhanh, sau 6 tháng cá có thể đạt 400 ÷ 500
g/con, sau 12 tháng ni cá có thể đạt 1 kg/con (Nguyễn Chung, 2006).

Đối với cá thát lát cá mới nở có kích thước 0,9 ÷ 1 cm, sau 30 ngày
ương cá đạt 3 ÷ 4 cm (Nguyễn Thành Trung, 1999). Cá đạt tuổi 1+ có kích
thước 20 cm và khối lượng 100 g/con (Bộ thủy sản, 1996 ).
Điểm nổi trội của Cá Còm so với các lồi cá đang ni ở đồng bằng
sơng Cửu Long là khi nuôi thương phẩn, cá nuôi càng lâu càng có hiệu quả
kinh tế, sự tiêu tốn thức ăn giảm. Ở những lồi cá rơ phi, cá tra, cá basa ni
đến đạt kích thước thương phẩm phải lo thị trường tiêu thụ, nếu tiếp tục nuôi
cá tăng trưởng chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn (Nguyễn Chung, 2006).
1.1.6. Ðặc điểm dinh dưỡng và thức ăn
Trong tự nhiên, Cá Còm là loài ăn tạp, thiên về thức ăn động vật. Thức
ăn trong dạ dày của Cá Cịm bao gồm cơn trùng ở nước, nhuyễn thể, tôm và

8


cá nhỏ (Rahman, 1989). Chưa có tài liệu ngồi nước công bố về nhu cầu dinh
dưỡng và sản xuất thức ăn ni Cá Cịm thương phẩm. Cá Cịm là lồi cá có
tập tính hoạt động và bắt mồi về ban đêm. Trong điều kiện nuôi chúng ăn
giun, cá mồi, cá tạp, ngồi ra cịn có khả năng sử tốt thức ăn chế biến (Phạm
Văn Khánh, 2006; Đoàn Khắc Độ, 2008).
Cá Cịm có đặc tính sống quần đàn, khi lớn đặc tính này vẫn cịn nhưng
cá tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Cá sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy
nhưng trong thực tế ni thương phẩm, Cá Cịm vẫn ăn mồi ở tầng mặt, cũng
tranh mồi như những loài cá khác nếu như tập cho ăn đúng giờ.
Cá Cịm có các đặc điểm thích nghi với đặc tính bắt mồi sống và chủ
động: thân hình thoi, dẹp bên giúp cá di chuyển nhanh nhẹn và nhẹ nhàng;
miệng rộng có nhiều răng sắc nhọn; mang có 4 cung mang, lược mang thưa
và ngắn (mỗi cung mang có 12 ÷ 14 lược mang); dạ dày hình chữ Y; tỷ lệ
chiều dài ruột và chiều dài cơ thể Li/L = 0,23 ÷ 0,27 (Lê Quý Cường, 2006).
Giai đoạn cá bột 1 ÷ 4 ngày sau khi nở, cá dinh dưỡng bằng nỗn hồng.

Giai đoạn cá 4 ÷ 8 ngày tuổi, cá ăn Moina, Daphnia.
Từ ngày thứ 9, cá có thể ăn trùn chỉ, ấu trùng giáp xác, côn trùng.
Sau 50 ngày tuổi cá có tính ăn giống cá trưởng thành.
Trong ni thương phẩm có thể cho cá ăn mồi sống hoặc cũng có thể
tập cho cá ăn thức ăn chế biến (70% bột cá + 30% bột cám), các phụ phẩm
nông nghiệp, phụ phẩm lị mổ, thức ăn đơng lạnh hay thức ăn công nghiệp.
Khẩu phần ăn của cá từ 3 ÷ 7% khối lượng cá, tùy theo loại thức ăn và điều
kiện mơi trường (Nguyễn Chung, 2006).
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nhu cầu dinh dưỡng của
Cá Cịm nói riêng và cá Thát lát nói chung. Người ni thường cho Cá Cịm
ăn thức ăn là cá tạp, hoặc cá tạp trộn với 30-50% thức ăn tự chế hoặc kết hợp
cho ăn 70% cá tạp và 30% thức ăn viên hỗn hợp (Phạm Văn Khánh, 2006).

9


Cá ni theo hình thức này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, tương đương với
nuôi bằng cá tạp. Việc sử dụng cá tạp làm thức ăn thủy sản gây ô nhiêm môi
trường và lây lan dịch bênh. Do vậy cần thiết phải hạn chế bớt việc sử dụng
cá tạp và tiến tới ni Cá Cịm hồn tồn bằng thức ăn cơng nghiệp.
1.1.7. Ðặc điểm sinh sản
* Tuổi và kích thước thành thục
Theo Nguyễn Chung, 2006 ngoài tự nhiên cá thành thục sinh dục là
2+ ÷ 3+ nặng 1÷ 2 kg. Trong ni vỗ cá có thể thành thục lần đầu ở 2 + nặng 2
kg, thực tế cá khoảng 1,0 kg nuôi vỗ vẫn cho đẻ được. Cá Thát lát thành thục
lần đầu ở tuổi 1+ kích thước 17 ÷ 18 cm, nặng 40 ÷ 60 g/con (Nguyễn Duy
Khoát, 1997). Theo Mai Đình Yên (1983), cá nàng hai 1 năm tuổi thành thục
nặng khoảng 1 kg. Tuổi sinh sản của cá nàng hai là ở năm thứ ba; buồng
trứng cá phát triển không đồng đều ở nhiều giai đoạn, do đó cá có thể đẻ được
nhiều lần trong năm.

Để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của Cá Còm, (Hossain và
ctv, 2006) đã thu thập 4 cặp Cá Còm bố mẹ (cá cái 4,2-5,0kg ; cá đực 2,83,6kg) từ sông Modhumoti (Bangladesh) vào tuần đầu tiên của tháng 7 và
ni trong 4 ao diện tích từ 900-1300m, độ sâu 1,5-1,7m. Cá đã thành thục
sinh sản tự nhiên trong ao. Thế hệ F1 của đàn cá gốc này được sử dụng để
nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống. Theo nghiên cứu
này, Cá Còm thành thục và tham gia sinh sản lần đầu ở tuổi thứ 3. Tinh sào
của con đực có màu kem sáng, nỗn sào của cá cái có màu nâu nhạt.Sức sinh
sản tuyệt đối 5.761 trứng trên cá thể cái có khối lượng thân 4.200 g. Nhìn
chung, cá cái có sức sinh sản tuyệt đối thấp do trứng có kích thước lớn (khối
lượng 1 trứng là 54 mg và đường kính 4,58 mm).
* Tập tính sinh sản và mùa vụ sinh sản
Tập tính sinh sản của Cá Cịm là đẻ trong tổ đẻ và canh gác trứng
(Azadi và ctv, 1995). Trứng Cá Cịm dạng bám dính, sau khi đẻ trứng bám

10



×