Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tội cố ý gây thương tích mà a thực hiện (khoản 2 điều 134 BLHS) thuộc loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại điều 9 BLHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.67 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

I.Tình huống..........................................................................................................2
II.Giải quyết tình huống.........................................................................................3
1.Tội cố ý gây thương tích mà A thực hiện (khoản 2 Điều 134 BLHS) thuộc
loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?............................3
3.Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm mà A và B thực
hiện.................................................................................................................... 5
5.Nếu bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thì hình phạt cao
nhất mà tịa án có thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù ?.........................8


MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống sôi nổi và hiện đại của ngày hôm nay, khi nền kinh tế đang
ngày càng phát triển thì vấn đề đạo đức của con người lại xuống cấp một cách đáng
báo động. Biểu hiện cụ thể chính là xơ xát, đánh nhau rất bạo lực, thậm chí là những
vụ giết người với những lý do bình thường. Để minh chứng và làm rõ vấn đề này, e
chọn đề số 4 trong danh mục bài tập học kì.
NỘI DUNG
I.

Tình huống
Do mâu thuẫn với anh D, A ( 17 tuổi), B (15 tuổi) bàn bạc và cùng nhau dùng

dao găm, gây gổ gây thương tích với D với tỷ lệ tổn thương cơ thể 40%. Sau khi
gây thương tích cho D, A và B cịn đập phá làm thiệt hại tài sản của D trị giá 220
triệu đồng. Tòa án kết án A về hai tội theo khoản 2 Điều 134 và khoản 3 Điều 178
BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội cố ý gây thương tích mà A thực hiện( khoản 2 Điều 134 BLHS) thuộc
loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?


2. B có bị coi là đồng phạm với A về tội cố ý gây thương tích trong trường hợp
nêu trên khơng? Tại sao?
3. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm mà A và B thực
hiện.
4. Hình phạt cao nhất mà tịa án có thể áp dụng đối với A về hai tội trong
trường hợp nêu trên là bao nhiêu năm tù?
5. Nếu bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thì hình phạt cao
nhất mà tịa án có thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù ?

2


II.

Giải quyết tình huống

1. Tội cố ý gây thương tích mà A thực hiện (khoản 2 Điều 134 BLHS)
thuộc loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
Tội phạm, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội
cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, Điều 9
Bộ luật hình sự, tội phạm đã được phân thành bốn nhóm khác nhau: Tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Sự phân thành bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện cơ bản,
vừa là cơ sở thống nhất nhất cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật
hình sự. Đồng thời là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cụ
thể để áp dụng cho từng loại tội phạm xảy ra.
Căn cứ vào Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm :
“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

3


Trong tình huống trên, A đã dùng dao găm gây gổ gây thương tích đối với anh
D do mâu thuẫn. Hành vi phạm tội của A đã bị tòa án kết tội về tội cố ý gây thương
thương tích theo khoản 2 Điều 134 BLHS.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 134 quy định: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k,
l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”.
Như vậy hành vi phạm tội của có hình phạt từ 02 đến 05 năm.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 BLHS quy định về tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hiểm khơng lớn cho xã hội và có hình phạt tù đến 03 năm. Trong
trường hợp này A có thể thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng khi bị tồn án kết tội từ
02 đến 03 năm tù.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 134 BLHS 2015 quy định về tội phạm nghiêm trọng

là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07
năm tù. Như vậy khi A bị tòa án kết an từ trên 03 năm đến 05 năm tù thì hành vi
phạm tội của A thuộc tội phạm nghiêm trọng.
Như vậy tội cố ý gây thương tích của A có thể thuộc tội ít nghiêm trọng hoặc
tội nghiêm trọng căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 9 BLHS 2015.
2.

B có bị coi là đồng phạm với A về tội cố ý gây thương tích trong
trường hợp nêu trên khơng? Tại sao?

Tội phạm do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện, khi
tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và hành động có sự liên hệ mật thiết, tác
động lẫn nhau thì trường hợp đó được gọi là đồng phạm. Căn cứ vào khoản 1 Điều
17 BLHS 2015 quy định :
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.”
Dấu hiệu về mặt khách quan:

4


Dấu hiệu về số lượng: ít nhất có hai người cùng thực hiện và có đủ năng lực
chịu trách nhiệm hình sự. Hai người là A và B có đủ điều kiện của chủ thể của tội
phạm. Đó là có năng lực TNHS và đủ về số lượng.
Dấu hiệu cùng thực hiện một tội phạm: Cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa
là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi như sau:
Hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục
người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm.
Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ

có một loại hành vi. Trong trường hợp trên cả A và B cùng tham gia thực hiện hành
vi phạm tội. A và B đã bàn với nhau và cùng nhau dùng dao găm gây gổ gây thương
tích với anh D.
Như vậy đã có đủ dấu hiệu về mặt khách quan về đồng phạm thực hiện tội
phạm cố ý gây thương tích.
Dấu hiệu về mặt chủ quan:
Dấu hiệu lỗi: thì đồng phạm người thực hiện phải có lỗi cố ý, cả A và B đều
thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Và xác định đây là lỗi cố ý trực tiếp. Vì:
+ Về lí trí: cả A và B cùng bàn bạc kế hoạch để gây thương tích cho anh D.
Hơn nữa của A và B đều thấy rõ được hậu quả xảy ra nhưng vẫn cố thực hiện.
+ Về ý chí: cả A và B đều mong muốn và có ý thức để cho hậu quả xảy ra, tức
là muốn anh D bị thương.
- Dấu hiệu mục đích phạm tội: Cả hai do mâu thuẫn với anh D cho nên đã
dùng dao găm gây gổ và gây thương tích cho anh D. Như vậy B cùng ý chí với A và
thống nhất với A về việc gây ra hành vi phạm tội.
Qua phân tích trên, B đủ dấu hiệu để được coi là đồng phạm với A thực hiện
tội cố ý gây thương tích căn cứ vào khoản 1 Điều 17 BLHS 2015.
3. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm mà A và B
thực hiện.
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

5


Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm: bao gồm hành vi khách
quan, hậu quả thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại.
Hành vi khách quan:
Hành vi khách quan là biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách
quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt mục đích có chủ định và mong muốn.

Đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm:
- Tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho xã hội
được pháp luật hình sự bảo vệ.
- Tính được quy định trong luật hình sự cịn được gọi là tính trái pháp luật.
- Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí.
Hậu quả thiệt hại:
Hậu quả thiệt hại là do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách
thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại
Căn cứ vào nội dung của cặp phạm trù nhân- quả theo phép biện chứng duy
vật, những căn cứ cho phép sự tồn tại khẳng định sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa
hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại đã xảy ra như sau:
-Hành vi khách quan phải xảy ra trước hậu quả thiệt hại về mặt thời gian.
- Hành vi khách quan độc lập hoặc trong sự tổng hợp với một hoặc nhiều hiện
tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thiệt hại.
-Hậu quả thiệt hại đã xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả của hành vi khách qua.
Thực tế, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại tồn tại
dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau, phổ biến có 2 dạng :
-Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp.
-Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp.
Ngồi ra cịn có các điều kiện bên ngoài gắn với hành vi khách quan như công
cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…

6


Trong tình huống trên, A và B có hành vi vi phạm quy tắc an tồn. Đó là
những quy tắc nhằm bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho con
người. Xuất phát từ mâu thuẫn với anh D mà A và B đã sử dụng cơng cụ phạm tội là

dao găm đã gây thương tích cho anh D gây thương tích đến 40%, hơn nữa còn gây
hậu quả về tài sản trị giá đến 220 triệu đồng. A và B đã gây thiệt hại cả về thể chất
và vật chất. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội khi chỉ xuất phát từ mâu thuẫn
trong cuộc sống hàng ngày.
4. Hình phạt cao nhất mà tịa án có thể áp dụng đối với A về hai tội trong
trường hợp nêu trên là bao nhiêu năm tù?
Trong tình huống trên, Tịa án đã kết tội A về hai tội theo khoản 2 Điều 134 và
khoản 3 Điều 178 BLHS.
Theo khoản 2 Điều 134 quy định:
“Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy
định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù
từ 02 năm đến 05 năm”.
Hành vi gây thương tích của A bị tịa án kết án theo khoản 2 Điều 134 BLHS
2015. Theo đó người phạm tội có thể xử phạt cao nhất đến 05 tù.
Theo khoản 3 Điều 178 quy định :
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 1 Điều này”.
Sau khi gây thương tích A cịn có hành vi phá hoại tài sản của anh D. Theo đó
hành vi phạm tội của A theo khản 3 Điều 178 có hình phath cao nhất đến 10 năm tù.
Tổng hai hình phạt mà A phải chịu là 15 năm tù, căn cứ vào khoản 3 Điều 56
quy định :
7



“Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực
pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tịa án
có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Tuy nhiên A chỉ mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ
vào khoản 1 Điều 101 quy định:
“Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy với hình phạt tù có thời hạn của A là 15 năm nhưng A lại chưa đủ 18
tuổi nên mức hình phạt cao nhất được áp dụng với A không quá ba phần tư mức
phạt tù mà luật quy định. Như vậy mức hình phạt tù A phải chịu là 11 năm 2 tháng.
Như vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 101 BLHS thì mức án phạt cao nhất mà A
phải chịu là 11 năm 2 tháng.
5. Nếu bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thì hình
phạt cao nhất mà tịa án có thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù ?
B bị tòa án kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với tổng giá
trị thiệt hại lên đến 220 triệu đồng.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 178 quy định:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 1 Điều này”.
Như vậy với hành vi gây thiệt hại là 220 triệu đồng thì b có thể chịu hình phạt
cao nhất là 10 năm tù.


8


Tuy nhiên B chỉ 15 tuổi, chua đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật
hiện hành. Căn cứ vào khoản 2 Điều 101 quy định:
“Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy
định”.
Vì vậy đối với B hình phạt cao nhất đối với tù có thời hạn thì được áp dụng
không quá một phần hai mức phạt tù. Như vậy hình phạt tù cao nhất mà B phải chịu
là 05 năm tù.
Hình phạt cao nhất mà B phải chịu về tội hủy hoại hoặc cố ý phá hoại tài sản
là 05 năm tù căn cứ vào khoản 2 Điều 101 BLHS 2015.
KẾT LUẬN
Qua tình huống trên cho ta thấy tội phạm ngày càng nguy hiểm và có những
thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tính nguy hiểm rất lớn với xã hội. Pháp luật cần phải
trừng trị nghiêm khắc người phạm tội để răn đe, giáo dục, góp phần đảm bảo duy trì
trật tự xã hội.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB. Lao động.
2. Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam Phần các tội phạm, NXB. Cơng an nhân dân,
Hà Nội năm 2018.
3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần các tội phạm, NXB. Đại học quốc gia
Hà Nội, năm 2007.

4. GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, NXB CAND, Hà
Nội, năm 2010.
5. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật Hình sự, NXB. Thơng tin và truyền
thơng.
6. TS. Trần Văn Biên - TS. Đinh Thế Hưng, Bình luận khoa học bộ luật hình sự
2015 sửa đổi 2017, NXB Thế giới, 2016.
7. Trường Đại học Luật hà Nội, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2001.

10



×