Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đánh giá thực tiễn quyền hiến xác, hiến các bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết và đưa ra giải pháp bảo đảm cho việc thực thi quyền này của cá nhân sau khi chết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.91 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 1
I. Khái quát chung về quyền nhân thân, khái niệm hiến xác, hiến các bộ phận cơ
thể của cá nhân sau khi chết...........................................................................................1
1. Khái niệm quyền, quyền nhân thân.......................................................................1
2. Khái niệm xác, bộ phận khác của cơ thể...............................................................2
3. Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết trong Bộ luật dân
sự 2015...................................................................................................................... 2
II. Thực tiễn tiễn quyền hiến xác, hiến các bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết....4
1. Nhu cầu thực tế về việc cấy ghép bộ phận cơ thể người sống và nghiên cứu y
học qua xác người......................................................................................................4
2. Thực trạng về vấn đề vi phạm các nguyên tắc hiến xác và bộ phận cơ thể
người......................................................................................................................... 7
III.

Giải pháp bảo đảm cho việc thực thi quyền này của cá nhân sau khi chết............8

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11

0


MỞ ĐẦU
Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ, trong đó có
Việt Nam. Trong pháp luật Việt Nam quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp
luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự. Xã hội ngày càng pháo triển, các quan hệ xã
hội ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng
lên cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là tinh thần. Điều này dẫn đến một việc tất yếu:


pháp luật cũng phải có sự ghi nhận, bảo vệ rộng rãi hơn đối với quyền nhân thân. Nói
đến quyền, nghĩa là nói đến sự tự do ý chí lựa chọn hành động của chủ thể trong khuôn
khổ của pháp luật. Như vậy, mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có
quyền tự quyết định đối với thân thể của mình, trong đó có quyền hiến xác, hiến các bộ
phận cơ thể sau khi chết. Đây là quyền nhân thân vơ cùng quan trong và mang nhiều ý
nghĩa. Vì vậy, em chọn đề tài số 04 trong danh mục bài tập lớn để làm rõ vấn đề này: “
Đánh giá thực tiễn quyền hiến xác, hiến các bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi
chết và đưa ra giải pháp bảo đảm cho việc thực thi quyền này của cá nhân sau khi
chết.”
NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về quyền nhân thân, khái niệm hiến xác, hiến các bộ

phận cơ thể của cá nhân sau khi chết.
1. Khái niệm quyền, quyền nhân thân.
Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức mà
pháp luật cho phép. Trong quan hệ pháp luật, nhà nước cho phép chủ thể có thể tiến
hành những hoạt động nhất định. Tùy theo mong muốn của mình mà chủ thể có thể
thực hiện hoặc khơng thực hiện những hoạt động này.
Quyền nhân thân (personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền
gắn liền với bản thân mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.

1


Tại khoản 1 Điều 25 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền nhân thân được quy
định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Quy định
này phần nào làm rõ khái niệm quyền nhân thân với hai đặc điểm cơ bản: là quyền dân

sự gắn liền với cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác.
Quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của cá nhân sau chết cụ thể hơn là một
quyền nhân thân. Cùng quan hệ tài sản, luật dân sự diều chỉnh quan hệ nhân thân.
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ
chức. Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhân thân được pháp luật thừa nhận
như một quyền tuyệt đối của cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là một quyền dân sự
gắn liền với một chủ thê, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác.
2. Khái niệm xác, bộ phận khác của cơ thể
Hiến xác là một hành động, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện ý thức và trách
nhiệm cũng như tinh thần vì cộng đồng của mỗi cá nhân. Việc hiến xác cho các tổ chức
y tế sẽ góp phần vào việc nghiên cứu tìm ra những vấn đề mới mẻ để giúp phát triển
các phương pháp chữa bệnh mới cho con người.
Theo khoản 2 điều 3 Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận của cơ thể người, hiến,
lấy xác thì “Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều
loại mơ khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”.
Như vậy bộ phận cơ thể được hiểu là một thể thống nhất được hình thành từ các
mơ khác nhau tạo thành cơ thể sơng hồn chỉnh, mà mỗi một bộ phận cơ thể thực hiện
một chức năng trao đổi chất khác nhau.
3. Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết trong Bộ luật
dân sự 2015
Hiến xác là một vấn đề dường như cịn rất xa lạ khơng chỉ đối với người dân
Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia khác. Trong thực tế khơng mấy người có ý định

2


sẽ hiến cơ thể mình cho việc cứu người hoặc cho việc nghiên cứu khoa học, có thể một
phần do khái niệm này cịn q mới lạ hoặc có thể do phong tục quan niệm từ xưa đến
nay khi chết họ muốn tồn vẹn vì kết thúc cuộc sống ở thế giới này nhưng khi sang thế
giới bên kia họ có thể tiếp tục sống tiếp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp có người

đồng ý hiến xác thì những người thân của họ lại không chấp nhận hoặc việc đăng kí
hiến xác của một cá nhân mà người thân của họ không biết đến khi người thân của họ
chết họ mới biết và quá bất ngờ và thường không chấp nhận việc đó.
Việc hiến xác của cá nhân sau khi chết là vấn đề được bàn luận và tranh cãi
rấtnhiều của các đại biểu quốc hội và rất nhiều ý kiến của dư luận và nó mới chínhthức
quy định cụ thể hóa tại Điều 35 BLDS năm 2015 thuộc nhóm các quyền nhân thân.
Điều 35 BLDS 2015 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết:
“1.Cá nhân có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống hoặc hiến
mơ, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người
khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
2. Cá nhân có quyền nhận mơ, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh
cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa
học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học,
dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các
điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan”.
Đây là một trong những quyền nhân thân của con người vì thế, quyền hiến xác
sau khi chết luôn gắn liền với một chủ thể nhất định, không thể dịch chuyển cho chủ
thể khác, không xác định được bằng tiền.
Đặc điểm của quyền hiến xác, các bộ phận của cơ thể:
Thứ nhất, mang đặc điểm chung của quyền nhân thân:

3


– Mang tính cá nhân tuyệt đối;
– Quyền hiến xác là quyền nhân thân không được xác định bằng tiền – Giá trị nhân
thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi
ngang giá.

– Quyền nhân thân được xác lập trực tiếp trên cơ sở của những quy định pháp luật.
– Quyền nhân thân là một quyền tuyệt đối. Mỗi chủ thể có một giá trị nhân thân
khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Thứ hai, Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết mang những điểm riêng:
Đem lại lợi ích cho người khác, cho toàn xã hội, là niềm vui khi cứu sống được
người khác đang mắc bệnh nguy kịch hiểm nghèo đang chờ sự giúp đỡ, đặc biệt là khi
những người bệnh đó lại là người thân thích ruột thịt của mình, niềm vui khi thấy mình
có thể cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Lợi ích của chủ thể thực hiện
quyền này chủ yếu là về mặt tinh thần bởi họ sẽ cảm thấy khi mình sống hết cuộc đời
rồi khi chết đi vẫn có thể làm được một việc có ích. Đó là những điểm riêng biệt của
quyền hiến xác so với các quyền nhân thân khác.
II.

Thực tiễn tiễn quyền hiến xác, hiến các bộ phận cơ thể của cá nhân sau

khi chết
1. Nhu cầu thực tế về việc cấy ghép bộ phận cơ thể người sống và nghiên cứu
y học qua xác người.
Trong thực tế số người cần được ghép tạng trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng ngày càng nhiều. Do đó chỉ thừa nhận việc hiến bộ phận cơ thể người
khi còn sống một cách tự nguyện là không thể đáp ứng được nhu cầu cấy ghép mơ
tạng. Vì vậy luật cần phải thừa nhận thêm việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi
chết.
Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết, trước
năm 2005 về mặt pháp lý chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này

4


tức là chưa có văn bản pháp luật nào thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác

sau khi chết. Do vậy thực tiễn này từ năm 2005 trở về trước ít người hiến xác hoặc
trường hợp trước khi chết họ đồng ý hiến song khi họ chết đi gia đình họ khơng đồng
ý.
Một số dữ liệu liên quan đến thực tiễn thực hiện việc hiến xác và bộ phận cơ thể
người ở Việt Nam:
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 5000 – 6000 người suy thận mạn
cần được ghép thận. Riêng tại Hà Nội đã có gần 1500 người được chỉ định ghép gan.
Sau thành công trong việc ghép thận, Y học Việt Nam đã và đang âm thầm thực hiện
ghép gan cho đến nay đã ghép gan thành cơng. Đó chính là một nét đột phá mới của
nền y học hiện đại tại Việt Nam. Uỷ ban ghép tạng Quốc gia đã dự kiến tiến hành 1 – 2
ca ghép gan đầu tiên trong năm 2004, và đã thực hiện nhiều ca ghép gan thành công
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do không có nguồn của người hiến nên cho đến
nay có hàng trăm người phải sang Trung Quốc và một số nước khác để có thể tiến hành
ghép thận, gan. Cịn ở trong nước chỉ có khoảng hơn 300 ca ghép thành cơng chủ yếu
là ghép thận.
Theo khảo sát của nhóm BS. Nguyễn Thế Hiệp và 2 cộng sự tại bệnh viện chợ
Rẫy và nhân dân Gia Định trong 1.226 người được hỏi ý kiến về việc “hiến gan của
người dân sau khi chết cho bệnh nhân gan mật trầm trọng cần ghép gan” có 975 người
“đồng ý”, 205 người “khơng đồng ý” với lý do cho rằng: “không phù hợp với đạo lý
người Việt Nam”, có 46 người cịn lại (chiếm 3,7%) “khơng có ý kiến”.
Từ bảng hỏi thu được các câu trả lời: “có hay khơng u cầu ghép gan cho
người thân nếu người này bị bệnh gan mật giai đoạn cuối?”, 1.517 người (chiếm 72%)
trả lời “có” và có tới 602 người (28%) trả lời “không”. Trong tổng số 1.202 người được
hỏi thì có 761 người (chiếm 63%) “đồng ý” hiến một phần gan của mình cho người
thân bị bệnh gan giai đoạn cuối và có 441 người (37%) “khơng đồng ý”. Qua khảo sát
cũng cho thấy có 442 người có chỉ định ghép gan trong tổng số 1.464 người xơ gan

5



nhập viện, 743 người cần ghép gan trong 2.293 bệnh nhân có bệnh lý gan mật và 2
người có chỉ định ghép gan trong 24 người viêm gan do có 2 người cần chỉ định ghép
gan vì (xơ gan nặng):
Theo số liệu nghiên cứu thông qua phiếu điều tra về vấn đề: “Hiến xác nhân
đạo, hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô tạng” để phục vụ khoa học và nghiên cứu tại
Việt Nam thì: Trong tổng số 492 người được hỏi “có nên hiến xác nhân đạo, hiến bộ
phận cơ thể người, hiến mô tạng”… để phục vụ cho ngành y học và nghiên cứu hay
không? đồng thời đây chính là một việc có giá trị nhân đạo- nhân văn sâu sắc với một
tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp biết hy sinh về đồng loại, góp phần thúc đẩy ngành y học
nước nhà phát triển. Thì đã thu được kết quả sau đây: Có 315 người (chiếm 64, 02%)
“đồng ý”, có tới 134 người (chiếm 27,27%) “khơng đồng ý”, và có 43 người (chiếm
8,73%) “khơng có ý kiến”. Như vậy, với 3 mức độ biểu hiện: “đồng ý”, “khơng đồng
ý”, “khơng có ý kiến”, thì “vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể, mô tạng…
Để phục vụ y học và nghiên cứu tại Việt Nam” vẫn được phần lớn đại bộ phận các đối
tượng, cá nhân trong xã hội ủng hộ- chiếm tới 64,02% nhận định của số người được
hỏi.
Qua nghiên cứu và phân tích phiếu điều tra, nhận thấy môi trường sống và làm
việc là một yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý và phát triển năng lực, cũng như khả
năng nắm bắt được các nguồn thông tin mới về y học, tầm quan trọng của vấn đề “hiến
xác nhân đạo”, “hiến bộ phận cơ thể người” và sự ra đời của Luật “Hiến, lấy, ghép bộ
Phận cơ thể người và hiến lấy xác” trong thời gian vừa qua. Từ góc độ này có thể lý
giải, và dễ hiểu một điều rằng: Vì sao vấn đề hiến xác nhân đạo ở một số tỉnh, thành
phố lớn ở khu vực phía Nam lại nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm, sự ủng hộ của
người dân nơi đây. Theo báo Thanh Niên (22/01/2007) Thủ tục hiến xác cho khoa học:
Tại khu vực phía Nam, người tình nguyện hiến xác có thể mang chứng minh thư hay
hộ khẩu đến đăng ký với trường Đại học Y ở địa phương, hoặc gửi đơn tình nguyện (có
xác nhận của địa phương) về Đại học Y Dược TP HCM (217 An Dương Vương. Quận
5; Điện thoại: 8558411) thì họ sẽ nhận được giấy chứng nhận hiến xác.

6



Tất cả những người từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể đăng ký hiến xác. Bác sỹ
Phan Bảo Khánh – Phó chủ nhiệm bộ mơn giải phẫu, trường Đại học Y Dược TP HCM
cho biết điều này. Trung bình mỗi năm, ĐH Y Dược TP HCM cần 20 xác. Đến nay,
trường đã nhận được 99 xác và gần 5.300 đơn tình nguyện hiến xác (có sự đồng ý của
gia đình) từ những người đang sống. Bác sỹ Khánh cũng cho biết, việc hiến xác giúp
các sinh viên y khoa có giáo cụ để thực hành mổ xẻ. Hơn thế nữa, đức hy sinh và lòng
nhân ái của người hiến xác sẽ giúp họ phục vụ bệnh nhân một cách vô tư và trong
sáng. Hiện nay ở nước ta có 3 trường Đại học: Y Hà Nội, Y Huế, Y TP.HCM là có
quyền được nhận xác hiến cho nghiên cứu khoa học.
Khi giải thích tầm quan trọng của vấn đề hiến “xác” nhân đạo, hiến bộ phận cơ
thể người… sẽ có một vị trí cần thiết nhất trong việc cứu chữa cho người bệnh, phục
vụ khoa học và nghiên cứu, đó chính là cơ sở tiền đề cần thiết cho ngành y học nước
nhà phát triển. Thì kết quả thu được làm cho nhóm nghiên cứu của chúng tơi thấy hết
sức bất ngờ khi có tới hơn 82% số người được hỏi đã “ủng hộ” vấn đề này. Đồng thời
họ cịn đề xuất rất nhiều những ý kiến có tính chất đặc biệt quan trọng như: Các cấp bộ
ngành nên có các biện pháp thơng tin, tun truyền về việc hiến, ghép mô, bộ phận cơ
thể người và hiến lấy xác; cần biết ơn, ghi nhận và tôn vinh những người có tấm lịng
và nghĩa cử cao đẹp đã hiến “xác” hoặc một bộ phận trên cơ thể mình; nên quản lý chặt
chẽ đến vấn đề này, các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; xây dựng và chỉ đạo thực
hiện kế hoạch về, hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác; nên quan
tâm để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân và gia đình của người đã tham gia hiến
“xác’, hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô, tạng hơn nữa…
2. Thực trạng về vấn đề vi phạm các nguyên tắc hiến xác và bộ phận cơ thể
người.
Hiện nay, các hoạt động môi giới mua bán bộ phận cơ thể người vẫn đang
ngấm ngầm diễn ra. Bởi lẽ, nhu cầu cấy ghép bộ phận cơ thể là vô cùng lớn và các bộ
phận cơ thể người hiến tặng thì vơ cùng ít. Điều này dẫn tới việc nâng giá trị của các
bộ phận đó lên rất nhiều, đến mức có tiền cũng chưa chắc mua được. Có nhiều người


7


do hồn cảnh nghèo đói q sẵn sàng bán đi một trong những bộ phận cơ thể của mình
để trang trải cho cuộc sống. Có trường hợp là người thân nằm viện khơng có đủ tiền
thuốc thang, lại có trường hợp là sinh viên bỏ nhà không được trợ cấp từ bố mẹ, và hơn
thế nữa có những kẻ sẵn sàng giết người rồi moi bộ phận họ đem đi bán… Đây là một
sự thật vơ cùng đau lịng tại Việt Nam hiện nay.
Một vấn đề nữa là chợ đen trong mua bán nội tạng đang diễn ra một cách tinh vi
và chuyên nghiệp thông qua khá nhiều bệnh viện. Chỉ cần để ý một chút chúng ta có
thể thấy được những người gọi là “cò” lảng vảng trước cổng viện tìm người có nhu cầu
mua. Hơn nữa khơng chỉ mua bán trong nước mà phạm vi của bọn chúng cịn mở rộng
ra tồn cầu đặc biệt là ở các điểm nóng như Trung Quốc. Vì thế mới có tình trạng
những bọn bn người bắt cóc và bán người sang Trung quốc. Nhiều gia đình có người
đi xuất khẩu lao động nhưng một đi không trở lại.
Việc mua bán nội tạng con người bị lên án vì vấn đề đạo đức. Các ngun tắc
bình đẳng, cơng bằng, và nhân phẩm con người bị cho là không được tôn trọng khi
người nghèo khổ phải hy sinh sức khỏe và đôi khi là cả mạng sống của mình. Tuy
nhiên, việc kiểm sốt hoạt động này không hề dễ dàng do bên mua bán có những thỏa
thuận ngầm. Pháp luật chỉ được thực thi tốt dựa vào bản lĩnh, đạo đức của bác sĩ, của
chính những mỗi người khi ý thức về giá trị của bản thân.
III.

Giải pháp bảo đảm cho việc thực thi quyền này của cá nhân sau khi
chết.

Để người dân ý thức được tầm quan trọng của việc hiến, thực hiện tốt các quy
định pháp luật trong lĩnh vực này là rất cấp thiết. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện
hành lang pháp lý chặt chẽ, hiệu quả và đặc biệt liên quan đến các chế tài xử lý vi

phạm là rất cần thiết, không vội vàng sẽ đem lại ý nghĩa xã hội to lớn và thực sự giúp
đỡ hàng trăm nghìn người bệnh có cơ hội cứu chữa và tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành y tế ngày càng phát triển hơn. Nếu khơng sẽ có những hậu quả khôn lường.

8


Một số vấn đề nhạy cảm như hiến bộ phậm cơ thể, hiến xác thì củng cố niềm tin
cho xã hôi là rất quan trọng.
Luật ra đời trước tiên là vì điều này. Đây là nội dung hàng đầu mà bất cứ pháp
luật nào cũng phải quan tâm, vấn đề quan trọng nhất là cung cấp thông tin cho nhân
dân. Do đó luật đưa ra các thuật ngữ chuyên ngành nhưng lại diễn đạt bằng ngôn ngữ
thường ngày cho phép người dân có thể hiểu được vấn đề.
Bổ sung nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người và nguyên tắc được quyền thơng
tin của người hiến trong tồn bộ ngun tắc liên quan đến hoạt đông hiến xác, hiến bộ
phậm cơ thể người.
Mở rộng chủ thể có quyền đăng ký hiến xác, hiến bộ phậm cơ thể sau chết, cho
phép người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể đăng ký hiến sau chết nếu được sự
đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc được đăng ký nhưng văn
bản chỉ có giá trị tham khảo, nó sẽ thực sự có hiệu lực khi người hiến tròn 18 tuổi. Cho
phép người chưa thành niên, người đã thành niên thuộc diện giám hộ được hiến những
hiến bộ phậm cơ thể đã hiến vì lợi ích của chính họ nếu họ khơng từ chối và có sự
đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ như một ngoại lệ thích đáng.
Một vấn đề hết sức quan trọng là chế tài cần phải được quy định, mặc dù nó rất
ít khi được áp dụng trên thực tế nhưng lại không thể thiếu.
Đối với vấn đề tuyên truyền: Hiến xác, ghép hiến bộ phậm cơ thể người là một
lĩnh vực phức tạp không chỉ thu hút sự quan tâm của những người làm y học mà còn là
mối quan tâm của tồn xã hội. Tơn trọng những giá trị truyền thống loại bỏ những trở
ngại từ tâm lý, trong tục tập qn tín ngưỡng tơn giáo…Như vậy tun truyền trở
thành vấn đề mấu chốt, là cách thức vô cùng hiệu quả để định hướng dư luận thành

công của nó là sự đảm bảo cho thành cơng của tồn bộ chương trình hiến xác, ghép
hiến bộ phậm cơ thể người. Và đây cũng là cách truyền thống và tốt nhất để tiếp cận
niềm tin, gạt bỏ mối ghi ngại từ cộng đồng

9


Về năng lực chủ thể của người hiến xác sau khi chết: Về năng lực chủ thể của
người hiến là cần thiết trong trường hợp người đó hiến xác của mình khi cịn sống hoặc
đăng ký hiến sau khi chết. Tuy nhiên, trường hợp mà người chết không để lại di chúc
mà gia đình họ làm đơn hiến xác của con mình nhằm mục đích cứu chữa người bệnh
thì vấn đề năng lực nhận thức của người đó khơng nên đặt ra, bởi cho dù người đó có
thể bị rơi vào trường hợp bị tâm thần hoặc mất năng lực hành vi đi chăng nữa thì cũng
khơng có nghĩa là bộ phận cơ thể nào của họ cũng bị ảnh hưởng hoặc không sử dụng
được để cứu chữa người bệnh. Do đó, chúng ta khơng nên đặt ra vấn đề khả năng nhận
thức cũng như năng lực hành vi của người hiến trong những trường hợp như trên.
Nên nghiên cứu quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục cho phép người bị
tun tử hình có quyền hiến xác của mình sau khi chết, đây là một việc làm rất nhân
văn và mang tính nhân đạo sâu sắc. Vì thế nên có quy định về điều kiện hiến xác đối
với tử tù trong trường hợp họ muốn hiến, ngoài những điều kiện chung về độ tuổi,
năng lực nhận thức, sức khỏe… thì cần phải có những quy định đầy đủ hơn nữa về vấn
đề này.
Cần có quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề chết não vì chết não là vấn đề khá
nhạy cảm, vì bệnh nhân tim cịn đập và mặc dù rằng chắc chắn họ khơng bao giờ sống
lại được nhưng thân quyến thực sự khó chấp nhận cho cán bộ y tế ngừng mọi biện
pháp hồi sức, thở máy, truyền dịch…. để mổ lấy phủ tạng. Vì vậy nên có quy định
pháp lý rõ ràng để tránh khiếu kiện về sau.
KẾT LUẬN
Pháp luật đã thừa nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người thông qua BLDS
2015. Đây là một điểm vô cùng tiến bộ của pháp luật nước ta nó cũng phản ánh tư duy

của các nhà làm luật cũng có nhiều đổi mới và nắm bắt được tình hình thực tế. Tuy
nhiên trên thực tế còn rất nhiều bất cập cần các nhà làm luật nhanh chóng thắt chặt hơn
các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích và trách nhiệm của mỗi con người.
Hơn thể nữa, phải thẳng tay trừng trị những kẻ lợi dụng khe hở mưu cầu lợi ích cá
nhân mà coi thường mạng sống người khác.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự năm 2015
2.Trường Đại học Luật, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, NXB CAND
3. Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và
các văn bản hướng dẫn.
4. Quy định hướng dẫn tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận
cơ thể ở người sống; hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và người hiến xác,
ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BYT ngày 12/3/2008 của Bộ trưởng Bộ
y tế.
5. Bộ môn Luật Dân sự trường Đại học Luật Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân sự,
tháng 12/2008.
6. Phùng Trung Tập, “Về quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi
chết”,tạp chí Tịa án nhân dân, số 1/2006.
7. Bùi Đức Hiển, “Hoàn thiện hơn nữa Luật hiến, lấy ghép mơ, bộ phận cơ
thểngười và hiến, lấy xác”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4(121) tháng 4/2008.
8.

/>
co-the-o-Viet-Nam-hien-nay-9502/


11



×