Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới môi trường nước sông đào ở thành phố vinh giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.22 KB, 87 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa địa lý
-------***-------

ảnh hởng của quá trình đô thị
hoá tới môi trờng nớc sông đào ở
thành phố vinh giai đoạn hiện
nay

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành ĐịA Lý KINH Tế - xà hội

Giảng viên hớng dẫn: ThS. Trần thị ngân hà
Sinh viên thực hiện:
Lớp:

Lê thị hoài thơng

48A - Địa lý

Vinh 2011


Lời cảm ơn
Li u tiờn em xin by t lũng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô
giáo Thạc sĩ Trần Thị Ngân Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, các Cô trong khoa Địa Lý trường Đại
Học Vinh đã giúp đỡ em trong quá trình em thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ phòng Môi trường Sở Tài
nguyên và Môi trường Nghệ An, Trạm Quan trắc và phân tích mơi trường Nghệ


An, Cơng ty Môi trường đô thị Vinh, Công ty cấp nước Nghệ An, Sở Lao động
thương binh và xã hội Nghệ An đã giúp em trong quá trình thu thập tư liệu và
nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã khuyến khích em
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu,
lại lần đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học do đó khơng thể tránh khỏi thiếu
sót. Kính mong những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 16 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Thương Hoài

2


Lời cam đoan
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay của tôi dưới sự hướng dẫn
của Thạc sĩ Trần Thị Ngân Hà. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về đề tài của
mình.


Các qui định viết tắt trong đề tài
BVTV:

Bảo vệ thực vật

BVMT:


Bảo vệ mơi trường

ĐTH:

Đơ thị hóa

GTTT:

Giá trị thực tế

KCN:

Khu cơng nghiệp

KHCN&MT:

Khoa học công nghệ và môi trường

HĐND:

Hội đồng nhân dân

LĐTB&XH:

Lao động thương binh và xã hội

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân


MC LC
Trang
Khoá luận tốt nghiệp đại học.................................................................................................1
Vinh 2011.................................................................................................................................1


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đơ thị hóa là q trình tất yếu diễn ra khơng chỉ đối với nước ta mà còn
đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát
triển thì q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đơ thị hóa góp
phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân
dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, q trình đơ thị hóa cũng phát
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp gây nhiều hệ lụy tới môi trường, sự phát thải nhiều nguồn chất độc hại
hay hàng loạt vấn đề xã hội khác như việc làm cho nông dân bị mất đất, phương
pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân… Nếu khơng
có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và lúng
túng trong q trình giải quyết, đơi khi làm nảy sinh những vấn đề ngày càng
phức tạp.

Tốc độ đơ thị hóa cao luôn đi kèm với nhu cầu ngày càng gia tăng về
nước và các dịch vụ vệ sinh. Để đáp ứng các nhu cầu này, đô thị ngày càng
“vươn” tới những nguồn nước “sâu” hơn và “xa” hơn, gây ra tình trạng khai thác
q mức - thậm chí cạn kiệt - các nguồn nước tại chỗ cũng như các vùng liền kề.
Vinh là một trong những thành phố có quá trình đơ thị hóa diễn ra khá
mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thành phố được nâng cấp lên đô
thị loại I của cả nước. Trong những năm qua, kinh tế thành phố Vinh phát triển
không ngừng. Bên cạnh đó, việc bảo vệ mơi trường cũng được thành phố quan
tâm thích đáng. Tuy nhiên, đây là sự nghiệp của tồn xã hội, khơng chỉ riêng của
các cơ quan quản lí nhà nước và các cơ quan chuyên sâu về lĩnh vực này.
Một vấn đề môi trường cấp bách đang được đặt ra hiện nay cho ở thành
phố Vinh đó là nước thải sinh hoạt của dân và nước thải công nghiệp của doanh
nghiệp, nhà máy. Các nguồn nước thải này hầu hết đều không qua xử lý mà thải
6


trực tiếp ra sông. Điều này đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đời sống
cũng như sản xuất của các hộ dân.
Sông Đào chảy qua hai huyện Nam Đàn và Hưng Nguyên và thành phố
Vinh. Sông này cấp nước sinh hoạt cho các huyện (Nam Đàn, Hưng Nguyên,
Nghi Lộc) và thành phố Vinh. Trong những năm gần đây, do q trình ĐTH,
cơng nghiệp hố nên việc khai thác tài nguyên nước ở đây đang bị quá tải; môi
trường bị ô nhiễm ngày càng rõ rệt hơn. Nước thải sinh hoạt và sản xuất không
qua xử lý, rác thải rắn (nhất là túi ni lông), tồn dư thuốc BVTV... đang làm cho
chất lượng nước xuống cấp, đa dạng sinh học suy giảm. Cư dân ở lưu vực sông
phải hứng chịu gần như toàn bộ lượng nước thải ra (cả nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp). Sinh kế của dân cư các xã chủ yếu dựa vào nghề nông,
nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp là nguồn nước lấy từ hệ thống
kênh mương dẫn từ sông chảy qua các xã, ô nhiễm nước khiến năng suất cây
trồng giảm, chất lượng lương thực bị ảnh hưởng...

Vấn đề ngày càng trở nên cấp bách hơn khi dân số tăng nhanh (cả về tự
nhiên và về cơ học), tuy nhiên do thiếu kinh phí nên các cấp chính quyền chưa
có các hành động cụ thể để giải quyết vấn đề. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào
liên quan đến vấn đề này (như xác định mức độ ô nhiễm sông, mức độ ảnh
hưởng đến đời sống dân cư, các giải pháp....) được thực hiện một cách căn bản.
Vì vậy các cấp chính quyền cũng như người dân nơi đây chưa ý thức được một
cách đầy đủ sự nghiêm trọng của vấn đề, do đó chưa có sự quan tâm đúng mức
để có được các biện pháp giải quyết cần thiết.
Nhận thức được vấn đề đó, nên tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“ Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước sơng Đào ở
thành phố Vinh giai đoạn hiện nay”. Đây là một đề tài rộng mang tính khái
quát cao, mặc dù rất cố gắng, song luận văn sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế.
Kính mong các nhà nghiên cứu, các Thầy, Cơ góp ý để luận văn được hoàn thiện
hơn.

7


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng của q trình đơ
thị hóa thành phố Vinh tới mơi trường nước sơng Đào giai đoạn hiện nay. Trên
thực tế, đây là một vấn đề nan giải, đã tồn tại trong một thời gian dài, và nó càng
trở nên bức thiết hơn khi quá trình đơ thị hóa ngày một nhanh chóng và mạnh
mẽ tại thành phố Vinh. Đề tài “Ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa đến mơi
trường nước Sơng Đào ở thành phố Vinh giai đoạn hiện nay” nhằm điều tra cụ
thể vấn đề hiện trạng môi trường tại lưu vực sông (đoạn chảy qua thành phố
Vinh), xác định mức độ ảnh hưởng đến đời sống dân cư do tác động của q
trình đơ thị hóa để tử đó có thể đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giải quyết
vấn đề một cách căn bản, có đầy đủ luận cứ khoa học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước sông
Đào ở thành phố Vinh.
- Nghiên cứu thực trạng quá trình đơ thị hóa ở Vinh, ảnh hưởng tới mơi
trường nước sông Đào (đoạn chảy qua thành phố Vinh).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hiện trạng mơi trường nước sơng
Đào do ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Là quan điểm chủ đạo, bao trùm các quan điểm nghiên cứu khác. Quan điểm
hệ thống xem tất cả các hợp phần có mối quan hệ hữu cơ trong hệ thống, chúng
là hợp phần của hệ thống cao hơn, đồng thời lại là hệ thống chứa đựng những
hợp phần nhỏ hơn. Một hệ thống gồm cấu trúc tạo thành, đó chính là xương
sống của hệ thống.
- Cấu trúc thẳng đứng: là các yếu tố, thành phần tạo nên hệ thống. Ở đề tài
này chính là các nhân tố ảnh hưởng tới q trình đơ thị hóa thành phố Vinh.
- Cấu trúc ngang: ở đề tài này là mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, cụ
thể là môi trường nước sơng Đào đối với q trình đơ thị hóa ở thành phố Vinh
giai đoạn hiện nay.
8


4.2. Quan điểm lãnh thổ
Địa lí học gắn liền với lãnh thổ, đặc biệt sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh
hưởng mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên (cụ thể là nguồn nước) của đơ thị, lãnh
thổ. Vì phát triển đô thị không thể thiếu nước, đảm bảo nguồn nước chất lượng
là một biểu hiện của đô thị hiện đại. Quan điểm này giúp ta tìm ra sự phân hóa
lãnh thổ về nguồn gây ơ nhiễm nguồn nước Sông Đào và mức độ ô nhiễm khác
nhau trên các địa bàn của thành phố. Từ đó, làm căn cứ để tìm ra giải pháp thích
hợp cho thực trạng ơ nhiễm nước Sông Đào từ nguyên nhân chủ đạo là ảnh
hưởng của q trình đơ thị hóa.

4.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thõa mãn nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm phương hại, ảnh hưởng đến quyền lợi của thế hệ tương lai.
Quan điểm này nghiên cứu vấn đề khơng nhìn nhận bằng logic mục đích cần
hướng đến mà tôn trọng quy luật phát triển của tự nhiên, chia sẻ quyền lợi và
nghĩa vụ trong vấn đề sử dụng tài nguyên.
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới
mơi trường nước sông Đào ở thành phố Vinh giai đoạn hiện nay, đề xuất một số
giải pháp khắc phục hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Đào, sao cho hoạt
động phát triển kinh tế xã hội không làm phương hại và gây những hệ lụy đáng
tiếc đến môi trường, đảm bảo cho sự phát triển của các thế hệ tương lai, đó là
một sự phát triển mang tính bền vững.
4.4. Quan điểm sinh thái - môi trường
Quan điểm này được áp dụng để xây dựng các mơ hình, cơ cấu sinh học
tương tự môi trường tự nhiên, tồn tại và phát triển thuận lợi, có hiệu về kinh tế
và mơi trường trong quá khứ và hiện tại, đồng thời loại bỏ những thành phần
không thuận lợi hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường như mong
muốn.
Trong đề tài này, quan điểm sinh thái – môi trường được thể hiện ở việc xây
dựng các chính sách phát triển, việc quy hoạch đô thị phải là sự kết hợp hài hòa

9


giữa lợi ích kinh tế trong q trình đơ thị hóa mà khơng gây nguy hại cho mơi
trường nước sơng Đào.
4.5. Quan điểm thực tiễn
Mọi vấn đề nghiên cứu đều phải xuất phát từ thực tiễn và quay lại phục vụ
thực tiễn. Quan điểm này được vận dụng để đánh giá thực trạng q trình đơ thị
hóa thành phố Vinh ảnh hưởng tới môi trường nước sông Đào. Trên cơ sở đó đề

xuất các giải pháp phù hợp với thực tế phát triển của thành phố.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu được tiến hành cho các hoạt động
tìm kiếm thu thập thơng tin, nguồn tư liệu có liên quan như tìm hiểu lịch sử
nghiên cứu vấn đề, lịch sử q trình đơ thị hóa, các nhân tố ảnh hưởng tới q
trình đơ thị hóa ở thành phố Vinh, thu thập thông tin về ô nhiễm nguồn nước
sông Đào đoạn chảy qua thành phố Vinh…
5.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa được tiến hành cho các hoạt động nghiên cứu, kiểm tra
khảo sát mức độ ô nhiễm nguồn nước, các nguồn gây ô nhiễm, khảo sát các cơ
sở sản xuất có xả thải rác ra sơng, các nguồn ô nhiễm từ khu dân cư trong thành
phố… do quá trình mở rộng phạm vi thành phố.
5.3. Phương pháp Bản đồ
Phương pháp Bản đồ là một phương pháp đặc thù của khoa học Địa Lí.
Trong đề tài này, phương pháp Bản đồ được sử dụng trong khâu xác định phạm
vi, giới hạn Sông Đào đoạn đi qua thành phố Vinh. Từ đó có cái nhìn tổng qt
về vị trí địa lí của đoạn sơng, xác định ý nghĩa của nó trong q trình quy hoạch
đơ thị, cụ thể là việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho toàn thành phố Vinh.
6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa ở
thành phố Vinh tới mơi trường nước Sơng Đào.

10


7. Giới hạn đề tài
Đề tài này chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường
nước sông Đào ở thành phố Vinh giai đoạn hiện nay. Các vấn đề khác như ảnh
hưởng của quá trình đơ thị hóa tới mơi trường đất, nước, sinh vật nói chung…

khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
Do số liệu được thu thập, thống kê trong phạm vi các phường, xã thuộc nội
thành nên đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu vực nội thành thành
phố Vinh.
8. Điểm mới của đề tài
- Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về q trình đơ thị hóa để xác định ảnh
hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước sơng Đào
- Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa
thành phố Vinh tới mơi trường nước Sông Đào
9. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta, những vấn đề liên quan tới đơ thị hóa đã được nghiên cứu từ
nhiều năm nay. Đơ thị hóa với các vấn đề kéo theo nó như dân cư đô thị, quy
hoạch đô thị, ô nhiễm môi trường đô thị… luôn là đề tài được các nhà khoa
học và công chúng quan tâm. Các cơ quan nghiên cứu chuyen ngành như Viện
Địa Lý, Viện Quy hoạch và phát triển đơ thị, Sở tài ngun mơi trường… đã
có những chương trình, đề tài lớn nghiên cứu về vấn đề đơ thị hóa. Đặc biệt,
vấn đề ơ nhiễm nước ở đơ thị ln là đề tài nóng tại nhiều diễn đàn. Có rất
nhiều dự án trong và ngồi nước đã điểu tra nghiên cứu về mối quan hệ giữa
đơ thị hóa và vấn đề nước sạch… Tất cả đều chứng minh cho một thực tế, phát
triển đô thị không thể thiếu nước.
Tuy nhiên nghiên cứu về đơ thị hóa ở Nghệ An chưa nhiều. Thực tế
chúng ta chưa có những giải pháp thực sự khả thi và thỏa đáng cho vấn đề đơ
thị hóa. Sự phát triển đơ thị khơng theo quy hoạch hoặc quy hoạch với dự án
treo tạo nên những góc nhìn lệch lạc trong chiến lược phát triển một số đô thị
đầy tiềm năng của Nghệ An như thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái
Hòa…
11


Nghệ An đang hịa mình vào q trình phát triển thay da đổi thịt từng

ngày của đất nước. Trong tương lai khi thành phố Vinh ngày càng phát triển,
một chiến lược phát triển đô thị khoa học, bền vững sẽ là yếu tố quyết định cho
diện mạo của một đô thị hiện đại.
10. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần, 3 chương, 86 trang, 3 bản đồ, 11 bảng số liệu, 12
biểu đồ, 4 tranh ảnh.

12


B. NI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ Sở Lí LUậN Về VấN Đề ĐÔ THị HóA Và ảNH
HƯởNG CủA QUá TRìNH ĐÔ THị HóA TớI MÔI TRƯờNG NƯớC
1.1. Khỏi nim ụ th hóa
Theo nghĩa rộng, ĐTH là q trình lịch sử nâng cao vai trị của đơ thị
trong sự vận động phát triển của xã hội. Quá trình này, bao gồm những thay đổi
trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong sự phân bố dân cư, trong
cơ cấu lao động và nghề nghiệp, trong cơ cấu dân số, trong lối sống, văn hóa,
trong tổ chức khơng gian mơi trường sống của cộng đồng. ĐTH là quá trình kinh
tế - xã hội, nhân khẩu và địa lý đa dạng dựa trên các hình thức phân cơng lao
động theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử.
Theo nghĩa hẹp, ĐTH là sự phát triển hệ thống thành phố đã hình thành
trong lịch sử và nâng cao vai trị của nó trong đời sống kinh tế - xã hội cũng
như tăng tỉ trọng dân số đơ thị. Đó cũng là sự tập trung dân cư trong các thành
phố lớn và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới
điểm dân cư.
Như vậy, ĐTH là một bộ phận quan trọng của các quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Nó được thể hiện thơng qua q trình chuyển dịch các hoạt
động của dân cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất cơng
nghiệp hoặc dịch vụ. Từ đó diễn ra sự chuyển dịch các điểm dân cư nông thôn

sang điểm dân cư đô thị với quy mô khác nhau. ĐTH là sự phản ánh những
chuyển biến sâu sắc trong cơ cấu kinh tế và trong đời sống xã hội. Quá trình
ĐTH gắn liền với sự hình thành và phát triển cơng nghiệp, là “người đồng hành”
với q trình cơng nghiệp hóa. Giữa cơng nghiệp hóa và ĐTH có mối quan hệ
nhân quả khăng khít với nhau.
1.2. Các giai đoạn phát triển của q trình đơ thị hóa
Có nhiều cách phân đoạn q trình đơ thị hóa. Ở đây, tơi xin trích dẫn cáh
phân loại của Ray.M.Northam, trong cuốn “Địa lí đơ thị” đã chia quá trình ĐTH
thành 3 giai đoạn như sau:
13


Giai đoạn đầu: ở giai đoạn này, dân cư chủ yếu là dân nơng thơn theo đuổi
nghề nơng và cịn phân tán. Tỉ lệ dân cư sống trong đô thị chiếm dưới 25% tổng
số dân.
Giai đoạn hai: là giai đoạn ĐTH tăng tốc. Tỉ lệ dân số trong các thành phố
ngày càng tăng nhanh, từ 25% lên đến 70% tổng số dân. Đây là giai đoạn thay
đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế với sự tập trung hoạt động công nghiệp và
dịch vụ các đô thị.
Giai đoạn cuối: Là giai đoạn dân cư đô thị chiếm trên 70%. Đây là giai
đoạn phát triển cao của nền kinh tế và nhìn chung khá ổn định.
1.3. Đặc điểm đơ thị hóa hiện nay trên thế giới
Cho đến nay, q trình ĐTH đã và đang diến ra trên phạm vi toàn thế giới
với quy mơ rộng lón và nhịp độ nhanh chóng. Tuy nhiên trong q trình phát
triển ln có sự phân hóa, cũng như sự khác biệt về mức độ, tính chất. Chung
quy lại, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của quá trình ĐTH hiện nay trên
thế giới như sau:
1.3.1. Dân số đô thị không ngừng tăng nhanh
Từ khi đô thị xuất hiện trên thế giới, tỉ lệ dân số đô thị không ngừng tăng
lên với tốc độ nhanh chóng và thời gian tăng cũng càng được rút ngắn lại. Tốc

độ tăng tỉ lệ dân số đơ thị trên thế giới trung bình hằng năm từ giai đoạn 1800 1850 là 0,07%, giai đoạn 1850 – 1950 là 0,22%, giai đoạn 1950 – 2000 là 0,32%
và từ năm 2000 – 2002 là 2,7%. Từ 2007 đến 2050, số người sống ở các vùng đơ
thị ước tính tăng thêm gần 3,1tỷ người, từ 3,3 tỷ người năm 2007 lên 6,4 tỷ
người năm 2050. Đến giữa thế kỷ 21 dân số thành thị trên thế giới sẽ bằng tổng
dân số thế giới năm 2004. Điều đó cho thấy tốc độ gia tăng dân số đô thị trên thế
giới ngày càng tăng.
Thời gian gia tăng ngày càng rút ngắn lại. Trong vòng 50 năm từ đầu
1800 – 1850 dân số đô thị tăng thêm 270 triệu người, với tốc độ là 3,7%; từ
1850 – 1900 tăng thêm 436 triệu người. Cũng trong vòng 50 năm, nhưng từ
1900 – 1950 con số này tăng thêm một cách chóng mặt 891 triệu người, gấp 2
lần so với 50 năm đầu, và gấp 4 lần 50 năm trước đó. Trong vịng 50 năm từ
14


1950 – 2000, dân số thế giới tăng thêm 3.529 triệu người, nghĩa là gấp 13 lần so
với giai đoạn đầu. Giai đoạn 2025 - 2050, dân số đô thị trên toàn cầu sẽ tăng 1,8
tỷ người (Nguồn: Báo cáo Triển vọng đơ thị hóa thế giới của Liên Hợp Quốc,
2009).
1.3.2. Số lượng và quy mô các đô thị ngày càng tăng thêm đặc biệt là các đô
thị lớn
Hiện nay, số đô thị lớn trên thế giới không ngừng gia tăng nhanh chóng,
nhất là tại các nước có nền kinh tế đang phát triển. Năm 1950 tồn thế giới mới
có 8 đơ thị có dân số trên 5 triệu dân, nhưng đến năm 1975 con số này đã gấp tới
10 lần, nghĩa là có 50 đơ thị. Đặc biệt các siêu đô thị, các đô thị cực lớn, đang
gia rất nhanh. Đến năm 2025 thế giới sẽ có 27 siêu đô thị. Trong 19 siêu đô thị
hiện nay, Châu Âu có 2 đơ thị đó là Matxcova (Nga) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kì).
Tơk vẫn sẽ là thành phố đơng dân nhất thế giới với 36,4 triệu người. Châu Phi
hiện nay chỉ có một siêu đơ thị đó là Cairo (Ai Cập), nhưng đến năm 2025 sẽ có
thêm Kinshasa (CHDC Conggo) và Lagos (Nigieria). Các chùm đô thị lớn trên
thế giới phải kể đến là Chùm đô thị Tokyo – Yokohama – Kawayaki, Mehico

city – Xaopaolo – New York…
1.3.3. Quá trình đơ thị hóa tại các nước phát triển
Hầu hết tại các nước có nền kinh tế phát triển, q trình cơng nghiệp hóa
diễn ra sớm nên q trình ĐTH cũng bắt đầu từ sớm. Đặc trưng cho quá trình
ĐTH ở những nước này đó là tỉ lệ dân thành thị rất cao, tốc độ gia tăng tỉ lệ dân
thành thị cao, việc tăng cường các nhân tố nền cho quá trình hình thành các siêu
đơ thị cũng khá dễ dàng.
Hiện nay, tỉ lệ dân số đô thị ở các nước có nền kinh tế phát triển rất cao là
77,1%. Tất nhiên vẫn khơng thể tránh khỏi yếu tố phân hóa trong nội bộ các
nước này. Các nền kinh tế rất phát triển hiện nay như Austraylia, New Deland,
Tây Âu, Bắc Mĩ… có mức độ ĐTH cao bậc nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị hiện
nay đạt từ 80% trở lên.
1.3.4. Q trình đơ thị hóa tại các nước đang phát triển

15


Gần như ngược lại với các nước có nền kinh tế phát triển, ĐTH tại các
nước có nền kinh tế đang phát triển diễn ra muộn hơn, nhưng tốc độ cũng ồ ạt
khơng kém, có thể xem là “ hội chứng bùng nổ đơ thị”. Đặc điểm q trình ĐTH
ở đây là sự gia tăng nhanh chóng dân cư nơng thôn ồ ạt di chuyển vào thành
phố. Nguyên nhân là do nhu cầu sức lao động của các thành phố, mặt khác, khát
vọng đổi thay với hi vọng tìm được một cuộc sống khá giả ở chốn “phồn hoa đô
hội”, hay thời gian nông nhàn khi chuyển vụ mùa nông nghiệp... Tất cả đã khiến
lực lượng lao động nông thôn di chuyển vào thành phố ngày một đông đảo.
Khoảng 1/2 đến 2/3 dân số của phần lớn các đô thị thuộc các nhóm nước
có nền kinh tế đang phát triển bị đẩy tới những khu ngoại ô lụp xụp, hoặc nơi
những người chiếm đất xây dựng, họ thường bất chấp sự ngăn cấm từ phía chính
quyền. Các nhóm người khơng chính thức này thường có ít hoặc khơng có
quyền lợi sử dụng các dịch vụ công cộng như nước sạch, vỉa hè, vận chuyển

rác… Trong số các khu nhà mới xây dựng do những người dân đô thị mới này,
chỉ có khoảng 20% xây dựng theo luật, phần cịn lại là do phát triển khơng chính
thức.
Các đơ thị của Châu Á, Phi, Mĩ Latinh chưa hoàn thiện về cơ cơ sở hạ
tầng, vật chất kĩ thuật, mạng lưới giao thông, điện nước… vấn đề sử dụng các
phương tiện giao thông cơng cộng hiện đại cịn rất hiếm hoi do q trình cơng
nghiệp hóa chỉ mới phát triển gần đây. Cấu trúc đơ thị cũng như văn hóa lối
sống đơ thị cịn có sự chênh lệch rất lớn với đơ thị Tây Âu và Bắc Mĩ.
Có thể nhận thấy một số đặc trưng chung của đơ thị hóa tại các nước đang
phát triển là sự di dân lâu dài từ các vùng nông thôn vào các thành thị làm cho
dân số thành thị tăng thêm nhanh chóng. Trong khi đó, sự phát triển của cơ sở
vật chất hạ tầng đô thị chưa tương xứng đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra như thất
nghiệp, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội… Đô thị trở nên q tải.
Một số đơ thị cịn trong thời kì tiền cơng nghiệp, chỉ có các trung tâm
thương mại hay các chợ có quy mơ trung bình. Ở đây vắng bóng các trung tâm
cơng nghiệp cịn giao thơng cơng cộng thì rất hiếm hoi. Mặt khác, một số đô thị

16


lại phát triển quá lớn theo hướng tự phát dẫn đến giao thơng ln q tải và là
vấn nạn khó giải quyết trong tương lai gần.
Hiện nay, sự bùng nổ dân số đô thị là một hiện tượng phổ biến ở các nước
đang phát triển. Dân số đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh, trung bình
mỗi năm tăng 3,5 – 4%, tức là chỉ sau 25 năm dân số đô thị tại các nước này sẽ
tăng lên gấp đơi.
Một số nước có tỉ lệ dân số đơ thị cao như Mehico, Brazil… với nhiều
thành phố lớn và cực lớn như: Mehico city, Xaopaolo, Mumbai… Bên cạnh đó
cịn rất nhiều nước, đặc biệt là các nước chậm phát triển, lực lượng sản xuất thấp
kém, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, mức độ chuyể dịch cơ cấu kinh tế

cịn chậm như Ru-an-đa (5%), Đơng-ti-mo (8%), Căm-pu-chia (16%)...
Hiện nay, xu hướng phát triển của ĐTH tại các nước đang phát triển vẫn
đang trong giai đoạn tăng tốc. Đặc biệt nhiều nước đang đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa gắn kiền với ĐTH do đó ĐTH sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Đồng
thời khoảng cách về mức sống, vật chất và tinh thần vẫn còn khá lớn do nhiều
luồng di cư tự phát của dân nông thôn vẫn ồ ạt kéo vào đơ thị. Vì vậy, theo đánh
giá của Liên Hợp Quốc, đến cuối thập kỉ này, 2/3 dân cư đô thị sẽ tập trung ở
các nước đang phát triển.
Như vậy, qua phân tích trên đây ta thấy rằng, ĐTH hiện nay ở các nước
phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch về mức độ và tính chất. Sự khác
biệt này do nhiều nguyên nhân đan xen. Đó cũng chính là bức tranh nhiều mảng
màu của nền kinh tế xã hội thế giới hiện đại.
1.4. Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước
1.4.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Nước là sự sống, là nguồn tài nguyên quý giá, có khả năng tự tái tạo
nhưng không phải là vô tận. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường nước là
một vấn đề nan giải và cần được sự quan tâm của tất cả mọi người trên thế giới.
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong
mơi trường nước, làm thành phần và tính chất của nước thay đổi, gây ảnh hưởng
đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật khi sử dụng nước.
17


Hiến chương Châu Âu định nghĩa: “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ
yếu do con người gây ra đối với môi trường nước, làm ô nhiễm nước và gây hại
cho việc sử dụng nước cho công nghiệp, nông nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải
trí, cho động vật ni cũng như các lồi hoang dại”.
Ơ nhiễm nước khơng cịn là vấn đề xa lạ đối với chúng ta. Những thảm
họa về ô nhiễm môi trường nước gây ra đã làm cho loài người đặc biệt quan tâm
nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề này.

1.4.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Các nguồn gây ơ nhiễm nước rất đa dạng. Ơ nhiễm nguồn nước do các tác
nhân sau:
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, mưa rơi xuống
kéo theo chất bẩn từ khu công nghiệp, mái nhà…rơi xuống sông hồ gây ơ nhiễm
mơi trường nước sơng, hồ…
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu do xả nước thải từ các khu
dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thơng vận tải, thuốc trừ sâu, phân bón
trong nơng nghiệp… vào môi trường nước gây ô nhiễm nước.
Trong hai nguồn gây ô nhiễm trên đây, ô nhiễm nguồn nước do nhân tạo
là ngun nhân chính gây nên ơ nhiễm mơi trường nước hiện nay.
1.4.3. Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước trên thế giới
ĐTH là một biểu hiện quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội hiện đại.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực tới đời sống kinh tế - xã hội của nó
tuy nhiên những tác động tiêu cực cũng khơng hề nhỏ. Một trong số đó là làm
suy giảm chất lượng môi trường. ĐTH gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của
các hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó, lượng chất thải từ các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, môi sinh, cảnh
quan. Lượng phát thải quá nhiều trong khi xử lí rác thải chưa tương xứng và
hiệu quả đã gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí… ngày càng nghiêm trọng.
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về các
ảnh hưởng của q trình ĐTH tới mơi trường nước, cách nhìn tổng quan nhất.

18


Có thể khẳng định, phát triển đơ thị khơng thể thiếu nước. Tại các đô thị
việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, sơng ngịi, lấn chiếm lịng đề đường
để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu,
thoát nước và chất thải đơ thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp

ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dịng sơng bị
đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải…
ĐTH với nhu cầu nước ngày càng tăng trong sản suất và sinh hoạt đang
dẫn con người tới nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng.
Dân cư đô thị tăng, dẫn đến nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Trong
xã hội nguyên thủy, con người chỉ cần 5 – 10 lít nước/người/ngày. Hiện nay, con
số này tăng lên hàng chục lần. Ở các đô thị của Mĩ là 380 – 500 lít/người/ngày,
Pháp là 200 – 500 lít/người/ngày, Việt Nam là 150 – 200 lít/người/ngày. Trong
nước thải sinh hoạt do tổng hợp từ rất nhiều dạng khác nhau nên chứa nhiều vi
khuẩn và virut gây bệnh nguy hiểm cho người và sinh vật.
Ở các nước đang phát triển, có đến 80 – 90% bệnh tật và 1/3 số ca tử vong
do nước nhiễm khuẩn hay nhiễm độc gây ra. Tính bình qn mỗi ngày trên Trái
Đất có 25.000 người lớn và cứ 8 giây có 1 đứa trẻ chết vì các bệnh có liên quan
về nước bẩn. Việc thu hẹp đất sản xuất, chuyển đất sản xuất sang đất chuyên
dụng và thổ cư, sự mở rộng quy mô đô thị đã tạo đà cho việc sử dụng quá liều
lượng hóa chất, phân hóa học trong trồng trọt gây ô nhiễm nguồn nước mặt và
nước ngầm.
Các quốc gia sử dụng nhiều nước nhất lại là các nước nông nghiệp do
hoạt động trồng trọt chăn nuôi chiếm vị trí chủ đạo. Tính ra, lượng nước mà
Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng lớn hơn rất nhiều các nước trong khối EU, Mĩ,
Nga, Nhật cộng lại. Thiếu nước là một vấn nạn luôn ám ảnh các nước đang phát
triển nơi mà q trình đơ thị hóa đang ở giai đoạn tăng tốc, vượt lên, kéo theo nó
là sự ô nhiễm nguồn nước trầm trọng do sản xuất ở trình độ cịn thấp.
Như vậy, có thể thấy rằng ĐTH đã tác động không nhỏ tới môi trường
nước. Phát triển đô thị không thể thiếu nước và một đô thị phát triển phải đảm
bảo không những cung ứng đủ nước mà cịn phải là nguồn nước có chất lượng.
19


Hơn hết hướng tới sự phát triển bền vững để nguồn nước khơng chỉ là yếu tố

sinh tồn mà cịn là một biểu hiện của xã hội văn minh – xã hội đơ thị hóa.

20


1.4.4. Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước ở Việt Nam
1.4.4.1. Q trình đơ thị hóa ở Việt Nam
Ở nước ta, ĐTH hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị của đất nước. Nhìn lại q trình ĐTH
có thể phân biệt ra các giai đoạn sau đây:
- Thời kì sơ khai: thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta, là
kinh đô của nhà nước Âu Lạc. Tiếp theo, là sự xuất hiện của Thăng Long
(thế kỉ XI), rồi đến các đô thị trẻ hơn như Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố
Hiến (thế kỉ XI – XIII). Các đơ thị sơ khai này thường được hình thành thông
qua những hoạt động trên các thương cảng, các lâu đài hay chốn kinh đơ… nơi
có vị trí địa lý thuận lợi, với các chức năng hành chính quân sự.
- Thời Pháp thuộc: nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công
nghiệp chưa phát triển. Nền công nghiệp thực dân chỉ dừng lại ở khai thác than
và sửa chữa. Do đó, hệ thống đơ thị chưa có điều kiện để triển. Chính sách
“chia để trị” của thực dân Pháp đã tổ chức các tỉnh, huyện quy mô nhỏ với
mạng lưới đơ thị mang tính chất hành chính, qn sự, dân số ít ỏi, cơ sở vật
chất nghèo nàn… Vào những năm 30 của thế kỉ này, công nghiệp được mở
mang, một số đô thị tương đối lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định… được
hình thành.
- Từ sau cách mạng tháng Tám: ngay từ những ngày đầu của cuộc cách
mạng, chúng ta đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nên hầu như khơng cịn các
đơ thị ở vùng tự do. Các đô thị ở vùng tạm chiến trở thành các điểm tập trung
dân cư, khơng có gì thay đổi trong quá trình ĐTH.
- Thời kì 1975 đến nay: sau khi đất nước thống nhất, ở Miền Nam tỉ lệ
dân thành thị tụt xuống thấp do dân cư hồi hương từ các thành phố lớn trở về

nông thôn và do quá trình điều động dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới. Ở
Miền Bắc, tỉ lệ dân thành thị khơng có biến động lớn.
- Sau cơng cuộc đổi mới đến nay, quá trình ĐTH đã diễn ra hết sức
nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến một quá

21


trình đơ thị hóa với tốc độ cao chưa từng có ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Hiện nay, dựa theo các tiêu chí như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ
lệ dân phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị nước ta được chia làm 6 loại, trong
đó có 2 đơ thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra
thuộc tầm quản lí cấp Trung Ương có 5 đơ thị đó là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Các đô thị loại I, II, III, IV thuộc
quyền quản lí của tỉnh. Nhìn chung, các đô thị vừa và nhỏ được phân bố tương
đối đồng đều từ Bắc vào Nam.
1.4.4.2. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam
Qua phân tích q trình đơ thị hóa ở nước ta, có thể rút ra một vài đặc
điểm sau đây:
a. Q trình đơ thị hóa diễn ra cịn chậm chạp, trình độ đơ thị hóa cịn thấp
Tỉ lệ dân thành thị nước ta có xu hướng tăng nhưng tăng chậm và vẫn
cịn thấp hơn mức trung bình của thế giới. Hiện nay, tỉ lệ dân thành thị thế giới
là 48%, các nước đang phát triển khoảng 41%, các nước phát triển là trên 77%,
thậm chí nhiều nước, tỉ lệ dân thành thị là 100%.
Ở Việt Nam, theo Điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân cư ở khu vực
thành thị là 25.436.890 người, chiếm 29,6%; dân cư nông thơn là 60.410.101
người, chiếm 70,4%. Dân thành thị trung bình tăng 3,4%/năm, dân nơng thơn
trung bình tăng 0,4%/năm (Nguồn Tổng điều tra dân số ngày 1/04/2009).
Tỉ lệ dân thành thị thấp, tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị còn chậm và

không đều theo thời gian, điều này phản ánh trình độ ĐTH cịn chậm và chưa
gắn liền khăng khít với cơng nghiệp hóa như quy luật vốn dĩ phải đồng hành
của nó. Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa, tức là
giai đoạn chuyển dịch lao động từ khu vực I (nông – lâm – ngư), sang khu vực
II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
b. Về quy mô và chức năng đơ thị
Mặc dù chúng ta đã có mạng lưới đô thị phân bố rộng rãi trong cả nước
nhưng các đô thị nước ta lại chủ yếu là đơ thị vừa và nhỏ, được hình thành chủ
22


yếu do chức năng hành chính, văn hóa hơn là chức năng kinh tế. Vì thế, khơng
phát huy được hết vai trò trung tâm, động lực phát triển của tỉnh hay huyện nên
dễ bị xuống cấp nhanh chóng và ít được chú trọng đầu tư.
Hiện nay, nước ta chỉ mới có hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, giao thông thương mại với tỉ lệ lao
động phi nông nghiệp rất lớn và có vai trị thúc đẩy sự phát triển của đất nước
đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đến là một số đơ thị lớn quan
trọng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Nam Định, Vinh, Biên Hòa,
Quy Nhơn… Còn lại là các đô thị nhỏ, phân bố phân tán theo từng địa phương
làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế.
c. Sự phân bố đô thị ở nước ta cũng như trình độ phát triển ĐTH ở nước
ta khơng đồng đều
Điều này là do trình độ phát triển kinh tế, trình độ cơng nghiệp hóa ở các
vùng trong nước cịn có sự chênh lệch rõ rệt, tương ứng với sự chênh lệch đó,
ĐTH cũng có sự phát triển với trình độ khác nhau. Về số lượng đơ thị và mật
độ đơ thị ở nước ta cũng có sự phân bố không đều.
Bảng 1.1. Phân bố đô thị và mật độ đô thị giữa các vùng
trong cả nước năm 2008
Thành


Trong đó
Thị

Thị

708

phố
47


47

ĐBSH

139

11

TDMNPB

154

BTB và

Vùng

Diện


Mật độ

trấn
617

331150,4

2,14

6

122

2106,5

6,6

9

9

136

95346

1,64

172

13


9

150

95894,9

1,79

TN

56

3

6

47

5440,3

1,02

ĐNB

49

2

5


42

23605,5

2,08

ĐBSCL

138

6

12

120

40602,3

3,40

Cả nước

Số

DHNTB

( Niêm giám thống kê Việt Nam 2008)
Có thể nhận thấy rằng, Đồng Bằng Sơng Hồng là vùng có mật độ đơ thị
lớn nhất 6,6 đơ thị/1000 km2. Tiếp đến, là Đồng bằng sông Cửu Long 3,04 đô

23


thị/1000 km2. Mật độ đô thị thấp nhất tại Tây Nguyên 1,02 đô thị/1000 km 2,
thấp hơn nhiều mức trung bình cả nước (2,14). Tuy nhiên chỉ số này chưa phản
ánh được chính xác, đầy đủ về trình độ đơ thị hóa ở tất cả các vùng và cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô đô thị, chức năng đô thị…
d. Sự chuyển dịch của đô thị nước ta cịn chậm, ranh giới giữa đơ thị và
nơng thơn ở nước ta chưa rõ ràng
Nhìn chung các đơ thị ở nước ta phần lớn mang tính chất hành chính –
văn hóa, chức năng kinh tế cịn hạn chế, đặc biệt là các đô thị loại IV, V. Cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường các đơ thị ở nước ta cịn yếu
kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các
đô thị ở Miền Bắc và Miền Trung. Điều đó đã làm cho các đô thị này luôn bị
sức ép nặng nề của gia tăng dân số (tự nhiên và cơ học).
e. Quy hoạch chưa hợp lí
Theo TS Đào Hồng Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi
trường và phát triển bền vững, Chủ nhiệm đề tài cấp bộ "Những vấn đề cơ bản
về môi trường đô thị nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam", quy hoạch đơ thị
ở nước ta hiện cịn nhiều vấn đề cần giải quyết. Để thu hút các nguồn vốn, phát
triển công nghiệp phục vụ yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hằng năm,
gần 10 vạn hécta đất nông nghiệp đã được thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, dịch vụ, đường giao thông. Khoảng 50% diện tích đất nơng nghiệp thu
hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có 80% thuộc loại đất màu
mỡ cho hai vụ lúa/năm. Điều đáng nói là sự dễ dãi và yếu kém trong quy hoạch
cùng tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt đã dẫn tới tình trạng sử dụng
đất tùy tiện, lãng phí. Hầu hết các KCN, dịch vụ... đều bám dọc các quốc lộ
huyết mạch, vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn hécta đất “bờ
xôi ruộng mật” đã bị sử dụng phí phạm, tác động mạnh đến cơng ăn việc làm,
thu nhập và đời sống của hàng chục vạn hộ gia đình nơng thơn và hàng triệu

lao động nơng nghiệp.
Cùng với đơ thị hóa, từ năm 2001 đến nay, quá trình dịch chuyển cơ cấu
lao động diễn ra khá nhanh nhưng vẫn chưa tương thích và đáp ứng được yêu
24


cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2007, giá trị nơng nghiệp trong GDP đã
giảm xuống cịn 19,6% trong khi tỷ lệ lao động nơng nghiệp vẫn cịn ở mức
cao 52,8%. Nghịch lý này phản ánh thực tế là công nghiệp, dịch vụ trên địa
bàn nông thôn chưa đủ sức tạo việc làm mới để thu hút lao động nơng nghiệp.
Ngồi một bộ phận khơng nhiều được tuyển vào các doanh nghiệp trên địa
bàn, phần đông lao động vẫn ùn đọng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời với q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đơ thị hóa tất yếu dẫn
đến sự dịch chuyển dân cư. Ở một số vùng nơng thơn, điển hình như khu vực
Đồng bằng sơng Hồng, sơng Cửu Long xuất hiện dịng chuyển cư về thành thị,
chủ yếu là về các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng
tăng vọt dân số cơ học ở các thành phố lớn làm đậm thêm sự mất cân đối trong
phân bố dân cư lao động trên phạm vi toàn quốc, khiến các thành phố lớn phải
gánh chịu áp lực quá tải rất nặng nề về dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội.
Bên cạnh đó, sự phân bố các khu đơ thị cịn phân tán, khơng đồng đều
giữa các vùng miền. Cho đến nay, nhịp điệu đơ thị hóa sơi động chủ yếu diễn
ra ở ngoại vi các thành phố lớn và các vùng phụ cận, đặc biệt là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Chính "căn bệnh to đầu" này đã làm chậm tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên phạm vi toàn quốc hạn chế
việc phân bổ, phát huy các nguồn lực quốc gia. Ở từng địa phương, hạn chế
phổ biến trong xây dựng, quy hoạch là thiếu tầm nhìn xa và tổng thể.
Về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 70,4% (2009)
dân số sống ở vùng nông thôn, các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở của sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiêp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính rất

ít đơ thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối
sống nông nghiệp vẫn cịn phổ biến trong dân cư đơ thị, nhất là các đô thị vừa
và nhỏ. Mối quan hệ giữa nông thơn và đơ thị mang tính chất xen kẽ cả trong
không gian đô thị cả về mối quan hệ kinh tế, kiến trúc, phong cách… Cho nên
đô thị nước ta chưa có ranh giới, khác biệt rõ ràng với nơng thơn là như vậy.
1.4.4.3. Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa tới mơi trường nước ở Việt Nam
25


×