Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vai trò của sự hài lòng của người sử dụng trong sự thành công của hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 72 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

VAI TRỊ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
TRONG SỰ THÀNH CƠNG CỦA
HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY

SVTH

: HUỲNH LÊ YẾN LINH

LỚP

: DH33DN01

GVHD

: ThS. NGUYỄN DUY THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong khóa luận cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung khóa luận của mình. Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).
Huỳnh Lê Yến Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành đề tài “Vai trò của sự hài lòng của người sử dụng
trong sự thành công của hệ hoạch định nguồn lực trên điện toán đám mây”, em đã
nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều quý thầy cô và anh chị. Đầu tiên, em xin cảm ơn
quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM nói chung và q thầy cơ Khoa Hệ
thống thơng tin quản lý nói riêng đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn em. Những kiến
thức, kỹ năng em sử dụng trong bài khóa luận này là những điều mà em tích lũy được
trong q trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
ThS. Nguyễn Duy Thanh, giảng viên hướng dẫn khóa luận đã ln tận tình chỉ dạy
và hỗ trợ em trong q trình em thực hiện đề tài. Ngồi ra, em xin gửi lời cảm ơn đến
quý anh chị cựu sinh viên khoa Hệ thống thông tin quản lý dù bận rộn với công việc
nhưng vẫn dành thời gian hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành khóa luận một cách tốt nhất, tuy
nhiên với kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế và cũng là lần đầu tiên làm quen với

cơng tác nghiên cứu nên sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy,
em rất hy vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo, góp ý của q thầy cơ để em có thể hồn
thiện khóa luận cũng như kiến thức về nghiên cứu.
Huỳnh Lê Yến Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 5
2.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................ 5
2.1.1. Cloud-ERP ........................................................................................................ 5
2.1.2. Lợi ích của Cloud-ERP..................................................................................... 7
2.1.3. Hạn chế của Cloud-ERP ................................................................................... 7
2.1.4. Một số nhà cung cấp Cloud-ERP ..................................................................... 8
2.2. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................... 9
2.2.1. Các mơ hình và lý thuyết .................................................................................. 9
2.2.1.1. Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin ............................................. 9

2.2.1.2. Mơ hình Kỳ vọng - Xác nhận ...................................................................... 12
2.2.1.3. Lý thuyết sự phù hợp công việc-công nghệ ................................................ 12
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan ............................................................................... 13
2.3. Mô hình nghiên cứu........................................................................................... 14
2.3.1. Sự hài lịng của người sử dụng ....................................................................... 15
2.3.2. Chất lượng thông tin ....................................................................................... 15
2.3.3. Chất lượng hệ thống ....................................................................................... 16
2.3.4. Sự phù hợp công nghệ-công việc ................................................................... 17
2.3.5. Sự xác nhận .................................................................................................... 17
2.3.6. Nhận thức sự hữu ích...................................................................................... 17
2.3.7. Lợi ích rịng .................................................................................................... 18
iii


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 19
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 20
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 20
3.2.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................... 20
3.2.3. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 22
3.2.3.1. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi ............................................................ 22
3.2.3.2. Kích thước mẫu ........................................................................................... 24
3.2.3.3. Đối tượng lấy mẫu ....................................................................................... 25
3.2.3.4. Phương pháp lấy mẫu .................................................................................. 25
3.2.3.5. Phỏng vấn chuyên gia .................................................................................. 26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 27
4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................. 27
4.1.1. Thống kê nhân khẩu học................................................................................. 27
4.1.2. Thống kê quy mô công ty khảo sát ................................................................. 29
4.1.3. Thống kê nhà cung cấp Cloud-ERP ............................................................... 29

4.2. Kiểm định mô hình và các giả thuyết ................................................................ 30
4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 30
4.2.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................... 32
4.2.2.1. Phân tích độ tin cậy ..................................................................................... 32
4.2.2.2. Phân tích yếu tố khám phá........................................................................... 36
4.2.2.3. Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ....................................... 38
4.2.2.4. Phân tích đường dẫn .................................................................................... 41
4.3. Thảo luận kết quả .............................................................................................. 41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................ 43
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 43
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 44
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... viii
PHỤ LỤC ................................................................................................................ xiii
Phụ lục 1: Bảng khảo sát điều tra sơ bộ .................................................................. xiii
Phụ lục 2: Thang đo gốc và thang đo trong đề tài .................................................... xv
Phụ lục 3: Kết quả phân tích trên SPSS ................................................................. xvii
iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Các loại hình dịch vụ của Cloud-ERP ........................................................ 6
Hình 2.2. Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin .......................................... 9
Hình 2.3. Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin ........................................ 10
Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu.................................................................................. 15
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 19
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê quy mơ cơng ty............................................................. 29
Hình 4.2. Biểu đồ thống kê nhà cung cấp Cloud-ERP ............................................. 30
Hình 4.3. Kết quả kiểm định mơ hình sự thành cơng của Cloud-ERP ..................... 41


v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thông tin nhà cung cấp Cloud-ERP ......................................................... 8
Bảng 2.2. Các nghiên cứu liên quan ......................................................................... 13
Bảng 3.1. Thang đo sử dụng trong đề tài ................................................................. 22
Bảng 3.2. Bảng câu hỏi khảo sát .............................................................................. 23
Bảng 4.1. Thống kê nhân khẩu học .......................................................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha (60 mẫu) ........................................ 31
Bảng 4.3. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Chất lượng thông tin ...................... 33
Bảng 4.4. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Chất lượng hệ thống ....................... 33
Bảng 4.5. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Sự phù hợp công nghệ-công việc ... 34
Bảng 4.6. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Sự xác nhận .................................... 34
Bảng 4.7. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Nhận thức sự hữu ích ..................... 35
Bảng 4.8. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Sự hài lòng của người sử dụng ...... 35
Bảng 4.9. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Lợi ích ròng .................................... 36
Bảng 4.10. Kết quả phân tích yếu tố khám phá yếu tố độc lập ................................ 37
Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố khám phá yếu tố trung gian ........................... 37
Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố khám phá yếu tố phụ thuộc ............................ 38
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến yếu tố trung gian (1) ............. 38
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến yếu tố trung gian (2) ............. 39
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy của yếu tố tác động đến lợi ích rịng (1) ...................... 40
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy của yếu tố tác động đến lợi ích rịng (2) ...................... 40

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

ERP

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Enterprise Resource Planning

Cloud-ERP Cloud-Enterprise Resource Planning

Hệ hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp trên điện toán đám mây

ITI

Information technology infrastructure Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

ECM

Expectation - Confirmation Model

Mơ hình kỳ vọng - xác nhận

ECT

Expectation - Confirmation Theory

Lý thuyết kỳ vọng - xác nhận


HTTT

Information System

Hệ thống thơng tin

CNTT

Information Technology

Cơng nghệ thơng tin

PEU

Perceived Usefulness

Nhận thức hữu ích

TTF

Task-Technology Fit

Sự phù hợp công việc-công nghệ

IaaS

Infrastructure as a Service

Dịch vụ cơ sở hạ tầng


PaaS

Platform as a Service

Dịch vụ nền tảng PaaS

SaaS

Software as a Service

Dịch vụ phần mềm SaaS

vii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu
Những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 vừa qua trên thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng đã làm cho hàng loạt các tổ chức, doanh nghiệp phải
chuyển sang hình thức làm việc tại nhà trong một thời gian dài. Điều này đã buộc các
nhà quản lý phải có những thay đổi nhanh chóng trong cách thức quản lý để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Trong đó khơng thể khơng kể đến Cloud-ERP,
một giải pháp mang nhiều hứa hẹn sẽ giải quyết hàng loạt các vấn đề cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ
đơng đảo. Đối với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính cịn hạn chế thì ưu
điểm giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu của Cloud-ERP đang là một điểm sáng
được nhiều nhà quản lý quan tâm.
Trên thế giới, Cloud-ERP đã và đang được ứng dụng trong các tổ chức, doanh
nghiệp khá phổ biến. Nhưng ở Việt Nam, Cloud-ERP vẫn chưa nhận được nhiều sự
quan tâm từ cộng đồng doanh nghiệp. Theo Nguyễn Thị Huyền Trang và Nguyễn

Duy Thanh (2014), chỉ có khoảng 1,1% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng ERP. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã ý thức được rằng ERP là
công cụ quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp tiếp cận tốt hơn các chuẩn
quốc tế. Nếu doanh nghiệp nào chậm trễ ứng dụng ERP sẽ tự gây khó khăn cho mình
và tạo lợi thế cho đối thủ. Do đó, số lượng các doanh nghiệp ứng dụng ERP ở Việt
Nam cũng đang tăng rõ rệt. ERP mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp
nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình như việc để triển khai thành
công dự án ERP phải mất nhiều chi phí, thời gian và nguồn lực thực hiện. Các dự án
liên quan tới hệ thống thông tin cũng thường hay gặp thất bại nhiều hơn so với các
dự án khác, những dự án hệ thống thông tin ở Việt Nam không đạt được thành công
như mong muốn như đề án 112, dự án ERP của Tân Hiệp Phát, Hoàng Anh Gia Lai…
(Nguyễn Thị Huyền Trang & Nguyễn Duy Thanh, 2014). Do đó vấn đề về sự thành
cơng của hệ thống ERP nói chung và Cloud-ERP nói riêng vẫn ln là mối quan tâm
của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Vì ERP khơng chỉ giúp quản lý và tích hợp các quy
1


trình kinh doanh thơng qua các chức năng, chia sẻ dữ liệu chung, cải thiện việc ra
quyết định và hiệu suất, duy trì liên kết chuỗi cung ứng, tạo nền tảng cho thương mại
điện tử, cho phép giao dịch thông tin nhanh hơn, giảm hàng tồn kho, tăng năng suất,
giảm chi phí vận chuyển và hậu cần, thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả hơn và cuối
cùng là đạt được lợi thế cạnh tranh (Calisir & Calisir, 2004; Dezdar & Ainin, 2011;
Maldonado & Sierra, 2013). Mà một hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp thành
cơng có thể giúp các doanh nghiệp tích hợp và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh
khác nhau, hợp lý hóa quản lý cơ cấu tổ chức và có thể sử dụng cho bất kỳ tổ chức
nào (Costa và cộng sự, 2016; Mayeh và cộng sự, 2016).
Theo Hồ Trung Thành và cộng sự (2016), sự kết hợp giữa Hệ hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp và Cơng nghệ Điện tốn đám mây (Cloud Computing) đang
là một xu hướng mới trong giới công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là hai mảng
khác nhau của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hiện đại, nhưng khi tích hợp

những ưu điểm của ERP và những điểm vượt trội của cơng nghệ Điện tốn đám mây
khơng chỉ gia tăng được lợi ích cho doanh nghiệp mà cịn giúp cho doanh nghiệp phát
triển bền vững, trường tồn trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay. Sự
chú ý đến Cloud-ERP (ERP trên điện toán đám mây) ngày càng nhiều hơn như một
cách linh hoạt để hợp lý hóa các quy trình kinh doanh cho các tổ chức và nó đã được
rất nhiều người sử dụng chấp nhận (Das & Dayal, 2016; Venkatraman & Fahd, 2016).
So với ERP truyền thống, ERP trên điện tốn đám mây (Cloud-ERP) có nhiều lợi thế
hơn như dễ triển khai và giảm chi phí nhờ mơ hình ứng dụng lưu trữ trên điện tốn
đám mây (Chen và cộng sự, 2015; López & Ishizaka, 2017). Với điện tốn đám mây,
doanh nghiệp sẽ khơng cần phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy
tính cũng như phần mềm mà đơn giản chỉ là thuê trực tuyến (Nguyen và cộng sự,
2014).
Mặt khác, sự hài lịng của người sử dụng về một cơng nghệ ln gắn liền với
sự thành cơng của nghệ đó vì nó dẫn đến việc chấp nhận hoặc từ chối một cơng nghệ
hoặc một hệ thống. Sự hài lịng của người sử dụng càng cao thì xác suất người sử
dụng chấp nhận càng cao. Do đó, trong bối cảnh của hệ thống ERP, sự hài lòng của
người sử dụng là rất quan trọng vì nó tăng cường sự chấp nhận và thành công của hệ
2


thống (Kulathunga1 & Fernando, 2019). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về sự
hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP, nhất là tại Việt Nam dù ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư số tiền lớn vào hệ thống Cloud-ERP của họ nhưng
nhiều năm sau khi triển khai vẫn còn các vấn đề về sự hài lòng làm cản trở việc sử
dụng hiệu quả, làm ảnh hưởng đến sự thành cơng của Cloud-ERP. Vì thế, các vấn đề
về sự hài lòng của người sử dụng vẫn còn tiềm năng rất lớn để nghiên cứu.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của sự hài lịng của người
sử dụng trong sự thành cơng của hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên điện
toán đám mây” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò của sự hài
lòng của người sử dụng, cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự hài

lịng trong sự thành cơng của Cloud-ERP thơng qua việc đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Đồng thời cung cấp cơ sở khoa học tham khảo cho các nhà cung cấp Cloud-ERP và
các doanh nghiệp đang và sẽ sử dụng Cloud-ERP.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định các tiền tố của sự hài lòng của người sử dụng trong sự thành công của
Cloud-ERP.
 Đề xuất và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự thành công của
Cloud-ERP.
 Kiến nghị các giải pháp để nâng cao sự thành công của Cloud-ERP.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
 Sự hài lòng của người sử dụng trong sự thành cơng của Cloud-ERP có các tiền
tố nào?
 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự thành công của Cloud-ERP được thể hiện
như thế nào?
 Làm thế nào để nâng cao sự thành công của Cloud-ERP?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của người sử dụng đối với Cloud-ERP.
 Đối tượng khảo sát: Những người đã và đang sử dụng Cloud-ERP tại các doanh
nghiệp.
3


 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Về khoa học, nghiên cứu sẽ đóng góp cơ sở lý thuyết mới về sự thành công
của các dự án hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên điện toán đám mây.
Về thực tiễn, nghiên cứu sẽ đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao sự hài lịng
của người sử dụng Cloud-ERP, từ đó góp phần nâng cao sự thành cơng của các dự án
triển khai Cloud-ERP. Các yếu tố trong nghiên cứu này cũng sẽ giúp các nhà quản
lý, nhà cung cấp có thêm nguồn tham khảo khi triển trai hệ hoạch định nguồn lực

doanh nghiệp trên điện toán đám mây một cách hiệu quả với khả năng thành công
cao hơn.

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Bối cảnh nghiên cứu
2.1.1. Cloud-ERP
Thuật ngữ ERP (Enterprise Resources Planning) được giới thiệu lần đầu tiên
vào năm 1990 bởi Gartner, là hệ thống thơng tin tích hợp với cơ sở dữ liệu tập trung,
hỗ trợ các quy trình kinh doanh chính trong tổ chức (Mijac và cộng sự, 2013). Theo
Anderegg (2000), ERP là một giải pháp thương mại toàn diện và bao gồm: hệ thống
ERP và các quy trình nghiệp vụ bên trong và xung quanh mỗi phân hệ. Hệ thống ERP
và quy trình nghiệp vụ phải được tích hợp để trở thành giải pháp ERP hoàn chỉnh. Hệ
thống ERP bao gồm các phân hệ phần mềm như: quản lý tài chính - kế tốn, quản lý
nhân sự - tiền lương, quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý dự án, dự đoán và lập
kế hoạch… Hoạt động nghiệp vụ bên trong mỗi phân hệ bao gồm việc quản lý, ra
quyết định, huấn luyện, tài liệu, giao tiếp, quản lý con người…
Theo Mijac và cộng sự (2013) điện toán đám mây (Cloud) là các nguồn điện
toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… nằm tại các máy chủ ảo trên Internet thay vì
trong hệ thống máy tính văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng khi cần. Và với
các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên
nào của họ tồn tại trong “đám mây” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ nơi đâu
thông qua hệ thống Internet. Nếu một hệ thống ERP được đặt vào mơi trường đám
mây, nó sẽ trở thành hệ thống ERP trên điện tốn đám mây. Cơng nghệ ảo hóa và cân
bằng tải của các đám mây cho phép các ứng dụng được triển khai trên nhiều máy chủ
và nguồn cơ sở dữ liệu (Raihana, 2012). Theo Salim và cộng sự (2015, tr. 220)
“Cloud-ERP được định nghĩa là các gói phần mềm thương mại cho phép việc tích
hợp các quy trình kinh doanh và dữ liệu giao dịch theo định hướng tồn bộ tổ chức

sử dụng một mơ hình cho phép phổ biến, thuận tiện, theo yêu cầu truy cập mạng trong
nỗ lực quản lý”.
Các loại hình dịch vụ của Cloud-ERP được thể hiện như ở Hình 2.1, trong đó
có các thành phần cơ sở hạ tầng đám mây (được hiểu như IaaS), nền tảng đám mây
(được hiểu như PaaS) và ứng dụng đám mây (được hiểu như SaaS).
5


Ứng dụng
đám mây

Cơ sở hạ tầng
đám mây

Nền tảng
đám mây

Người sử dụng – Client
(Trình duyệt)

Người sử dụng – Client
(Trình duyệt)

Người sử dụng – Client
(Trình duyệt)

Ứng dụng
(ERP)

Ứng dụng

(ERP)

Ứng dụng

Nền tảng
(Hệ điều hành – OS)

Nền tảng

Nền tảng

Cơ sở hạ tầng đám mây
(Phần cứng)

Cơ sở hạ tầng đám mây
(OS và phần cứng)

Cơ sở hạ tầng đám mây
(ERP, OS, Phần cứng)

Hình 2.1. Các loại hình dịch vụ của Cloud-ERP
Nguồn: Johnson (2017)

IaaS cho ERP: với dịch vụ này, doanh nghiệp làm chủ hệ điều hành, lưu trữ
và tự cài đặt Cloud-ERP. IaaS chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính
tốn, khơng gian lưu trữ, kết nối mạng tới doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị
tất cả từ cơ sở hạ tầng phần cứng, phần mềm và nhân lực (Hồ Trung Thành và cộng
sự, 2016). Trong bối cảnh này, các tổ chức hay doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn nhà
cung cấp giải pháp ERP và mua bản quyền phần mềm. Đây là mơ hình hoạt động khả
thi, các nhà cung cấp ERP và các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có khả

năng hình thành các liên minh như một dịch vụ kết hợp (Schubert & Adisa, 2011).
PaaS cho ERP: cung cấp nền tảng điện toán cho phép người sử dụng phát triển
các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng
Cloud đó, doanh nghiệp tiến hành sử dụng dịch vụ PaaS sau đó cài đặt ERP lên trên
nền tảng điện tốn đám mây đã cài (Hồ Trung Thành và cộng sự, 2016). Dịch vụ nền
tảng ở mức độ này dành cho việc phát triển phần mềm, kiểm thử hoặc phân phối phần
mềm (Schubert & Adisa, 2011).
SaaS cho ERP: doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng Cloud-ERP phù hợp với nhu
cầu mà không cần quan tâm tới việc quản lý tài nguyên hay cơ sở hạ tầng. Doanh
nghiệp đơn giản chỉ sử dụng dịch vụ Cloud-ERP của các nhà cung cấp ERP trên nền
điện toán đám mây cung cấp, chỉ cần đăng ký tài khoản, thanh toán và sử dụng (Hồ
Trung Thành và cộng sự, 2016). Hiện nay, một số nhà cung cấp ERP truyền thống đã
6


phát triển nhiều phiên bản mới trên điện toán đám mây (SAP, Oracle…). Điều này
cho phép các tổ chức có thể lựa chọn được mơ hình mà họ ưu thích như vận hành
Cloud-ERP nội bộ hoặc đám mây ở bên ngồi (Schubert & Adisa, 2011).
2.1.2. Lợi ích của Cloud-ERP
Một trong những ưu thế chính của Cloud-ERP là chi phí thấp. Cloud-ERP giúp
các tổ chức chuyển chi phí đầu tư ban đầu vào chi phí hoạt động, giúp giảm thiểu chi
phí đầu tư ban đầu. Các tổ chức không cần phải mua thiết bị đắt tiền hay phải đảm
bảo cơ sở hạ tầng đủ để xử lý hệ thống (Weng & Hung, 2014). Cloud-ERP giúp cho
các doanh nghiệp giảm được chi phí cũng như gánh nặng đầu tư và duy trì, hỗ trợ vận
hành và bảo trì hệ thống (Hồ Trung Thành và cộng sự, 2016). Thực tế cũng cho thấy
hơn một nửa số doanh nghiệp sử dụng Cloud-ERP xác nhận rằng đã tiết kiệm được
khoảng 40% chi phí (Nguyen và cộng sự, 2014).
Theo Hồ Trung Thành và cộng sự (2016), Cloud-ERP tích hợp với các ứng
dụng và cơng nghệ mới, triển khai nhanh chóng, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả.
Đồng thời, khả năng truy cập dễ dàng trên các thiết bị di động, máy tính xách tay,

máy tính bảng cho đến các điện thoại thông minh dù ở bất kỳ đâu. Cloud-ERP được
xem như một giải pháp mang tính cách mạng trong triển khai ERP vì Cloud-ERP là
một giải pháp linh hoạt, hiệu quả và giá cả phải chăng (Raihana, 2012).
2.1.3. Hạn chế của Cloud-ERP
Theo Weng và Hung (2014), một nhược điểm của Cloud-ERP là nó hồn tồn
phụ thuộc vào Internet để hoạt động. Nếu nhà cung cấp Internet khơng thể cung cấp
dịch vụ vì lý do nào đó, người sử dụng sẽ mất quyền truy cập vào tất cả dữ liệu ERP
của mình cho đến khi hệ thống được khôi phục. Theo Salleh và cộng sự (2012), một
số nhược điểm khác là các vấn đề bảo mật, tính linh hoạt, khả năng tùy chỉnh, quyền
sở hữu dữ liệu,… Trong đó, khả năng tùy chỉnh được các chuyên gia tư vấn triển khai
Cloud-ERP tại Việt Nam đánh giá là một nhược điểm lớn. Chẳng hạn như phân hệ
kế toán của những phần mềm Cloud-ERP đến từ nhà cung cấp ngoài nước, việc tùy
chỉnh để phần mềm phù hợp với tiêu chuẩn của kế toán Nhà nước Việt Nam thường
khá phức tạp và mất nhiều thời gian.
7


Theo Nguyen và cộng sự (2014), vẫn còn tồn tại những hạn chế của SaaS như:
SaaS sử dụng ứng dụng đám mây - khách hàng không thể di chuyển ứng dụng đến
các nhà cung cấp khác nhau; SaaS sử dụng nền tảng đám mây - có thể xảy ra sự phối
hợp không chặt chẽ giữa nhà cung cấp ứng dụng và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng; SaaS
sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây - một số người cho rằng điều này giống như một dịch
vụ được lưu trữ với giá thành thấp.
2.1.4. Một số nhà cung cấp Cloud-ERP
Thông tin về một số nhà cung cấp Cloud-ERP và các đơn vị triển khai tại
Việt Nam theo được thể hiện trong Bảng 2.1:
Bảng 2.1. Thông tin nhà cung cấp Cloud-ERP
STT

Nhà cung cấp


1

SAP

2

Oracle

3

Microsoft

4

Infor

5

Odoo

6

AMIS

7

FAST

Chi phí triển khai


Thời gian triển khai
(tháng)

5,2%

34,3

doanh thu năm
5,7%

25,3

doanh thu năm
5,2%

36,1

doanh thu năm
5,1%

30

doanh thu năm
10.000 – 100.000
USD
800 – 2.000
USD
1.000 – 30.000
USD


Đơn vị triển khai
Deloitte, Bosch, FPT,
CITEK, CMC,…
FPT, HPT, CSC,…
FPT, Bosch, Lạc
Việt,…
TRG, ATOS,…

7 – 18

Besco, Magenest,…

6 – 18

MISA

6 – 18

FAST

Bảng 2.1 chỉ là thông tin tham khảo, trong thực tế chi phí và thời gian triển
khai của Cloud-ERP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, số
phân hệ triển khai, mức độ tùy chỉnh,… nên khơng có mức chi phí hay thời gian triển
khai cố định.
8


2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Các mơ hình và lý thuyết

2.2.1.1. Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin
Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin (IS success) được giới thiệu bởi
Delone và McLean (1992) dựa trên ba cấp thông tin của Shannon và Weaver (1948)
và những mở rộng của Manson (1978), cùng với việc tổng hợp và đánh giá các bài
nghiên cứu về hệ thống thông tin thành công. Delone và McLean (1992) đã chỉ ra
rằng sự thành cơng của hệ thống thơng tin có thể được đánh giá dựa trên chất lượng
của hệ thống thông tin (chất lượng hệ thống) và chất lượng đầu ra của hệ thống thông
tin (chất lượng thông tin). Hai yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
sử dụng và việc sử dụng hệ thống. Sự hài lòng của người sử dụng hệ thống và việc
sử dụng hệ thống đều có tác động đến hành vi của người sử dụng (ảnh hưởng cá
nhân), từ đó dẫn đến tác động đến tổ chức.

Chất lượng
hệ thống

Việc sử dụng

Chất lượng
thơng tin

Sự hài lịng của
người sử dụng

Ảnh hưởng
cá nhân

Ảnh hưởng
tổ chức

Hình 2.2. Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin

Nguồn: DeLone và McLean (1992)

Mơ hình sự thành công của hệ thống thông tin DeLone và McLean (2003) bổ
sung “chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp và sự hỗ trợ này không chỉ
dành cho bộ phận hệ thống thơng tin mà cịn dành cho các bộ phận khác”. DeLone
và McLean (2003) cũng cho thấy chất lượng có ba yếu tố chủ yếu: chất lượng thông
tin, chất lượng hệ thống và chất lượng dịch vụ, mơ hình cũng bổ sung thêm ý định sử
dụng. Cuối cùng, trong mơ hình mới đã loại bỏ ảnh hưởng cá nhân và ảnh hưởng tổ
chức và thay thế chúng bằng lợi ích rịng; hơn nữa, bổ sung thêm vào mơ hình các
vịng phản hồi giữa ý định sử dụng và sự hài lịng của người sử dụng. Mơ hình sự
9


thành công của hệ thống thông tin (Delone và McLean, 2003) cũng giải thích rằng cả
3 yếu tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và chất lượng dịch vụ ảnh hưởng
đơn lẻ hay kết hợp đến sử dụng và sự thỏa mãn của người sử dụng.
Chất lượng
hệ thống
Việc sử
dụng

Ý định sử dụng

Chất lượng
thơng tin

Lợi ích rịng
Sự hài lịng của
người sử dụng


Chất lượng
dịch vụ

Hình 2.3. Mơ hình sự thành công của hệ thống thông tin
Nguồn: DeLone và McLean (2003)

Sự hài lòng của người sử dụng
Theo Longinidis và Gotzamani (2009), ERP là một cơng nghệ thơng tin phức
tạp có thể giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh và
đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng việc triển
khai ERP chắc chắn sẽ thành cơng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công
của các dự án triển khai ERP, và thái độ của người sử dụng ERP là một trong những
yếu tố quyết định chính cho sự thành công của một dự án ERP (Abdinnour-Helm và
cộng sự, 2003).
Sự hài lòng của người sử dụng đã được dùng làm thước đo cho sự thành công
của hệ thống thông tin từ những năm đầu đánh giá hệ thống thông tin. Powers và
Dickson (1973) cho rằng sự hài lịng của người dùng là tiêu chí nổi bật trong việc
đánh giá sự thành cơng của hệ thống máy tính. Zmud (1978) cho rằng có ba thành
phần tạo nên sự thành công của hệ thống thông tin quản lý là “hiệu suất của người sử
dụng”, “việc sử dụng hệ thống thơng tin quản lý” và “sự hài lịng của người sử dụng”.
DeLone và McLean (1992) đã giới thiệu một cách toàn diện và phân loại sáu hạng
10


mục chính về sự thành cơng của hệ thống thơng tin, trong đó mức độ hài lịng của
người sử dụng được sử dụng rộng rãi nhất trong các biện pháp đơn lẻ. Tuy nhiên
trong bối cảnh Cloud-ERP tại Việt Nam, sự hài lòng của người sử dụng chưa thật sự
được quan tâm, số lượng nghiên cứu về yếu tố này cũng cịn hạn chế. Vì vậy, đề tài
này tập trung nghiên cứu về sự hài lòng của người sử dụng đối với Cloud-ERP, xuất
phát từ những tác động đáng kể của sự hài lòng của người sử dụng đến sự thành cơng

của Cloud-ERP.
Lợi ích rịng
Theo DeLone và McLean (2003), tác động của hệ thống thông tin đã phát triển
ra khỏi người sử dụng trực tiếp mà còn tác động đến các nhóm làm việc, các tổ chức,
các ngành cơng nghiệp và các tác động xã hội. Từ các cá nhân đến nền kinh tế của
các quốc gia đều có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của hệ thống thông tin. Để đáp
ứng sự thay đổi này, DeLone và McLean đã nhóm tất cả các loại tác động thành một
lợi ích duy nhất gọi là lợi ích ròng.
Lợi ích ròng là thước đo quan trọng nhất của sự thành công, bởi vì nó nắm bắt
sự cân bằng giữa các tác động tích cực và tiêu cực của hệ thống thơng tin đối với
khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, các tổ chức, thị trường, ngành công nghiệp, nền
kinh tế và thậm chí cả xã hội. Lợi ích rịng bao gồm tiết kiệm chi phí, mở rộng thị
trường, gia tăng doanh số, cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, lợi ích rịng là mức
độ mà hệ thống thơng tin đang góp phần vào sự thành cơng của các cá nhân, các
nhóm, các tổ chức, các ngành cơng nghiệp và các quốc gia (DeLone & McLean,
2003). Ví dụ: cải thiện việc ra quyết định, cải thiện năng suất, tăng doanh thu, giảm
chi phí, lợi nhuận được cải thiện, hiệu quả thị trường, phúc lợi của người tiêu dùng,
tạo việc làm và kinh tế phát triển (Petter và cộng sự, 2008).
Vì vậy, đề tài này hướng tới đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên, tức
những cá nhân đang sử dụng Cloud-ERP trong công việc hằng ngày do những tác
động của cá nhân đến sự thành công của HTTT và những lợi ích được được nâng cao
nhờ việc sử dụng HTTT của các các cá nhân như cải thiện hiệu suất làm việc, tiết
kiệm thời gian, mức độ hài lòng đối với HTTT,…
11


2.2.1.2. Mơ hình Kỳ vọng - Xác nhận
Mơ hình kỳ vọng - xác nhận (ECM – Expectation - Confirmation Model) được
đề xuất bởi Bhattacherjee (2001), dựa trên lý thuyết kỳ vọng - xác nhận (ECT) được
đề xuất bởi Oliver (1980). ECM khác biệt với ECT bởi việc chuyển đổi kỳ vọng trước

khi sử dụng và hiệu suất trải nghiệm thành mơ hình sau chấp nhận để tiếp tục sử dụng
hệ thống thông tin (HTTT)/công nghệ thông tin (CNTT). ECM cho thấy rằng việc
tiếp tục sử dụng HTTT/CNTT của người sử dụng phụ thuộc vào mức độ nhận thức
hữu ích (PU), mức độ xác nhận và mức độ hài lòng của họ đối với HTTT/CNTT
(Bhattacherjee, 2001; Lee và cộng sự, 2009; Cheng, 2019).
Sự xác nhận đề cập đến mức độ nhận thức của người sử dụng về sự tương
đồng giữa kỳ vọng sử dụng HTTT/CNTT và hiệu suất thực tế của nó (Bhattacherjee,
2001), cịn nhận thức hữu ích được định nghĩa là “mức độ mà một người tin rằng việc
sử dụng hệ thống sẽ cải thiện hiệu suất công việc của họ” (Davis, 1989, tr. 320).
2.2.1.3. Lý thuyết sự phù hợp công việc-công nghệ
Lý thuyết sự phù hợp công việc-công nghệ (TTF – Task-Technology Fit
Theory) đánh giá mức độ khám phá mà công nghệ hỗ trợ cá nhân trong việc thực hiện
công việc, và mang đến sự thuận lợi nhất trong việc sử dụng công nghệ thông tin
(Goodhue & Thompson, 1995). Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong các mơ
hình đánh giá sự tác động của cơng nghệ đến hiệu quả của việc sử dụng, và sự phù
hợp giữa các tác vụ cần thực hiện.
Theo Tam và Oliveira (2016), TTF tập trung vào sự phù hợp của công nghệ
với một nhiệm vụ. Mơ hình này giả định rằng việc chấp nhận một công nghệ phụ
thuộc vào mức độ phù hợp của cơng nghệ đó với nhu cầu của một công việc cụ thể.
TTF đề cập đến vấn đề là làm thế nào để các chức năng của HTTT/CNTT có thể khớp
với các công việc mà người sử dụng phải thực hiện, nói cách khác là khả năng
HTTT/CNTT hỗ trợ cho một cơng việc. Về cơ bản, mơ hình TTF đưa ra giả thuyết
rằng sự phù hợp giữa yêu cầu công việc và đặc điểm công nghệ ảnh hưởng đến việc
sử dụng và tác động đến hiệu suất (Goodhue & Thompson, 1995).

12


2.2.2. Các nghiên cứu liên quan
Một số nghiên cứu liên quan về hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên

điện tốn đám mây được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các nghiên cứu liên quan
STT

Tác giả

Tên đề tài

Các yếu tố

Lĩnh vực

quan trọng

nghiên cứu
Ý định tiếp

Một nghiên cứu về sự
1

Bhattacherjee

liên tục của hệ thống

Nhận thức sự hữu ích,

tục sử dụng

(2001)


thơng tin: Mơ hình xác

sự xác nhận, sự hài lịng

hệ thống

nhận kỳ vọng

thông tin

Sự phù hợp công nghệ-

2

Abugabah và
cộng sự (2015)

Đánh giá tác động của
hệ thống ERP trong giáo
dục đại học

công việc, chất lượng hệ
thống, chất lượng thơng
tin, đặc tính người dùng,
nhận thức sự hữu ích,
hiệu suất cá nhân

3

Tam và

Oliveira (2016)

Tác động của
ERP đối với
hiệu suất
người dùng
trong môi
trường giáo
dục

Chất lượng hệ thống,

Sự thành

Một nghiên cứu về tác

chất lượng thông tin,

công của hệ

động của m-banking đối

chất lượng dịch vụ, sự

thống thông

với hiệu suất cá nhân:

phù hợp công việc-công


tin và sự phù

Quan điểm của DeLone

nghệ, sự hài lịng của

hợp cơng

& McLean và TTF

người sử dụng, sử dụng,

nghệ-cơng

hiệu suất cá nhân

việc

Mơ hình kết hợp để khám Chất lượng hệ thống,

4

Cheng (2019)

phá tiền đề của tính liên

chất lượng thông tin, sự

tục của Cloud-ERP: Vai


phù hợp công việc-cơng

trị của các yếu tố quyết

nghệ, sự xác nhận, nhận

định chất lượng và sự phù thức sự hữu ích, sự hài
hợp cơng nghệ-cơng việc lịng của người sử dụng
13

Ý định tiếp
tục sử dụng
Cloud-ERP


2.3. Mơ hình nghiên cứu
Nếu kết hợp mơ hình thành cơng của hệ thống thơng tin và mơ hình kỳ vọng xác nhận, ta có thể thấy rằng khi CNTT/HTTT có thể cung cấp cho người sử dụng
chất lượng hệ thống cao hơn hay các các chức năng đáp ứng được mục đích sử dụng
của họ thì người sử dụng sẽ cảm thấy CNTT/HTTT cung cấp những chức năng hữu
ích cho họ và điều này sẽ nâng cao sự hài lòng của họ đối với CNTT/HTTT. Theo
Xu và cộng sự (2017), trong bối cảnh dựa trên điện toán đám mây thì nhận thức sự
hữu ích có thể dẫn đến sự hài lòng của người sử dụng. Tiếp theo, khi người sử dụng
nhận được những lợi ích như mong đợi thơng qua trải nghiệm sử dụng dịch vụ điện
toán đám mây, họ sẽ có sự xác nhận đối với dịch vụ điện tốn đám mây và dẫn đến
sự hài lịng. Cheng (2019) cũng cho rằng sự xác nhận của người sử dụng đối với
Cloud-ERP có ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích của họ, đồng thời sự xác nhận và
nhận thức sự hữu ích là hai tiền đề chính của sự hài lòng của người sử dụng đối với
Cloud-ERP.
Về sự kết hợp giữa TTF và ECM, một nghiên cứu của Lin (2012) đã chỉ ra
rằng TTF dẫn đến sự hài lòng đối với CNTT/HTTT. Cụ thể là sự phù hợp giữa cơng

nghệ và cơng việc có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của
người sử dụng đối với việc áp dụng công nghệ (Chang và cộng sự, 2015; Isaac và
cộng sự, 2017). Do đó nghiên cứu này cho rằng TTF là tiền đề của sự hài lòng của
người sử dụng đối với Cloud-ERP.
Từ cơ sở lý thuyết là mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin (DeLone &
McLean, 1992; DeLone & McLean, 2003), mơ hình kỳ vọng - xác nhận
(Bhattacherjee, 2001), lý thuyết sự phù hợp công nghệ-công việc (Goodhue &
Thompson, 1995) cùng các nghiên cứu liên quan về ERP của Bhattacherjee (2001),
Abugabah và cộng sự (2015), Tam và Oliveira (2016) và Cheng (2019), tác giả đề
xuất mơ hình nghiên cứu chi tiết như trong Hình 2.4. Chi tiết các khái niệm nghiên
cứu và giả thuyết được trình bày như sau.

14


Chất lượng
thông tin

H1+

Chất lượng
hệ thống

H2+

Sự phù hợp công
việc-công nghệ

H3+


Sự xác nhận

H4+

Nhận thức
sự hữu ích

H5+

Sự hài lịng của
người sử dụng

H6+

Lợi ích rịng

Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu

2.3.1. Sự hài lịng của người sử dụng
Sự hài lòng của người sử dụng (USS – User satisfaction) được định nghĩa là
thái độ chung của người sử dụng đối với hệ thống ERP từ những trải nghiệm tích lũy
được thơng qua hành vi sử dụng hệ thống ERP (Liebana-Cabanillas và cộng sự,
2013). Sự hài lòng của người sử dụng đã được dùng để làm thước đo cho sự thành
công của hệ thống thông tin từ những năm đầu đánh giá hệ thống thông tin và ngày
nay sự hài lòng đã trở thành một trong những thước đo được sử dụng rộng rãi nhất về
sự thành cơng của hệ thống thơng tin. Sự hài lịng đã được sử dụng như một thước đo
đại diện cho sự thành cơng của hệ thống thơng tin nói chung (DeLone & McLean,
2003). Các nhà nghiên cứu khác cũng đã sử dụng sự hài lòng như một thước đo quan
trọng cho sự thành công của ERP (Calisir & Calisir, 2004).
2.3.2. Chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin (IFQ – Information quality) đề cập đến chất lượng và các
đặc điểm mong muốn của nội dung báo cáo và hình thức mà hệ thống thơng tin tạo
ra; phép đo của nó bao gồm độ chính xác, tính đầy đủ, đơn vị tiền tệ, hiệu quả, cá
nhân hóa, mức độ liên quan, phạm vi và tính kịp thời của thơng tin (DeLone &
15


McLean, 1992; DeLone & McLean, 2003; Roca và cộng sự, 2006; Tam & Oliveira,
2016; Tseng & Lee, 2018). Nếu thông tin do HTTT/CNTT cung cấp được cập nhật
thường xuyên và đảm bảo tính tồn diện, thơng tin sẽ đáp ứng được kỳ vọng của
người sử dụng (Lee và cộng sự, 2009; Tam & Oliveira, 2016); hơn nữa, thông tin
chất lượng cao có thể thúc đẩy người sử dụng tiếp tục sử dụng HTTT/CNTT bằng
cách nâng cao mức độ hài lòng của họ với HTTT/CNTT (Roca và cộng sự, 2006; Lee
và cộng sự, 2009; Dağhan & Akkoyunlu, 2016; Tam & Oliveira, 2016). Bên cạnh đó,
khi người sử dụng cảm thấy HTTT/CNTT có thể giúp họ cập nhật nội dung thơng tin
thường xun và mức độ của nội dung thơng tin có thể được điều chỉnh để đáp ứng
nhu cầu cá nhân của họ, họ sẽ nhận thấy rằng HTTT/CNTT có thể là một cơng cụ
hữu ích (Lee và cộng sự, 2009; Abugabah và cộng sự, 2015; Tseng & Lee, 2018). Từ
những điều trên cho thấy chất lượng thơng tin có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng
của người sử dụng, sự xác nhận và nhận thức hữu ích của họ đối với Cloud-ERP. Do
đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H1+: Chất lượng thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người
sử dụng đối với Cloud-ERP.
2.3.3. Chất lượng hệ thống
Chất lượng hệ thống (SYQ – System quality) đề cập đến chất lượng của các
chức năng và các đặc tính mong muốn của hệ thống thơng tin (DeLone & McLean,
1992; DeLone & McLean, 2003; Tseng & Lee, 2018). Chất lượng hệ thống biểu thị
độ chính xác, khả năng thích ứng, tính sẵn có, tiện lợi, hiệu quả, linh hoạt, độ tin cậy,
khả năng đáp ứng và khả năng sử dụng của các chức năng của hệ thống thông tin
(DeLone & McLean, 2003; Tam & Oliveira, 2016). Khi HTTT/CNTT có thể cung

cấp cho người sử dụng các chức năng có chất lượng cao hơn và các chức năng liên
quan để đạt được mục tiêu sử dụng, họ sẽ nhận thấy rằng HTTT/CNTT có thể cung
cấp các chức năng hữu ích cho nhu cầu sử dụng của họ. Hơn nữa, điều này sẽ nâng
cao sự hài lòng của họ với HTTT/CNTT, và họ sẽ quan tâm hơn đến việc sử dụng hệ
thống (Roca và cộng sự, 2006; Dağhan & Akkoyunlu, 2016; Tam & Oliveira, 2016).
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

16


H2+: Chất lượng hệ thống ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người sử
dụng đối với Cloud-ERP.
2.3.4. Sự phù hợp công nghệ-công việc
Sự phù hợp công nghệ-công việc (TTF – Task-technology Fit) là mức độ mà
một công nghệ hỗ trợ một cá nhân thực hiện các nhiệm vụ của họ. Cụ thể hơn, TTF
là sự phù hợp giữa các yêu cầu nhiệm vụ, năng lực cá nhân và chức năng của công
nghệ (Goodhue & Thompson, 1995). Lin (2012) cũng đã phát triển một mơ hình kết
hợp bằng cách tích hợp lý thuyết tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin với lý thuyết
TTF để khám phá các tiền đề về ý định tiếp tục sử dụng của HTTT/CNTT. Nghiên
cứu cho thấy rằng TTF dẫn đến sự hài lòng đối với HTTT/CNTT, sự phù hợp giữa
công việc và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến sự hài lòng của người
sử dụng đối với việc áp dụng công nghệ (Jarupathirun & Zahedi, 2007; Chang và
cộng sự, 2015; Isaac và cộng sự, 2017). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H3+: Sự phù hợp công việc-công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng
của người sử dụng đối với Cloud-ERP.
2.3.5. Sự xác nhận
Sự xác nhận (CON – Confirmation) đề cập đến mức độ nhận thức của người
sử dụng về sự phù hợp giữa kỳ vọng sử dụng HTTT/CNTT và hiệu suất thực tế của
nó (Bhattacherjee, 2001). Khi người sử dụng có thể nhận được những lợi ích như
mong đợi thơng qua trải nghiệm sử dụng của họ với các dịch vụ điện tốn đám mây,

thì sự xác nhận của họ đối với các dịch vụ điện tốn đám mây có thể xác định mức
độ hài lịng của họ đối với các dịch vụ điện tốn đám mây (Tan & Kim, 2015; Xu và
cộng sự, 2017). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H4+: Sự xác nhận có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của người sử dụng
đối với Cloud-ERP.
2.3.6. Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức sự hữu ích (PEU – Perceived usefulness) được định nghĩa là “mức
độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất
17


×