Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Bảo tàng nghệ an trong vấn đề phát triển du lịch nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 93 trang )

TRNG I HC VINH
KHOA LCH S
=== ===

thái thị vân anh

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảo tàng Nghệ An trong vấn đề
phát triển du lịch Nghệ An


VINH - 2011

2


TRNG I HC VINH
KHOA LCH S
=== ===

thái thị vân anh

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảo tàng Nghệ An trong vấn đề
phát triển du lịch Nghệ An
chuyên ngành du lịch
Lp 48B2 - Du lịch (2007 - 2011)

Giáo viên hướng dẫn: DƯƠNG THỊ VÂN ANH

VINH - 2011




LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện cơng trình nghiên cứu này tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu
sắc tới cơ giáo Dương Thị Vân Anh - người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã
tận tình chỉ dẫn. Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa
lịch sử đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi hồn thành cơng trình nghiên cứu
của mình.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ sở Văn hoá thể thao và du
lịch Nghệ An, bảo tàng Nghệ An, đã nhiệt tình giúp đỡ tơi về mặt tư liệu
cũng như có những nhận xét, góp ý trực tiếp cho tơi để có thể hồn thành
khố luận này.
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tay, do điều kiện tư liệu và khả năng
cịn hạn chế, chắc chắn đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tơi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của q thầy cơ và bạn đọc để đề tài
được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Thái Thị vân Anh


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................9

6. Đóng góp của đề tài.....................................................................................11
7. Bố cục của khóa luận ...................................................................................11
B. NỘI DUNG....................................................................................................12
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỈNH NGHỆ AN VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Ở NGHỆ AN.......................................................................................................12
1.1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An.......................................................................12
1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ...........................................................12
1.1.2. Sự phân chia hành chính.........................................................................13
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................................13
1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................19
1.2. Khái quát về hoạt động du lịch ở Nghệ An.............................................22
1.2.1. Khách du lịch ...........................................................................................23
1.2.2. Doanh thu từ du lịch.................................................................................24
1.3. Những điểm du lịch quan trọng của Nghệ An.........................................26
1.3.1. Một số điểm đến du lịch nổi tiếng đã được đưa vào khai thác sử
dụng có hiệu quả...............................................................................................26
1.3.2. Hệ thống bảo tàng - tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ.............................32
Chương 2
BẢO TÀNG NGHỆ AN - MỘT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TIỀM NĂNG................35
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Nghệ An..................35
2.1.1. Vị trí.........................................................................................................35
2.1.2. Tên gọi......................................................................................................35
2.1.3. Loại hình.................................................................................................36
2.1.4. Lịch sử hình thành..................................................................................36
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Nghệ An.....................................39
2.1.6. Quá trình phát triển của Bảo tàng Nghệ An.........................................41
2.2. Tình hình hoạt động của Bảo tàng Nghệ An trong xu thế phát triển
chung của ngành du lịch Nghệ An....................................................................47
2.2.1. Đánh giá về tình hình hoạt động của Bảo tàng Nghệ An.................48

2.2.2. Đánh giá về thực trạng hoạt động của Bảo tàng Nghệ An trong xu
thế phát triển chung của du lịch Nghệ An.......................................................60


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BẢO
TÀNG NGHỆ AN ĐỐI VỚI DU LỊCH NGHỆ AN............................................62
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.........................................................................62
3.1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................62
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................63
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Bảo tàng Nghệ An trong phát
triển du lịch Nghệ An........................................................................................65
3.2.1. Xây dựng không gian trưng bày cố định một cách khoa học hiện đại
.............................................................................................................................66
3.2.2. Phát huy việc tổ chức trưng bày chuyên đề có chất lượng.................68
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên tại bảo tàng.............70
3.2.4. Xây dựng bài thuyết minh, hướng dẫn có chất lượng tốt...................73
3.2.5. Tăng cường cơng tác thu thập hiện vật.................................................75
3.2.6. Tăng cường quảng bá hình ảnh bảo tàng trên các phương tiện thông
tin đại chúng......................................................................................................76
3.2.7. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo tàng..........................................77
3.2.8. Tổ chức các buổi giao lưu công chúng với bảo tàng............................77
3.2.9. Phối hợp hoạt động giữa bảo tàng với các trường học.......................77
3.2.10. Phối hợp hoạt động giữa bảo tàng với các đơn vị du lịch................79
3.2.11. Phối hợp hoạt động giữa bảo tàng Nghệ An với các bảo tàng khác ở
trong và ngoài tỉnh.............................................................................................82
3.2.12. Một số giải pháp khác...........................................................................83
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................86
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................87
E. PHỤ LỤC.......................................................................................................88


6


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản sắc văn hóa dân tộc mn đời vẫn được coi là yếu tố cốt lõi, quan
trọng nhất cho sự tồn tại của một đất nước. Đặc biệt trước sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế thị trường thì một câu hỏi lớn được đặt ra là chúng ta phải
làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, khơi dậy truyền thống dân tộc
trong mỗi người dân? Đây cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành bảo
tồn, bảo tàng. Vì thế mà trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã rất chú
trọng đến vấn đề bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Một hệ thống bảo
tàng khá hồn chỉnh được hình thành và đi vào hoạt động đạt nhiều thành tựu.
Cũng trong thời đại mới du lịch và bảo tàng ngày càng khẳng định
mối quan hệ tương hỗ. Bảo tàng đang trở thành một địa chỉ không thể thiếu
trong các tour du lịch hấp dẫn ở những nước có ngành bảo tàng phát triển. Ở
nước ta trong những năm gần đây, bảo tàng cũng là một điểm đến khá hấp
dẫn bởi những giá trị di sản văn hóa dân tộc. Thế nhưng chỉ mới một số bảo
tàng lớn ở nước ta thu hút được đơng đảo du khách về tham quan tìm hiểu
cịn nhìn chung phần lớn vẫn chưa làm được điều này. Ở Nghệ An cũng
không ngoại lệ, bảo tàng và du lịch đang hoạt động riêng lẽ độc lập với
nhau. Trong những năm qua du lịch Nghệ An đã và đang có nhiều bước khởi
sắc do đó việc xúc tiến tìm giải pháp thu hút khách du lịch về với bảo tàng là
một vấn đề cấp thiết.
Với tính chất là một bảo tàng tổng hợp lại được đặt tại một địa phương
có truyền thống văn hóa lâu đời, Bảo tàng Nghệ An có đủ mọi điều kiện để
phát triển thành một bảo tàng lớn, giới thiệu quảng bá hình ảnh quê hương
con người Nghệ An, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương.
Đến đây du khách sẽ tìm được niềm hứng khởi và khơi dậy trong lịng khách

tham quan trí tị mị hấp dẫn trên con đường tìm hiểu khám phá về vẻ đẹp xứ
7


Nghệ. Thế nhưng cho đến nay bảo tàng này vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn
và vẫn chưa phải là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi về khám phá
mảnh đất này.
Bản thân được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ Tĩnh, lại may mắn
được học chuyên ngành du lịch khi lên đại học, tôi tự nhận thấy phải có trách
nhiệm đóng góp một phần sức lực và trí tuệ nhỏ bé của mình vào cơng cuộc
chung là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên mảnh đất Nghệ An, đưa du lịch
Nghệ An xích lại gần với ngành bảo tàng mà cụ thể là có cái nhìn đúng đắn
hơn về Bảo tàng Nghệ An - một tiềm năng du lịch lớn đang bị lãng quên.
Nghiên cứu đề tài này góp phần lý giải tại sao khách du lịch đến bảo tàng cịn
q ít, tại sao bảo tàng chưa có sức hấp dẫn du khách. Và trên cơ sở nhận định
thực trạng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khuyến khích sự
phát triển của bảo tàng, đưa bảo tàng đến gần với cơng chúng hơn. Với ý
nghĩa đó tơi chọn đề tài nghiên cứu của mình là "Bảo tàng Nghệ An trong vấn
đề phát triển du lịch Nghệ An".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta, việc nghiên cứu bảo tàng với tư cách là một điểm du lịch
còn là một đề tài khá mới mẻ, có chăng thì chỉ là một số bảo tàng lớn. Còn
những bảo tàng ở địa phương thì hầu như có rất ít các cơng trình nghiên cứu.
Và Bảo tàng Nghệ An cũng nằm chung trong tình trạng đó. Có thể nói rằng
đây là đề tài đầu tiên đưa Bảo tàng Nghệ An vào nghiên cứu với tư cách là
một điểm du lịch đầy tiềm năng của tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, đề tài của
tơi sẽ có những đóng góp nhất định và khách quan với những luận cứ khoa
học và thực tiễn xác đáng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bảo tàng Nghệ An, du lịch Nghệ An


8


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Bảo tàng Nghệ An đặt trong mối quan
hệ là một điểm đến du lịch đầy tiềm năng của tỉnh Nghệ An, trong cái nhìn
tổng thể của hệ thống bảo tàng và hoạt động du lịch ở nước ta.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Đề tài này tập trung tổng kết đánh giá những thành tựu đạt được của
bảo tàng Nghệ An trong thời gian qua cũng như những vấn đề còn tồn tại của
bảo tàng. Và trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm góp
phần hồn thiện và nâng cao chất lượng bảo tàng, xây dựng thương hiệu để
biến bảo tàng trở thành một điểm đến hấp dẫn của các tour du lịch lịch sử văn
hố đúng với vai trị ý nghĩa to lớn của một bảo tàng địa phương.
Nhiệm vụ:
Với mục đích như vậy trước hết khố luận đề cập đến đặc điểm điều
kiện tự nhiên, lịch sử, con người, truyền thống... những nhân tố ảnh hưởng
việc thành lập bảo tàng, nội dung trưng bày và hoạt động của bảo tàng. Bên
cạnh đó cũng đề cập đến tình hình hoạt động của hệ thống bảo tàng song song
với việc phát triển du lịch của Nghệ An.
Trên cơ sở đó đề tài còn nêu lên một số giải pháp cụ thể, đồng thời
mạnh dạn đưa ra một số nhận xét cá nhân hi vọng góp phần làm cho người
dân và du khách có cái nhìn mới mẻ về một bảo tàng có tầm quan trọng và ý
nghĩa lớn nhưng chưa thực sự có sức hấp dẫn.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu:
Để thực hiện đề tài “Bảo tàng Nghệ An trong vấn đề phát triển du lịch
Nghệ An” tôi tập trung khai thác những nguồn sau:
Các tài liệu thành văn: sách, báo, tạp chí, các diễn văn của Bảo tàng

Nghệ An, nguồn tài liệu từ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Nghệ An, cũng
như là tài liệu trên internet.
9


Ngồi ra tơi cịn có những cuộc trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với một số
cán bộ làm việc tai Bảo tàng Nghệ An - những người có đóng góp quan trọng
để bảo tàng tồn tại và phát triển.
Từ nguồn tài liệu thành văn và không thành văn chúng tôi tổng hợp lại,
đối chiếu so sánh và căn cứ vào tình hình cụ thể để nghiên cứu đề tài một
cách nghiêm túc và có hiệu quả nhất.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Trên cơ sở nguồn số liệu đã
thu thập được tôi đã tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu để làm rõ vấn đề
đang nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Đây là phương pháp quan trọng mà
tôi sử dụng để so sánh thực trạng hoạt động du lịch bảo tàng ở trên thế giới và
ở Việt Nam cũng như là thực trạng hoạt động du lịch của các bảo tàng trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó tơi sử dụng phương pháp này để so sánh mức
tăng số lượt khách, doanh thu du lịch qua các năm.
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Tôi sử dụng phương pháp này bằng
cách đến trực tiếp một số cơ sở để tìm hiểu thực trạng phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài như các bảo tàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, một số đơn vị
mà bảo tàng báo cáo đến trưng bày triển lãm lưu động… Với phương pháp
này tơi cịn xác minh tính xác thực của báo cáo cũng như để tìm hiểu bảo tàng
và mối quan hệ của bảo tàng đối với phát triển du lịch.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình làm khố luận tơi
có sử dụng phương pháp này để tìm hiểu tâm lý du khách khi đến tham quan
bảo tàng bằng các phiếu điều tra xã hội học.
- Phương pháp tham vấn chun gia: Để hồn thành khố luận tơi đã

gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia bảo tàng học và du lịch như giám đốc Bảo
tàng Nghệ An Nguyễn Minh Truyền, phó giám đốc Bảo tàng Nghệ An
Trương Đắc Thành…
10


6. Đóng góp của đề tài
Là một sinh viên khoa lịch sử, theo học ngành Việt Nam học chuyên
ngành du lịch, việc nghiên cứu đề tài “Bảo tàng Nghệ An trong vấn đề phát
triển du lịch Nghệ An” mang ý nghĩa phục vụ tốt cho quá trình học tập,
nghiên cứu và công tác của tôi sau này.
Đề tài này sẽ tái hiện một cách khách quan tồn diện và có hệ thống về
lịch sử hình thành, tình hình hoạt động của bảo tàng Nghệ An, cũng như làm
rõ về mối quan hệ của Bảo tàng Nghệ An đối với phát triển du lịch Nghệ An.
Đề tài góp phần nêu bật giá trị của Bảo tàng Nghệ An đối với lịch sử địa
phương nói chung, đối với vấn đề phát triển du lịch Nghệ An nói riêng. Với
việc đưa ra những giải pháp thu hút khách du lịch về với bảo tàng, đề tài này
cịn đóng góp một phần lý luận thúc đẩy sự phát triển của hệ thống bảo tàng
nói chung và Bảo tàng Nghệ An nói riêng.
Với việc đưa vấn đề bảo tàng và du lịch ra nghiên cứu một cách nghiêm
túc đề tài này cịn góp phần làm nổi bật tầm quan trọng của việc đưa bảo tàng
vào phát triển du lịch. Từ đó đề tài khẳng định mối quan hệ tương hỗ giữa bảo
tàng và du lịch.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An và hoạt động du lịch ở
Nghệ An
Chương 2. Bảo tàng Nghệ An - một điểm đến du lịch tiềm năng
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của

Bảo tàng Nghệ An đối với vấn đề phát triển du lịch Nghệ
An.

11


B. NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỈNH NGHỆ AN VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Ở NGHỆ AN
1.1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An
1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Nghệ An là tỉnh thuộc trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên 16490,68km2 [3,9]
Nghệ An trải dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có toạ độ địa lý
103°52’30’’ - 105°48’20’’ kinh độ đông, 18°33’08’’ - 19°59’52’’ vĩ độ bắc [3,9].
Điểm cực bắc là đỉnh núi Bảo Liên xã Thông Thụ huyện Quế Phong.
Điểm cực Nam là sườn nam mái núi Thiên Nhẫn xã Nam Kim huyện
Nam Đàn.
Điểm cực Tây là đỉnh núi Pù Xơi xã Mường Ải huyện Kỳ Sơn.
Điểm cực Đông là chân núi Xước - Đơng Hồi xã Quỳnh Lập huyện
Quỳnh Lưu.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây
giáp nước Cộng hồ Dân chủ nhân dân Lào, phía Đơng giáp Biển Đơng.
Với vị trí địa lý này, Nghệ An là địa bàn quan trọng đối với cả nước, có
các tuyến giao thơng huyết mạch từ Bắc vào Nam (đường bộ, đường sắt), có
các cửa ngõ sang nước bạn Lào và vùng Đông bắc Thái Lan (với 3 cửa khẩu),
có biển và đường biển ra thế giới.
Với vị trí địa lý và một số điều kiện, Nghệ An đóng vai trò cửa ngõ
giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Bắc trung bộ với Bắc bộ và Nam bộ.

Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch Xuyên
Việt, tuyến du lịch Vinh - cánh đồng Chum - Luông pha băng - Viêng Chăn Băng Kốc và ngược lại, qua đường 7 và đường 8), Nghệ An hồn tồn có khả
12


năng đóng vai trị một trung tâm du lịch vùng và tiến tới là trung tâm du lịch
quốc gia trong tương lai.
Bên cạnh đó thì vị trí địa lý Nghệ An có hạn chế là cách xa các trung
tâm tăng trưởng kinh tế quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chưa
có cảng nước sâu.
Nghệ An là tỉnh thuộc địa bàn chiến lược 2 khu vực nối liền với Quân
khu Xiêng Khoảng - cánh đồng Chum (Lào) có vị trí rất quan trọng về Quốc
phịng - An ninh.
1.1.2. Sự phân chia hành chính
Địa danh Nghệ An xuất hiện từ triều Lý, Thiên Thành thứ 3 năm 1030
thế kỷ XI. Trải qua biến đổi của lịch sử, sự phân chia hành chính của Nghệ
An cũng khác nhau. Gần đây nhất ngày 27/12/1975, Nghệ An cùng với Hà
Tĩnh được hợp nhất trùng tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 12/08/1991 tỉnh Nghệ An
được tái lập và giữ nguyên về mặt hành chính cho tới nay [3,13]
Đến ngày 01/07/2008 tỉnh Nghệ An gồm có một thành phố tỉnh lị trực
thuộc tỉnh (Vinh) và 2 thị xã (Cửa Lị và Thái Hồ) và 17 huyện, trong đó có
7 huyện đồng bằng và 17 thị trấn, 25 phường (trong đó 16 phường thuộc
thành phố Vinh, 5 phường thuộc thị xã Cửa Lò và 4 phường thuộc thị xã Thái
Hoà) và 431 xã [3,13]
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1. Địa chất - Địa hình
Về địa chất
Cũng như địa bàn cả nước, mảnh đất Nghệ An đã trải qua các thời kỳ
kiến tạo địa chất gồm: đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại
Tân sinh. Và qua các đợt kiến tạo địa chất đó thì cấu trúc địa chất tỉnh Nghệ

An rất phức tạp, nằm trong ba đợt kiến tạo lớn: đới nâng Pù Hoạt; miền nếp
uốn Trường Sơn; đới võng Sầm Nưa [3,22-23]

13


Về địa hình
Địa hình tỉnh Nghệ An dốc dần từ Tây Bắc - Đông Nam, bị chia cắt
mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sơng ngịi chằng chịt, trong đó đồi núi
chiếm 83% diện tích tồn tỉnh.
Điều kiện địa hình đã tạo cho Nghệ An một thiên nhiên hùng vĩ, cảnh
sắc tươi đẹp, nhưng cũng gây ra nhiều hạn chế khơng nhỏ trong việc xây dựng
các cơng trình kiến trúc hạ tầng và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp...
Địa hình Nghệ An có 3 dạng đặc trưng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển
Địa hình đồi núi: bị chia cắt mãnh liệt, nghiêng dốc mạnh từ Tây
sang Đông, chủ yếu là núi trung bình, núi thấp và đồi xen lẫn các thung
lũng nhỏ hẹp.
Địa hình đồng bằng có 2 kiểu chính
- Địa hình đồng bằng bồi tụ, chỉ chiếm 14% diện tích tự nhiên của tỉnh
do phù sa sơng ngịi bồi đắp, độ phì nhiêu thấp.
- Địa hình bờ biển thấp và bằng phẳng, bị các cửa sông chia cắt. Trên
các vách hang động của nhiều dãy núi cịn rõ các vết tích xâm lược của nước
biển như ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành.
Địa hình biển: Biển Nghệ An nằm ở cửa biển Vịnh Bắc Bộ. Biển có ít
đảo và đảo nhỏ, tiêu biểu là Hịn Mắt và Hịn Ngư.
Vai trị của địa hình:
Tính đa dạng, phức tạp của địa hình là nhân tố rất quan trọng tạo nên sự
đa dạng của thổ nhưỡng, khí hậu, động thực vật của Nghệ An. Đặc điểm ấy
cho phép khai thác tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp phong phú
đa dạng (Nông, lâm, thuỷ hải sản..), đồng thời tạo điều kiện để phát triển một

số ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có ngành kinh tế biển, du lịch.
Địa hình phức tạp, độ dốc lớn gây nên những cản trở không nhỏ về giao
thông, thuỷ lợi nhất là miền núi. Nạn rửa trơi, xói mịn lớp đất mặt ngày càng
tăng làm ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Đồng bằng gồ ghề, nhỏ hẹp,
14


manh mún, vùng ven biển bị nhiễm mặn... cùng với nhiều yếu tố bất lợi, hạn
chế phát triển theo hướng sản xuất hàng hố của nền nơng nghiệp và cải thiện
môi trường ở Nghệ An [3,33].
1.1.3.2. Thổ nhưỡng
Theo số liệu mới nhất ngày 01/01/2009 thì tổng diện tích tỉnh Nghệ An
là 1649068,23 ha [3,34]. Đặc điểm địa chất phức tạp là cơ sở để sinh ra một
nền thổ nhưỡng đa dạng, nhiều lợi thế nhưng đồng thời cũng có khơng ít
nhược điểm. Theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất Nghệ An thành 2
nhóm chính là:
 Đất thuỷ thành: phân bố tập trung chủ yếu tập trung ở các huyện
đồng bằng, ven biển. Chiếm vị trí quan trọng trong số này là 191.427ha đất
phù sa và nhóm đất cát. Đây là nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất
Nông nghiệp của tỉnh [3,39].
 Đất địa thành: loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%), có
ý nghĩa lớn trong việc khai thác trồng các cây công nghiêp và cây ăn quả.
Với lợi thế thổ nhưỡng hiện có, Nghệ An đã và đang hình thành các
vùng chun canh tập trung có khối lượng hàng hố lớn với các loại cây chủ
yếu như lạc, lúa, mía, sắn, cao su, cà phê, dứa, rau vụ đông...
Bên cạnh những ưu thế đó thì một số hạn chế thổ nhưỡng của Nghệ An
là: Địa hình nghiêng dốc mạnh, dễ bị xói mịn, hầu hết đất có chất lượng thấp,
nghèo dinh dưỡng, độ chua PH cao...
Cơ cấu sử dụng đất ở Nghệ An hiện nay chưa hợp lý: tỷ lệ đất làm
nông nghiệp cây công nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thấp, đất chưa

sử dụng chiếm tỷ lệ lớn gây lãng phí trong việc khai thác tiềm năng tài
nguyên đất.
1.1.3.3. Khí hậu
Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh
và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đơng lạnh ít
15


mưa. Đồng thời lại nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt
trên lãnh thổ và theo các mùa.
Khí hậu Nghệ An có một số đặc điểm riêng đó là:
Tổng bức xạ 131,8kcal/cm²/năm, cán cân bức xạ 87,3kcal/cm²/năm. Số
giờ nắng 1500h - 1700h/năm.
Nhiệt độ trung bình năm luôn vượt 23.5°C, đồng bằng ven biển 23,9°C.
Độ ẩm vào thời điểm cao nhất 100%, thấp nhất 50%, tháng 7 có độ ẩm
trung bình thấp nhất 72%.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm ở Nghệ An từ 1500
-2000mm.
Vai trị của khí hậu được thể hiện rõ:
Nghệ An có một vùng khí hậu chuyển tiếp, có sự phân hố thành 2 mùa
rõ rệt và là nơi nắng lắm mưa nhiều, lượng nhiệt và độ ẩm cao, rất thích hợp
cho phát triển rừng nhiệt đới và đa dạng hoá các cây trồng.
Tuy nhiên, khí hậu Nghệ An cũng hết sức khắc nghiệt có một số hiện
tượng thời tiết cực đoan: Gió Tây Nam khơ nóng, thời tiết nóng lạnh thất
thường tác hại đến sản xuất, đời sống và sức khoẻ con người, nạn bão lụt, hạn
hán, lốc xoáy thường xuyên đe doạ, rất khó phịng chống một cách hiệu quả.
1.1.3.4. Thủy văn
Tỉnh Nghệ An có lượng mưa hàng năm tương đối lớn (1500
-2000mm/năm). Hệ thống sông suối trong tỉnh dày đặc, mật độ 0,6 - 0,7
km/km² [3,66].

Ngồi các con sơng thiên nhiên, tỉnh Nghệ An có nhiều hồ, bàu nước tự
nhiên, các nguồn nhân tạo như hồ chứa nước, hệ thống kênh đào phục vụ dẫn
nước tưới hoặc tiêu.
Với những yếu tố vị trí địa lý, cấu trúc địa hình và đặc điểm khí hậu đã ưu
đãi cho Nghệ An một lượng nước khá phong phú cả trên mặt và dưới đất. Với
khoảng 21,4 tỷ m³ nước trên mặt và khoảng 42 tỷ m³ nước dưới mặt đất [3,74].
16


Vai trò của thuỷ văn thể hiện rõ những mặt ưu và những mặt hạn chế:
Về thuận lợi:
Nghệ An có nguồn nước khá phong phú, chất lượng tốt, đủ đảm bảo
cho nhu cầu của nhân dân địa phương về sản xuất và đời sống. Thượng nguồn
có nhiều ghềnh thác có khả năng tạo ra nhiều năng lượng dồi dào cho phép
phát triển mạnh công nghiệp thuỷ điện, với các công trình như: thuỷ điện Bản
Vẽ, Bản Mồng, Khe Bố...
Diện tích mặt nước lớn, vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
nuôi trồng thuỷ sản; vừa là điều kiện cải tạo mơi trường sinh thái, góp phần
phát triển ngành du lịch.
Nguồn nước ngầm phong phú, chất lượng tốt có thể bổ sung cho nguồn
nước mặt
Nghệ An hướng ra biển Đơng với bờ biển dài 82km, có biển rộng
4230 hải lý vuông. Đây là lợi thế rất quan trọng để phát triển ngành kinh tế
biển [3,85].
Về khó khăn:
Do vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên hàng năm Nghệ An thường bị
thiên tai lũ lụt, bão đe doạ, nhất là nạn lũ ở các sông.
Nguồn nước dưới đất phân bố chủ yếu ở những địa hình khó khăn khai
thác. Vùng đất đỏ bazan (Phủ Quỳ) rất thiếu nước dưới đất hạn chế việc khai
thác tiềm năng này vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Thuỷ chế không đều, phân bố theo vùng và theo mùa thường xảy ra hạn
hán, lũ lụt.
1.1.3.5. Sinh vật
Nghệ An nằm ở phía Bắc Trường Sơn có địa hình đa dạng, núi sơng
hùng vĩ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định Bắc Trường Sơn
và điển hình Nghệ An là vùng có tính chất đa dạng sinh học rất cao và mang
tính đặc thù riêng, có sự giao thoa giữa yếu tố bản địa và yếu tố di cư của
17


nhiều luồng sinh vật. Sự đa dạng sinh học thể hiện rõ ở tự nhiên rừng và tự
nhiên biển của Nghệ An với nhiều loại động thực vật đa dạng và quý hiếm
- Về tài nguyên rừng:
Nghệ An có diện tích đất lâm nghiệp 1.178.182,2 ha, chiếm72% diện
tích tự nhiên tồn tỉnh, là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng đứng thứ 2 trong
cả nước sau Gia Lai. Diện tích có rừng là 777.359,7 ha trong đó rừng tự nhiên
là 689.077,6 ha, rừng trồng là 88.282,1 ha (số liệu năm 2005). Tỷ lệ che phủ
tính đến năm 2005 là 47% [3,90-91].
Trong những kiểu rừng ở Nghệ An có nhiều loài thực vật quý hiếm như
pơmu, samu, bách xanh, kim giao... cùng với số lượng động vật lớn. Rừng
Nghệ An chiếm một nửa số lượng lồi động vật có trong sách đỏ Việt Nam,
trong đó có một số lồi nổi tiếng mới phát hiện như: dê sừng dài (sao la),
mang lớn, cá Parazoao... [3,87-88].
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, ở Nghệ An hình thành nhiều
loại hình hệ sinh thái khác nhau mà nổi bật trong số đó phải kể đến rừng ngập
mặn Tràm chim Hưng Hoà, Vườn quốc gia Pù Mát cũng như khu dự trữ sinh
quyển miền Tây Nghệ An.
- Về tài nguyên biển:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4230 hải lý
vng, dọc bờ biển có nhiều cửa với độ sâu từ 1 đến 3,5m thuận lợi cho tàu

thuyền có tải trọng 50 - 1000 tấn ra vào [3,100-101].
Theo điều tra của viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại
Nghệ An khoảng 80.000 tấn (số liệu công bố năm 1998), khả năng khai thác
cho phép khoảng 35 - 37 nghìn tấn/năm [3,101].
Bờ biển Nghệ An có nhiếu bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò,
Nghi Thiết, Cửa Hiền, Diễn Thành, Quỳnh Bảng...
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát
triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng Cửa Hội là những cảng lớn.
18


1.1.3.6. Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An khá đa dạng, có các loại từ
khống sản q hiếm như vàng, đá q đến các loại khác như thiếc, bơxít,
phốtphorit và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như đá vôi (để sản
xuất ximăng), đá xây dựng, cát sỏi... trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong
phạm vi vùng và cả nước như thiếc, đá vôi, đá xây dựng. Đây là một lợi thế
lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành cơng nghiệp như khai khống, sản
xuất xi măng, vật liệu xây dựng...
Đến nay, theo kết quả điều tra nhìn chung Nghệ An có nhiều loại
khống sản, tuy nhiên những tài ngun khống sản có khả năng đưa vào sản
xuất công nghiệp chủ yếu là đá các loại, đất sét, cao lanh... Các loại tài
nguyên khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ, phân tán và tập trung ở miền nam,
cơ sở hạ tầng kém nên việc đầu tư khai thác gặp nhiều khó khăn.
1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.4.1. Dân cư và dân tộc
Dân cư
Theo kết quả tổng điều tra dân số 01-04-2009, dân số Nghệ An là
2.913.055 người, đứng thứ 4 trong cả nước [3,115-116].
Nghệ An là tỉnh có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và thường xuyên

gia tăng. Đến năm 2008 tồn tỉnh có gần 1.700.000 lao động [3,120].
Về phân bố dân cư thì Nghệ An là một tỉnh đơng dân, nhưng mật độ
dân số không thật cao. Năm 2008 mật độ dân số Nghệ An là 189 người/km².
Dân cư Nghệ An phân bố không đồng đều giữa vùng đồi núi với vùng đồng
bằng, giữa thành thị với nông thôn...
Với những đặc điểm dân cư nói trên, Nghệ An có những thuận lợi và
khó khăn nhất định đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

19


Dân tộc
Trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An có 6 tộc người cùng chung sống: Kinh,
Mông, Thái, Thổ, Khơmú, Ơđu. Và phân theo 4 nhóm ngơn ngữ: Việt
Mường, Tày Thái, Mơn Khơme, Mông Dao.
Đông nhất là người Kinh với hơn 2.600.000 người chiếm tới 86,5% dân
số tồn tỉnh [3;129]. Ít nhất là tộc người Ơđu chỉ khoảng hơn 600 người [3,146].
Về địa bàn cư trú của các tộc người trong tỉnh, cùng với sự đan xen,
hồ nhập, cịn thể hiện bản sắc riêng của từng tộc người.
Người Kinh phần lớn cư trú ở đồng bằng ven biển, các thị trấn, thị tứ
miền núi. Cịn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở miền núi.
Qua điều tra đã thấy được Nghệ An có nhiều làng bản đẹp ở cả đồng
bằng và vùng rẻo cao. Các tộc người ở Nghệ An cịn giữ được những nét văn
hố độc đáo đặc sắc của mình.
Mảnh đất Nghệ An có sự dung hồ nhiều yếu tố tơn giáo và tín ngưỡng
giống như cả nước và là một vùng đất đa tôn giáo. Các tôn giáo chính ở Nghệ
An phải kể đến Phật Giáo và Công Giáo
1.1.4.2. Điều kiện kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế, đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua nền kinh tế tỉnh

Nghệ An đạt được những thành tựu to lớn. GDP bình qn đầu người (tính
theo giá hiện hành) năm 2005 của tỉnh đạt 5,59 triệu đồng. Nền kinh tế tỉnh
tăng trưởng cao hơn nhiều trong những năm gần đây, vượt mức bình quân của
cả nước và vùng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh giai
đoạn 2001 - 2005 đạt 10,25% [3,197].
Bên cạnh đó thì nền kinh tế Nghệ An đang có sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành, lãnh thổ và theo thành phần kinh tế ngày càng hợp lý hơn
Tuy thế nền kinh tế Nghệ An còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế đáng kể
cần vượt qua. Như chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, tăng trưởng
20


kinh tế chủ yếu vẫn được tạo ra từ các ngành lĩnh vực truyền thống, trình độ
các ngành sản xuất chưa cao, các ngành công nghiệp hiện đại hầu như chưa
có, GDP bình qn đầu người so với mức bình quân cả nước còn thấp,
chuyển dịch kinh tế chưa thực sự mạnh mẽ, ngành dịch vụ nhất là các phân
ngành thương mại, dịch vụ giao thông vận tải, du lịch, phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng chưa bền
vững.. [3,195-209].
1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải
Giao thông vận tải của tỉnh có một cơ sở hạ tầng khá hồn chỉnh. Với
12482km đường bộ; 84km đường sắt Bắc Nam (từ bắc Hồng Mai đến Nam
Đàn); nhiều tuyến đường sơng; có sân bay Vinh đang ngày càng được hoàn
thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả
nước nói chung.
Bên cạnh đó là một hệ thống bến cảng (gồm bến xe ô tô đường bộ, bến
cảng đường thuỷ). Đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 14 bến xe ơ tơ,
trong đó có 2 bến xe loại 1. Có cảng biển Cửa Lò là một cảng biển quan
trọng. Năng lực vận tải của tỉnh tương đối lớn với 11015 chiếc ô tô chở hàng,

7514 chiếc ô tô chở khách, 276 chiếc tàu, ca nô chở hàng, 230 chiếc thuyền
xuồng máy (đường sông) và 25 chiếc (đường biển) năm 2008 [3,298-307].
- Hệ thống điện:
Hoàn thành chuyển giao lưới điện trung áp về cho ngành điện quản lý và
thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý điện nông thôn ở tất cả các xã. Đến năm
2005, 19/19 huyện, thành phố, thị xã có lưới điện quốc gia; 92,53% xã được sử
dụng điện quốc gia; 94,47% số hộ gia đình được dùng điện [3,231-232].
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Hiện nay tồn tỉnh có 5 cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch hoạt
động theo mơ hình doanh nghiệp Nhà nước địa phương và nhiều trạm cấp
21


nước do huyện quản lý. Về cơ bản đã cung cấp nước sạch cho một bộ phận
dân cư trên địa bàn mà chủ yếu là dân cư đô thị [3,232-233].
- Bưu chính viễn thơng
Là một tỉnh có địa bàn rộng, điạ hình phức tạp nhưng hệ thống cáp
quang, đường truyền băng thông rộng, đường truyền internet đã đến được tất
cả các huyện
Đến năm 2008 tồn tỉnh có 123 đơn vị bưu điện, 1013796 thuê bao
điện thoại, 24359 thuê bao internet. Nghệ An còn được chọn là 1 trong 4 tỉnh
làm điểm xây dựng (chính phủ điện tử) và nay đang triển khai một số dự án
lớn [3,309-311].
- Hệ thống nhà hàng khách sạn
Trong những năm qua, dịch vụ du lịch của Nghệ An có nhiều bước tiến
mới, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư. Đến năm 2009 trên địa bàn tỉnh có
2 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao và các khách sạn,
nhà nghỉ đủ năng lực đón trên 2 triệu lượt khách mỗi năm [3,292].
Bên cạnh hệ thống khách sạn thì, tồn địa bàn tỉnh số lượng cơ sở phục
vụ ăn uống khá lớn từ các nhà hàng lớn đến các đơn vị nhỏ.

Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, tạo đà cho việc phát triển của
ngành, nhất là giai đoạn 2001 - 2005, ước tính nguồn vốn đầu tư trực tiếp
trong 5 năm đạt gần 1000 tỷ đồng, trong đó 170 tỷ là từ vốn của chương trình
quốc gia về phát triển du lịch. Điều đó hứa hẹn hạ tầng du lịch của tỉnh ngày
càng khang trang [3,291-292].
1.2. Khái quát về hoạt động du lịch ở Nghệ An
Mảnh đất Nghệ An được biết đến là một mảnh đất địa linh nhân kiệt
nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nghệ An còn nổi tiếng bởi truyền
thống đấu tranh kiên cường bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm. Nhưng ngày nay về với Nghệ An ta còn ngỡ ngàng bởi mảnh đất
22


nổi tiếng với cái khắc nghiệt của thiên nhiên ngày càng đổi sắc sang trang mới
trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hố, du lịch... Và ta càng thấm thía
hơn bao giờ hết câu ca dao:
“ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.
Nghệ An có tiềm năng lớn về du lịch và trong những năm gần đây
Nghệ An đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch của
cả nước. Hoạt động du lịch ở Nghệ An đang có những chuyển biến lớn. Sự
chuyển biến đó được thể hiện rõ ở số lượng khách đến và doanh thu du lịch
của Nghệ An trong những năm gần đây.
1.2.1. Khách du lịch
Theo số liệu thống kê của sở Sở Văn hố Thể Thao Du lịch Nghệ An
thì số lượng khách du lịch đến tham quan Nghệ An ngày càng tăng, năm sau
cao hơn năm trước. Theo đánh giá tổng quát khách du lịch thời kỳ 2006- 2010
như sau:
Bảng 1.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An thời kì 2006 - 2010
Đơn vị: Lượt khách

Năm
Chỉ tiêu
Tổng số khách
Khách Quốc tế
Khách nội địa

2006

2007

2008

2009

2010

1.587.654 1.918.419 2.152.544 2.377.225 2.740.000
44.093

65.729

78.478

80.391

98.281

1.543.561 1.852.690 2.074.067 2.296.834 2.641.719
(Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Nghệ An)


Qua bảng tổng kết trên ta nhận thấy rõ sự tăng trưởng về số lượt khách
du lịch đến Nghệ An qua các năm ở cả hai nguồn khách du lịch Quốc tế và

23


khách nội địa. Phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du
lịch đạt 14,7%. So sánh tỷ trọng khách du lịch Quốc tế và nội địa trên địa
bàn cho thấy khách du lịch Quốc tế đạt 3,4% tổng số khách đến Nghệ An là
còn quá thấp. Nguyên nhân khách du lịch quốc tế thấp do vị trí địa lý, điều
kiện cơ sở hạ tầng, cơng tác tuyên truyền quảng cáo và cũng như chất lượng
dịch vụ các sản phẩm du lịch chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế
đến Nghệ An [8].
1.2.2. Doanh thu từ du lịch
Về lý thuyết doanh thu từ du lịch là tất cả khoản thu mà do khách du
lịch chi trả trên địa bàn trong quá trình tham quan du lịch nhưng thực tế hiện
nay thống kê doanh thu du lịch mấy năm trên địa bàn chủ yếu dựa trên báo
cáo doanh thu của các công ty kinh doanh du lịch là chính; cịn các chỉ tiêu
khác của khách du lịch tại các doanh nghiệp khác ngoài du lịch chưa được cập
nhật đầy đủ nên số liệu phân tích doanh thu chỉ mới đề cập đến thu nhập du
lịch của các doanh nghiệp du lịch.
Qua nghiên cứu hiện trạng cho thấy doanh thu của các công ty du lịch
tăng trưởng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh
thu từ du lịch Nghệ An là 24,5%/ năm. Báo cáo doanh thu từ du lịch của Sở
Văn hoá Thể thao Du lịch Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010 cho thấy rõ điều đó.
Bảng 1.2. Doanh thu từ du lịch thời kì 2006 - 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2006


2007

2008

2009

2010

Tổng doanh thu

419.502

532.932

686.665

778.575

1.003.811

(Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Nghệ An)
Cùng với du lịch cả nước, du lich Nghệ An đã đạt được bước tiến mạnh
mẽ, doanh thu và lượng khách liên tục tăng, được Tổng cục du lịch đánh giá
24


là một trong 10 tỉnh thành có tốc độ phát triển du lịch nhanh. Ngành du lịch
đã đóng góp vào tổng sản phẩm GDP của tỉnh khá. Năm 2005 đạt được 30
triệu USD tương đương 330 tỷ đồng, năm 2009 đạt 778 tỷ đồng đến năm

2010 đạt trên 1003 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2009. Sự đóng góp của du
lịch trong tổng GDP của tỉnh ngày càng tăng cho thấy vai trò ngày càng quan
trọng của lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An [8].
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, Nghành du lịch Nghệ An
còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của tỉnh. Hạn chế của sự phát triển đó có thể đúc kết trên 3 vấn đề cơ
bản sau đây:
Một là: Việc quy hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư, khai thác nguồn
lực tài nguyên du lịch, đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch của tỉnh chưa
được coi trọng đúng mực. Vì vậy nhiều dự án kéo dài, việc triển khai thiếu
đồng bộ giữa các bộ phận của hệ thống du lịch như: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phục vụ khách đi lại lưu trú; dịch vụ ăn uống ẩm thực, dịch vụ đáp ứng nhu
cầu mua sắm hàng hoá, quà lưu niệm; dịch vụ vui chơi giải trí và các hoạt
động trung khác. Hạn chế này dẫn đến Nghệ An chưa phải là điểm đến của du
khách nước ngoài.
Hai là: Nghệ An chưa phát triển trở thành vùng kinh tế năng động, sức
thu hút đầu tư từ nước ngoài vào các nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cịn
nhiều hạn chế. Bên cạnh đó sản phẩm hàng hố của Nghệ An chưa có sức hấp
dẫn, thiếu sức cạnh tranh; các doanh nghiệp còn yếu kém trong việc tuyên
truyền, quảng bá sản phẩm và đầu tư nâng cao chất lượng, tạo dựng thương
hiệu sản phẩm.
Ba là: Đội ngũ các bộ của nghành nhìn chung cịn nhiều bất cập, nhất là
trình độ quản lý và nghiệp vụ quản trị kinh doanh của của nghành cịn thiếu
tính chun nghiệp, chưa được trang bị đủ kiến thức, nghiệp vụ để dáp ứng

25


×