Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khoá luận nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã bản díu – huyện xín mần – tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VIỆT TRUNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ BẢN DÍU – HUYỆN XÍN MẦN
TỈNH HÀ GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài: Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VIỆT TRUNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ BẢN DÍU – HUYỆN XÍN MẦN
TỈNH HÀ GIANG”

KHĨA LUẬNTỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Lớp

: K47 - PTNT - N02

Khoa

: Kinh tế &PTNT

Khóa học


: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn :TS. Kiều Thị Thu Hương

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải
qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Quá trình thực tập nhằm
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi sinh viên ra trường sẽ hồn thiện
hơn kiến thức về lý luận, phương pháp làm việc, năng lực cơng tác.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, cơ sở
thực tập, gia đình và bạn bè. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo:
TS. Kiều Thị Thu Hương đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong q
trình thực tập để hồn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn
nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và bạn bè để đề
tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nông Việt Trung



ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Bảng sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Bản Díu giai đoạn
2016-2018........................................................................................................ 25
Bảng 4.2: Bảng số lượng, cơ cấu các loại vật nuôi của xã Bản Díu giai đoạn
2016-2018........................................................................................................ 26
Bảng 4.3:Bảng diện tích chi tiết và cơ cấu đất lâm nghiệp của xã Bản Díu năm
2018 ................................................................................................................. 27
Bảng 4.4: Tình hình dân số của xã Bản Díu qua 3 năm (2016 - 2018) .......... 28
Bảng 4.6: Diện tích các loại đất và cơ cấu tại xã Bản Díu tính đến năm 2018
......................................................................................................................... 31
Bảng 4.7: Đặc điểm của nhóm hộ nghiên cứu ................................................ 32
Bảng 4.8: Tổng thu nhập và chi tiêu của các hộ được điều tra phân theo thôn
năm 2018 ......................................................................................................... 33
Bảng 4.9: Tổng thu nhập của các hộ được điều tra phân theo nhóm hộ năm
2018 ................................................................................................................. 34
Bảng 4.10: Tổng tài sản của các hộ được nghiên cứu .................................... 35
Bảng 4.11: Tình hình đất đai phân theo nhóm nghèo-cận nghèo- trung bìnhkhá của các hộ được nghiên cứu ..................................................................... 36
Bảng 4.12: Tình hình nhân khẩu và số lao động chính của nhóm hộ được
nghiên cứu ....................................................................................................... 37
Bảng 4.13: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ thể quản lý của xã Bản
Díu ................................................................................................................... 39
Bảng 4.14: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của xã Bản Díu giai đoạn
2016 – 2018 ..................................................................................................... 40
Bảng 4.15: Tổng hợp công tác bảo vệ, phát triển rừng của các hộ được nghiên
cứu năm 2018 .................................................................................................. 41
Bảng 4.16: Tổng hợp tiền chi trả cho dịch vụ môi trường rừng năm 2018 .... 42



iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong công tác
quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của xã Bản Díu ..................................................... 42


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của rừng ............................................................ 4
2.1.2. Phân loại rừng ......................................................................................... 5
2.1.3. Vai trò của rừng....................................................................................... 7
2.1.4. Khái niệm về quản lí, bảo vệ phát triển rừng ........................................ 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.2.1. Tình hình cơng tác bảo vệ, phát triển rừng trên thế giới....................... 11
2.2.2. Tình hình cơng tác bảo vệ, phát triển rừng tại Việt Nam ..................... 14

2.2.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................................ 17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
3.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 20
3.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
3.3.1. Phân tích thực trạng .............................................................................. 20
3.3.2. Phân tích thuận lợi, khó khăn ................................................................ 20


v

3.3.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 21
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 21
3.4.3. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 21
3.4.4. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ................................................ 22
3.4.5. Phân tích SWOT ................................................................................... 22
3.4.6.Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 22
3.4.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................... 22
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 24
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội........................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 25
4.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 28
4.3.Thực trạng công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu –
huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang ..................................................................... 31
4.3.1. Diện tích và mục đích sử dụng các loại đất .......................................... 31
4.3.2. Khái quát chung về các hộ gia đình được điều tra khảo sát ................. 32

4.3.3. Tình hình triển khai thực hiện của một số cơng tác trong quản lí, bảo
vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu - huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang............ 38
4.3.4. Đánh giá kết quả của các cơng tác quản lí, bảo vệ, phát triển rừng tại xã
Bản Díu ........................................................................................................... 39
4.3.5. Vai trị các bên liên quan trong cơng tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. 42
4.4. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong cơng tác quản lí, bảo vệ
phát triển rừngtại xã Bản Díu .......................................................................... 45
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 45
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 45


vi

4.4.3.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác quản lý, bảo vệ,
phát triển rừng trên địa bàn xã Bản Díu .......................................................... 46
4.5. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao cơng tác quản lí, bảo vệ, phát triển
rừng tại địa bàn xã Bản Díu ............................................................................ 47
4.5.1. Các giải pháp về chính sách .................................................................. 47
4.5.2. Các giải pháp về kĩ thuật ....................................................................... 48
4.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện .................................................................. 49
4.5.4. Các giải pháp về kinh tế ........................................................................ 50
4.5.5. Các giải pháp tuyên truyền giáo dục ..................................................... 51
4.5.6. Các giải pháp về tăng cường năng lực quản lý ..................................... 51
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi
trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó
chính là "rừng".
Khơng phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với
diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh trái đất với điều kiện lý
tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có,
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.Rừng bảo
vệ đời sống của con người, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các thảo dược
quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và phát triển
kinh tế, bảo vệ và duy trì nguồn nước ngầm,… đặc biệt rừng cung cấp nguyên
vật liệu thiết yếu phục vụ đời sống của con người.
Chính vì vậy, rừng có vai trị cực kì quan trọng đối với đời sống con
người. Qua đó bảo vệ, phát triển rừng là vấn đề cấp bách không chỉ với Đảng
và nhà nước ta mà còn là vấn đề chung của nhân loại. Trong thời gian vừa qua
thì đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và các văn bản luật về
quản lí và bảo vệ rừng nhầm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ
phát triển rừng. Đặc biệt là các khu vực nơi có các dân tộc thiểu số sinh
sống.Nhưng những chính sách này của đảng và nhà nước có hiệu quả chưa
cao do ý thức của người dân chưa cao vì những lợi ích trước mắt nên chất
lượng rừng vẫn càng ngày càng suy giảm do khai thác tràn lan khơng hợp lí,
khai thác bất hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng.
Nguyên nhân chủ yếu là công tác bảo vệ, phát triển rừng có hiệu quả
thấp các ưu đãi chưa thực sự thỏa mãn được người dân dẫn đến không mặn


2


mà với giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ rừng.Để giải quyết được những vấn đề ở
trên thì chúng ta cần tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ, phát triển rừng phù hợp với từng địa phương. Mục tiêu của ngàng lâm
nghiệp được đề cập trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2020 là: “Thiết lập, quản lí, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền
vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp, nâng tỉ lệ đất có rừng
lên 42 – 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia
rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động
lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triên kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các
dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
nơng thơn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng”[8].
Để thực hiện được những mục tiêu của nghành lâm nghiệp thì việc xây
dựng và triển khai những nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng
địa phương hồn tồn là cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu – huyện Xín
Mần – tỉnh Hà Giang” là rất cấp thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay ở
nước ta.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng về tình hình cơng tác bảo vệ, phát triển rừng tại
địa phương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ phát triển rừng,nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cán bộ trong
việc bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng về tình hình cơng tác bảo vệ, phát triển rừng
tại xã Bản Díu – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang.


3


- Nghiên cứu về đặc điểm, địa hình của xã Bản Díu – huyện Xín Mần –
tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu về rừng trồng trên địa bàn xã Bản Díu – huyện Xín Mần –
tỉnh Hà Giang.
- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của cơng tác bảo vệ, phát triển
rừng tại xã Bản Díu – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ,
phát triển rừng tại xã Bản Díu – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
- Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác
bảo vệ, phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ,
phát triển rừng trên địa bàn.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Các kết luận của đề tài có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng
dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối
tượng khác có quan tâm. Làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quá
trình bảo vệ, phát triển rừng vào thời gian tới.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.Quần
xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn.Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các

thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo
khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.Ngay từ thuở sơ khai,
con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.Rừng là nơi cung cấp
mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ.Lịch sử càng phát triển, những khái niệm
về rừng được tích lũy, hồn thiện thành những học thuyết về rừng.Bắt đầu từ
năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về lâm
học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng.Ơng có cơng xây dựng
học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ
19.Đến năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng.Sự
phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu
về sinh thái học.
Nhưng phải đến năm 1930, Morozov mới đưa ra khái niệm: Rừng là
một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi khơng
gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt
Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh
quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động
vật và vi sinh vật. Trong q trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ
sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hồn cảnh bên ngồi.
Năm 1974, I.S. Mê-lê-khơp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp


5

của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu[10].
Theo Cẩm nang ngành lâm nghiệp của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn xuất bản năm 2004 thì rừng có những đặc điểm sau[1]:
Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại
giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống
nhất giữa chúng trong với hồn cảnh trong tổng thể đó.

Thứ hai, rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa
và tự phục hồi chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật, nhưng khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa
lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao.Khả năng tự phục
hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định.
Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật
chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hồn sinh vật, trao đổi vật chất năng
lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó
một số chất từ các hệ sinh thái khác.
Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng
miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái
rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền.
2.1.2. Phân loại rừng
Theo thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thì rừng được phân loại như sau[2]:
Phân loại rừng theo mục đích sử dụng:
-Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống xa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí


6

hậu và bảo vệ mơi trường. Trong đó, rừng phịng hộ được chia ra làm 3 loại sau:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn
nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khơ, hạn
chế lũ lụt, chống xói mịn, bảo vệ đất. Gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên,
chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, khơng đều tuổi, mật độ dày, cây có

rễ sâu, bền, chắc.
+ Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió
hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống
sạt lở, bảo vệ các cơng trình ven biển.
+Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hịa
khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch
-Rừng đặc dụng: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu
khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phịng hộ bảo vệ mơi trường.
-Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ mơi trường.
Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành:
-Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái
sinh tự nhiên, trong đó:
+Rừng nguyên sinh: Là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người,
thiên tai, cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
+ Rừng thứ sinh: Là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai
tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi (Rừng phục hồi: là rừng được hình
thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng
hoặc khai thác kiệt; Rừng sau khai thác; là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các
loại lâm sản khác).


7

-Rừng trồng: Là rừng được hình thành do con người trồng, ba gồm:
+ Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng.
+ Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có.
+ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

-Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy
từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
2.1.3. Vai trị của rừng
Vai trị của rừng là cực kì quan trọng đối với mọi phương diện đời sống
của con người. Trích theo “Cẩm nang ngành lâm nghiệp của bộ nơng nghiệp
và phát triển nông thôn xuất bản năm 2004” vai trò của rừng được đề cập cụ
thể như sau[1]:
“Rừng là nơi tạo ra khối lượng sinh khối lớn nhất. hiện nay, tất cả thực
vật trên trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là
64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ướng với 70%). Trong đó trun bình một
hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn ôxy
(rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 – 10 tấn).
-Rừng là lá phổi xanh của nhân loại, giúp cung cấp phần lớn ôxy cho
hoạt động sống của con người. thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa học,
các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) ôxy để phục vụ cho hô hấp
của con người, động vật và sâu bọ trên trái đất trong khoảng hai năm. Trong
đó trung bình mỗi người một năm cần 4.000kg O2 để thở, tương ứng với
lượng oxydo 1.000 – 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm. Do đó, rừng
giúp ích cho sự sống của con người và động vật.
-Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ
vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hịa khí
hậu, tạo ra oxy, điều hịa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các
nguồn gen quý hiếm.


8

-Rừng cịn có tác dụng điều hịa khơng khí. Điều này có dược là do
nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 – 50 độ C.
-Rừng cịn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Các thống kê cho thấy,

tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà của bị ảnh hưởng do bão và các thiệt hại
do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi khơng có rừng. Đồng thời,
lượng đất xói mịn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mịn của
vùng đất khơng có rừng.
-Rừng cịn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài
động thực vật quý hiếm như: Hổ, báo, khỉ…”
2.1.3.1. Vai trị của rừng đối với mơi trường
- Đối với khí hậu: rừng có vai trị rất quan trọng trong việc điều hịa khí
hậu trên trái đất. Rừng hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể từ mặt trời chiếu xuống
trái đất do rừng có bề mặt khá lớn. Do đó rừng là bộ lọc khí cơ bản của trái đất,
rừng hấp thụ khí cacbon và nhả ra khí ơxy cung cấp cho con người và các động
vật khác. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trị đáng
kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu.
-Đối với đất đai: Rừng chống xói mịn, làm tăng và bảo vệ độ phì nhiêu
của đất. Làm cho đất ln giữ được đặc tính tốt nhất.Điều này thể hiện ở qui
luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
- Tài nguyên khác: Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mịn:
Rừng có vai trị điều hịa nguồn nước giảm dịng chảy bề mặt chuyển nó vào
lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Rừng có vai trò rất lớn
trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội
địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng
nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng nguồn cung cấp thực
phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất
khẩu có giá trị.


9

2.1.3.2. Vai trò của rừng đối với kinh tế
Là nguyên liệu cho các nghành nghề: Rừng cung cấp một sản lượng lớn

lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp nguyên vật liệu cho
sản xuất công nghiệp, cung cấp dược liệu cho con người điều chế thuốc chữa
bệnh,… Ngồi ra, rừng cịn cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái tạo ra công
ăn việc làm cho người dân. Từ đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham
gia tích cực hơn trong cơng tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn đề
đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để
quản lí mơi trường nói chung và của các lồi động vật.
2.1.3.3. Vai trị của rừng đối văn hóa
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử rừng ln gắn liền với các tín ngưỡng
văn hóa của các dân tộc, bộ lạc trên trái đất. Rừng cung cấp thức ăn, thuốc
chữa bệnh cho con người,…. Cũng từ đó văn hóa gắn bó bảo vệ rừng ln
được truyền dạy qua các thế hệ bằng các lễ hội của một số dân tộc như: tục
cúng, thờ thần rừng, tục trồng cây ngày tết,…Qua đó bảo tồn được các lễ hội
văn hóa dân tộc phục vụ cho du lịch và phát triển các làng nghề văn hóa gắn
liền với rừng.
2.1.3.4. Vai trò của rừng đối xã hội
- Ổn định dân cư: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất
sản xuất rừng, vốn cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo
nguồn thu nhập cho người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó
với rừng hơn.Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.
- Tạo nguồn thu nhập: Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập
cho người dân.
+ Cây rừng được dân khai thác làm nguyên vật liệu. Thông qua hoạt
động mua bán trao đổi giữa dân và các công ty, đại lý, nhà phân phối.Không
chỉ ở trong nước, các sản phẩm còn được xuất khẩu ra thị trường ngoài làm


10

tăng giá trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập người dân cũng tăng lên.

+ Hoạt động du lịch được mở rộng là nguồn thu nhập mới cho dân.
+ Rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người.
2.1.4. Khái niệm về quản lí, bảo vệ phát triển rừng
Theo cuốn Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt
Nam của Nguyễn Huy Dũng xuất bản năm 2002 thì[3]: “Bảo vệ rừng là tổng
thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao
gồm đơng – thực vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng,
chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng
gồm các hoạt động sau[3]:
- Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòn ngừa và ngăn chặn
kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm
rừng, đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, xuất khẩu thực
vật rừng, động vật rừng, săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái
quy định của pháp luật.
- Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng,
trừ sâu bệnh hại cho cây rừng.
- Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lí các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Theo luật số 29/2004/ QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 03/12/2004
quy định[4]: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai
thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc
áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao
giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và
các giá trị khác của rừng”.


11


“Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là tổng hợp các hoạt động của các
chủ thể có thẩm quyền nhằm sắp xêp tổ chức để giữ gìn và phát triển bền
vững tài nguyên rừng”.
Quản lý và bảo vệ tài ngun rừng đóng vai trị qua trọng trong việc
giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Vai trò của hoạt động quản lý,
bảo vệ rừng nhằm đảm bảo giá trị phòng hộ và cân bằng sinh thái của tài
nguyên rừng; bảo đảm gia trị nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo gía trị
kinh tế của tài nguyên rừng.
Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo
vệ nguồn tài ngun rừng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình cơng tác bảo vệ, phát triển rừng trên thế giới
Trước thập niên 1950 trên thế giới có gần 6 tỷ ha rừng, đến năm 1958
chỉ còn 4,4 tỷ ha và đến năm 1973 còn 3,84 tỷ ha với độ che phủ 29,1% bình
qn theo đầu người 1,9 ha. Rừng phân bố khơng đồng đều trên các châu lục
về diện tích cũng như thể loại.tính tổng thể thì rừng chiếm 29% diện tích của
các châu lục tương ứng với 3.3837 triệu ha gồm 1.280 triệu ha rừng thông ở
vùng ôn đới và hàn đới, 2.557 triệu ha rừng rậm ở vùng nhiệt đới và xích đạo
(1973). Theo tài liệu cơng bố của quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF 1998)
trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên tồn thế giới đã
giảm đi 13% diện tích rừng đã giảm đi từ 3,8 tỷ ha xuống còn 3,2 tỷ ha, với
tốc độ giảm trung bình 16 triệu ha/ năm. Sự mất rừng lớn nhất diễn ra ở các
vùng nhiệt đới, ở Amazon (Braxin) trung bình mối năm rừng bị thu hẹp 1,9
triệu ha/ năm. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn
đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và


12


rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%[5].
Theo Telegraph, thế giới đã mất đi diện tích rừng tương đương 1.000
sân bóng đá mỗi giờ trong 25 năm qua. Các chuyên gia cảnh báo vấn nạn phá
rừng là một vấn đề lớn đối với thế giới do tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt
nhanh chóng[9].
Sau ngày Quốc tế về Rừng 21/3 năm nay, một nghiên cứu cho biết ước
tính hiện cịn 3.000 tỷ cây xanh trên Trái Đất. Tuy nhiên, theo số liệu công bố
của Ngân hàng Thế giới, Trái Đất đã mất 1,3 triệu km2 rừng từ năm 1990 tới
nay, lớn hơn diện tích quốc gia Nam Phi.
Trong khi vùng Trung Đơng và Bắc Phi có tỷ lệ gia tăng diện tích rừng
lớn nhất từ năm 1990 đến 2015, thì khu vực Mỹ Latin, Caribe và tiểu vùng
Sahara châu Phi mất nhiều diện tích rừng nhất, mỗi khu vực giảm 10%.
Khu vực Mỹ Latin và Caribe có diện tích rừng sụt giảm nhiều nhất,
970.000 km2 từ năm 1990 đến 2015.Vùng này có diện tích rừng lớn thứ hai
trên thế giới, chiếm 1/4 tổng diện tích rừng tồn cầu.
Đến năm 2012, hơn 14% diện tích đất trên thế giới được các quốc gia
bảo vệ. Mỹ Latin và khu vực Caribe dẫn đầu tỷ lệ này, với 21,2% tổng diện
tích đất được bảo vệ.
Dựa trên thực trạng rừng ngày một suy giảm thì một số các quốc gia đã
có những chương trình bảo vệ phát triển rừng, tiểu biểu như:
Tại Nigeria: Lâm nghiệp cộng đồng có thể giúp đỡ để đảm bảo quản lý
rừng bền vững và phát triển. Các cộng đồng địa phương có mối quan hệ lẫn
nhau với các khu rừng và có thể là các đối tác trong nỗ lực phát triển rừng nếu
các nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng và nhận thức của những người tham
gia khác nhau là chỗ trong việc lập kế hoạch và ra quyết định q trình. Nó
được thừa nhận ở đây mà khơng có chiến lược để bảo tồn hoặc quản lý các hệ
sinh thái rừng trên cơ sở duy trì sẽ thành công trừ khi nhu cầu của các phần



13

thuận lợi nhất và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội được xem xét. Bài viết
này nhấn mạnh rằng với lâm nghiệp cộng đồng, người dân địa phương có thể
được thực hiện để biết rằng việc mở rộng liên tục của các doanh nghiệp là con
người ra khỏi sự cân bằng với tài nguyên rừng bị thu hẹp và các dịch vụ môi
trường bị suy giảm rừng là một vấn đề toàn cầu ngay lập tức. Những thách
thức của ngành lâm nghiệp xã trong việc đảm bảo quản lý rừng bền vững như
được nhấn mạnh trong bài báo bao gồm thiếu chun mơn, kinh phí, các cuộc
xung đột, và bỏ sẵn sàng của các ủy ban lâm nghiệp và nhân viên để thay đổi.
Những người khác bao gồm thiếu sự cam kết với mục tiêu của sự hợp tác của
các bên liên quan, hỗ trợ đầy đủ từ sự lãnh đạo của cộng đồng cũng như tồn
cầu hóa hiện nay của nền kinh tế thế giới; tự do hóa và tư nhân hóa nền kinh
tế quốc gia tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, kết luận
trong số những thứ khác mà con đường phía trước bao gồm bảo đảm quyền
lâu dài của cộng đồng địa phương, kinh phí đầy đủ, quản lý xung đột hiệu
quả, nghiên cứu và xây dựng năng lực trong lâm nghiệp cộng đồng cũng như
các thiết lập của đơn vị dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng tại cả liên
bang, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương sẽ huy động và nâng cao
nhận thức trong cộng đồng.
Ấn độ: Trong những năm 2008 – 2009 ở một số bang ở ấn độ đã thực
hiện quyền chuyển giao quyền quản lý một phần rừng cộng đồng lâm nghiệp,
năm 1998 chính sách lâm nghiệp quốc gia được thông qua cho rằng “cộng
đồng lâm nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự xác định vị trí của mình
trong việc bảo vệ các khu rừng mà họ cũng có nhiều quyền lợi trong đó”.
Campuchia: Rừng cộng đồng có đóng góp cho bảo tồn, các doanh
nghiệp cộng đồng về lâm sản ngoài gỗ, bao gồm nhựa, mật ong, và mây tre
đang bắt đầu nhận được sự hỗ trợ. Quan ngại về rừng tại các vùng sâu, vùng
xa khi nhu cầu gỗ gia tăng tại các nước láng giềng.Nhượng quyền sử dụng đất



14

đồng nghĩa với các hợp đồng cho thuê đất trồng cây cơng nghiệp dài hạn.
Trung Quốc: Chính phủ trung quốc hiện đang triển khai chương trình
phục hồi rừng lớn nhất thế giới, diện tích đất canh tác ở hàng nghìn hộ được
trợ cấp để thực hiện chương trình những khu vực có độ dốc lớn được chuyển
thành đất rừng, có hàng nghìn hộ được trợ cấp để thực hiện chương trình này.
Nhà nước phát huy quyền tự chủ và sự tham gia của địa phương trong khi
thực hiện chương trình, các chính sách về lâm nghiệp có sự thay đổi, cộng
đồng địa phương và chính quyền cơ sở được gia tăng về quyền lực trong việc
ra quyết định về quản lý và sử dụng rừng. Mặc dù vậy, hiệu quả về kinh tế, xã
hội của chương trình là chưa cụ thể, rõ ràng, sinh kế của người dân chưa được
cải thiện, nhưng chính sách đã giúp cho diện tích rừng được tăng lên, các giá
trị của rừng được cải thiện. Điều đó cho thấy các chính sách về lâm nghiệp
tiếp cận từ dưới lên thường có hiệu quả tích cực, đặc biệt ở những vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
Indonesia là một trong những quốc gia vượt trội về thương mại lâm sản
trong khối Asian, đã ban hành hệ thống cấp giấy chứng nhận gỗ hợp pháp cấp
quốc gia.Có cơ chế cho vay lãi suất thấp cho các hoạt động phát triển rừng
của cộng đồng, rừng thôn bản, rừng tư nhân, doanh nghiệp chế biến gỗ.
Philipin: Giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần
chúng và cộng đồng địa phương trong 25 năm, thiết lập rừng cộng đồng và
giao cho nhóm quản lý.
2.2.2. Tình hình cơng tác bảo vệ, phát triển rừng tại Việt Nam
Theo công bố hiện trạng rừng năm 2016 của Bộ NN&PTNT, hiện cả
nước còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên. Ngày 16/5/2016, Bộ NN&PTNT có
văn bản số 1819 cơng bố hiện trạng và số liệu diện tích rừng cả nước tính đến
thời điểm cuối năm 2016[6].
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2016, cả nước có 14.377.682 ha



15

rừng.Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 10.242.141 ha; rừng trồng:
4.135.541 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ cả nước là
13.631.934 ha – độ che phủ tương ứng là 41,19%.
Như vậy, so với năm 2015, diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che
phủ cả nước đã tăng hơn 110.000 ha (tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng
để tính độ che phủ tồn quốc là hơn 13,520 triệu ha, độ che phủ là 40,84%).
Mặc dù diện tích rừng được ghi nhận có tăng lên nhưng chất lượng
rừng lại là vấn đề cần được bàn tới. Năm 1945, diện tích rừng cả nước được
ghi nhận là 14,3 triệu ha, thì đến năm 1995, do rừng tự nhiên bị lấn chiếm,
chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn
8,25 triệu ha,tỷ lệ che phủ từ 47% (1945) xuống cịn 28% năm (1995). Tính
riêng trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự
nhiên của cả nước giảm 2,8 triệu ha.
Trước thực trạng ngày càng suy giảm diện tích và tài ngun rừng thì
nước ta cũng đã có những cơng tác bảo vệ phát triển rừng, ban hành nhiều
đường lối chính sách bao gồm những văn kiện, những quyết định, chỉ thị và
quan trọng nhất là ban hành luật bảo vệ phát triển rừng, với nội dung hoạt
động của lực lượng kiểm lâm phong phú đa dạng nên đã năng diện tích rừng
nước ta lên 14,4 triệu ha năm 2016.
Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển lâm nghiệp ở nước
ta, làm cho pháp luật về rừng đi vào cuộc sống. Mục tiêu của đảng và nhà nước
đặt ra dối với công tác quản lý và bảo vệ rừng và giao đất lâm nghiệp là:
Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm bảo vệ phát triển rừng. Thiết
lập hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn quốc với từng loại rừng. Rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, từng bước thực hiện từng mảnh đất
khu rừng có chủ cụ thể. Tạo điều kiện cho nông dân tổ chúc sản xuất cây

trồng, vật ni và đi đến xóa bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm


16

nương rẫy, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa nơng thơn. Góp phần bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo
vệ môi trường sống.
Để quản lý bảo vệ rừng hợp lý, Đảng và Chính phủ đã ban hành Nghị
định 02 về giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định cho đến nay góp phần
tích cực làm hạn chế việc phá rừng, kết quả giao đất Lâm nghiệp đến nay đã
có hiệu quả ngày càng tăng việc bảo vệ rừng có chủ thực sự, cùng với hàng
loạt các chính sách làm cho độ che phủ của rừng ngày càng được nâng lên. Để
nâng cao ý thức vai trò quản lý Nhà nước về rừng cho UBND các cấp, chính
phủ đã ban hành Quyết định 245/QĐ/TTG ngày 12/12/1998. Sau khi có
Quyết định này, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, các
ngành dược nâng cao, đặc biệt sau khi có nghị định 29/CP về việc ban hành
quy chế dân chủ ở xã và thơng tư số 56/BNN&PTNT hì ở các xã lúc này bắt
đầu hình thành các quy ước quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở cộng đồng thôn
bản do người dân tham gia xây dựng. Năm 1992 Chính phủ phê duyệt chương
trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc được bắt dầu từ năm 1992 –
1998 và được ghép vào chương trình trồng mới 5 triêu ha (661) và kéo dài
dến năm 2010. Ngày 02/05/1998 Chính phủ đã ra Quyết định số 202/TTG
QĐ về khoán bảo vệ rừng và khốn khoanh ni tái sinh rừng tự nhiên và
trồng rừng.
Ngày 26/04/2016 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Quyết định số 08/VBHN-BNNPTNT về ban hành quy định nhiệm vụ rừng
trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh học, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng,
khoanh ni rừng phục hồi rừng tự nhiên.phải nói rằng vấn đề đổi mới pháp

luật, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ phát
triển rừng, đất rừng ở nước ta là khơng ngừng nó kịp thời động viên, khích lệ


17

bà con nhất là bà con dân tộc ít người. Đây cũng là sự chuyển đổi nhanh
chóng từ quản lý bảo vệ phát triển rừngtheo hướng lâm nghiệp xã hội nhằm
hướng tới sử dụng, quản lý rừng và đất rừng lâu bền.
2.2.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Một số các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước
đã chỉ ra được những vấn đề như: Nghiên cứu phân tích về sự thay đổi trong
phân loại và quy hoạch rừng, quy chế quản lý các loại rừng, quyền sở hữu/
quyền sử dụng rừng và đất rừng, hỗ trợ trong bảo vệ phát triển rừng, chia sẻ
lợi ích, hệ thống chính sách bảo vệ phát triển rừng, kinh nghiệm quản lý, bảo
vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng; Sự tham gia của cộng
đồng địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng,…Cụ thể có thể trích
dẫn một số cơng trình sau:
Trong cuốn “Phục hồi các hệ sinh thái đã bị thoái hóa – Tổng quan kết
quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam” đã chỉ ra một số tồn tại trong chính
sách và việc thực thi chính sách quản lý bảo vệ rừng, cụ thể như sau: Việc xử
lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài. Công tác bảo
vệ rừng chưa tiến hành một cách tồn diện, cấp chính quyền địa phương chưa
có các giải pháp hữu hiệu đối với công tác bảo vệ rừng, đầu tư cho lâm nghiệp
thấp lại dàn trải, vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giống lâm nghiệp ở
các địa phương thiếu, một số địa phương không đầu tư bổ sung nên kết quả
thực hiện dự án còn bị hạn chế, hệ thống nhân giống và dịch vụ giống còn
thiếu chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Trong báo cáo “Đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách liên quan
đến công tác quản lý các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam” trong khuôn khổ dự

án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đã chỉ ra
rằng: Các nhóm dân tộc khác nhau mang những đặc trưng văn hóa khác nhau,
có những nhận thức và phản ứng với chính sách phân quyền cũng khác nhau.


×