Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái loài sâu đục thân ngô châu á ostrinia furnacalis guenee tại gia lâm, hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ HIỀN

“ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LỒI SÂU
ĐỤC THÂN NGƠ CHÂU Á OSTRINIA FURNACALIS
GUENEE (LEPIDOPTERA: PYRALIDAE)

TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2017”

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Ngọc Anh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong cơng trình nghiên cứu này là hồn
tồn trung thực, chưa được sử dụng và bảo vệ cho một học vị nào. Mọi việc giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung
luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn ngồi sự phấn đấu nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ hướng dẫn, bạn bè và gia đình.

Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Bộ môn
Côn trùng - khoa Nông học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và Bộ môn Côn trùng
– Viện Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lê Ngọc
Anh và TS. Nguyễn Đức Tùng – Bộ môn Côn trùng - khoa Nông học - Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam; TS. Lê Quang Khải - Bộ môn Côn trùng – Viện Bảo vệ thực vật đã
tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian nghiên cứu để tơi hồn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Thị Hiền


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát...................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu....................................................................... 4

2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................................... 5

2.2.1.


Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới........................................................................ 5

2.2.2.

Những nghiên cứu về sâu đục thân ngô châu Á Ostinia furnacalis Guenee trên
thế giới.......................................................................................................................... 6

2.3.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................................... 12

2.3.1.

Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam....................................................................... 12

2.3.2.

Những nghiên cứu về sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ................13

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 21
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................... 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 21

iii



3.3.

Vật liệu, đối tượng, dụng cụ nghiên cứu............................................................... 21

3.3.1.

Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 21

3.3.2.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 21

3.3.3.

Dụng cụ nghiên cứu................................................................................................. 21

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 21

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 22

3.5.1.

Phương pháp điều tra thành phần sâu đục thân ngô thuộc bộ cánh vảy
Lepidoptera trên ngô vụ Xuân và vụ Hè năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội. .....22


3.5.2.

Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia
furnacalis.................................................................................................................... 22

3.5.3.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của lồi sâu đục thân ngơ châu

Á Ostrinia furnacalis................................................................................................ 23
3.5.4.

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia
furnacalis.................................................................................................................... 27

3.5.5.

Một số chỉ tiêu sinh học khác của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis
28

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 30
4.1.

Thành phần sâu đục thân ngô thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera trên ngô vụ xuân

và vụ hè tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017.............................................................. 30
4.2. Diễn biến mật độ của sâu đục thân ngô châu Á ostrinia furnacalis vụ xuân và vụ hè

tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017.............................................................................. 33
4.3.


Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ........36

4.3.1.

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis ..............36

4.3.2.

Đặc điểm sinh học của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ..............41

4.4.

Đặc điểm sinh thái của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ..............47

4.4.1.

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt và ẩm độ đến đến sự phát triển của sâu đục thân
ngô châu Á Ostrinia furnacalis............................................................................... 47

4.4.2.

Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến sự phát triển của sâu đục thân ngô châu Á
Ostrinia furnacalis.................................................................................................... 49

4.4.3.

Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến các thế hệ ni liên tục trong phịng thí
nghiệm của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis .................................. 52


iv


4.4.4.

Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến khối lượng nhộng của sâu đục thân ngô
châu Á Ostrinia furnacalis...................................................................................... 56

4.4.5.

Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của trưởng thành sâu đục thân
ngô châu Á Ostrinia furnacalis............................................................................... 57

4.4.6.

Một số chỉ tiêu khác của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ...........58

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................ 61
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 61

5.2.

Đề nghị....................................................................................................................... 62

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 63
Phụ lục....................................................................................................................................... 70

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết Tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bnnptnt

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

Bvtv

Bảo Vệ Thực Vật

Cs

Cộng Sự

Đhqghn

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

G

Thế Hệ (Genaration)

Fao

Tổ Chức Lương Thực Thế Giới

(Food And Agriculture Organization Of The United Nations)

Kh

Khoa Học

Max

Lớn Nhất

Min

Nhỏ Nhất

Nxb

Nhà Xuất Bản

O.Furnacalis

Sâu Đục Thân Ngô Châu Á (Ostrinia Furnacalis Guenee)

Pp

Trang

Qcvn

Quy Chuẩn Việt Nam


Rh

Ẩm Độ

Se

Sai Số Chuẩn

Sn

Sâu Non

T

Nhiệt Độ

Tb

Trung Bình

Tt

Trưởng Thành

Tr

Trang

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suấ

Bảng 3.1.

Cơng thức nấu thức

Bảng 4.1.

Thành phần sâu đ

ngơ nếp HN88 và n
Bảng 4.2.

Kích thước các p

furnacalis .............
Bảng 4.3.

Thời gian phát dụ

Ostrinia furnacalis
Bảng 4.4.

Sức đẻ trứng của

furnacalis .............

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của n

châu Á Ostrinia fur
Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của n

châu Á Ostrinia fur
Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của t

Bảng 4.8.

Ostrinia furnacalis
Ảnh hưởng của t

Bảng 4.9.

Ostrinia furnacalis
Ảnh hưởng của y

ngô châu Á Ostrin
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến một số chỉ tiêu sinh học của sâu đục
°

thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis nhiệt độ 27,5 ± 1,0 C và ẩm độ
5% ...........................................................................................................

Bảng 4.11. Khối lượng nhộng của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis.........
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành
sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ............................................
Bảng 4.13. Bảng sống của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis trên thức ăn
nhân tạo ...................................................................................................
Bảng 4.14. Các chỉ số sinh học của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis ......

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Cánh đồng ngơ HN88 giai đoạn loa kèn tại Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội .. 30

Hình 4.2.

Cánh đồng ngô NK4300 giai đoạn trỗ cờ tại Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội 31

Hình 4.3.

Sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker............................................. 32

Hình 4.4.

Sâu đục thân năm vạch đầu nâu Chilo suppressalis Walker.......................32

Hình 4.5.

Sâu đục thân châu Á Ostrinia furnacalis Guenee......................................... 32


Hình 4.6.

Triệu chứng sâu đục thân ngơ châu Á hại trên lá ngơ.................................. 32

Hình 4.7.

Triệu chứng sâu đục thân ngô châu Á hại trên thân cây ngô...................... 32

Hình 4.8.

Triệu chứng sâu đục thân ngơ châu Á hại trên cờ ngơ ................................. 32

Hình 4.9.

Triệu chứng sâu đục thân ngơ châu Á hại trên bắp ngơ............................... 33

Hình 4.10. Triệu chứng sâu đục thân ngô châu Á hại trên cuống bắp ........................... 33
Hình 4.11. Triệu chứng sâu đục thân ngơ châu Á hại trên nõn ngơ............................... 33
Hình 4.12. Điều tra diễn biến mật độ sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis tại
Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội.............................................................................. 33
Hình 4.13. Diễn biến mật độ của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis vụ xuân
tại Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội năm 2017..................................................... 34
Hình 4.14. Diễn biến mật độ của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis vụ hè tại

Kim sơn, Gia Lâm, Hà Nội năm 2017............................................................ 35
Hình 4.15. Ổ trứng của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis........................... 38
Hình 4.16. SN tuổi 1 của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis........................38
Hình 4.17. SN tuổi 2 của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis........................39
Hình 4.18. SN tuổi 3 của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis........................39

Hình 4.19. SN tuổi 4 của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis........................39
Hình 4.20. SN tuổi 5 của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis........................39
Hình 4.21. Nhộng cái của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis...................... 40
Hình 4.22. Nhộng đực của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis..................... 40
Hình 4.23. Trưởng thành cái của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis..........40
Hình 4.24. Trưởng thành đực của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis.........40
Hình 4.25. Mặt bụng của trưởng thành cái của sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis 41
Hình 4.26. Mặt bụng của trưởng thành đực của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis
41
Hình 4.27. Nhịp điệu sinh sản của trưởng thành sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia
furnacalis............................................................................................................ 46

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Hiền
Tên luận văn: “Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia
furnacalis Guenee (Lepidoptera: Pyralidae) tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017”.
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 8620112
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu đục thân ngô; diễn biến mật độ, nghiên cứu đặc
điểm sinh học, xác định các chỉ tiêu sinh học cơ bản của lồi sâu đục thân ngơ châu
Á (Ostrinia furnacalis Guenee) từ đó góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ và quản
lý chúng hiệu quả.

Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu đục thân ngô thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera và diễn

biến mật độ của sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis Guenee năm 2017 tại
Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội theo QCVN 01 – 167: 2014/BNNPTNT.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của lồi sâu đục
thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis Guenee theo phương pháp Gaylor (1992).

Kết quả nghiên cứu chính đã đạt được
1. Điều tra được thành phần sâu đục thân ngô thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera tại
Gia Lâm, Hà Nội trong vụ xuân và vụ hè năm 2017, trong đó lồi sâu đục thân ngơ châu
Á là lồi có mức độ phổ biến nhất.
2. Mật độ sâu đục thân ngô châu Á ở vụ xuân cao hơn vụ hè năm 2017 tại Gia
Lâm, Hà Nội; mật độ trên giống ngô HN88 cao hơn NK4300. Đỉnh cao mật độ ở vụ hè
2

trên giống ngô HN88 và NK4300 là 6,8 và 4,4 con/m .
°

3. Ở điều kiện nhiệt độ 27,5 ± 1,0 C và ẩm độ 75 ± 5% vịng đời sâu đục thân ngơ
châu Á O. furnacalis là 31,16 ngày; trung bình một trưởng thành cái đẻ 254,70 quả.

Khi nuôi sâu non ở nhiệt độ 30,5°C và ẩm độ 84%; 27,5°C và ẩm độ 75% trên
ngô bắp và thức ăn nhân tạo không thấy sự sai khác về thời gian phát dục các pha và
vòng đời. Vòng đời trung bình trên dưới 1 tháng.
Thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian phát dục của pha trứng, nhộng, tiền
trưởng thành và vòng đời của sâu đục thân ngô châu Á khi nuôi ở hai điều kiện khác nhau
với vòng đời trên thức ăn nhân tạo dài hơn trên ngô bắp là 30,73 ngày và 29,32 ngày.

Sức sống của sâu đục thân ngô châu Á giảm dần qua 3 thế hệ nhân nuôi liên tục
trên cùng một loại thức ăn, ở cùng điều kiện nhiệt độ - ẩm độ và vịng đời sâu khi ni

ix



trên ngô bắp ngắn hơn nuôi trên thức ăn nhân tạo; tỷ lệ trứng nở giảm dần qua 3 thế hệ
G1, G2, G3 là 93,14; 91,47; 90,23% khi nuôi sâu non bằng ngô bắp và 93,14; 91,47;
90,23% khi nuôi bằng thức ăn nhân tạo.Tỷ lệ đực/cái xu hướng giảm dần từ G1 đến
G3 và đặc biệt trên thức ăn nhân tạo là 1: 0,92; 1: 0,81; 1: 0,78. Thời gian phát dục
pha sâu non và vòng đời của thệ hệ G1 và G2 tương tự nhau, tuy nhiên chúng có sự sai
khác khi so sánh với thế hệ G3 trong cùng điều kiện nhân nuôi. Trọng lượng nhộng
giữa các thế hệ chỉ sai khác khi nhân nuôi trên ngô bắp.
Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo trong
điều kiện 27,5°C và ẩm độ 75% có tỷ lệ tăng tự nhiên đạt là r m = 0,1375; hệ số nhân
của một thế hệ Ro = 124,85; thời gian tăng đôi quần thể DT = 5,04 ngày.
Mật ong 100% là thức ăn thêm tốt nhất cho trưởng thành cái sâu đục thân ngô châu
Á. Thời gian sống trung bình của trưởng thành cái dài nhất và sức đẻ trứng cao nhất khi
cho trưởng thành cái ăn thêm mật ong 100% (13,10 ngày và 542,4 quả/TT cái), thấp nhất
khi cho trưởng thành cái ăn thêm nước lã (6,9 ngày và 257,8 quả/TT cái).

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Hien
Research title: “Biological and ecological characteristics of Asian corn-borer Ostrinia

furnacalis Guenee (Lepidoptera: Pyralidae) in Gia Lam, Hanoi, 2017”.
Major: Plant protection

Code: 8620112

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Purposes of the research:
Base on the result of survey on composition and density fluctuation of cornborder, research into biological characteristics, determining basic biological norms of
Asian corn-borer Ostrinia furnacalis Guenee, thence contribute to setting up effective
controlling and management methods.
Methods of the study:
- The survey for corn-borer composition belonging to Lepidoptera order and

the density fluctuation of Asian corn border Ostrinia furnacalis Guenee at Kim Son,
Gia Lam, Ha Noi in 2017 are followed by National technical regulation number 01 –
167: 2014/BNNPTNT (MARD, 2014).
- Study on morphological, biological and ecological characteristics of Asian

corn-borer Ostrinia furnacalis Guenee is followed by Gaylor’s method (1992).
Results and Discussions:
1. List of component of corn-borer belong to Lepidoptera Kim Son, Gia Lam,

Ha Noi in 2017, in which Asian corn-borer species is the most common.
2. Asian corn-borer density population in the summer crop is higher than in

spring one in 2017 at Gia Lam, Ha Noi; the density on the HN88 variety is higher
NK4300 one. The highest density in the summer on HN88 variety and NK4300
2

variety is 6,8 and 4,4 individual/m , respectively .
°

3. At 27,5 ± 1,0 C temperature and 75 ± 5% humidity, the average life cycle of
Asian corn-borer O. furnacalis was 31,16 days; The oviposition capacity average was
at 254,7 eggs/female


The larvae were reared at 30,5°C temperature and 84% humidity; 27,5°C
temperature and 75% humidity on maize and artificial food showed that there was no
difference in timing of phases and life cycle. The average life cycle was about one.

xi


Food factors had a significant effect to the four stages and life cycle of Asian
corn- borer, at the two above rearing conditions evidenced that the average developing
stages and life cycle of Asian corn-border was longer on the artificial food than on the
maize at 30,73 and 29,32 days respectively.
The vitality of Asian corn – border reduced after 3 consecutive generations at the
same ecological rearing condition. The hatching rate decreased gradually from G1, G2 to
G3 were 93,14; 91,47; 90,23% rearing by maize and 86,73; 86,47; 85,56 by the
artificiality. The ratio of male to female of the corn – border had a similarly reducing trend
between G1, G2 and G3 especially rearing by the artificial food was 1: 0,92; 1: 0,81; 1:
0,78. The timing of larvae developing stage and life cycle of G1 and G2 generations were
similar, however they had a significant difference comparing to G3 at the same rearing
conditions. The weight of lavae only have aberration by maize rearing condition.
°

At 27,5 ± 1,0 C temperature and 75 ± 5% humidity and rearing by the
aritificiality, Asian corn-borer O. furnacalis has initiate capacity of increase was rm =
0,1375; Ro = 124,85, DT = 5,04 days.
Pure honey is the best food for rearing female Asian corn-borer between the
other food formulars on the research with the longest life cycle was 13,10 days and the
opovisitor capacity peaked at 542,5 eggs/female. With the same temperature condition
when was reared by water, the life span of the corn – border was shortest at 6,9 days
and laid 257,8 eggs/female.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngơ (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu.
Trên thế giới, cây ngơ có diện tích trồng đứng thứ 3 sau lúa mì, lúa nước; sản
lượng đứng thứ hai, năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc.
Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa

và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Những năm gần đây nhờ chính
sách quan tâm của Đảng và Nhà nước, đồng thời với những tiến bộ to lớn trong lai
tạo các giống ngô lai năng suất cao, phẩm chất tốt cùng với kỹ thuật thâm canh cao
nên sản xuất ngô ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất
và sản lượng. Năm 2013 diện tích ngơ tồn quốc đạt 1.157,7 nghìn ha (đứng thứ 3
ở Đông Nam Á và đứng thứ 24/166 trên thế giới). Theo định hướng phát triển cây
ngô giai đoạn 2015 – 2020 của Bộ nông nghiệp và PTNT, tại các tỉnh phía Bắc
diện tích trồng ngơ đạt 800.000 ha. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng là
115.000 ha, khu vực Bắc Trung Bộ là 165.000 ha, vùng trung du miền núi phía Bắc
là 520.000 ha. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt,
cây ngô ngày càng thể hiện vai trò đi đầu với việc ngày càng được mở rộng diện
tích ở nước ta (Cục trồng trọt, 2014).
Ngày nay, việc mở rộng diện tích và áp dụng rộng rãi các giống ngô lai đã
làm thay đổi kỹ thuật canh tác cây ngô, đi sâu vào thâm canh đã dẫn đến sự thay
đổi về định tính, định lượng của tập hợp sâu hại ngô ở nước ta.
Trong vài năm trở lại đây, việc tập trung trồng giống ngô lai hàng năm bị
tổn thất nhiều tỷ đồng do sự phát sinh mạnh của một số sâu hại như: sâu đục thân
ngô, rệp muội ngô, mọt hạt ngô, sâu đục bắp, sâu cắn lá ngô, sâu gai hại ngô,….
Một trong số những loài sâu gây hại quan trọng cho cây ngô, làm giảm đáng

kể về năng suất và phẩm chất là sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis Guenee.
Trên thế giới, sâu hại có thể gây tổn thất khoảng 12,4% tiềm năng năng suất ngô.
Nước ta, sâu đục thân ngơ có thể làm giảm 20 - 32% năng suất ngô so với nơi
không bị sâu đục thân phá hại (Phạm Văn Lầm, 2002).
Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis Guenee gây hại cho cây ngô ở các bộ
phận khác nhau phụ thuộc vào tuổi sâu non: ở tuổi nhỏ chúng cắn, đục cuống cờ và
râu ngô; tuổi lớn đục trong thân và đục bắp. Do đặc điểm chúng sống kín trong thân,

1


việc phịng trừ lồi sâu hại này thường gặp nhiều khó khăn hơn các lồi sâu khác. Vì
vậy, việc nghiên cứu về sinh học, sinh thái là công việc quan trọng giúp tìm ra các
biện pháp làm giảm số lượng sâu đục thân ngô và là yêu cầu thiết thực trong cơng tác
bảo vệ thực vật với mục đích ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả sự phá hại của lồi sâu
này, khích lệ lồi thiên địch có ích góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt ngô,
đồng thời giữ cân bằng sinh học trên hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc
hóa học bảo vệ sức khỏe cho con người và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:
“Đặc điểm sinh học, sinh thái lồi sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia
furnacalis Guenee (Lepidoptera: Pyralidae) tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở điều tra diễn biến mật độ; nghiên cứu đặc điểm sinh học, xác
định các chỉ tiêu sinh học cơ bản của lồi sâu đục thân ngơ châu Á (Ostrinia
furnacalis Guenee) từ đó góp phần xây dựng biện pháp phịng trừ và quản lý
chúng hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Điều tra thành phần lồi sâu đục thân ngơ thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera

năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis

Guenee năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái lồi sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia

furnacalis Guenee.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của lồi sâu đục thân ngơ

châu Á Ostrinia furnacalis Guenee.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả điều tra, nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thành phần sâu
đục thân ngô thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera ở vùng nghiên cứu. Bổ sung dẫn liệu
về đặc điểm sinh học, sinh thái sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis
Guenee.

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp người dân và các nhà nghiên cứu nhận biết được các lồi sâu đục

thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis Guenee.
- Làm nguồn tài liệu nghiên cứu cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng ngành

nông nghiệp.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tư liệu làm cơ sở cho


việc xây dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả, an tồn và bền vững lồi sâu đục thân
ngơ châu Ostrinia furnacalis Guenee.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập, xác định thành phần loài sâu đục thân ngô thuộc bộ cánh vảy

Lepidoptera tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia

furnacalis Guenee.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của lồi sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia

furnacalis Guenee.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Lập danh lục thành phần lồi sâu đục thân ngơ thuộc bộ cánh vảy

Lepidoptera tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Bổ sung thơng tin về đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của lồi sâu

đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis Guenee.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa nước và

được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Sản xuất ngơ ở nước ta khơng ngừng
tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tổng diện tích trồng ngơ tăng từ

730.200 ha năm 2000 lên đến 1.121.300 ha năm 2010. Năm 2016, diện tích trồng
ngơ cả nước đạt 1.152.700 ha, năng suất 45,5 tạ/ha và sản lượng đạt 5,2 triệu tấn
(Tổng cục thống kê, 2017).
Nước ta, trong vài năm trở lại đây nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây
ngô được áp dụng rộng rãi như: trồng các giống ngô lai, tăng mật độ, phát triển
trồng ngô đông,... đã tạo điều kiện cho một số loài sâu hại phát sinh gây ảnh hưởng
đến năng suất, sản lượng ngô như: sâu đục thân ngô, sâu gai, sâu đục bắp, sâu cắn
lá nõn ngô, mọt hạt ngô; làm tổn thất nhiều tỷ đồng ở các vùng trồng ngô tập
trung, vùng chun canh trong cả nước.
Ngày nay, diện tích trồng ngơ ngày càng mở rộng, đi sâu vào thâm canh và
sử dụng rộng rãi các giống ngô lai đã dẫn đến việc thay đổi về định tính cũng như
định lượng của tập hợp các lồi sâu hại ngơ ở nước ta. Sâu đục thân ngơ châu Á là
một trong những lồi sâu hại quan trọng, làm giảm đáng kể về năng suất cũng như
phẩm chất của cây ngơ. Việc phịng trừ lồi sâu hại này gặp nhiều khó khăn hơn
các lồi khác do đặc tính chúng sống trong thân.
Sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis Guenee là một trong những
lồi sinh vật gây hại quan trọng đối với cây ngô khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn cả
trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng phân bố rộng rãi ở hầu hết các vùng trồng ngô
trong cả nước (Nguyễn Văn Đĩnh, 2016). Những vùng trồng ngô tập trung theo
hướng thâm canh, chúng xuất hiện gây hại với mật độ cao, gây thiệt hại nặng, có
những vùng lên tới 30 – 50%, thậm chí có nơi tỷ lệ gây hại lên tới 96% (Đặng Thị
Dung, 2003).
Các nghiên cứu về sâu hại ngô ở Việt Nam đã được tiến hành nghiên cứu từ
rất lâu và kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung về thành phần sâu hại, đặc điểm
phát sinh gây hại, thành phần ký sinh thiên địch (Nguyễn Quý Hùng và cs., 1978;
Nguyễn Đức Khiêm, 1995; Phạm Văn Lầm, 2002) và một số dẫn liệu về đặc điểm
hình thái, sinh vật học của sâu đục thân ngô châu Á (Đặng Thị Dung, 2003).

4



Những năm gần đây, huyện Gia Lâm ln tích cực trong công tác cử cán bộ
mở các lớp tập huấn cho bà con nơng dân nhằm nâng cao trình độ nhận thức và
hiểu biết trong việc chăm sóc và bảo vệ cây ngô. Người dân đã dần dần áp dụng
các biện pháp tổng hợp (IPM) trong việc chăm sóc và bảo vệ cây ngô. Tuy nhiên,
do điều kiện sinh thái đặc thù có sự khác biệt so với các vùng sản xuất ngơ khác.
Vì vậy việc nghiên cứu chúng có vai trò quan trọng là cơ sở đề xuất các biện pháp
phịng trừ dịch hại một cách thích hợp nhất nhằm ngăn chặn sự gây hại của sâu hại
trên ngô nói chung, sâu đục thân ngơ châu Á Ostrinia furnacalis Guenee nói riêng;
ngăn chặn kịp thời có hiệu quả sự phá hại của sâu hại.
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh
thái của lồi sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis Guenee tạo cơ sở cho việc xây
dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả, an tồn và bền vững.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, với diện tích
đứng sau lúa mì và lúa nước; sản lượng đứng thứ hai và năng suất cao nhất trong
các cây ngũ cốc.
Thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Các
nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngơ làm lương thực chính. Nếu
như ở châu Âu khẩu phần ăn cơ bản là: bánh mỳ, khoai tây, sữa; châu Á là: cơm
(gạo), cá, rau xanh (canh) thì ở châu Mỹ latinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt (Ngơ
Hữu Tình và cs., 1997).
Sản lượng ngơ thế giới năm 2003 đạt 637,444 triệu tấn, tăng so với năm
2002 (603,189 triệu tấn). Sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh trong những năm
qua một phần là do tăng diện tích (chủ yếu là ở các nước đang phát triển), phần lớn
là do tăng năng suất. Năm 2003 năng suất ngô cao hơn là Jodani trồng 460 ha đạt
năng suất bình quân 20 tấn/ha; Chi Lê 12,27 tấn/ha; Israel 12 tấn/ha; Niuzilan
10,53 tấn/ha; Bỉ 10,52 tấn/ha; Tây Ban Nha 9,11 tấn/ha; Mỹ 8,92 tấn/ha; Hy Lạp
8,83 tấn/ha; Iran 8,57 tấn/ha; Áo 8,38 tấn/ha (Trần Văn Minh, 2004).

Trong những năm gần đây, sản lượng ngô trên thế giới tăng từ 830,6 triệu
tấn (năm 2008) đến 1016,7 triệu tấn (năm 2013), diện tích trồng cũng tăng hơn 20
triệu ha trong 5 năm (từ 2008 đến 2013) (FAOSTAT, 2017).

5


2.2.2. Những nghiên cứu về sâu đục thân ngô châu Á Ostinia furnacalis
Guenee trên thế giới.
2.2.2.1. Vị trí phân loại
Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis Guenee thuộc họ ngài sáng
Pyralidae, bộ cánh vảy Lepidoptera (CABI, 2017).
2.2.2.2. Phân bố, phổ ký chủ
a. Phân bố
Sâu đục thân ngô châu Á phát sinh gây hại ở hầu hết các châu lục: châu Úc,
châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Á (Afghanistan, Ấn Độ, Campuchia, Lào,
Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,....) (CABI, 2017).
b. Phổ ký chủ
Sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis là lồi ăn rất rộng, nó tấn cơng trên
nhiều cây của họ hịa thảo, những cây có thân đủ lớn để cho sâu đục thân chui vào.
Theo Tetsu et al. (1980) sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis gây hại trên 50 loài
cây trồng và 500 loài cây dại thuộc 40 họ thực vật khác nhau, chúng gây hại chủ
yếu trên cây ngô, cao lương, bông.
2.2.2.3. Tác hại, triệu chứng
a. Tác hại
Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis đục trong thân cây ngô làm ảnh
hưởng đến sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, làm cây bị đổ, số lượng hạt
trong bắp giảm dẫn đến thiệt hại về năng suất (Santiago et al., 2013). Sâu đục thân
ngơ châu Á O. furnacalis có thể gây thiệt hại 10 – 30% năng suất, do dịch hại này
gây biến dạng lá và thân cây ngô, làm giảm sự quang hợp và cung cấp chất dinh

dưỡng cho hạt (Guo et al., 2011).
Tại Trung Quốc hàng năm bị tổn thất khoảng 6 – 9 triệu tấn ngô, làm giảm
20 – 90% năng suất ngơ, trung bình giảm 52% năng suất ngô do sâu đục thân ngô
châu Á gây ra; tại Philippines sự gây hại của sâu đục thân ngơ châu Á có thể làm
giảm từ 20 – 90% năng suất ngô hàng năm (Hernando et al., 2014, Nonci, 2004).
Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis không phải là véc tơ truyền bệnh.
Tuy nhiên, sự gây hại thân cây ngơ có thể tạo điều kiện làm tăng khả năng nhiễm
bệnh do nấm và vi khuẩn (Dalmacio et al., 2007).

6


b. Triệu chứng
Sâu non tuổi nhỏ ăn trong nõn lá, cờ, bắp và vỏ lụa; khi lá nõn nở ra thấy
dãy lỗ đục thẳng hàng ngang bề mặt phiến lá. Sâu non tuổi lớn đục vào thân cây
tạo lỗ đục ở thân cây và có phân sâu đùn ra ngồi lỗ đục dạng mùn cưa. Trường
hợp sâu hại nặng gây hiện tượng lá ngô biến dạng; cây ngô bị đổ, gãy gục (Guo et
al., 2011; Santiago et al., 2013).
2.2.2.4. Đặc điểm sinh học
a. Đặc điểm hình thái
 Trứng

Trứng dài khoảng 0,5 mm và lúc đầu có màu trắng sữa sau chuyển sang
màu nâu có những chấm đen (đầu sâu non sắp nở). Trứng đẻ thành ổ 25 – 50 quả
trên lá cây (Arif et al., 2016).
 Sâu non

Sâu non có 5 tuổi, kích thước màu sắc thay đổi theo tuổi sâu. Sâu non tuổi
nhỏ có màu hồng nhạt với các u lông màu đen trên lưng, đầu màu đen. Sâu non
tuổi lớn có màu vàng nâu, trên lưng có các u lông màu nâu tối với chiều dài cơ thể

đạt kích thước tối đa 2,9 cm (Arif et al., 2016).
 Nhộng

Nhộng của thường có màu nâu nhạt và màu sắc trở lên sẫm hơn trước khi vũ
hóa; chiều dài nhộng khoảng 1 cm; nhộng đực phần đầu ngực có mũi nhọn hơn và
kéo dài hơn; nhộng cái phân đoạn đốt bụng cuối có vết xước giống hình chữ “V”
(Arif et al., 2016).
 Trưởng thành

Trưởng thành có màu sắc cơ thể từ màu vàng tới màu nâu, sải cánh dài 3,5
cm (CABI, 2017).
Trưởng thành đực có kích thước nhỏ hơn với chiều dài cơ thể khoảng 1,0 –
1,5 mm), đầu ngực rõ nét hơn và bụng thon gọn, màu sắc nhạt hơn. Trưởng thành
cái có kích thước lớn hơn, với chiều dài khoảng 1,3 – 2,0 mm, đầu ngực khơng có
sự tách biệt lớn và bụng to tròn, màu sắc đậm hơn so với trưởng thành đực (Arif et
al., 2016).
b. Tập tính hoạt động
Sâu non mới nở tập trung tại vị trí quanh ổ trứng, chúng ăn hết vỏ trứng rồi

7


bắt đầu nhả tơ tìm kiếm nguồn thức ăn mới. Sâu non tuổi 1 – tuổi 3 chủ yếu gây
hại lá non, râu ngô non và cờ ngô; sâu non tuổi 4 bắt đầu đi vào thân cây gây hại
thân cây ngô; sâu non tuổi 5 sống và gây hại trong thân cây ngơ. Sâu non có thể di
chuyển được và bị thu hút bởi ảnh sáng, độ ẩm và hàm lượng đường (Guo et al.,
2011). Chúng thể di chuyển từ cây này sang cây khác bằng cách nhả tơ bng
mình theo gió (Cao et al., 1994; Guo et al., 2011; Hussein et al., 1983; Li et al.,
1999; Nafus and Schreiner, 1991).
Trước khi hóa nhộng, sâu non ở trạng thái ngừng hoạt động 1 – 2 ngày, cơ

thể ở trạng thái co ngắn, cong lại; sâu non hóa nhộng trong thân, đầu nhộng hướng
về phía đường đục (Arif et al., 2016).
Trưởng thành hoạt động vào buổi tối muộn, ban ngày ẩn lấp trong cỏ dại,
tàn dư thực vật và các cây trồng xung quanh ruộng; chúng giao phối ban đêm (sau
khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc); thường giao phối vào khoảng thời gian
3 – 8 giờ sau khi vũ hóa và cao nhất vào giờ thứ 3 và tập trung đẻ trứng vào 0 – 3
ngày sau khi vũ hóa với số lượng trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ nhất. Trứng
thường được đẻ thành ổ, ít khi đẻ từng quả và được xếp chồng lên nhau giống như
dạng vảy cá (Arif et al., 2016).
Sự phát tán với khoảng cách xa được quyết định bởi pha trưởng thành.
Nghiên cứu khả năng bay của trưởng thành sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis
trong phịng nghiệm tại trung tâm nghiên cứu Tsukuba (Ibaraki, Japan) cho thấy
hoạt động bay của con cái thích hợp trong khoảng nhiệt độ 20 – 30°C. Không quan
sát thấy hoạt động bay của trưởng thành ở nhiệt độ 14 - 17°C (Shirai, 1998).
Trưởng thành đực và trưởng thành cái nhận biết nhau qua mùi vị pheromone
và tín hiệu âm thanh do con đực phát ra. Thơng qua mùi vị pheromone và sóng
siêu âm này mà con đực hấp dẫn được con cái đến giao phối (Ryo et al., 2006).
c. Quy luật phát sinh gây hại
Mỗi vùng sinh thái khác nhau thì thời gian xuất hiện và gây hại của lồi sâu
đục thân ngơ châu Á O. furnacalis không giống nhau. Tại Giang Tô, Trung Quốc
loài sâu này phá hại mạnh nhất vào giữa và cuối tháng 7 (Liu and Hou, 2004); ở
Hàn Quốc, giai đoạn đầu tiên của ngài từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7, giai đoạn
thứ hai kéo dài từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, giai đoạn thứ ba kéo dài từ giữa
tháng 8 đến đầu tháng 9 (Lee et al., 1980).

8


Sự gây hại của sâu đục thân ngô châu Á có thể bắt đầu sớm, từ khi cây ngơ
ở giai đoạn 2 – 4 tuần sau nảy mầm đã phát hiện có ổ trứng của sâu đục thân ngơ


châu Á. Mật độ ổ trứng tăng cao từ khi cây ngô đủ lá đến lúc cây ngô trỗ cờ
(Hussein et al., 1983; Nafus and Schreiner, 1991). Theo Huseein et al. (1983) cao
điểm gây hại của sâu đục thân ngô châu Á thường xuất hiện vào các giai đoạn mẫn
cảm của cây ngô như cuối thời kỳ xoắn nõn ngô (387 quả trứng /100 cây) và trong
thời kỳ thâm râu (513 quả trứng /100 cây).
Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis trải qua nhiều thế hệ trong một năm.
Số thế hệ trong năm thay đổi tùy thuộc vào vùng khí hậu. Ở Hàn Quốc sâu đục
thân ngô châu Á O. furnacalis trải qua 3 thế hệ trong một năm, thế hệ 1 phát sinh
từ tháng 6 – tháng 7, thế hệ 2 phát sinh từ giữa tháng 7 – giữa tháng 8 và thế hệ 3
phát sinh từ giữa tháng 8 – đầu tháng 9 (Lee et al., 1980; Cao et al., 1994). Tại
Malaysia, mỗi vụ ngô sâu đục thân ngô châu Á hoàn thành 2 thế hệ với cao điểm
đẻ trứng vào giai đoạn cuối loa kèn và trỗ cờ (Hussein et al., 1983). Ở Trung Quốc,
ở các tỉnh Hắc Long Giang, miền Nam tỉnh Hải Nam, theo vĩ độ khác nhau và theo
độ cao một năm sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis trải qua 1 – 7 thế (Nafus
and Schreiner,1991); tại tỉnh Giang Tô trải qua 1 – 2 thế hệ trong một năm, vùng
hạ lưu sông Hồng Hà có 2 – 3 thế hệ, phía Nam có 4 – 7 thế hệ trong năm (Liu
and Hou, 2004; Duan et al., 2008); thung lũng sơng Hồng Châu trải qua 2 – 3 thế
hệ trong năm, miền nam Trung Quốc và 4 – 7 thế hệ (Guo et al., 2011). Tại châu
Phi trải qua từ 1 đến vài thế hệ trong 1 năm và phụ thuộc vào vùng tiểu khí hậu và
có thời kỳ đình dục. Ở vùng nhiệt đới có hai mùa khơ và mùa mưa riêng biệt sâu
đục thân ngơ châu Á O. furnacalis có thể trải qua 12 thế hệ gối nhau trong năm
(Hussein et al., 1983; Hussein and Kameldeer, 1988; Sapin et al., 2006). Sự gia
tăng chồng chéo thường thấy ở những nơi có nhiệt độ và ẩm độ cao (Guo et al.,
2011). Sâu non thế hệ cuối qua đông ở trong thân cây ngô (Lee et al., 1980; Cao et
al., 1994); các thế hệ thường gối nhau khi nhiệt độ và ẩm độ cao (Duan et al.,
2008).
d. Thời gian phát dục của các pha và vịng đời
Sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis là thuộc lớp cơn trùng biến thái hồn
tồn, nó trải qua bốn pha gồm: pha trứng, pha sâu non, pha nhộng và pha trưởng

thành.
Lee et al., (1980) tiến hành nghiên cứu nhân nuôi sâu đục thân ngô châu Á

9


bằng ngô bắp cho biết thời gian phát dục của pha trứng, sâu non, nhộng, thời gian
sống của trưởng thành và vòng đời lần lượt là: 3 – 4 ngày; 17 – 30 ngày; 6 – 9
ngày; 7 – 14 ngày và vịng đời 16 – 46 ngày.
Khi ni sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis bằng thức ăn tự nhiên thời
gian phát dục pha trứng khoảng 3 – 4 ngày; sâu non 17 – 30 ngày; nhộng 7 – 9
ngày; trưởng thành sống 2 – 7 ngày; sâu non có 5 tuổi với thời gian phát dục của
mỗi tuổi từ 1 – 5 ngày; vòng đời 27 – 46 ngày (trung bình 37,50 ngày) (Nonci,
2004).
Tương tự, Liu and Hou (2004) cho biết thời gian phát dục trung bình của
pha trứng 2,8 ngày; sâu non 21,3 ngày; nhộng 10,1 ngày; thời gian sống của
trưởng thành là 7,9 ngày.
e. Sự sinh sản
Sức đẻ trứng trung bình của một trưởng thành cái rất cao, đạt khoảng 602
- 817 quả/TT cái (Lee et al., 1980); 300 – 700 quả/ TT cái (Guo el al., 2011). Tuy

nhiên, Hussein and Ibrahim (1992) ghi nhận sức đẻ trứng trung bình của một
trưởng thành cái đạt rất thấp, trung bình là 60 trứng/trưởng thành cái và tối đa là
115 quả/TT cái.
f. Một số chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu sinh học như: tỷ lệ gia tăng tự nhiên r m, hệ số nhân của một thế
hệ R0, thời gian tăng đôi thế hệ DT; bảng sống chưa được quan tâm nghiên cứu ở
loài của loài sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis. Tuy nhiên, đã có một số tác
giả quan tâm nghiên cứu một số loài cơn trùng lớn thuộc họ ngài sáng Pyralidae
như: lồi Mussidian nigrivenall (Lepidoptera: Pyralidae) khi nuôi bằng ngô cho

biết hệ số nhân của một thế hệ R0 = 10,1; tỷ lệ tăng tự nhiên rm = 0,104; thời gian
tăng đôi quần thể DT = 6,8 ngày (Setamou et al.; 1999); loài Palpita unionalis
Hubner nuôi trên lá cây Olive tác giả Nabi et al. cho biết R0 = 298,33; rm = 0,163
(Nabi et al. ;2007); Glyphodes pyoalis hại dâu tằm có R0 = 134,67; rm
= 0,14 khi nuôi ở 24 ± 1°C và ẩm độ 75 ± 5% (Roya and Joint, 2010); lồi

Elasmopalpus lignosellus hại mía ni ở 30°C có R 0 = 43,376; rm = 0,1229, DT =
5,6386 ngày (Hardev et al., 2013).
2.2.2.5. Đặc điểm sinh thái
Thức ăn là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian phát dục, tỷ lệ
sống sót, trọng lượng nhộng….

10


Theo Camarao (1976) vịng đời sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis dài
hơn, kích thước cơ thể lớn hơn và khả năng sinh sản cao hơn khi được nuôi bằng
thân cây ngô, hoặc một chế độ thức ăn nhân tạo trong phịng thí nghiệm.
Hirai and Danilo (1985), khi nghiên cứu về chế độ thức ăn cải tiến dành cho
sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis trong phịng thí nghiệm trên ba loại thức ăn
là đậu nành, đậu xanh và thức ăn cải tiến tại Philippines cho biết thời gian phát dục
của các pha, vòng đời trọng lượng nhộng thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ đực/cái khơng có sự
chênh lệch lớn trên 3 loại thức ăn này: khi nuôi trên thức ăn có chứa đậu nành thì
tỷ lệ đực/cái là 0,528 con; thức ăn chứa đậu xanh là 0,541 con; thức ăn cải tiến là
0,555 con.
Tương tự Park and Boo (1993) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại
thức ăn khác nhau đến một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu dục thân ngô
châu Á O. furnacalis cho thấy nuôi sâu đục thân ngô trên nền thức ăn nhân tạo
gồm đậu nành (25,5%), mầm lúa mì và casein (Protein, lipid và carbohydrate) thì
tỷ lệ sống, kích thước nhộng cũng như trọng lượng nhộng thấp hơn khi ni trên

mơi trường thức ăn nhân tạo có bổ sung men Yeast. Bên cạnh đó, bổ sung hỗn hợp
muối Wesson’s vào thức ăn nhân tạo thì màu sắc nhộng trở lên đậm hơn so với
thức ăn không bổ sung hỗn hợp muối này.
Gần đây, một lần nữa Arif et al. (2016) tiến hành thí nghiệm ni sâu đục
thân ngơ châu Á O. furnacalis bằng nguồn thức ăn nhân tạo có bổ sung Protein,
kháng sinh và vitamin cho kết quả vòng đời sâu đục thân ngô châu Á rút ngắn (từ
27 – 34 ngày). Trong đó thời gian phát dục của pha trứng từ 3 – 5 ngày; pha sâu
non 11 – 17 ngày, pha nhộng 5 – 8 ngày; trưởng thành sống 6 – 11 ngày.
2.2.2.6. Biện pháp phịng trừ
Có rất nhiều biện pháp phịng trừ sâu đục thân ngơ châu Á O. furnacalis
khác nhau như: sử dụng thuốc hóa học, giống kháng, thiên địch, canh tác,… Tuy
nhiên, với thực tiễn về việc sử dụng sản phẩm sạch ngày càng tăng và vấn nạn ô
nhiễm môi trường đất, nước đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu
thì người ta lại trú trọng đến biện pháp sử dụng giống kháng, biện pháp canh tác…
nhiều hơn.
Để hạn chế thiệt hại do sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis gây ra ở
Indiana gieo trồng giống ngô lai biến đổi gen (Corn - E - 17 - W2) có khả năng
kháng tốt sâu đục thân ngơ, những giống có chứa một protein độc hại đối với sâu

11


đục thân ngô ở Hoa Kỳ (Bradley et al., 1999); ở Mỹ người ta đưa vào gieo trồng
rộng rãi các giống ngơ có chứa protein độc với sâu (ngơ Bt) (Christian et al.,
2010); ở Mexico người ta thường trồng xen ngơ với bí đỏ và đậu (Susan and
Mario, 2013).
Ngồi ra, ong mắt đỏ Trichogramma sp. là loài ong ký sinh pha trứng sâu
đục thân ngơ. Chúng ta có thể lợi dụng yếu tố thiên địch này để hạn chế sự phát
sinh gây hại của sâu đục thân ngô. Tiến hành bảo vệ và khích lệ chúng phát triển
trên đồng ruộng, tiến hành thu thập nhân nuôi và thả trên đồng ruộng khi trưởng

thành sâu đục thân ngô phát sinh và đẻ trứng rộ (Nafus and Schreiner, 1991).
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam
Cây ngô là cây lương thực quan trọng và là ngun liệu chính làm thức ăn
gia súc, cho cơng nghiệp sản xuất cồn, tinh bột, kẹo,… Ngô làm lương thực cho
con người (17% tổng sản lượng), làm thức ăn cho chăn nuôi (66%), nguyên liệu
cho công nghiệp (5%) và xuất khẩu (trên 10%), ngô đã trở thành cây đảm bảo an
ninh lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng trồng trọt
sang chăn nuôi, cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp và sản phẩm hàng hóa cho
xuất khẩu ở nhiều nước và trên phạm vi toàn thế giới (Ngơ Hữu Tình, 2006).
Cây ngơ được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình
và cs., 1997). Theo nhà bác học Lê Quý Đơn thì vào thời kỳ Khang Hy (1682 –
1723), Trần Thế Vinh – người huyện Tiên Phong thuộc Sơn Tây sang sứ Thanh
thấy loại cây mới này đem về trồng ở hạt Sơn Tây và gọi là “Ngô” (Đinh Thế Lộc
và cs., 1997).
Thời gian đầu khi mới đưa cây ngô vào sản xuất thì diện tích và sản lượng
ngơ cịn rất hạn chế. Trong giai đoạn 1975 – 1981, tổng diện tích ngơ gieo trồng
khoảng 400.000 ha, năng suất bình quân không vượt quá 1,2 tấn/ha và tổng sản
lượng xấp xỉ 500.000 tấn/năm. Nguyên nhân chủ yếu do việc phát triển ngô chưa
được chú trọng, hệ thống chuyển giao kỹ thuật kém, chưa coi trọng việc đầu tư kỹ
thuật và giống mới, chủ yếu trồng các giống ngô địa phương năng suất thấp (Đinh
Thế Lộc và cs., 1997).
Trong những năm gần đây (2011 – 2016) diện tích trồng ngơ tăng 31,4
nghìn ha, năng suất tăng từ 4,31 tấn/ha lên 4,55 tấn/ha, sản lượng tăng 410,9 nghìn
tấn.

12



×