Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 urenco 10, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
VÀ CÔNG NGHIỆP 10 – URENCO 10, HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã chuyên ngành:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm
TS. Võ Hữu Cơng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Lâm, TS Võ Hữu Công
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công
ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco10 đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục đồ thị, sơ đồ.......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... viii
Thesis abstract............................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.

Tình hình phát sinh và xử lý chất thải nguy hại trên thế giới..............3

2.1.1.

Tình hình phát sinh CTNH trên thế giới........................................................... 3

2.1.2.

Tình hình xử lý CTNH trên thế giới..................................................................... 4

2.2.

Tình hình phát sinh và hiện trạng áp dụng các cơng nghệ xử lý chất thải nguy

hại ở Việt Vam................................................................................................................ 7
2.2.1.

Hiện trạng phát sinh CTNH ở Việt Nam............................................................ 8

2.2.2.


Tình hình xử lý CTNH tại Việt Nam..................................................................... 9

2.3.

Công ty tnhh mtv môi trường đơ thị Hà Nội (urenco)............................ 14

2.3.1.

Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................ 14

2.3.2.

Chức năng nhiệm vụ................................................................................................ 15

2.3.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Công ty URENCO 15

2.4.

Cơ sở pháp lý............................................................................................................... 18

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 20

3.2.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 20


iii


3.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 20

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 20

3.4.1.

Đặc điểm của Công ty Urenco10....................................................................... 20

3.4.2.

Thực trạng công tác xử lý chất thải nguy hại tại Công ty Urenco10
20

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại Công ty Urenco10 ..20

3.4.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại Công
20


ty Urenco10................................................................................................................... 20
3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20

3.5.1.

Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp:.......................................................... 20

3.5.2.

Phương pháp khảo sát thực địa........................................................................ 21

3.5.3. Phương pháp phân tích lấy mẫu....................................................................... 21
3.5.4.

Phương pháp tổng hợp và so sánh................................................................ 24

3.5.5. Phương pháp đánh giá........................................................................................... 25
3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả...................................... 25
Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................. 26
4.1.

Công ty cổ phần môi trường đô thị và cơng nghiệp 10 – urenco 10
26

4.1.1.

Vị trí địa lý...................................................................................................................... 26


4.1.2.

Lĩnh vực hoạt động, sản xuất............................................................................. 27

4.1.3.

Cơ cấu tổ chức của Cơng ty................................................................................ 28

4.2.

Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại tại công ty.........28

4.2.

Công tác xử lý chất thải nguy hại tại công ty............................................. 30

4.2.1.

Thực trạng công tác xử lý chất thải nguy hại của Công ty Urenco 10.
30

4.2.3.

Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại Công ty Urenco 10 49

4.2.4.

Đánh giá hiệu suất thu hồi sản phẩm............................................................. 54

4.3.


Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải tại công ty urenco 10
56

4.3.1.

Đổi mới công nghệ xử lý CTNH......................................................................... 57

4.3.2.

Tăng cường áp dụng các công nghệ thu hồi, tái chế chất thải........59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 63
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 63

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 63

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 64


iv


Chữ viết tắt
BTNMT
BVMT

Công ty Urenco 10
Công ty Urenco
CTNH
ĐTM
HTXL
NM
NT
QCCP
QCVN
QLCTNH
SX
TCCP
TCVN
TNHH
XLCT
XLTG

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam năm 2010 và 2015....9
Bảng 3.1. Phương pháp lấy mẫu nước và bảo quản tại hiện trường............21
Bảng 3.2. Phương pháp lấy mẫu nước và đo nhanh tại hiện trường...........21
Bảng 3.3. Phương pháp phân tích mẫu nước thải................................................... 22
Bảng 3.4. Phương pháp lấy mẫu khí và bảo quản................................................... 23
Bảng 3.5. Phương pháp lấy mẫu khí và đo nhanh tại hiện trường................. 24
Bảng 3.6. Phương pháp phân tích mẫu khí thải........................................................ 24
Bảng 4.1. Khối lượng chất thải chia theo nhóm........................................................ 31
Bảng 4.2. Thực trạng xử lý chất thải nguy hại 2017................................................ 50

Bảng 4.3. Năng lực xử lý của Công ty trong năm 2017......................................... 51
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp................................... 52
Bảng 4.5. Hiệu suất xử lý của Hệ thống xử lý nước thải...................................... 53
Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu khí thải lị đốt chất thải công nghiệp.......54
Bảng 4.7. Hiệu suất thu hồi sau xử lý của hệ thống làm sạch, tận thu........56

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Số đơn vị được cấp phép hành nghề quản lý CTNH từ năm 2010-2017
7

Hình 2.2. Khối lượng CTNH được cấp phép thu gom xử lý từ 2010-2017....7
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty Urenco.........17
Hình 4.1. Phối cảnh khu xử lý chất thải cơng nghiệp............................................ 26
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Urenco 10...................................... 28
Hình 4.3. Quy trình thu gom, vận chuyển CTNH tại Cơng ty Urenco 10......28
Hình 4.4. Sơ đồ khối q trình xử lý chất thải cơng nghiệp tại Cơng ty .....32
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống thu gom thốt nước thải, nước mưa của Cơng ty 33
Hình 4.6. Sơ đồ khối q trình xử lý hóa lý................................................................. 35
Hình 4.7. Quy trình cơng nghệ phân loại, phối liệu và lưu giữ chất thải chờ đốt
45

Hình 4.8. Sơ đồ cơng nghệ, dịng thải xử lý chất thải bằng phương pháp đốt
47

Hình 4.9. Quy trình hóa rắn chất thải tại Cơng ty Urenco 10............................. 49
Hình 4.10. Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý làm sạch........................................... 55
Hình 4.11. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch khơng nung......................................... 59

Hình 4.12. Quy trình tái chế dầu nhớt thải bằng kỹ thuật HV-Distillation....60
Hình 4.13. Sơ đồ công nghệ xử lý tái chế mạch điện tử của Công ty GECO
.............................................................................................................................................................. 62


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Tên luận văn: “Đánh gıá thực trạng xử lý chất thảı nguy hạı tạı công ty cổ
phần môı trường đô thị và công nghıệp 10 – Urenco 10, Hà Nội”.
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại
tại Công ty Urenco10 và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý.
Phương pháp nghiên cứu:
- Để đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các loại hình
doanh nghiệp, nghiên cứu này áp dụng tiếp cận trường hợp nghiên cứu điểm tại công ty
môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO 10, là một trong những công ty xử lý
chất thải nguy hại lớn nhất miền bắc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát thực
địa và thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu liên quan đến loại hình chất thải nguy hại từ
doanh nghiệp, loại chất thải đăng ký xử lý, quy trình và cơng nghệ xử lý chất thải nguy
hại được phân tích từ báo cáo hành nghề quản lý chất thải nguy hại năm 2017.

- Quy trình thu gom được phân tích dựa vào số liệu báo cáo của công ty năm
2017, phân loại chất thải nguy hại theo quy định của thông tư 36/2015/BTNMT

ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại, hệ thống xử lý chất thải
nguy hại được đánh giá trên cơ sở hiện trạng hệ thống xử lý của công ty.
- Áp dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm
bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác với sự hỗ trợ của một số phần mềm như Excel.

Kết quả chính và kết luận:
Thu gom chất thải nguy hại được thực hiện hàng ngày từ 950 doanh
nghiệp với tổng lượng chất thải 36 tấn/ngày. Thành phần chất thải nguy hại
gồm 19 nhóm theo bảng phân loại của thơng tư 36/2015/BTNMT. Trong đó,
các nhóm chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau vật liệu lọc và vải bảo vệ,
nhóm chất che phủ bề mặt, gia cơng kim loại, và nhóm xây dựng và phá dỡ
phát sinh lượng chất thải lên đến 18.725 tấn, chiếm 79,8% tổng lượng CTNH.
Bên cạnh các công nghệ xử lý chất thải truyền thống như phương pháp
nhiệt (đốt), hoá rắn và chơn lấp, thì các cơng nghệ tái chế được đưa vào xử lý
nhằm tăng hiệu quả thu hồi tài nguyên từ CTNH. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có nhu cầu rất lớn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, vì
vậy, cơng ty cần có những cải tiến, đổi mới cơng nghệ nhằm đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao về chất lượng môi trường cũng như thu hồi năng lượng.

viii


THESIS ABSTRACT
Student: Nguyen Thi Anh Nguyet
Thesis title: “Evaluation of hazardous waste treatment in the Urban
Environment and Industrial Joint stock Company No.10, Hanoi”
Major: Environmental Science

Code: 60 44 03 01


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives: Evaluate the current situation of hazardous
waste treatment at Urenco10 Company and propose solutions to improve
the treatment efficiency and resource recovery.
Materials and Methods:
To evaluate the treatment perforamance of hazardous waste generated from small and
medium enterprises, this research approach bases on case-study in the Urban and Industrial
Environment Company, one of the largest hazardous treatment company in the regions. The
study employed a field observation and secondary data collection. Data on type of hazardous
wastes and enterprises, registered waste, treatment processes and technologies were
analyzed from the hazardous waste management report of company, as of 2017.

Hazardous waste collection was analyzed based on the company report updated
by 2017, hazardous classification was carried based on the regulation issed by the
Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) so called 36/2015/BTNMT
signed on June 30, 2015 regarding hazardous waste management. Hazardous treatment
system was evaluated following the current condition of the company.

Data was analyzed following the standard statistical methods to
achieve reliable and accuracy.
Main findings and conclusions:
Hazardous wastes were

classified

into

19 groups


following Circular

36/2015/BTNMT. In particular, packaging waste, absorbents, filter cloths and
protective fabrics, surface coating agents, enginnered metals, and construction and
destruction waste accounted for 18,725 tons (79.8% of total hazardous wastes).

In addition to conventional treatment technologies such as innerciation,
solidification and landfill disposal, the resouce recovery was applied to get back
the valued materials. It was noted that small and medium enterprises have great
demand for collecting, transporting and treating hazardous waste. Therefore, the
company needs to improve and innovate technologies to be able to treat the
hazardous wastes and recovery of high potential value materials.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý chất thải nguy hại và xử lý chất thải nguy hại (CTNH) đang là
vấn đề hết sức bức xúc trong xã hội, nhận được sự quan tâm của các
nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chất thải rắn nguy hại có nguồn
phát sinh rất đa dạng và số lượng không ngừng tăng lên theo tốc độ phát
triển công nghiệp cũng như tăng dân trong đô thị (Đặng Kim Chi và cs.,
2011). Do đó, quản lý CTNH đang là vấn đề cấp bách trong công tác bảo
vệ môi trường trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Tính đến tháng 6 năm 2015, trên tồn quốc có tổng cộng 83 doanh nghiệp
với 56 đại lý đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để hoạt động trong
lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (Tổng cục Môi trường,
2016). Là một trong những Công ty đi đầu, tiên phong trong lĩnh vực thu gom,
vận chuyển và xử lý CTNH, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp

10 (Công ty Urenco10) được thành lập ngày 29/05/2002 tiền thân là Xí nghiệp xử
lý chất thải Cơng nghiệp – Y tế trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên (TNHH MTV) môi trường đô thị Hà Nội (Urenco). Là một trong số ít
những doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho xử lý tất
cả 393 mã CTNH theo Thông tư 36-2015/TT-BTNMT, với hệ thống hấp chất thải y
tế đầu tiên tại Việt Nam, địa bàn thu gom, vận chuyển trên cả nước, cho đến nay,
sau hơn 15 năm hoạt động, lượng chất thải nguy hại mà công ty thu gom, xử lý
hàng năm là gần 30.000 tấn CTNH.
Tỷ lệ thu gom, xử lý CTNH hiện nay chỉ chiếm khoảng gần 40% tổng lượng
CTNH phát sinh trên tồn quốc khối (Tổng cục Mơi trường, 2016). Số lượng
khách hàng ký hợp đồng ngày một tăng, lượng chất thải được công ty Urenco10
thu gom hiện nay là hơn 30.000 tấn/năm. Trước đây lượng chất thải nguy hại mà
Công ty Urenco10 thu gom, xử lý tuy nhiều nhưng chỉ tập trung vào một số mã
chính, chưa đa dạng. Hiện nay, chủng loại chất thải nguy hại được thu gom, vận
chuyển và xử lý tại Công ty ngày một đa dạng, phức tạp, các phương tiện, thiết
bị máy móc và nhà xưởng đã được đầu tư sử dụng từ năm 2004, hiện nay nhiều
bộ phận đã xuống cấp, hư hỏng không đủ để đáp ứng được nhu cầu thu gom,
xử lý thực tế. Từ ghi nhận về những bất cập trong hệ thống xử lý chất thải nguy
hại, và dựa trên mức độ phát sinh chất thải nguy hại ngày càng gia tăng, cần

1


chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng xử lý chất
thải nguy hại tại Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp
10 - Urenco10, Sóc Sơn , Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”, nhằm tìm
kiếm những giải pháp để xử lý chất thải nguy hại đạt hiệu quả cao
hơn, phù hợp với tình hình phát triển của Cơng ty trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại tại Công ty
Urenco10 và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại Công ty Urenco10.
- Đánh giá hiệu suất thu hồi các sản phẩm sau xử lý tại Công ty Urenco10.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý chất thải nguy hại tại

Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - Urenco 10,
Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Thời gian: Từ tháng 05/2017 - tháng 05/2018.
- Không gian: Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công

nghiệp 10 - Urenco 10, Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu hệ thống, quy trình xử lý chất thải nguy hại của

Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - Urenco 10;
+ Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại của Công ty

Urenco 10, đánh giá hiệu suất thu hồi sản phẩm sau xử lý làm sạch.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN
THẾ GIỚI

2.1.1. Tình hình phát sinh CTNH trên thế giới
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, nhu cầu về chất
lượng cuộc sống ngày càng cao, nên quy mô cũng như số lượng các ngành
công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh trong
quá trình sản xuất cũng tăng theo đặc biệt là CTNH gây ảnh hưởng tới môi
trường và sức khỏe con người. Theo Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia
năm 2009, tình hình phát sinh CTNH tại một số quốc gia trên thế giới như sau:

2.1.1.1. Phát sinh CTNH tại Philippines
Theo thống kê năm 2000, lượng CTNH phát sinh tại Philippines khoảng
232.306 – 355.519 tấn/năm và dự báo đến năm 2005 là 509.990 tấn và năm 2010 là
659.012 tấn. Theo dự đoán, tổng lượng chất độc và chất thải công nghiệp nguy
hại tăng 184% qua 15 năm. Theo nghiên cứu của JICA thấy rằng 1/3 chất thải
phát sinh ở tập trung ở miền Nam Tagalog, gần 28% lượng chất thải tập trung
chủ yếu ở khu vực Manila. Theo ước lượng từ những nguồn phát sinh có đăng
kí thì hàng năm các chất độc và các chất thải nguy hại phát sinh khoảng 280.000
tấn, với 50% được tái sinh hay xử lý tại chỗ, 13% được quản lý tại các cơ sở vận
chuyển/ xử lý và 37% được lưu trữ hoặc đốt bất hợp pháp bên ngoài nguồn phát
sinh (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2009).

2.1.1.2. Phát sinh CTNH tại Thụy Điển
Hiện khơng có các số liệu thống kê chính xác về số lượng các hệ thống thu
nhận và lưu trữ trung gian CTNH nhưng nhiều nhà máy hoạt động theo cả sự
quản lý tư nhân và cả sự quản lý của chính quyền địa phương. Theo sắc lệnh về
đổ thải chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức việc thu nhận và đổ CTNH.
Họ thường lập ra một trung tâm thu nhận ở các bãi chất thải của địa phương.
Ngồi ra, họ cịn có nhiệm vụ thỏa thuận với những nhà xây dựng ở địa phương,
người bán lẻ sơn và các trạm xăng… để đảm bảo rằng những người này sẽ chấp
nhận giữ lại phế thải. Những thỏa thuận này nhằm tập hợp một lượng chất thải
lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Những công việc này do hệ thống thu gom

chất thải của địa phương đảm nhiệm. Quy mô của các trạm thu nhận chất thải rất

3


đa dạng, từ những kho lớn với những bể lớn với dung tích hàng ngàn m

3

đến những trạm lưu động nhỏ dưới hình thức các container có khóa. Hình
thức thứ 2 đã trở nên ngày càng phổ biến và thường được sủ dụng cho
các chiến dịch thu gom chất thải thải nguy hại từ hộ gia đình. Các phương
tiện lưu động chỉ lưu lại tại hiện trường vài ngày theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2009).

2.1.1.3. Phát sinh CTNH tại Thổ Nhỹ Kỳ
Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở
Thổ Nhĩ kỳ là 11,9 triệu tấn và nó tăng lên 17,49 triệu tấn vào năm 2004. Trong đó
ngành cơng nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44%. Ngành Thực phẩm, đồ
uống, thuốc lá 25%. Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản phẩm nhựa
chiếm 12%. Còn lại là các ngành khác. Từ năm 2000 đến năm 2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ
có 3,6 triệu tấn chất thải nguy hại được tạo ra nhưng chỉ có khoảng 400.000 tấn
(chiếm 11%) được tái chế còn lại là xử lý bằng phương pháp khác (lưu kho, thải
bừa bãi, chôn lấp, ném xuống biển hoặc sông…). Theo thông tin của Viện Khảo
sát phát triển Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thì tổng lượng chất thải nguy hại phát
sinh năm 2004 khoảng 1,2 triệu tấn (370 cơ sở). Tuy nhiên đây chỉ là số liệu
khơng hồn tồn chính xác bởi vì nó chỉ dựa trên khảo sát của 1 phần các tỉnh
và các ngành công nghiệp tạo ra chất thải. Thực tế lượng chất thải nguy hại có
thể cao hơn rất nhiều (European Union Council Directive, 2011).


2.1.2. Tình hình xử lý CTNH trên thế giới
Vấn đề xử lý chất thải rắn nói chung và CTNH nói riêng được tất cả các
nước trên thế giới quan tâm, tuy nhiên tùy theo mức độ quan tâm, khả năng
tài chính cùng với trình độ cơng nghệ mà hiệu quả đạt được ở những mức
khác nhau. Các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan …), Bắc Mỹ và
các nước phát triển khác, nhiều nước thu gom và xử lý được trên 90% chất
thải tạo thành. Ngược lại, hầu hết các nước đang phát triển đều gặp khó
khăn trong việc xử lý chất thải rắn nói chung bao gồm cả chất thải sinh hoạt
và chất thải công nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom để vận chuyển
đến địa điểm xử lý thường là rất thấp (<70%) do đó một lượng lớn chất thải
rắn khơng được kiểm sốt, được thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2013).
Theo số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên
thế giới, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu

4


quả cao nhất 38%, sau đó đến Thụy Sỹ (33%), trong khi Singapore sử
dụng phương pháp đốt là chủ yếu, phương pháp được sử dụng nhiều
nhất tại Pháp là phương pháp vi sinh (30%)…Các nước sử dụng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là
Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc – 84%), Anh (83%), Liên Bang Nga
(80%), Tây Ban Nha (80%) (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia ,2009).
Ngày 22/7/2016, Ủy ban châu Âu (EC) kiện Cộng hòa Séc lên Tịa án
châu Âu vì đã khơng chịu nhận lại 20.000 tấn chất thải nguy hại được gửi tới
đầm dầu tại Ostrava, Katowice, Ba Lan vào cuối năm 2010 - đầu năm 2011.
Một trường hợp khác là tại hai thành phố Brisbane và Gympie, nằm phía
đơng nam bang Queensland (Australia), lực lượng chức năng đã phát hiện 1.400
tấn bụi than được lưu trữ trái phép tại các nhà kho hàng tháng trời. Số lượng bụi

thải này có nguồn gốc từ các nhà máy nhiệt điện của chính phủ Australia, được
cơng ty Tái chế Than có trụ sở ở Sydney mua lại độc quyền. Hiện công ty này
đang phải đối diện với mức án phạt lên tới 7 triệu USD vì đã làm sai quy trình,
gây mối đe dọa tới mơi trường và sức khỏe cộng đồng xung quanh. Số tiền này
cũng sẽ được sử dụng để làm chi phí làm sạch khu vực lưu trữ.

Dưới đây là tình hình xử lý CTNH tại một số quốc gia trên thế giới:

2.1.2.1. Tại Mỹ
Theo báo cáo của cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA), khoảng 60% chất
thải nguy hại từ các ngành công nghiệp tại quốc gia này sử dụng phương
pháp chơn lấp. Chất thải lỏng thì được bơm vào những chiếc giếng đào sâu
dưới lòng đất được bao quanh bởi đá chống thấm để ngăn cách chất thải với
dòng nước ngầm nói riêng cũng như nước tự nhiên nói chung. Tuy nhiên,
thật không may khi hiện nay các nhà địa chất dự đốn dịng chảy nước ngầm
có thể chảy qua một số giếng đá được xây dựng từ lâu và bị ngấm các chất
độc hại tạo thành tầng ngậm nước dưới dịng chảy.

Trong khi đó, với chất thải nguy hại loại rắn, giống như loại
chất thải thơng thường, chúng có thể được đưa tới các bãi chất thải
công cộng. Tuy nhiên, những cơ sở này đều phải đáp ứng nhu cầu
cao về tính năng an tồn cũng như bảo vệ mơi trường của EPA.
Một phương pháp quản lí chất thải nguy hại phổ biến khác nhưng gây nhiều

ý kiến trái chiều đó chính là “đốt cháy”. EPA ước tính một năm tại Mỹ có đến 5
triệu tấn chất thải nguy hại được xử lý theo phương thức này. Mỗi loại chất thải

5



thì sẽ ứng dụng những kỹ thuật đốt cháy khác nhau trong lò nung, tuy
nhiên một đặc điểm chung của việc xử lý theo hướng này là khói hại
gây ơ nhiễm khơng khí. Năm 1993, EPA đã phải thắt chặt quy định về
việc xả các loại khói bụi từ những lị nung khi có nghiên cứu chỉ ra
trong khói có chứa dioxin và các độc tố khác gây ung thư.

2.1.2.2. Tại Ấn Độ
CTNH chủ yếu được thải vào đất và nước, hoặc đổ tại bãi chất thải
công cộng. Hiện nay đã đầu tư xây dựng thiết bị xử lý bằng phương pháp
chôn lấp với vốn đầu tư từ WB/IFC và đẩy mạnh kêu gọi đầu tư từ thành
phần kinh tế tư nhân. Xử lý CTNH bằng các cơ sở xử lý hóa phối hợp hữu
cơ tập trung và đốt chất thải hữu cơ trong lị xi măng; chất thải vơ cơ lỏng
nói chung được thải vào nước. Một số ít CTNH được xử lý tại chỗ tại các
cơ sở sản xuất (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2013).

2.1.2.3. Tại Singapore
Để giải quyết chất thải nguy hại đã có giải pháp cơng nghệ trình độ thấp để
xử lý hóa lý, thu hồi dung mơi hữu cơ và lị đốt trong nhiều năm, chủ yếu dùng
thiết bị cũ, hệ thống tiên tiến hiện đại đã được đề nghị nhưng chưa được thực
hiện. Hiện tại chất thải được phân loại, một phần được tái chế, phần còn lại
được đưa vào 4 nhà máy thiêu hủy. Hiện tại đã xây dựng nhà máy thứ 5 với công
suất 2500 tấn/ngày để xử lý chất thải. Hệ thống xử lý được MARPOL phê duyệt
bao gồm cả lị đốt sẽ góp phần giải quyết chất thải nguy hại Singapore. Nhiệt
lượng trong quá trình thiêu hủy được thu hồi để chạy máy phát điện. Công nghệ
thiêu hủy chất thải đang được thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn, đảm
bảo được các tiêu chuẩn về môi trường. Dầu cặn, sơn thừa được tái chế sử
dụng thì các nhà máy xí nghiệp phải chịu chi phí xử lý chúng. Việc thu gom chất
thải hầu hết do các công ty tư nhân đảm nhận, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng
nhà máy xử lý thiêu hủy chất thải. Các công ty thu gom chất thải đều chuyển
sang hình thức cổ phần hóa, Bộ Mơi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất

thải trên phạm vi tồn quốc (Trung tâm Thơng tin KH & CN Quốc gia, 2013).

2.1.2.4. Tại Hong Kong
Cơ sở xử lý CTNH tập trung được xây dựng từ năm 1987 đến năm 1993.
Với hệ thống thu gom vận chuyển và thiết bị xử lý hiện đại, công nghệ chủ yếu là
xử lý nhiệt và xử lý hóa/lý đã xử lý được hầu hết lượng chất thải nguy hại tại

6


Hong Kong. Tại đây người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất
quy chế chung về sự tiêu hủy chất thải, nhất là chất thải rắn nguy hại
đã gớp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói chung và CTNH
nói riêng tại Hong Kong (Trung tâm Thơng tin KH & CN Quốc gia, 2013).

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
Theo số liệu thống kê của Cục QLCT & CTMT, lượng CTNH phát
sinh trên tồn quốc khoảng 800 ngàn tấn/năm. Tính đến tháng 3/2018,
số đơn vị được cấp phép hành nghề thu gom, xử lý CTNH là 108 doanh
nghiệp. Công suất thu gom, xử lý hiện nay của các cơ sở được Bộ Tài
ngun và Mơi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm.

Số đơn vị được cấp phép hành nghề quản lý CTNH

Hình 2.1. Số đơn vị được cấp phép hành nghề quản lý CTNH từ năm 2010-2017

Khối lượng CTNH được phép thu gom, xử lý

Hình 2.2. Khối lượng CTNH được cấp phép thu gom xử lý từ 2010-2017

Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian
qua đã đóng vai trị chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH (bao
gồm cả chất thải điện tử - CTĐT) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành. Hiện nay, tổng lượng CTNH trên toàn quốc ngày càng gia tăng dẫn
đến vấn đề giải quyết lượng CTNH đang ngày một tăng lên như thế nào là bài


7


tốn đặt ra cho các nhà quản lý mơi trường cũng như các xí nghiệp
sản xuất, kinh doanh.
2.2.1. Hiện trạng phát sinh CTNH ở Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức
ép rất lớn đối với công tác BVMT. Theo kết quả thống kê, năm 2003 lượng
CTNH phát sinh vào khoảng 160 nghìn tấn và dự báo sẽ tăng lên 500 nghìn
tấn vào năm 2010. Nhưng thực tế đến năm 2009, theo báo cáo của 35/63 tỉnh
thành phố, lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng 700
nghìn tấn. Năm 2009, lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các
đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Mơi trường cấp phép là
hơn 100 nghìn tấn (chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong tổng lượng phát sinh).
Tổng số lượng CTNH được thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624
tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn.
Tại tỉnh Đồng Nai, ở thời điểm năm 1999, CTNH cơng nghiệp chỉ có 3.759
tấn/năm, năm 2000 là 5.300 tấn, năm 2001 tăng lên khoảng 6.500 tấn và đến năm
2009 là trên 20.000 tấn (Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, 2009). Tại tỉnh
Quảng Ninh, xu hướng phát sinh CTNH tăng dần qua từng năm, đặc biệt tăng
cao trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Lượng phát sinh CTNH vào năm 2005 với 0,2
tấn/ngày và đến năm 2009 là 2,5 tấn/ngày (cao hơn 12 lần so với năm 2005).
CTNH phát sinh lớn nhất là dầu thải, 2 đơn vị phát sinh dầu thải lớn nhất là Công

ty cổ phần Than Núi Béo và Xí nghiệp Than Khe Sim thuộc Tổng cơng ty Than
Đơng Bắc, chiếm đến 60% lượng CTNH phát sinh năm 2005 và 70% của 9 tháng
đầu năm 2009 (Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2009).

Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng
lượng chất thải, trong số đó, CTNH chiếm khoảng 18% tổng số chất thải công
nghiệp. Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các
cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH khơng
nhỏ. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này cũng nằm tập trung ở những tỉnh,
thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Các cơ
sở sản xuất này với quy mô khác nhau, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất
khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản
xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng
điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí... đã tạo ra một lượng CTR
cơng nghiệp nói chung và CTNH nói riêng khá lớn. Việc quản lý các nguồn
thải này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các KCN.

8


2.2.2. Tình hình xử lý CTNH tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện đang áp dụng một số công nghệ xử lý CTRSH và CTNH
như nhóm cơng nghệ lị đốt tĩnh hai cấp và lị quay; cơng nghệ đồng xử lý trong
lị nung xi-măng; cơng nghệ chơn lấp để xử lý chất thải; công nghệ tái chế chất
thải...Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại có thể phân làm 3 nhóm chính:
- Nhóm cơng nghệ nhiệt để tiêu hủy chất thải
- Nhóm cơng nghệ chơn lấp để xử lý chất thải
- Nhóm cơng nghệ tái chế chất thải

So với hiện trạng công nghệ xử lý CTNH năm 2010 và thời điểm

năm 2015, cơng nghệ xử lý CTNH đã có bước phát triển đáng kể về
quy mô, số lượng và công nghệ xử lý.
Bảng 2.1: So sánh công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam năm 2010 và 2015

TT

Tên cơng nghệ
1

Lị đốt tĩnh hai cấp

2

Lò đốt quay

3

Đồng xử lý trong lò nung xi măng

4

Chơn lấp, đóng kén

5

Hóa rắn (bê tơng hóa)

6

Xử lý, tái chế dầu thải


7

Xử lý bóng đèn thải

8

Xử lý chất thải điện tử

9

Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

10

Tái chế kẽm ơxit từ bụi lị thép

11

Tái chế chất thải điện tử

Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy, công nghệ xử lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt từ thời điểm năm 2010 đến 2015.
Cơng nghệ lị quay dần được sử dụng nhiều, đồng thời tận dụng nguồn năng
lượng để phát điện. Xu hướng thiêu hủy chất thải đang được thay thế bởi
công nghệ tái chế để tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các công
nghệ tái chế chất thải bắt đầu được đầu tư phát triển bài bản và hiện đại hơn.

9



2.2.2.1. Nhóm cơng nghệ nhiệt để tiêu hủy chất thải
a. Nhóm cơng nghệ lị đốt tĩnh hai cấp và lị quay:
Trong nhóm cơng nghệ nhiệt để tiêu hủy chất thải, nhóm cơng nghệ lị đốt hai
cấp (lị tĩnh, hoặc lị quay) là loại công nghệ được sử dụng phổ biến nhất để tiêu hủy
các loại hóa chất thải phát sinh hiện nay đối với cả CTNH và CTRSH. Tính đến tháng
7-2015, Tổng cục Môi trường (Bộ TN và MT) đã cấp phép cho 50 cơ sở xử lý CTNH
có áp dụng cơng nghệ, với số lượng là 69 lị đốt tĩnh, có cơng suất từ 100 đến 2000
kg/giờ. Ưu điểm của cơng nghệ lị đốt tĩnh hai cấp là cơng nghệ đơn giản, có sẵn
(nhập khẩu hoặc chế tạo trong nước), chi phí đầu tư hợp lý, dễ vận hành, phù hợp
với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, quy trình kiểm sốt, vận hành cịn thủ cơng, hoặc
chưa tự động hóa cao, cho nên khó có thể đốt các CTNH đặc biệt độc hại như các
chất có chứa ha-lo-gen, nhất là thường không đốt được, hoặc đốt không hiệu quả
đối với các chất thải khó cháy và có độ kết dính cao như bùn thải. Nhiều lị đốt, đặc
biệt là các lò giá rẻ thường hay bị trục trặc hệ thống béc đốt hoặc hệ thống xử lý khí
thải (như bị thủng ống khói do hơi axit). Hiện nay, một số lò đốt được đầu tư trong
giai đoạn gần đây được lắp đặt hệ thống than hoạt tính xử lý khí thải, đồng thời thu
hồi nhiệt để phát điện. Hơn nữa, các lò được đầu tư trong thời gian gần đây được
lắp đặt hệ thống lấy tro tự động, giải quyết tình trạng đốt theo mẻ, nâng cao năng
suất và hiệu quả của lị đốt.

Đối với lị quay, cơng nghệ này hiện nay đang được áp dụng dần dần
tại Việt nam. Hiện ở Việt Nam có 02 cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp
phép có 2 lị đốt dạng quay. Việc áp dụng lò đốt dạng quay giúp quá trình đảo
trộn chất thải, đặc biệt là trong đốt chất thải dạng bùn hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, quá trình đảo trộn chất thải tạo ra nhiều bụi hơn so với quá trình đốt.
Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế, việc xử lý và thiêu hủy CTYTNH
hiện nay chưa đáp ứng theo quy định, cụ thể tính đến năm 2012 có 73,3% bệnh
viện trên tồn quốc có xử lý CTYTNH bằng lị đốt, cịn 26,7% bệnh viện sử dụng
biện pháp thiêu đốt CTYTNh ngoài trời (đốt tự do) hoặc chôn lấp trong khuôn

viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp chung của địa phương. Hiện nay cả nước có
khoảng 400 lị đốt chất thải y tế được đầu tư phân tán, phần lớn ngay tại cơ sở y
tế và công suất xử lý nhỏ, phổ biến từ 20-50 kg/h và một lượng lớn trong số đó
khơng có hệ thống xử lý khí thải kèm theo.
Trong Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chế quản
lý chất thải y tế và gần đây được cụ thể hóa tại Điểm a, Khoản 5 nghị định

10


số 38/2015/NĐ-CP đã nhắc tới việc khuyến khích, ưu tiên sử dụng công
nghệ không đốt, thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải y tế.

b. Công nghệ đồng xử lý trong lị nung xi măng:
Cơng nghệ này mới được sử dụng bởi hai cơ sở sản xuất xi măng
tại Kiên Giang và Hải Dương với công suất được cấp phép là 432 nghìn
tấn CTNH/năm trên tổng số 1.300 nghìn tấn của tồn bộ các cơ sở xử lý
CTNH được cấp phép. Công suất này khá lớn so với các nhà máy xử lý
CTNH khác. Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất xi măng hiện đang áp
dụng việc tự xử lý CTNH cho chất thải phát sinh trong nội bộ cơ sở.
Đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng có nhiều ưu điểm lớn như mơi
trường hoạt động ở nhiệt độ cao nên hiệu suất tiêu huỷ cao, xử lý được nhiều
loại CTNH với khối lượng lớn, kể cả các chất thải có chứa halogen. Đặc biệt là
hiệu quả kinh tế rất lớn do tiết kiệm ngun, nhiên liệu vì các loại CTNH dễ cháy
góp phần cung cấp nhiệt lượng và một số loại CTNH có thành phần phù hợp với
nguyên liệu sản xuất xi măng. Bên cạnh đó, đồng xử lý tận dụng hệ thống sản
xuất xi măng sẵn có nên tiết kiệm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh 02 cơ sở được cấp phép xử lý CTNH như nêu ở trên, một
số đơn vị đã áp dụng công nghệ này trong việc xử lý chất thải phát sinh

tại nội bộ cơ sở. Đặc biệt, hiện nay theo quy định của Nghị định số
38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, các cơ sở sản xuất xi
măng có nhu cầu đồng xử lý chất thải nguy hại không phải tuân thủ các
quy định về quy hoạch đối với địa điểm, điều này chắc chắn sẽ khuyến
khích các nhà máy xi măng áp dụng công nghệ này trong thời gian tới.

So với lị đốt thì mặc dù chỉ có 2 lị xi măng được cấp nhưng
cơng suất là 432 nghìn tấn CTNH/năm so với cơng suất 320 nghìn tấn
CTNH/năm của 69 lò đốt khác cho thấy ưu điểm nổi trội của loại hình
đồng xử lý. Ngồi ra, các loại CTNH được xử lý trong lò nung xi măng
cũng được xử lý triệt để hơn, không phát sinh tro xỉ thứ cấp mà các tro
xỉ sinh ra được đi vào làm thành phần của xi măng thành phẩm.

2.2.2.2. Nhóm cơng nghệ chôn lấp để xử lý chất thải
Công nghệ này hiện nay đã được áp dụng ở Hà Nội và Bình
Dương, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Thanh Hố... với dung tích của mỗi
3

hầm chôn lấp từ 10.000 – 15.000 m .
Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp, được thiết kế theo
quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải

11


nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế. Ưu điểm của các hầm chơn lấp CTNH là có khả
năng cơ lập các CTNH chưa có khả năng xử lý bằng cơng nghệ khác, công suất
lớn và giá thành xử lý khá rẻ so với nhiều phương pháp tiêu huỷ khác như đốt.
Hơn nữa, CTNH tương lai có thể đào lên để xử lý nếu có cơng nghệ phù hợp.
Tuy nhiên phương pháp này khá tốn diện tích. CTNH khơng được xử lý

triệt để, mối nguy cơ rò rỉ vẫn còn nên cần giám sát lâu dài sau khi đóng hầm.

2.2.2.3. Nhóm công nghệ tái chế
chất thải a. Tái chế dầu thải
Hiện tại, có 36/83 các cơ sở hành nghề xử lý do Tổng cục Môi trường cấp
phép đầu tư công nghệ tái chế dầu gồm các công nghệ: chưng cất cracking dầu
(chưng phân đoạn hay còn gọi chưng nhiều bậc và chưng đơn giản hay chưng
một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học (ly tâm) và bằng nhiệt.

Trong thực tế, phần lớn các cơ sở sử dụng công nghệ chưng đơn giản
để thu hồi các cấu tử dầu (nguyên lý là sử dụng nhiệt để làm bay hơi và cắt
mạch, sau đó ngưng tụ để thu hồi các cấu tử dầu, cặn rắn được tách ra và
lấy ra ở đáy nồi chưng). Hiện nay có một số cơ sở đang đầu tư công nghệ
chưng phân đoạn (chưng nhiều bậc) để tái chế dầu, đây là công nghệ hiện
đại sử dụng để sản xuất các sản phẩm xăng dầu từ dầu thải.

Nhìn chung, đối với cơng nghệ chưng đơn giản có ưu điểm trang
thiết bị đơn giản (có thể tự chế tạo, lắp đặt), dễ vận hành, đầu tư thấp,
nhưng việc vận hành và kiểm sốt khá thủ cơng, đòi hỏi kinh nghiệm
và kỹ năng của người vận hành. Công nghệ chưng đơn giản phù hợp
với các cơ sở nhỏ có lượng dầu thải đầu vào thấp, biến động.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tái chế dầu thải QCVN 56:2013/BTNMT, trong đó đưa ra các
quy định về kỹ thuật và yêu cầu về dầu thải được tái chế. Đây là cơ sở pháp
lý quan trọng để các đơn vị áp dụng các công nghệ tái chế dầu thải áp dụng.

b. Tái chế ắc quy chì thải
Hiện nay, có 27/83 cơ sở hành nghề xử lý CTNH do Tổng cục Môi trường
cấp phép đầu tư công nghệ xử lý này, cơng suất trung bình 0,5 – 200 tấn/ngày.


Ngun lý của cơng nghệ tái chế ắc quy chì thải là đầu tiên trung hòa
dung dịch chất điện phân (dung dịch axit), sau đó phá dỡ phân loại riêng bản
cực chì và vỏ (nhựa PP). Việc phá dỡ có thể là thủ cơng hoặc cơ giới hố.
Chì và nhựa được nấu tái chế tại chỗ hoặc chuyển cho các đơn vị tái chế.

12


×