Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện thường tín TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO ANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI HUYỆN THƯỜNG TÍN –
TP. HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Vũ Thị Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn



Đào Anh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND xã Thống Nhất,
UBND xã Vân Tảo huyện Thường Tín, Phịng Kinh Tế huyện Thường Tín, Phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Thường Tín, phịng quản lý đơ thị, phịng tài chính - kế
hoạch, BCĐ xây dựng nơng thơn mới huyện Thường Tín đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Anh Tùng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................... 3

1.3.1.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 3

1.3.2.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3


1.3.3.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 4

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .......................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm xây dựng nông thôn mới ................................................................... 5

2.1.2.

Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta ................................................. 6

2.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng nông thôn mới ......................... 8

2.1.4.

Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thôn mới ..................................... 10

2.1.5.

Ngun tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thôn mới. ............................. 12


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới ....... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới ................................. 18

2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ................ 18

2.2.2.

Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................. 26

2.3.

Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài ............ 31

2.3.1.

Nhân xét chung ................................................................................................. 31

2.3.2.

Hướng nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 32

Phần 3. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu....................... 33


iii


3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 33

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 33

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 33

3.3.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Thường Tín ..................... 33

3.3.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới trên địa
bàn huyện Thường Tín từ năm 2011 - 2017 ..................................................... 33

3.3.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã
điểm .................................................................................................................. 34

3.3.4.


Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiện thành công quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín ....................................... 34

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.4.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 34

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu tài liệu ............................................................... 35

3.4.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ............................................... 36

3.4.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 37
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thường Tín ..................... 37

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 37

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 42

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Thường Tín ....................................................................................................... 49

4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên
địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2011 – 2017 ............................................... 50

4.2.1.

Tình hình lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn
mới tại các xã .................................................................................................... 50

4.2.2.

Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí NTM tại các xã trên địa bàn
huyện ................................................................................................................ 51

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại 2 xã

điểm: xã Vân Tảo và xã Thống Nhất ................................................................ 61

4.3.1.

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại xã Vân Tảo ........ 61

4.3.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thống
Nhất .................................................................................................................. 76

iv


4.3.3.

Đánh giá chung về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Vân Tảo và xã Thống Nhất ............................................... 89

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Thường Tín ................................ 96

4.4.1.

Xác định quan điểm xây dựng Nông thôn mới đối với những xã đạt
chuẩn NTM ....................................................................................................... 96

4.4.2.


Cần làm tốt công tác huy động vốn và thu hút đầu tư vào nông nghiệp
trong thực hiện xây dựng NTM ở các xã chưa đạt chuẩn ................................. 97

4.4.3.

Tiến hành điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch trong xây dựng
NTM ở các xã chưa đạt chuẩn để phù hợp với thực tiễn sản xuất và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ................................................ 98

4.4.4.

Giải quyết tốt các mối quan hệ trong tiến trình xây dựng nơng thơn mới
thông qua việc tuyên truyền, phổ biến thực hiện xây dựng NTM .................... 99

4.4.5.

Xây dựng kế hoạch khoa học và phù hợp để xây dựng NTM đối với từng
xã chưa đạt chuẩn ............................................................................................. 99

4.4.6.

Kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành xây dựng Nông thôn mới nhằm tạo
ra đột phá trong kế hoạch xây dựng Nông thôn mới tại các xã chưa đạt
chuẩn ............................................................................................................... 100

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 102

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 103
Phụ lục ................................................................................................................................... 105

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQDT

Bình qn diện tích

BQL

Ban quản lý

BTVH


Bổ túc văn hóa

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

ĐTPT

Đầu tư phát triển

ĐVT

Đơn vị tính

GTVT

Giao thông vận tải


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PTNT


Phát triển nông thôn

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

TTATGT

Trật tự an tồn giao thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

VH - TT – DL

Văn hóa – Thể thao - Du lịch


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

GTSX và GRDP các ngành kinh tế của huyện ............................................ 43

Bảng 4.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện ........................................................ 45

Bảng 4.3.

Dân số và biến động dân số ......................................................................... 46

Bảng 4.4.

Tổng hợp các tiêu chí đạt chuẩn nơng thơn mới trước khi thực hiện
chương trình nơng thơn mới tại huyện Thường Tín (trước năm 2011) ....... 58

Bảng 4.5.

Tổng hợp các tiêu chí đạt chuẩn nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Thường Tín đến hết năm 2017 .................................................................... 59

Bảng 4.6.

Tình hình thực hiện quy hoạch giao thơng xã Vân Tảo .............................. 63


Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện quy hoạch điện nơng thơn xã Vân Tảo ....................... 66

Bảng 4.8.

Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo xã Vân Tảo .......... 68

Bảng 4.9.

Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Vân Tảo ......................... 71

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Vân Tảo đến
năm 2017 ..................................................................................................... 72
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện theo 19 tiêu chí xã Vân Tảo ........................................... 74
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thơng xã Thống Nhất ......................... 77
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện quy hoạch điện nông thôn xã Thống Nhất .................. 80
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo xã Thống Nhất ..... 82
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Thống Nhất .................... 84
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Thống Nhất đến
năm 2017 ..................................................................................................... 85
Bảng 4.17. Kết quả thực hiện theo 19 tiêu chí xã Thống Nhất ...................................... 88
Bảng 4.18. Kết quả huy động vốn thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới
trên địa bàn hai xã Vân Tảo và xã Thống Nhất ........................................... 90
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ đối với việc thực
hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới .................................................. 93

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Bản đồ vị trí huyện Thường Tín ................................................................ 37

Hình 4.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Thường Tín năm 2016 ............................................ 44

Hình 4.3.

Kết quả thực hiện các nhóm tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Thường Tín giai đoạn 2011-2017.................................................... 61

Hình 4.4.

Hình ảnh đại diện hệ thống đường trục thơn, xóm của xã Vân Tảo .......... 64

Hình 4.5.

Hình ảnh đại diện hệ thống kênh mương của xã Vân Tảo ......................... 65

Hình 4.6.

Hình ảnh trạm biến áp của xã Vân Tảo ...................................................... 66

Hình 4.7.

Hình ảnh trạm y tế xã Vân Tảo .................................................................. 67


Hình 4.8.

Hình ảnh nhà văn hóa thơn Xâm Động - xã Vân Tảo ................................ 68

Hình 4.9.

Hình ảnh trường Trung học cơ sở xã Vân Tảo........................................... 69

Hình 4.10. Hình ảnh trường Tiểu học xã Vân Tảo....................................................... 69
Hình 4.11.

Hình ảnh trường Mầm non xã Vân Tảo ..................................................... 70

Hình 4.12. So sánh chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch và kết quả thực hiện
đến năm 2017 ............................................................................................. 73
Hình 4.13. Hình ảnh đường ngõ xóm của xã Thống Nhất ........................................... 78
Hình 4.14. Hình ảnh đường nội đồng của xã Thống Nhất ........................................... 79
Hình 4.15. Hình ảnh hệ thống điện của xã Thống Nhất .............................................. 80
Hình 4.16. Hình ảnh khn viên trạm y tế xã Thống Nhất .......................................... 81
Hình 4.17. Hiện trạng trường mầm non xã Thống Nhất .............................................. 82
Hình 4.18. Hiện trạng trường tiểu học của xã đặt tại thôn Thượng Giáp .................... 83
Hình 4.19. Hiện trạng trường trường Trung học cơ sở Thống Nhất ............................ 83
Hình 4.20. So sánh chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch và kết quả thực hiện
đến năm 2017 ............................................................................................. 87
Hình 4.21. Kết quả huy động vốn quy hoạch Nông thôn mới trên địa bàn xã
Vân Tảo và xã Thống Nhất ........................................................................ 91
Hình 4.22. Đánh giá của người dân đối với chính sách Nơng thôn mới trên địa
bàn xã Vân Tảo và xã Thống Nhất ............................................................ 94
Hình 4.23. Đánh giá sự tham gia đóng của người dân đối với việc xây dựng
Nông thôn mới trên địa bàn xã Vân Tảo và xã Thống Nhất ...................... 95


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Đào Anh Tùng
Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới huyện
Thường Tín – TP. Hà Nội
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới đến năm 2020.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu tài liệu
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp so sánh
Kết quả chính và kết luận
Thường Tín là huyện mới của thủ đơ Hà Nội nên cịn nhiều hạn chế về kinh tế xã hội, cần nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền tỉnh, Trung ương để phát triển.
Tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín
nhìn chung chưa cao. Đến cuối năm 2017, tồn huyện có 15 xã đã được UBND thành
phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm các xã: Chương Dương, Duyên Thái,
Hà Hồi, Khánh Hà, Hồng Vân, Liên Phương, Minh Cường, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất
Động, Thắng Lợi, Thống Nhất, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú. Huyện Thường Tín cần

tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua ”Chung tay xây dựng nông thôn mới”. Phấn đấu
năm 2019 có thêm 13 xã gồm Dũng Tiến, Hiền Giang, Hịa Bình, Lê Lợi, Nghiêm
Xuyên, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên Văn Tự và
Vân Tảo hồn thành xây dựng nơng thơn mới và các xã cịn lại hồn thành tiêu chí xây
dựng nơng thơn mới theo kế hoạch đã đề ra.
Những kết quả thực hiện cơng tác NTM nói trên tại huyện Thường Tín rất có ý
nghĩa, đem lại những hiệu quả thiết thực và tăng lợi ích cho nơng dân. Tuy nhiên vẫn
cịn bộc lộ nhiều hạn chế như: quy hoạch chưa theo kịp và đáp ứng tình hình sản xuất,

ix


cơ sở hạ tầng và bố trí lại sản xuất vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, một số xã thực
hiện mang tính hình thức, chưa được sự đồng thuận cao của người dân.
Việc thực hiện xây dựng quy hoạch NTM trên địa bàn huyện Thường là cần thiết
nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế của huyện nhà theo
kịp sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.Để làm tốt công tác xây dựng NTM trong
giai đoạn tới, huyện Thường Tín cũng như các xã trên địa bàn huyện cần phải xác định
được các mục tiêu cụ thể và tiếp thu được những bài học kinh nghiệm quý giá trong quá
trình thực hiện xây dựng quy hoạch NTM giai đoạn 2011-2017.
Trong việc thực hiện xây dựng quy hoạch NTM giai đoạn mới vẫn cần phải xác
định vai trò chỉ đạo của người dân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân để hoàn
thành mục tiêu NTM của các xã chưa đạt chuẩn. Do đó việc đẩy mạnh cơng tác tun
truyền đến cán bộ Đảng viên và quần chúng có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn trong
việc tổ chức thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM. Vận động nhân dân cùng chung tay
góp sức để thực hiện xây dựng quy hoạch Nông thôn mới. Mọi nội dung thực hiện xây
dựng NTM cần được dân chủ, công khai để người dân có thể tham gia theo phương
châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Song song với việc thực hiện các mục tiêu NTM, nhiệm vụ quan trọng cần phải
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân bằng các biện pháp đồng bộ như

hỗ trợ tín dụng, đào tạo nghề, đẩy mạnh xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung và
tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Anh Tung
Thesis title: Assessment the implementation of new rural construction planning in
Thuong Tin district - Hanoi
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the implementation of the new rural construction planning in Thuong
Tin district, Hanoi for the period 2011-2017.
- To propose solutions to enhance the effectiveness of the implementation of the
new rural construction planning to 2020.
Materials and Methods
- Method of selecting study sites
- Method of data collection
- Methods of data aggregatopm and processing
- Comparative method
Main findings and conclusions
Thuong Tin is a new district of Hanoi capital, so there are many socio-economic
constraints and needs support from provincial and central authorities for development.
The progress of the new rural construction planning in Thuong Tin district is not
high in general. By the end of 2017, the whole district had 15 communes have been

recognized by the city People's Committee to meet standard of new rural communes
including Chuong Duong, Duyen Thai, Ha Hoi, Khanh Ha, Hong Van, Lien Phuong,
Minh Cuong, Nhi Khe , Ninh So, Quat Dong, Thang Loi, Thong Nhat, Van Diem, Van
Binh, Van Phu. Thuong Tin district should continue to promote emulation movement
"Together to build new countryside". To strive for 2019, there will be 13 additional
communes, including Dung Tien, Hien Giang, Hoa Binh, Le Loi, Nghiem Xuyen,
Nguyen Trai, Tan Minh, Thu Phu, Tien Phong, To Hieu, Tu Nhien, Van Tu, and Van Tao,
complete the new rural construction areas and the remaining communes completed the
criteria for new rural construction as planned.
The results of the above mentioned new rural work in Thuong Tin district are
very meaningful, bringing practical effects and increasing benefits for farmers.

xi


However, there are still many shortcomings such as planning doesn’t keep up and meet
the production situation, infrastructure and rearrange of production are still inadequate,
not synchronized, some communes carry out formally, not high consensus of the people.
The implementation of new rural planning in Thuong Tin district is necessary to
improve the people living standards, to contribute to economic development of the
district to keep up with the general development of Hanoi. In order to do good new rural
work in the next period, Thuong Tin district as well as the communes in the district need
to identify specific objectives and learn valuable lessons during the implementation of
new rural planning in period 2011-2017.
In the implementation of new rural construction planning in new stage, it is still
necessary to define the guiding role of the people in order to bring into full play the
integrated strength of the entire population in order to fulfill the targets of new rural of
communes under the standard. Therefore, the promotion of propaganda to Communist
party members and the masses is of great significance and importance in organizing the
implementation of the objectives of new rural construction. Mobilize the people to give

hands to contribute to the new rural construction planning. All contents of new rural
construction should be democratic, open for people to participate under the motto
"people know, people discuss, people do, people check."
In parallel with the implementation of new rural targets, important tasks need to
improve the material and spiritual life of the people by synchronous solutions such as
credit support, vocational training, strengthen in the construction of commodity
production area and strengthen environmental protection measures.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp, nông dân và nông thôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc
gia đang phát triển. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X; Nghị quyết số 24/2008/NQCP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW, trong đó có ghi lập Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới (NTM) xác định quan điểm chỉ đạo là: “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng
thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phịng, gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước.
Nông dân là chủ thể của q trình phát triển; xây dựng nơng thơn mới là căn bản,
phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là khâu then chốt”.
Như vậy, chương trình xây dựng nơng thơn mới là một chương trình trọng
tâm, xun suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nơng
thơn; là chương trình khung, tổng thể phát triển nơng thôn với 11 nội dung lớn,
tổng hợp của 16 chương trình mục tiêu quốc gia và 14 chương trình hỗ trợ có
mục tiêu đang triển khai ở địa bàn nơng thôn trên phạm vi cả nước. Xây dựng
nông thôn mới thực chất là chương trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp cơng
sức thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nơng thơn mới có ý

nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân cho
cư dân nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số cả nước), thơng qua đó, chương
trình sẽ điều hịa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho người dân khu vực
nông thôn. Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhằm tạo ra những giá trị mới của
nơng thơn Việt Nam. Đó là một nông thôn hiện đại hàm chứa những giá trị kinh
tế mới trên cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh
tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơng thơn ngày càng
cao; bản sắc văn hố dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nơng thôn an ninh
tốt, dân chủ, công bằng và văn minh.
Để triển khai mục tiêu hiện đại hóa nơng thơn Việt Nam vào cuối năm
2020 theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã

1


ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM như: Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia NTM; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
NTM giai đoạn 2010 – 2020", Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày
8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch
phát triển sản xuất nơng nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định
việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch về quản lý quy hoạch xây dựng xã NTM;....
với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt được chuẩn NTM. Như
vậy, quy hoạch NTM là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cấp ủy đảng, chính quyền
và tồn thể nhân dân. Quy hoạch xây dựng NTM là một trong 11 nội dung của
Chương trình MTQG về xây dựng NTM, với mục tiêu đặt ra là đạt yêu cầu tiêu
chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
Chương trình xây dựng NTM đã đạt được kết quả đáng khích lệ: về cơ bản

các xã đã thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; tính đến thời điểm 01/7/2016 cả
nước đã có 2.060 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 23,1% tổng số xã thực hiện Nông
thôn mới. Mặc dù số xã chưa đạt chuẩn NTM còn nhiều (6.851 xã) nhưng cho
đến nay kết quả thực hiện các tiêu chí NTM tương đối khả quan, biểu hiện qua số
lượng xã chưa đạt NTM được đánh giá đạt từ 10 tiêu chí trở lên chiếm 50% tổng
số xã của cả nước, tương ứng gần hai phần ba (64,3%) tổng số xã chưa đạt chuẩn
NTM. Tỷ lệ xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí chỉ chiếm 3,5% tổng số xã cả nước, tương
ứng 4,5% tổng số xã chưa đạt NTM (Ban Chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản trung ương, 2016). Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi
mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ
sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện
và nâng cao. Tuy nhiên quá trình thực hiện đang gặp rất nhiều vấn đề cần phải
tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sửa đổi một số tiêu
chí, ban hành cơ chế quản lý đầu tư đặc thù..., vấn đề huy động nguồn lực; việc
nhân rộng mơ hình sản xuất mới còn chậm, chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng
đồng bằng, chất lượng công tác quy hoạch cịn bất cập. Vì vậy, việc xây dựng mơ
hình NTM và tổng kết việc thực hiện các mơ hình xã NTM đã thành công ở các
địa phương là rất cần thiết nhằm tìm ra những giải pháp để nhân rộng mơ hình
sang các vùng có điều kiện tương tự.

2


Huyện Thường Tín đã triển khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2011.
Đến nay tất cả các xã trong huyện đã hồn thành cơng tác quy hoạch và đang
triển khai thực hiện quy hoạch. Sau 06 năm triển khai thực hiện, cơ bản Huyện đã
đạt được mục đích, yêu cầu của Chương trình xây dựng nơng thơn mới. Từ
những xã hồn thành xây dựng NTM sớm, huyện Thường Tín đã có kinh nghiệm,
bài học về cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng
NTM ở những xã cịn lại.

Tuy nhiên, trong q trình xây dựng và triển khai đã gặp một số vướng mắc
đó là: việc thu hồi đất để xây dựng các cơng trình gặp nhiều khó khăn do bị khống
chế bởi chỉ tiêu phân khai khi quy hoạch sử dụng đất, người dân có đất bị thu hồi
khơng ủng hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạng mục cơng
trình địi hỏi phải huy động một nguồn vốn rất lớn, một số tiêu chí trong bộ tiêu chí
Quốc gia về NTM khơng phù hợp với đặc thù của vùng… Xuất phát từ nhu cầu
thực tế trên tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy
hoạch xây dựng nơng thơn mới huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới trên địa
bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện thành công quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Những đóng góp mới
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định rõ những kết quả đạt được trong
xây dựng NTM huyện Thường Tín, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân
tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch NTM trên địa bàn các xã và đề xuất
được các giải pháp góp phần thực hiện thành cơng xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Thường Tín.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả thu được thông qua việc thực hiện đề tài sẽ đóng góp về cơ
sở khoa học cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc
biệt là vấn đề quản lý và sử dụng đất đai để thực hiện các nội dung của quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ tiếp theo.

3


1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn

Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại
huyện Thường Tín sẽ giúp Ban chỉ đạo, các tổ chức cơ quan đồn thể, các cấp
chính quyền… thấy được những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch xây
dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chương
trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn, để chương trình này ngày càng phổ
biến, sâu rộng và thiết thực hơn.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Khái niệm nơng thơn mới và xây dựng nơng thơn mới
Chưa có văn bản nào định nghĩa NTM một cách rõ ràng, nhưng các đặc
trưng của NTM được xác định tương đối rõ. Quyết định 491-QĐ/TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009 “Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM” chia nhỏ
NTM theo các cấp hành chính: xã NTM, huyện NTM và tỉnh NTM. Trong đó, để
đạt xã NTM, một địa phương phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn từ 5 lĩnh vực lớn,
bao gồm 19 tiêu chí lớn và 39 tiêu chí nhỏ. Năm lĩnh vực lớn của một xã NTM
là: quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã
hội - mơi trường, và hệ thống chính trị. Trong mỗi lĩnh vực lớn này, NTM được
cụ thể hóa bằng các tiêu chí nhỏ hơn. Ví dụ lĩnh vực văn hóa - xã hội - mơi
trường có 4 tiêu chí lớn cần đạt là giáo dục, y tế, văn hóa và mơi trường. Trong
mỗi tiêu chí lớn, có thể có những tiêu chí hay chỉ báo nhỏ hơn, có thể đo lường
và đánh giá được. Ví dụ, để được cơng nhận đạt chuẩn tiêu chí về y tế, một xã
cần đạt được hai chỉ báo là tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
và y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Để một huyện đạt chuẩn huyện NTM, thì cần có
75% số xã trong huyện đạt NTM, và để một tỉnh đạt chuẩn tỉnh NTM thì cần có
80% số huyện trong tỉnh đạt NTM.
Thực tế, định nghĩa NTM cần gắn với khái niệm XDNTM, trong đó, khái

niệm đầu là mục tiêu, đích đến, khái niệm sau là hành động cần thực hiện. Nghị
quyết 24/2008/NQ-CP về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn ngày 28 tháng 10 năm 2008, tóm lược
nội dung XDNTM là “xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nơng thơn theo
hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hố và mơi trường sinh thái gắn
với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ”. Như vậy, NTM là một trạng thái phát triển
cao, toàn diện của xã hội nơng thơn, kết hợp đầy đủ các khía cạnh từ kinh tế, sản
xuất tới phát triển văn hóa, giáo dục, môi trường, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
và hệ thống chính trị.
Có thể nói, xây dựng nơng thôn mới là cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn,
phong trào rộng khắp trong cả nước để cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng

5


xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất
tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường
và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân,
của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nơng thơn mới địi hỏi sự chung tay góp sức
của cả nhân dân cũng như hệ thống chính trị. Thiếu một trong hai yếu tố, xây
dưng nông thôn mới sẽ không thực hiện được. Nông thôn mới không chỉ là vấn
đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh (Bùi Quang Dũng và cs, 2015).
2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nơng thơn mới ở nƣớc ta
Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách

phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi
căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thôn như
xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới
trong phát triển nông nghiệp, nơng thơn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với
các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xố đói giảm nghèo, cải
thiện mơi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự
cấp sang nền nơng nghịêp hàng hố.
Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn
những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như:
Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát
– Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23%
xã có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lượng chưa cao.
– Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu.

6


– Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều
nét đẹp văn hoá truyền thống dần bị mai một (Lê Tâm, 2015).
Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được
yêu cầu phát triển lâu dài
Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ
kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thơng chất lượng
thấp, khơng có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa
phục vụ tốt sản xuất, lưu thơng hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Hệ

thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở
nơng thơn cịn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện
cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở ở nơng thơn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%),
còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; Mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và
khu thể thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết các thơn khơng có khu thể thao theo quy
định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn
hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thơn có điểm truy cập Intenet. Cả nước hiện cịn
hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thơn được
xây khơng có quy hoạch, quy chuẩn (Lê Tâm, 2015).
Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp
– Kinh tế hộ phổ biến quy mơ nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất).
– kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông – lâm – ngư nghiệp
trong cả nước.
– Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ
hợp tác nhưng hoạt động cịn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung
bình và yếu.
– Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp,
chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao,
thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch thu nhập
giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần).
– Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn cịn cao (16,2%) (Lê Tâm, 2015).
Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa – mơi trường – giáo dục – y tế
– Giáo dục mầm non: Cịn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo.

7


– Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (khoảng 12,8%).
– Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp, những vấn đề xã hội ở

nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị
mai một, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
– Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển.
– Môi trường sống ô nhiễm.
– Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y
tế còn hạn chế (Lê Tâm, 2015).
Thứ năm: Hệ thống chính trị cịn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành)
– Trong hơn 81 nghìn cơng chức xã: 0.1% chưa biết chữ, 2.4% tiểu học,
21,5 trung học cơ sở, 75,5% trung học phổ thơng.
– Về trình độ chun mơn: Chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng, 32,4%
trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chưa qua đào tạo.
– Về trình độ quản lý nhà nước: Chưa qua đào tạo là 44%, chưa qua đào tạo
tin học là 87% (3).
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của
Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai
đoạn này là xây dựng mơ hình nơng thơn mới đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố,
hiện đại hố và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Xây dựng nơng thơn mới là chính sách về một mơ hình phát triển cả nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao qt nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí (Lê Tâm, 2015).
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng nông thơn mới
2.1.3.1. Chức năng
Nơng thơn mới có các chức năng cơ bản là:
a. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông
phụ chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của
nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất


8


nơng nghiệp hiện đại hố, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây
dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại (Cù Ngọc Hướng, 2006).
b. Chức năng giữ gìn văn hố truyền thống
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nơng thơn,
việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính
khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hồ
vốn có của nơng thơn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không
những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà cịn có tác dụng tiêu cực
đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nơng thơn và cảnh quan văn hố truyền thống
(Cù Ngọc Hướng, 2006).
c. Chức năng sinh thái
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt
giữa thành thị với nơng thơn.Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước
và khơng khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đơ thị, thì hệ thống sinh thái
nơng nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực
hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường
tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nơng nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông
nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông
nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên,... phát huy các tác dụng
sinh thái như điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,
phịng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất,... Chức năng này chính là một trong
những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nơng thơn. Thơng qua sự
tuần hồn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được
lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn (Cù Ngọc Hướng, 2006).
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của

dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng
hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm
nơng nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường
học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn
minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an

9


ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nơng thơn, củng cố vững chắc liên minh
cơng nhân - nơng dân - trí thức.
2.1.4. Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.4.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về phát triển nông thôn và xây
dựng NTM
- Nghị Quyết số 26/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng (Khóa
X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
bẩy Ban chấp hành Trung Ưowng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về
nơng thơn mới.
- Thơng tư số 07/2010/TT –BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ nông nghiệp
phát triển và nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp cấp
xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT – BTN&MT

ngày 30/11/2011 quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới.
- Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông tư liên tịch số 26 /2011/TTLB-BNNPTNT- BKHDT-BTC ngày 13
tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

10


- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao
thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020.
- Thông tư số 06 /2011/TT-BVHTTDL ngày 8 tháng 3 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và
tiêu chí của nhà văn hố – khu thể thao thơn;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây Dựng về
việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ
và Đồ án quy hoạch Xây dựng.
- Thông tư 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày

28/10/2011 của Bộ Xây Dựng, Bộ nông nghiệp và phát trển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và môi trường quy định việc lập nhiệm vụ, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
2.1.4.2. Các văn bản pháp quy của thành phố Hà Nội về phát triển nơng thơn
và xây dựng NTM
- Chương trình 02/CTr - TU ngày 31/10/2008 của Thành uỷ Hà Nội thực
hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ VII (Khố X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn;
- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND Thành phố
Hà Nội về việc xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020,
định hướng 2030;
- Công văn số 3491/UBND-NN ngày 19/5/2010 của UBND Thành phố Hà
Nội triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND Thành phố về xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND Thành phố
Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt Đề án
xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã
trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 2333/QĐ/UBND ngày 24/05/2010 của thành phố Hà Nội
phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020, định
hướng 2030.

11


- Công văn số 5255 TB/QHKT – NT ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Sở
Quy hoạch kiến trúc Hà Nội về việc triển khai thực hiện công tác Quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Căn cứ công văn số 381/QHKT-TH ngày 27/7/2011 của Sở quy hoạch
kiến trúc Hà Nội hướng dẫn công tác quy hoạch nông thôn mới các huyện, thị xã
trên địa bàn TP Hà Nội;

- Công văn số 403/QHKT-NT ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Sở Quy
hoạch kiến trúc Hà Nội về việc công tác thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch
và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới tại thành phố Hà Nội.
2.1.5. Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới.
2.1.5.1. Nguyên tắc
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày
13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và
đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã đề ra 6
nguyên tắc trong xây dựng NTM như sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương là
chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có
mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nơng thơn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.
- Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự

12



×