Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá tác động của mô hình chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.46 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MƠ HÌNH CHI TRẢ
DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND tỉnh Bắc Kạn, huyện
Ba Bể, các xã Hoàng Trĩ, Nam Mẫu và Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................. ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1.

Tiếp cận lý thuyết về chi trả dịch vụ môi trường ..............................................3

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................3

2.1.2.

Phân loại dịch vụ mơi trường và các chương trình chi trả dịch vụ môi
trường ..............................................................................................................3

2.2.

Căn cứ pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam .......................... 10

2.2.1.

Các văn bản pháp lý liên quan tới chi trả dịch vụ môi trường ......................... 10

2.2.2.


Khung pháp lý về chi trả dịch vụ môi trường ................................................. 15

2.3.

Thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường và quản lý rừng dựa vào cộng đồng.......16

2.3.1.

Hiện trạng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường .............................................16

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................30

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30


iii


3.5.1.

Phương pháp tiếp cận..................................................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp PRA ......................................................................................... 31

3.5.3.

Phương pháp đánh giá tác động ..................................................................... 34

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................34

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 35
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Bản Duống, xã Hoàng Trĩ ...................... 35

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 35

4.1.2.


Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................36

4.2.

Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường tại Bản Duống........................... 37

4.2.1.

Các bên liên quan ..........................................................................................37

4.2.2.

Cơ chế hoạt động của chương trình ................................................................ 42

4.3.

Hiện trạng thực hiện các chương trình chi trả DVMT tại Bản Duống .............44

4.4.

Tác động của chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động quản lý rừng ............. 45

4.4.1.

Sự thay đổi hoạt động bảo vệ rừng của thôn bản Duống theo thời gian...........45

4.4.2.

Đánh giá hoạt động bảo vệ rừng tại Bản Duống ............................................. 47


4.5.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng và nâng cao hiệu quả thực hiện
chương trình chi trả DVMT tại Bản Duống .................................................... 53

PHẦN V. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .....................................................................55
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 55

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................56

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 57
Phụ lục ...................................................................................................................... 62

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
3PAD

Pro-poor Partnerships for Agroforestry Development - Dự
án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nơng
lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn

BQL


Ban quản lý

BQLR

Ban quản lý rừng

BVMT

Bảo vệ môi trường

DVMT

Dịch vụ môi trường

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

ĐDSH

Đa đạng sinh học

GZT

Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức

HTX

Hợp tác xã


ICRAFT

The International Centre for Research in Agroforestry –
Trung tâm Nông lâm Thế giới

LVS

Lưu vực sơng

MTR

Mơi trường rừng

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

WWF

World Wide Fund For Nature – Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên
nhiên


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các loại dịch vụ mơi trường chính .............................................................4

Bảng 2.2.

Một số chương trình chi trả DVMT ở Việt Nam trước khi có QĐ
380/QĐ-TTg ........................................................................................... 22

Bảng 2.3.

Tổng hợp các thơng tin chính về chương trình thí điểm chỉ trả
DVMTR tại Sơn La và Lâm Đồng ........................................................... 23

Bảng 2.4.

Hệ số K xác định theo các tiêu chí tại Sơn La và Lâm Đồng .................... 24

Bảng 4.1.

Đặc trưng khí hậu của Bản Duống, xã Hoàng Trĩ..................................... 36

Bảng 4.2.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến rừng của cộng đồng Bản Duống ...........39


Bảng 4.3.

Một số đặc trưng cơ bản của Bản Duống, bản Pác Ngịi và bản Bó
Lù, xã Nam Mẫu ....................................................................................40

Bảng 4.4.

Tổng hợp các nguồn kinh phí từ hoạt động chi trả DVMT tại Bản Duống ..... 44

Bảng 4.5.

Sự thay đổi hoạt động bảo vệ rừng của thôn bản Duống theo thời gian ...... 46

Bảng 4.6.

So sánh hoạt động quản lý rừng của thôn Bản Duống với thôn Coọc Mu ..... 48

Bảng 4.7.

Kết quả đánh giá các chức năng của rừng của người dân Bản Duống
và thôn Coọc Mu ..................................................................................... 50

Bảng 4.8.

So sánh động lực bảo vệ rừng của người dân thôn Bản Duống với
người dân thôn Coọc Mu .........................................................................52

Bảng 4.9.


Kết quả phân tích SWOT hoạt động quản lý rừng cộng đồng thơn
Bản Duống .............................................................................................. 54

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Ngun lý của chi trả dịch vụ mơi trường ..................................................7

Hình 2.2.

Khung thể chế thực hiện chi trả DVMTR và mối quan hệ giữa các
bên liên quan ...........................................................................................16

Hình 2.3.

Cấu trúc thể chế thực hiện chi trả DVMTR tại tỉnh Lâm Đồng ................ 25

Hình 3.1.

Khung tiếp cận của đề tài.........................................................................31

Hình 3.2.

Sơ đồ tương tác trong mơ hình chi trả DVMTR trực tiếp ......................... 33

Hình 4.1.


Vị trí Bản Duống, xã Hồng Trĩ, huyện Ba Bể .........................................35

Hình 4.2.

Cơ cấu các nguồn thu nhập của người dân Bản Duống ............................ 37

Hình 4.3.

Sơ đồ thơn Bản Duống ............................................................................ 38

Hình 4.4.

Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong chương trình chi trả
DVMT tại Bản Duống, xã Hồng Trĩ, huyện Ba Bể ................................. 41

Hình 4.5.

Cơ chế chi trả của chương trình chi trả DVMT tại Bản Duống, xã
Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể ..........................................................................43

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung
Tên Luận văn: Đánh giá tác động của mơ hình chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt
động quản lý rừng dựa cộng đồng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 60 44 03 01


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu được triển khai năm 2016 nhằm đánh giá tác động của mơ hình chi trả
dịch vụ mơi trường rừng (DVMTR) tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)
gồm phỏng vấn cán bộ chủ chốt (08 người), điều tra bảng hỏi (90 phiếu), họp nhóm
cộng đồng, phân tích SWOT, vẽ sơ đồ thơn bản... Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 02
hình thức chi trả DVMTR Bản Duống nhận được đó là chi trả DVMTR trực tiếp và chi
trả DVMTR gián tiếp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm: Bản Duống là
thơn vùng cao của xã Hỗng Trĩ, thuộc vùng đệm VQG Ba Bể, đóng vai trị là bên cung
ứng DVMTR; các đối tượng sử dụng DVMTR là các hộ kinh doanh nhà nghỉ và dịch vụ
xuồng tại xã Nam Mẫu (trong mơ hình chi trả DVMT trực tiếp) và Nhà máy thủy điện
Na Hang (trong mơ hình chi trả DVMT gián tiếp); bên trung gian gồm dự án 3PAD,
Ban quản lý rừng huyện Ba Bể, công an Nam Mẫu, và Quỹ Bảo vệ rừng tỉnh Bắc Kạn.
Theo cam kết giữa các bên liên quan, Bản Duống sẽ nhận được tổng số tiền là 96,6 triệu
đồng. Tuy nhiên trên thực tế, Bản Duống chỉ nhận được 26 triệu đồng từ chương trình
chi trả DVMT trực tiếp vào năm 2013. Đến năm 2014 khi chương trình chi trả DVMT
trực tiếp bị gián đoạn số tiền chỉ trả DVMT (30,6 triệu đồng/năm) từ nhà máy thủy điện
Na Hang bắt đầu được xã chuyển đến Bản Duống. Các chương trình chi trả DVMT mặc
dù chưa được thực hiện theo đúng cam kết nhưng đã có những tác động tích cực đến
hoạt động bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng của bản Duống như : Tăng kinh phí quản lý
rừng, đẩy mạnh các hoạt động tuần tra rừng và nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của
người dân. Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng cần phải
đa dạng hóa các nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, sự tham gia của các bên liên
quan và chia sẻ trách nhiệm trong hoạt động quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng.

viii


THESIS ABSTRACT

Author's name: Nguyen Thi Thuy Dung
Thesis title: Evaluating the impact of payment for environmental services (PES) on
community-based forest management in Ba Be district, Bac Kan province.
Major: Environmental Sciences
Code: 60 44 03 01
Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (Vnua)
This study was carried out in 2016 to assess the impact of the Payment for forest
environmental services (PFES) programs at Duong hamlet, Hoangtri commune, Ba Be
district, Bac Kan province. In the study, we used some main methods of participatory
research assessment (PRA) tools, including key informant interview (8 staffs),
household interview (90 houeseholds), group discussion with villagers (6 to 7 farmers),
mapping draw by local people, village history and SWOT analysing with villagers...The
results showed that there are two forms of PFES programs which are are direct and
indirect payment. In the first one, stakeholders involving included Duong hamlet (where
locate in upland of Hoangtri commune in the buffer zone of Ba Be Nation Park) as
environmental services (ES) providers; Homestay and canoe entrepreneurs in Nammau
commune (where locate in core zone of Ba Be Nation Park) as ES buyers; and 3PAD
project, dministrative Board of Ba Be National Park and security police of Nam Mau
Commune as moderators to connect the ES providers and ES receivers. The last PFES
was implement by Na Hang hydropower plants as ES buyers, forest owners in Babe
district (including Duong hamlet) as ES providers and Bac Kan Forest Protection Fund
as moderator. According to the commitment among related parties, Duong hamlet will
receive the total amount of 96.6 million VND per year. However, in fact, Duong hamlet
only received 26 million VND from direct PFES program in 2013 because they do not
receive money from indirect PFES program. In 2014, when the program of direct
payment in Duong hamlet was suspended, the amount of money (30.6 VND
million/year) paid for environmental protection from the Na Hang hydropower plant
began to be transferred to Duong hamlet. Although PFES programs were not done
exactly according to agreements. They have had a positive impact on community-based
forest protection in Duong hamlet such as increasing finace for forest management,

promoting forest monitoring activities and improving local people’s awareness about
forest protection. Finally, in order to improve the effectiveness of community-based
forest management, we suggested that enhanced PFES from multiple sources and
steakeholder participation and sharing functions in community based forest
management should be implemented.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý và bảo vệ rừng bền vững đóng vai trị vô cùng quan trọng đối với
mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu
đang diễn ra ngày càng phức tạp. Rừng góp phần điều hịa khơng khí, bảo vệ
nguồn nước, chống xói mòn đất, hấp thụ các bon và tạo sinh kế cho người dân.
Tuy nhiên, do sức ép ngày càng cao về mặt kinh tế, nhu cầu lương thực, thực
phẩm và nhu cầu sử dụng gỗ đã và đang làm gia tăng các áp lực lên tài nguyên
rừng của toàn thế giới nói chung và của nước ta nói riêng.
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì và phát triển tài
ngun rừng thơng qua việc ban hành Quyết định số 327/CT về một số chủ
trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt
nước và Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức
thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Những năm gần đây hoạt động quản
lý rừng dựa vào cộng đồng và chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được
chú trọng phát triển. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐCP về chính sách chi trả DVMTR. Với Nghị định này Việt Nam trở thành quốc
gia đầu tiên trong khu vực Châu Á thể chế hóa hố việc thực hiện chi trả
DVMTR trên quy mô quốc gia (Phạm Thu Thuỷ và cs., 2013).
Nghị định 99/2010/NĐ-CP như đòn bẩy thúc đẩy việc thực hiện các chương
trình PFES ở nhiều tỉnh trong nước ta, tiêu biểu như: Thái Nguyên, Sơn La, Điện
Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Bắc Kạn,…(Quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng, 2014). Bắc Kạn là một trong những điểm nghiên cứu nổi bật về chi trả
DVMTR ở nước ta. Hiện nay đã có một số nghiên cứu về PFES được thực hiện ở
đây, ví dụ như nghiên cứu thực hiện chi trả môi trường thuộc dự án 3PAD triển
khai trên địa bàn ba huyện Ba Bể, Pắc Nậm và Na Rì và một số nghiên cứu về
đánh giá hiện trạng thực hiện chi trả DVMTR tại Bắc Kạn (ICRAF, 2013). Tuy
nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung đi xây dựng các mơ hình thí điểm về
chi trả DVMTR hoặc đánh giá khả năng thực hiện và hiệu quả của các mơ hình
đó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá các tác động của chi trả DVMTR đến
hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại đây lại chưa được tiến hành
nghiên cứu đầy đủ. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài
“Đánh giá tác động của mơ hình chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động
quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá tác động của mô hình chi trả dịch vụ mơi trường tới hoạt động
quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm đưa ra các khuyến nghị và giải pháp can
thiệp phù hợp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tác động của chương trình chi trả dịch vụ mơi trường đến hoạt động
quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hoàng Trĩ và xã Nam Mẫu huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về chi trả DVMTR được thực hiện tại

Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể. Ví dụ như nghiên cứu thực hiện chi trả
môi trường thuộc dự án 3PAD triển khai trên địa bàn ba huyện Ba Bể, Pắc Nậm
và Na Rì và một số nghiên cứu về đánh giá hiện trạng thực hiện chi trả DVMTR
tại Bắc Kạn (ICRAF, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung đi
xây dựng các mơ hình thí điểm về chi trả DVMTR hoặc đánh giá khả năng thực
hiện và hiệu quả của các mơ hình đó mà chưa đánh giá các tác động của chi trả
DVMTR đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại đây một cách đầy
đủ. Do đó, nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động của chi trả DVMTR đến hoạt
động quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Khái niệm
Mặc dù sự quan tâm về chi trả DVMT ngày càng tăng lên những định nghĩa
về chi trả DVMT hiện này chưa hồn hảo và cịn nhiều tranh cãi giữa các nhà
khoa học trên thế giới.
Trong phần này tôi giới thiệu định nghĩa về chi trả DVMT của Wunder
(2005) – Đây là một định nghĩa hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trên
thế giới.
Theo Wunder (2005), chi trả DVMT gồm các nội dung sau:
 Nơi diễn ra giao dịch tự nguyện;
 Xác định rõ DVMT (hoặc một loại hình sử dụng đất tạo ra các DVMT);
 Có hoạt động mua DVMT từ một bên sử dụng dịch vụ (ít nhất một/một
vài người);
 Từ một bên cung ứng (bán) DVMT (ít nhất có một/một vài người);
 Trong điều kiện bên cung ứng bảo đảm khả năng cung cấp các DVMT.
Tại Việt Nam, khái niệm DVMTR và chi trả DVMTR được quy định tại

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi
trả dịch vụ mơi trường rừng như sau:
 Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân.
 Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa
bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng.
2.1.2. Phân loại dịch vụ mơi trường và các chương trình chi trả dịch vụ
mơi trường
2.1.2.1. Các loại dịch vụ môi trường
Tổ chức đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ đã định nghĩa “DVMT (hay còn
gọi là các dịch vụ hệ sinh thái) là những lợi ích mà con người thu được từ các hệ
sinh thái” (MA, 2003; 2005). Trong khi đó Costazan et al. (1997) đã định nghĩa
DVMT là những hàng hóa (Ví dụ như các nguyên vật liệu thô) và các dịch vụ (ví
dụ chu trình dinh dưỡng) mà con người có thể thu được từ các hệ sinh thái.

3


Các DVMT được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung
có thể được tập hợp thành bốn nhóm chính như trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các loại dịch vụ mơi trường chính
TT

Nhóm dịch vụ

Loại dịch vụ cụ thể
Lương thực, thực phẩm

1


Cung cấp

Dược liệu
Nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất
Nhiên liệu, vật liệu xây dựng
Chất hữu cơ
Điều hịa khí hậu
Điều tiết lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai

2

Điều tiết

Điều tiết dịch bệnh
Phân hủy chất thải
Lọc nước
Hấp thụ/ Lưu trữ carbon

3

Hỗ trợ

Tái tạo dinh dưỡng
Kiến tạo đất
Sản xuất cơ bản
Thẩm mĩ

4


Dịch vụ văn hóa và giải trí

Tinh thần
Giáo dục
Giải trí
Nguồn: MA (2005)

Tuy nhiên đối với mỗi một hệ sinh thái cụ thể thì khả năng cung ứng các loại
DVMT là khác nhau. Ví dụ các DVMT được cung ứng bởi một hệ sinh thái rừng
nhiệt đới được chỉ ra trong hình 2.1. Theo đó có 4 nhóm các DVMT chính gồm: Các
dịch thứ yếu; các dịch vụ điều tiết; các dịch vụ cung ứng; và các dịch vụ văn hóa
(Verweij et al., 2009). Trong đó:
 Các dịch vụ thứ yếu: Là các dịch vụ tạo ra nền tảng cho tất cả các loại
DVMT khác;
 Các dịch vụ điều tiết: Là các lợi ích liên quan tới khả năng điều tiết của
các quá trình trong hệ sinh thái rừng;
 Các dịch vụ cung ứng: Là các loại hàng hóa được tạo ra bởi rừng;
 Các dịch vụ văn hóa: Là những giá trị con người nhận được thơng qua
hoạt động giải trí, thẩm mỹ,...

4


2.1.2.2. Các chương trình chi trả dịch vụ mơi trường
Theo nghiên cứu của Engle et al. (2008) thì các chương trình chi trả
DVMT có thể được phân thành 2 nhóm: Các chương trình chi trả trực tiếp (sử
dụng trực tiếp nguồn tiền chi trả từ những người sử dụng các DVMT) và Các
chương trình chi trả gián tiếp (sử dụng nguồn ngân quỹ của Nhà nước để chi
trả cho các DVMT).
a) Chương trình chi trả DVMT trực tiếp

Trong các chương trình chi trả DVMT trực tiếp (tự nguyện) những người
mua DVMT thường là những người sử dụng trực tiếp một loại DVMT cụ thể. Ví
dụ một nhà máy thủy điện chi trả cho những hoạt động sử dụng đất ở phía trên
thượng nguồn nhằm bảo vệ nguồn nước cho nhà máy của họ được coi là một
chương trình chi trả DVMT sử dụng kinh phí của người sử dụng DVMT (hay chi
trả trực tiếp). Trong chương trình chi trả này các bên liên quan (người mua và
người bán) nắm rõ các thông tin liên quan về giá trị của mỗi loại DVMT cụ thể
nên chương trình có thể đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong trường hợp này phải
có một cơ chế khuyến khích nhằm bảo đảm việc cung cấp tốt các chức năng của
mỗi loại DVMT cụ thể. Trong chương trình này do có thể xác định rõ các giá trị
của DVMT khi chúng được bàn giao nên bên mua và bên bán có thể tiến hành
thương lượng lại (hoặc chấm dứt) các thỏa thuận nếu cần thiết (Pagiola and
Platais, 2007). Nhìn chung loại chương trình chi trả DVMT này khá giống với
học thuyết của Coase, những giải pháp thương lượng trực tiếp giữa bên mua và
bên bán gần như tương đồng với các lập luận của (Coase, 1960).
b) Chương trình chi trả DVMT gián tiếp
Chương trình chi trả DVMT gián tiếp là các chương trình sử dụng kinh phí
chi trả từ ngân sách Nhà nước. Những người trực tiếp sử dụng các DVMT được
coi là bên thứ ba. Trong trường hợp này Nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế
hoặc các tổ chức bảo tồn trên quy mơ tồn cầu (gọi chung là các tổ chức phi
chính phủ) có thể đứng ra làm đại diện cho những người sử dụng các DVMT để
mua các DVMT từ những người cung ứng. Như vậy ở đây những người mua
DVMT không phải là những người trực tiếp sử dụng các DVMT, họ thiếu các
thông tin trực tiếp về các giá trị của DVMT, không quan sát một cách trực tiếp
được các DVMT khi nó được cung ứng và họ thiếu những hỗ trợ trực tiếp để bảo
đảm chương trình chi trả DVMT được diễn ra hiệu quả. Dó đó các mục tiêu của
các chương trình thuộc nhóm này thường được đưa ra theo các áp lực của những

5



chính sách khác nhau. Những yếu tố kể trên đã dẫn tới việc các chương trình chi
trả DVMT gián tiếp thường có hiệu quả thấp (Pagiola and Platais, 2007). Tuy
nhiên, trong một số trường hợp việc áp dụng các chương trình chi trả DVMT
gián tiếp lại đem lại hiệu quả cao. Ví dụ trong chương trình chi trả DVMT thủy
điện của Mê Hi Cơ nguồn tài chính sử dụng để chi trả cho dịch vụ bảo vệ nguồn
nước được xác định rõ là lấy từ việc thu phí sử dụng nước (Munoz Pina et al.,
2008). Nhìn thống qua có thể thấy chương trình này khá giống với chương trình
chi trả DVMT trực tiếp (kinh phí chi trả thu từ những người sử dụng dịch vụ) tuy
nhiên trên thực tế đây là một chương trình chi trả DVMT gián tiếp do người sử
dụng nước trong trường hợp này khơng có quyền quyết định giá mua nước hay
mức phí phải đóng. Các quyết định chính trong chương trình này mà cụ thể là
mức phí phải đóng do chính phủ quyết định dựa trên việc tham khảo ý kiến của
các bên liên quan trong chương trình này.
Từ việc phân tích hai loại hình chi trả DVMT nói trên ta có thể rút ra một
kết luận quan trọng đó là sự khác biệt giưa hai loại chương trình chi trả DVMT
khơng phải là ở chỗ ai là người chi trả cho những DVMT mà là ở chỗ ai là người
có quyền quyết định việc chi trả cho các DVMT (Engel et al., 2008).
2.1.2.3. Một số đặc trưng cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường
a) Các bên tham gia
Theo như định nghĩa các thành phần chính của cơ chế chi trả DVMT là
bên cung ứng dịch vụ và bên mua dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế trong nhiều
trường hợp để bảo đảm sự giao dịch giữa bên mua và bên bán tồn tại một bên
thứ ba đứng ra bảo đảm, theo dõi các hoạt động của bên mua và bên bán được
gọi là bên trung gian.
 Bên cung ứng DVMT
Thông thường là những người tạo ra các DVMT hay những người có quyền
sở hữu tài nguyên (thường là đất đai) có khả năng tạo ra các DVMT. Bên cung
ứng có thể là cá nhân (sở hữu tư nhân), cộng đồng (sở hữu tập thể) hoặc các cơ
quan nhà nước (sở hữu nhà nước).

 Bên mua DVMT
Được xác định là những người trực tiếp sử dụng các DVMT hoặc được
hưởng các lợi ích từ các DVMT. Trong nhiều trường hợp bên mua DVMT có thể
khơng phải là người trực tiếp sử dụng DVMT mà là những người có mong muốn
duy trì các DVMT chẳng hạn như các tổ chức phi chính phủ hoặc là Nhà nước.

6


 Bên trung gian
Bên trung gian có thể là cá nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các cơ
quan nhà nước tham gia vào chi trả DVMT với tư cách là những người hỗ trợ,
giám sát và bảo đảm các hoạt động đã cam kết giữa bên mua và bên bán.
b) Phương thức và mức chi trả
Mức chi trả DVMT được minh họa như trong hình 2.1, mức chi trả tối thiểu
cho những người quản lý hệ sinh thái phải lớn hơn lợi ích mà những người này
có thể thu được khi tiến hành hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất (hoặc làm
họ không muốn thay đổi hành vi của họ) và mức chi trả tối đa phải nhỏ hơn so
với lợi ích của những người sử dụng các DVMT (hoặc nhỏ hơn mức mà những
người sử dụng không sẵn sàng chi trả).
Chuyển đổi
sang đất chăn
nuôi

Bảo vệ rừng

Lợi ích cho
những người
quản lý hệ sinh
thái


Chi phí cho
người dân dưới
hạ nguồn và
những người
khác

Bảo vệ rừng
với các chi trả
dịch vụ

Các chi trả
Chi trả
tối thiểu

Giảm các
dịch vụ nước

Chi trả các
dịch vụ
Chi trả tối
đa

Mất ĐDSH
Phát thải Carbon

Nguồn: Pagiola and Platais (2007)

Hình 2.1. Nguyên lý của chi trả dịch vụ mơi trường
Theo hình 2.1, những người quản lý hệ sinh thái có thể là người dân, các

chủ rừng hoặc các cơ quan quản lý rừng. Họ có thể thu được các lợi ích thơng
qua các hoạt động sử dụng đất ví dụ như là hoạt động bảo vệ rừng. Tuy nhiên, lợi
ích thu được từ hoạt động bảo vệ rừng thường nhỏ hơn lợi ích có thể thu được từ
các hoạt động sử dụng đất khác ví dụ như là chuyển đổi đất rừng sang đất chăn
ni gia súc. Do đó các chủ rừng thường có xu hướng phá rừng để chuyển sang

7


các hoạt động sử dụng đất khác nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nhưng việc
làm này lại gây ra những tổn thất cho xã hội, cụ thể ở đây là những người dân
sống ở dưới hạ nguồn do một số DVMT như các dịch vụ về nước (cung cấp
nước, lọc nước), bảo tồn đa dạng sinh học hoặc xa hơn là hấp thụ các bon sẽ bị
mất đi do rừng bị phá. Các tổn thất xã hội này thường lớn hơn nhiều so với lợi
ích mà các chủ rừng nhận thêm được từ hoạt động chuyển đổi sử dụng đất. Do
đó, có thể huy động kinh phí của những người dân dưới hạ nguồn (hoặc xã hội)
để trả cho những người chủ rừng nhằm khuyến khích, động viên họ tiếp tục bảo
vệ rừng và không thực hiện các hoạt động chuyển đổi sử dụng đất.
Về phương thức chi trả thường được tiến hành chi trả trực tiếp bằng
tiền những có nhiều trường hợp có thể thể chi trả bằng một số lợi ích khác
có liên quan.
c) Những yếu tố chi phối hoạt động chi trả DVMT
Sự thành công của một chương trình chi trả DVMT được quyết định bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên có thể chỉ ra bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
hoạt động chi trả DVMT gồm:
 Phạm vi của chi trả DVMT
Phạm vi hay quy mô thực hiện chi trả DVMT rất quan trọng và cần được
xác định rõ về mặt ranh giới. Chỉ khi xác định rõ phạm vi thì mới có cơ sở để xác
định rõ loại DVMT được cung cấp cũng như xác định chính xác được những
người cung cấp và những người sử dụng dịch vụ của hoạt động chi trả.

 Đảm bảo tính cơng bằng
Chi trả DVMT là những giao dịch tự nguyện giữa bên mua và bên bán do
đó ngun tắc về tính cơng bằng là khơng thể thiếu. Sự công bằng ở đây không
chỉ thể hiện ở mức giá chi trả phù hợp mà còn thể hiện ở việc tiếp cận thông tin
đầy đủ của các bên liên quan, sự phân phối DVMT cho bên mua và phân bổ kinh
phí cho bên bán.
 Tính minh bạch
Sự công khai, minh bạch các hoạt động của bên mua và bên bán cũng như
thơng tin về q trình theo dõi, giám sát chất lượng các DVMT và các quá trình
phân phối sử dụng kinh phí chi trả là cơ sở để tạo dựng niềm tin giữa các bên
tham gia. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa bên mua và bên bán là cơ sở vững chắc để
hoạt động chi trả diễn ra và duy trì một cách lâu dài.

8


 Quyền sở hữu và vai trò của các bên liên quan
Quyền sở hữu thông thường liên quan đến những người cung ứng dịch vụ.
Chỉ khi có quyền sở hữu đối với đất đai (hoặc các nguồn tài nguyên khác) mới
đảm bảo người cung ứng có quyền quyết định các hoạt động của họ đối với đất
đai hay nói cách khác là bảo đảm việc tạo ra và duy trì các DVMT. Trong khi đó
vai trị của các bên liên quan rất quan trọng để bảo đảm sự công bằng, tính minh
bạch trong các hoạt động của bên mua và bên bán. Họ còn là người đứng gia giải
quyết những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa hai bên mua và bên bán.
Trong nhiều trường hợp năng lực của bên mua, bên bán bị hạn chế bên trung gian
cịn đóng vai trị xác định các DVMT, định giá chi trả, đánh giá và giám sát các
hoạt động có liên quan. Như vậy trên thực tế vai trò của bên trung gian hết sức
quan trọng đối với một chương trình chi trả DVMT.
d) Hiệu quả của chi trả DVMT
Như đã nói ở trên chi trả DVMT là một cơ chế win – win vừa bảo đảm sự

thành công của hoạt động bảo tồn vừa nâng cao sinh kế cho những người quản lý
tài nguyên. Lợi ích cụ thể của chi trả DVMT như sau:
 Tạo ra hoạt động bảo tồn tài nguyên và môi trường hiệu quả và bền
vững hơn.
Khác với các cơng cụ mệnh lệnh, kiểm sốt cơng cụ chi trả DVMT góp
phần nâng cao sinh kế cho những người có quyền quản lý tài ngun và mơi
trường nên góp phần làm giảm một cách bền vững các áp lực về khai thác, sử
dụng thiếu hiệu quả tài ngun thiên nhiên.
 Góp phần duy trì các DVMT một cách lâu dài.
Nhờ có cơ chế chi trả này mà mong muốn được hưởng các DVMT của
những người sử dụng được thỏa mãn. Họ có thể tự nguyện chi trả để thỏa mãn
nhu cầu của mình.
 Giảm thiểu kinh phí bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho nhà nước.
Do kinh phí cung cấp cho hoạt động bảo tồn được huy động từ những người
sử dụng DVMT nên gánh nặng tài chính của nhà nước phần nào được giảm bớt.
 Giảm thiểu đói nghèo.
Mặc dù chi trả DVMT khơng phải là cơ chế hướng tới người nghèo nhưng
thực tế những người cung cấp DVMT thường là những người dân nghèo, các khu
vực cung ứng DVMT thường là khu vực nông thôn miền núi có tỷ lệ hộ nghèo

9


cao dó đó hoạt động chi trả DVMT góp phần nâng cao sinh kế cho những người
nghèo và gián tiếp góp phần giảm bớt tỷ lệ nghèo đói ở khu vực mà chi trả
DVMT diễn ra.
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI
VIỆT NAM
2.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới chi trả dịch vụ môi trường
2.2.1.1. Quyết định 380 QĐ/TTg ngày 10/4/2008

Ngày 10/4/2008 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐTTg về chính sách thí điểm chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Quyết định này tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi
trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước, thực hiện xã hội hóa nghề rừng,
từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển
rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các
dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt
động kinh doanh du lịch.
Chính sách chi trả DVMTR được áp dụng thí điểm trên địa bàn các tỉnh
Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hịa Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận và Thành
phố Hồ Chí Minh, bao gồm những nội dung cụ thể của như sau:
a) Loại dịch vụ mơi trường rừng
Loại DVMTR được sử dụng trong chính sách thí điểm này gồm: Dịch vụ về
điều tiết và cung ứng nguồn nước; dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, chống
bồi lắng lịng hồ và dịch vụ về du lịch.
b) Hình thức chi trả dịch vụ mơi trường rừng
Có 02 hình thức chi trả DVMTR được áp dụng thí điểm là chi trả DVMTR trực
tiếp và chi trả DVMTR gián tiếp.
c) Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Việc chi trả tiền DVMTR trực tiếp do người được chi trả và người phải
chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường.
- Mức chi trả tiền sử dụng DVMTR gián tiếp do Nhà nước quy định được
công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ
MTR cho người được chi trả DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên nước
hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.

10


- Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng DVMTR được

tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng DVMTR.
d) Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng
Mức chi trả tiền sử dụng DVMTR được xác định đối với 04 đối tượng
như sau:
- Các cơ sở sản xuất thủy điện trong thời gian thí điểm: 20 đồng/1kwh điện
thương phẩm.
- Các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt trong thời gian thí điểm:
40đ/m3 nước thương phẩm.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: 0,5 - 2% tính trên doanh thu du lịch
thực hiện trong kỳ.
- Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được thu phí tham
quan của khách du lịch.
e) Tổ chức chi trả tiền sử dụng
 Đối với trường hợp chi trả trực tiếp
Người được chi trả DVMTR tự tổ chức việc thu tiền sử dụng DVMTR đối
với các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR thông qua hợp đồng hoặc thông qua
phí tham quan.
 Đối với trường hợp chi trả gián tiếp
+ Đối với tổ chức, cá nhân phải chi trả DVMTR có nghĩa vụ tự kê khai và
nộp số tiền phải chi trả vào nơi đăng ký tài khoản, để chuyển cho Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La. Đối với các tổ chức, cá nhân
đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La, là đối tượng phải chi trả
DVMTR, có trách nhiệm kê khai và nộp tiền chi trả DVMTR cho Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng của địa phương để Quỹ có trách nhiệm thanh tốn trực tiếp tiền
cho người được chi trả;
+ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La được sử dụng tiền chi trả DVMTR theo diện tích rừng ở vùng
đầu nguồn của tỉnh trong LVS Đồng Nai và sông Đà do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định;
+ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển

rừng tỉnh Sơn La có trách nhiệm thanh toán trực tiếp tiền cho người được chi trả
theo quy định.

11


g) Xác định mức tiền chi trả cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền xác định số tiền được chi trả cho chủ rừng được tính tốn như sau :
Tổng số tiền chi

Định mức

Diện tích rừng do

trả cho người
được chi trả dịch

chi trả bình
quân cho 1

người được chi
trả dịch vụ MTR

=

vụ MTR trong
năm (đ)

x


ha rừng
(đ/ha)

x

quản lý, sử dụng
(ha)

Hệ số
K

Trong đó:
- Định mức chi trả bình qn cho 1 ha rừng (đ/ha): được xác định bằng tổng
số tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả DVMTR (sau khi đã trừ chi phí
quản lý hợp lý) chia cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm được cơ
quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả DVMTR (ha);
- Diện tích rừng do người được chi trả DVMTR quản lý, sử dụng: Là diện
tích được giao, được thuê, được nhận khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại
thời điểm kê khai thanh toán;
- Hệ số K: Phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng
sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi),
nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
h) Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
 Đối với trường hợp chi trả trực tiếp:
Tiền thu được từ chi trả các DVMTR, sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài
chính theo quy định của pháp luật, người được chi trả có tồn quyền quyết định
việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao
chất lượng các DVMTR rừng và cải thiện đời sống.
 Đối với trường hợp chi trả gián tiếp:
Tiền thu được từ chi trả DVMTR được sử dụng như sau:

+ 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
+ 90% chi cho các hoạt động của người được chi trả DVMTR.
Nếu người được chi trả DVMTR là các tổ chức nhà nước, được sử dụng
10% để chi phí quản lý, 80% để trả tiền cơng khốn bảo vệ rừng ổn định lâu
dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản.

12


2.2.1.2. Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010
Ngày 24/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về
chính sách chi trả DVMTR. Tại Nghị định quy định những nội dung trọng tâm cụ
thể như sau:
a) Loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Rừng được chi trả tiền DVMT bao gồm: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
và rừng sản xuất.
- Loại dịch vụ môi trường rừng được quy định gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;
+ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
+ Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát
triển rừng bền vững;
+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
b) Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền DVMTR
cho các chủ rừng.
- Thực hiện chi trả bằng tiền thơng qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi

trả gián tiếp.
- Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng
DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo
quy định của pháp luật.
c) Hình thức chi trả dịch vụ mơi trường rừng
- Chi trả trực tiếp: Được thực hiện trên cơ sỏ hợp đồng thỏa thuận tự
nguyện và không được thấp hơn mức do Nhà nước quy định.
- Chi trả gián tiếp: Chi trả thông qua tổ chức trung gian: Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng Việt Nam; Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ
chức làm thay nhiệm vụ do UBND cấp tỉnh quyết định.

13


d) Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn
chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước
cho sản xuất thủy điện.
- Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều
tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.
- Các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước
phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất.
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR
phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh
học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
- Các đối tượng phải trả tiền DVMTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các
bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử
dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
e) Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng,

cho thuê rừng vào mục đích lâm nghiệp, sử dụng lâu dài và các chủ rừng là tổ
chức, gia đình, cá nhân, cộng dồng dân cư tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất
lâm nghiệp được giao;
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thơn có hợp đồng
nhận khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước.
g) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR tự thỏa thuận về loại dịch vụ, mức chi
trả và phương thức chi trả tiền DVMTR phù hợp với các quy định tại Nghị định này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
h) Sử dụng tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng
- Bên cung ứng DVMTR có quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được
từ DVMTR sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước.
- Trường hợp bên cung ứng DVMTR là tổ chức nhà nước, tiền thu được từ
DVMTR, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý phần cịn lại được hạch tốn như một
nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật.

14


i) Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện: Mức chi trả tiền DVMTR là 20
đồng/1kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính là sản lượng điện bán cho
bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện;
- Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch: Mức chi trả tiền
DVMTR là 40 đ/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính là sản lượng
nước sạch bán cho người tiêu dùng;
- Đối với các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ
nguồn nước: Bộ nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng
phải chi trả, mức chi trả, phương thức chi trả đối với loại dịch vụ này;

- Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ
DVMTR;
- Mức chi trả tiền DVMTR tính bằng 1% đến 2% trên doanh thu thực hiện
trong kỳ.
2.2.2. Khung pháp lý về chi trả dịch vụ môi trường
Theo Phạm Thu Thủy và cs. (2013) cơ cấu thể chế thực hiện chi trả
DVMTR ở Việt Nam được mơ tả như trong hình 2.2. Theo đó, có 5 mối quan hệ
chính được xác định giữa các bên liên quan bao gồm:
 (1) Mối quan hệ giữa người mua/người sử dụng DVMT và người
bán/người cung ứng DVMT (áp dụng trong trường hợp đồng ý chi trả trực tiếp);
 (2) Mối quan hệ truyền thống trong việc quản lý, bảo vệ rừng và chất
lượng rừng nằm ngoài phạm vi cơ chế chi trả DVMTR;
 (3) Mối quan hệ trong công tác giám sát đánh giá thông qua việc kiểm tra
ngẫu nhiên 10% diện tích rừng hưởng lợi từ chi trả DVMTR;
 (4) Mối quan hệ thông qua ký kết hợp đồng chi trả DVMTR (áp dụng
trong trường hợp chi trả gián tiếp);
 (5) Cơ chế chi trả DVMTR theo Nghị định 99 đưa ra mức chi trả đối với
nhà máy thủy điện, các công ty cung cấp nước và các công ty du lịch lần lượt là
20 VND/kWh điện, 40 VND/m3 nước và từ 1-2% doanh thu (nhưng tiền chi trả
có thể đưa vào giá bán điện, nước hoặc vé vào cổng).

15


×