Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ ANH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG NGHIỆP THEO
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chun ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và có kế thừa các
cơng trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
Tôi xin cam kết luận văn được thực hiện trung thực, các số liệu kết quả được sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Anh


i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và chân thành tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn tới Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban quản lý đào tạo, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo, các nhà khoa học đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
đã dành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu, giúp tôi tự tin trong quá trình học tập và nghiên cứu để hồn thiện luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Mặc dù trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp, bản thân đã
rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp
để luận văn được hồn thiện hơn qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng xây dựng
nông thôn mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Anh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viêt tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hộp ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ...............................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4

1.5.

Các đóng góp của đề tài ..................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo chương
trình xây dựng nơng thơn mới ......................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận...................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan .............................................................................5

2.1.2.

Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo Chương

trình xây dựng nơng thơn mới .........................................................................9

2.1.3.

Xu hướng chủ yếu của quá trình cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................... 12

2.1.4.

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo Chương trình xây
dựng nơng thơn mới ...................................................................................... 14

2.1.5.

Nội dung đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .......... 17

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
Chương trình xây dựng nơng thơn mới ..........................................................19

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm trong việc tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp ở một số nước trên Thế giới .............................................................. 25

2.2.2.

Kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số
địa phương ở Việt Nam ................................................................................. 31

2.2.3.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.......................................................... 35

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội ......... 39

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 41

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 41

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thường Tín .................................................. 43

3.2.


Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp phân tích thơng tin ................................................................... 51

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................53
4.1.

Khái qt chương trình xây dựng nơng thơn mới triển khai tại huyện
Thường Tín ................................................................................................... 53

4.2.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo chương trình
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Thường Tín .............................. 55

4.2.1.

Thực trạng thay đổi cơ cấu nông nghiệp trong kinh tế nông thôn ................... 55

4.2.2.


Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành sản xuất nông
nghiệp trong nội bộ ngành nông nghiệp......................................................... 57

4.2.3.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng ......................67

4.2.4.

Thực trạng chuyển dịch về hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp .............. 67

4.2.5.

Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .......................... 69

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.......... 72

4.3.1.

Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 72

4.3.2.

Thị trường..................................................................................................... 73

4.3.3.


Chính sách .................................................................................................... 75

4.3.4.

Khoa học - Công nghệ.................................................................................. 76

iv


4.3.5.

Lao động....................................................................................................... 78

4.3.6.

Nguốn vốn .................................................................................................... 80

4.3.8.

Nhân tố phát triển công nghiệp và đô thị ....................................................... 83

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Thường Tín ................................................................................................... 84

4.4.1.


Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp .................................................................................................. 84

4.4.2.

Định hướng ................................................................................................... 87

4.4.3.

Các giải pháp ................................................................................................ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 92
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 92

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 93

5.2.1.

Đối với Nhà nước ......................................................................................... 93

5.2.2.

Đối với Thành ủy, HĐND, UBND và Sở Nông nghiệp &Phát triển nông
thôn thành phố Hà Nội .................................................................................. 93

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 95

Phụ lục ..................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCCKTNN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CN

Cơng nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp-Tiểu thủ cơng nghiệp


HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản

LN

Làng nghề

SXHH


Sản xuất hàng hóa

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

LĐXH

Lao động xã hội

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện giai đoạn 2014 - 2016 ........ 42


Bảng 3.2.

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện gia đoạn 2014 –
2016 ........................................................................................................ 44

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014 – 2016............... 46

Bảng 3.4.

Thông tin thứ cấp và nguồn thu thập ....................................................... 49

Bảng 3.5.

Đối tượng, số mẫu và phương pháp khảo sát ........................................... 50

Bảng 3.6.

Bảng mẫu phân tích SWOT ..................................................................... 52

Bảng 4.1.

Mức độ hồn thành nơng thơn mới ở Thường Tín.................................... 54

Bảng 4.2.

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế nông thôn ................................ 56

Bảng 4.3.


Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp theo giá hiện hành ........... 57

Bảng 4.4.

Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp .......................... 58

Bảng 4.5.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ................................................... 59

Bảng 4.6.

Cơ cấu diện tích gieo trồng...................................................................... 61

Bảng 4.7.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ........................... 62

Bảng 4.8.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi................................................... 64

Bảng 4.9.

Số lượng và sản lượng chăn nuôi ............................................................. 65

Bảng 4.10. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản..................................................... 66
Bảng 4.11. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ............................................ 68
Bảng 4.12. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được ................................................ 70

Bảng 4.13. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín ..................... 72
Bảng 4.14. Tình hình lao động và việc làm giai đoạn 2011 - 2014 ............................. 79
Bảng 4.15. So sánh tình hình thực hiện chi đầu tư cơ sở hạ tầng so với kế hoạch
trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn 2011 – 2014. ........................... 82
Bảng 4.16. Phân tích SWOT trong CDCCKT nông nghiệp và phát triển nông
nghiệp của huyện Thường Tín ................................................................. 86

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Mức độ đáp ứng của chính sách đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện
Thường Tín .......................................................................................... 75

Biểu đồ 4.2.

Kết quả đánh giá về chính sách đất đai của huyện Thường tín ............. 78

Biểu đồ 4.3.

Kết quả đánh giá về triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng huyện
Thường Tín ......................................................................................... 82

viii



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến cán bộ xã về chuyển đổi mơ hình trong sản xuất nơng nghiệp. ....... 69

Hộp 4.2.

Ý kiến của người dân về lợi ích khi phát triển kinh tế trang trại ................. 69

Hộp 4.3.

Sự khó khăn của đầu ra sản phẩm nông nghiệp.......................................... 71

Hộp 4.4.

Ý kiến của Lãnh đạo huyện Thường Tín về lợi thế tự nhiên trong sản
xuất nông nghiệp của huyện. ..................................................................... 75

Hộp 4.5.

Ý kiến của cán bộ huyện Thường Tín về thị trường tiêu thụ sản phẩm
nơng sản huyện Thường Tín. ..................................................................... 74

Hộp 4.6.

Ý kiến người dân về nguồn vốn vay của nhà nước trong sản xuất .............. 81

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng
thơn mới trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Học viên: Phạm Thị Anh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Thường Tín là một huyện ngoại thành cửa ngõ phía nam của thủ đơ Hà Nội.
Diện tích 127,3 km2, có 28 xã và 1 thị trấn, 126 làng (169 thôn, cụm dân cư) với 66,669
hộ, dân số trên 23 vạn người. Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là phát triển sản xuất nơng nghiệp. Có thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm
nông sản là Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, CDCCKTNN theo Chương trình XD NTM diễn
ra chậm, phát triển thiếu quy hoạch, sản xuất nông nghiệp vẫn cịn manh mún, hiệu quả
thấp, có tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào đầu tư của nhà nước, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp chưa phát triển.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về đề tài xây dựng nông thôn mới nhưng
chưa có nghiên cứu nào về CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới
trên địa bàn huyện Thường Tín một cách đầy đủ, toàn diện.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến CDCCKTNN
theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới;
- Đánh giá thực trạng CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới
ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng
nơng thơn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường CDCCKTNN theo Chương trình xây
dựng nơng thơn mới nhanh theo hướng tích cực và bền vững.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội:
điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, tôi đưa ra các phương pháp

x


nghiên cứu bao gồm: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp chọn mẫu, thống kê
mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu
CDCCKTNN huyện Thường Tín đã có bước chuyển biến tích cực, chuyển dịch
nơng nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa ngành nghề; áp dụng kỹ thuật tiên tiến sản
xuất hàng hóa nơng sản có hiệu quả kinh tế cao, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước
được đa dạng hóa và chun mơn hóa theo nhu cầu của thị trường; đã hình thành được
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với cơng nghiệp chế biến, nâng cao giá trị các
sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương và cung cấp cho thị
trường Thủ đô Hà Nội và giải quyết được vấn đề xã hội như an ninh lương thực, an ninh
nông thôn, …Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn những hạn chế như: sự chuyển
dịch CCKTNN cịn chậm, việc mở rộng các mơ hình điểm chưa được nhiều; nhiều
HTX, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ hợp tác được thành lập mới nhưng
quy mô chưa lớn; số nơng hộ có giảm đi rõ rệt nhưng sản xuất nơng hộ vẫn là chủ yếu;
vai trị tham mưu ở một số cơ quan quản lí Nhà nước chưa sâu, chưa nhiều, số lượng và
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp chưa đảm
bảo. Số lao động được đào tạo tập huấn cịn ít; trình độ dân trí ngày một cao hơn nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; nhiều nông hộ vẫn làm theo truyền thống, tự
phát, manh mún, làm theo phong trào dẫn đến đầu ra của sản phẩm không ổn định...
Căn cứ vào kết quả đạt được và những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, căn cứ định
hướng chung của các cấp cũng như tình hình thực tế của địa phương tác giả đưa ra các

giải pháp nhằm tăng cường CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng NTM của
huyện Thường Tín nhanh theo hướng tích cực và bền vững, nâng cao nhận thức và
tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong huy động vốn và đầu tư phát triển
mở rộng thị trường nông nghiệp, đầu tư KHCN, quản lý sử dụng đất nông nghiệp …
trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thi Anh
Thesis title: Restructuringagricultural economic under the new rural development
program in Thuong Tin district, Hanoi
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Thuong Tin is a suburb of the southern gateway of Hanoi. Thuong Tin district
has Area of 127.3 km2, 28 communes and 1 town, 126 villages (169 villages, population
groups) with 66,669 households, population over 23 thousand people. Geographical
location is favorable for socio-economic development, especially agricultural
production. There is a large market for agricultural products in Hanoi. However, the
restructuring of agricultural economy under the new Rural Development Program has
been slow, underdeveloped, agricultural production is still fragmented, low efficiency,
idealized and expected. In the state investment, service activities supporting agricultural
production has not developed.
So far, there have been a number of studies on the topic of new rural
development but no research on the restructuring of agricultural economy under the new
rural development program in Thuong Tin district has been completed. , full.

Based on the above reasons, I chose to study the subject "Agricultural economic
restructuring under the new rural development program in Thuong Tin district, Hanoi city".
1. Objectives of the study
- To systematise theoretical and practical issues related to the restructuring of
agricultural economy under the new rural development program;
- Assess the status of agricultural economic restructuring under the new rural
development program in Thuong Tin district, Hanoi;
- Analysis of factors affecting agricultural economic restructuring under the new
rural development program in Thuong Tin district, Hanoi;
- Proposing solutions to strengthen the agricultural economic restructuring under
the program of building a new rural area in a positive and sustainable manner.
2. Research Methodology
Based on the research and survey of Thuong Tin district, Hanoi: natural
conditions and economic and social development, I propose research methods

xii


including: method of collecting numbers Data, sampling methods, descriptive statistics,
comparative statistics, SWOT analysis and research indicators.
3. Results of the study
Changing agricultural economic structure of Thuong Tin district has made
positive changes, shifted agriculture towards multi-cultivation and diversification of
trades; To apply advanced techniques to produce agricultural commodities with high
economic efficiency, the structure of plants and animals has been diversified and
professionalized according to the market demand; Establishment of concentrated
commodity production areas in association with processing industry, raising the value
of agricultural products, meeting the actual demand of localities and supplying Hanoi
capital market and prize Addressing social issues such as food security, rural security,
etc. In addition to the results achieved, there are limitations such as the slow shift in the

agricultural economy, the expansion of the models point is not much; Many
cooperatives, farms, agribusiness and cooperative groups are newly established but their
size is not large; The number of farmers has declined markedly but household
production remains the main one; The role of advisors in some State management
agencies is not deep enough, the number and quality of management staff and technical
staffs in agriculture are not assured. Number of trained workers is small; The
educational level is higher but it still does not meet the actual demand; Many
households still follow the traditional, spontaneous, scattered, follow the movement
leading to the output of unstable products ...
Based on the results obtained and negative influences, based on the general
orientations of all levels as well as the practical situation of localities, the author shall
propose measures to enhance the restructuring of the agricultural economy. According
to the new rural development program of Thuong Tin district, the positive and sustained
improvement in the awareness and sense of responsibility of officials and people in
capital mobilization and investment in developing and expanding the market
Agriculture, science and technology investment, agricultural land use management ... in
the coming time.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập và phát triển đang diễn ra sâu rộng Đảng và Nhà
nước đang nỗ lực thực hiện thành cơng tiến trình CNH, HĐH đất nước để xây
dựng nước ta thành một nước CN tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Sau
hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Bộ mặt nơng
thơn đã có những thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng KT-XH được phát triển, đời sống

vật chất và tinh thần người dân được cải thiện và không ngừng nâng lên (Đinh
Văn Thông, 2011).
Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế: CDCCKT và cơ cấu lao động ở nơng thơn cịn chậm; nông nghiệp phát
triển chưa bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao KH&CN và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế. Việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở còn lúng túng, thiếu quy hoạch, kết
cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…cịn yếu
kém, mơi trường ngày càng ơ nhiễm. Một số chính sách xã hội ở nơng thơn triển
khai thực hiện chậm và chưa đồng bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của người
nơng dân cịn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa nơng thơn và thành thị cịn lớn
phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở
còn yếu, chưa đủ sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân. Khơng
thể có một nước cơng nghiệp nếu nơng nghiệp và nơng thơn cịn lạc hậu và đời
sống nhân dân còn thấp (Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, 2016).
Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định cần phải “Xây
dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
phát triển ngày càng hiện đại” và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngày 04/6/2010 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 800-QĐ/TTg phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về XD NTM với mục tiêu “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức

1


sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh

trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thường Tín là một huyện ngoại thành cửa ngõ phía nam của thủ đơ Hà
Nội. Trong những năm qua cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của
Thành phố, huyện đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ, khuyến khích phát triển
kinh tế theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng giảm tỉ lệ nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, trong đó đặc biệt là phát triển
các làng nghề truyền thống. Đến nay TM – DV chiếm 34%; CN – TTCN – XD
chiếm 55%; nông nghiệp chiếm 11%, kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc, nơng
nghiệp nơng thơn có sự chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng
hướng. Tuy nhiên, CDCCKTNN theo Chương trình XD NTM diễn ra chậm, phát
triển thiếu quy hoạch, sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn manh mún, hiệu quả thấp
(sau 04 năm huyện Thường Tín thực hiện Chương trình NTM có 11/29 xã đạt
chuẩn NTM); việc khôi phục và phát triển lại các làng nghề truyền thống gặp
nhiều khó khăn, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất chưa nhiều; vấn đề giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động nhất là các vùng phải thu hồi đất cho
các dự án khu đô thị gặp khó khăn do chủ yếu là lao động phổ thông không đáp
ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; năng lực trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở
cịn hạn chế; cơng tác xã hội hóa, sự gắn kết, huy động sức mạnh của hệ thống
chính trị với người dân còn chưa đồng bộ dẫn đến kinh tế ở một số xã phát triển
chưa vững chắc, thiếu chiều sâu, từ đó chất lượng và hiệu quả khơng được như
mong muốn đã làm suy giảm “lực nội sinh” trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới của địa phương.
(UBND huyện Thường Tín, 2013-2016).
Những hạn chế trên là những cản trở cho việc thực hiện các mục tiêu của
CNH - HĐH nói chung và Chương trình mục tiêu Quốc gia về XD NTM trên địa
bàn huyện nói riêng.
Như vậy, vấn đề đặt ra là: Huyện Thường Tín cần phải làm gì và làm như thế
nào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng

thơn mới diễn ra nhanh, phù hợp, bền vững với tình hình thực tế của địa phương ?

2


Xuất phát từ câu hỏi trên tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội” để nghiên cứu luận văn thạc sỹ với mong muốn góp phần luận giải
vấn đề nói trên, mà trọng tâm là phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Thường Tín, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối đa
mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của địa phương cho sự phát triển nhanh và bền
vững trên con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo Chương trình Nơng thơn mới tại huyện
Thường Tín.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng nơng
thơn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKTNN theo Chương trình xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường CDCCKTNN theo Chương trình
xây dựng nơng thơn mới nhanh theo hướng tích cực và bền vững.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là gì? Gồm những nội dung nào?
- Có các bài học kinh nghiệm nào trên Thế giới và Việt Nam về
DCCKTNN có thể vận dụng cho Thường Tín?
- Thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp gắn với chương
trình xây dựng nơng thơn mới đang diễn ra như thế nào ở huyện Thường Tín?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến CDCCKTNN ở đây. Yếu tố nào thúc đẩy,
yếu tố nào đang hạn chế việc chuyển đổi CDCCKTNN ở Thường Tín?

3


- Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo Chương xây dựng nơng thơn mới theo hướng tích cực, bền vững trên
địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình CDCCKTNN theo Chương
trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung đánh giá quá trình CDCCKTNN theo chương trình xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu, đánh giá quá trình CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng
nơng thơn mới trong địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thu thập thông tin: Từ năm 2011 – 2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm 2016 – 2017.
+ Các giải pháp cùng đề tài phục vụ cho giai đoạn 2017 – 2020 và tầm
nhìn 2030.

1.5. CÁC ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về
CDCCKTNN, xác định các tiêu chí đánh giá sự CDCCKTNN.
- Làm rõ những thế mạnh và hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến sự
CDCCKT nông nghiệp theo Chương trình xây dựng nơng thơn mới của huyện
Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng CDCCKTNN theo Chương trình xây
dựng NTM ở huyện Thường Tín trong q trình CNH-HĐH.
- Đề xuất phương hướng CDCCKT nơng nghiệp theo Chương trình xây
dựng nơng thơn mới huyện Thường Tín theo hướng xây dựng một nền nông
nghiệp đô thị bền vững và các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng này.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
NƠNG NGHIỆP THEO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NƠNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản
phẩm như lương thực, thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nơng
nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ
mặt trời... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật ni. Nơng
nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản

xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến
bộ khoa học - cơng nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ra sản xuất nông nghiệp
ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán... đã
có từ hàng nghìn năm nay.
Ở các nước nghèo, nơng nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP
và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội (Nguyễn Thị Hải Yến, 2014).
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh các
yếu tố tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận.
Sự phát triển của sản xuất dẫn đến q trình phân cơng lao động xã hội. Tùy
thuộc vào tính chất sản phẩm, chun mơn kỹ thuật mà chia thành từng ngành,
lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực này không
thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ
và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Từ đó địi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự phân
công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống nhất là tiền đề cho quá trình hình
thành cơ cấu kinh tế.
Theo Các Mác, năm 1973: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những

5


quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng
sản xuất vật chất”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, năm 2005: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể
các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng
và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của xã
hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược phát

triển kinh tế, hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ khơng thể thay đổi
hồn tồn nó.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu kinh
tế được hình thành khi quan hệ giữa các lĩnh vực, ngành, bộ phận kinh tế được
thiết lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý.
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến ở
các quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự
nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia
sẽ có sự khác nhau.
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lý Nhà
nước có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn lực
trong nước và ngoài nước để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình
thành cơ cấu kinh tế. Nhưng sự tác động này không mang tính áp đặt mà là sự tác
động mang tính định hướng.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu là một tổng thể kinh tế bao gồm các
mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất thuộc lĩnh vực
nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, bao
gồm các bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp và các mối quan hệ gắn bó hữu cơ
lẫn nhau theo từng tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất
giữa các bộ phận hợp thành đó trong điều kiện thời gian và khơng gian nhất định.

6


Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu kinh tế

giữa các ngành nông-lâm-thủy sản và cơ cấu kinh tế nội bộ của các ngành. Nếu hiểu
theo nghĩa hẹp chỉ gồm cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ cấu kinh
tế trong nội bộ ngành đó (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2006).
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi cấu trúc
và mối quan hệ của hệ thống nơng nghiệp theo một chủ đích và định hướng nhất
định nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng thái phát triển tối ưu
đạt hiệu quả như mong muốn thơng qua tác động điều khiển có ý thức, định
hướng của con người trên cơ sở nhận thức và vận đúng các quy luật khách quan.
Hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình chuyển
từ trạng thái cơ cấu kinh tế cũ sang trạng thái cơ cấu kinh tế mới sao cho phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; phù hợp với sự phát triển khoa học công
nghệ và nhu cầu thị trường nhằm sử dụng hợp lý mọi yếu tố nguồn lực sản xuất
ra nhiều hàng hóa đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững
(Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2006).
* Nơng thơn mới
Đã có một số phân tích và khái niệm thế nào là nông thôn mới. Nông thôn
mới trước tiên phải là nơng thơn chứ khơng phải là thị tứ; đó là nông thôn mới chứ
không phải là nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông
thôn truyền thống, thì nơng thơn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định
số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới gồm 19 tiêu chí là:
tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thơng; tiêu chí về
thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu
chí chợ nơng thơn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí nhà ở dân cư; tiêu chí y tế; tiêu
chí văn hóa; tiêu chí mơi trường; tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị và xã hội
vững mạnh; tiêu chí về an ninh – trật tự xã hội.
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia về nơng thơn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của
các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng khơng được
thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia.

7


Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại Quyết định này, mục tiêu chung của Chương
trình được xác định là: “xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái đươc bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”.
Có thể quan niệm: NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành
một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra
cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn so với mơ hình nơng
thơn cũ (truyền thống) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Tính tiên tiến về mọi mặt của nơng thôn mới được thể hiện ở 5 nội dung
cơ bản là:
- Nơng thơn có làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
- Sản xuất bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa;
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
- Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;
- Xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
* Chương trình xây dựng nơng thơn mới
Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nơng

thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát
triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn
hố, mơi trường và an ninh nơng thơn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
XD NTM giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn
kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

8


2.1.2. Sự cần thiết phải

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo

Chương trình xây dựng nơng thơn mới
Sau hơn 30 năm đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta có sự chuyển
biến tích cực, nhưng nơng nghiệp vẫn chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất nhỏ,
CCNN và kinh tế nơng thơn ở nhiều nơi chưa thốt khỏi độc canh, thuần nông.
Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế nơng thơn, các ngành nghề
ngồi nơng nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh. Nhìn chung cơ cấu nơng thôn nước
ta bất hợp lý, hiệu quả thấp chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế từng vùng cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nơng thơn. Do đó, CDCCKTNN là
tất yếu khách quan, cần thiết phải phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tồn diện
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và giải quyết các vấn đề bức xúc ở
nông thôn (Lê Quốc Sử, 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, tạo điều kiện đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về

nông sản.
Là phương thức để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta,
tăng thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường ln là yếu
tố quyết định cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó ảnh hưởng quyết định
đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp nói riêng. Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ dừng
lại ở việc tiêu thụ những sản phẩm thơ mà hướng vào tiêu dùng những sản
phẩm có hàm lượng chất lượng cao và chỉ có CDCCKTNN theo hướng sản
xuất hàng hố mới đáp ứng nhu cầu đó. Mặt khác với nhu cầu ngày càng cao
của nhân dân hiện nay về nơng sản thì CDCCKTNN phải cải thiện đời sống
nhân dân và ổn định chính trị xã hội. Để sản xuất nông nghiệp đáp ứng được
yêu cầu của thị trường và nhu cầu người tiêu dùng nhà sản xuất phải thực hiện
đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ. Vì thế khơng dừng lại ở cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp truyền thống mà địi hỏi phải thực hiện đa dạng hố sản phẩm và dịch
vụ nơng nghiệp (Lê Quốc Sử, 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đảm bảo cho việc khai thác hợp lí
mọi tiềm năng lợi thế để sản xuất hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu.
Đối với các hoạt động sản xuất diễn ra trong nơng nghiệp thì các yếu tố
nguồn lực đó là đất đai, lao động, vốn, khoa học kĩ thuật…để duy trì các hoạt
động sản xuất diễn ra bình thường, sản xuất hàng hoá gắn với việc tập trung

9


ruộng đất quy mơ lớn địi hỏi trình độ lao động có tay nghề kĩ năng sản xuất hiện
đại và công nghệ sản xuất tiên tiến. Chuyển dịch cơ cấu thành cơng khi hàng hố
có khả năng cạnh tranh chiếm được thị trường. Sản xuất chỉ tăng nhanh khi mỗi
hộ gia đình nơng dân được trao quyền chủ động và tạo điều kiện thuận lợi để
tham gia sản xuất (Lê Quốc Sử, 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm tăng thu nhập và nâng cao đời

sống cho người nông dân, tạo nhiều việc làm cải thiện đời sống nhân dân, xóa
đói giảm nghèo đạt kết quả tốt.
Chuyển dịch tạo ra quá trình mới, các hoạt đống sản xuất kinh doanh đa
dạng có nhiều ngành nghề của nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Áp dụng cơng
nghệ sản xuất có khả năng tăng cao năng suất lao động từ ngành dịch vụ nơng
nghiệp thì người nơng dân có khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin từ thị trường
phục vụ cho quá trình đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất trong việc ra quyết
định. Thu nhập tăng nhu cầu của người tiêu dùng tăng kích thích người sản xuất
mở rộng quy mô, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng. Sự thay đổi
về nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước tạo động lực thúc đẩy dẫn tới thay
đổi trong cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp (Lê Quốc Sử, 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm tăng trưởng nông nghiệp cao
liên tục, tạo sự bình ổn về mặt chính trị xã hội đảm bảo an ninh lương thực cho
tịan xã hội, tồn các tỉnh thành.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong và ngồi nước sự tăng trưởng
của nơng nghiệp như một tấm đệm che đỡ những biến động tạo thăng bằng cho
nền kinh tế. Chuyển dịch tạo ra sự bình ổn về mặt chính trị xã hội đảm bảo an
ninh lương thực cho toàn xã hội từ tự cung, tự cấp và trong nhiều giai đoạn còn
thiếu về mặt số lượng đã ít nhiều gây ra sự mất ổn về mặt chính trị nhờ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mà vấn đề đó được giải quyết kịp thời và tạo
bước chuyển căn bản trong kinh tế nông nghiệp. Khi có tiềm lực mạnh về kinh tế
chúng ta có điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở những vùng sâu vùng xa. Chính
trị ổn định là điều kiện quan trọng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
thành phần kinh tế thu hút lượng vốn đầu tư nước ngồi và những kinh nghiệm
quản lí tiên tiến vào phát triển nông nghiệp. Chuyển dịch vừa là động lực vừa là
mục tiêu của sự phát triển, tạo sự bình ổn về chính trị theo tư tưởng hồ nhập
nhưng khơng hồ tan (Lê Quốc Sử, 2011).

10



Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo một nền sản xuất chun mơn
hóa, thâm canh tiên tiến.
Vì trong quá trình CDCCKTNN các địa phương đã chú ý khai thác các lợi
thế so sánh của địa phương mình để phát triển sản xuất hàng hoá cho nên mỗi
vùng mỗi địa phương đã tạo ra các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi đặc thù phù
hợp với điều kiện đất đai khí hậu và điều kiện sản xuất ở những nơi đó theo
hướng tập trung chun mơn hố và sản xuất hàng hố, sản phẩm nơng nghiệp đa
dạng và phong phú. Kết quả của việc tập trung chun mơn hố trong quá trình
CDCCKTNN đã dẫn đến sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành
nghề sản xuất ở nông thôn. Tạo ra một dây chuyền sản xuất chặt chẽ không thể
tách rời nhau. Nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất giá trị sản phẩm tạo ra trên đơn
vị diện tích tăng nhanh, chuyển dịch cơ cấu thành cơng khi hàng hóa có khả năng
cạnh tranh chiếm được thị trường (Lê Quốc Sử, 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt
nơng thơn nói chung và nơng nghiệp nói riêng.
Q trình CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng NTM thu được kết
quả thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách vốn vào đầu tư cho
nơng nghiệp nhằm tạo điều kiện huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài
đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các ngành nông nghiệp, hỗ trợ xây
dựng CSHT phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Trong quá trình
CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng NTM khơng chỉ sản xuất trồng trọt và
chăn nuôi được phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác lợi
thế của địa phương mà cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư xây
dựng, vấn đề y tế giáo dục cũng được cải thiện, trình độ dân chí cũng được nâng
lên. Do đó việc CDCCKTNN theo Chương trình xây dựng NTM đã và đang từng
bước góp phần tích cực tới q trình CNH, đơ thị hố nơng nghiệp nơng thơn và
q trình xây dựng nơng thơn mới (Lê Quốc Sử, 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu xây dựng một nền nông
nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp:

Tạo điều kiện giải quyết vấn đề xố đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông
thôn, tạo điều kiện phát triển năng lực sản xuất, khuyến khích mọi lực lượng lao
động trong các thành phần kinh tế hướng vào việc sản xuất nông sản hàng hóa, giải
quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Lê Quốc Sử, 2011).

11


×