Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KAIPHONH PHOMMALATH

ĐIỀU TRA, PHỊNG TRỪ BỆNH LỞ CỔ RỄ
(Rhizoctonia solani), BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG
(Sclerotium rolfsii) TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN
BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC VÀ HÓA HỌC

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày......tháng......năm..........
Tác giả luận văn


Kaiphonh Phommalath

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn bệnh cây, Khoa nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày......tháng......năm..........
Tác giả luận văn

Kaiphonh Phommalath

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………............

II
Mục lục….. ..................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................VII
Danh mục bảng ............................................................................................................ VIII
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. XI
Danh mục hình ............................................................................................................. XIII
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... XVI
Thesis abstract ........................................................................................................... XVIII
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………..1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài…………………………………...……………2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước……………………………….……………...3


2.1.1.

Những nghiên cứu về bệnh nấm hại vùng rễ ở một số cây trồng ....................... 3

2.1.2.

Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh hại cây
trồng có nguồn gốc trong đất (bệnh lở cổ rễ do nấm R. solani và bệnh héo
rũ gốc mốc trắng do nấm S. rolfsii) .................................................................... 5

2.2.

Tình hình nghiên cứu tại việt nam và CHDCND Lào…………….…………..19

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 19

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ở CHDCND Lào............................................................ 29

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 30
3.1.

Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….………...30

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………….30


3.3.

Vật liệu nghiên cứu…………..…………..…………………………………...30

3.4.

Nội dung nghiên cứu………...……..…………………………………………31

3.5.

Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 31

iii


3.5.1.

Phương pháp điều tra mức độ phổ biến của bệnh lở cổ rễ và héo rũ gốc
mốc trắng hại cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................. 31

3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani và Sclerotium rolfsii .......... 31

3.5.3.

Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride và vi khuẩn đối
kháng B. subtilis với các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii trên môi
trường nhân tạo ................................................................................................. 33


3.5.4.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride với bệnh lở cổ
rễ và bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng trong điều kiện
chậu vại ............................................................................................................. 34

3.5.5.

Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với nấm S. rolfsii
trong điều kiện môi trường nhân tạo ................................................................ 36

3.5.6.

Khảo sát hiệu lực phịng trừ của một số thuốc hóa học với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn trong điều kiện chậu vại ................... 36

3.5.7.

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ............................................................ 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Điều tra bệnh lở cổ rễ và bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây
trồng cạn vụ xuân năm 2019 tại huyện gia lâm, hà nội và phụ cận…..……….40

4.1.1.

Điều tra bệnh lở cổ rễ hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019

tại Gia Lâm, Hà Nội ......................................................................................... 41

4.1.2.

Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm,
Hà Nội............................................................................................................... 44

4.1.3.

Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân
năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội .............................................................. 45

4.1.4.

Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây họ cà vụ xuân năm
2019 tại Gia Lâm, Hà Nội và phụ cận .............................................................. 47

4.2.

Phân lập, nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate
nấm R. solani và nấm S. rolfsii gây hại một số cây trồng cạn………………..49

4.2.1.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm
Rhizoctonia solani ............................................................................................ 50

4.2.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm

Sclerotium rolfsii .............................................................................................. 52

4.2.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của
nấm R. solani hại một số cây trồng cạn ............................................................ 56

iv


4.2.4.

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của
nấm S. rolfsii hại một số cây trồng cạn............................................................. 58

4.2.5.

Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm R. solani trên một sô cây
trồng cạn trong điều kiện chậu vại .................................................................... 61

4.2.6.

Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm S. rolfsii trên một sô cây
trồng cạn trên kiện chậu vại .............................................................................. 63

4.3.

Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với các isolate nấm
R. solani và nấm S. rolfsii trên môi trường nhân tạo……...………………….65


4.3.1.

Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với các isolate
nấm R. solani trên môi trường nhân tạo ........................................................... 65

4.3.2.

Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma viride với các isolate nấm
Sclerotium rolfsii trên môi trường nhân tạo ..................................................... 67

4.4.

Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis (BS-G)
với các isolate nấm R. solani và isolate nấm S. rolfsii

trên môi trường

nhân tạo……………………………………………………………………….70
4.4.1.

Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis (BS-G) với
các isolate nấm R. solani trên môi trường nhân tạo.......................................... 70

4.4.2.

Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis (BS-G) với
các isolate nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường nhân tạo ............................ 73

4.5.


Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride với bệnh lở cổ rễ
và bênh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây trồng cạn trong điều kiện
chậu vại..............................................................................................................75

4.5.1.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride với bệnh lở cổ
rễ hại trên một số cây trồng cạn trong điều kiện chậu vại ................................ 76

4.5.2.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng hại trên một số cây trồng cạn trong điều kiện chậu vại…….…81

4.6.

Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với các isolate nấm S.
rolfsii trong điều kiện môi trường nhân tạo………………………………….85

4.6.1.

Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrL-CB trong môi trường PGA ............................................................................ 85

4.6.2.

Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrĐT-PT trong môi trường PGA.......................................................................... 86

v



4.6.3.

Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrCC-GB trong mơi trường PGA......................................................................... 88

4.6.3.

Khảo sát hiệu lực ức chế của một loại thuốc hóa học với isolate nấm SrCC-NQ trong mơi trường PGA ........................................................................ 90

4.7.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học với bệnh héo rũ gốc
mốc trắng hại trên cây đậu tương trong điều kiện chậu vại…………………..92

4.7.1.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Cruiser Plus 312.5 FS với bệnh
héo rũ gốc mốc trắng hại đậu tương (ĐT14) trong điều kiện chậu vại............. 92

4.7.2.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều kiện
chậu vại ............................................................................................................. 94

4.7.3.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Amistar 3SL với bệnh héo rũ gốc
mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều kiện chậu
vại ..................................................................................................................... 95


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 99
5.1.

Kết luận……...…………………………………………………………………99

5.2.

Kiến nghị…………...………………………………………………...…….....101

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 102
Phụ lục........ .................................................................................................................. 110

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AG

Anastomosis Group

BS-G

Bacillus subtilis gốc

BVTV


Bảo vệ thực vật

CAB

Centre for Agriculture and Bioscience

CHDCNDL

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

cm

Centimete

cs

Công sự

CT

Công thức

ĐBSCL

Đông bằng sông Cửu Long

F. solani

Fusarium solani


HL

Hiệu lực

HLPT (%)

Hiệu lực phòng trừ

HLƯC(%)

Hiệu lực ức chế

HRGMT

Héo rũ gốc mốc trắng

HVNNVN

Học viện nông nghiệp Việt Nam

LCR

Lở cổ rễ

NĐK

Nấm đối kháng

OAT


Oatmeat agar Microbiological Tested

P. fluorescens

Pseudomonus fluorescens

PDA

Potato Dectose Agar

R. solanacearum

Ralstonia solanacearum

R. solani

Rhizoctonia solani

S. rolfsii

Sclerotium rolfsii

T. viride

Trichoderma viride

TV-G

Trichoderma viride gốc


VSVĐK

Vi sinh vật đối kháng

WA

Water Agar

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiệu lực ức chế của các isolate nấm Trichoderma viride với một số
nấm hại cây đậu xanh ..................................................................................... 5
Bảng 2.2. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với nấm S. rolfsii
trên môi trường nhân tạo .............................................................................. 13
Bảng 2.3. Hiệu lực ức chế của VKĐK với hai loài nấm hại vùng rễ cà chua .............. 14
Bảng 2.4. Hiệu lực của vi khuẩn đối kháng phòng chống bệnh chết rạp cây con
cà chua (một số loài nấm hại vùng rễ) ......................................................... 15
Bảng 2.5. Hiệu quả phòng trừ của vi khuẩn đối kháng với bệnh chết rạp cây con
cà chua (một số loài nấm hại vùng rễ) ......................................................... 15
Bảng 2.6. Một số thuốc sinh học có nguồn gốc nấm Trichoderma thương mại
hóa ở Việt Nam ............................................................................................ 22
Bảng 4.1. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019
tại Gia Lâm, Hà Nội ..................................................................................... 41
Bảng 4.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia
Lâm, Hà Nội................................................................................................. 44
Bảng 4.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ
xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội ........................................................... 45
Bảng 4.4. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây cà chua vụ xuân năm 2019

tại huyện Gia Lâm, Hà Nội và phụ cận ........................................................ 48
Bảng 4.5. Số lượng các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii phân lập từ các
cây kí chủ nhiễm bệnh ................................................................................. 50
Bảng 4.6. Một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm R. solani trên
môi trường PGA........................................................................................... 51
Bảng 4.7. Một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm S. rolfsii trên
môi trường PGA........................................................................................... 53
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các isolate
nấm R. solani ............................................................................................... 56
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các isolate
nấm S. rolfsii ................................................................................................ 59

viii


Bảng 4.10. Khảo sát tính gây bệnh của các isolate nấm R. solani trên một số cây
ký chủ trong điều kiện chậu vại ................................................................... 61
Bảng 4.11. Khảo sát tính gây bệnh của các isolate nấm S. rolfsii trên một số cây
ký chủ trên chậu vại ..................................................................................... 63
Bảng 4.12. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với isolate nấm
R. solani trên môi trường PGA .................................................................... 65
Bảng 4.13. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-G) với
isolate nấm S. rolfsii trên môi trường PGA ................................................. 68
Bảng 4.14. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với isolate
nấm R. solani trên môi trường PGA ............................................................ 70
Bảng 4.15. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với các isolate
nấm S. rolfsii trên môi trường PGA ............................................................. 73
Bảng 4.16. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh lở cổ
rễ (Rs-ĐCV-PT) hại đậu xanh (ĐX208) trong điều kiện chậu vại .............. 76
Bảng 4.17. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride (TV-G) với

bệnh LCR (Rs-CCanh-CB) hại cải canh (VA54) trong chậu vại ................ 78
Bảng 4.18. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh bệnh
lở cổ rễ (Rs-ĐT-ĐX) hại đậu tương (ĐT14) trong chậu vại ....................... 79
Bảng 4.19. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-L-CB) hại lạc (L12) trong điều kiện chậu vại ................ 81
Bảng 4.20. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-ĐCV-ĐA) hại đậu cô ve (VC5) trong điều kiện
chậu vại ........................................................................................................ 83
Bảng 4.21. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrL-CB trong mơi trường PGA ....................................................................... 85
Bảng 4.22. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrĐT-PT trên môi trường PGA ....................................................................... 87
Bảng 4.23. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrCC-GB trên môi trường PGA ...................................................................... 88
Bảng 4.24. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrCC-NQ trên mơi trường PGA ...................................................................... 90
Bảng 4.25. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Cruiser Plus 312.5FS với bệnh
héo rũ gốc mốc trắng trên đậu tương (ĐT14) điều kiện chậu vại ................ 92

ix


Bảng 4.26. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo
rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều
kiện chậu vại ................................................................................................ 94
Bảng 4.27. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Amistar 3SL với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều kiện
chậu vại ........................................................................................................ 96

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.


Điều tra bệnh lở cổ rễ hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019,
tại huyện Gia Lâm, Hà Nội........................................................................ 42

Đồ thị 4.2.

Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019, tại huyện Gia
Lâm, Hà Nội .............................................................................................. 44

Đồ thị 4.3.

Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ
xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội ......................................................... 46

Đồ thị 4.4.

Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây cà chua vụ xuân năm
2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội và phụ cận ............................................ 48

Đồ thị 4.5.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các isolate
nấm R. Solani hại trên một số cây trồng cạn ............................................. 57

Đồ thị 4.6.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các isolate
nấm S. Rolfsii hại trên một số cây trồng cạn ............................................. 60

Đồ thị 4.7.


Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. Viride với isolate nấm R.
Solani trên môi trường PGA ...................................................................... 66

Đồ thị 4.8.

Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng TV-G với 5 isolate nấm S.
Rolfsii trên môi trường PGA...................................................................... 68

Đồ thị 4.9.

Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với 6 isolate nấm R.
Solani trên môi trường PGA ...................................................................... 71

Đồ thị 4.10. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với 5 isolate nấm S.
Rolfsii trên môi trường PGA...................................................................... 74
Đồ thị 4.11. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh lở
cổ rễ (Rs-ĐCV-PT) hại đậu xanh (ĐX208) trong điều kiện chậu vại ...... 76
Đồ thị 4.12. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm TV-G với bệnh lở cổ rễ (Rsccanh-CB) hại cải canh (VA54) trong điều kiện chậu vại ........................ 78
Đồ thị 4.13. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh
bệnh lở cổ rễ (Rs-ĐT-ĐX) hại đậu tương (ĐT14) trong chậu vại ............ 80
Đồ thị 4.14. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh héo
rũ gốc mốc trắng (Sr-L-CB) hại lạc (L12) trong điều kiện chậu vại ......... 82
Đồ thị 4.15. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh héo
rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐCV-ĐA) hại đậu cô ve (VC5) trong điều kiện
chậu vại ...................................................................................................... 83

xi



Đồ thị 4.16. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm
Sr-L-CB trong mơi trường PGA ................................................................ 85
Đồ thị 4.17. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm
Sr-ĐT-PT trên môi trường PGA ................................................................ 87
Đồ thị 4.18. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm
Sr-CC-GB trên môi trường PGA ............................................................... 89
Đồ thị 4.19. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm
Sr-CC-NQ trên mơi trường PGA ............................................................... 90
Đồ thị 4.20. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Cruiser Plus 312.5FS với
bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên đậu tương (ĐT14) điều kiện chậu vại ..... 92
Đồ thị 4.21. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo
rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều
kiện chậu vại .............................................................................................. 94
Đồ thị 4.22. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Amistar 3SL với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều
kiện chậu vại .............................................................................................. 96

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của isolate nấm T. viride
với các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii .......................................... 33
Hình 3.2. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của isolate vi khuẩn B.
subitilis với các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii............................... 34
Hình 4.1. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu cô vê ............................................... 43
Hình 4.2. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu tương .............................................. 43
Hình 4.3. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu xanh ............................................... 43
Hình 4.4. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu đen ................................................. 43
Hình 4.5. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên cải canh ................................................. 45

Hình 4.6. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên đậu tương ........................ 47
Hình 4.7. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên lạc ................................... 47
Hình 4.8. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên đậu co ve ......................... 47
Hình 4.9. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua ........................... 49
Hình 4.10. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Rs-Ccúc-PT....................... 52
Hình 4.11. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Rs-ĐCV-PT ...................... 52
Hình 4.12. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Rs-ĐT-KS ......................... 52
Hình 4.13. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Sr-ĐT-PT .......................... 55
Hình 4.14. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Sr-ĐCV-PT ....................... 55
Hình 4.22. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Sr-CC-GB ......................... 55
Hình 4.15. Đặc điểm hình thái tản nấm isolate Rs-ĐCV-PT trên môi trường PGA,
PCGA, CGA ................................................................................................ 58
Hình 4.16. Đặc điểm hình thái tản nấm isolate Rs-CCanh-CB trên mơi trường
PGA, PCGA, CGA ...................................................................................... 58
Hình 4.17. Sự phát triển của isolate nấm Sr-ỚT-ĐX trên môi trường PGA,
PCGA, CGA ................................................................................................ 60
Hình 4.18. Sự phát triển của isolate nấm Sr-ĐT-PT trên mơi trường PGA, PCGA,
CGA ............................................................................................................. 60
Hình 4.19. Lây nhiễm isolate Rs-CCanh-ĐX trên cây cải canh (VA54) ....................... 62
Hình 4.20. Lây nhiễm isolate Rs-CCanh-ĐX trên đậu xanh (ĐX208) .......................... 62
Hình 4.21. Lây nhiếm isolate nấm Rs-CCanh-CB trên cây đậu xanh .......................... 62
Hình 4.22. Lây nhiếm isolate nấm Rs- ĐT-ĐX trên cây đậu xanh ............................... 62

xiii


Hình 4.23. Lây nhiễm isolate nấm Rs- CCanh-CB trên cây cải canh ............................ 62
Hình 4.24. Lây nhiễm isolate nấm Rs-ĐCV -PT trên cây đậu xanh ............................. 62
Hình 4.25. Lây nhiễm isolate nấm Sr- ĐT- CB trên cây đậu cô ve ............................... 64
Hình 4.26. Lây nhiễm isolate nấm Sr- L- ĐX trên cây đậu cơ ve ................................. 64

Hình 4.27. Lây nhiễm isolate nấm Sr- Ớt- ĐX trên cây đậu cô ve ................................ 64
Hình 4.28. Lây nhiễm isolate nấm Sr- ĐCV-ĐA trên cây đậu cơ ve ............................ 64
Hình 4.29. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng TV-G với isolate nấm Rs-ĐT-ĐX
trên mơi trường PGA ................................................................................... 67
Hình 4.30. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng TV-G với isolate nấm Rs-ĐCVPT trên mơi trường PGA .............................................................................. 67
Hình 4.31. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng TV-G với isolate nấm Sr-L-CB
trên môi trường PGA ................................................................................... 69
Hình 4.32. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng TV-G với isolate nấm Sr- ĐCVĐA trên mơi trường PGA............................................................................. 69
Hình 4.33. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với isolate nấm Rs-ĐXĐX trên mơi trường PGA............................................................................. 72
Hình 4.34. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với isolate nấm RsCCúc-PT trên mơi trường PGA ................................................................... 72
Hình 4.35. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với isolate nấm Sr- ỚtĐX ................................................................................................................ 75
Hình 4.36. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng BS-G với isolate Sr- ĐCVĐA ................................................................................................................ 75
Hình 4.37. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh lở cổ
rễ (Rs-ĐCV-PT) hại đậu xanh (ĐX208) trong điều kiện chậu vại .............. 77
Hình 4.38. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh lở cổ
rễ (Rs-CCanh-CB) hại cải canh (VA54) trong điều kiện chậu vại ............. 79
Hình 4.39. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh bệnh
lở cổ rễ (Rs-ĐT-ĐX) hại đậu tương (ĐT14) trong chậu vại ....................... 81
Hình 4.40. Khảo sát hiệu lực phịng trừ của nấm đối kháng TV-G với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-ĐCV-ĐA) hại đậu cô ve (VC5) trong điều kiện
chậu vại ........................................................................................................ 84
Hình 4.41. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrL-CB trong môi trường PGA ....................................................................... 86

xiv


Hình 4.42. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrĐT-PT trên mơi trường PGA ....................................................................... 88
Hình 4.43. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrCC-GB trên mơi trường PGA ...................................................................... 90
Hình 4.45. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm SrCC-NQ trên mơi trường PGA ...................................................................... 91
Hình 4.46. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Cruiser Plus 312.5FS với bệnh

héo rũ gốc mốc trắng trên đậu tương (ĐT14) điều kiện chậu vại ................ 93
Hình 4.47. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo
rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều
kiện chậu vại ................................................................................................ 95
Hình 4.48. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Amistar 3SL với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều kiện
chậu vại ........................................................................................................ 97

xv


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: KAIPHONH PHOMMALATH
Tên luận văn: Điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc
trắng (Sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học.
Ngành: Bảo vệ thực vật.

Mã số: 8620112

Mục đích nghiên cứu
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ và nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo
rũ gốc mốc trắng trên nhiều loại họ cây trồng khác nhau đặc biệt là họ đậu, họ cà, họ
bầu bí. Để phịng trừ bệnh mang lại hiệu quả cao nhất, việc nghiên cứu ứng dụng nấm
đối kháng Trichoderma viride, vi khuẩn đối kháng Bacillus subtillis và thuốc hóa học
trong phịng trừ bệnh ở CHDCND Lào cịn rất hạn chế. Xuất phát từ những vấn trên,
chúng tôi tiến hành đề tài: Điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani),
bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện
pháp sinh học và hóa học.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra bệnh lở cổ rễ và bệnh héo rũ gốc mốc trắng ngoài động ruộng theo

QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. Các mẫu bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo rũ gốc
mốc trắng (S. rolfsii) hại trên một số cây trồng cạn có triệu chứng điển hình được thu
thập về phịng thí nghiệm và phân lập mẫu (isolate) trên môi trường nhân tạo. Nghiên
cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii
trên môi trường PGA, PCGA và CGA. Khảo sát hiệu lực ức chế và hiệu lực phòng trừ
của vi sinh vật đối kháng (nấm Trichoderma viride, vi khuẩn Bacillus subtilis), một số
thuốc hóa học (Cruiser Plus 312.5 FS, Vivadamy 3SL, Amistar 250 SC) trên môi trường
nhân tạo và trong điều kiện chậu vại.
Kết quả chính và kết luận
Bệnh lở cổ rễ hại trên cây họ đậu và cải canh, bệnh phá hại chủ yếu ở giai đọan
cây con. Tỷ lệ bệnh cao nhất trên cây cải canh (7,47%). Bênh héo rũ gốc mốc trắng hại
trên một cây họ đậu và cà chua hại chủ yếu từ giai đoạn ra hoa – quả chín. Tỷ lệ bệnh
héo rũ gốc mốc trắng cao nhất trên cà chua ở giai đoạn quả chín 10,27%.
Đặc điểm hình thái sinh học của nấm R. solani: chỉ khác nhau nhất định về mầu
sắc tản nấm, sợi nấm, vách sợi và khả năng hình thành hạch. Nấm S. rolfsi, tản nấm
khơng có sự khác nhau nhiều giữa các isolate, tản nấm có màu trắng xốp bơng và chỉ có
sự khác nhau về thời gian hình thành hoạch. Cả nấm R. solani và nấm S. rolfsii đều có
thể phát triển thuận lợi trên môi trường PGA, PCGA và CGA, nhưng phát triển tốt nhất

xvi


là trên mơi trường PGA. Tính gây bệnh của nấm R. solani và nấm S. rolfsii. Chúng ta đã
nhận thấy rằng các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii khi lây nhiễm trên chính cây
ký chủ, ký chủ cùng họ và cây ký chủ khác, tất cả đều có thể gây bệnh trên các loại cây
ký chủ khác, nhưng tỷ lệ bệnh trên chính cây ký chủ hoặc cây cùng họ cao hơn trên loại
cây khác.
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với nấm R. solani và nấm S.
rolfsii trên môi trường PGA đạt cao nhất khi nấm đối kháng có mặt trước nấm bệnh.
Hiệu lực ức chế với nấm R. solani đạt cao nhất 71,37% và 69,02% đối với nấm S.

rolfsii. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với nấm R. solani và nấm S.
rolfsii trên môi trường PGA đạt cao nhất khi vi khuẩn đối kháng có mặt trước, với nấm
R. solani đạt cao nhất 66,27% và 65,11% với nấm S. rolfsii. Hiệu lực phòng trừ của nấm
đối kháng T. viride với bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S.
rolfsii) cao nhất khi xử lý nấm đối kháng trước nấm gây bệnh. Hiệu lực phòng trừ bệnh
lở cổ rễ cao nhất 67,47%, với bệnh héo rũ gốc mốc trắng hiệu lực phòng trừ cao nhất
70,73%. Thuốc có hệu lực ức chế với nấm S. rolfsii trên môi trường PGA cao nhất là
thuốc Cruiser Plus 312.5FS, hiệu lực ức chế đạt tới 92,94%. Hiệu lực phịng trừ của
thuốc ba loại thuốc hóa học với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cao nhất khi xử lý hạt
giống trước nấm cây bệnh. Trong đó cao nhất là thuốc Cruiser Plus 312.5FS có hiệu lực
phịng trừ 68,97%. Như vậy khi các vi sinh vật đối kháng và thuốc trừ nấm có mặt hoặc
xử lý trước khi nấm gây bệnh xâm nhiễm thì sẽ làm cho hiệu lực ức chế và hiệu quả
phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể góp phần quan
trọng trong nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật đối kháng và thuốc trừ nấm trong phòng trừ
bệnh lở cổ rễ và bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại nhiều cây trồng ở CHDCND Lào.

xvii


THESIS ABSTRACT
Student’s name: Kaiphonh phommalath
Thesis title: Investigation and control of damping off disease caused by Rhizoctonia
solani and southern blight disease caused by Sclerotium rolfsii by using chemcial and
biological methods in the range of crops.
Major: Plant Protection

Mã số: 8620112

Aims
Rhizoctonia solani fungus causes root rot and Sclerotium rolfsii fungus which causes

white mold wilt disease in many different plants, especially legumes, eggplant, and
cucurbits. To prevent the most effective disease, the application of Trichoderma viride
antagonist fungus, Bacillus subtillis antagonist bacteria and chemical medicine in disease
control in Lao PDR is very limited. Originating from the above issues, we conducted the
subject: Investigation, prevention of root rot (Rhizoctonia solani), white mold root rot
(Sclerotium rolfsii) on some shallow plants by biological methods and chemistry.
Methods
Investigate root-neck disease and white-spot wilt disease in the field according to
QCVN 01-38: 2010 / BNNPTNT. Specimens of root-rot (R. solani) and white-mold wilt
disease (S. rolfsii) on some of the symptomatic upland crops were collected in the laboratory
and isolate isolated on artificial environment. Study on some biological morphological
characteristics of R. solani and S. rolfsii isolate on PGA, PCGA and CGA medium.
Investigation of the inhibitory and preventive effect of antagonistic microorganisms
(Trichoderma viride, Bacillus subtilis), some chemical drugs (Cruiser Plus 312.5 FS,
Vivadamy 3SL, Amistar 250 SC) on nuclear media Created and in tank conditions.
Main results and conclusions:
Root rot disease in legumes and cabbage, mainly in seedling stage. The highest
incidence of disease in broccoli (7.47%). Wilting of moldy white roots on a legume and
tomato harms primarily from flowering - fruit set. The rate of white mold root wilt
disease is highest in tomatoes at fruit maturity 10.27%.
Biological morphological characteristics of R. solani: only differ in color of
fungal colonies, mycelium, mycelium and the ability to form ganglion. S. rolfsi
mushrooms, the colonies did not differ much among the isolate, the colonies were
spongy white and only the difference in time of formation. Both R. solani and S. rolfsii
can grow smoothly on PGA, PCGA and CGA media, but grow best on PGA media.
Pathogenicity of R. solani and S. rolfsii. We have found that the R. solani and S. rolfsii

xviii



isolate isolates, when infested on the same host, host family, and other host plants, can
all cause disease in other host plants, but the incidence is higher on the host plant itself
or in the related family than on other plants.
Investigation of the inhibitory effect of T. viride antagonist with R. solani and S.
rolfsii on PGA medium reached the highest when the antagonist was present before the
pathogen. The inhibitory effect with R. solani was highest 71.37% and 69.02% for S.
rolfsii. The inhibition of B. subtilis antagonist against R. solani and S. rolfsii on PGA
medium was highest when the antagonistic bacteria were present, with R. solani was
highest at 66.27% and 65.11% with S. rolfsii mushrooms. The control efficacy of T.
viride antagonistic fungus with root rot (R. solani) and white-mold wilt disease (S.
rolfsii) is highest when treating antagonistic fungus before pathogenic fungus. The
highest effectiveness of control of root and neck diseases is 67.47%, with white mold
wilt disease, the highest control effect is 70.73%. The drug with the most inhibitory
force against S. rolfsii on PGA medium is Cruiser Plus 312.5FS, the inhibiting effect
reaches 92.94%. Control effect of the three drug drugs with white mold root wilt disease
is highest when handling seeds before the fungus. The highest among them is Cruiser
Plus 312.5FS, 68.97% effective. Thus, when antagonistic microorganisms and
fungicides are present or treated before the fungus causes infection, it will make the
inhibitory effect and effectiveness of disease control achieve the highest efficiency. The
results of the research can contribute an important part in the study of the application of
antagonistic microorganisms and fungicides in the control of root rot and white mold
wilt diseases in many plants in Lao PDR.

xix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới
năng suất, chất lượng của cây trồng. Đặc biệt là nhóm bệnh hại cây trồng cạn có

nguồn gốc trong đất. Các tác nhân này gây bệnh chủ yếu ở vùng gốc, rễ, đất xung
quanh vùng rễ, chúng tấn công và gây hại trên nhiều loại cây trồng thuộc nhiều
họ khác nhau: họ đậu, họ cà, họ bầu bí, họ rau thập tự…, như lạc, đậu tương, cà
chua, khoai tây, bí đao, dưa chuột, su hào, bắp cải..., do nấm và vi khuẩn gây ra
như: Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc. (S. rolfsii), bệnh
lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kühn (R. solani), Pythium spp. Fusarium
spp., Ralstonia solanacearum (R. solanacearum),… Các tác nhân này gây bệnh
có thể làm giảm đáng kể năng suất cây trồng từ 25 - 100% (Ghais et al., 2007).
Chính vì các tác nhân gây hại cây trồng gây thiệt hại lớn về kinh tế nên việc
đưa ra các phương án phịng trừ bệnh hại cây trồng nói chung và bệnh hại vùng
rễ nói riêng là cấp thiết, như biện pháp canh tác, vật lý, hóa học, sinh học. Nhưng
thực tế ở Việt Nam và CHDCND Lào, hiện cho thấy biện pháp chính đang được
áp dụng trong phịng chống bệnh hại vùng rễ là biện pháp hóa học, vì có thể
mang lại hiệu quả nhanh. Mặc dù thuốc hóa học có mang lại những hiệu quả nhất
định nhưng vấn đề về dư lượng thuốc trên nông sản ngày càng nhiều, ảnh hưởng
xấu đến môi sinh, môi trường và gây biến đổi hệ sinh thái nơng nghiệp, thuốc
bảo vệ thực vật có thể tồn tại trong đất và việc phòng trừ nấm gây bệnh có nguồn
gốc trong đất cịn chưa đạt được hiệu quả. Do vậy, trong nhiều năm gần đây biện
pháp sinh học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn và được nhiều
nước tập trung nghiên cứu, ứng dụng để trừ bệnh hại, trong đó có chế phẩm sinh
học để trừ bệnh hại cây trồng. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ
bệnh hại cây trồng đang là một hướng đi mới, đầy tiềm năng của ngành bảo vệ
thực vật.
Đã có khơng ít những nghiên cứu về các chế phẩm sinh học cũng như ứng
dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh hại cây trồng. Trong đó nấm đối
kháng Trichoderma viride (T. viride) và vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis (B.
subtilis) là hai loài vi sinh vật đối kháng thường được sử dụng để ức chế tác nhân
gây bệnh. Đây cũng là các loài vi sinh vật đối kháng có tiềm năng có nhiều trong
đất được nghiên cứu nhiều để phòng trừ các bệnh hại vùng rễ trên cây trồng cạn.


1


Hiện nay ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), việc
nghiên cứu về biện pháp sinh học, hóa học và phối phối hợp chúng với nhau để
phịng trừ bệnh hại cây trồng còn rất mới và hạn chế, có rất ít đề tài được quan
tâm nghiên cứu tới biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng (nhất là biện pháp
sinh học và hóa học) trong phịng trừ bệnh hại cây trồng. Để có hướng đi đúng
đắn và làm cơ sở cho việc phòng trừ bệnh hại cây trồng cho sản xuất nơng nghiệp
của nước nhà có hiệu quả và có tính bền vững lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên, để đưa ra biện pháp phịng trừ bệnh hại cây trồng đạt hiệu quả, có tác
dụng hạn chế tác hại của bệnh và hạn chế tác hại của thuốc bảo vệ thực vật gây
ra, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng, em đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc
mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh
học và hóa học”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Điều tra thực bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng
(Sclerotium rolfsii) hại một số cây trồng cạn và khảo sát biện pháp sinh học, hóa
học phịng trừ bệnh.
1.2.2. u cầu
- Điều tra bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng
(Sclerotium rolfsii) gây hại trên một số cây trồng thuộc họ cà, họ đậu và họ thập
tự tại huyện Gia Lâm - Hà Nội năm 2018 - 2019.
- Phân ly ni cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của
các isolate nấm Rhizoctonia solani và nấm Sclerotium rolfsii.
- Nghiên cứu đặc tính gây bệnh, phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia
solani và nấm Sclerotium rolfsii.
- Khảo sát hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng phòng trừ bệnh lở cổ rễ

(Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên môi
trường nhân tạo và trong chậu vại.
- Khảo sát hiệu lực ức chế và hiệu lực phòng trừ của một số thuốc trừ nấm
với bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên môi trường nhân tạo và
trong kiện chậu vại.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
2.1.1. Những nghiên cứu về bệnh nấm hại vùng rễ ở một số cây trồng
Tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất, gây hại nghiêm trọng vùng gốc rễ cây,
ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng nông sản, làm tăng chi phí trong việc thâm
canh, sản xuất cây rau màu, cây trồng cạn. Bệnh hại chủ yếu gồm lở cổ rễ (R.
solani), héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii), các bệnh thối do nấm Fusarium sp.,
Pythium, Ralstonia, v.v. Trong số những bệnh hại kể trên chúng tôi cần đặc biệt
quan tâm đến bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm (S.
rolfsii), cả hai loài nấm gây bệnh hại cây trồng đều có nguồn gốc trong đất,
chúng phát sinh phát triển và gây hại trên rất nhiều cây trồng thuộc nhiều họ khác
nhau và nhất là trên các cây trồng cạn.
Theo Roger (1953), nấm R. solani thuộc bộ nấm trơ Mycelia sterilia lớp
nấm bất tồn Fungi imperfecti. Về đặc điểm hình thái của nấm này theo Roger.
(1953), Banentt and Hunter (1998), sợi nấm có màu nâu sẫm, tế bào sợi nấm dài
có vách ngăn gần chỗ phân nhánh, sợi phân nhánh gần vng góc. Nấm này ký
sinh ở phần gốc của rễ cây, hạch nấm có màu nâu đen, dẹt. Nấm thường tồn tại ở
dạng sợi và dạng hạch nấm trên nhiều loại đất khác nhau.
Nấm Rhizoctonia solani Kühn là một lài nấm phức tạp, khơng đồng nhất,
bao gồm nhiều nhóm liên hợp có quan hệ với nhau nhưng khác về di truyền.
Nấm R. solani thuộc bộ nấm trơ Mycelia sterilia, lớp nấm bất toàn Fungi

imperfecti (CAB International, 2006).
Nấm Rhizoctonia solani gây hại ở hầu hết các vùng đậu tương trên thế giới.
Bệnh làm giảm tỷ lệ cây con thời kỳ trước và sau nảy mầm lên tới 50% đồng thời
làm giảm năng suất tới 40%. (Muyolo et al., 1993; Mathew and Gupta, 1996).
Theo Matsumoto et al. (1932), đã điều tra được hơn 200 nguồn nấm
Rhizoctonia solani Kühn từ 59 loại cây trồng khác nhau và ở các vùng khác nhau
của Nhật Bản. Kết quả cho thấy R. solani gây hại hầu hết trên các cây ăn quả,
cây rau và cây cảnh, chúng xâm nhiễm và gây hại cả trong vườn ươm, nhà kính
và cả ngồi đồng ruộng.
Maurya (2016), ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự nảy mầm của hạch
nấm R. solani AG 3. Ở nhiệt độ 20 ± 1ºC, hạch nấm R. solani AG 3 có tỷ lệ nảy

3


mầm (50 - 100%) và nhiệt độ 25 ± 1ºC có tỷ lệ nảy mầm (57,5 - 100%). Kết quả
cho thấy hạch nấm nảy mầm tốt ở nhiêt độ từ 20 - 25 ± 1ºC. Hạch nấm R. solani
AG 3 có tỷ lệ nảy từ 85 - 100% trong độ pH 5, nảy mầm 82,5 - 100% ở pH 6 và
85 - 100% độ pH 7. Tỷ lệ nảy mầm của hạch nấm ở độ pH 5 - 7 cao hơn tỷ lệ
nảy mầm ở độ pH 4 và pH 8.
Elizabeth (2008), nấm Sclerotium rolfsii thuộc bộ Agonomycetales họ
Agonomycetaceae đã được Peter Henry Rolfsii phát hiện và nghiên cứu đầu tiên
vào năm 1892 khi nghiên cứu bệnh tàn lụi cà chua tại Florida - Mỹ. Cho đến nay
đã có hơn 2000 báo cáo ghi nhận sự xuất hiện gây hại của nấm trên toàn thế giới.
Dẫn theo Gulshan et al. (1992), sợi nấm đa bào trong suốt phân nhánh rất mảnh,
có mấu lồi và phát triển thành sợi nấm màu trắng; sau đó sợi nấm đan kết với
nhau hình thành hạch nấm có hình cầu đường kính từ 1 - 2 mm, lúc đầu hạch
màu trắng lúc sau chuyển sang màu nâu.
Theo tác giả Fakher (2018), ảnh hưởng của nhiệt độ và mơi trường đến sự
hình thành hạch và phát triển của sợi nấm Scletium rolfsii. Sợi nấm phát triển và

hình thành hạch ở nhiệt độ 10°C - 35°C, tối thiểu 5°C và tối đa 40°C. Nhiệt độ
30°C sợi nấm phát triển và hình thành hạch cao nhất, ở nhiệt độ 30°C bắt đầu
hình thành hạch sau 3 ngày ni cấy, nhiệt độ 35°C hạch hình thành sau 15 và 6
ngày ni cấy. Sự hình thành và trọng lượng của hạch khơ có sự khác nhau tùy
thuộc vào isolate và nhiệt độ ni cấy. Hạch nấm được hình thành ở nhiệt độ
25°C - 35°C và ở nhiệt độ 5°C, 10°C, 15°C và 40°C nấm khơng hình thành hạch.
Nhiệt độ 25°C - 35°C hạch nấm nảy mầm 96 - 100% sau 24 giờ nuối cấy, nhiệt
độ 15°C - 20°C nảy mầm giảm và nhiệt độ 5°C, 10°C và 40°C sau 72 giờ ni
cấy sự nảy mầm bị ức chế hồn tồn. Đối với tất cả các chủng S. rolfsii, tản nấm
sinh trưởng phát triển tốt nhất ở môi trường OAT, sau đó CZA, MYEA và PDA.
Khi ni cây trên mơi trường PDA và OAT, tản nấm S. rolfsii phát triển sợi rất
nhiều, dày, thành bông. Trên môi trường WA và CZA tản nấm phát triển sợi ít và
mỏng. Trên các mơi trường khác tản nấm phát triển phẳng và sợi nấm thưa. Môi
trường WA và CZA là môi trường nuôi cấy phù hợp nhất, không quan sát thấy
hạch nấm màu nâu sẫm trên môi trường NA và YDA. Hạch nấm được hình thành
cao nhất trên mơi trường PDA và CZA. Isolate nấm Sclerotium (Sr3) có trọng
lượng hạch nấm cao nhất khi nuôi cấy trên môi trường PDA. Trên môi trường
trọng lượng hạch nấm của isolate Sr3 được tạo ra cao nhất. Trên PDA, MYEA và
CZA isolate Sr1 và Sr2 có trọng lượng tương đương trên môi trường PDA,

4


MYEA và CZA. Hạch nấm nảy mầm tối ưu trên tất cả các môi trường nuôi cấy,
trừ môi trường NA.
Nấm S. rolfsii là lồi nấm có phổ ký chủ khá rộng ngoài tự nhiên và là
nguồn bệnh gây hại lớn cho cây trồng. Stephen (2000), đã nghiên cứu và xác
định được phạm vi ký chủ của nấm S. rolfsii với ít nhất 500 loài cây trồng thuộc
100 họ thực vật. Những cây ký chủ mẫn cảm nhất với bệnh bao gồm: họ cà (cà
chua, khoai tây, cà pháo v.v), họ đậu đỗ (đậu tương, lạc, đậu xanh), họ bầu bí

(dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí ngơ). Triệu chứng gây hại: ở giai đoạn cây con,
nấm xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu
nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan
ra mặt đất xung quanh làm mô cây thối mục, cây khô chết.
2.1.2. Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phịng trừ bệnh hại
cây trồng có nguồn gốc trong đất (bệnh lở cổ rễ do nấm R. solani và bệnh
héo rũ gốc mốc trắng do nấm S. rolfsii)
Loài Trichoderma spp. là nấm đối kháng được nghiên cứu và áp dụng ở
nhiều nước từ những năm cuối của thập kỷ 60 và ngày càng được mở rộng phát triển
khắp thế giới. Các nghiên cứu cho thấy nấm T. viride là nấm hoại sinh tồn tại trong
đất, ở vùng rễ cây trồng, trong q trình sinh sống nó sản sinh ra các chất kháng sinh
có tác dụng ức chế kìm hãm và tiêu diệt nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất.
Ngoài hiệu quả trừ nấm gây bệnh, làm giảm tỷ lệ cây bị bệnh, chế phẩm của nấm
Trichoderma spp. cịn có tác dụng tốt đối với cây trồng. Dùng chế phẩm nấm
Trichoderma spp. làm cho cây khỏe hơn, tăng sức đề kháng với vi sinh vật gây
bệnh, tác dụng kích thích sinh trưởng với cây trồng (Buimistru, 1979; Elad et al.,
1982), hiệu quả phòng trừ bệnh thể hiện rõ rệt và tăng năng suất cây trồng.
Bảng 2.1. Hiệu lực ức chế của các isolate nấm Trichoderma viride với một số
nấm hại cây đậu xanh
TT
1
2
3
4

Isolate nấm
Trichoderma
viride
Tr.3
Tr.8

Tr.12
Tr.14

Hiệu lực ức chế (%) của các isolate nấm T. viride với các
loài nấm hại vùng rễ
R. solani

S. rolfsii

M. phaseolina

F. solani

61,25
70,00
67,50
60,00

57,50
68,24
58,75
56,25

52,86
70,00
61,25
62,50

62,50
69,32

65,00
57,50

Nguồn: theo Mishra (2011).

5


×