Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp nâng cao thu nhập tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị Kinh Doanh - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học,
các thầy, cô giáo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong q trình thực hiện đề tài,
tơi cịn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, cũng
như các bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện để tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận về thu nhập của Ngân hàng thương mại .............................................. 4
2.1.1. Khái niệm, chức năng, các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại .............. 4
2.1.2. Thu nhập của Chi nhánh Ngân hàng thương mại ................................................... 9
2.1.3. Vai trò của thu nhập với hoạt động của Chi nhánh ngân hàng thương mại ......... 15
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng thương mại ...................... 145
2.1.5. Sự hình thành thu nhập của một Chi nhánh ngân hàng thương mại hạch
toán phụ thuộc .................................................................................................. 18
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 19
2.2.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................................................... 19
2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập của một số ngân hàng thương mại .................... 21
2.2.3. Một số bài học về nâng cao thu nhập cho Chi nhánh Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh ..................................................... 26
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 28

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 28
3.1.2. Đặc điểm tình hình và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh........................................ 31
3.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển - Chi nhánh Bắc Ninh ............................................................................... 38

iii


3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 40
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................ 40
3.2.2. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 43
3.2.3. Phương pháp phân tích ......................................................................................... 43
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................46
4.1. Kết quả kinh doanh và thực trạng tình hình thu nhập tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ..................................... 46
4.1.1. Kết quả kinh doanh……………………………………………….....................47
4.1.2. Thực trạng thu nhập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh .............................................................. 55
4.1.3.. Xác định chi phí trực tiếp theo thành phần các khoản thu ................................... 56
4.1.4. Phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015 .................. 58
4.1.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh ........................ 60
4.2. Đánh giá chung về thực trạng thu nhập tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Bắc Ninh.................................................................................. 68
4.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 68
4.2.2. Những mặt hạn chế ............................................................................................... 69
4.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................................... 71

4.3. Giải pháp tăng thu nhập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Ninh .............................................................................. 72
4.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh............................. 72
4.3.2. Giải pháp tăng thu nhập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh .............................................................. 74
Phần 5. Kết luận và Kiến nghị .................................................................................87
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 87
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 88
5.2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................................ 88
5.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước ................................................................................ 88
5.2.3. Đối với Hội sở chính ............................................................................................. 89
Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................................90
Phụ lục ............................................................................................................................ 92

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CBNV

Các bộ nhân viên


CNVC

Công nhân viên chức

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FTP

Điều chuyển vốn nội bộ

DN

Doanh nghiệp

DVR

Dịch vụ rịng

ĐCTC

Định chế tài chính

ĐVT

Đơn vị tính

HĐV


Huy động vốn

HSC

Hội sở chính

KCN

Khu cơng nghiệp

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KKH

Không kỳ hạn

MTV

Một thành viên

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTW

Ngân hàng trung ương

NHNN

Ngân hàng nhà nước

PGD

Phòng giao dịch

XSKT

Số xố kiến thiết

TMCP

Thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND


Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 2015

38

Bảng 3.2. Số lượng mẫu phiếu khảo sát

43

Bảng 4.1. Thông báo lãi suất giá FTP điều chuyển vốn nội bộ của HSC và lãi
suất huy động vốn của BIDV Bắc Ninh

46

Bảng 4.2. Tăng trưởng huy động vốn tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 20132015

47

Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 2015

48

Bảng 4.4. Thông báo lãi suất giá FTB điều chuyển vốn nội bộ của HSC và lãi
suất cho vay của BIDV Bắc Ninh


49

Bảng 4.5. Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013- 2015

50

Bảng 4.6. Kết quả cho vay tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015

52

Bảng 4.7. Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 20132015

53

Bảng 4.8. Thành phần các khoản thu tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 2015

54

Bảng 4.9. Chi phí trực tiếp theo thành phần các khoản thu tại BIDV Bắc Ninh
giai đoạn 2013 - 2015

57

Bảng 4.10 Tình hình thu nhập của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015

59

Bảng 4.11. Tỷ suất chi phí trực tiếp/thu nhập tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2013 - 2015


60

Bảng 4.12. Đánh giá của các khách hàng về dịch vụ cho vay của BIDV Bắc
Ninh

62

Bảng 4.13. Tiêu chí đánh giá của khách hàng về dịch vụ thanh toán của BIDV
Bắc Ninh

63

Bảng 4.14. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Bắc Ninh

65

Bảng 4.15. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tại BIDV Bắc Ninh

66

Bảng 4.16. Kết quả ý kiến của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tại
BIDV Bắc Ninh

67

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh .............................................................. 34

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
I. Thơng tin chung
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao thu nhập tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh
II. Mục đích nghiên cứu
1. Tính cấp thiết
Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng là những doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, làm sao để đạt hiệu quả
kinh doanh tạo ra lợi nhuận là một vấn đề lớn được đặt ra hàng đầu. Ngay từ những
ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và dưới sự chỉ đạo kịp thời
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
đã phát huy tốt vai trị của mình góp phần thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế,
đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn cũng như cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ
tiện ích cho người sử dụng và trở thành một trong những ngân hàng đa năng hàng đầu
Việt Nam.

Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, việc tạo
ra một đồng lợi nhuận là vơ cùng khó khăn. Muốn vậy ngân hàng phải tăng thu nhập đó
là mục tiêu, là thước đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh, là vấn đề quan trọng đặt ra
cho mỗi ngân hàng thương mại trong đó khơng loại trừ Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong q trình nghiên cứu thực hiện luận văn tơi đã lựa
chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao thu nhập tại Ngân hàng Thương mại cổ phầ n Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”. Qua đó đánh giá được tình hình thu
nhập của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong
những năm qua nhằm góp phần đề xuất một số ý kiến tăng thu nhập tại chi nhánh.
2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình thu nhập, để đánh giá đầy đủ thực trạng về tình hình thu nhập
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để tăng thu nhập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

viii


Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập số liệu.
- Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm Excel để
tổng hợp, mơ tả, so sánh và phân tích xử lý số liệu thu về.
III. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thu nhập của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Thông qua các chỉ tiêu nổi bật về các thành phần thu nhập,
các chi phí trực tiếp và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập.
Phân tích và đánh giá thực trạng kết quả thu nhập tại BIDV Bắc Ninh từ những
phân tích đó chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.
Qua đó làm cơ sở cho việc góp phần đưa ra các giải pháp nhằm tăng thu nhập tại BIDV
Bắc Ninh.

IV. Kết quả chính và kết luận
Nâng cao thu nhập tại các ngân hàng thương mại là vấn đề có ý nghĩa quan trọng
đối với mỗi ngân hàng. Việc nghiên cứu thành cơng đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng
cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Về lý luận, đề tài này giúp phân tích một số hoạt động của một NHTM, đặc biệt là
công tác nâng cao thu nhập đây là công tác trọng tâm cần chú trọng trong quá trình xây
dựng một ngân hàng hiện đại, đồng thời hệ thống hóa các thành phần trong cơ cấu thu
nhập của ngân hàng. Qua đó, làm sáng tỏ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp để
nâng cao thu nhập theo hướng phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các NHTM
Việt Nam.
Về thực tiễn, đề tài này giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh rút
ra những kinh nghiệm từ những tồn tại và hạn chế và chuẩn bị đương đầu với những
thách thức trong quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng,
việc xây dựng một chiến lược kinh doanh nói chung và một cơ cấu thu nhập
thích hợp nói riêng mang tính dài hạn là điều hết sức cần thiết trong hoạt động của một
ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển trong xu thế
hội nhập ngày càng gay gắt.
Kiến nghị và đề xuất với Chính phủ, NHNN và Hội sở chính một số vấn đề về
quan điểm, định hướng trong hoạt động huy động và sử dụng vốn, phát triển dịch vụ
trong thời gian tới và đưa ra một giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng
và đa dạng hố các hình thức huy động và sử dụng vốn để phát triển dịch vụ của BIDV
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

ix


THESIS ABSTRACT
I. General information
Author: Nguyen Thi Thanh Thuy
Thesis title: Solutions to improve income at Join Stock Commercial Bank for

Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh Branch
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Training Organization: Vietnam National University of Agriculture
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Le Huu Anh
II. Research’s objectives
1. Urgency
Commercial Bank of

Vietnam in general and joint-stock commercial banks

(TMCP) for Investment and Development of Vietnam (BIDV) in particular are now
operating in the financial sector - the monetary and banking services, how to achieve
effective business to make profit is a primary issue. Since the establishment, following
the leadership of The Party, The State and the leading of the State Bank of Vietnam,
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam has
promoted its role contributing to the flow of capital in the economy, to meet the
growing demand for capital as well as provide more convenient services to users and
become one of the leading multiple-service banks in Vietnam.
However, in tough competition of market economy, making profit is extremely
difficult. Therefore, increase in income is banks’ objective and the business
effectiveness measurement, an important issue for each commercial bank, including the
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development Vietnam.
From that, in the course of conducting research, I have chosen dissertation topic:
"Solutions to improve the income at The Join Stock Commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam - Bac Ninh Branch”. By assessing income situation at
BIDV - Bac Ninh branch in recent years, thesis will propose some ideas to increase
income at the branch.

2. Specific objectives
Analyzing income situation, to assess fully the the situation of income, based on
which to propose a number of solutions to improve income at the Join Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh Branch.

x


3. Research Methodology
- Investigate and collect data.
- The collected data will be deal with by Excel software to aggregate, describe,
compare and analyze.
III. Research content
Carry out research on income at Bank for Investment and Development of
Vietnam - Bac Ninh Branch based on outstanding indicators in income components, the
direct costs and factors that influence income.
Analyzing and assessing the income at BIDV Bac Ninh Branch, these analyzes
indicate the results achieved, constraints and the causes of that situation. It is the base
for offering solutions to increase income at BIDV- Bac Ninh province.
IV. Main results and conclusions
Increasing income at commercial banks is meaningful issues for each bank. The
successful research in this subject is very important in both in theory and practice. In
theory, this topic helps analyze some of the activities of a commercial bank; especially
raising incomes is the core business to focus on in the process of building a modern
bank, and systemize the components in the structure of bank income. From that, the
thesis clarifies the need to apply solutions to increase income in the appropriate
direction to raise the competitiveness of Vietnam's commercial banks.
In practice, this topic helps Commercial Bank for Investment and Development of
Bac Ninh draw experiences from these problems and limitations and prepare to cope
with the challenges in the process of liberalization of financial services, building an

overall business strategy in general and an appropriate income structure in particular in
the long term is essential in the operation of a bank in order to improve competitiveness,
continued existence and development of the fierce integration trend.
Recommendations and proposals to the government, central bank and the
Headquarters some problems about perspectives and orientation in the mobilization
and use of capital, development of services in the future and give some major
solutions in order to improve quality, expand and diversify the methods of
mobilization and use of capital to develop BIDV to serve industrialization and
modernization process of the country.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề lợi nhuận là một vấn đề vô cùng quan
trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Lợi nhuận không chỉ phản
ánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn phản ánh khả năng tồn tại,
phát triển và uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ
phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng là những doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, làm sao
để đạt hiệu quả kinh doanh tạo ra lợi nhuận là một vấn đề lớn được đặt ra hàng
đầu. Ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và
dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát huy tốt vai trị của mình góp phần thúc
đẩy ln chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn
cũng như cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích cho người sử dụng và trở
thành một trong những ngân hàng đa năng hàng đầu Việt Nam.
Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường,

việc tạo ra một đồng lợi nhuận là vơ cùng khó khăn. Chính vì vậy làm sao để có
thể tăng thu nhập là vấn đề quan trọng đặt ra cho tồn thể cán bộ cơng nhân viên
BIDV Bắc Ninh. Muốn vậy ngân hàng phải tăng thu nhập đó là mục tiêu, là
thước đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh, là vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi
ngân hàng thương mại, BIDV Chi nhánh Bắc Ninh cũng khơng nằm ngồi xu thế
trên. Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích
nhỏ, kinh tế cịn nhiều khó khăn nhưng có rất nhiều ngân hàng mở chi nhánh tại
đây, đến cuối năm 2015 đã có tới 31 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn bố
trí nằm sát nhau đẩy tính cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ lên cao. Tuy vậy
BIDV Bắc ninh ln khẳng định uy tín và chất lượng phục vụ của mình đối với
khách hàng và đóng góp hỗ trợ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa
phương ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngân hàng hoạt động chủ yếu vẫn là cho vay
điều này rất rủi ro, có thể dẫn đến chi phí ngồi lãi tăng cao, chưa đa dạng hóa
các nguồn thu nhập. Vậy, làm thế nào để nâng cao thu nhập của BIDV chi nhánh
Bắc ninh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như phát

1


triển các nguồn thu ngoài lãi cho vay? Đây là một câu hỏi có ý nghĩa cấp thiết
trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại hiện
nay. Tìm ra các giải pháp là quan trọng nhưng làm sao để các giải pháp đó trở
thành hiện thực lại càng quan trọng hơn. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm
đúng mức của ngành Ngân hàng cũng như của các nhà hoạch định chính sách
Kinh tế vĩ mơ khác. Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong q trình nghiên cứu thực
hiện luận văn tơi đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao thu nhập tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bắc Ninh”. Qua đó đánh giá được tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm qua
nhằm góp phần đề xuất một số ý kiến nâng cao thu nhập tại chi nhánh.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về thu nhập của ngân hàng
thương mại;
- Đánh giá thực trạng về tình hình thu nhập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình thu nhập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.

2


1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Số liệu trong báo cáo được thu thập trong 3 năm (từ năm 2013 đến năm
2015) các giải pháp đưa ra đến năm 2020.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý
luận cũng như thực tiễn. Về lý luận, đề tài này giúp phân tích một số hoạt động
của một NHTM, đặc biệt là công tác nâng cao thu nhập đây là cơng tác trọng tâm

cần chú trọng trong q trình xây dựng một ngân hàng hiện đại, đồng thời hệ
thống hóa các thành phần trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Qua đó, làm sáng
tỏ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp để nâng cao thu nhập theo hướng phù
hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam.
Về thực tiễn, đề tài này giúp BIDV Bắc Ninh và các NHTM khác trong
nước rút ra những kinh nghiệm từ những tồn tại và hạn chế và chuẩn bị đương
đầu với những thách thức trong quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng,
việc xây dựng một chiến lược kinh doanh nói chung và một cơ cấu thu nhập
thích hợp nói riêng mang tính dài hạn là điều hết sức cần thiết trong hoạt động
của một ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát
triển trong xu thế hội nhập ngày càng gay gắt. Đồng thời, người thực hiện cũng
hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa và
có thể trở thành tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm, chức năng, các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng - một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu
của nền kinh tế. Sự ra đời và phát triển của hệ thống NHTM là kết quả tất yếu
của nền kinh tế thị trường, là yếu tố cấu thành thị trường tài chính và thị trường
tiền tệ.
- Theo tài liệu “Quản trị ngân hàng thương mại” của Peter S.Rose (2001):
“Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn,
thực hiện nhiều chức năng tài chính hơn so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào

trong nền kinh tế”
Theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) 2010 (Luật số 47/2010/QH12):
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, có thể nói NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về
tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo
lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Ngồi
ra, NHTM cịn là một định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Nhờ vào hệ thống này mà các nguồn tiền nhàn rỗi vốn nằm rãi
rác trong xã hội sẽ được huy động và tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín
dụng cho các Tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát
triển kinh tế- xã hội. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của
nền kinh tế -xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển
thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội và ngược lại.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nội
dung của các khái niệm đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một
tính chất, đó là việc nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các
nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.

4


2.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng
đều có những chức năng sau đây:
Một là: Trung gian tín dụng
Đây là chức năng quan trọng và cơ bản của ngân hàng, nó có ý nghĩa trong
việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng này, ngân hàng đóng
vai trị là người trung gian đứng ra tập trung, huy động tối đa các nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn tín dụng, đáp ứng các

nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.
Khi thực hiện chức năng, NHTM đã thực hiện điều hòa vốn từ nơi thừa
sang nơi thiếu, từ đó kích thích q trình ln chuyển vốn của tồn xã hội và thúc
đẩy sự phát triển của quá trình tái sản xuất.
Hai là: Trung gian thanh toán
Nội dung của chức năng này là NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện
các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng để hoàn tất các quan hệ kinh
tế thương mại giữa họ với nhau. Ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh
toán theo yêu cầu của khách hàng thông qua tài khoản của họ bằng các phương
tiện thanh toán như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán,… Việc các
ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh tốn có ý nghĩa rất
to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại
cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh tốn thuận lợi. Nhờ đó, các
chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ,
người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an tồn. Qua đó, chức
năng này thúc đẩy lưu thơng hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu
chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Thực hiện chức năng này, NHTM đã góp phần thúc đẩy q trình trao đổi,
mua bán hàng hóa, cung cấp dich vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế
được thuận tiện, nhanh chóng, an tồn và tiết kiệm chi phí.
Ba là: Cung ứng dịch vụ ngân hàng
Ngồi hoạt động trung gian tín dụng, trung gian thanh tốn, các NHTM còn
cung ứng ngày càng đa dạng các dịch vụ khác cho nền kinh tế như: dịch vụ ngân
quỹ, dịch vụ kiều hối, nghiệp vụ ủy thác, dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ
có giá, cho thuê tủ két sắt, dịch vụ tư vấn đầu tư,…

5


Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nên các dịch vụ hiện đại

cũng được ngân hàng khai thác như: Internet Banking, phone Banking, home
Banking,…Như vậy, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đã từng bước nâng
cao khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng. Điều này có tác dụng hỗ trợ trở
lại đối với họat động kinh doanh ngân hàng nói chung.
2.1.1.3. Vai trị của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Hoạt động của NHTM chiếm vai trị, vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nó
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác kinh tế - xã hội có tác
động ngược trở lại đối với hoạt động ngân hàng, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt
động của ngân hàng.
Thơng qua chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần khơng
nhỏ vào việc điều hịa vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát
triển sản xuất làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ
đó đời sống dân chúng được cải thiện, nó là cầu nối tiết kiệm và đầu tư, tạo thế
cân bằng và ổn định cho nền kinh tế.
Với chức năng làm trung gian thanh tốn NHTM đã góp phần giảm chi phí
lưu thông tiền tệ đối với từng khách hàng cũng như đối với tồn bộ xã hội. Nó góp
phần thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa được tiến hành một cách nhanh chóng.
Ngồi ra NHTM cịn giúp NHNN trong việc điều tiết và kiểm soát thị
trường tiền tệ, thị trường vốn, góp phần thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngoài
nước. Để đảm bảo cho các NHTM thực hiện tốt vai trị của mình, NHNN cần
quản lý tốt các NHTM nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ, bảo đảm cho
sự hoạt động lành mạnh, hiệu quả của hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền lợi
của mọi thành phần kinh tế, giữ cho nền kinh tế phát triển được thuận lợi.
2.1.1.4. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại
Một là: Nghiệp vụ tài sản nợ
Là nghiệp vụ tạo lập nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, là nghiệp vụ
cơ bản vì nó tạo nên nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Một
trong những điều quan trọng để NHTM được phép hoạt động là phải có số vốn
điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định. Nhưng thông thường, nguồn vốn này
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, nhưng nó đóng vai trị quan

trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác. Các
quỹ dự trữ của ngân hàng là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong q trình tồn tại

6


và hoạt động của ngân hàng, xuất phát từ lợi nhuận ròng.
Trong tổng nguồn vốn hoạt động, NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy
động, thu hút được từ các thành phần trong nền kinh tế. Đây thực chất là vốn
thuộc chủ sở hữu của khách hàng và được chuyển giao cho ngân hàng quản lý và
sử dụng trong một thời gian nhất định nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy
đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn này rất quan trọng vì quy mơ chất lượng
của nghiệp vụ này sẽ quyết định quy mô và một phần hiệu quả kinh doanh của
NHTM. Nếu khả năng huy động vốn tốt, nguồn vốn tăng trưởng thì ngân hàng
mới mở rộng cho vay, phát triển kinh doanh. Thêm vào đó, nếu nguồn vốn huy
động được càng rẻ thì hiệu quả kinh doanh càng cao, càng giảm thiểu rủi ro trong
cho vay do có ưu thế trong việc chọn lọc khách hàng. NHTM có thể huy động
vốn khơng kỳ hạn hoặc có kỳ hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người sở hữu nó có thể rút ra
và sử dụng bất kỳ lúc nào, bao gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế,
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư. Loại này tuy biến động thường xuyên
nhưng nó vẫn có được một số dư ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một
thời kỳ nên ngân hàng sử dụng cho vay ngắn hạn. Mục đích người gửi tiền là để
hưởng những dịch vụ nên lãi suất sẽ rất thấp.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được quyền rút ra
sau một thời hạn nhất định hoặc muốn rút ra phải báo trước, mục đích của người
gửi tiền là hưởng lãi nên lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Bao gồm tiền
gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư,
đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng
chúng để cho vay trung và dài hạn.

Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NHTM
thông qua việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của ngân
hàng… nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn
tiền gửi chưa đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm vốn vay
của NHNN thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn (Tái chiết khấu, tái cầm cố, cho vay
lại thơng qua hợp đồng tín dụng), vay của các NHTM khác thông qua thị trường
tiền tệ, thị trường liên ngân hàng và vốn vay của các tổ chức, tiền tệ quốc tế.
Như vậy, việc đẩy mạnh huy động vốn của NHTM là một trong những vấn
đề quan trọng của chiến lược kinh doanh, tạo nguồn vốn để cho vay nhằm đem
lại hiệu quả cho NHTM.

7


Hai là: Nghiệp vụ tài sản có
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng, là nghiệp vụ quan trọng
nhất, quyết định khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Đây là nghiệp vụ sử
dụng các nguồn vốn đã hình thành của NHTM, bao gồm những nghiệp vụ sau:
- Thiết lập dự trữ: Là một phần nguồn vốn không sử dụng đến để đảm bảo
khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân ngân hàng. Đây
là các khoản mà NHTM phải duy trì nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán kịp thời
và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi NHTM gặp rủi ro
+ Tiền mặt tại quỹ: NHTM phải dự trữ một số tiền tại quỹ theo một tỷ lệ
nhất định để đáp ứng du cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt của khách hàng.
+ Tiền gửi tại NHNN: Theo quy định, NHNN duy trì mức dự trữ bắt buộc
theo quy định và phần cịn lại dùng để giao hốn séc và thanh tốn nợ đối với các
tổ chức tín dụng và NHTM khác.
+ Tiền gửi tại các NHTM và TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán,
chuyển tiền khác địa phương của khách hàng. Số này cao hay thấp tùy theo mức
độ quan hệ với đại lý và số lượng đại lý.

- Cấp tín dụng:
Phần lớn nguồn vốn cịn lại NHTM dùng để cấp tín dụng cho các đơn vị, tổ
chức kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Nghiệp vụ này không những có ý nghĩa đối với tồn bộ nền kinh tế xã hội mà
cịn đối với bản thân NHTM vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để
từ đó bồi hồn lãi tiền gửi cho khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra
lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là một hoạt động đầy rủi
ro. Vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ để ngăn ngừa
hoặc giảm thiểu rủi ro.
Các loại cho vay của NHTM khá phong phú, căn cứ vào phương pháp cho
vay, thời hạn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay và tính chất ln chuyển vốn…
sẽ có những loại cho vay phù hợp, nhưng dù là loại cho vay nào cũng phải đảm
bảo nguyên tắc, điều kiện và đảm bảo tiền vay.
- Nghiệp vụ đầu tư: Ngân hàng thực hiện đầu tư vào chứng khốn Nhà
nước, chứng khốn cơng ty hoặc có thể đầu tư trực tiếp. Nhìn chung hoạt động
đầu tư ln có khả năng sinh lời cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, để đảm
bảo an toàn của hệ thống ngân hàng hầu hết các nước đều quy định: NHTM chỉ

8


được sử dụng vốn tự có để hùn vốn và tổng các khoản đầu tư không được vượt
quá tỷ lệ quy định.
Ba là: Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Đây là nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ mà NHTM kinh doanh theo sự ủy
nhiệm của khách hàng để được hưởng các khoản phí và hoa hồng. Bao gồm các
dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong nước và quốc tế, hoạt động kinh doanh
mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, dịch vụ bảo lãnh, ủy thác, cho thuê két sắt,
mơi giới, tư vấn, thẻ tín dụng…
Việc tận dụng các nguồn thu từ nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ làm tăng lợi

nhuận, ít rủi ro hơn nghiệp vụ cho vay, đa dạng hóa hoạt động, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã được nhiều NHTM ngày
càng quan tâm và mở rộng.
2.1.2. Thu nhập của Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại
Đối với bất kỳ một doanh nghiê ̣p , lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất.
NHTM cũng là một đơn vị kinh doanh như các doanh nghiệp khác nhưng có đặc
trưng cơ bản là kinh doanh tiền tệ và mục tiêu cuối cùng cũng chính là lợi nhuận
của kỳ kinh doanh là bao nhiêu.
Đối với các Chi nhánh của NHTM do chi nhánh là đơn vị hạch tốn phụ
thuộc, chi nhánh chưa tính đủ các khoản chi phí như chi về thuế.. do đó thay cho
chỉ tiêu lợi nhuận chi nhánh dùng chỉ tiêu thu nhập.
2.1.2.1. Quan niệm về thu nhập của một Chi nhánh Ngân hàng thương mại
Các chi nhánh NHTM là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chỉ thực hiện những
nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh được giao của Hội sở chính, do đó chưa đủ điều
kiện để xác định đầy đủ lợi nhuận đạt được trong các kỳ hoạt động kinh doanh.
Tại các chi nhánh NHTM nơi diễn ra các hoạt động giao dịch giữa ngân
hàng với khách hàng về các dịch vụ thanh toán, việc tổ chức kinh doanh được
thực hiện theo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống của một NHTM.
Trong quá trình thực hiện kinh doanh, để thực hiện hạch toán kinh doanh
tập trung thống nhất toàn ngành việc điều chỉnh thống nhất của toàn bộ hệ thống
nhằm điều hòa nguồn lực và phân phối thống nhất, điều đó làm cho các hoạt
động kinh doanh tại một chi nhánh NHTM có thể chỉ từng phần của các dịch vụ,
do đó chưa thể xác định được đầy đủ lợi nhuận trong kỳ kinh doanh.

9


Để đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh, người ta có thể sử dụng chỉ
tiêu thu nhập như một kết quả trung gian. Việc xác định thu nhập trên cơ sở các
thành phần sản phẩm dịch vụ hiện có, mỗi thành phần sản phẩm dịch vụ tính theo

chênh lệch giữa phần thu từ các hoạt động dịch vụ và các chi phí trực tiếp có liên
quan. Các chi phí quản lý chung khơng được phân bổ theo các thành phần sản
phẩm dịch vụ.
Như vậy thu nhập của một chi nhánh NHTM được hiểu là phần chênh lệch
giữa tổng thu và tổng chi phí trực tiếp của một NHTM, phản ánh kết quả trung
gian đạt được trong kỳ kinh doanh ở một chi nhánh cụ thể.
2.1.2.2. Các thành phần thu nhập của Chi nhánh ngân hàng thương mại
Nguồn thu của NHTM bao gồm các khoản thu từ các lĩnh vực kinh doanh
và các nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM , bao gồm các hoạt động như : Cho
vay, đầu tư, hoạt động dich
̣ vu ̣ và các hoạt động khác.
- Thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm: thu lãi từ hoạt động cho vay, thu lãi
tiền gửi, thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính, thu từ dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ, thu từ nghiệp vụ chứng khoán và bảo lãnh, thu khác liên quan đến hoạt động
nghiệp vụ của ngân hàng.
Trong đó khoản thu lãi từ hoạt động cho vay, là khoản thu cơ bản của
NHTM. Nguồn thu này chiếm tỷ lớn trong tổng thu nhập của NHTM và nó phụ
thuộc vào khung lãi suất do NHNN quy định cũng như phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của các tổ chức kinh tế, Các ngân hàng Việt Nam thu từ nghiệp vụ
này thường chiếm hơn 70% tổng thu từ nghiệp vụ ngân hàng, các NHTM khác
nhau tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi ngân hàng.
- Thu từ hoạt động khác của NHTM: thu góp vốn, mua cổ phần, thu từ việc
tham gia thị trường tiền tệ, thu từ hoạt động kinh doanh vàng bạc và ngoại tệ, thu
từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý, thu từ dịch vụ bảo hiểm và tư vấn, thu từ nghiệp vụ
mua bán nợ giữa các TCTD, thu từ nghiệp vụ cho thuê tài sản và nghiệp vụ khác.
- Thu hồn nhập các khoản dự phịng đã trích trong chi phí, thu từ các
khoản vốn bằng dự phịng rủi ro, thu từ nhượng bán và thanh lý TSCĐ và thu về
chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật.
Khoản thu từ lãi tiền gửi của NHTM gửi tại NHNN và các TCTD khác trên
cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

thường là nhỏ. Bởi vì mục đích của các tài khoản này là để tham gia vào các hoạt

10


động thanh toán, dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN và bảo toàn vốn nên
NHTM được hưởng lãi suất rất thấp.
- Thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như lãi từ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, phí nghiệp vụ thanh toán quốc tế… Về nguyên tắc các khoản thu về
kinh doanh ngoại tệ thu bằng ngoại tệ. Các ngân hàng phát triển nghiệp vụ này là
hết sức cần thiết do khơng những tăng thu nhập mà cịn tạo điều kiện cho nghiệp
vụ thanh toán quốc tế được thuận lợi nhanh chóng, góp phần mở rộng quan hệ
thương mại quốc tế.
- Thu từ các hoạt động dịch vụ (thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, chứng
khoán,…) hiện nay ở nước ta còn rất nhỏ song với ngân hàng hiện đai trên thế
giới thì khoản thu này tương đối lớn, chiếm 40-45 %. Vì vậy, các ngân hàng Việt
Nam cần ra sức phấn đấu tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ.
- Các khoản thu lãi từ chu chuyển vốn nội bộ. Khi thực hiện cơ chế này,
tất cả các chi nhánh NHTM khi huy động được bao nhiêu sẽ bán lại toàn bộ số
vốn huy động được cho Hội sở chính (HSC) theo kỳ hạn huy động.
2.1.2.3. Các khoản chi phí của các Chi nhánh Ngân hàng thương mại
Đối ứng với các khoản thu nhập , NHTM cũng như các doanh nghiệp khác
cần phải bỏ ra các chi phí để duy trì các hoạt động của mình . Các khoản chi phí
của NHTM gồm có : Chi phí cho hoạt động kinh doanh (chi phí trực tiếp) và chi
phí cho hoa ̣t đơ ̣ng quản lý (chi phí gián tiếp).
a. Các chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh
Chi phí về huy động vốn như: chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi trả
lãi việc phát hành giấy tờ có giá và các chi phí khác liên quan đến huy động vốn.
Trong đó việc trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của
ngân hàng thương mại, nhưng đây là khoản chi không thể hạn chế hay tiết kiệm vì

đây là chi cho nghiệp vụ hình thành nguồn vốn của NHTM. Mức chi phụ thuộc
vào số dư tiền gửi của khách hàng và lãi suất phải trả theo quy định của nhà nước.
Chi trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu phụ thuộc vào số vốn ngân hàng huy
động được bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi. Chi
phí này cao hơn chi phí tiền gửi tuy nhiên nó chỉ mang tính chất thời điểm.
- Chi phí về dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ gồm: chi về dịch vụ thanh toán,
chi cước phí bưu điện và mạng viễn thơng, chi phí về ngân quỹ và các khoản chi
khác về ngân quỹ và hoạt động thanh toán.

11


- Chi về hoạt động khác như chi về tham gia thị truờng tiền tệ, chi về kinh
doanh mua bán ngoại bảng. Các khoản chi này chiếm một tỷ lệ khơng nhiều
trong tổng chi phí của NHTM.
b. Các chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh
- Ngoài ra các NHTM cịn phải có nghĩa vụ đối với nhà nước nên có các
khoản chi về thuế lợi tức, thuế môn bài, thuế trước bạ và các khoản nộp phí, lệ phí.
- Chi phí cho nhân viên bao gồm; chi lương và phụ cấp lương; chi trang
phục giao dịch, phương tiện và bảo hộ lao động; chi bảo hiểm xã hội; chi phí
cơng đồn; chi trợ cấp khó khăn; trợ cấp thôi việc theo quy định của nhà nước;
chi cho công tác xã hội,… Các ngân hàng thực hiện việc chi cho cán bộ công
nhân viên chức theo hệ số lương cơ bản và theo kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí hoạt động quản lý và cơng vụ: có các khoản chi vật liệu và giấy tờ
in; chi cơng tác phí theo quy định của nhà nước; chi cho đào tạo và huấn luyện
nghiệp vụ; chi về ứng dụng khoa học và công nghệ; sáng kiến cải tiến; chi bưu
phí và điện thoại; chi xuất bản tài liệu tuyên truyền quảng cáo; chi hoạt động
đoàn thể… Các khoản chi này phụ thuộc vào quy mô ngân hàng và theo chế độ
quản lý chi của chính ngân hàng, của Bộ tài chính.
- Chi về tài sản như chi khấu hao, bảo dưỡng tài sản, xây dựng nhỏ, mua

sắm công cụ lao động, bảo hiểm tài sản, thuê tài sản…
- Chi phí dự phịng bảo tồn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng gồm có:
chi dự phịng giảm giá chứng khốn, dự phịng phải thu khó địi, dự phòng giảm
giá vàng bạc- ngoại tệ, chi nộp bảo hiểm tiền gửi.
- Các chi phí quản lý khác: Chi cho quảng cáo, tiếp thị khuyến mại; chi cho
hội nghị, hội thảo, lễ tân, khánh tiết và cơng tác phí; chi thưởng sáng kiến cải
tiến, tăng năng suất lao động…
Có thể thấy rằng chi phí của ngân hàng thương mại rất đa dạng, nhiệm vụ
của kế toán ngân hàng là phải xác định các khoản chi, hạch tốn chính xác, kịp
thời, đầy đủ tránh gây tổn thất về vốn. Đây là cơ sở để giúp các nhà quản lý ngân
hàng đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh và có biện pháp tiết kiệm
chi phí có hiệu quả.
2.1.2.4. Xác định thu nhập theo các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
ngân hàng thương mại
Thu nhập là hiệu số giữa tổng thu và chi phí trực tiếp của một chi nhánh

12


NHTM, phản ánh hiệu quả đạt được trong kỳ kinh doanh ở một chi nhánh cụ thể.
Các khoản thu nhập của ngân hàng gồm có thu nhập từ cho vay, thu nhập nội bộ,
thu kinh doanh ngoại tệ, thu khác, thu từ hoạt động dịch vụ. Các khoản chi phí
bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Trong đó, chi phí gián tiếp là
những chi phí khơng phân bổ được vào từng khoản thu như chi quản lí, cơng vụ;
chi phí dự phịng rủi ro; chi nộp thuế, phí lệ phí... Vì thế thu nhập là hiệu số giữa
tổng thu và một phần trong tổng chi phí. Việc xác định thu nhập được tính theo
từng thành phần thu nhập của chi nhánh NHTM.
* Thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Tồn bộ dư nợ vay của khách hàng tại chi nhánh theo quy định của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HSC) phải được mua vốn tập trung

tại HSC với giá mua vốn được quy định tại HSC theo từng loại vốn và từng kỳ
hạn theo thông báo lãi suất giá bán FPT điều chuyển vốn nội bộ.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Thu từ lãi cho vay và các khoản tương
tự - Chi phí mua vốn của HSC
* Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ (ngồi tín dụng) gồm có các dịch vụ như
chuyển tiền thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch
vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác… phần thu nhập từ hoạt động này của
chi nhánh đều được tính trên cơ sở HSC ban hành quy định chung về biểu phí
các loại dịch vụ và chi phí trực tiếp tại chi nhánh cho các dịch vụ này.
- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ = Thu từ kinh doanh dịch vụ - Chi phí trực
tiếp liên quan đến hoạt động dịch vụ
* Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ như lãi từ việc mua ngoại tệ của HSC
và bán cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thanh tốn với nước ngồi,
ngược lại khi khách hàng có nhu cầu bán lại ngoại tệ cho ngân hàng thì cũng
được thực hiện tương tự các giao dịch mua bán này được thực theo giá yết mua
bán các loại ngoại tệ của HSC tại thời điểm giao dịch và tuân theo quy định về
quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ = Thu từ hoạt động kinh
doanh ngoại tệ - Chi phí trực tiếp từ hoạt động kinh doanh ngọai tệ

13


×