Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ dân tộc mông trên địa bàn xã vàng đán, huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.76 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM


SÌNH A THÌN
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC HỘ DÂN TỘC MÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VÀNG ĐÁN, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬT TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016-2020


Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM


SÌNH A THÌN
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC HỘ DÂN TỘC MÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VÀNG ĐÁN, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬT TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K48 - PTNT


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên, năm 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo
đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin chân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của
thầy giáo Th.S Lành Ngọc Tú đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng chân thành cảm ơn UBND xã Vàng Đán và toàn thể người dân
trong xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình em thực
tập, điều tra và nghiên cứu tại cơ sở.
Trong quá trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để giúp em hồn thành khóa
luận được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Sình A Thìn


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ i
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu cảu đề tài................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học.......................................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học.............................................................................................................................. 3
2.1.1. Nâng cao thu nhập các hộ nông dân nghèo.................................................................... 3
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nơng dân nghèo......................8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước...................................................................... 10
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................................. 10

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................................... 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành........................................................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 13
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................ 13
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 15


iii
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 17
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiến, kinh tế - xã hội xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện

Biên.......................................................................................................................................................... 17
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 17
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................ 18
4.2. Thực trạng về thu nhập của các hộ dân tộc Mông ở xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ,

tỉnh Điện Biên...................................................................................................................................... 23
4.2.1. Khái quát về các hộ dân tộc Mông xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên.......................................................................................................................................................... 23
4.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra........................................................... 27
4.2.3. Thực trạng về thu nhập của các hộ dân tộc Mông tại các bản điều tra..............34
4.3. Đánh giá chung thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập của các các hộ

dân tộc Mông xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ............................................................................ 63
4.3.1. Đánh giá chung thực trạng thu nhập của các các hộ dân tộc Mông xã Vàng Đán,


huyện Nậm Pồ...................................................................................................................................... 63
4.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập các hộ dân tộc Mông xã Vàng Đán, huyện Nậm

Pồ tỉnh Điện Biên............................................................................................................................... 65
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 72
5.1. Kết Luận........................................................................................................................................ 72
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................... 72
5.2.1. Đối với Nhà nước................................................................................................................... 72
5.2.2. Đối với chính quyền cơ sở.................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 74


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

: Bình qn

CN

: Cơng nghiệp

DN

: Doanh nghiệp

DL


: Du lịch

DV

: Dịch vụ

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

HDI

: Chỉ số phát triển con người

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TM

: Thương mại


TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

VLSS

: Điều tra thu nhập dân cư

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

XD

: Xây dựng


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động xã Vàng Đán năm 2019 ..................
Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn xã Vàng Đán
năm

2019 .................................................................................................................
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của xã Vàng Đán
năm 2019 .........................................................................................................
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất xã Vàng Đán năm 2019 ..............................
Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ ...............

giai đoạn năm 2017 - 2019 ..............................................................................
Bảng 4.6: Phân loại nông hộ và mức thu nhập của người Mông xã Vàng
Đán,

.................................................................................................................

25

huyện Nậm Pồ .................................................................................................
Bảng 4.7. Thông tin chung về hộ điều tra ........................................................
Bảng 4.8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra ...............................................
Bảng 4.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .....................
Bảng 4.10. Vốn sản xuất bình qn của các các hộ dân tộc Mơng năm 2020 .
34

Bảng 4.11: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra
năm 2019 .........................................................................................................
Bảng 4.12: Kết quả chăn ni bình qn các hộ điều tra năm 2019 ................
Bảng 4.13: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2018 .............................
Bảng 4.14: Chi phí trồng trọt của các hộ điều tra năm 2019 ...........................
Bảng 4.15: Chi phí chăn ni của các hộ điều tra năm 2019 ..........................
Bảng 4.16: Thu nhập của các hộ điều tra năm 2019 ........................................
Bảng 4.17: Chi tiêu của các hộ điều tra năm 2019 ..........................................


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn là một
trong những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước nhằm rút
ngắn khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ phân hóa giàu
- nghèo trong xã hội. Có thể thấy, một trong những mục tiêu của Chương trình mục tiêu

Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Vì
thế, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Thực hiện có hiệu
quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và
phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các
vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu
nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân
hóa giàu nghèo, giảm mức sống giữa nông thôn và thành thị”. Tuy nhiên các chính sách
vĩ mơ và vi mơ chưa thực sự đồng bộ và chưa mang tính bền vững do thu nhập của
người dân hầu hết xoay quanh mức cận nghèo và dễ tái nghèo trở lại. Vì vậy, để nâng
cao thu nhập của các các hộ dân tộc Mông và để họ không tái nghèo là một thách thức
nan giải, đặc biệt là tại các huyện vùng núi, vùng sâu và vùng xa.
Xã Vàng Đán có điều kiện kinh tế xã hội nhìn chung cịn nhiều khó khăn, sản xuất
nông, lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thu cơng nghiệp phát triển chậm.
Trình độ dân trí khơng đồng đều, một số hủ tục lạc hậu, bảo thủ vẫn còn tồn tại, tệ nạn
xã hội diễn biễn phức tạp, tiểm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng. Những điều kiện trên ảnh
hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của

nhân dân trong xã. Vì vậy, để thực hiện thành cơng mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo và
tăng thu nhập cho người dân trong toàn xã, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao mức
sống cho hộ nông dân người Mông nghèo ở xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên cần phải có những giải pháp mang tính tồn diện và đột phá. Xuất phát từ
những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao thu nhập cho các- hộ dân
tộc Mông trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” để thực hiện
khóa luận tốt nghiệp đại học.



2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khách quan thực trạng về thu nhập của các hộ dân tộc Mông ở xã

- Đề xuất giải pháp, chính sách có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn

nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ dân tộc Mông ở xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp những bằng chứng khoa học về sự cần thiết
phải nâng cao thu nhập cho các hộ dân tộc Mông trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm
Pồ, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ
dân tộc Mơng nói riêng và của đồng bào dân tộc miền núi nói chung.

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho địa phương và những người quan tâm
đến nâng cao thu nhập cho hộ nghèo người Mông ở miền núi.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Tổng hợp, hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng
cao thu nhập của các hộ dân tộc Mông.
Đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các
hộ dân tộc Mông ở một địa phương miền núi, cụ thể là xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ.

Đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm nâng cao thu
nhập cho các hộ dân tộc Mông ở một địa phương miền núi, cụ thể là xã Vàng Đán,
huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.
Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc
hoạch định chính sách về kinh tế và giảm nghèo tại xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ,

tỉnh Điện Biên.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Nâng cao thu nhập các hộ nông dân nghèo
2.1.1.1. Khái niệm hộ nơng dân
Theo tác giả Frank Ellis (1998) thì “hộ nông dân là các hộ, thu nhập các phương
tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng trại, nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia
một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hồn chỉnh khơng cao”.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nơng dân. Theo nhà khoa

học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức
kinh tế cơ sở trong nơng nghiệp và nông thôn”. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ
nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả
nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nơng nghiệp nơng thơn”. Cịn theo nhà khoa
học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nơng thơn năm 2001 cho rằng: “Hộ
nơng nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm
đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,…) và thông thường nguồn sống
chính của hộ dựa vào nơng nghiệp”.
Từ những khái niệm trên về hộ nơng dân của các tác giả có thể hiểu như sau:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất chính là

nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng. Ngồi hoạt động
nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp (như tiểu thủ

công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là

một đơn vị tiêu dùng. Như vậy hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và tồn năng, mà cịn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của
nền kinh tế quốc dân.


4

2.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nơng dân Việt nam
Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức kinh tế phổ biến của nông thôn vùng
núi Việt Nam với hướng sản xuất chủ yếu là nơng lâm nghiệp. Kinh tế hộ nơng dân
có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, có nhiều biến đổi trong tổ chức và quản lý, có
nhiều hình thức đa dạng, nhưng chủ yếu được tổ chức ở quy mơ gia đình. Hình thức
tổ chức kinh tế này có những đặc trưng sau:
- Kinh tế hộ nông dân miền núi phát triển theo hướng tổng hợp nhiều ngành,

mức độ chun mơn hố cao, nơng lâm kết hợp tạo thành hệ sinh thái bền vững.
2.1.1.5. Thu nhập và nâng cao thu nhập
* Các khái niệm cơ bản
Thu nhập của hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà chủ
hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy về tái mở
rộng sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành
ba loại: Thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu nhập khác.
Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân thường đề cập đến các khái niệm sau:
- Tổng thu của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu bằng tiền của hộ

dân chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làm thuê, ngành nghề thủ công,

dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thu khác trong một khoảng thời gian

thường tính là 1 năm. Các khoản thu đó có thể bao gồm có thu hiện vật và thu bằng
tiền, thu từ sản xuất kinh doanh và thu ngoài sản xuất kinh doanh. Thu trong sản xuất
kinh doanh là thu từ sản xuất, làm thuê, lương,... Thu từ ngoài sản xuất kinh doanh là
các nguồn từ nước ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từ các hợp đồng kinh tế.
- Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chi cho sản

xuất và chi cho tiêu dùng.
+ Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền để sản xuất ra

sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài).
+ Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sống hàng ngày

của hộ.


5

- Thu nhập thực tế hay còn gọi là thực thu của hộ: Bằng tổng thu trừ đi các chi

phí cho sản xuất của hộ.
- Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi tồn bộ chi phí bao gồm cả chi sản xuất

và chi tiêu dùng của hộ.
Thu nhập thực tế
Tổng thu - chi phí khả biến = Tổng thu nhập rịng
Tổng thu nhập rịng - tổng chi phí bất biến = Thu nhập thực tế
Thu nhập thực tế - trả lãi tiền vay = Thực kiếm
Thực kiếm + Thu từ các hoạt động khác = Thực thu của hộ

(Theo Đỗ Kim Chung (1997)
* Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập của hộ nông dân, đặc biệt là nơng dân miền núi ln có một đặc trưng
cơ bản là gắn liền với đất và rừng. Qua thực tế cho thấy, ngồi thu nhập từ đất canh
tác nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bán, hái lượm), các
hộ dân tộc cịn có các nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt
động du lịch sinh thái. và mới nhất là thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ
chuyển nhượng chứng chỉ các bon.
Đặc điểm thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lương thực,

thực phẩm như lúa, ngô, khoai, Đậu tương thu trồng cây ăn quả như vải, nhãn, hồng
xiêm, bưởi, mít; thu từ trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, Đậu tương); thu từ
chăn ni (trâu bị, lợn, gà, dê,...).
- Thu nhập từ lâm nghiệp: Bao gồm thu từ khai thác lâm sản và lâm sản ngoài

gỗ (gỗ, củi, tre nứa, mai, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng...), thu từ chặt gỗ lậu, thu
từ săn bắt động vật và chim thú rừng; thu từ các hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng...
- Thu nhập từ thuỷ sản bao gồm nuôi (bắt) cá, tôm, ốc, ếch, rắn...
- Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm:

Thu nhập từ ngành nghề thủ công truyền thống bao gồm sản phẩm mây tre đan,
chế biến dược liệu, dệt vải...


6

Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bán hàng, phục vụ ăn ở,
phục vụ tham quan văn hoá truyến thống bản làng, hướng dẫn du lịch...
Thu nhập phi nơng nghiệp cịn lại bao gồm cắt tóc, làm th, thợ nề, thợ mộc,

chạy xe ơm...
Thu nhập khác bao gồm lương hưu, trợ cấp, làm thuê hoặc các khoản thu nhập
bất thường khác.
* Vai trò của thu nhập đối với người nghèo.
Thu nhập đóng vai trị quan trọng với tất cả mọi người dân, đặc biệt là người
nghèo. Ngồi ra thu nhập cịn đáp ứng nhu cầu y tế cho hộ nghèo: Cuộc sống không
tránh được những rủi ro do đó khi ốm đau bệnh tật thì người nghèo có thể sử dụng
thu nhập của mình để chi trả, tự chăm sóc cho bản thân mình.
Thu nhập tạo cơ hội cho người nghèo tích lũy được khoản tiền giúp họ phát
triển kinh tế hoặc dùng khoản tiền đó tạo nguồn vốn để thực hiện những nhu cầu
trong cuộc sống của họ.
Thu nhập như là động lực giúp họ vươn lên thốt nghèo, vượt qua khó khăn để
nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình của họ.
* Nâng cao thu nhập
Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế của hộ nông dân năm
sau cao hơn năm trước.
Tăng thu nhập có thể được chia thành các hợp phần sau:
Tăng thu nhập từ trồng trọt:
+ Mở rộng dện tích: Có thể bằng khai hoang phục hoá hay giảm thời gian để

hoang của đất.
+ Tăng hệ số sử dụng ruộng đất: Tăng số vụ trong năm bằng cách áp dụng các

giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, hay bằng cách tăng số vụ trong năm.
+ Tăng năng suất: Năng suất cao hơn thường được tính bằng sản lượng trên một

đơn vị diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất đi liền với việc sử dụng nhiều hơn
hoặc hiệu quả hơn đầu vào hiện đại, kiểm soát nước tưới tốt hơn và hoặc phương
pháp canh tác tốt hơn.



7

+ Giá nơng sản cao hơn: Điều này có thể có được nhờ sự tự do hố thương mại,

hạ tầng nông thôn tốt hơn hoặc sự phối hợp tốt hơn giữa nơng dân với người mua.
- Đa dạng hố cây trồng: Ngay cả khi giá cả, năng suất cây trồng, hệ số sử

dụng ruộng đất và diện tích khơng thay đổi, người nơng dân vẫn có thể tăng thu nhập
bằng cách chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp (đặc trưng là cây lương
thực) sang cây trồng có giá trị cao hơn (đặc trưng là cây hàng hoá).
- Tăng thu nhập từ lâm nghiệp: Đây là một nguồn thu quan trọng của người

dân vùng núi, thu từ lâm nghiệp là các giá trị thu được từ sản phẩm của rừng. Điều
quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp phải là thu nhập bền vững.
- Tăng thu nhập từ dịch vụ: Mơ hình du lịch sinh thái rất có tương lai khi đời

sống người dân các khu vực thành thị ngày càng nâng cao.
- Tăng thu nhập từ cơng nghiệp: Một số ngành cơng nghiệp có thể phát triển ở những

vùng miền núi như Công nghiệp chế biến nơng, lâm sản, cơng nghiệp khai khống (Tuy

nhiên cơng nghiệp khai khống thường gây tác động xấu tới mơi trường).
* Hướng nâng cao thu nhập có thể khái quát lại thành:
- Nâng cao thu nhập theo hướng chuyển sang các hoạt động có giá trị cao hơn:

là q trình người nơng dân chuyển từ cây trồng và hoạt động có giá trị thấp sang cây
trồng và hoạt động có giá trị cao hơn. Ba chỉ số đo lường là tỷ lệ hộ tham gia vào
hoạt động phi trồng trọt, tỷ lệ hộ trồng cây phi lương thực và tỷ lệ diện tích dành cho
cây phi lương thực

- Tác động đến các yếu tố đầu vào nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng,

tăng vụ, tiếp cận thị trường tăng giá cả nơng sản hàng hóa.
- Đa dạng nguồn thu nhập: Có nghĩa là số lượng nguồn thu nhập tăng lên làm

cho tổng thu nhập tăng lên.
Nâng cao thu nhập với ý nghĩa thương mại hóa: Những năm gần đây hướng
nâng cao thu nhập này càng được quan tâm và áp dụng rộng rãi. Nâng cao thu nhập
được xem như là quá trình chuyển từ sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp các cây lương
thực chủ yếu sang sản xuất nhiều loại hàng hóa nơng sản hơn và hoạt động phi nơng
nghiệp. Chúng ta có thể xác định được mức đo lường nâng cao thu nhập với ý nghĩa
thương mại hóa.


8

+ Thứ nhất: “Thương mại hóa cây trồng” được xác định bằng tỷ trọng giá trị

cây trồng đem bán và trao đổi so với tổng giá trị cây trồng sản xuất được
+ Thứ hai: “Thương mại hóa nơng nghiệp” được xác định bằng tỷ lệ sản phẩm

nông nghiệp (gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp) đem bán và trao
đổi so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất được.
+ Thứ ba là “Thương mại hóa thu nhập” được xác định dưới dạng tổng thu

nhập bằng tiền mặt so với tổng thu nhập của hộ.
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nông dân nghèo
2.1.2.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người
nơng dân bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào thì yếu tố con người ln là sự

quan tâm hàng đầu. Con người là trung tâm, là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật
chất, chính con người quyết định nên hình thức lao động. Yếu tố con người trong sản
xuất cũng được đánh giá bởi nhiều khía cạnh: độ tuổi, trình độ, số lượng lao động,...
Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động
cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động
trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những cơng việc ở nơng thơn thường là những việc
làm nặng nhọc. Chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi việc trong gia
đình vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của hộ.
Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của
nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trong đó, trình độ học vấn
của người lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt
được những kiến thức mới, nó cịn là một cơng cụ giúp người lao động tiếp cận được
những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động.
2.1.2.2. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính như là một địn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác.
Nguồn lực tài chính được thể hiện ở chỗ khả năng huy động vốn của hộ, bao gồm tiền
dành dụm, tiền vay từ các tổ chức tín dụng, hay vay của bạn bè, bà con,… Thực tế cho
thấy, việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến kinh tế hộ chậm cải thiện vì khó


9

có khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm
chậm tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng thơn.
Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy của kinh tế nông hộ bị
giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nơng hộ thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng
quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tất yếu.
Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ nơng dân rất thấp, sự
hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn

để đầu tư được coi là hành vi quan trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính.
2.1.2.3. Nguồn lực vật chất
Nguồn vốn vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản
của hộ. Tài sản cộng đồng là các cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt như: điện, đường giao thơng, trường học, trạm y tế, cơng trình thủy lợi, thông tin
liên lạc. Tài sản của hộ bao gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục sinh
hoạt của hộ như máy móc, thiết bị…. Nguồn lực về tài chính có thể hình

thành nên nguồn lực vật chất. Tuy nhiên nếu nguồn lực vật chất sẵn có sẽ góp phần
khuếch đại những nguồn lực khác.
2.1.2.4. Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên bao gồm đất đai, nước và các nguồn tài nguyên khác phục
vụ cho sản xuất. Đất sản xuất là một trong những nguồn lực vật chất quý giá giúp
cho người dân phát triển kinh tế. Đất sản xuất bao gồm đất trồng lúa, đất chuyên
màu, đất trồng cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy sản…
2.1.2.5. Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội được thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong
việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn vốn xã hội thường được xem xét trên các
khía cạnh như: quan hệ trong gia đình, tập qn và văn hóa địa phương, các luật tục
và thiết chế cộng đồng, vai trị của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham
của người dân vào các hoạt động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của
người dân đối với sản xuất và đời sống.


10

2.1.2.6. Tổ chức xã hội và chính sách của nhà nước
Quan tâm của các tổ chức xã hội: Đối với nơng thơn Việt Nam nói chung, và
đặc điểm từng địa phương, sản xuất vẫn dựa nhiều vào cộng đồng. Đối với các hộ
nghèo, cần sự quan tâm của các tổ chức xã hội quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật trong sản

xuất. Ngoài ra, các tổ chức này cũng là cầu nối để các hộ nơng dân với ngân hàng
chính sách và thay mặt ngân hàng chính sách giám sát việc thực hiện nguồn vốn vay.
Chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo: Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra
nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ về con giống, cây trồng, khoa học kỹ
thuật và cả chi phí sản xuất. Đây là nguồn thúc đẩy quan trọng để người các hộ
nghèo giảm được chi phí, vì đối với các hộ nghèo việc bỏ ra một lượng vốn lớn để
đầu tư sản xuất kinh doanh là vô cùng khó và đây cũng là bước đầu tiếp cận với khoa
học kỹ thuật, nâng cao thu nhập của các hộ nơng dân.
Chương trình đào tạo nghề: Trong q trình sản xuất nông nghiệp, thời gian
rảnh nhiều cần phải đào tạo nghề làm thêm cho người nông dân để nâng cao thu
nhập như trồng nấm, chăn nuôi, các lớp tập huấn sản xuất. Các lớp này thường đặt
ngay tại địa phương, nhà nước hỗ trợ học phí để có thể thu hút được nhiều người đến
học. Với việc đào tạo này, người dân có kiến thức chuyển đổi trong phương thức sản
xuất của mình, giảm được thời gian nơng nhàn, tăng thu nhập cho các hộ dân.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Doreen S. Nakiyimba (2014) về giảm nghèo và tính bền vững
của sinh kế nơng thơn thơng qua các tổ chức tài chính vi mơ tại huyện Kakondo quận
Rakai Uganda đã nêu rằng tài chính vi mơ được coi là một trong những cơ chế, giải
pháp giảm nghèo ở các nước nghèo hiện nay. Nghiên cứu này đã đặt mục tiêu tìm ra ảnh
hưởng của tài chính vi mô đối với sinh kế của phụ nữ ở quận Kakondo, huyện Rakai ở
Uganda. Để tìm ra ảnh hưởng của tài chính vi mơ tới sinh kế, một nhóm khách hàng là
nữ giới đã được phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho thấy sinh kế của người dân sau khi có
được tín dụng tài chính vi mơ là rất thành công, tuy nhiên không phải tất cả số người
được khảo sát đã sử dụng hiệu quả tín dụng tài chính vi mô, sự kém hiệu quả này một
phần do kiến thức, kỹ năng và mục đích đầu tư, một phần do lãi suất vay cao,


11


có những phụ nữ phải thuế chấp tài sản do khơng có khả năng thanh tốn đúng hạn.
Qua đó nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thời hạn vay được dịch chuyển, linh động hơn thì
người dân sẽ có thêm thời gian kiếm tiền để trả nợ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp người
vay có thể đạt được những ảnh hưởng tích cực từ tài chính vi mơ, do đó dẫn đến bền
vững về sinh kế.
Frank Ellis (1999), đã nghiên cứu về sinh kế và chính sách XĐGN như: nghiên
cứu về đa dạng sinh kế nông thôn ở các nước đang phát triển, đã xem xét đa dạng sinh
kế như là một chiến lược sống cịn của các hộ gia đình nông thôn ở các nước đang phát
triển. Mặc dù vẫn có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng nơng nghiệp ngày càng khơng thể
cung cấp đủ phương tiện sống cịn ở nông thôn. Mục tiêu của nghiên cứu, thứ nhất, là
nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh kế trong các phương pháp tiếp cận phát triển
nông thôn; thứ hai, để xem xét các tương tác giữa đa dạng hóa và đói nghèo, năng suất
nơng nghiệp, quản lý tài ngun thiên nhiên và quan hệ giới ở nông thôn; và thứ ba, để
nâng cao sự hiểu biết chính sách về sinh kế nông thôn đa dạng
Nghiên cứu của Shanta Paudel Khatiwada và các cộng sự là một nỗ lực nhằm
đánh giá chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn, điều tra mức thu nhập cao và
xác định các yếu tố dẫn đến lựa chọn các chiến lược tốt hơn ở nông thôn Nepal. Dữ liệu
sơ cấp thu thập được trong 453 hộ gia đình từ 3 thơn của miền trung Nepal được phân
tích định lượng trong khn khổ sinh kế bền vững. Nghiên cứu này phân loại các hộ gia
đình vào các nhóm chiến lược sinh kế chính. Kết quả cho thấy đa số (61%) các hộ đa
dạng hóa thu nhập của họ cho các nguồn phi nông nghiệp. Sự đa dạng sinh kế đối với
các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp được 16% số hộ áp dụng là chiến lược gần đây
nhất với chiến lược thương mại hóa, bao gồm 13% số mẫu và có liên quan đến giảm
nghèo. Việc giữ đất, giáo dục, nông nghiệp và đào tạo kỹ năng, tiếp cận tín dụng, và gần
với đường xá và trung tâm thị trường là những yếu tố chủ yếu trong việc áp dụng các
chiến lược sinh kế cao hơn. Khuyến khích các hộ nghèo theo các hoạt động nông nghiệp
và phi nông nghiệp theo định hướng thị trường bằng cách cải thiện tiếp cận với giáo dục,
đào tạo nghề, tín dụng nơng thơn và CSHT nông thôn là rất quan trọng để giảm nghèo ở
các vùng nông thôn miền trung Nepal.


Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc khuyến khích các hộ nghèo theo


12

các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp theo định hướng thị trường bằng cách
cải thiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo nghề, tín dụng nơng thơn và CSHT nông thôn
là rất quan trọng để giảm nghèo ở các vùng nơng thơn.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi
Văn Trịnh. Với việc điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm
ở tỉnh An Giang và áp dụng mơ hình phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, các nhân

tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sơng
Cửu Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động
trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao
động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu
và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ
dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến thu
nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.
Bài viết “Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có
vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” của 2 tác giả là Nguyễn Việt Anh và
Trần Thị Thu Thủy thuộc trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế. Bài viết đã đưa ra các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại
hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ nông dân. Qua kết quả phân tích,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân thông qua mô hình
Cobb-Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho thấy các yếu tố đầu vào tác
động mạnh đến thu nhập của các hộ nơng dân. Bên cạnh đó các yếu tố như: điều kiện tự
nhiên, loại hộ sản xuất; loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ nông

dân. Điều này chứng tỏ các yếu tố đầu vào được các hộ nông dân đưa vào sử dụng để
phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.


13

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập và các hoạt động nâng cao thu nhập
của các hộ dân tộc Mông trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến thu nhập của hộ dân tộc
Mông.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ,

tỉnh Điện Biên.
- Về mặt thời gian: Các tài liệu và số liệu phân tích liên quan đến thu nhập của

các hộ dân tộc Mông của xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên được thu thập
trong giai đoạn từ 2017-2019. Đề xuất các giải pháp về kinh tế nhằm áp dụng cho
giai đoạn từ năm 2020-2025.
- Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập trong năm 2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ
- Đánh giá thực trạng về thu nhập của các hộ dân tộc Mông ở xã Vàng Đán,


huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp, nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ dân tộc Mông ở xã

Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Tác giả thu thập số liệu sơ cấp như: Từ báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo
tại Phịng Lao động thương binh xã hội xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, các tài liệu
liên quan đến nghèo như: Luận văn, luận án, các bài báo về tình hình nghèo đói của
người nơng dân. Ngồi ra, tác giả thu thập báo cáo tình hình kinh tế của xã Vàng
Đán, huyện Nậm Pồ tại một số phòng ban liên quan.


14

3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Luận văn thu thập số liệu sơ cấp bằng cách dùng mẫu phiếu chuẩn bị sẵn để
điều tra trực tiếp các hộ nông trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện
Biên; Phương pháp thu thập cụ thể như sau:
- Xác định số lượng mẫu:

Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong

q trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của
Slovin như sau:
n = N/(1+ N* e2 )
Trong đó:
n: cỡ mẫu

N: Tổng thể mẫu

e2: Sai số

Do điều kiện thời gian có hạn, việc đi lại khó khăn nên trong luận văn tác giả
sử dụng sai số 7%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý
nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,07.
Ta có N= 565 đây là số các hộ dân tộc Mông của xã Vàng Đán, huyện Nậm
Pồ năm 2019. Thay vào công thức ta có n = 90 mẫu.
Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng n = 90 hộ dân tộc Mông để đảm bảo cho
việc khảo sát và có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp hộ dân tộc Mông trong năm 2019.
- Nội dung hỏi: Đã được chuẩn bị thông qua bảng hỏi.
- Địa điểm điều tra: tại 3 bản xã của Vàng Đán gồm: Bản Hồi Dạo, bản Hồi

Khương , bản Hang Xoong 2. Đây là 3 bản có số lượng hộ dân tộc Mông cao nhất xã.
* Đối tượng điều tra:

Đối tượng điều tra ở đây là các các hộ dân tộc Mông tại 3 bản: Bản Hồi Dạo, bản

Hồi Khương, bản Hang Xoong 2. Số lượng điều tra 30 hộ/bản. Việc lựa chọn các hộ
mang tính ngẫu nhiên, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ dân tộc
Mơng, qua đó đề ra các biện pháp giúp hộ dân tộc Mơng nâng cao thu nhập, dần dần
thốt khỏi tình trạng kinh tế khó khăn.


15

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so

sánh thu nhập của hộ nghèo qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các
hiện tượng kinh tế - xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương
tự nhau.
Phương pháp đồ thị: Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thơng tin từ dạng số
sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét
một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và phân
tích thơng tin.
Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá: Luận văn thực hiện phương pháp tổng
hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra được từ đó đưa ra đánh giá và
những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Qua phương pháp này giúp cho luận văn
có được các thơng tin chính xác, mang tính hệ thống. Kết quả này sẽ giúp tác giả đưa
ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.
Phương pháp dự báo thống kê: Trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu
đã thu thập được, đưa ra một số dự báo về sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Khi tiến
hành dự báo sẽ căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để
xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mơ
hình tốn học (Định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đốn chủ quan
hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn,
người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
3.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.
Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm được tính bằng số bình
qn nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các
năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm được tính bằng cách lấy tổng dân số
của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động trung bình tại một
thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt
tại thời điểm điều tra. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu hướng biến động của



16

dân số và lao động qua các năm, nhìn rõ được áp lực về dân số và lao động, từ đó
tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nhằm tăng thu nhập.
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hố và trình độ chun mơn. Trình độ

văn hố và trình độ chun mơn của người lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lượng
của người lao động, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cơng việc. Hơn nữa,
trình độ văn hố và chuyên môn của người lao động là điều kiện quan trọng tạo cho
họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trường, khả
năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trình độ văn hố và của người
lao động được đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi
học. Trình độ chun mơn được đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề
đươc cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hố và chun mơn của người lao động
sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan
trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nơng thơn.
- Thu nhập bình qn/1 lao động.
- Thu nhập bình quân/1 khẩu.
- Thu nhập bình quân/ hộ.
- Thu nhập bình quân/1 ngày lao động phân theo ngành nghề như: trồng trọt,

chăn nuôi và phi nông nghiệp.
Thu nhập bình quân/ hộ (khẩu, lao động) = Tổng giá trị sản lượng của các
ngành - Tổng chi phí/ Tổng số hộ (khẩu,lao động).
Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng sử dụng đất của hộ nông dân.
- Các chỉ tiêu phản ánh quỹ đất:

+ Tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Tổng diện tích đất sản xuất dùng trong NN, LN.

+ Diện tích đất chưa sử dụng.
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đất:
+ Diện tích đất sản xuất bình quân trên hộ; trên lao động.
+ Cơ cấu cây trồng; số vụ trên đất canh tác.


17

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiến, kinh tế - xã hội xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vàng Đán là một xã thuộc huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Việt Nam; được
thành lập trên cơ sở điều chỉnh 8.462,59 ha diện tích tự nhiên và 2.963 nhân khẩu
của xã Nà Bủng theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ.
Về địa giới hành chính, phía Đơng giáp xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ và nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Tây giáp xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ; Nam giáp
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Bắc giáp các xã: Nà Hỳ, Nậm Chua, huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Hiện tại năm 2019 xã Vàng Đán gồm có 7 bản: Ham xoong I, Ham xoong II,
Nộc Cốc I, Nộc Cốc II, Huổi Khương, Vàng Đán và Hổi Dạo, có 565 hộ, và 3.458
nhân khẩu.
4.1.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình Vàng Đán là đồi núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và các khe
suối tạo thành các dải đất bằng hẹp, dân cư phân bố không đều, thôn xa nhất cách trung
tâm xã 10 km, đường giao thơng tiếp nối giữa các thơn cịn gặp nhiều khó khăn.
- Dạng địa hình núi đất đỏ vàng là dạng địa hình phân bố chủ yếu trên diện tích


xã (chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên của xã). Vùng núi cao chạy theo hình cánh

cung, có độ cao trung bình từ 700 – 900m. Ở đây, thảm thực vật ngoài rừng tự nhiên
nghèo và các loại cây lúp xúp đã được trồng bổ sung bởi các loại cây được trồng
theo dự án và rừng tái sinh. Vẫn còn nhiều diện tích chỉ có cây bụi thưa thớt trên
triền đồi cao cần phải quy hoạch thành rừng tái sinh trong thời gian tới.
- Dạng địa hình thung lũng nhỏ khơng đồng đều
Giống như một số nơi khác trong tỉnh Điện Biên, có dạng địa hình đồi thoải xen
bát úp; dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nơng lâm kết hợp; sườn đồi thoải độ


18

dốc thấp gần nguồn nước thích hợp cho phát triển cây ăn quả. Thảm thực vật vẫn cịn
tính chất ngun sinh vốn có thể hiện rõ nét trên nhiều khoảnh rừng núi cao.
Nhìn chung, do điều kiện địa hình khơng mấy phức tạp. Nguồn tài nguyên đất
đai khá phù hợp với một số cây ăn quả như vải, nhãn, hồng… đặc biệt là cây lâm
nghiệp như thông, keo….Cùng với điều kiện thuận lợi là xã gần thị trấn là một trong
các xã có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện Nậm Pồ.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Nậm Pồ nằm ở vị trí tiểu vùng lạnh và mưa ít, chịu ảnh hưởng của khí hậu
vùng núi phía Bắc: Mùa hè mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Lượng bức xạ
tổng cộng hàng năm là 114 Kcal/cm2, trong các tháng mùa hè (tháng 4 đến tháng 10)
đều lớn hơn 10 Kcal/cm2/tháng. Tháng có bức xạ thấp nhất là tháng 2 cũng lớn hơn
0

5,5 Kcal/cm2/tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4 C, tháng có nhiệt độ trung
0

bình thấp nhất là tháng 1 (5 C). Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7

0

0

(38 C). Nhiệt độ thấp nhất trong chu kỳ 20 năm ghi được là -1 C.
Lượng mưa trung bình năm là 1.448mm với 132 ngày mưa, tập trung chủ yếu
từ tháng 4 đến tháng 10 (1.243,4mm). Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7
(278,3mm).Chế độ mưa cũng phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 9 và chiếm trên 76% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau và chiếm trên 24% lượng mưa cả năm.
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
* Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2019 Vàng Đán có 565 hộ với tổng số nhân
khẩu là 3.458 người, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 1.940 đa số là lao động sản
2

xuất nông nghiệp. Mật độ dân số bình quân là 37 người/km . Dân cư được phân bố ở 7
bản, gồm 9 dân tộc là Thái, Mông, Kinh, Hoa, Khơ mú, Dao, Cống, Kháng, Thù Lao.

Những năm trước đây, hiện tượng di cư đi nơi khác kiếm ăn cũng có xảy ra.
Nền kinh tế của xã Vàng Đán còn chưa phát triển so với mặt bằng chung của
toàn huyện. Cụ thể trong tổng số 565 hộ trên địa bàn xã có 351 hộ nghèo.


×