Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN PHẬT GIÁO đại THỪA KHỞI tín LUẬN vấn đề GIÁC NGỘ và bất GIÁC NGỘ CON ĐƯỜNG DIỆT TRỪ bất GIÁC, đi đến cứu CÁNH GIÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.27 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN VỀ GIÁC NGỘ VÀ BẤT GIÁC

3

1.1.

Giác ngộ và bản chất của giác ngộ

3

1.2.

Bất giác và bản chất của bất giác

6

II.

CON ĐƯỜNG DIỆT TRỪ BẤT GIÁC, ĐI ĐẾN CỨU CÁNH
GIÁC


7

2.1.

Cứu cánh giác và bản chất của cứu cánh giác

7

2.2.

Con đường đoạn trừ bất giác, đi đến cứu cánh giác

9

KẾT LUẬN

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14
MỤC LỤC
Trang

1


MỞ
ĐẦU
Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền

bắc Ấn Độ vào thế kỷ VI TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49
năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử
phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức
hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo
Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự
uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã
hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày
nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế
giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Châu Âu. Sở dĩ có
được sự phát triển đó bởi vì triết lý Phật giáo được khởi đầu từ sự Giác ngộ,
và tìm ra con đường giác ngộ, để mọi người trước tiên có được một cuộc sống
an nhiên, tự tại giữa đời thường, sau đó là sự tu tập để đi đến hạnh phúc vĩnh
cửu giữa thiên thu.
Hầu hết mọi người đều nghe rằng, Đức Phật đã giác ngộ và các tu sĩ
tìm kiếm sự giác ngộ. Nhưng ý nghĩa của nó là gì? Trong văn hố phương
Tây, vào thể kỷ 18, từ “giác ngộ” thường gắn liền với tri thức và kiến thức.
Còn sự giác ngộ trong Phật giáo là một cái gì khác và có thể đó là một trong
những khái niệm khó giải thích nhất chỉ khi nào chúng ta tự tìm tịi, tự mày
mị, nghiên cứu và thực hành như một q trình dị đá qua sơng mới có thể
hiểu cặn kẽ được. Trước tiên, nó phải là một quá trình mà con đường để đi
đến đó phải là sự đoạn trừ tất cả bất giác trong tâm mỗi chúng ta.

2


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN VỀ GIÁC NGỘ VÀ BẤT GIÁC
1.1. Giác ngộ và bản chất của giác ngộ
Giác ngộ là một từ Hán-Việt (H: 覺覺) có nghĩa là: tỉnh ra mà hiểu rõ.
Giác có nghĩa là: tỉnh dậy, cũng như trong câu thơ “Giác lai vạn sự tổng thành

hư” (Tỉnh ra vạn sự cũng là không) của Nguyễn Trãi. Giác ngộ tiếng Pháp (F)
là éveil, hay illumination; tiếng Anh (E) là awakening, hay enlightenment;
bao hàm ý nghĩa: bừng tỉnh và chói lịa ánh sáng.Tiếng Pali (P) và Sanskrit
(S) là: bodhi (phiên âm là bồ-đề). Bodhi cũng như Buddha phát xuất từ tiếng
gốc bud, là: hiểu biết.
Giác ngộ, bodhi là nhờ ở trí tuệ (hay trí huệ) Bát-nhã (P: pđā, S:
prajđā, H: 覺 覺 覺 覺 ,Trí huệ Bát-nhã), là sự hiểu biết khơng phải chỉ bằng trí
thức, lý luận, mà bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp.
Do đó, giác ngộ cũng cịn gọi là tuệ giác (H: 覺覺).
Với Đức Phật, chính là giác ngộ, Người nhận ra được chân lý, đỉnh cao
của trí tuệ, người khám phá ra được chân lý mà người bình thường nếu khơng
tu tập, khơng thể nhận ra được. Sự giác ngộ của Đức Phật hoàn toàn khác với
chúng sinh chúng ta, giác ngộ của Người là giác ngộ tuyệt đối. Đức phật đã
đạt được mục đích tối cao của giác ngộ là thành Phật. Q trình đó là quá
trình Người bỏ kinh thành sang trọng, đi đến các vương quốc khác tìm đạo và
học đạo, khi đạt được tứ thiền Ngài vẫn khơng hài lịng, khi đạt được tứ
khơng thiền Ngài cũng vẫn cho rằng đó chưa đạt được mục đích tối thượng.
Ngài vẫn chưa tìm được con đường giải thốt, khơng nhận chân được con
đường tìm chân lý. Cuối cùng vào thứ đêm 49 của việc ngồi thiền Ngài đã
giác ngộ. Kể từ giác ngộ đó tỏa ra cho đạo phật giữa cõi bồ đề, nơi khởi điểm
của ánh sáng tuệ giác thực sự. Cây bồ đề Ngài ngồi cũng có tên là sự kiện
giác ngộ của Đức phật:

3


Như vậy theo qua điểm của Phật giáo Đại thừa, Đức Phật chính là
người vơ sự tự ngộ, Đức Phật đã nói lời trong kinh Pháp Cú “ ta đã biết được
tất cả, ta đã hàng phục tất cả, ta xa lìa hết thảy, ta khơng nhiễm một phát nào,
tự diệt dục, chúng độ và giải thốt, thì khơng có ai là thày ta. Ngài đã là

những người thầy không có ai cao hơn.
Nội dung của giác ngộ
Theo các câu chuyện kể lại về kinh nghiệm giác ngộ, rất ít khi xảy ra
trong giới Tăng sĩ cũng như cư sĩ, thì khơng ai mơ tả được rõ ràng nội dung
hay lộ trình giác ngộ của mình.
Chỉ có một vài điều thường được ghi nhận là:
1) đó là một kinh nghiệm mãnh liệt, phi thường;
2) đột xuất và hạn chế trong thời gian;
3) khơng có ngun do thúc đẩy rõ rệt (như nghe một tiếng trống, một tiếng
hét, hay bị véo mũi, bợp tai…), và do đó rất ít khi lặp lại.
Trong Thiền tơng, đã có những đề nghị phân biệt “tiểu ngộ” và “đại ngộ”,
cũng như “tiệm ngộ” và “đốn ngộ”; với những dịng Thiền chủ trương “tiệm
ngộ” (phía Bắc, theo sư Thần Tú, rồi dòng Tào Động-Caodong) và những
dòng Thiền chủ trương “đốn ngộ” (phía Nam, theo sư Huệ Năng, rồi dịng
Lâm Tế-Linji)
Một nhầm lẫn thơng thường là sự lẫn lộn giác ngộ với giải thoát, tức là
tưởng lầm rằng một khi đã giác ngộ rồi thì tự nhiên sẽ được giải thoát. Khái
niệm giải thoát (P: mokkha, S: mokṣa, H: 覺 覺 , giải thốt) đã có trước Đức
Phật, và rất phổ biến trong văn hóa cuối Veda và Upanishad tại Ấn Độ.
Theo truyền thống này, giải thoát là thốt ra khỏi vịng tái sinh-ln hồi (S:
saṃsāra). Trong khi trong đạo Phật, giải thoát chủ yếu là giải thoát khỏi sự
khổ đau (P: dukkha, S: duḥkha) do phiền não, lậu hoặc.
Giáo lý của Đức Phật gồm có:
1) Bốn sự thật thánh thiện (P: cattāri ariya-saccāni, H: 覺 覺 覺 tứ thánh đế) là
khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ;

4


2) Ba dấu ấn của sự vật (P: tilakkhaṇa, H: 覺覺覺 tam pháp ấn) là vô thường, vô

ngã và khổ; và
3) Duyên khởi (P: paṭicca-samuppāda, H: 覺 覺 ), là sự tương quan, tương
duyên, tương hữu giữa mọi sự vật.
Đó là những sự thật mà Đức Phật đã giác ngộ ra và giảng dạy. và người
ta mới theo đó mà tu tập, theo con đường chánh tám nẻo (P: aṭṭhāṅgikamagga), thuộc vào ba môn tu học là: giới (P: sīla), định (P: samādhi), huệ (P:
paññā). Phải hiểu biết rồi mới thực hành được. Như vậy, phải giác ngộ rồi
mới giải thốt được.
Đạo Phật cũng quan niệm rằng có nhiều mức độ giác ngộ, cũng như có
nhiều mức độ giải thốt. Càng thực hành, hành giả càng hiểu sâu hơn, cũng
như càng tiến xa, người ta càng thấy rõ hơn con đường đi. Cho đến khi đạt
được giác ngộ, giải thoát hồn tồn.
Vì thế cho nên trên con đường tu tập, con người thánh thiện (P: ariyapuggala) phải tuần tự đi qua tám giai đoạn đạo/quả: bắt đầu từ Nhập lưu (P:
sotāpatti hay sotāpanna) tức là “đi vào dịng sơng”, sau đó tới Tư-đàhàm (P:
sakadāgāmi), “chỉ trở lại một lần”, rồi tới A-nahàm (P: anāgāmi), “không bao
giờ trở lại”, và cuối cùng A-la-hán (P: arahant), tức là đã “giải thốt hồn
tồn”.
Quan điểm Phật giáo Đại thừa đã chỉ rõ: “Tâm trong trạng thái sinh và
diệt nguồn từ bào thai Như Lai.Bản chất của không sinh, không diệt [và cái
gọi là sinh diệt vốn không thống nhất cũng không dị biệt, và đó chính là thức
a-lại-da. Thức a-lại-da có hai chức năng tổ chức (năng nhiếp) và chế tạo (năng
sinh) hạt giống của các sự vật, đồng thời, bao hàm hai nguyên lý giác ngộ và
chưa giác ngộ”
Giác ngộ là tính chất cao nhất của tâm,thốt khỏi mọi thuộc tính phân
biệt. Tính chất vượt lên trên sự phân biệt được sánh đồng với hư khơng,khơng
có gì là khơng phủ khắp, là sự thống nhất của thế giới hiện tượng và cũng
chính là pháp thân bình đẳng của Như Lai. Pháp thân này chính là sự giác ngộ

5



sẳn có. Cái được gọi là “giác ngộ sẳn có” được dùng đối nghĩa với giác ngộ
mới có.
Giác ngộ được nguồn tâm được gọi là giác ngộ tuyệt đối. Nói cách
kháckhơng giác ngộ được nguồn tâm thì khơng có được giác ngộ tuyệt đối.
Cũng giống như một người phàm ý thức được lỗi lầm trong các tâm niệm
trước nên đã khơng tái hiện trong các tâm niệm sau đó. Có thể gọi đó là giác
ngộ nhưng thật chất vẫn là bất giác.
1.2. Bất giác và bản chất của bất giác
Phật giáo Đại thừa khẳng định: “Do không thật biết pháp "Chơn như"
nên tâm bất giác (mê) nổi lên, liền khởi vọng niệm (sanh tướng vơ minh).
Song vọng niệm vì là khơng có thật thể, nên chẳng rời Bản giác. Thí như
người

lầm phương hướng;



có phương

hướng nên mới

lầm, nếu

khơng phương hướng thì khơng có lầm. Chúng sanh cũng thế, do có "Giác"
nên mới co "Mê"; nếu khơng có "Giác" thì cũng khơng có "Mê" (Bất giác)
Song chúng sanh cũng nhờ có "Tâm vọng tưởng bất giác" này, nên mới
biết phân biệt danh từ và nghĩa lý của các pháp. Và cũng nhờ thế mà chư Phật
mới có thể vì chúng sanh nói ra "Chơn giác" (tánh Phật). Nếu lìa "Tâm bất
giác" thì cũng không thể chỉ bày cái "Chơn giác" được (dụ như lìa sóng khơng
có nước)”

Như vậy: Bất giác chính là trạng thái không giác ngộ hoặc đi ngược lại
sự giác ngộ, do thái độ vọng tưởng phân biệt chủ quan và nhị nguyên.
Theo Khởi Tín Luận, tất cả các hoạt dụng giác ngộ đối trị, thay thế xấu ác
bằng thiện ích vẫn chưa được gọi là giác ngộ thật sự. Tiến trình và con đường
hướng đến giác ngộ vẫn được xem là bất giác, cho đến khi được giác ngộ
hoàn tồn mới hết bất giác. Bất giác có mặt trong tiến trình con người và
chúng sinh khơng nhận diện được và khơng sống với tiềm năng Phật tính sẳn
có trong tâm, cho nên chấp nhận bị chìm đắm trong vơ minh và phiền não.
Tấm màn ngăn cách của bất giác sẽ được vén lên khi tiến trình tu tập đã hoàn
tất phần thuỷ giác, hoàn nguyên với bản giác.

6


Bản giác biểu trưng cho cái không động. Nay động nên gọi là bất giác.
Bất giác thì khởi niệm. Niệm này là do bản giác vọng động mà có, nên nó
khơng có tự thể riêng mà thể của nó chính là bản giác, nên nói “Niệm khơng có
tự tướng, chẳng lìa bản giác”. Như sóng lăn tăn từ nước mà có, thể của nó vẫn
là nước. Có bất giác nên có niệm tưởng, có niệm tưởng nên có ngơn từ, văn tự.
DANH là chỉ cho tướng, hình thức. NGHĨA là chỉ cho nội dung, tính chất, ý
nghĩa. Cũng như từ chân như, lập ra CHÂN GIÁC vì có bất giác. Bất giác đã
khơng thì chân giác cũng chẳng thể nói. Bởi nó là thứ khơng năng giác.
II. CON ĐƯỜNG DIỆT TRỪ BẤT GIÁC, ĐI ĐẾN CỨU CÁNH
GIÁC
2.1. Cứu cánh giác và bản chất của cứu cánh giác.
Cứu cánh giác: Có thể dịch là giác ngộ tuyệt đối, giác ngộ trọn vẹn,
giác ngộ toàn mãn, giác ngộ hoàn toàn. Đây là cấp độ giác ngộ cuối cùng
trong các cấp độ giác ngộ khác nhau, được trình bày trong Khởi Tín
Luận. Cứu cánh giác là giác ngộ quả vị Phật, giác ngộ khi thuỷ giác hồn tất
tiến trình hồn ngun với bản giác. Khởi Tín Luận định nghĩa cứu cánh giác

là giác ngộ được nguồn tâm, từ căn nguyên bất sinh bất diệt, đối lập với các
hoạt dụng của nó trong tiến trình sinh tử. Giác ngộ tuyệt đối là giác ngộ cùng
tột, vượt qua các giác ngộ của hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát sơ tâm,
Bồ-tát thập địa và Bồ-tát mãn thập địa. Trong trạng thái giác ngộ cứu cánh,
các bồ-tát địa tận đã trải qua các giai đoạn tu chứng của mười địa, hồn tất
việc hành trì các pháp phương tiện, nhận rõ được chân tâm thường trú, đạt
được trạng thái tâm thể nhất như và giải phóng tất cả các ý niệm phân biệt vi
tế nhất.
Trong thế giới hiện tượng, nếu chúng sinh có khuynh hướng sống quên
mất chân tâm thường trú, thể tính tịnh minh nên trơi lăn trong sinh tử luân hồi
với nhiều mê muội và thất niệm, thì khi hành giả giác ngộ được bản chất tạm
bợ của các hạnh phúc giác quan, hồi tâm hướng trí, dụng cơng tu tập để

7


chuyển hoá tất cả các hạt giống khổ đau. Lúc ấy, hành giả đang trên con
đường giác ngộ và giải thoát. Giải thoát thực ra là trạng thái khi con người
nhận ra được ở mình có tiềm năng và sống với chất liệu giác ngộ tuyệt đối đó,
chứ khơng chỉ đơn thuần là sự mơ tưởng. Như vậy, giác ngộ thật chất là sự
quy nguyên và hợp nhất giữa bản giác và thuỷ giác. Nếu thuỷ giác là sự trở về
với bản giác thì giác ngộ tuyệt đối chính là sự hợp nhất tuyệt đối giữa thuỷ
giác và bản giác.
Sự giác ngộ tuyệt đối theo tổ Mã Minh khơng gì khác hơn là giác ngộ
được nguồn tâm với tính căn nguyên, duyên khởi và các biểu hiện tuỳ duyên
của nó trong quá trình sinh tử của chúng sinh trong luân hồi. Giác ngộ nguồn
tâm là sự chuyển hoá tất cả các hạt giống tiêu cực và phàm phu của tâm thành
hạt giống tích cực, thánh hố và siêu thế của tâm. Lúc ấy, trong kho tàng tâm
thức của con người chỉ cịn thuần lại các hạt giống vơ vi và vơ lậu. Mọi cử
chỉ, lời nói, việc làm và cách ứng xử của con người sẽ trở nên thuần thiện.

Tiến trình chuyển hố này bắt nguồn từ nhận thức sáng suốt rằng trong
tâm ta còn tồn đọng các hạt giống tâm lý bất thiện. Các tâm lý bất thiện này
khống chế và ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và nhận thức của con người. Khi
bị ảnh hưởng tiêu cực tác động, con người ứng xử với các tâm niệm bất thiện,
khổ đâu theo đó xuất hiện.Giác ngộ, do đó, trước nhất là sự ý thức về các bất
toàn này và trong ý thức chánh niệm đó, con người nêu quyết tâm khơng tái
hiện chúng trong tương lai. Duy trì trạng thái tỉnh thức này thường xuyên và
không gián đoạn, hành giả sẽ cận kề với sự giác ngộ.
Mặc dù tiến trình nhận dạng phiền não và sống với chánh niệm tỉnh
thức là con đường hướng về giác ngộ, nhưng sẽ là một sai lầm nếu chúng ta
đồng hố nó với giác ngộ. Ngồi trừ đến lúc giác ngộ có mặt trọn vẹn, lúc đó,
con người vẫn được liệt vào hạng bất giác. Cũng giống như cái gì giống hình
trịn và cái gì hơi trịn trịn đều khơng phải là hình trịn đích thực. Cái gì
khơng thuộc giác ngộ trọn vẹn và tuyệt đỉnh, cái đó thuộc về bất giác. Theo
cách hiểu này, tất cả các thành quả giác ngộ của các bậc A-la-hán và Bồ-tát

8


đều thuộc về bất giác. Tuỳ theo cấp độ của phản bổn hồn ngun với bản
giác, thuỷ giác được hình thành theo từng cấp độ giác ngộ, từ thấp đến cao, lệ
thuộc vào đối tượng được nhận thức và chuyển hoá.
2.2. Con đường đoạn trừ bất giác, đi đến cứu cánh giác
Bản chất của người phàm theo tổ Mã Minh là do không giác ngộ được
các ý niệm xấu ác tồn tại trong tâm thức và do đó đã sống với các hành vi hại
mình và hại người, ở hiện tại và tương lai. Để lột xác phàm và não trạng phàm
phu, điều tiên quyết là hành giả phải giác ngộ được niệm ác và tất cả vọng
tưởng điên đảo. Có lẽ pháp mơn thiền tri vọng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của
tư tưởng giác ác niệm này. Nhờ giác ngộ các niệm ác, con người khơng cịn
sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, nói sai sự thật, sử dụng các chất gây say. Giác ác

niệm chỉ mới là 1/3 tiến trình tu tập. Hai phần ba cịn lại là sống với niệm
thiện và giữ trạng thái tâm luôn được thanh tịnh để ba nghiệp luôn được thuần
tịnh. Do vậy, giác niệm ác vẫn chưa đủ sức để vượt thoát khỏi sự ảnh hưởng
xấu của nghiệp lực phiền não trong quá khứ. Nói khác, nó chỉ mới giúp hành
giả ngưng nghỉ được sự tác tạo bất thiện mà thơi. Có thể sánh ví giác niệm ác
chỉ là “hồi đầu” cịn đến được bờ phải nhờ vào nhiều công phu tu tập.
Các đây 2000 năm, phong trào Đại thừa, với sự xuất hiện của nhiều bộ
Kinh và Luận mới, đã mang lại nhiều đổi thay so với đạo Phật nguồn gốc,
trong đó có quan niệm về giác ngộ. Đầu tiên, cùng với sự thay thế lý tưởng Ala-hán bằng lý tưởng Bồ-tát (P: bodhisatta, S: bodhisattva, H: 覺 覺 ), giác
ngộ cũng trở thành mục đích chính yếu so với giải thoát. Và quan trọng hơn
nữa là đối tượng của giác ngộ. Giác ngộ là hiểu trọn vẹn, thấu triệt sự thật,
nhưng đó là sự thật nào?. Dựa lên quan điểm của Nāgārjuna (Long Thụ)
“Giáo lý của Đức Phật được giảng theo hai sự thật: ‘sự thật theo qui ước’
(saṃvṛti-satya, tục đế), và ‘sự thật tối hậu’ (paramārtha-satya, chân đế)”5 , các
Tổ Đại thừa cho rằng có một sự thật tuyệt đối và đặt mục đích là đạt được sự
thật tuyệt đối đó. Đồng thời họ cũng dựa lên khái niệm trong đạo Phật nguồn
gốc gọi là “sự thật như là” (yathā-bhūta) để tạo nên khái niệm Chân như (S:

9


tathātā, H: 覺 覺 , F: ainsité, E: suchness), chỉ định sự thật tuyệt đối, không
thể diễn tả, nghĩ bàn, mà chỉ có thể gọi là “như là”6 .
Như vậy, một số khái niệm đã được triển khai trong các kinh Đại thừa là: tự
tánh (S: svabhāva, H: 覺覺), Phật tánh (S: buddhatā, H: 覺覺), Như Lai tạng (S:
tathāgatagarbha, H: 覺覺覺), Pháp giới (S: dharmadhātu, H: 覺覺), cùng với A-lạida thức (S: ālayavijñāna; H: 覺覺覺覺) của trường phái Duy Thức (S: Yogācāra,
H: 覺覺). Tất cả đồng nghĩa với sự thật tuyệt đối, bao gồm luôn cả Chân như và
Không (S: śūnyatā; H: 覺 覺 không tánh), và kèm theo một phương trình đặc
biệt là “Chân khơng diệu hữu”.
Nhưng quan niệm có một tự tánh, một thực thể biệt lập, thường còn,

như vậy là đi ngược lại với quan điểm nisvabhāva (khơng có tự tánh) của Đức
Phật và của Nāgārjuna, đồng nghĩa với “không”, “vô ngã” và “duyên khởi”!
hư vậy, trong hai thí dụ kinh nghiệm giác ngộ dẫn trên (Đức Phật Thíchca thành đạo sau khi thiền định dưới gốc cây bồ-đề, và Thiền sư Vô Môn Huệ
Khai hốt nhiên chứng ngộ), chúng ta có thể nghĩ rằng:
Trường hợp của Đức Phật chính là do trí tuệ siêu việt (Bát-nhã) của
Ngài: nhờ thiền định, tĩnh tâm, sáng suốt, Ngài đã hiểu rõ, thấu triệt các vấn
đề đặt ra cho con người và tìm ra con đường giải thốt khỏi khổ đau, tức
là Chánh pháp. Các hiện tượng siêu nhiên kèm theo, được kể lại (như túc
mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh…), chỉ là những huyền thoại
đầy tính chất biểu tượng được tạo dựng ra sau, để thần thánh hóa Đức
Phật và thiêng liêng hóa (E: sanctify, F: sacraliser) đạo Phật.
Trường hợp của Vô Môn là một loại “kinh nghiệm đồng nhất tuyệt đối”
thuộc vào các “trạng thái thay đổi tâm thức”. Rất có thể trạng thái này đã
bị thúc đẩy bởi tình trạng thiếu ngủ, thiếu ăn do hành thiền miên mật…
Nhờ những tiến bộ mang lại bởi khoa học thần kinh từ khoảng vài ba chục
năm nay, hiện tượng gọi là giác ngộ đã có thể hiểu được rõ hơn, không phải
chỉ riêng trong khuôn khổ của đạo Phật, mà còn trong nhiều lãnh vực khác
của cuộc sống. Điều quan trọng là hiểu được giác ngộ không ở đâu xa ngồi
tâm-não. Đó khơng phải là theo thuyết “duy vật”, cũng không phải là “duy
10


tâm”, mà chỉ là một thái độ khoa học, phù hợp với con đường “trung đạo” của
Đức Phật.
Theo đạo Phật nguồn gốc, giác ngộ là hiểu được, cảm nhận được một
cách sâu xa Giáo pháp, để rồi từng bước một, tinh tấn tu tập trên con
đường giải thoát khỏi khổ đau.
Tìm giác ngộ ở một Chân lý Tuyệt đối, tối hậu, thường hằng, bất biến,
có khác gì chạy theo “lơng rùa, sừng thỏ”, hay tìm cái “có” trong cái
“khơng”? Có thể nói rằng đại thừa, giác ngộ đã trở thành mục đính chính yếu,

tức là đạt được sự thật tuyệt đối, nhận ra phật tánh trong mình “kiến tánh
thành Phật” và thế nhập. Giác ngộ phải trải qua kinh nghiệm trực
tiếp và khơng phải là điều mà một người bình thường có thể
suy đốn về nó. Những người tình cờ bắt chước những lời
nói và hành động của các vị giác ngộ mà không thực hiện
công việc để đạt được giác ngộ thì sẽ mời gọi sự nhạo báng
của những người thực sự biết về nó
Trong xã hội thực tại ngày nay, người ta có thể tìm kiếm sự giác ngộ
bằng nhiều cách khác nhau, có thể bằng cách thực hành thiền, nhưng chúng ta
nên thực hành như thế nào để chúng ta đạt được giác ngộ? Giác ngộ thật
sự không thể đạt được một cách dễ dàng. Chúng ta phải phát triển những
khoảnh khắc sâu sắc và hiểu biết mỗi ngày. Những giây phút nhỏ bé của sự
giác ngộ tích lũy theo thời gian, cho đến khi chúng đạt tới đỉnh điểm trong
một ngọn đèn sáng tuyệt vời của sự giác ngộ. Để đi đến cứu cánh giác tức là
sự giác ngộ tuyệt đối không chỉ đơn thuần là thiền, là trách xa những điều ác,
tai ương của nhân thế. Mà phải là sự tổng hợp của tất các các yếu tố hợp lại.
Có thể nói, nó gian nan như chính con đường Đức Phật tìm đến tới chân lý vô
thường. Một người đàn ông đã hỏi đức Phật một số câu hỏi về vũ trụ. Đáp lại,
Ngài nhặt một ít lá và nói: “Có nhiều lá trong tay tôi, hay trong rừng?” “Dĩ
nhiên là trong rừng nhiều lá hơn,” người đàn ông trả lời. Đức Phật tiếp tục:
“Vâng, nhưng lá trong tay tôi đại diện cho kiến thức dẫn đến sự chấm dứt khổ

11


đau.” Bằng cách này, Đức Phật cho thấy rằng một số câu hỏi là khơng cần
thiết. Thế giới có vơ số lĩnh vực nghiên cứu, nhiều như lá của rừng. Nhưng
nếu những gì chúng ta muốn hơn bất cứ điều gì khác là giác ngộ, thì tốt hơn là
nên tập trung hồn tồn vào mục đích đó, và tập hợp lại những kiến thức có
liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của chúng ta.


KẾT LUẬN
Vấn đề đặt ra là phải có phương pháp tu hành, phải để những hạt giống
tốt mà gieo vào phật pháp. Chúng ta là những người nghiên cứu để tìm hiểu
các vấn đề của Phật pháp. Đức Phật là người kiến tánh thành phật, Người vẽ
ra bản đồ để tìm ra những con đường đi đến mục đích mà mình cần đi. Mục
đích giác ngộ cuối cùng của đức Phật là thành đạo. Chúng ta có khả năng
thành phật, đức phật nói tất cả các chúng sinh đều có phật tánh và sẽ thành
phật. Kinh Niết bàn và kinh Pháp hoa đã bàn về việc này, chúng ta có gia tài
to lớn đó như huyết mạch trong cơ thể của mỗi con người. Chúng ta là những
phàm phu đầy rẫy tham, sân,si mà nói chúng ta có khả năng thành Phật, chúng
ta có thể khó có thể tin nổi, nó giống như việc “ý chí con mình cịn hạ liệt”
chúng ta có khả năng thành phật nhưng khơng dám nhận vì chưa có khả năng
để nhận ra, nên chung ta phải nghiên cứu học pháp để tìm ra cái nguồn tánh
Phật ngay từ chính trong mỗi chúng ta.
Giác ngộ là phải nhìn nhận thật tâm về vô thường, không xuất phát từ
thủ đoạn và tham vọng của con người. Thành bại, được mất trong cuộc đời là
quy luật, nhưng khơng để “mất mình”. Mọi thứ đều thanh đổi, sắc đẹp, sức
khỏe, danh vọng không thể mãi mãi theo chúng ta được. Vấn đề phải sống thế
nào, rạch ròi theo đúng đạo lý, phải dưỡng cho tâm trong sáng, rèn trí tuệ
minh và ln xây hồi bão lớn lao là hướng lòng vào phật pháp. Và dần dần,

12


chúng ta sẽ đạt đến sự giác ngộ tuyệt đối như lời Đức phật răng dạy “ ta là
Phật đã thành, các con là phật sẽ thành”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Đại thừa khởi tín luận của HT Thiện Hoa, Cao Hữu Đính, HT. Trí

Quang, Chân Hiền Tâm, HT. Ấn Thuận..
2. Luận khởi tín Đại Thừa, dịch giải TK. Thích Giác Thừa, Nxb Thuận Hóa
3. Kinh Trường A Hàm, Trung A hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A hàm (Đại
tạng Kinh Việt Nam), Nxb Tôn giáo, 2001.
4. Kimura Taiken, Đại thừa Phật giáo tư tưởng Luận, H.T. Thich Quảng Độ
dịch Việt, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1969.
5. Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tăng chi bộ Kinh, Tiểu bộ Kinh (Đại tạng
Kinh Việt Nam), Nxb Tôn giáo, 2001.

13



×