Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.78 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Mác có nói đại ý: Mỗi một vĩ nhân xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu của
thời đại, hồn cảnh ln ln chế định con người và con người cũng tác động trở
lại hoàn cảnh, tác động tới đâu, tới mức độ như thế nào là tùy thuộc hoàn toàn
vào bản thân mỗi cá nhân. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành
trong một hồn cảnh, điều kiện lịch sử nhất định; trong đó có cơ sở thực tiễn và
cơ sở lý luận. Cơ sở thực tiễn đó là hồn cảnh quốc tế và trong nước; cơ sở lý
luận bao gồm truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ
nghĩa Mác-Lênin, nhưng để có tư tưởng Hồ Chí Minh thì cần phải có yếu tố chủ
quan Hồ Chí Minh. Như vậy, có thể khẳng định rằng tư tưởng Hồ Chí Minh
được hình thành và phát triển trên nền tảng văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa
dân tộc Việt Nam chính là mảnh đất ươm mầm cho tư tưởng Hồ Chí Minh hình
thành và phát triển; đó cũng là bộ lọc để Hồ Chí Minh lựa chọn tiếp thu những
điểm phù hợp nhất từ tinh hoa văn hóa của nhân loại và vận dụng vào điều kiện
thực tiễn cụ thể của Việt Nam; CN Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận quyết định
sự hình thành và phát triển nhảy vọt về “chất” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Yếu
tố chủ quan Hồ Chí Minh là trí tuệ cùng những phẩm chất riêng có của Người có
tính chất quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Nắm chắc được cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định tư tưởng Hồ
Chí Minh và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời đánh bại các quan điểm
của các thế lực thù địch phủ nhận, xuyên tạc Hồ Chí Minh và Tư tưởng Hồ Chí
Minh, những luận điệu đó nhằm mục đích hạ bệ lãnh tụ của dân tộc ta. Với ý
nghĩa như vậy em xin chọn đề tài “cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
Trong đề tài này em xin làm rõ các cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm một là giá trị truyền thống văn hóa dân
tộc Việt Nam; hai là tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây; ba là CN
Mác- Lênin và những trí tuệ, phẩm chất, năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ
Chí Minh. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra đâu là cơ sở lý luận có vai trị nền tảng,
1




đâu là cơ sở lý luận có vai trị quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đặc biệt vai trị của nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh trong việc hình thành
tư tưởng của Người.
Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung đề tài gồm có 4 phần:
1. Giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam
2. Tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây
3. Chủ nghĩa Mác- Lênin
4. Phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Truyền thống văn hóa dân tộc là nội dung tư tưởng, phương pháp tư duy,
thể hiện lối suy nghĩ, lối tư duy của một dân tộc; có lúc mờ lúc tỏ xong bao giờ
cũng có và truyền từ đời này sang đời khác. Đó là bản sắc văn hóa dân tộc làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác (giống như thẻ căn cước) tạo ra sức
mạnh, động lực cho dân tộc tồn tại, phát triển; nó có sức mạnh như con đê ngăn
chặn sự xói mịn, xâm nhập của những cơn lũ văn hóa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trước hết trên nền
tảng tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ở đây, cơ sở hình thành và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ ở tinh thần yêu nước, mặc dù chủ
nghĩa yêu nước là cốt lõi của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt
Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nó ra đời khơng như quan niệm hình
thành dân tộc tư sản, bởi có người cho rằng, dân tộc hình thành khi chủ nghĩa tư
bản chiến thắng chế độ phong kiến. Dân tộc quốc gia Việt Nam hình thành bởi
hai yếu tố dựng nước và giữ nước. Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng
nghìn năm ấy, một nền văn hóa dân tộc đã hình thành và được bồi đắp qua nhiều
thế hệ. Sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa ấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tồn bộ
tinh thần văn hóa của dân tộc.

2


Trong đó, chủ nghĩa yêu nước – nhân văn là chỉ đỏ xuyên suốt trong
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; là động lực, là sức mạnh truyền thống
của dân tộc. Đồng thời cũng là nền tảng tư tưởng, là xuất phát điểm và động lực
thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vươn tới chủ nghĩa
CN.Mác- Lênin. Đây là triết lý nhân sinh quan quan trọng nhất trong hệ thống tư
tưởng của người Việt Nam, luôn đứng đầu bảng hệ giá trị dân tộc. Hồ Chí Minh
đã nói: “Dân tộc ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi
nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm khó khăn. Nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Chính
sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước và cũng chính nhờ tiếp thu đầy đủ, sâu sắc tinh thần yêu nước, Người đã
phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc lên một cấp độ mới, đó là chủ
nghĩa yêu nước chân chính. Có thể nói rằng chính chủ nghĩa u nước là “bệ
phóng”, một động lực vĩ đại thơi thúc Hồ Chí Minh trên con đường hoạt động
cách mạng. Người là “Nguyễn Ái Quốc” – yêu nước suốt đời, đó là tâm điểm
trong tâm hồn của Hồ Chí Minh; cuộc đời Hồ Chí Minh là kết tinh văn hóa dân
tộc chính vì vậy, Người đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam, trở thành
giá trị của cái đẹp, của văn hóa. Việt Nam – Hồ Chí Minh đó là sự quảng bá, là
sự đúc kết liền một khối tên riêng của Hồ Chí Minh với tên đất nước. Vì vậy, cả
cuộc đời Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hóa vĩnh hằng của dân tộc; chính
cuộc đời Người trong đó có tư tưởng của Người đã là sự tinh túy của văn hóa
Việt.
Chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất và tự lực tự cường. Ngay từ những
buổi đầu dựng nước, chúng ta luôn phải chống lại những kẻ thù lớn hơn mình cả
về lực lượng và vũ khí, mạnh hơn ta cả về kinh tế và quân sự … nhưng tinh thần
yêu nước luôn là động lực to lớn, đứng đầu bảng hệ giá trị dân tộc và đặc biệt

tinh thần yêu nước luôn mang giá trị kép đó là yêu nước - thương dân, là vấn đề
dân tộc - con người. Đây là sức mạnh để nhân dân Việt Nam có thể vượt qua bất
cứ kẻ thù nào.
3


Truyền thống trọng dân, thân dân, vì dân, lấy dân làm gốc, tất cả đều vì
lợi ích của dân, là những điểm tương đồng với ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Trong truyền thống của dân tộc Việt Nam ở các triều đại thịnh vượng, luôn coi
trọng dân và coi trọng sức dân cũng như sáng kiến của dân. Hồ Chí Minh tiếp
thu tư tưởng của các nhà chính trị như Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn với quan
điểm “Nước lấy dân làm gốc”; “khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ gốc bền”; hay
“Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”; dân là tất cả, là gốc rễ của sức
mạnh. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng này và khẳng định “Nước phải
lấy dân làm gốc/ Gốc có vững cây mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền nhân
dân”. Bác đề cập đến rất nhiều vấn đề trong tư tưởng của mình nhưng có thể tựu
chung lại tất cả những vấn đề đó đều liên quan và tập trung đến sự nghiệp vì
dân, tấm lịng vì dân và quan hệ với dân. Và cả ba điều chung nhất này, chúng ta
có thể tóm gọn trong một chữ Dân. Kế thừa tư tưởng của Bác và truyền thống
văn hóa dân tộc, trong tổng kết bài học kinh nghiệm của Đảng ta từ ĐH VI, đã
khẳng định một trong 4 bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam là “lấy
dân làm gốc”. Cho đến bây giờ đây vẫn là bài học quý giá và quan trọng trong
huy động sức dân, phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong dân để có thể vượt quan mọi
khó khăn và xay dựng đất nước.
Truyền thống đoàn kết, tinh thần cố kết dân tộc, ý thức dân chủ, đề cao
tính cộng đồng
Mối quan hệ cá nhân - gia đình - làng nước luôn gắn kết và tạo sức mạnh
chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm; đề cao hương ước làng văn hóa làng.
Chính trong mơi trường ln chịu sự tác động từ thiên nhiên như vậy, muốn
chinh phục được thiên nhiên, người dân Việt Nam phải cần sự cố kết, liên hiệp

lại để tạo ra sức mạnh trấp áp thiên nhiên, bắt thiên nhiên quay lại phục vụ chính
cuộc sống của mình. Đồng thời với lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và
giữu nước, luôn phải chống lại những kẻ địch mạnh hơn mình nên cần phải đồn
kết, để chống lại kẻ địch, giữ vững không gian sinh tồn của dân tộc mình, bảo vệ
chủ quyền.
4


Nền tảng một xã hội tự chủ trong xây dựng và giữ nhà nước, tổ chức làng
xã, xây dựng hương ước, họp bàn. Trong những triều đại phong kiến phồn thịnh
như thời Lý, Trần chúng ta thấy được tinh thần thân dân, coi trọng dân, người
dân có quyền tham gia họp bàn những công việc quan trọng liên quan đến vận
mệnh quốc gia dân tộc … (hội nghị Diên Hồng).
Trong văn hóa: Văn hóa Việt Nam ln tơn vinh anh hùng, thờ cúng
người có cơng, đây chính là nét độc đáo của văn hóa Việt, điển hình là tín
ngưỡng thờ Vua Hùng, thờ Mẫu Liễu Hạnh chính điều này nó đã gắn kết cả dân
tộc với nhau trong truyền thống văn hóa dân tộc mình.
Về kinh tế trong xã hội phong kiến ở Việt Nam có chế độ tỉnh điền, tài
sản chung của tập thể, là cơ sở phù hợp để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì
vậy, sau này khi tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội Người đã khẳng định ở Phương
Đông chủ nghĩa xã hội dễ dàng thâm nhập vào; bởi chính những điểm văn hóa
khác có ở phương Đơng so với phương Tây.
Truyền thống trọng đạo, trọng hiền tài, trọng nữ, tinh thần khoan dung.
Truyền thống trọng đạo, trọng người tài được thể hiện trong quan điểm :“Hiền
tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì nước mạnh và thịnh, ngun
khí kém thì thế nước yếu và suy”. Điều này được Hồ Chí Minh tiếp thu và thể
hiện rất rõ trong tư tưởng của mình đó là việc Người đã kêu gọi, thu phục được
rất nhiều nhân tài, trí thức mới và cũ tham gia hoạt động và cống hiến trong cách
mạng, trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam sau khi giành được độc lập
như Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Điền, Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân; các trí thức

cũ như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại ….
Truyền thống trọng nữ, xuất phát từ chế độ Mẫu hệ, sau này là tín ngưỡng
thờ Mẫu trong văn hóa người Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ln
tơn trọng, yêu thương những người phụ nữ; quan tâm chăm lo đến giải phóng
phụ nữ, việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo công việc, quản lý xã
hội. Trong Di chúc, Bác viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ
đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và
chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để
5


ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách công việc kể cả việc lãnh đạo, bản thân phụ
nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến bình đẳng thực
sự cho phụ nữ”.
Văn hóa Việt Nam là văn hóa trọng nhân nghĩa, trọng đức nên con người
Việt Nam có lịng vị tha, thương u đồng loại. Văn hóa Việt Nam là văn hóa
khoan dung, hịa mục để tổng hòa, lấy điểm tương đồng bỏ qua những điểm
khác nhau, văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ tầng văn hóa bản
địa - văn hóa Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với trên 50 dân tộc
cùng chung sống trên nền tảng đất nước có cơ tầng văn hóa nguyên thủy giống
nhau nhưng khơng hề có xung đột sắc tộc, tơn giáo… Q trình giao lưu
văn hóa với Trung Quốc, Ấn Độ để lựa chọn và tiếp thu tinh hoa văn hóa, nhờ
có tinh thần khoan dung, hịa nhập mà Việt Nam đã có sự hịa hợp của Nho giáo
(tinh thần trị nước, an dân); Phật giáo (thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con
người, giải thoát cho con người khỏi tham, sân, si… vươn tới trong sạch); Lão
giáo (đưa con người đến với thiên nhiên, giao hòa cùng cảnh vật…) Hồ Chí
Minh đã kế thừa những điểm tích cực này.
Truyền thống dũng cảm, lạc quan, cần cù, thông minh sáng tạo trong sản
xuất, chiến đấu, tinh thần ham học. Tinh thần lạc quan, được thể hiện trong
truyền thống dân tộc ta có câu: “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Tinh thần

lạc quan đó là niềm tin và sức mạnh của bản thân mình vào sự tất thắng ở chính
nghĩa và chân lý, dù cịn nhiều khó khăn nhưng vẫn vượt qua và Hồ Chí Minh là
điểm sáng cho tư tưởng này. Trong con người Hồ Chí Minh tinh thần dũng cảm,
lạc quan luôn là thường trực; ngay cả khi ở trong tù, những lúc khó khăn nhất
của cách mạng, Người vẫn luôn lạc quan, sáng suốt đưa ra những quyết định
quan trọng nhất để đưa cách mạng đến thành cơng. Tinh thần dũng cảm của Bác
cịn thể hiện ở việc Bác đã khóc và xin lỗi tồn thể nhân dân trong Đại hội III,
Bác nhận khuyết điểm, vì những thiếu sót, sai lầm trong cải cách ruộng đất.
Tinh thần ham học của dân tộc còn được quy định do vị trí địa lý nước ta
nằm ở giữa đầu mối giao lưu văn hóa bắc - nam, đơng - tây; người Việt Nam
luôn tiếp thu chọn lọc trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển cái đẹp trở
6


thành giá trị của riêng mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh trọn vẹn và sinh động cho
tư tưởng đó, Người nói: có vay thì có trả, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên
thế giới thì sự trả lại chính là đóng góp vào văn hóa thế giới điểm đặc sắc, mới
hơn trên cơ sở văn hóa truyền thống Việt Nam (tập thơ Hán, khả năng viết báo,
viết văn; nét văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh). Khả năng tự học và học ngoại
ngữ của Bác thể hiện tinh thần ham học đó và chúng ta biết ngay cả những năm
tháng cuối đời Bác vẫn hăng say học ngoại ngữ.
Chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam là cội nguồn, là giá trị văn hóa
tư tưởng tốt đẹp của điểm xuất phát, động lực lên đường cứu nước, là bộ lọc các
học thuyết để từ đó Hồ Chí Minh có lựa chọn và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin. Đặc biệt triết lý đoàn kết của dân tộc
Việt Nam được thể hiện trong nguồn gốc của sự sinh đó là sự tích trăm trứng,
cái bọc trăm trứng để rồi sau này Hồ Chí Minh đã gọi tồn thể nhân dân Việt
Nam là “đồng bào”. Trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”, là câu chuyện
đoàn kết để chống lại sức mạnh từ thiên nhiên, bảo vệ không gian sản xuất, hay
“Thánh Gióng” đó là câu chuyện về ni dưỡng sức mạnh, nuôi dưỡng quân đội

để bảo vệ không gian sinh tồn trước giặc ngoại xâm. Thành Cổ Loa cho chúng ta
bài học cần sự độc lập, tự chủ trong bảo vệ đất nước không chỉ dựa vào thành
quách, vũ khí mà cần huy động sức mạnh từ dân, dựa vào dân để bảo vệ đất
nước. Tất cả những điều kiện, truyền thống trên là cơ sở để phát huy tinh thần
cộng đồng, cố kết dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề đồn kết là vấn
đề mang tính chiến lược, vấn đề sống cịn là nhiệm vụ quan trọng của cách mạng
Việt Nam. Không chỉ kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc mà Hồ Chí
Minh cịn xây dựng một hệ thống lý luận về đại đoàn kết để dẫn dắt, soi đường
cho cách mạng Việt Nam. Vì thế, sau này trả lời phỏng vấn báo chí, Người nói:
Lúc đầu chính chủ nghĩa u nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi
tin theo Lênin, tin theo quốc tế III. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa
nghiên cứu lý luận Mác- Lênin vừa làm công tác thực tế dần dần tôi hiểu rằng
chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
7


Nói đến truyền thống văn hóa dân tộc, khơng thể khơng đề cập tới yếu tố
văn hóa q hương, gia đình mà Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng và tiếp thu. Bởi
truyền thống của quê hương, gia đình đã tác động, hình thành ở Nguyễn Ái
Quốc một phẩm chất riêng đó là u nước, thương dân và hồi bão, nghị lực
trong cuộc sống, trong sự nghiệp hoạt động chính trị sau này.
Ảnh hưởng của quê hương:
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên tại vùng quê Nghệ - Tĩnh, nơi địa linh
nhân kiệt. Đất Nam Đàn như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã nói là: “trùng lai
danh thắng địa”, Phan Bội Châu nói là: “cổ lai đa hào kiệt”. Có người đã nói
rằng: lấy Nam Đàn làm tâm điểm, quay compa một vịng độ vài trăm cây số thì
sẽ kể ra được những con người lừng danh với non sơng đất nước. Đó là Nguyễn
Du, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Cơng Chứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Đặng
Như Mai, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai ...

đây có thể coi là cái nơi của cách mạng Việt Nam. Văn hóa vùng đã ảnh hưởng
sâu sắc tới Hồ Chí Minh, nó như phù sa bồi đắp cho cánh đồng, như bầu sữa mẹ
nuôi tâm hồn Hồ Chí Minh suốt bao năm tháng cuộc đời.
Yếu tố gia đình:
Chúng ta khơng thể phủ nhận yếu tố gia đình đối với việc hình thành nhân
cách của mỗi cá nhân, thành viên trong gia đình. Đó là cơ sở vững chắc nhất, là
bệ phóng cho con người bước vào cuộc đời, có thể coi đó là hậu phương cực kỳ
quan trọng để con người phát triển. Gia đình chính là “đơn vị văn hóa” và nói
như Hồ Chí Minh thì gia đình là “hạt nhân” (chứ khơng đơn thuần là tế bào) của
xã hội. Vậy gia đình Bác có những đặc điểm nào?
Thứ nhất, đó là một gia đình hịa thuận.
Yếu tố này rất quan trọng đối với các thành viên trong gia đình. Ơng bà,
cha mẹ, anh chị em họ hàng gia đình Bác đều là những người tơn trọng nhau,
quý mến nhau, yêu thương nhau, nói chung đó là gia đình gia giáo.
Thứ hai, gia đình Bác là một gia đình có lịng thương người sâu sắc.
Họ thương những người lao động nghèo khó, lam lũ, những người phu ở
Cửa Rào. Cha Bác là cụ phó bảng, khi thi đỗ theo lệ làng thì được cấp đất và
8


ruộng nhưng ơng đã dành khoảng đất ruộng đó cho những người nơng dân
nghèo khơng có ruộng. Tuy làm quan nhưng ông rất thương người và thông cảm
với lao động nghèo khó. Ơng đưa các con mình đi nhiều nơi trên đất nước cũng
là dịp để đi thực tế và chính đó là bài học đầu đời sinh động, giáo dục cho
con tinh thần yêu nước, thương dân.
Thứ ba, gia đình Hồ Chí Minh là một gia đình hiếu học
Điều này bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, ông Nguyễn Sinh Sắc
đỗ phó bảng và 3 người con cũng được học hành. Ơng có tư tưởng rất tiến bộ,
cho con mình đi học tiếng Pháp (trong khi nhiều người ghét thực dân Pháp và
ghét ln cả văn hóa Pháp, tiếng Pháp). Hành trang ra đi tìm đường cứu nước

của Hồ Chí Minh là lịng u nước, vốn tri thức là tiếng Pháp và văn hóa Pháp
nhất định. Hồ Chí Minh là người ham học và có thể học ở bất cứ đâu, bởi ngay
cả trên giường bệnh mà Người vẫn học, vì thế bác biết rất nhiều ngọai ngữ.
Thứ tư, gia đình Hồ Chí Minh là một gia đình có chí lớn.
Nếu như có tài kinh bang tế thế mà khơng “to gan lớn mật” thì khơng làm
được gì. Cái chí phải lớn, vì thế Người đã nói với Võ Nguyên Giáp vào một thời
điểm nhạy cảm 8/1945, lúc Người đang sốt rất cao: khi thời cơ đến phải quyết
nắm lấy, “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành
cho được độc lập”.
Hồ Chí Minh có những quyết tâm nêu ý chí như thế trong những lúc hiểm
nghèo của đất nước, khi thực dân Pháp có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta
lần nữa, chúng ta đã nhân nhượng nhưng khi khơng thể nhân nhượng được nữa,
thì đêm 19/12/1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân kháng chiến: “chúng ta
thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc... hễ
là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng dùng
súng, ai có gươm dùng gươm, ai khơng có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy
gộc. Ai cũng ra sức chống thực dân Pháp cứu nước ... giờ cứu nước đã đến ta
phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
9


Trong sự nghiệp của nhân dân Việt Nam chống Mỹ cũng vậy, nếu khơng
có quyết tâm, khơng có ý chí sáng suốt của dân tộc thì khơng thể có được vòng
nguyệt quế năm 1975. Hoa kỳ là nước chưa từng thua ai trong lịch sử lập quốc,
là nước không những khơng bị thiệt hại mà cịn thu được nhiều lợi nhuận sau thế
chiến thứ hai. Vào thời điểm năm 1965, khi Hoa kỳ đưa quân đội vào tham
chiến ở Việt Nam thì nhiều người đã quan ngại, vì tiềm lực của Hoa kỳ về sức
mạnh quân sự - kinh tế, cả thế giới đã nín thở theo dõi thái độ của Việt Nam.
Nhiều nước đã khuyên Việt Nam nên buông súng nhưng Việt Nam quyết tâm

chiến đấu, bởi quyết tâm đó có cơ sở chắc chắn và người truyền lửa cho cả dân
tộc Việt Nam, cho cả các dân tộc u chuộng hịa bình, cơng lý trên thế giới
chính là Hồ Chí Minh.
Tới tháng 6/1966, sau thời gian sử dụng tàu chiến, máy bay ném bom phá
hoại Miền Bắc, Mỹ đã cho máy bay ném bom vào Hà Nội, lúc này cần có câu trả
lời, cần có thơng điệp, Hồ Chí Minh đã lên tiếng ra lời kêu gọi đồng bào cả
nước: “Giôn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, một
triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền nam
Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền
bắc nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm
chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến tranh có thể kéo
dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ!
Khơng có gì quý hơn độc lập tự do, đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng
lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Từ truyền thống của quê hương, gia đình đã tác động hình thành ở Nguyễn
Ái Quốc một phẩm chất riêng đó là yêu nước, thương dân và hoài bão, nghị lực
trong cuộc sống và trong sự nghiệp hoạt động chính trị sau này.
2. Tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây
Tinh hoa văn hóa phương Đông
Tư tưởng Nho giáo:
10


Hồ Chí Minh đã kế thừa triết lý hành động, triết lý nhân sinh; tinh thần tu
dưỡng đạo đức, là tinh thần ham học. Tư tưởng xây dựng một xã hội bình trị, thế
giới đại đồng, với nền sản xuất và tài sản chung… Tư tưởng của Mạnh Tử: Tư
tưởng trọng dân, quý dân: “dân vi quý xã tắc thứ chi, qn vi khinh”.
Hồ Chí Minh đã nói: “Trong bầu trời khơng gì q bằng dân, trong thế
giới khơng gì mạnh bằng lực lượng của dân, trong xã hội không gì vẻ vang bằng

phục vụ nhân dân”. Và Bác cũng là tấm gương sáng về đạo đức - vị lãnh tụ
quan tâm nhiều nhất tới vấn đề tu dưỡng và thực hành đạo đức; nói đi đơi với
làm; nói ít làm nhiều, thậm chí khơng nói nhưng vẫn làm, thể hiện triết lý hành
động trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo thống kê từ năm 1956-1966, Bác đã
thực hiện trên 700 lượt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo
viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các
đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường học....
Điều này đủ thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ sở, thực tế
như thế nào.
Tư tưởng Phật giáo:
Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng vị tha yêu thương con người, từ bi, bác
ái, chống điều ác; nếp sống có đạo đức, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Hồ Chí
Minh ln u thương tất cả mọi đối tượng, mọi tầng lớp; Bác nghiêm khắc
nhưng cũng rất khoan dung; đặc biệt là nếp sống giản dị, kêu gọi mọi người thực
hành tiết kiệm; làm điều thiện, khơi dậy phần tốt ở mỗi con người, tạo điều kiện
để phần tốt nảy nở như mùa xuân, phần xấu sẽ dần bị loại bỏ…
Tư tưởng Lão giáo:
Kế thừa, phát triển tư tưởng gắn bó với thiên nhiên, bảo vệ mơi trường
sống, đưa con người thốt khỏi vịng danh lợi.
Hồ Chí Minh đã thấm nhuần tư tưởng này, Người nói: muốn làm một cái
nhà nho nhỏ, có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với
các cụ già, em trẻ chăn trâu, khơng dính tới vịng danh lợi.

11


Tư tưởng về bảo vệ môi trường, Người đã sớm phát động phong trào
trồng cây; việc hỏa táng để vừa tiết kiệm đất, hợp vệ sinh đối với người
sống…thể hiện rất rõ trong Di chúc.
Chủ nghĩa tam dân:

Nội dung cơ bản của tư tưởng “Tam dân” đó là dân tộc độc lập, dân quyền
tự do, dân sinh hạnh phúc. Nội dung này phù hợp với đòi hỏi, điều kiện của
nước ta đó là dân tộc cần độc lập; người dân cần cuộc sống ấm no, hạnh phúc và
đây chính là tư tưởng tích cực nhất, gần nhất của tư tưởng Tam dân mà Người
đã tiếp thu.
Tinh hoa văn hóa phương Tây
Đó là kế thừa tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa dân tộc, tinh thần nhân văn,
quyền con người trong cuộc cách mạng Mỹ (1776) và cách mạng Pháp (1789).
Chúng ta thấy, mở đầu của tuyên ngôn độc lập Mỹ cơng nhận các quyền
cơ bản của con người, đó là kết quả của lịch sử đấu tranh mà loài người đã phải
mất rất nhiều thế kỷ mới đạt được và được ghi nhận. Hồ Chí Minh đã suy rộng
ra lời “bất hủ” đó là quyền của tất cả các dân tộc trên thế giới. Độc lập dân tộc
được Hồ Chí Minh tiếp cận từ quyền con người; tư tưởng này của Bác được các
học giả nước ngoài đánh giá rất cao, đó là từ quyền con người Bác đã nâng
thành quyền dân tộc. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền
con người được nêu trong Tuyên ngơn độc lập Mỹ (1776) đó là quyền bình đẳng,
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, đó là những quyền
khơng ai có thể chối cãi được. Từ quyền con người Người đã khái quát, nâng
cao trở thành quyền dân tộc và suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do”(Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945); như vậy quyền dân tộc quyết định quyền
con người.
Người nói, tồn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng,
tính mạng và của cải vật chất để giữ vững độc lập dân tộc.
Trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngồi với câu hỏi: thưa ơng, bây giờ
Việt Nam cần gì? Bác trả lời: nhu cầu của Việt Nam cũng như ham muốn của
12


tơi: chỉ có một ham muốn là nước nhà độc lập, dân tộc tự do và nhân dân hạnh

phúc. Đây khơng chỉ là nhu cầu của Hồ Chí Minh mà còn là kiềng ba chân phát
triển của Việt Nam, độc lập – tự do – hạnh phúc.
Tư tưởng được thể hiện xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành và giữ
gìn độc lập dân tộc của Việt Nam. Trong Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến: …
Khơng chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ, nhất định
không chịu mất nước.
Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn, …. dù hi sinh đến người cuối cùng cũng
phải giành cho được độc lập.
17/7/1966, khi Mỹ tuyên bố cho Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, Người đã
nói: Hà Nội, Hải Phịng và một số các thành phố lớn khác có thể bị tàn phá
nhưng Việt Nam khơng sợ… khơng có gì q hơn độc lập tự do.
Tư tưởng này càng trở nên có giá trị khi vào giai đoạn hiện nay, các
nước lớn luôn chèn ép, áp đặt lợi ích của họ xâm phậm độc lập, chủ quyền,
xâm phạm đến lãnh thổ, biển đảo các nước khác… Mặc dù tư tưởng đối
thoại đã thay đối đầu, đã và đang là tư tưởng chủ đạo nhưng tư tưởng nước
lớn cũng được thể hiện rõ nét. Trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta xây
dựng nhà nước pháp quyền cũng phải chú ý đến các quyền dân tộc cơ bản
trên như độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Hồ Chí Minh từng nói trước
Hội nghị năm 1947 tại Pháp “điều mình khơng muốn thì đừng áp đặt cho
người khác. Nước nào cũng muốn quyền tự do dân chủ của mình được tơn
trọng thì hà cớ gì lại đi xâm phạm quyền độc lập tự do của nước khác”.
Trong bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản
Pháp khẳng định: người ta sinh ra và tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải ln
được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là “lẽ phải” khơng chối cãi được,
chính Hồ Chí Minh đã đúc kết, khẳng định điều đó, là những tư tưởng về quyền
dân tộc, quyền con người và tư tưởng dân chủ tiến bộ là bình đẳng - tự do - bác ái.
Tư tưởng của giê - su: lòng nhân ái cao cả, yêu thương con người, xả thân
cứu thế…
13



Tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng như Pháp như Voltaire, Rousso,
Montesquieu về xã hội công dân, khẳng định quyền làm chủ của người dân.
Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa phong cách làm việc dân chủ vào Việt
Nam. Trong công việc, Bác luôn làm việc với tinh thần dân chủ và mở rộng dân
chủ luôn đưa ra vấn đề để mọi người cùng bàn, ngay cả khi Bác viết một tác
phẩm của mình. Bác đã đưa tiến bộ bình đẳng vào xã hội Việt Nam, hoạt động
thực tiễn Người đã luôn chủ động giao lưu văn hóa, làm giàu văn hóa Việt Nam
bằng văn hóa đại chúng;
Những tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây đã được Hồ
Chí Minh tiếp thu, kế thừa, chọn lọc nghiêm túc. Người đã phát triển
những tư tưởng đó và thể hiện trong tư tưởng của mình một cách rất riêng,
mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh.
3. Chủ nghĩa Mác- lênin
Như chúng đã biết, CN Mác- Lênin ra đời ở Châu Âu và đó cũng chính là
tinh hoa văn hóa của nhân loại ở phương Tây. Vậy tại sao CN Mác- Lênin lại
được tách riêng thành một nội dung trong nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh? Điều này cho ta biết vị trí, vai trị của CN Mác- Lênin trong việc hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
CN Mác- Lênin đã trạng bị cho Hồ Chí Minh một thế giới quan và phương
pháp làm việc biện chứng. Đó là cách nhìn nhận khoa học tự nhiên - con người - xã
hội cần có sự kết hợp; xem xét tồn diện, biện chứng; mọi sự vật đều có mối liên hệ
và vận động phát triển theo quy luật, những quy luật này đã được Người vận dụng
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cho cách
mạng Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản, là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, muốn cách mạng thành công cần có Đảng lãnh đạo…, tóm lại CN
Mác- Lênin đã giải quyết được những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở.
Đây cũng là nguồn gốc lý luận quyết định nhất (đánh dấu sự phát triển về chất)
trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và là nguồn gốc lý luận quan trọng
nhất.

14


Trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với tinh hoa
văn hóa phương Đơng, phương Tây và những hoạt động cách mạng trên khắp
các châu lục đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- lênin vào tháng
7/1920, việc Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Máclênin cái cần thiết và con đường giải phóng chúng ta, ngọn hải đăng soi đường
cho toàn thể nhân loại bị áp bức đi tới giải phóng. Đây là quyết định nhảy vọt về
chất trong q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh một thế giới quan và
phương pháp luận duy vật biện chứng; đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc nhận thức
được mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn dân tộc, đâu là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu;
nhận thức được vấn đề độc lập dân tộc đối với một nước thuộc địa như Việt
Nam cần phải giải quyết trước hết. Với phương pháp luận đó Hồ Chí Minh đã
tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tích lũy kiến thức tìm ra con đường
cứu nước mới. Chính chủ nghĩa Mác- lênin đã giúp Người vượt hẳn lên phía
trước so với những người yêu nước cùng thời, khắc phục khủng hoảng về đường
lối giải phóng dân tộc, vạch ra con đường cứu nước đúng đắn - con đường giải
phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vơ sản. Đó là hướng đi mới, nó khác
hẳn với con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản hay hướng đi
của các sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
Chủ nghĩa Mác- Lênin là cẩm nang thần kỳ giúp Người có thể so sánh,
đối chiếu và chọn lọc tiếp thu giá trị văn hóa đương đại của nhân loại, chuyển
hóa những giá trị tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như tinh hoa
văn hóa nhân loại. Người đã tổng kết đúc rút lý luận thành hệ thống quan điểm
cơ bản về cách mạng Việt Nam; về giải phóng dân tộc, giai cấp và con người.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã giải quyết cơ bản vấn đề
khủng hoảng của đường lối cứu nước, đó là lựa chọn và đi theo con đường cách
mạng vô sản, giải đáp được câu hỏi mà lịch sử đặt ra. Sau này, nói về xúc cảm của

Người khi đọc Luận cương của Lênin, “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi cảm
động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên;
15


ngồi một mình trong buồng tối mà tơi nói to lên như đứng trước quần chúng đông
đảo: hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng của chúng ta”.
Vận dụng và phát triển sáng tạo CN.Mác- lênin, Người đã giải quyết về
cơ bản vấn đề khủng hoảng đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam, Chủ
nghĩa Mác- Lênin là kim chỉ nam cho mọi hành động trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, tinh thần xử trí trong cơng việc. Hồ Chí Minh đã nói: CN Mác- Lênin
đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không
những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam còn là
mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Người đã khẳng định: “trên thế giới
bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chỉ có chủ nghĩa CN MácLênin là chắc chắn nhất, khoa học nhất và cách mạng nhất.
Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tổng hịa, sự kết tinh của các nền
văn hóa nhân loại. Nói tổng hịa, nói kết tinh khơng phải là con số cộng mà đó là
sự cộng hưởng của những tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhà tư tưởng Hồ Chí
Minh chính là một bộ lọc tuyệt vời, thâu thái những cái tinh túy nhất của văn
hóa thế giới để hình thành tư tưởng ngời sáng phục vụ trở lại cho sự tiến bộ của
nhân loại.
Nói về học tập, thâu thái tư tưởng của các nhà đông tây kim cổ, Hồ Chí
Minh đã nói: học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân;
tôn giáo giê-su có ưu điểm của nó là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu
điểm của nó là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là
chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Chẳng phải Khổng Tử, giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu
hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hơm nay họ cịn sống
trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với

nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm học trò nhỏ
của các vị ấy.
16


Như vậy, truyền thống văn hóa dân tộc là cơ sở, là bộ lọc để Hồ Chí Minh
có thể tiếp thu những tính hoa văn hóa của nhân loại; tinh hoa văn hóa của nhân
loại giúp cho Người có những nhận thức thêm đa dạng, phong phú và tiếp thu
những yếu tố phù hợp với điều kiện của Việt Nam; đặc biệt CN Mác- Lênin là
nguồn gốc lý luận quyết định để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó thể
hiện đảm bảo các yếu tố dân tộc, nhân loại và thời đại; sâu hơn là hội đủ ba yếu
tố thiên thời, địa lợi, nhân hịa, trong đó thiên thời chính là CN Mác- Lênin –
mang yếu tố thời đại, địa lợi là những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam,
nhân hịa đó là những tinh hoa văn hóa của nhân loại được bản thân Hồ Chí
Minh tiếp thu, đặc biệt là nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh. Vì vậy, sẽ là thiếu sót
nếu như khơng nghiên cứu phẩm chất, trí tuệ và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh trong cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi nếu khơng có phẩm
chất, trí tuệ của bản thân Hồ Chí Minh thì sẽ khơng thể có tư tưởng Hồ Chí
Minh.
4. Phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh
Vai trò nhân tố chủ quan là thuộc về phẩm chất Hồ Chí Minh, là yếu tố
quan trọng… bởi có biết bao nhiêu người đã nhìn thấy quả táo rơi mà chỉ có một
mình Niutơn phát hiện ra Định luật vạn vật hấp dẫn. Có bao nhiêu đảng viên
Đảng xã hội Pháp là người Việt Nam và đã có bao nhiêu người thuộc địa đã đọc
Luận cương của Lênin nhưng chỉ có mình Nguyễn Ái Quốc tìm thấy trong đó
con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc
địa. Vậy nhân tố nào đã giúp cho Người có thể tìm được con đường cứu nước?
Đó chính là những phẩm chất, trí tuệ, năng lực của Hồ Chí Minh.
Ý chí cứu nước, cứu dân

Hồ Chí Minh là người có chí lớn, Người ln chủ động, tự nguyện dấn
thân vào cuộc đời gian khổ để mưu việc lớn; cái chí lớn đó làm nên tư tưởng Hồ
Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện khi Người đã lựa chọn,
quyết tâm thì khơng gì có thể ngăn cản được ý chí dời non lấp biển của Bác. Sự
khó khăn đó bắt đầu từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước, giữa những con
17


đường cứu nước của các bậc tiền bối, không biết sẽ lựa chọn con đường nào
nhưng với chí lớn và nhãn quan chính trị của mình Người đã lựa chọn một
hướng đi hoàn toàn mới.
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đầu thế kỷ XX, khi ra đi tìm đường cứu
nước Nguyễn Tất Thành đã được quê hương và gia đình trang bị cho vốn kiến
thức vững chắc, sâu rộng với một năng lực trí tuệ sắc sảo; một đầu óc phê phán
tinh sảo luôn giúp Người có thể tổng hợp các dữ liệu để phân tích, nhận ra hạn
chế từ các phong trào yêu nước chống Pháp…để từ đó có nhận thức về con
đường cứu nước; vì thế Người đã từ chối đường lối cứu nước của Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh…và quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước,
thể hiện phương pháp cách mạng mới, tư duy cứu nước mới của Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá của GS Trần Văn Giàu: “tìm hiểu đằng sau những từ tự do, bình
đẳng, bác ái, ẩn giấu những gì”, có nghĩa là tìm hiểu các cuộc cách mạng cận đại
của phương Tây, tìm hiểu lý do vì sao các nước phương Tây trở nên phú cường.
Sau đó, “trở về nước giúp đồng bào mình”, có nghĩa là khi đã học được kinh
nghiệm ở nước ngồi sẽ trở về góp sức cùng đồng bào trong nước làm cho dân
tộc mình cũng tự do, bình đẳng, bác ái như các nước châu Âu đã làm cách mạng.
Tức là đi tìm đường cứu nước, tức là tìm một giải pháp cho quê hương để giải
phóng dân tộc khỏi ách nơ lệ. Chỉ xét riêng trên bình diện vừa nêu, ý tưởng
khơng đi sang Nhật mà đi sang các nước Tây Âu của Nguyễn Tất Thành lúc đó
quả là một chuyển biến tư tưởng hợp thời hiện đại. Lịch sử đặt ra yêu cầu mới
và Nguyễn Tất Thành là người hiện thực hóa nó, bằng tư chất trí tuệ và mẫn cảm

chính trị đặc biệt của mình.
Khi quyết định sang phương Tây mà sang chính sào huyệt của chủ nghĩa
tư bản, chính đất nước đang xâm lược dân tộc mình, tìm đường cứu nước, Người
ra đi với hai bàn tay trắng, với thân phận là người lao động chứ không phải một
thân sĩ, hay trí thức tự kiếm sống bằng sức lao động của mình, hịa mình vào
tầng lớp lao động để làm việc và có thể hoạt động. Sau này trong quá trình hoạt
động cứu nước Người bị tuyên án tử hình vắng mặt, bị truy nã, hai lần bị bỏ tù,
đặc biệt là sự nghi ngờ của các đồng chí, của tổ chức quốc tế cộng sản nhưng tất
18


cả những khó khăn đó đều khơng làm nản lịng, chùn bước và ý chí cứu nước,
cứu dân của Bác… cuối cùng Người đã từng bước vượt qua những khó khăn đó.
Hồ Chí Minh là con người thơng minh, có tầm nhìn chiến lược, bao quát
thời đại và khả năng dự báo tương lai.
Hồ Chí Minh có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những tri thức của nhân
loại, nhất là đối với cái mới, đó là sự kết hợp giữa trí thơng minh và tư duy đổi
mới. Sự tiếp thu, phê phán, lựa chọn những tri thức, luôn học tập ở mọi nơi có
thể học được, có thể trên ghế nhà trường, trong thực tiễn cách mạng hay trường
đời. Người đã thừa hưởng trí tuệ thơng minh của người cha, người mẹ, truyền
thống gia đình mình, Hồ Chí Minh là người đa tài sắc bén với mọi lĩnh vực như
thơ văn, báo chí…
Khả năng học ngoại ngữ rất tốt, Bác có thể đọc thơng viết thạo rất nhiều
các ngoại ngữ, đặc biệt học và hiểu gốc rất sâu sắc; chỉ 6 năm ở Pháp mà Người
có thể nói, viết văn, kịch, diễn thuyết và tranh luận bằng tiếng Pháp, thu hút
được người đọc, người nghe và đặc biệt thuyết phục cả một bộ phận đảng viên
Pháp đi theo Quốc tế III, đó là một nhân tài hiếm có. Khi tới Matxcơ-va, trong
thời gian ngắn qua các Hội nghị Quốc tế Nông dân, Quốc tế Cộng sản, mọi
người đều biết tới, điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của Bác, trong đó có nhiều
yếu tố nhưng trước hết đó là trí tuệ của Bác ln tỏa sáng, có sức hút với mọi

tầng lớp…
Tư duy luôn đặt câu hỏi “tại sao”cho vấn đề. Ở vào trạc tuổi 13, khi lần
đầu tiên Người nghe thấy khẩu hiệu “tự do - bình đẳng - bác ái”, Người đã đặt
câu hỏi ẩn dấu đằng sau khẩu hiệu đó là gì? Hay khi tới nước Pháp thấy cảnh
những người dân sống khổ cực, các tệ nạn xã hội… Người đã đặt câu hỏi tại sao
người Pháp khơng khai hóa cho đồng bào mình trước khi sang khai hóa cho dân
tộc Việt Nam; trong xét xử: tại sao quyền bình đẳng của người Pháp lại khác với
người Việt Nam, người Pháp lúc nào cũng có lý?
Với sự thông minh, sắc sảo Người đã nhận thức được quy luật tiến hóa
của xã hội từ đó vạch ra con đường cho cách mạng Việt Nam. Xây dựng đường
lối, giải quyết vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, luôn đổi mới và phát
19


triển. Đó là kết quả của việc nắm vững và vận dụng lý luận của CN Mác- Lênin;
vốn văn hóa đông - tây sâu sắc (đọc hiểu kinh dịch), tri thức lịch sử thực tiễn sâu
rộng, vốn sống phong phú, là kết quả của việc tích lũy dữ liệu, phân tích hàng
loạt các sự kiện trong và ngồi nước, tổng kết thực tiễn hiện tại, rút ra quy luật
hiện thực và phán đoán những diễn biến mới, xu hướng phát triển của tình hình
thế giới để có những dự báo khoa học. Nói về khả năng dự báo tương lai của
Bác, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “việc dự kiến chính xác, khoa học chiều
hướng phát triển của sự vật, những tình huống lớn sẽ xảy ra trong tương lai vô
cùng quan trọng trong công tác cách mạng. Thực tế cùng với thời gian sẽ là nhà
kiểm nghiệm nghiêm khắc. Những điều đó thuộc về phẩm chất của những thiên
tài”. Hồ Chí Minh có rất nhiều những dự báo và đã được thực tiễn cách mạng
Việt Nam cũng như cách mạng thế giới kiểm nghiệm và chứng minh sự dự báo
đúng đắn đó.
Tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh là một tư duy “hoạt lực”.
Chúng ta biết Hồ Chí Minh có ý chí cứu dân cứu nước, có trí tuệ, nhưng

nếu chỉ có hai yếu tố trên mà khơng có khả năng hoạt động thực tiễn thì có lẽ sẽ
rất khó để Người thành cơng. Mọi tư duy của Người đều vận dụng vào thực tiễn
của cách mạng Việt Nam đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân
dân…
Nếu như khơng có q trình hoạt động thực tiễn chắc chắn Người khơng
thể tổng kết “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết/ Thành cơng, thành cơng, đại
thành công”, thể hiện quy luật mối quan hệ giữa đồn kết và thắng lợi trong cách
mạng. Ln bám sát sự vận động của thực tiễn để có thể nhận thức và hành động
đúng đắn đồng thời có sự điều chỉnh nhận thức và hoạt động thực tiễn khi hoàn
cảnh cụ thể thay đổi. Hồ Chí Minh là người có khả năng biến những vấn đề tiếp
thu được để rèn luyện mình, để tổ chức biến những lý tưởng của mình thành
hiện thực, Bác là một nhà tổ chức thiên tài, một nhà chiến lược gia. Đặc biệt,
Người trở thành lãnh đạo được bởi trí tuệ và đạo đức cách mạng của mình, ln
làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Mặc dù cuộc sống vật chất trong quá
20


trình hoạt động rất nhiều cực nhọc nhưng Hồ Chí Minh đã chịu mọi vất vả, hi
sinh bản thân để cứu dân, cứu nước; nhất là những lúc hoạt động bí mật, hay bị
bắt ở tù mất tự do, bị cuộc sống thiếu thốn đó làm cho hao mịn sức lực, nhưng
Người đã vượt lên trên tất cả và đem lại sự thành công cho cả dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người có hồi bão lớn, tâm hồn của một nhà yêu nước,
một chiến sĩ nhiệt thành cách mạng, với tình u thương bao la, ln phấn đấu
hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
Ra đi tìm đường cứu nước khi mới 21 tuổi, Người quyết định sang
phương Tây không phải với vai một thân sĩ hay một trí thức mà là người
lao động sống cùng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động, sống trong
lịng xã hội tư bản để tìm hiểu bản chất của nó. Với hai bàn tay trắng và
Người đã làm mọi việc để có thể sống và làm việc cũng như hoạt động
trong các tổ chức chính trị - xã hội, để có thêm kinh nghiệm cũng như

kiến thức cho việc lựa chọn con đường cách mạng cho cách mạng Việt
Nam. Người làm cách mạng khơng chỉ để giải phóng dân tộc Việt Nam
mà cịn thực hiện và hồn thành nhiệm vụ cách mạng quốc tế, góp phần
vào sự nghiệp cách mạng giải phóng lồi người trên tồn thế giới. Tình
u thương con người của Bác không chung chung trừu tượng mà rất cụ
thể đối với từng đối tượng, đó là tình yêu thương với người lao động, trẻ
thơ, bộ đội và đồn dân cơng… Bác là người có tình u thương bao la.
Chính những phẩm chất hiếm có đó đã quyết định việc Nguyễn Ái Quốc
thâu thái tổng kết thành cơng tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị truyền thống của
dân tộc, của nhân loại và chủ nghĩa Mác- lênin đã làm cho tư tưởng Hồ Chí
Minh có sức sống bất diệt. Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình
thành từ các giá trị truyền thống dân tộc tốt đẹp, tinh hoa văn hóa nhân loại mà
đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- lênin thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn của
Người. Chính vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đậm sâu sắc yếu tố dân tộc,
nhân loại và thời đại, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt và
truyền lửa cho đời sau.
21


Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam có thời kỳ “tam giáo đồng nguyên”
trong chế độ phong kiến. Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa đó ngay tại đất nước
Việt Nam và cả khi hoạt động ở nước ngoài. Bác tiếp thu những tư tưởng tiến bộ
của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phù hợp với sự nghiệp cách mạng vì tiến bộ
xã hội và loại bỏ những tư tưởng, nội dung không phù hợp. Từ nền tảng Nho
giáo, Người đã xây dựng đạo đức mới trên nền tảng đạo đức cũ, trở thành đạo
đức cách mạng, đặc biệt có sự phát triển ở nội dung “trung” và “hiếu” và mục
đích để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Chỉ xét riêng về mặt nhân văn, nhân
đạo, thái độ với phụ nữ, với người lao động cũng đủ thấy Hồ Chí Minh khơng
tiếp thu ngun xi quan điểm của Nho giáo, bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh
khác hoàn toàn so với bản chất Nho giáo, vốn coi khinh lao động chân tay, coi

khinh phụ nữ. Bởi Nho giáo chia con người trong xã hội ra làm hai hạng: qn
tử, tiểu nhân; trong qn tử, khơng có những người lao động chân tay, khơng có
những người làm ra hạt lúa, củ khoai và trong quân tử cũng không có những
người phụ nữ. Người phụ nữ chỉ được xếp vào hàng tiểu nhân, khơng có quyền
hành gì…nhưng khi Nho giáo vào Việt Nam đã được Việt hóa, văn hóa Việt
Nam tôn vinh và coi trọng người phụ nữ (mẹ Âu Cơ được tôn vinh là mẹ của
cộng đồng dân tộc. Trong lịch sử, hàng loạt phụ nữ thực sự có cơng với đất nước
được nhân dân tơn thờ, đó là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Bùi Thị
Xuân… và đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì thái độ đối với người phụ nữ
là sự trân trọng, yêu thương, quý mến và nâng niu.
Ở đây cũng cần nói thêm về thuyết “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”
của đạo Khổng đã có từ khoảng 2500 năm trước nói lên tầm quan trọng từ bản
ngã, từ chính cá nhân con người trong quan hệ cộng đồng, trước hết là phải tu
thân. Đó là cá nhân, cá nhân do đó trở thành cái cực kỳ quan trọng. Đã có nhiều
quan điểm cho rằng, phương Đơng khơng coi trọng vai trò cá nhân, mà chỉ
phương Tây coi trọng cá nhân là khơng đúng. Hồ Chí Minh tiếp thu cái “cá
nhân” đó của phương Đơng để ln có sự tự xử sự với mình, với người, với việc
mà nhất là tự mình đối với bản thân mình một cách đúng đắn nhất. Hồ Chí Minh
là người nói nhiều tới cá nhân nhưng không sa vào chủ nghĩa cá nhân, cũng
22


giống như Người nói nhiều về dân tộc nhưng khơng xa vào chủ nghĩa dân tộc
hẹp hịi; nói nhiều tới quyết tâm làm một việc gì đó nhưng khơng xa vào chủ
quan, duy ý chí; nói nhiều tới đạo đức và sự nghiêm minh của pháp luật nhưng
không tuyệt đối hóa cái nào mà ở Hồ Chí Minh ln ln là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa “đức trị” và “pháp trị”, vừa có lý vừa có tình… Trong cuộc
sống, nhất là từ khi trở về nước năm 1941, Hồ Chí Minh đã dùng rất nhiều mệnh
đề Nho giáo để tuyên truyền, giáo dục, vận động cách mạng. Những mệnh đề đó
được Hồ Chí Minh lồng vào nội dung mới, nội dung cách mạng; vì thế, nếu nói

rằng Hồ Chí Minh đưa CN Mác- Lênin vào Việt Nam trên cỗ xe Nho giáo, đó là
cách nói hình ảnh, nếu xét về phương tiện, thì cũng có thể chấp nhận được cách
ví von như thế nhưng bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh khác hoàn toàn về so với
bản chất Nho giáo.
Như vậy, có thể thấy đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở ba
nội dung, thứ nhất, đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc,
tinh hoa trí thức của nhân loại; thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và
phát triển từ tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo Hồ Chí Minh; thứ ba, tư tưởng
Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận lịch sử có giá trị và ý nghĩa thời đại.
Về bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc CN MácLênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, mang bản chất khoa học và có tính
hệ thống; tư tưởng Hồ Chí Minh - chủ thuyết của cách mạng Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng sáng tạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả
của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam;
kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu
và chọn lọc những điểm tích cực, phù hợp của tinh hoa văn hóa nhân loại, để
hình thành nên tư tưởng của mình. Tuy nhiên, ở đây cũng cần phải hiểu rằng, tư
tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là phép cộng tất cả các nội dung giá trị này, mà
đó là sự thâu thái, chọn lọc và sáng tạo, không bê nguyên xi, mà tất cả những nội
dung được Người tiếp thu thì sau đó được thể hiện ở một “chất” mới.
23


Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và cơ sở lý
luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, đặc biệt là nhân tố chủ quan
Hồ Chí Minh giúp chúng ta thấy được trí tuệ, bản lĩnh Hồ Chí Minh. Điều này
đã khẳng giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi tư tưởng là sản phẩm của bản thân
cá nhân – bản thân Hồ Chí Minh. Nó đập lại các luận điểm sai trái của các thế
lực thù địch xuyên tạc về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người. Qua đó, chúng ta
sẽ thấy những luận điểm cho rằng “khơng có Tư tưởng Hồ Chí Minh” hay “tư

tưởng Hồ Chí Minh là sự huyễn hoặc của Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Hồ Chí
Minh khơng phải là nhà tư tưởng”… là hồn tồn sai trái. Bởi tư tưởng của Bác
khơng phải hình thành từ mảnh đất trống khơng mà nó được hình thành, xuất
phát từ mảnh đất của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, từ điều kiện lịch
sử cụ thể của Việt Nam và tác động của thời đại. Hồ Chí Minh đã đứng trên
mảnh đất hiện thực của Việt Nam để thâu hóa tồn bộ những vấn đề căn bản
nhất của nhân loại. Truyền thống văn hóa dân tộc cũng chính là bộ lọc để Người
tiếp thu các giá trị văn hóa, tinh hoa của nhân loại mà đỉnh cao là CN MácLênin; từ đó, hình thành nên một hệ thống lý luận soi đường cho cách mạng Việt
Nam, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn và đi đến thắng lợi.
Hồ Chí Minh cùng sống với tư tưởng đó, khích lệ mọi người theo tư tưởng đó và
tiến trình của nhân loại vẫn trường tồn, gắn kết với những tư tưởng đó.

24



×