Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Dạy tiếng việt cho người nước ngoài – một nội dung cần phát triển cho ngành việt nam học của trường đại học lạc hồng báo cáo nghiên cứu khoa học giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.56 KB, 16 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế hội nhập hóa tồn cầu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã
hịa mình vào xu thế đó, cột mốc quan trọng nhất là sự kiện Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007.
Việc Việt Nam gia nhập WTO là một trong những lý do khiến
nguồn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng theo. Số cơng ty nước
ngồi tại Việt Nam tăng lên hàng năm với số lượng đáng kể. Kéo theo đó,
người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh sống cũng tăng lên.
Để sống và làm việc tại Việt Nam địi hỏi người nước ngồi phải
biết tiếng Việt, phải hiểu văn hóa Việt Nam. Do đó, việc học tiếng Việt là
một nhu cầu không thể thiếu đối với đối tượng này. Nắm bắt được nhu cầu
đó, các cơ sở đào tạo, các trung tâm ngoại ngữ tổ chức các khóa học tiếng
Việt cho người nước ngồi ngày một đơng.
So với các tỉnh thành khác trong cả nước, Đồng Nai là một trong
những địa bàn tập trung khá nhiều khu công nghiệp, đồng thời cũng là nơi
thu hút được khá nhiều sự đầu tư của các cơng ty nước ngồi. Người nước
ngoài sinh sống và làm việc tại Đồng Nai ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tại
Đồng Nai lại có chưa có cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nào đủ
lớn, đủ uy tín và thu hút được đơng đảo người nước ngồi đến học. Nếu
muốn học tiếng Việt có chất lượng tốt, người nước ngoài sinh sống và làm
việc ở đây buộc phải tìm đến những nơi khá xa như Thành Phố Hồ Chí Minh
để học. Nếu có một cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đủ uy tín tại
Đại học Lạc Hồng chắc chắn sẽ thu hút được người nước ngoài đến học.
1


1. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng định hướng dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài trong ngành Việt Nam học của Trường Đại học Lạc
Hồng
1.1. Cơ sở khách quan


Trước tiên, cần khẳng định rằng Việt Nam học là một ngành khoa
học tuy còn mới nhưng phát triển hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam tăng tốc trên con đường hội nhập
nền kinh tế quốc tế. Song song với nó là q trình hội nhập mạnh mẽ và tồn
diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: giáo dục, văn hóa, xã hội, y tế, du
lịch, viễn thơng…Do đó, Việt Nam học ngày càng phát triển là một nhu cầu
tất yếu.
Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam học đã xuất hiện từ rất lâu song
phải từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây nó mới phát triển mạnh với
tư cách là một ngành khoa học độc lập hoặc như một bộ phận của Đông
Phương học. Hiện nay, Việt Nam học đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Nga, Pháp,
Trung Quốc…với một số lượng đông đảo các nhà khoa học nghiên cứu Việt
Nam học. Việt Nam học đã trở thành một một khoa học liên ngành được
giảng dạy ở nhiều trường đại học của các nước phát triển. Ba kỳ Hội thảo
quốc tế mà lần gần đây nhất là vào tháng 12 năm 2008 với chủ đề “Việt Nam
- Hội nhập & Phát triển” đã khẳng định vị trí quan trọng của Việt Nam học
trên tồn thế giới.
Vậy xu thế nghiên cứu Việt Nam học bắt nguồn từ đâu?
Phải khẳng định, Việt Nam đã đem đến vô số câu hỏi “tại sao” trong
nhiều lĩnh vực đối với toàn thế giới từ sau khi giành thắng lợi trong các cuộc
2


kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi đế quốc Mỹ. Ví như, “Tại sao một đất
nước nhỏ bé, nơng nghiệp lạc hậu như Việt Nam lại có thể chiến thắng một
đế quốc sừng sỏ, phát triển vào bậc nhất thế giới với những vũ khí chiến
tranh hiện đại, tối tân?” hay “Tại sao từ một nước nghèo nàn bị tàn phá nặng
nề sau chiến tranh Việt Nam lại có thể vươn lên mạnh mẽ và đứng vào hàng
ngũ các nước đang phát triển với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc?”… Cựu

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara từng nói với Đại tướng Võ
Nguyên Giáp: “Nếu người Mỹ chúng tơi hiểu lịch sử Việt Nam chưa chắc đã
có chiến tranh Việt Nam”.
Bên cạnh đó, trên con đường hội nhập, văn hóa Việt Nam ngày càng
hấp dẫn đối với thế giới, là điểm đến của các nhà nghiên cứu và khách du
lịch trên toàn thế giới. Một nước Việt Nam năng động, sáng tạo, hịa bình và
ổn định về mọi mặt khơng những là điểm đến an tồn của du khách quốc tế
mà còn đang ngày càng trở thành đối tượng nghiên cứu say mê của các nhà
Việt Nam học khắp năm châu.
Để nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam một trong những yêu cầu quan
trọng bậc nhất là người nghiên cứu phải biết tiếng Việt. Theo GS.TSKH Vũ
Minh Giang - Phó giám đốc ĐHQGHN: “Nghiên cứu một khơng gian, một
khu vực nào đó mà khơng biết tiếng là một rào cản rất lớn, cho nên các nhà
nghiên cứu Việt Nam học có nói rằng nếu khơng nói được tiếng Việt, khơng
tiếp xúc được với người Việt Nam thì chưa phải là một nhà Việt Nam học
chân chính. Từ đó hình thành một xu hướng bắt đầu với việc nghiên cứu là
người ta học tiếng Việt”.
Nhưng trên hết, nhu cầu kinh tế là một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất khiến người ta quan tâm nghiên cứu Việt Nam học trong

3


thời gian gần đây. Lấy dẫn chứng từ một đất nước có vốn đầu tư khá lớn vào
Việt Nam hiện nay là Hàn Quốc, “khuynh hướng nghiên cứu Việt Nam ở
Hàn Quốc trong mấy chục năm gần đây đang chuyển dần sang các vấn đề
kinh tế và tài chính đáp ứng những đòi hỏi trực tiếp của mối quan hệ thương
mại đang mở rộng rất nhanh giữa Hàn Quốc và Việt Nam”. Trong tổng số
475 luận văn xung quanh tình hình kinh tế - chính trị của Việt Nam được
cơng bố ở Hàn Quốc từ năm 1966 đến 1999 có đến gần một nửa có liên quan

đến kinh tế. “Hiện nay ở Hàn Quốc đang có những trường đại học được các
tập đoàn lớn đỡ đầu cho việc mở ngành Việt học, nên sinh viên của Khoa
Việt Nam học tốt nghiệp hầu hết đều được các công ty của tập đồn này sử
dụng. Ðiều đáng nói là Việt Nam học Hàn Quốc ngày càng có quan hệ chặt
chẽ hơn với các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo của Việt Nam nên
ảnh hưởng của Việt Nam đối với giới nghiên cứu trẻ Hàn Quốc có chiều
hướng ngày càng tích cực”.
Quay lại vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đây là một
trong những nội dung đào tạo mang tính chiến lược của khá nhiều trường đại
học, đặc biệt là các trường có đào tạo Việt Nam học. Trong khuôn khổ bài
viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số cơ sở đào tạo ở phía Nam.
Trước tiên phải kể đến Khoa Việt Nam học của Đại học Khoa học –
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói
đây là một địa chỉ uy tín bậc nhất trong cơng tác đào tạo dạy tiếng Việt cho
người nước ngồi tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Thành lập năm 1998, sau hơn mười năm hoạt động, Khoa Việt Nam
học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh đã
đào tạo được một đội ngũ khá đông đảo các cử nhân Việt Nam học đến từ
4


khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc. Các khóa dạy tiếng Việt ngắn
hạn cho người nước ngồi được mở thường xuyên. Việc dạy tiếng Việt cho
người nước ngồi đem lại lợi ích kinh tế và tiếng tăm rất lớn cho Khoa Việt
Nam học nói riêng và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói
chung.

Lễ khai giảng lớp tiếng Việt cho Văn phòng Quốc hội Campuchia
tại khoa Việt Nam học, Đại học KHXH & NV TP.HCM
Sau Khoa Việt Nam học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh cũng là một cơ sở khá thành
cơng trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh bắt
đầu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ năm 1998. Hiện nay, cơ sở này
cũng có hai chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo đại học về tiếng
5


Việt: dành cho những sinh viên muốn có trình độ cao về tiếng Việt, muốn sử
dụng thành thạo tiếng Việt hoặc muốn nghiên cứu về tiếng Việt và chương
trình đào tạo ngắn hạn về tiếng Việt: dành cho những người muốn học tiếng
Việt để có thể giao tiếp tiếng Việt. Nếu theo chương trình đào tạo đại học,
sinh viên sẽ được cấp bằng đại học về tiếng Việt, còn nếu học tiếng Việt
ngắn hạn, học viên sẽ được cấp chứng chỉ tiếng Việt. Đến nay, đã có 5 khóa
sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học về tiếng Việt tại Khoa Ngữ văn của
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Một buổi lễ tốt nghiệp của lớp Cử nhân Việt Nam học của
Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Việt Nam học của Đại học Ngoại ngữ Tin học (Huflit) là đại
diện tiêu biểu thứ ba trong công tác đào tạo dạy tiếng Việt cho người nước
ngồi tại khu vực phía Nam. Nắm bắt được nhu cầu thực tế, từ một cơ sở
ban đầu, đến nay trường đã có ba cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước
6


ngồi, một trong ba cơ sở được đặt tại Bình Dương – một tỉnh có nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài rất lớn.

Một buổi thi năng lực tiếng Việt tại Đại học Huflit

1.2. Điều kiện phát triển việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của
ngành Việt Nam học, Khoa Đơng Phương học của Trường Đại học
Lạc Hồng
Xét về khía cạnh kinh tế, để đầu tư vào một quốc gia nào đó cũng
như để việc đầu tư đạt kết quả đòi hỏi những người đầu tư phải am hiểu tất
cả các vấn đề liên quan đến quốc gia mà họ dự định đầu tư hoặc đang đầu tư.
Con đường ngắn nhất để hiểu được những vấn đề đó khơng gì khác ngồi
việc biết được ngơn ngữ mà đất nước đó đang sử dụng.
Như đã nói ở trên, xu thế hội nhập hóa tồn cầu đã kéo các nhà đầu
tư nước ngồi vào Việt Nam ngày một đơng, người nước ngồi vào Việt
7


Nam sinh sống và làm việc cũng tăng theo đáng kể. Từ yêu cầu đối với công
việc, mong muốn giao tiếp với người bản địa đã tạo nên một nhu cầu khơng
thể thiếu đối với người nước ngồi tại Việt Nam: nhu cầu học tiếng Việt.
Trong tình hình có q nhiều cơng ty, doanh nghiệp nước ngồi như
ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nguồn phiên dịch đảm bảo chất lượng không
đủ là điều không thể tránh khỏi. Đây là một trong những áp lực buộc người
nước ngoài phải học tiếng Việt. Hơn nữa, nếu biết tiếng Việt người nước
ngoài sẽ chủ động hơn rất nhiều trong công việc hơn là qua phiên dịch.
Ngồi vấn đề cơng việc, người nước ngồi sống tại Việt Nam khơng
thể khơng quan tâm đến vấn đề hội nhập. Con người không thể sống trong
một mơi trường mà khơng biết gì về những người xung quanh, khơng hiểu
văn hóa, cách sống của họ… Để có thể hội nhập, điều quan trọng đầu tiên
mà những người nước ngoài sống tại Việt Nam này cần là phải biết tiếng
Việt.
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp nằm trong khu vực kinh tế trọng
điểm phía nam (bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh,
Bà Rịa – Vũng Tàu). Thực hiện chủ trương của Đảng – Nhà nước về cơng

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thông qua việc tiếp nhận vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài, Đồng Nai hiện nay là một trong những tỉnh thành
thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất của Việt Nam. Theo thống kê của
Ban Quản lý các Khu cơng nghiệp Đồng Nai, hiện có 825 cơng ty, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là các
công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

8


Việc người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Đồng Nai ngày
càng nhiều là kết quả tất yếu từ nhu cầu đầu tư nói trên. Cũng theo thống kê
của Ban Quản lý các Khu cơng nghiệp Đồng Nai, tính đến tháng 6 năm
2011, có 5281 lao động nước ngồi đang sinh sống và làm việc tại Đồng
Nai. Trong đó, Trung Quốc có 1416 người, Đài Loan có 1699 người, Hàn
Quốc có 1183 người, Nhật Bản có 344 người. Số còn lại ở nhiều quốc gia
khác trên thế giới.
Hơn 5000 người đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai này, tất cả
họ đều có nhu cầu học tiếng Việt. Tuy nhiên, tại Đồng Nai lại chưa có một
cơ sở dạy tiếng tiếng Việt cho người nước ngoài nào đủ lớn và đủ uy tín như
một số trung tâm ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Nhiều người
nước ngồi vẫn cho rằng, muốn học tiếng Việt tốt là phải học tại các trung
tâm ở Thành Phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương. Tuy nhiên, những người có
điều kiện đi học đó khơng nhiều. Vậy tại sao lại khơng thành lập một cơ sở
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại Đồng Nai?
Từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi nhận thấy, Đại học Lạc Hồng hội
đủ điều kiện để có thể trở thành một trung tâm dạy tiếng Việt cho người
nước ngồi tại Đồng Nai.
1.2.1. Vị trí địa lý
Trường Đại học Lạc Hồng nằm tại trung tâm thành phố Biên Hịa –

nơi tập trung khá nhiều khu cơng nghiệp với một số lượng lớn các công ty,
doanh nghiệp nước ngoài và người nước ngoài, đặc biệt là các khu cơng
nghiệp Amata, Biên Hịa I, Biên Hịa II. Giao thơng ở đây khá tốt, thuận lợi
cho sự lưu thông của người dân.
9


Đồng thời, đây cũng là địa bàn giáp ranh với Bình Dương – một nơi
cũng tập trung khá đơng người nước ngoài cư trú.
1.2.2. Cơ sở vật chất
Hiện tại, Trường Đại học Lạc Hồng đã xây dựng được 5 cơ sở với
tổng diện tích đất 2ha. Trường có một thư viện chính 1.000 m2 với 12.000
đầu sách và 15.000 sách điện tử. Khoa Đông Phương học cũng được Nhà
trường trang bị các phòng học chuyên ngành chất lượng cao (01 phòng Tư
liệu Nhật Bản với hàng ngàn đầu sách tham khảo, 01 phòng Tư liệu Hàn
Quốc, 01 phòng đa chức năng, và 01 phòng Lab chuyên dùng cho giảng dạy
ngoại ngữ).
1.2.3. Nguồn nhân lực
Khoa Đông Phương học của Đại học Lạc Hồng hiện có 31 cán bộ,
giảng viên, nhân viên trong đó có 26 giảng viên cơ hữu và trợ giảng có học
hàm, học vị tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân có kinh nghiệm trong việc giảng dạy
ngoại ngữ. Ngồi ra, khoa cũng có 02 giảng viên chuyên về dạy tiếng Việt
cao cấp và 02 giảng viên chuyên về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Đây là một
đội ngũ đảm bảo chắc chắn cho công tác dạy tiếng Việt cho người nước
ngồi.
Điểm đặc biệt của Khoa Đơng Phương học là Khoa có 04 chuyên
ngành đào tạo: Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Trung Quốc học và Việt Nam
học. Đây là một lợi thế trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi vì
đa số người nước ngồi tại Đồng Nai là những người nói tiếng Nhật, tiếng
Hàn, tiếng Hoa theo thống kê chúng tơi đã trình bày ở trên. Lợi thế ở đây

10


nằm ở chính nguồn nhân lực của Khoa. Đội ngũ giảng viên của cả 4 chuyên
ngành thích hợp cho việc dạy tiếng Việt theo từng đối tượng: dạy tiếng Việt
cho người Nhật thông qua tiếng Nhật, dạy tiếng Việt cho người Hàn thông
qua tiếng Hàn, dạy tiếng Việt cho người Hoa thông qua tiếng Hoa.
1.2.4. Một số tiền đề
Tháng 9 năm 2011, Trường Đại học Lạc Hồng có khóa sinh viên
trao đổi đầu tiên với Trường Đại học Cao Hùng Đài Loan. Theo chương
trình trao đổi, sinh viên Đài Loan đã có khóa học tiếng Việt 06 tháng tại
Khoa Đơng Phương học của Đại học Lạc Hồng. Sau khóa sinh viên trao đổi
đầu tiên, phía trường bạn đã đặt yêu cầu và mong muốn tiếp tục có những
khóa sinh viên trao đổi tiếp theo đều đặn hàng năm. Điều này một phần
chứng minh cho thành công bước đầu của ngành Việt Nam học nói riêng và
Khoa Đơng Phương học của Đại học Lạc Hồng nói chung trong việc dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài.
Sau Đại học Cao Hùng Đài Loan, đã có nhiều trường đại học khác từ
Nhật Bản, Hàn Quốc đặt vấn đề trao đổi sinh viên với Đại học Lạc Hồng.
Gần đây nhất là Trường Đại học Ryukoku của Nhật Bản, các trường đại học
của Hàn Quốc: Đại học Nữ Seoul, Đại học Tong eui, Đại học Young san và
đại học Young nam.
Đây là những tiền đề cơ bản đầu tiên cho thấy cơ sở xây dựng nội
dung dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại ngành Việt Nam học của
Trường Đại học Lạc Hồng là đúng đắn.
2. Định hướng đào tạo dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại ngành
Việt Nam học của Đại học Lạc Hồng
11



Từ những cơ sở thực tiễn nêu trên, chúng tôi đưa ra định hướng xây
dựng và phát triển việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại ngành Việt
Nam học của Đại học Lạc Hồng.
2.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các kiến thức cơ bản về tiếng Việt và các lĩnh vực văn hóa,
xã hội khác của Việt Nam cho người nước ngoài.
Rèn luyện cho người học các kỹ năng vận dụng tiếng Việt vào tất cả
các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong giao tiếp.
2.2. Triển khai
2.2.1. Tập trung vào các khóa dạy tiếng Việt cho người nước ngồi
ngắn hạn
Chúng tơi xác định rằng, đối tượng người nước ngoài đang cư trú tại
Đồng Nai đại đa số là lao động tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài
trong địa bàn tỉnh, họ đến Việt Nam để làm việc. Do đó, nhu cầu học đại học
về tiếng Việt không nhiều mà chủ yếu là nhu cầu học các khóa tiếng Việt
ngắn hạn để giao tiếp và làm việc. Vì vậy, trong thời gian đầu, ngành Việt
Nam học của Đại học Lạc Hồng sẽ tập trung đào tạo các khóa tiếng Việt
ngắn hạn cho người nước ngồi tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Sau một khoảng thời gian nhất định, khi cơng tác đào tạo đã có uy
tín, chúng tơi sẽ có kế hoạch cho việc đào tạo tiếng Việt trình độ đại học cho
người nước ngồi.
2.2.2. Dạy tiếng Việt cho người nước ngồi thơng qua ngơn ngữ mà họ
sử dụng

12


Tận dụng lợi thế về đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Đơng
Phương học là các giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy ngoại
ngữ, biết tiếng Nhật, Trung, Hàn chúng tôi sẽ ưu tiên mở các lớp học tiếng

Việt cho người nước ngồi thơng qua ngơn ngữ mẹ đẻ của họ. Cụ thể là các
lớp: dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc thông qua tiếng Hàn, dạy tiếng Việt
cho người nói tiếng Trung (Trung Quốc, Đài Loan, Sigapore, Malaixia…)
thông qua tiếng Trung, dạy tiếng Việt cho người Nhật thông qua tiếng Nhật
và lớp dạy tiếng Việt thơng qua tiếng Anh cho đối tượng người nước ngồi
khác biết tiếng Anh.
2.2.3. Chuẩn bị chương trình đào tạo và bài giảng
Với định hướng chủ yếu là đào tạo các khóa tiếng Việt ngắn hạn cho
mục đích giao tiếp, chúng tơi tập trung và việc xây dựng chương trình đào
tạo theo các cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp và các khóa tiếng Việt giao
tiếp.
Sau khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tơi tiến hành soạn bài
giảng theo chương trình đào tạo. Việc soạn bài giảng được thực hiện bằng
tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Anh phục vụ cho việc giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngồi theo ngơn ngữ họ sử dụng.
2.2.4. Xây dựng đội ngũ giảng dạy
Yêu cầu và tạo điều kiện cho các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ
của Khoa (tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn) chuẩn hóa lại các kiến thức
về tiếng Việt để có thể giảng dạy tốt.

13


Tạo điều kiện cho 02 giảng viên ngành Việt Nam học chuyên về
giảng dạy tiếng Việt nâng cao trình độ tiếng Anh để phục vụ tốt nhất cho
công tác giảng dạy.
3.

Nếu đưa kế hoạch dạy tiếng Việt cho người nước ngồi vào phát triển


tại ngành Việt Nam học thì Trường Đại học Lạc Hồng có được những lợi ích
gì? Đây là vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này.
Đầu tiên phải kể đến lợi ích kinh tế. Có thể nói lệ phí đào tạo tiếng
Việt cho người nước ngoài là một trong những mức lệ phí cao nhất của các
cơ sở đào tạo.
Kế đến, nếu phát triển việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại
ngành Việt Nam học của Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Lạc
Hồng sẽ góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho cán bộ giảng viên của Khoa,
tạo điều kiện cho đội ngũ này n tâm cơng tác.
Bên cạnh đó, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi cũng góp
phần nâng cao danh tiếng và phạm vi ảnh hưởng của Đại học Lạc Hồng đối
với quốc tế. Minh chứng cụ thể là việc Đại học Cao Hùng Đài Loan đề nghị
tiếp tục có những đợt trao đổi sinh viên tiếp theo giữa hai trường và khá
nhiều trường đại học từ Hàn Quốc và Nhật Bản đặt vấn đề hợp tác mà chúng
tơi đã trình bày ở trên.
Một lợi ích dễ thấy nhất là nếu tổ chức việc dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài tại ngành Việt Nam học của Khoa Đơng Phương học thì sinh
viên của Khoa có điều kiện giao lưu với người nước ngồi, từ đó nâng cao
khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành. Như vậy, xét trên phương
diện nào đó, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi tại Khoa Đơng
Phương học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa. Từ đó, vị
thế của Đại học Lạc Hồng sẽ cao hơn trong mắt các nhà tuyển dụng.
14


Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đồng thời cũng tạo thêm
nhiều mối quan hệ cho Khoa Đông Phương học nói riêng và Đại học Lạc
Hồng nói chung. Từ các mối quan hệ này, phía Đại học Lạc Hồng sẽ có
thêm nhiều địa chỉ đầu ra cho sinh viên và nhiều địa chỉ thực tập tốt nghiệp
đúng chuyên môn.


KẾT LUẬN
Từ các cơ sở thực tiễn và điều kiện thuận lợi nêu trên, chúng tơi
khẳng định rằng có thể phát triển việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
tại ngành Việt Nam học của Trường Đại học Lạc Hồng và nên phát triển nội
dung này vì những lợi ích nhất định mà nó mang lại.
Thơng qua những nhận xét, đánh giá có căn cứ, chúng tơi hy vọng
bài viết này sẽ là một bộ “dự thảo hồ sơ” để Lãnh đạo Nhà trường xem xét
và đi đến quyết định mở ngành “Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” tại
ngành Việt Nam học của Khoa Đông Phương.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Văn Sáu, Thực trạng và định hướng đào tạo Việt Nam học ở
Khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hội thảo
Quốc tế về Việt Nam học Lần thứ 3, Hà Nội, 2008.
2. Nguyễn Thị Lan Hương, Định hướng đào tạo ngành Việt Nam học tại
trường ĐH Lương Thế Vinh, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học Lần
thứ 3, Hà Nội, 2008.
3. PGS. TS. Trần Lê Bảo, Chương trình đào tạo Việt Nam học ở Việt
Nam hiện nay, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học Lần thứ 3, Hà Nội,
2008.
4. GS.TSKH Vũ Minh Giang, Sự phát triển của Việt Nam học trên thế
giới, Bản tin ĐHQG Hà Nội, số 213, 2008.
5. PGS. TS. Vũ Văn Thi, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt – Những
chặng đường phát triển, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

6.
7.
8.
9. />
16



×