Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.28 KB, 148 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN HÙNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH
BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng
đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
đều đã được cảm ơn.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng
trong các cơng trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện luận văn nghiên cứu về đề tài “Giải pháp
phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc” đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tơi đã nhận được
sự giúp rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.
TS. Quyền Đình Hà thuộc Bộ mơn Phát triển Nông thôn - Khoa Kinh tế & Phát triển
nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ em hồn thành
một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài.
Và khơng thể khơng nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng kinh
tế thuộc UBND thành phố Vĩnh Yên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cháu trong
suốt thời gian thực tập tại đó.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề nghiên
cứu cịn hạn chế nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ cùng tồn thể các bạn để đề tài
được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hùng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ, hình và biểu đồ......................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3


1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài...................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các loại hình bán lẻ hàng
tiêu dùng..................................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận của phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng........................ 4

2.1.1.

Những định nghĩa, khái niệm có liên quan đến phát triển các loại hình bán

lẻ hàng tiêu dùng......................................................................................................... 4
2.1.2.

Vai trị của phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng .................................. 22

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng............................. 24

2.1.4.


Nội dung nghiên cứu phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ................ 25

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng .......26

2.2.

Cở sở thực tiễn của phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng gồm ..........30

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ở nước ngồi .....30

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ở trong nước ......33

2.2.3.

Những bài học rút ra từ kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển
các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng........................................................................ 36

iii


2.3.

Những nghiên cứu có liên quan.............................................................................. 38


Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................ 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiêm cứu................................................................................. 41

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc................................... 41

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ....................... 46

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 54

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra......................................... 54

3.2.2.

Phương pháp điều tra thông tin............................................................................... 56

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin............................................................................ 57

3.2.4.


Hệ thống các chỉ tiêu................................................................................................ 57

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 59
4.1.

Thực trạng phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tại thành phố
Vĩnh Yên.................................................................................................................... 59

4.1.1.

Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tại thành phố Vĩnh Yên ...........59

4.1.2.

Phát triển quy mơ các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng....................................... 60

4.1.3.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các loại hình bán lẻ hàng tiêu

dùng............................................................................................................................. 64
4.1.4.

Kết quả phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng....................................... 66

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
tại thành phố Vĩnh Yên............................................................................................ 84


4.2.1.

Yếu tố chính sách, thể chế....................................................................................... 84

4.2.2.

Sự phát triển của nền kinh tế của địa phương....................................................... 86

4.2.3.

Thói quen tiêu dùng.................................................................................................. 87

4.2.4.

Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................ 89

4.2.5.

Yếu tố vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng........................................................................ 89

4.2.6.

Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực của lực lượng
lao động...................................................................................................................... 90

4.3.

Định hướng phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phù hợp trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên đến năm 2025......................................................... 91


4.4.

Đề xuất giải các pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tại
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh vĩnh phúc...................................................................... 95

4.4.1.

Phân tích SWOT đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên.................................................................................................. 95

iv


4.4.2.

Giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành

phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc........................................................................................ 99
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 110
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 111

Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................... 112
Phụ lục..................................................................................................................................... 117


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

CH

Cửa hàng

CHBL

Cửa hàng bán lẻ

CHBLCHGD

Cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình

CHTL

Cửa hàng tiện lợi

ĐVT


Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

QL

Quốc lộ

TTTM

Trung tâm thương mại

Trđ

Triệu đồng

TP

Thành phố

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối...................................................... 14
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai thành phố Vĩnh Yên 2017 ..................................... 47
Bảng 3.2. Bảng dịch chuyển cơ cấu lao động.................................................................... 48
Bảng 3.3. Giá trị gia tăng các ngành hàng thành phố Vĩnh Yên 2015 - 2017 ..............52
Bảng 3.4. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội TP. Vĩnh Yên ................................ 53
Bảng 3.5. Tiêu chí chọn mẫu điều tra.................................................................................. 56
Bảng 3.6. Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................... 56
Bảng 4.1. Quy mô các loại hình bán lẻ hàng tiên dùng thành phố Vĩnh Yên giai
đoạn 2015 – 2017................................................................................................ 61
Bảng 4.2. Khó khăn của đơn vị khi mở thêm địa điểm .................................................... 62
Bảng 4.3. Khách hàng quan tâm điều gì khi chọn điểm mua hàng................................ 63
Bảng 4.4. Khó khăn đơn vị gặp phải trong quá trình kinh doanh ................................... 64
Bảng 4.5. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên...................................................................... 65
Bảng 4.6. Diện tích, số lượng tên hàng tại các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên............................................................................................ 70
Bảng 4.7. Cơ cấu mặt hàng trong một số đơn vị bán lẻ hiện đại .................................... 72
Bảng 4.8. Đánh giá tiêu chí chất lượng hàng hóa.............................................................. 75
Bảng 4.9. Đánh giá tiêu chí giá cả hàng hóa...................................................................... 76
Bảng 4.10. Khách hàng đã từng đến siêu thị, CHTL, chợ, CHBL trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên....................................................................................................... 77
Bảng 4.11. Nghề nghiệp, thu nhập của người tiêu dùng thành phố Vĩnh Yên ...............77
Bảng 4.12. Khách hàng lựa chọn địa điểm mua hàng....................................................... 78
Bảng 4.13. Vấn đề quan tâm nhất khi đi mua hàng............................................................ 79
Bảng 4.14. Loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng nên được ưu tiên phát triển ....................... 80
Bảng 4.15. Thu nhập bình quân đầu người 2015 - 2017................................................... 86
Bảng 4.16. Phân tích SWOT giữa siêu thị, CHTL và chợ, CHBL của hộ gia đình ......95
Bảng 4.17. Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T.............................................................. 97


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.1. Hệ thống cơng nghệ bán lẻ kín - truyền thống........................................... 15
Sơ đồ 2.1.2. Hệ thống công nghệ bán lẻ mở - tiến bộ..................................................... 16
Sơ đồ 2.1.3. Quy trình bán hàng theo cơng nghệ truyền thống..................................... 17
Sơ đồ 2.1.4. Quy trình bán hàng theo công nghệ tự phục vụ......................................... 18
Sơ đồ 2.1.5. Quy trình bán hàng theo cơng nghệ tự chọn.............................................. 20
Sơ đồ 2.1.6. Quy trình cơng nghệ bán lẻ hàng tiêu dùng theo mẫu.............................. 21
Sơ đồ 2.1.7. Quy trình bán hàng theo đơn đặt hàng........................................................ 22
Hình 3.1.1.

Sơ đồ vị trí thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ..................................... 42

Biểu đồ 4.1.1. Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng............................................................ 60

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Hùng
Tên Luận văn: Giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng để đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Mục tiêu cụ thể:
+
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các loại hình
bán lẻ hàng tiêu dùng.
+
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các loại
hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+
Đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trong
thời gian tới tại thành phố Vĩnh Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra.
Phương pháp điều tra thông tin: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; Phương
pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Phương pháp phân tích thơng tin: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp
thống kê so sánh; Phương pháp phân tổ thống kê; Phương pháp phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn làm rõ về thực trạng phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn 2015-2017 thông qua các thông tin thứ cấp
mà tác giả thu thập được, tổng hợp thông qua các sở, ban ngành chức năng của thành phố
Vĩnh Yên. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã thu thập dữ liệu sơ cấp là khảo sát 150 người
tiêu dùng tại thành phố Vĩnh Yên để thu thập ý kiến đánh giá mức độ hài lòng, các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố. Từ đó,
rút ra những kết quả đạt được, hạn chế yếu kém cũng như nguyên nhân của

ix



những hạn chế yếu kém trong công tác phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
của thành phố Vĩnh Yên thời gian qua.
Từ những hạn chế, yếu kém đó luận văn đề xuất các giải pháp để phát triển các
loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố Vĩnh Yên trong thời gian tới như: Đổi mới
chính sách phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng; Nâng cao quản lý nhà nước
đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng; Giải pháp tín dụng hỗ trợ vốn đầu tư cho
các đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng; Quy hoạch phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu
dùng; Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp ứng dụng công nghệ
trong bán lẻ hàng tiêu dùng.
Trong đó, ba giải pháp “Hồn thiện chính sách phát triển các loại hình bán lẻ
hàng tiêu dùng”, “Quy hoạch phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng” và
“Định hướng phát triển một số loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng” là những giải pháp
hạt nhân, vừa có tính cấp thiết và có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy sự phát
triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Xuan Hung
Title of dissertation: Solutions for development of forms of consumer goods retail
service in Vinh Yen City, Vinh Phuc Province.
Specialization: Economic Management

Code: 8340410

Education institution: Vietnam National University of
Agriculture Objectives of the study
General objective: Basing on evaluation situation and analysis of factors

affecting forms of consumer goods retail service, the study recommends solutions for
development of forms of consumer goods retail service in Vinh Yen City, Vinh Phuc
Province.
More specifically, this study aims to:
+
Review theoretical and real literature of development of forms of consumer
goods retail service;
+
Evaluate situation and analyze factors affecting development of forms of
consumer goods retail service in Vinh Yen city, Vinh Phuc province;
+
Recommend solutions in order to develop forms of consumer goods retail
service in Vinh Yen city in coming years.
Research methodology
Method of study site selection and sample size.
Method of data collection: The study used both secondary and primary data.
Method of data analysis: The study adopted some methods, namely, descriptive
statistical method, comparative statistical method, statistical disaggregation method,
and analysis method of strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT).
Main results and conclusion
The study clarified situation of forms of consumer goods retail service in Vinh
Yen city in preiod 2015 – 2017 through secondary data that were collected form
funtional departments and offices of Vinh Yen city. Moreover, the study also gathered
primary data including interviews of 150 consumers in Vinh Yen city to collect their
opinions on satisfaction and factors affecting development of forms of consumer
goods retail service in the city. Finally, the study showed achievements, limitations
and its reasons in developing forms of consumer goods retail service in Vinh Yen city
in past years.

xi



From limitations mentioned above, the study provided recommendations to
develop forms of consumer goods retail service for Vinh Yen city in coming years.
These solutions are: Innovation of policy on development of forms of consumer goods
retail service; Enhancing the state’s role in managing forms of consumer goods retail
service; Supporting credit and investment capital for units of consumer goods retail
service; Planning to develop forms of consumer goods retail service; Educating and
training human resource who related to consumer goods retail service; Developing
forms of consumer goods retail service in an oriented way; and adopting technology in
retail of consumer goods.
Of which, three solutions, namely, “innovation of policy on development of
forms of consumer goods retail service”, “planning to develop forms of consumer
goods retail service” and “developing forms of consumer goods retail service in an
oriented way”, are nuclear solutions since they are necessary and significant in
promoting to develop forms of consumer goods retail service in Vinh Yen city, Vinh
Phuc province.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng kể từ
11/1/2015. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà bản lẻ có thể thành lập các công
ty bán lẻ hàng tiêu dùng 100% vốn đầu tư nước ngoài (Song Ngư, 2017). Với tác
động lớn này, cục diện thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi lớn
cả về chất và lượng. Trong quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay, bán lẻ hàng tiêu
dùng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh từ các doanh nghiệp
nước ngồi, do vậy địi hỏi các đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước

cần liên tục đổi mới, xây dựng chiến lược phù hợp để giữ vững thị trường. Khơng
chỉ có thách thức từ cạnh tranh, hiện nay xu hướng tiêu dùng của người dân cũng
đang thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh
và nhất lại sự tiện lợi. Vì vậy để phù hợp với điều kiện mới, thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng Việt Nam đã có những đổi mới tích cự, đặc biệt nhất chính là sự tăng
trưởng nhanh của các loại hình bán lẻ hiện đại.
Mặc dù loại hình bán lẻ hiện đại tăng trưởng nhanh chóng, nhưng các loại
hình bán lẻ truyền thống vẫn là kênh chủ lực của thị trường Việt Nam. Dù có sự
dịch chuyển mua sắm hàng tiêu dùng từ các loại hình bán lẻ truyền thống sang các
loại hình bán lẻ hiện đại nhưng nhìn một cách tổng thể, số lượng các loại hình bán
lẻ truyền thống vấn rất lớn, do đó chi tiêu của người tiêu dùng tại loại hình bán lẻ
truyền thống vẫn rất cao.
Hiện nay theo các chuyên gia bán lẻ, các loại hình bán lẻ hiện đại vẫn chưa
thể vươn tới được 70% dân số sống ở vùng nông thôn (Chu Tuấn, 2017). Ngay cả
ở các đô thị lớn, một bộ phận dân cư, số đông là người lớn tuổi, bà nội trợ vẫn
chọn mua hàng ở các loại hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa do
sự tiện lợi riêng như gần nhà, có thể thiếu nợ, quen biết, … Do vậy, các loại hình
bán lẻ truyền thống sẽ không chết mà sẽ tồn tại song song với các loại hình bán lẻ
hiện đại mới.
Điều này địi hỏi phải có các giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ phù
hợp để tạo nên sự hài hịa giữa loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại, đáp ứng
nhu cầu của sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người

1


dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng tiêu
dùng trong nước với các tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài, nâng cao tốc
độ tăng trưởng ngành thương mại – dịch vụ.
Nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển các loại hình bán lẻ hàng

tiêu dùng cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập,
thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc với những thế mạnh của mình đã và đang
thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng nói
chung và đa dạng hóa các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của nền kinh tế thành phố. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa phát
triển được các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên cơ sở khai thác được tiềm năng,
vừa phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng đang là bài tốn
khó đối với thành phố.
Do đó, u cầu tìm ra giải pháp chung để phát triển các loại hình bán lẻ
hàng tiêu dùng là một nhu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, phù
hợp với chiến lược phát triển dịch vụ thương mại, bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố
nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Vì vậy, được sự phân cơng của khoa kinh tế
và phát triển nông thôn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển các
loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề
xuất các giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các loại hình
bán lẻ hàng tiêu dùng;
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các
loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;
Đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trong
thời gian tới tại thành phố Vĩnh Yên.

2



1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều
kiện để phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều nên tác giả xin được giới hạn
phạm vi nghiên cứu cho đề tài như sau:
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển các
loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Trên cơ sở các nội dung phát triển các loại hình
bán lẻ hàng tiêu dùng, luận văn tập trung phân tích, đánh giá một số đặc điểm quan
trọng như: Phát triển quy mơ, đa dạng các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng; phát
triển nguồn nhân lực trong bán lẻ hàng tiêu dùng, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở
cho việc đề ra những phương hướng, giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng
tiêu dùng.
Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 31/1/2017 đến ngày
1/8/2018.
+
Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2015 đến
năm 2017, giải pháp đề ra đến năm 2025.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài xác lập một số vấn đề lý luận cơ bản về bán lẻ hàng tiêu dùng, đặc
điểm của bán lẻ, các công nghệ bán lẻ, các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.
Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng có vai trị quan trọng với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh n. Vì vậy việc nghiên
cứu, phân tích, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các loại hình bán lẻ hàng
tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên trong thời gian tới sẽ giúp các nhà lãnh
đạo, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát

triển theo đúng định hướng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của người dân và
xã hội.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÁC LOẠI HÌNH BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH BÁN LẺ
HÀNG TIÊU DÙNG
2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan đến phát triển các loại hình
bán lẻ hàng tiêu dùng
2.1.1.1. Khái niệm phát triển, loại hình dịch vụ, bán lẻ, hàng tiêu dùng
* Phát triển
Theo Bùi Quang Tịnh (2000) thì “phát triển” được hiểu là quá trình vận
động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa,
phát triển xã hội, …
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), tập 3 thì “phát triển là phạm trù
triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển
là một thuộc của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng thực không tồn tại trong trạng
thái khác nhau từ khi xuất hiện đến khi diệt vong, … nguồn gốc của phát triển là
sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một
định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung
rộng lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ
bản sau:
Sự tăng lê về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật
chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kính tế
hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.
Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện

đời sống dân cư.
Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều nhân
tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn nhân tố bên
ngồi có vai trị quan trọng (Khuyết danh, 2018a).
* Bán lẻ
Theo bộ từ điển American Heritage (2000): “Bán lẻ là báng hàng cho người
tiêu dùng, thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại”.

4


Theo NAICS, US (2002): Lĩnh vực thương mại bán lẻ bao gồm những cơ
sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Quá trình
bán lẻ là bước cuối cùng trong phân phối hàng hóa, theo đó các nhà bán lẻ tổ chức
việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng. Lĩnh vực bán lẻ gồm hai
loại nhà bán lẻ chính là các nhà bán lẻ qua cửa hàng và các nhà bán lẻ không qua
cửa hàng.
Trong cuốn sách Quản trị Marketing, Philip Kotler (1997) đã định nghĩa:
Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch
vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân,
khơng kinh doanh.
Theo thông tư 09/2007/TT-BTM (2007), bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Hiểu một cách cụ thể, bán lẻ là một hoạt
động kinh doanh thương mại, trong đó hàng hố và dịch vụ được bán trực tiếp đến
người tiêu dùng cuối cùng để thoả mãn một nhu cầu nào đó (về mặt vật chất hay
tinh thần) của họ, chứ không phải để kinh doanh.Như vậy, bán lẻ là hoạt động bán
hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục
đích cá nhân khơng mang tính thương mại.
* Hàng tiêu dùng
Theo từ điển mở Wikipedia: “Hàng tiêu dùng hay hàng dân dụng là hàng

hóa tiêu thụ cuối cùng, được dùng cho cá nhân sử dụng hay gioa dịch, chứ không
phải được dùng trong việc sản xuất hàng hóa khác”.
Hàng tiêu dùng có ba loại phổ biến như sau:
+
Hàng hóa nhu cầu hàng ngày (hàng hóa tiện lợi): Đây là những hàng hóa
được mua thường xun và khơng có kế hoạch chuẩn bị, thường là những hàng
hóa với một mức giá tương đối thấp, được hỗ trợ bởi một chiến lược tiếp cận thị
trường đại chúng của các nhà bn. Các mặt hàng này có thể được mua tại nhiều
địa điểm, bao gồm: bánh mì, xăng dầu, sách báo, giấy, vv... thường là những hàng
tiêu thụ nhanh.
+

Hàng hóa mua sắm (hàng hóa giá trị cao): Những hàng hóa được mua ít

hơn và có giá cao hơn hàng hóa của nhu cầu hàng ngày. Khi mua một món trị giá
cao, khách hàng ln có sự so sánh và chọn lựa, cũng như kế hoạch chuẩn bị, tiết
kiệm để dồn tiền. Hàng hóa sẽ được tiếp thị bằng các chiến dịch quảng cáo của nhà
sản xuất và các đại lý và thường được bán trong các cửa hàng đặc biệt, ví dụ: nước

5


hoa, thương hiệu vật dụng nội thất, thương hiệu quần áo, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt,
điện thoại thông minh, vv, hoặc những vật dụng có giá trị bền lâu, ít mịn.
+

Sản phẩm đặc biệt và đặc sản (hàng hóa đặc sản): Đây là những mặt hàng

xa xỉ, mà chỉ có rất ít thương hiệu tương đương khác trên thị trường. Vì vậy, đối
với những hàng hóa xa xỉ có thể có một mức giá rất cao. Số hàng này được quảng

cáo với các chiến lược tiếp thị độc quyền và chỉ được bán bởi các đại lý thương
hiệu lựa chọn đặc biệt, ví dụ, đồng hồ sang trọng, pha lê quý, rượu vang, xe hơi
hạng sang (Minh Anh, 2018).
2.1.1.2. Khái niệm phát triển loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
* Khái niệm loại hình bán lẻ
Theo Jeroen C.A. Potjes and A. Roy Thurik (1993), loại hình bán lẻ bao
gồm loại hình cửa hàng bán lẻ, loại hình doanh nghiệp bán lẻ và tổ chức giữa các
doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ.
Loại hình cửa hàng bán lẻ là tổng hợp các chiến lược kinh doanh mà nhà
bán lẻ thực hiện ở cửa hàng – nơi tiến hành bán lẻ một cách cụ thể. Nhà bán lẻ lấy
thị trường mục tiêu làm đối tượng để đưa ra quyết định về các vấn đề: hàng hóa
kinh doanh, thiết kế xây dựng cửa hàng, vị trí đặt cửa hàng, quy mơ cửa hàng,
chính sách giá cả, các phương thức bán hàng, các hình thức thanh toán, … Từ kết
quả của các quyết định trên, loại hình bán lẻ được hình thành.
Loại hình doanh nghiệp bán lẻ được hình thành dựa trên việc vận hành kinh
doanh nhiều cửa hàng bán lẻ có cùng loại hình haowcj cũng có thể khơng cùng loại
hình. Doanh nghiệp bán lể sử dụng các nguồn lực kinh doanh của mình (gồm nhân
lực, tài chính, thơng tin, …), trên cơ sở hướng tới mục tiêu kinh doanh, để đưa ra
quyết định về các vấn đề: Tổ chức, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh các
cửa hàng thuộc sở hữu của mình.
Tổ chức giữa các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ được hình thành từ các
doanh nghiệp bán lẻ và các cửa hàng bán lẻ độc lập trên cơ sở cùng sở hữu, cùng
sử dụng nguồn lực kinh doanh, cùng quyết định những vấn đề có tính chất bộ phận
hay tồn bộ. Tùy theo loại hình, tính chất quan hệ , cũng như mục đích của sự liên
kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ và cửa hàng bán lẻ, tổ chức giữa các doanh
nghiệp, cửa hàng bán lẻ có thể được phân ra các loại hình thức khác nhau như: Tổ
chức chuỗi cửa hàng bán lẻ kiểu hợp đồng, hoặc tổ chức kiểu tập trung ở một khu
vực nhát định như loại hình trung tâm mua sắm xây dựng theo quy hoạch.

6



* Khái niệm phát triển loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
Để đưa ra khái niệm về phát triển loại hình bán lẻ hàn tiêu dùng, luận văn
sẽ trình bày sơ lược khái niệm của phát triển trên phương diện kinh tế học.
Về mặt kinh tế xã hội, phá triển là sự đi lên, sự tiến bộ của xã hội một các
toàn diện về các nội dung: Tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi theo đúng xu thế của
cơ cấu kinh tế, sự biến đổi ngày càng tốt hơn các vấn đề về môi trường, xã hội ngư
đời sống tinh thần, trình độ dân trí, tuổi thọ, mơi trường sinh thái, …
Theo báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế Giới,
(1987): Bên cạnh khái niệm về phát triển, kinh tế học cịn có khái niệm về phát
triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những
nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai; Sau đó, đến năm tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của
Liên hiệp quốc (1992) đã xác nhận lại khái niệm này: Phát triển bền vững là quá
trình phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hịa giưa ba mặt của sự phát triển
bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Từ các hiểu về phát triển theo nghĩa bao quát như trên, luận văn xin rút ra
khái niệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng như sau:
Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng là quá trình tăng tiến về mọi
mặt của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng; là sự kết hợp chặt chẽ giữa q trình
tăng trưởng về số lượng, quy mơ, đa dạng hóa loại hình với q trình hồn thiện
đặc điểm loại hình của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu
mua sắm, tiêu dùng đa dạng của các đối tượng tiêu dùng và đảm bảo hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các tác nhân bán lẻ, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát
triển chung của xã hội.
2.1.1.3. Đặc điểm, vai trò của bán lẻ
* Đặc điểm của bán lẻ
Đặc điểm lớn nhất của bán lẻ là sau q trình bán, hàng hóa đi vào lĩnh vực
tiêu dùng bởi bán lẻ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng, có vai trị kết thúc một

vịng chu chuyển hàng hóa. Nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng thường đa
dạng, phức tạp và thường xuyên biến động; qui mô giao dịch không lớn, nhưng với
tần số cao (Hồng Thị Thắm, 2014).
Hàng hóa bán ra với khối lượng nhỏ, lẻ, thường phong phú đa dạng cả về
chủng loại và mẫu mã.

7


Phạm vi không gian thị trường của các điểm bán lẻ không rộng, song số
lượng các mối quan hệ giao dịch (số lượng khách hàng) lại lớn và tính ổn định
không cao.
Tỷ lệ lao động sống tham gia vào hoạt động bán lẻ rất cao, trong đó có lao
động của lực lượng bán hàng và lao động của khách hàng khi mua hàng.
Trong q trình bán lẻ hàng hóa, địi hỏi phải giải quyết tối ưu các mối quan
hệ kinh tế, quan hệ giữa con người với con người, quan hệ vật chất trên cơ sở các
quy luật tự nhiên và cơng nghệ.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, bán lẻ có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện bán lẻ sẽ không sợ khủng hoảng thừa vì
sau khi bán được hàng hóa tức là xã hội đã thừa nhận thì doanh nghiệp mới bắt đầu
chu kỳ kinh doanh mới.
Thứ hai, thông qua bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ có điều kiện tiếp xúc trực
tiếp với người tiêu dùng nên nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng từ đó có có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho hoạt động kinh
doanh của mình.
Thứ ba, về phía người tiêu dùng, bán lẻ sẽ khiến cho họ dễ dàng mua được
hàng hóa với số lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nay việc đi
mua sắm ngoài mục đích mua hàng cịn là một thú tiêu khiển của người dân và
cũng từ đó nhu cầu đối với một số mặt hàng có thể xuất hiện tức thời theo cảm
hứng của họ, nhờ vậy mà các nhà bán lẻ có thể bán được nhiều hàng hơn so với

nhu cầu thực tế đã được xác định trước.
Tuy nhiên, do bán với khối lượng nhỏ lẻ nên thời gian thu hồi vốn thường
chậm chạp. Đối với một số mặt hàng có quy định thời gian sử dụng và các mặt
hàng mang tính thời vụ thì nếu khơng được lập kế hoạch kinh doanh một cách
chính xác sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hàng quá hạn sử dụng hay lỗi mốt, gây thiệt
hại cho doanh nghiệp.
Hoạt động bán lẻ có thể thực hiện ở khắp mọi nơi có dân cư sinh sống. Nơi
nào càng đông dân, thu nhập của dân cư càng cao thì hoạt động bán lẻ càng phát
triển. Việc lựa chọn địa điểm bán lẻ của mỗi loại mặt hàng đặc trưng là rất quan
trọng, hình thành nên các “phố mua sắm” hay trung tâm mua sắm sầm uất có nơi là
tổng hợp, có nơi là dành riêng cho một số chủng loại hàng nhất định (Hoàng Thị
Thắm, 2014).

8


Để việc kinh doanh bán lẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải
nghiên cứu rất kỹ về địa điểm đặt cửa hàng, vị trí đặt cửa hàng cũng như tìm hiểu
về đặc điểm của vùng thị trường như số dân, thu nhập, tập quán, thị hiếu… của dân
cư trong vùng (Hồng Thị Thắm, 2014).
* Vai trị của bán lẻ
Bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi vùng, mỗi
quốc gia. Mặc dù hoạt động này không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền
kinh tế nhưng nó giúp cho hàng hóa được sản xuất ra lưu thơng thuận lợi hơn. Bán
lẻ có phát triển thì mới kích thích tiêu dùng, làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế từ
đó dẫn tới tăng tổng cung, đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển
kinh tế. Sự phát triển của bán lẻ thể hiện là việc mua sắm diễn ra thuận tiện hơn,
người tiêu dùng dễ dàng mua được những thứ họ cần với giá rẻ nhất, với các dịch
vụ tốt nhất (Hoàng Thị Thắm, 2014).
Bán lẻ là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà kinh doanh với nhau, giữa các nhà

kinh doanh với người tiêu dùng, khiến cho các nhà sản xuất hiểu được sự thay đổi
thường xuyên về nhu cầu của người tiêu dùng từ đó có phương án điều chỉnh hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ nhằm phục vụ thị trường tốt hơn, mang lại cho
các nhà kinh doanh nhiều giá trị gia tăng hơn (Hồng Thị Thắm, 2014).
Bán lẻ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh
thu bán lẻ liên tục tăng trưởng mạnh. Doanh thu ngành bán lẻ năm 2016 theo số
liệu từ tổng cục thống kê đã đạt 2.668.413 tỷ đồng (Tổng cục thống kê, 2018).
Để phát huy vai trị của mình, bán lẻ thực hiện các chức năng sau:
Hình thành danh mục mặt hàng phù hợp với đặc tính của tập khách hàng
trọng điểm trên thị trường mục tiêu.
Hình thành danh mục các dịch vụ bổ sung cung cấp cho khách hàng (dịch
vụ trước, trong và sau quá trình mua hàng).
Phân chia hàng hố thành các lơ nhỏ phù hợp với qui cách mua và tiêu dùng
của khách hàng, đảm bảo trạng thái sẵn sàng của lô hàng cho việc mua và sử dụng
của khách hàng.
Tổ chức dự trữ hàng hoá nhằm đảm bảo tính liên tục và ổn định của hoạt
động bán hàng, đảm bảo hàng hố có đủ ở các vị trí khơng gian phù hợp với tập
qn mua hàng của khách hàng (Hoàng Thị Thắm, 2014).

9


2.1.1.4. Các yếu tố cấu thành bán lẻ
Bán lẻ hàng tiêu dùng là quá trình mà các nhân viên của cửa hàng bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các thiết bị, công nghệ bán. Cấu thành của
bán lẻ bao gồm các yếu tố sau:
Khách hàng, là những người tiêu dùng cuối cùng trực tiếp mua hàng tại các
cơ sở bán lẻ. Có khách hàng thì hoạt động mua bán mới được diễn ra.
Lực lượng bán hàng: Bao gồm nhân viên phụ trách gian hàng trực tiếp bán
hàng, nhân viên tính tiền và thu tiền, các nhân viên phục vụ khác. Tuỳ theo từng

phương thức bán hàng mà lực lượng bán hàng có thể cần đến số lượng khác nhau.
Hàng hóa và dịch vụ: Tạo thành mặt hàng kinh doanh là tiền đề vật chất của
quá trình mua và bán, khơng có hàng hóa cũng đồng nghĩa với việc không tồn tại
hành vi mua bán. Trong kinh doanh bán lẻ thì mặt hàng kinh doanh cần rất phong
phú và đa dạng với nhiều cấp chất lượng khác nhau để bán cho khách hàng.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho bán hàng: Bao gồm diện tích nơi
trưng bày hàng hố, dự trữ hàng, diện tích nơi giao dịch và các diện tích khác; thiết
bị trưng bày, quảng cáo, bảo quản hàng, thiết bị đo lường, thiết bị thu tính tiền…
Phương thức bán hàng: Là cách thức mà người mua có thể xem hàng, chọn
và mua được loại hàng mà họ cần mua (phương thức bán hàng qua quầy, phương
thức bán hàng tự chọn, phương thức bán hàng tự phục vụ, bán hàng theo mẫu, bán
hàng theo đơn đặt hàng) (Hồng Thị Thắm, 2014).
2.1.1.5. Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trong kênh phân phối
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại hai kênh phân phối bán lẻ đó là bán lẻ hiện đại
và bán lẻ truyền thống. Phương thức bán lẻ hiện đại đang thay thế dần phương
thức bán lẻ truyền thống bởi nó hấp dẫn người tiêu dùng hơn nhờ tính tiện dụng và
các lợi ích thiết thực, đặc biệt là tại các vùng đô thị. Theo các chuyên gia thuộc
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, phương thức bán lẻ hiện đại hiện chiếm tỷ trọng
khoảng 25% ngành thương mại bán lẻ và đang tiếp tục tăng trưởng (Đinh Quốc
Công, 2018).
Theo GS.TS. Phạm Vũ Luận (2004), hình thức bán lẻ hàng tiêu dùng truyền
thống là hình thức bán hàng diễn ra khi người bá và người mua trực tiếp gặp gỡ và
thỏa thuận về số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, … Hình thức này
địi hỏi nhân viên bán hàng phải trực tiếp thực hiện tồn bộ cơng việc liên quan
đến thương vụ: Từ việc mời chào khách hàng, giới thiệu cho

10


khách hàng, khơi dậy nhu cầu của khách, cho đến việc đóng gói, giao hàng cho

khách và nhận tiền thanh tốn từ khách. Trong đó, hình thức bán lẻ hàng tiêu dùng
hiện đại là hình thức bán hàng mà người bán khơng cịn phải thực hiện tất cả thao
tác như hình thức bán lẻ truyền thống. Cụ thể là việc mua bán diễn ra khơng nhất
thiết địi hỏi người mua và người bán phải gặp gỡ trực tiếp với nhau, mà có thể
được thực hiện thơng qua các hình thức rất đa dạng và linh hoạt như: Bán hàng
theo hình thức tự chọn, bán hàng qua thư tín, bán hàng qua điện thoại, bán hàng
qua internet, …
* Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
Loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống bao gồm:
+

Chợ: Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp

nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người
tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động bn bán của chợ có
thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định (Khuyết
danh, 2018b).
+

Hộ bán lẻ (cửa hàng bán lẻ độc lập): loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ

biến. Các cửa hàng này thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình. Nó
tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các
loại hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ
cho tiêu dùng hàng ngày (Khuyết danh, 2018b).
+ Cửa hàng bách hóa bán lẻ (mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán):
Phát triển thời bao cấp và đã tan ra những năm 90 đầu 2000 hoặc chuyển đổi sang
tư nhân (Khuyết danh, 2018b).
Loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại bao gồm:
+

Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng kinh doanh chuyên
sâu. Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ một
nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ
bán một loại hàng hóa như quần áo, giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng
tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên bán cho trẻ em, người già… (Khuyết
danh, 2018b).
+

Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mơ và số

lượng hàng hóa. Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư
tập trung đơng đúc. Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên

11


thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng ( Khuyết
danh, 2018b).
+

Cửa hàng chiết khấu - hay còn gọi cửa hàng bán giá rẻ (discount store):

Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giá thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu
của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm (Khuyết danh, 2018b).
+Chuỗi cửa hàng bán lẻ (Chain store): Cửa hàng chuỗi là một trong số
những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán lẻ của thế kỷ này. Đó là cửa
hàng có hai hay nhiều hiệu bán lẻ cùng chung một sở hữu và kiểm soát bán những
mặt hàng giống y như nhau, việc mua bán có tính chất tập quyền và có thể có kiểu
kiến trúc cửa hiệu y hệt nhau. Chuỗi cơng ty có cùng chung sở hữu và kiểm sốt,
có kiến trúc với phong cách đồng nhất để làm nổi bật mỗi cửa hàng đơn vị và giúp

khách hàng dễ nhận ra hơn. Chuỗi cơng ty có lợi thế hơn các cửa hàng độc lập nhờ
khả năng có thể bán giá hạ và tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hóa (Khuyết
danh, 2018c).
+
Trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh
doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng,
cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phịng họp, văn phịng cho th...
được bố trí tập trung, liên hồn trong một hoặc một số cơng trình kiến trúc liền kề;
đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản
lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng
nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ của khách hàng (Bộ Cơng Thương, 2004).
+

Siêu thị: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp

hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm
chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và
trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận
tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng (Bộ Cơng Thương,
2004).
+
Cửa hàng tiện lợi: Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu
dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm
chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm
khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày (Chính Phủ, 2018).
+ Bán lẻ khơng qua cửa hàng (Bán hàng qua mạng): Theo đó các tổ chức

12



×