Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Khảo sát đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dưa chuột bản địa tây bắc trong vụ đông 2015 và xuân hè 2016 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HÀ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NƠNG SINH HỌC CỦA
TẬP ĐỒN DƯA CHUỘT BẢN ĐỊA TÂY BẮC
TRONG VỤ ĐÔNG 2015 VÀ XUÂN HÈ 2016 TẠI
GIA LÂM, HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số :

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hà



i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đưuợc bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng, người hướng
dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Rau hoa quả và Cảnh quan – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức khoa Nông
học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hà

ii



MỤC LỤC
Lờı cam đoan................................................................................................................................ i
Lờı cảm ơn................................................................................................................................... ii
Mục lục.......................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng.......................................................................................................................... vi
Danh mục các chữ vıết tắt.................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................... 3

2.1.

Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột........................................ 3

2.1.1. Nguồn gốc và phân bố............................................................................................. 3
2.1.2. Phân loại......................................................................................................................... 4
2.2.

Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột..................................................... 7

2.2.1. Hệ thống rễ.................................................................................................................... 7
2.2.2. Thân.................................................................................................................................. 7
2.2.3. Lá........................................................................................................................................ 8
2.2.4. Hoa..................................................................................................................................... 8
2.2.5. Quả.................................................................................................................................... 9
2.2.6. Hạt.................................................................................................................................... 10
2.3.

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây dưa

chuột.............................................................................................................................. 10
2.3.1. Nhiệt độ......................................................................................................................... 10
2.3.2. Ánh sáng....................................................................................................................... 11
2.3.3. Nước............................................................................................................................... 12

iii


2.3.4. Dinh dưỡng khống................................................................................................ 13
2.4.


Tình hình nghiên cứu về cây dưa chuột trong và ngồi nước...........14

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................... 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 17
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 20
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................... 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.)..............20
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu:................................................................................................ 20
3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 21

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 21
3.2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................................. 21
3.3.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 21

3.3.1. Nội dung 1:.................................................................................................................. 21
3.3.2. Nội dung 2:.................................................................................................................. 21
3.4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................... 21
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi........................................................... 21

3.5.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc................................................................................. 24

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 26
4.1.

Khả năng nảy mầm của các mẫu giống dưa chuột trong tập đoàn nghiên cứu .....26

4.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống dưa

chuột trong điều kiện vụ Đông 2015 và Xuân hè 2016............................ 27
4.2.1. Thời gian xuất hiện lá thật đầu tiên.................................................................. 29
4.2.2. Thời gian từ trồng đến khi xuất hiện tua cuốn. .......................................... 29
4.2.3. Thời gian xuất hiện hoa đực đầu tiên............................................................. 30
4.2.4. Thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên............................................................... 30
4.2.5. Thời gian thu hoạch quả lần đầu...................................................................... 32
4.2.6. Thời gian thu hoạch................................................................................................ 32
4.2.7. Tổng thời gian sinh trưởng................................................................................. 32
4.3.

Đặc trưng hình thái và sinh trưởng của các mẫu giống dưa chuột . 36

4.3.1. Đặc trưng hình thái lá của các mẫu giống dưa chuột............................. 36

iv



4.3.2. Đặc trưng sinh trưởng của các mẫu giống dưa chuột........................... 37
4.4.

Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các mẫu giống dưa chuột..................... 42

4.4.1. Tổng số hoa cái trên cây....................................................................................... 44
4.4.2. Tỷ lệ hoa cái................................................................................................................ 44
4.4.3. Tỷ lệ đậu quả.............................................................................................................. 46
4.5.

Tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các mẫu giống dưa chuột
46

4.5.1. Tình hình nhiếm sâu hại của các mẫu giống............................................... 48
4.5.2. Tình hình nhiễm bệnh hại của các mẫu giống............................................ 48
4.6.

Đặc điểm hình thái, cấu trúc và chất lượng quả thương phẩm của các mẫu

giống dưa chuột....................................................................................................... 49
4.6.1. Đặc điểm hình thái quả thương phẩm của các mẫu giống dưa chuột
49

4.6.2. Đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả thương phẩm............................... 51
4.7.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể của các mẫu giống dưa

chuột.............................................................................................................................. 53
4.7.1. Số quả trung bình/cây............................................................................................ 55

4.7.2. Khối lượng trung bình quả................................................................................... 55
4.7.3. Năng suất cá thể....................................................................................................... 55
4.8.

Khả năng kết hạt của các mẫu giống dưa chuột....................................... 56

4.8.1. Chiều dài hạt............................................................................................................... 58
4.8.2. Chiều rộng hạt............................................................................................................ 58
4.8.3. Độ dày hạt.................................................................................................................... 58
4.8.4. Khối lượng1000 hạt................................................................................................. 58
4.8.5. Tỷ lệ hạt chắc............................................................................................................. 58
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 59
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 59

5.2.

Kiến nghị....................................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 60
Phụ lục.......................................................................................................................................... 65

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tỷ lệ nảy

2016. ......

Bảng 4.2.

Thời gian
mẫu giống

Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống dưa chuột ......................................
Bảng 4.4. Đặc điểm sinh trưởng thân của các mẫu giống dưa chuột .............................
Bảng 4.5. Đặc điểm sinh trưởng lá của các mẫu giống dưa chuột .................................
Bảng 4.6. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các mẫu giống dưa chuột ................................
Bảng 4.7.

Đánh giá
dưa chuộ

Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái quả của các mẫu giống dưa chuột ...................................
Bảng 4.9. Đặc điểm cấu trúc quả của các mẫu giống dưa chuột ....................................
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống dưa

chuột ......
Bảng 4.11.

Đặc điểm h

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc)

AVRDC

Asian Vegetable Development Center
(Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á)

ĐB

Đồng bằng

IPGRI

Viện Quỹ gen cây trồng Quốc tế

VIR

Viện trồng trọt thuộc Liên bang Nga Xanh-Peteburg

NPGS

Ngân hàng gen cây trồng quốc gia Liên bang

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

BNNPTNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Hà
Tên luận văn: Khảo sát đặc điểm nông sinh học của tập đồn dưa chuột bản
địa vùng Tây Bắc trong vụ Đơng 2015 và vụ Xuân Hè 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát
triển và năng suất của các mẫu giống dưa chuột vùng Tây Bắc, chọn lọc được các
tính trạng mong muốn nhằm phục vụ cơng tác chọn tạo giống dưa chuột trong
nước cũng như công tác bảo tồn, và phát triển nguồn gen dưa chuột ở nước ta.

Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đồn, khơng nhắc lại.

Các chỉ tiêu được theo dõi, thu thập và đánh giá dựa trên quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn
định của giống dưa chuột QCVN 01-93:2012/BNNPTNT
Xử lý thống kê bằng chương trình MS Excel.
Kết quả chính và kết luận
1) Trong vụ Đơng, các mẫu giống trong tập đồn có thời gian sinh
trưởng từ 88 – 106 ngày. Các mẫu giống SL7a, SL8, SL25 có thời gian sinh

trưởng ngắn nhất (88-90 ngày). Vụ Xuân Hè, các mẫu giống SL22, SL25 là 2
mẫu có thời gian sinh trưởng ngắn (71 – 94 ngày),.
2) Các mẫu giống SL8, SL19, SL14, SL21 có khả năng sinh trưởng tốt
hơn cả, đặc biệt là SL8, SL21 và SL19 xét trong cả 2 vụ, với biểu hiện: thân
chính dài (185,2 - 196,2cm), số lá nhiều (31 - 38,4 lá/cây), nhiều nhánh (4,6 - 7,4
nhánh/thân chính). Qua đó thể hiện khả năng thích ứng cao với vùng khí hậu
đồng bằng, tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu ở một số vụ sau.
3 Năng suất cá thể của các mẫu giống trong vụ Xn Hè cao hơn so với vụ
Đơng do có tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả cao hơn. Trong vụ Đơng, mẫu giống SL7a
có năng suất cá thể lớn nhất (3,9 quả/cây - 1126 gam/cây). Còn ở vụ Xuân Hè,
năng suất cá thể cao nhất thu được ở giống SL21 đạt 1.949 gram/cây.
4 Đa số các mẫu giống có kích thước quả lớn, độ dày thịt qủa khá hơn đối chứng
có vị giịn ngon, thơm mát riêng biệt điển hình SL19, SL7a, SL15, SL21, SL1a, SL1b đây là

viii


tính trạng tốt, là nguồn gen cho cơng tác chọn giống nhằm nâng cao phẩm
chất của các giống dưa hiện nay.
5 Khả năng kết hạt của các mẫu giống tương đối thấp, trong vụ Đơng 2015, mẫu
giống SL7a có số hạt chắc/quả cao nhất (228 hạt/quả) và tỷ lệ hạt chắc cao nhất 75,49%. Ở
vụ Xuân Hè, tỷ lệ hạt chắc cao nhất thuộc về mẫu giống ĐB14 (91,67%).


Đề nghị
1. Sử dụng các mẫu giống SL7a, SL8, SL21 để phục vụ cho việc chọn
tạo các mẫu giống dưa chuột sinh trưởng phát triển tốt và năng suất.
2. Sử dụng những mẫu giống dưa chuột ít sâu bệnh hại như SL2a,
SL7a, SL15 trong chọn tạo giống kháng bệnh.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Ha
Thesis title: Evalutation of the agro-biological characteristics of North West
indigenous cucumber variesties in Winter season 2015 and Spring Summer
season 2016 at Gia Lam, Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
From the evaluation of growth, development, morphology and
productivity characteristics of North West indigenous cucumber varieties,
select the valuable lines with remarkable characteristics such as high yield,
high quality to contribute to fresh cucumber production.
Materials and Methods:
Experiment is arranged in group examination, no replication.
Research parameters based on National technical regulations on
testing the distinctness, uniformity and stability of cucumber varieties
QCVN 01-93: 2012 / BNNPTNT.

Data analyses by MS EXCEL.
Main findings and conclusions:
1. Under condition of Winter season 2015 at Gia Lam –Hanoi, some
indigenous cucumber accessions has total growth time varied from 88 – 106
days. Accessions which have earliest time of female flower appearance are:
SL7a, SL8, SL25 (35-38 days) and they also have shortest total growth time
(88-90 days). In Spring Summer season, accessions have shoter total time
growth (71 – 94 days), SL22 and SL25 have the shortest growing period (71
days)
2. Accession SL8, SL19 and SL21 had longest main stem length

(185,2 - 196,2cm), high number of leaves (31 - 38,4 leave/plant), good
branches (4,6 - 7,4 branches/main stem) in both seasons.
3. In Winter season 2015, most accesion had low ability of forming female flowers
and fruits. Accession SL7a had the highest number of female flower (6,1 female
flower/plant) and also had the highest number of successful fruit (3,9 fruit/plant). However,
the highest fruit setting propotion belongs to accession SL21 (65,62%).In Spring summer
season 2016, ĐB7 was the accssion which had the highest number of female

x


flower (4,6 female flower/plant) but the highest fruit setting propotion
belongs to accession SL8 (81.8%)
4. In Winter season 2015, accession SL2a was not affected by virus.
Accesions: SL2d, SL4, SL7a, SL8, SL11, SL14, SL15, SL18, SL19, SL22, SL24, SL30
were not affected by downy mildew. Accesions: SL1a, SL7a, SL8, SL20, SL21,
ĐB14, ĐB7, LCA17 were less affected by green worm. In Spring summer season
2016, the number of accessions which were not affected by virus increased
significantly such as: SL1a, SL3, SL6, SL6b, SL7, SL7a, …; however nearly all

accessions were affected by downy mildew and green worm. Accesions which
were not affected by powdery mildew were: SL6, SL7, SL7a, SL15.

5. In Winter season, accesion SL7a had the highest number of fruit (3,9
fruit/plant), highest number of individual yield (1126 gram/plant).In Spring Summer
season, the highest value of individual yield belongs to SL21 with 1949 gram.

6. Most of indigenous cucumber accessions showed the diversity in
many morphological characteristics such as: color and margin dentation of

leaves, color, shape and size of fruit.
7. Seed forming ability wwas quite low, in Winter season 2015,
accession SL7a had the highest number of full grain seeds/fruit (228 seed/fruit)
and highest full grain seeds propotion (75,49%). In Spring summer season, the
highest full grain seeds propotion belonged to ĐB14 (91,67%)
Recommendation:
1. Applying accession SL7a, SL8, SL21 for cucumber production with
good growth and development characteristic as well as high productivity.
2. Applying accessions with low propotion of pest and dieases affection
such as SL2a, SL7a, SL15 for pest and dieases resistant of cucumber production.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí, là loại rau ăn quả
được biết đến từ rất lâu đời, được trồng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Dưa chuột không chỉ là thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn là
loại thực phẩm mang lại giá trị kinh tế cao đối với rất nhiều nước. Ở Châu

Á, dưa chuột là loài rau trồng quan trọng đứng hàng thứ tư sau cà chua,
bắp cải và hành. Còn ở Tây Âu, dưa chuột đứng ở vị trí thứ 2 sau cà chua
với thị trường xuất nhập khẩu rất sôi động (Eifediyi, 2010). Những nước
dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất dưa chuột là: Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Ở nước ta những năm gần đây dưa chuột đã trở thành cây rau quan
trọng trong sản xuất, và có hiệu quả kinh tế lớn. Dưa chuột được trồng ở tất
cả các tỉnh thành trên cả nước trong đó chủ yếu ở các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở các vùng trồng dưa
chuột tập trung như Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam năng suất đạt trên 230
tạ/ha, lớn hơn nhiều so với năng suất bình quân của cả nước. Ở vùng Đồng
bằng Sông Hồng, dưa chuột được trồng chủ yếu trong vụ đông và vụ xuân.
Hiện nay ở các vùng trồng dưa chuột tập trung cung cấp nguyên liệu cho
chế biến ở nước ta chỉ có một phần diện tích được trồng bằng các giống dưa
chuột địa phương, còn lại hầu hết là sử dụng các giống dưa chuột lai nhập nội từ
nước ngoài. Các giống nhập nội có ưu điểm cho năng suất cao, chất lượng quả
tốt và phù hợp cho chế biến. Tuy nhiên, các giống dưa chuột nhập nội có giá hạt
giống khá cao, một số giống có khả năng kháng sâu bệnh kém. Một nhược điểm
nữa là người sản xuất phụ thuộc vào nguồn hạt giống được cung cấp. Sự đa dạng
về nguồn gen, đặc biệt là các đặc tính thích nghi của các giống dưa chuột địa
phương trong cả nước là điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, chọn tạo các giống
dưa chuột mới. Trước yêu cầu bức thiết về giống hiện nay, việc nghiên cứu chọn
tạo được những mẫu giống dưa chuột có những dặc điểm tính trạng mong muốn
khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng cao, có khả năng
chống chịu sâu bệnh.. là việc làm hết sức cấp thiết, không chỉ nhằm đáp ứng cho
nhu cầu của thực tiễn sản xuất mà còn cho cả cơng tác giống chọn tạo sau này.

Do đó, trên cơ sở tập đoàn các mẫu giống dưa chuột địa phương của

1



PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng và các cộng sự thu thập được từ 2011 đến nay,
chúng tôi tiến hành đề tài: Khảo sát đặc điểm nông sinh học của tập đồn dưa
chuột bản địa Tây Bắc trong vụ Đơng 2015 và Xuân Hè 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội".

1.2. MỤC ĐÍCH NGHİÊN CỨU
- Trên cơ sở đánh giá một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng,
phát triển và năng suất của các mẫu giống dưa chuột vùng Tây bắc, chọn lọc
được các tính trạng về năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, chất
lượng tốt nhằm phục vụ công tác chọn tạo giống dưa chuột trong nước cũng
như công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dưa chuột ở nước ta.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀİ
- Đánh giá đặc điểm hình thái của các mẫu giống dưa chuột trong

tập đoàn nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất

lượng của các mẫu giống dưa chuột.
- Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các

mẫu giống dưa chuột.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu gồm 42 mẫu giống dưa chuột bản địa thu

thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Thời gian: Vụ Đơng năm 2015 từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 1

năm 2016. Vụ Xuân Hè từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 6 năm 2016.

- Địa điểm: Khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học, học viện

Nông nghiệp Việt Nam.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
- Chọn lọc được các tính trạng tốt, làm nguồn vật liệu phong phú

cho công tác chọn tạo giống.
- Bảo tồn được nguồn gen các giống dưa chuột bản địa Tây Bắc
Ý nghĩa thực tiễn
- Làm nguồn vật liệu phục vụ lai tạo các giống dưa chuột sinh trưởng
và phát triển tốt, có tiềm năng cho năng suất cao đưa vào thực tiễn sản xuất
- Làm nguồn vật liệu để lai tạo ra các giống có khả năng chống chịu

bệnh phổ biến trên dưa chuột như bệnh phấn trắng, bệnh sương mai.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠİ CÂY DƯA CHUỘT
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), chi
Cucumis, là loại rau ăn quả thông dụng được ưa chuộng trong bữa ăn hằng
ngày và cũng là loại cây truyền thống đã được trồng từ rất lâu đời trên thế
giới, xếp thứ tư sau khoai tây, hành và cải bắp (Jianbin, 2010). Theo Tatlioglu
(1993), dưa chuột được biết cách đây khoảng 5000 năm, song hiện chưa có tài
liệu nào xác minh chính xác về nguồn gốc của cây dưa chuột và vẫn còn nhiều
ý kiến khác nhau về nguồn gốc của loại cây này.
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất với quan điểm do De

Candolle đưa ra năm 1912 rằng dưa chuột có nguồn gốc từ Tây Bắc Ấn Độ, nơi
tồn tại các loài họ hàng hoang dại với số lượng nhiễm sắc thể 2n = 14. Các tác giả
đã chứng minh sự tồn tại hơn 2000 năm của dưa chuột ở vùng này và cho rằng từ
đây chúng lan dần sang phía Tây và xuống phía Đơng (Nahit, 2004). Cũng có ý
kiến cho rằng dưa chuột có nguồn gốc tại Nam Á và được trồng trọt từ rất lâu,
khoảng 3000 năm (Irem, 2009). Từ những nơi này dưa chuột được đưa đến các
vùng như Tây châu Á, các nước Bắc Phi và Nam Âu (Latha, 2012).
Hu et al (2010) cho rằng Trung Quốc là trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây
dưa chuột. Các giống dưa chuột địa phương của Trung Quốc có nhiều tính trạng lặn
như quả dài, hình thành quả khơng cần qua thụ phấn (dạng parthenocarpy), quả
không chứa chất gây đắng (cucurbitaxin), gai quả màu trắng. Các tài liệu cổ khác của
Trung Quốc cho rằng ngay từ thế kỷ thứ IV ở đây đã có trồng cây dưa chuột. Vavilop
(1926) cho rằng khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa
chuột vì ở đây cịn tồn tại dạng dưa chuột hoang dại.

Trong thời kỳ La Mã dưa chuột được phát triển theo phương pháp
trồng dưới mái che, đến thế kỷ XIII dưa chuột được đưa tới các nước Anh,
Columbus đã gieo trồng dưa chuột ở Haiti trong chuyến du lịch đường
biển lần thứ 2 của ông. Từ thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra
cây dưa chuột ở các thuộc địa bị họ thống trị (Tạ Thu Cúc, 2007).
Năm 1967 trong luận văn tiến sỹ của mình, nhà chọn giống Xơ Viết Tkachenco
đã nêu giả định rằng Việt Nam có thể là trung tâm khởi nguyên của loài cây này. Qua
nghiên cứu nhiều năm tập đoàn giống dưa chuột địa phương thu thập

3


từ nhiều vùng khác nhau của Việt Nam và qua khảo sát tại chỗ,
Tcaracanov (1972, 1975, 1977) và Noshovov (1968, 1975) cũng đồng ý
với ý kiến của Tkachenco về nguồn gốc của cây dưa chuột ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, dưa chuột được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên khắp cả nước.
Ở miền Bắc, dưa chuột được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà
Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc…với năng suất trung bình 20-30
tấn/ha. Với năng suất khơng cao, lại khó sản xuất trong các tháng mùa hè nên sản
xuất dưa chuột ở vùng đồng bằng sông Hồng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho
người sản xuất cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Bên cạnh yếu tố khí hậu thời tiết bất thuận ở vùng đồng bằng sơng Hồng (nắng
nóng mưa nhiều vào các tháng mùa hè, giá rét trong các tháng mùa đơng), một trong
những khó khăn hạn chế khác của sản xuất dưa chuột ở nước ta là thiếu giống tốt.
Các giống dưa chuột địa phương thụ phấn tự do vẫn còn được sử dụng phổ biến
trong sản xuất. Giống lai F1 vẫn còn phụ thuộc vào nguồn giống nhập nội với chi phí
cao và khơng chủ động được nguồn giống. Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống dưa
chuột ưu thế lai F1 trong nước là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày
càng cao về giống của thực tiễn sản xuất.

Hiện nay, dưa chuột được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, từ
vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi tới tận 63 vĩ độ Bắc và đã trở thành
một trong những hàng nơng sản có giá trị cao trên thị trường thế giới
(Grubben and Denton, 2004; Wang et al., 2007).
2.1.2. Phân loại
Dưa chuột thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chi Cucumis, lồi C.Sativus
L, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (Irem, 2009). Do trong quá trình tồn tại và phát
triển, từ một dạng ban đầu, dưới tác dụng của điều kiện sinh thái khác nhau và
các đột biến tự nhiên, dưa chuột đã phân hóa thành nhiều kiểu sinh học
(biotype). Việc phân loại chúng theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp
cho cơng tác nghiên cứu giống sử dụng đúng đắn và dễ dàng các đối tượng
nghiên cứu. Các nhà phân loại đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có một bảng phân loại thống nhất.

Theo bảng phân loại của Gabaev (1932) và Trần Khắc Thi (1985), loài


C.Sativus được chia thành 3 loài phụ:
1. Loài phụ Đông Á - ssp -Righi dus Gab

4


2. Loài phụ Tây Á - ssp -Graciolos Gab
3. Dưa chuột hoang dại - ssp -Agrotis Gab, Var. Hardwikii (Royla)

Theo đặc điểm quả giống và vùng phân bố, các loài phụ trên được
chia thành 14 thứ. Lồi phụ Đơng Á có 8 thứ, lồi phụ Tây Á có 5 thứ và
dưa chuột hoang dại hardwikii.
Filov A (1940) đã chia C. sativus thành 7 loài phụ. Trong số này, dạng dưa
chuột hoang dại được xếp vào loài phụ Ssp. Agrostis Gab., còn các dạng khác là
dạng trồng trọt và tập trung vào 6 loài phụ mang những đặc trưng sinh thái rõ rệt.

Ssp. Europaeo – americanus Fil. – loài phụ Âu Mỹ, là lồi có diện
phổ biến rộng nhất và được phân chia rõ rệt thành 3 nhóm sinh thái sau:

a- Euroe- americanus- Nhóm Âu Mỹ
b- Orientale- europaeur Fil- Nhóm Đơng
Âu c- Borealis Fil- Nhóm phương Bắc

Ssp. Occidentali – asiaticus Fil. – Tây Á, phổ biến ở Trung và
Tiểu Á: Iran, Apganixtan, Azecbaigian, đặc trưng của loài phụ này là khả
năng chịu hạn cao và được chia thành 5 nhóm sinh thái:
a. Medio- asiaticus Fil- Nhóm Trung Á
b. Actrachenicus Fil- Nhóm Astrakhan
c. Anatolicus- Nhóm Anotolli

d. Cilicicus Fil- Nhóm Kilin.
e. Cilicicus Fil – nhóm Lilici

Ssp. Chinensio Fil. – Trung Quốc, được trồng nhiều trong nhà
kính ở Châu Âu, dạng quả ngắn, thụ phấn nhờ côn trùng và quả dài
không qua thụ phấn. Lồi phụ này phân thành 5 nhóm sinh thái:
a- Anetrali- chinesis Fil- Nhóm Nam Trung
Quốc b- Anglicus Fil- Nhóm Anh
c- Geranicus Fil- Nhóm Đức
d- Kiinensis Fil- Nhóm Kinen

e- Kashgaricus- Nhóm Tây Trung Quốc.
Ssp. Indico – japonicas Fil. : Ấn Độ - Nhật Bản, các giống dưa
chuột Việt Nam thuộc nhóm này. Lồi phụ này có 4 nhóm sinh thái địa lí:

a- Indicus Fil- Nhóm Ấn Độ

5


b- Japonicus- Nhóm Nhật Bản
c- Manshuricus Fil- Nhóm Manshuri
d- Abchanicus Fil- Nhóm Abkhasi
Căn cứ vào đặc điểm hình thái và sinh học, hầu hết các giống dưa
chuột Việt Nam đều nằm trong lồi này nhưng khơng hồn tồn thuộc
một trong bốn nhóm sinh thái trên ( Trần Khắc Thi, 1985 )
Ssp. Himalaicus Fil., Himalaia
Ssp. Hermaphroditus Fil. – dưa chuột lưỡng tính.
Ngồi ra, nhà chọn giống dưa chuột Liên Xơ, tiến sỹ Tkachenco
(1967) đã phân loài C.sativus thành 3 thứ: dưa chuột thường, dưa chuột

lưỡng tính và dưa chuột hoang dại (Tạ Thu Cúc, 2007).
Nhà di truyền học Ba Lan Kubicki (1969) chia C.sativus thành 3
thứ (Nguyễn Văn Hiển, 2000):
1. Var. vulgaris – dưa chuột trồng, gồm 2 nhóm sinh thái địa lý: Đông và Tây Á

2. Var. hermafroitus – dưa chuột lưỡng tính
3. Var. hardwickii – dưa chuột hoang dại từ Nêpan
Bảng phân loại này mặc dù chỉ dựa trên quan điểm hình thái thực vật
nhưng tương đối thuận lợi khi sử dụng trong công tác nghiên cứu giống.

Theo Tatlioglu (1993) chi Cucumis nằm ở 2 vùng địa lý khác nhau:
1. Nhóm Châu Phi: chiếm phần lớn các lồi, phổ biến ở châu Phi,

Trung Đông đến Pakistan và Nam Ả Rập.
2. Nhóm Châu Á: được tìm thấy ở các vùng phía Đơng và Nam

dãy Hymalaya. Các giống dưa chuột Việt Nam thuộc nhóm này.
Về các giống dưa chuột Việt Nam, Viện cây lương thực và thực phẩm
(Trần Khắc Thi và Vũ Tun Hồng, 1979) đã phân các giống hiện có thành
2 kiểu sinh thái (ecotype): miền núi và đồng bằng. Trong đó, kiểu sinh thái
miền núi có nhiều đặc tính hoang dại và thích ứng với mơi trường cao
(chịu lạnh, chống bệnh phấn trắng, phản ứng chặt với độ dài ngày…). Kiểu
sinh thái đồng bằng có thể là sản phẩm tiến hoá của dưa chuột miền núi do
đột biến và tác động của con người trong quá trình canh tác và chọn lọc.

6


2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY DƯA CHUỘT
Cây dưa chuột là cây hàng năm, thân thảo, thân leo hay bị, có

phủ một lớp lơng dày, gây ngứa và làm rát da.
2.2.1. Hệ thống rễ
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm nên so với các cây khác
trong họ bầu bí (bí ngơ, dưa hấu, dưa thơm) thì dưa chuột có bộ rễ yếu hơn.
Hệ rễ ưa ẩm không chịu khô hạn, không chịu ngập úng (Tạ Thu Cúc, 2007).
Rễ dưa chuột dài 10 - 15cm. Khối lượng rễ xấp xỉ 1,5% trọng lượng toàn
bộ cây, phân bố rộng khoảng 60 - 90cm. Đối với các cây lai F1, ở tất cả các pha
sinh trưởng, bộ rễ phát triển mạnh và có khối lượng lớn hơn bố mẹ.

Hệ rễ có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ nhánh, rễ phụ phát triển
tùy điều kiện đất đai. Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0 - 30cm nhưng hầu hết
tập trung ở tầng đất 15 - 20cm. Sau mọc 5 - 6 ngày, rễ phát triển mạnh.
Thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Khi cây trưởng thành, hệ thống rễ
ăn rộng 18 - 21cm, rễ bất định sẽ mọc ra từ vùng điểm của thân leo.
Khả năng sinh trưởng và phát triển của bộ rễ dưa chuột còn phụ thuộc
vào giống, điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện bảo quản hạt.

2.2.2. Thân
Thân dưa chuột thuộc loại thân leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao
thân, đường kính thân phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật
chăm sóc và yếu tố di truyền. Thân trịn hoặc có góc cạnh, có lóng ít
hay nhiều tùy giống. Thân chính có độ dài khoảng 2 - 3m, phân thành
các đốt, mỗi đốt mang 1 lá hoặc cũng có thể mang 2 lá ở một số trường
hợp đặc biệt. Căn cứ vào chiều cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm:
Loại lùn: chiều cao cây 0,6-1m.
Loại trung bình: chiều cao cây >1-1,5m.
Loại cao: chiều cao cây >1,5 đến 2-3m, có loại tới 4-5m.
Đối với những giống trung bình và giống muộn đường kính đạt gần 1cm là cây sinh
trưởng tốt. Sau khi hình thành 2 - 3 lá, cành cấp 1 và tua cuốn bắt đầu xuất hiện.


Tập tính sinh trưởng của thân dưa chuột có tầm quan trọng trong
công tác chọn giống (Swiader, 1997). Do thuộc loại thân bò leo nên cần làm
giàn để nâng đỡ thân, lá và quả làm tăng năng suất và chất lượng quả.

7


2.2.3. Lá
Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây,
ngồi ra lá cịn có chức năng thốt hơi nước và trao đổi khơng khí. Cây có
bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả
năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao.
Lá dưa chuột có hai lá mầm mọc đối xứng qua trục thân và lá thật. Lá mầm
hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đốn tình hình sinh trưởng của
cây. Độ lớn, sự cân đối và thời gian duy trì của lá mầm phụ thuộc vào chất lượng
giống, khối lượng hạt giống, chất dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất, nhiệt độ đất.

Lá thật có 5 cánh, chia thuỳ nhọn hoặc có dạng chân vịt, có dạng lá
trịn, trên lá có lơng cứng, ngắn. Màu sắc lá thay đổi theo giống từ xanh
đến xanh vàng hoặc xanh thẫm. Hình dạng và kích thước lá biến đổi ngay
trên cùng một cây. Độ dày mỏng của lơng trên lá và diện tích lá thay đổi tùy
giống, tùy giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc.

2.2.4. Hoa
Hoa dưa chuột thường mọc thành chùm hoặc đơn ở nách lá. Hoa có màu vàng,
thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa cái mọc riêng biệt hoặc thành chùm trên nách lá tuỳ
giống, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay từ trước khi hoa nở. Hoa đực
mọc thành chùm với số lượng phụ thuộc vào giống. Hoa dưa chuột bắt đầu nở từ 5 10 giờ sáng. Hoa đực nở trước hoa cái trên cùng cây khoảng 2 - 3 ngày, tuổi thọ của
hoa đực ngắn từ 1 - 2 ngày. Hạt phấn có sức sống tốt nhất 4 - 5 giờ sau khi hoa nở.


Tuy thuộc nhóm thực vật có hoa đơn tính cùng gốc nhưng nhưng trong
q trình tiến hóa và tác động của con người trong công tác chọn giống, đặc
điểm này của dưa chuột đã bị phá vỡ. Nhiều dạng hoa mới đã xuất hiện có ý
nghĩa rất tích cực trong nghiên cứu về di truyền tiến hóa của lồi cây này.
Hoa dưa chuột có 4 - 5 đài, 4 - 5 cánh hợp, đường kính 2 - 3 cm, màu
sắc hoa khác nhau tùy giống nhưng thường gặp là màu vàng. Hoa đực có 4 - 5
nhị đực hợp nhau (hoặc 3 nhị đực hợp nhau), hoa cái bầu thường có 3 - 4
nỗn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp, hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy.

Biểu hiện giới tính của hoa dưa chuột rất phong phú bao gồm:
Monoecious: Cây có cả hoa đực và hoa cái
Dioecious: Hoa đực trên một cây còn hoa cái trên cây khác

8


Androecious: Cây chỉ có hoa đực
Andromonoecious: Cây có hoa lưỡng tính và hoa đực
Gynoecious: Cây chỉ có hoa cái
Gymonoecious: Cây có hoa lưỡng tính và hoa cái
Prydominantly female: Cây có hầu hết là hoa cái nhưng cũng có một vài hoa đực

Parthenocarpyx: Cây sinh sản không qua thụ tinh, ở dưa chuột là
sự tạo quả không hạt
Hầu hết dạng trồng trong nhà kính thường là gynoecious (đơn tính cái) hoặc có
khi là prydominantly female. Hoa lưỡng tính ít gặp ở dưa chuột. Nhiều giống cũ thuộc
loại đơn tính cùng gốc (monoecious). Hầu hết những giống hiện hành là cây đơn tính
cái (gynoecious), hầu như tồn hoa cái (chỉ khoảng 5% là hoa đực).
Hoa dưa chuột thụ phấn nhờ côn trùng (ong mật) trừ những hoa lưỡng tính.
Dưa chuột khơng thể giao phấn với dưa thơm (C. Melon). Nhìn chung hoa đực ra sớm

hơn hoa cái và thông thường 1 nách lá chỉ có 1 hoa cái. Sự xuất hiện của hoa cái sớm
hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ
CO2. Nhiệt độ 18

6⁰C, thời gian chiếu sáng 10-11 giờ/ngày, nồng độ CO 2 thích hợp,

dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái xuất hiện sớm hơn và nhiều. Nếu nhiệt độ cao, thời
gian chiếu sáng dài (>14 giờ/ngày) thì hoa cái ra muộn và ở vị trí cao.

Hoa của cây họ bầu bí nói chung và của dưa chuột nói riêng thường nở vào
khoảng 40-50 ngày sau mọc. Sự thay đổi thời gian này cịn phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết. Thơng thường, hoa thường nở từ 5-10 giờ sáng. Hoa đực nở trước
hoa cái trên cùng một cây khoảng 2-3 ngày, tuổi thọ của hoa đực ngắn, chỉ từ 1-2
ngày. Hạt phấn có sức sống tốt nhất 4-5 giờ sau khi hoa nở (Nguyễn Thị Lan,
2008). Số đốt xuất hiện hoa đầu tiên là chỉ tiêu rất quan trọng, quan trọng hơn nữa
là số đốt xuất hiện hoa cái đầu tiên hay hoa hoàn chỉnh và cũng là đặc điểm của
những giống chín sớm, biến động của các giống trong lồi.

2.2.5. Quả
Quả dưa chuột thuộc loại quả thịt. Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc
quả sai khác rất lớn giữa các giống. Quả từ non đến chín chuyển từ màu xanh đến
xanh trắng, hoặc vàng nâu, điều này phụ thuộc vào màu gai của quả. Lúc cịn non
quả có gai xù xì, màu trắng, đen hoặc nâu, khi lớn gai từ từ mất đi. Quả non dạng
hình trứng, thon, hình trụ, elip trứng. Phân bố gai có 3 dạng: đơn giản - lông (hoặc

9


gai) nằm trực tiếp trên bề mặt quả; phức tạp - gai nằm trên trụ nhỏ phát
sinh từ quả; hỗn hợp - có cả 2 dạng trên.

Màu sắc gai có thể là trắng, đen hoặc nâu sáng. Bề mặt quả có thể nhăn nhẹ, nhăn
sâu, nhẵn phẳng hoặc nhẵn hơi gợn. Quả từ khi hình thành đến chín thương phẩm có
màu xanh đậm, xanh nhạt, có hoặc khơng có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín sinh lý
quả chuyển sang màu vàng sậm, nâu, trắng xanh hoặc trắng vàng tuỳ giống.

Quả có nhiều hình dạng: hình trịn, hình trứng, hình thon, hình trụ,
hình elip, hình cong cánh cung. Dựa theo kích thước quả phân thành
các nhóm sau: chiều dài quả rất ngắn dưới 5cm; ngắn (5-10cm); trung
bình (11-20cm); dài (21-30cm); rất dài (>30cm) (Trần Khắc Thi và cs.,
2008). Chiều dài cuống quả dao động từ 1cm (ngắn) đến 3cm (dài).
Hình cắt ngang quả có hình trịn hoặc trịn góc cạnh. Quả dưa
chuột có 3 múi, hạt đính vào giá nỗn. Thơng thường quả có 3 ngăn hạt,
nhưng cũng có thể có 4-5 ngăn hạt, tùy giống.
2.2.6. Hạt
Hạt dưa chuột đính vào giá nỗn, dạng dẹt hình oval dài 10-15mm, vỏ hạt nhẵn
trắng đến đen. Mỗi cạnh hạt có một rãnh, phôi được bao quanh bởi ngoại nhũ, phôi
lớn hai lá mầm tiêu hố nội nhũ hồn tồn (Tạ Thu Cúc, 2007). P 1000 hạt = 20 – 30g.

2.3. YÊU CẦU ĐİỀU KİỆN NGOẠİ CẢNH ĐỐİ VỚİ SİNH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRİỂN CỦA CÂY DƯA CHUỘT
Nghiên cứu đặc điểm sống của các lồi rau trên quan điểm tiến hóa Taracanov
G (1965) đã phân biệt dưa chuột với các loài rau và quả khác là ở giống cây này
thường thấy quá trình suy yếu khả năng ổn định cơ thể sống cũng như từng bộ phận
của cơ thể, đồng thời củng cố các đặc tính đối kháng lại những yếu tố đặc trưng cho
vị trí nó tồn tại. Vì vậy vấn đề di truyền ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên cây
không những có ý nghĩa về lý luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn và nó có liên quan tới
điều kiện trồng trọt của giống trong mơi trường khí hậu cụ thể và trong việc nhập nội.
Và điều kiện môi trường này bao gồm 4 nhóm là khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
khơng khí), thổ nhưỡng, sinh vật và các tác động của con người tới cây.


2.3.1. Nhiệt độ
Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá đặc
biệt là nhiệt độ thấp dưới 0°C có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng 3-4°C.
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, u cầu khí hậu ấm áp và khơ ráo để sinh

10


trưởng phát triển. Hạt dưa chuột có sức sống cao, có thể nảy mầm ở nhiệt độ 12 0

0

13 C, tuy nhiên, nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt 16 C khi đó hạt có thể nảy mầm sau 9

- 16 ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 210C thì hạt sẽ nảy mầm sau 5 - 6 ngày. Ngưỡng
0

nhiệt độ tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 25 - 30 C. Dưới tác động của
điều kiện nhiệt độ cao cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện, lá bị héo. Đặc
0

biệt, nếu nhiệt độ ở ngưỡng 35 - 40 C trong thời gian dài, cây sẽ chết (Joana
Frimpong, 2011). Nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây từ sự phát triển cá

thể đến giới tính, ảnh hưởng tới tốc độ lớn của quả và năng suất cá thể. Ngoài ra,
0

ở điều kiện dưới 15 C cây rơi vào trạng thái mất cân bằng giữa q trình đồng hóa
và dị hóa, tồn bộ chu trình sống bị đảo lộn làm cho cây tích lũy độc tố. Trong
trường hợp bị lạnh kéo dài số lượng độc tố tăng làm chết các tế bào, cây sẽ chết.

Nhiệt độ khơng chỉ ảnh hưởng tới q trình sinh trưởng phát triển của cây mà
còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa cũng như quá trình thụ tinh, thụ phấn.

Ở nhiệt độ thích hợp, cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng
thấp thời gian này càng kéo dài. Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đến lúc thu quả
0

0

đầu tiên ở các giống địa phương là 900 C, đến kết thúc là 1650 C. Theo Yoshihari
0

Ono (Takya Ama seed Co. Ltd Kyoto, Nhật Bản) hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 15 C
0

(sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 17 C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm
0

của hạt phấn 17 - 20 C, nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này
đều làm giảm sức sống hạt phấn, dẫn đến giảm năng suất của giống.
Qua nghiên cứu ở Việt Nam trong điều kiện làm lạnh nhân tạo ở nhiệt độ 510°C trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam cà Trung Quốc có sức
chịu lạnh cao hơn các giống Châu Âu và Châu Mỹ (Trần Khắc Thi, 1985).

2.3.2. Ánh sáng
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nghĩa là khi rút ngắn
thời gian chiếu sáng trong ngày ở những vùng có vĩ độ cao, tốc độ phát triển của
cây nhanh hơn, ra hoa tạo quả sớm hơn. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây
sinh trưởng phát dục là 10 - 12 giờ/ngày. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy sự
sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh
trưởng phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị

rụng, năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị quả kém.

Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát
triển, tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và rút
ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng từ 15000 - 17000 lux.

11


Một trong những nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về quang chu kỳ của
dưa chuột trên quan điểm sinh thái học và tiến hóa là các cơng trình của
Philov 1939 - 1940. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các giống chín sớm có
nguồn gốc phía Bắc cũng như phía Nam, các bộ phận dinh dưỡng có khối
lượng lớn ở điều kiện chiếu sáng 15 - 16 giờ, còn các giống trung bình và
muộn thì trong điều kiện 12 giờ.(Taracanov, 1975) nhận thấy các giống dưa
chuột ở gần trung tâm phát sinh thứ nhất (Việt Nam và Ấn Độ) trồng trong điều
kiện mùa hè ở Matxcova hầu như không ra hoa và hồn tồn khơng tạo quả.
Điều kiện ánh sáng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới biểu hiện
giới tính của hoa dưa chuột. Tỷ lệ hoa cái giảm nếu trong điều kiện mật độ quá
dày, ánh sáng yếu, nhiệt độ cao. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong điều kiện
ngày ngắn cịn hoa đực được hình thành trong điều kiện ngày dài.
Độ dài ngày và cường độ chiếu sáng không phải là chỉ tiêu duy nhất đặc
trưng cho ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động sống của cây, mà chất lượng
ánh sáng cũng có tác dụng làm tăng hoặc giảm màu sắc quả và ảnh hưởng tới
thời gian bảo quản quả sau thu hoạch. Các cơng trình nghiên cứu cho thấy chiếu
sáng bổ sung tia hồng ngoại lên cây sẽ kích thích sự phát triển của cây ngày dài
và ức chế cây ngày ngắn. Ngược lại, tia cực tím có bước sóng ngắn lại kích thích
sự phát triển của cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài.

2.3.3. Nước

Yêu cầu của dưa chuột về độ ẩm khơng khí và đất là do hàng loạt đặc
điểm sinh vật học của nó quyết định. Tập hợp tất cả các đặc tính có liên quan
tới mức cân bằng độ ẩm đã chứng tỏ mức độ ưa nước cao của loại cây này. Ví
dụ nhóm sinh thái ưa hạn Tây Á có đặc điểm khác biệt là lá trịn to, nhăn, gân
lá mỏng, vỏ quả dày, gai to, mô quả hình thành từ tế bào đài, thành tế bào
mỏng, thân quả mềm, chứa lượng nước lớn. Dưa chuột rất mẫn cảm với hạn
đất và khơng khí. Chủ yếu do bộ rễ kém phát triển và bộ lá lớn. Theo Sumi
3

(1974) để hình thành 100 kg quả cây dưa chuột cần 9,2 - 11 m nước. Nhìn
chung độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng là từ 85 - 95%, khơng
khí từ 90 - 95%. Giảm độ ẩm khơng khí có tác động nghịch, trước tiên tới chiều
dài thân chính và lượng cành các cấp làm giảm năng suất của cây.
Khi đất khô hạn, hạt mọc chậm, sinh trưởng thân lá kém, đồng thời trong cây
có sự tích lũy chất Cucubitaxin gây đắng quả. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất

12


hiện quả dị hình, quả đắng, cây nhiễm bệnh virus. Hạt nảy mầm yêu cầu
lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh
đến ra hoa cái đầu tiên cây cần độ ẩm đất 70 - 80%. Thời kỳ ra hoa tạo quả
là giai đoạn cây yêu cầu lượng nước cao nhất (xấp xỉ 80% - 90%).

Trong điều kiện ngập nước, rễ cây bị thiếu oxi dẫn đến cây héo rũ,
chảy gơm thân, có thể chết cả ruộng.
Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng nước
khá lớn, vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây, đặc biệt là ở thời kỳ khủng
hoảng nước của cây (giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành quả, quả rộ).


2.3.4. Dinh dưỡng khoáng
Xuất xứ từ các vùng nhiệt đới ẩm, dưa chuột quen thích nghi với lượng
dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của lớp đất rừng nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện
trồng trọt nó địi hỏi nền dinh dưỡng cao trong đất. Do bộ rễ phát triển yếu,
phân bố chủ yếu trên bề mặt đất nên dưa chuột khơng có khả năng sử dụng
các chất dinh dưỡng ở tầng sâu hơn của đất. Mặt khác, là loại cây có thời gian
sinh trưởng ngắn, tốc độ hình thành các cơ quan sinh dưỡng cao và tất cả các
q trình này đều phụ thuộc chặt chẽ vào mơi trường bên ngồi (ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và đất) (Abranov, 1974).
Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột có yêu
cầu nghiêm ngặt về đất hơn so với các cây trong họ. Đất trồng thích hợp là đất có
thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5.

Phân tích nồng độ các nguyên tố khoáng trong dung dịch dưa chuột
cho thấy hàm lượng N: 2500 - 3000 mg/kg dịch; P: 160 - 225 mg/kg dịch; K:
4500 – 6000 mg/kg dịch; Mg: 3000 - 4000 mg/kg dịch; Cl: 2000 mg/kg dịch chiết.
Số liệu trên cho thấy nhu cầu dinh dưỡng đối với từng loại phân bón của dưa
chuột. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng khoáng của dưa chuột cho thấy: dưa
chuột sử dụng kali lớn nhất sau đó đến đạm và ít nhất là lân. Trạm nghiên cứu
Ucraina cho biết nếu bón 60kg N; 60kg K2O; 60kg P2O5 thì dưa chuột sử dụng
92% N, 33% P2O5, và 100% K2O. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân
cao nhưng lại phản ứng rất rõ với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ
đặc biệt phân chuồng làm tăng năng suất ruộng dưa chuột.
Bên cạnh đạm, lân, kali và magiê, trong thành phần dinh dưỡng khoáng của
dưa chuột, các nguyên tố vi lượng như Bo, Mangan, Cu, Zn, Mo đóng vai trị hết

13



×