Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Tìm hiểu những từ ngữ tiếng hàn gốc anh báo cáo nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 206 trang )

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Văn Tiếng, người
Thầy chẳng những đã hướng dẫn tơi, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài nghiên
cứu này mà cịn dạy tơi những kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, cách ứng
xử nơi công sở v.v. Thầy làm những việc này xuất phát từ tấm lòng của
một người Thầy tận tâm.
Có một giảng viên, ln bên tôi, ủng hộ tôi từ những ngày đầu tiên tôi
chọn đề tài khó này. Đó là Thạc sĩ Bùi Thị Thu Thủy - Phó Trưởng khoa
Đơng Phương học, cơ là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với tôi. Tôi
xin chân thành cám ơn cô.
Cám ơn Thầy Hiệu trưởng Tiến sĩ Trần Hành, đồng thời cũng là
Trưởng khoa Đông Phương đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi có cơ
hội làm nghiên cứu khoa học, để tìm hiểu sâu sắc hơn lĩnh vực mình u
thích trước khi tốt nghiệp.
Và cuối cùng, cám ơn các thầy cô, anh chị khóa trước, người thân và
bạn bè đã ln ở bên cạnh giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình làm
đề tài.
Chân Thành cám ơn!
Biên Hòa, ngày 30 tháng 10 năm 2009
Nguyễn Thị Thúy Kiều


MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 7
5. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... 8
6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 8



NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Những vấn đề chung về tiếng Hàn và từ vựng tiếng Hàn
1.1 Giới thiệu sơ lược về tiếng Hàn ................................................................. 12
1.2 Hệ thống từ vựng tiếng Hàn xét về nguồn gốc .......................................... 13
1.2.1 Từ thuần Hàn ......................................................................................... 13
1.2.2 Từ Hán - Hàn ......................................................................................... 19
1.2.3 Từ vay mượn.......................................................................................... 20
1.3 Lớp từ vựng khác trong tiếng Hàn............................................................. 22
1.3.1 Từ mới.................................................................................................... 22
1.3.2 Từ lóng................................................................................................... 22
1.4 Tình hình sử dụng từ ngữ gốc Anh của người Hàn Quốc ........................ 23
1.4.1 Nhận thức mang tính cá nhân ................................................................ 24
1.4.2 Nhận thức mang tính xã hội................................................................... 26
Chương 2: Những từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh xét về cấu tạo
2.1 Từ phức ..................................................................................................... 29


2.1.1 Từ ghép hợp thành .................................................................................. 30
2.1.2 Từ ghép phái sinh.................................................................................... 36
2.2 Đặc điểm từ loại ......................................................................................... 41
2.2.1 Danh từ.................................................................................................... 41
2.2.2 Động từ.................................................................................................... 43
2.2.3 Tính từ ..................................................................................................... 45
2.2.4 Phó từ ...................................................................................................... 47
2.3 Hiện tượng rút ngắn từ, hoặc một cụm từ dài ............................................ 47
2.4 Hiện tượng âm tiết hóa trong phiên âm ..................................................... 48
Chương 3: Những từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh xét về ngữ nghĩa
3.1 Kết hợp yếu tố Hàn .................................................................................... 51
3.2 Phạm vi thể hiện nghĩa của từ trong cuộc sống ......................................... 54


KẾT LUẬN
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 66
• PHỤ LỤC


* Danh sách các bảng
• Bảng 1.1: Mức độ sử dụng ngoại ngữ và từ vay mượn .............................. 24
• Bảng 1.2: Việc sử dụng từ vay mượn gốc Anh .......................................... 25
• Bảng 1.3: Việc sử dụng tiếng nước ngồi trên bảng quảng cáo ................. 26
• Bảng 1.4: Việc sử dụng từ vay mượn, ngoại ngữ trên các trang web và
giấy tờ của cơ quan cơng cộng.................................................................... 27
• Bảng 2.1: Danh mục từ hợp thành gốc Anh ............................................... 31
• Bảng 2.2: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ thuần Hàn kết
hợp với từ gốc Anh ..................................................................................... 33
• Bảng 2.3: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ gốc Anh kết hợp
với từ Thuần Hàn ........................................................................................ 34
• Bảng 2.4: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ Hán – Hàn kết
hợp với từ gốc Anh ..................................................................................... 34
• Bảng 2.5: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ gốc Anh kết hợp
với từ Hán – Hàn......................................................................................... 35
• Bảng 2.6: Danh mục từ phái sinh trong trường hợp tiền tố kết hợp với
căn tố Danh từ ............................................................................................. 37
• Bảng 2.7: Danh mục từ phái sinh trong trường hợp căn tố danh từ kết
hợp với hậu tố ............................................................................................. 38
• Bảng 2.8: Danh mục danh từ đơn gốc Anh .............................................. 41
• Bảng 2.9: Danh mục động từ gốc Anh ....................................................... 43
• Bảng 2.10: Danh mục động từ phái sinh .................................................... 44
• Bảng 2.11: Danh mục danh từ gốc Anh kết hợp với 울리다/ 재다/ 넣다. 45

• Bảng 2.12: Danh mục tính từ gốc Anh ....................................................... 45


• Bảng 2.13: Danh mục tính từ phái sinh gốc Anh........................................ 46
• Bảng 2.14: Danh mục phó từ gốc Anh ....................................................... 47
• Bảng 2.15: Danh mục từ gốc Anh được viết dưới dạng rút gọn ............... 47
• Bảng 3.1: Danh mục từ ngữ gốc Anh trong trường hợp tiếng Hàn kết
hợp với tiếng Anh ....................................................................................... 51
• Bảng 3.2: Danh mục từ ngữ gốc Anh trong trường hợp tiếng Anh kết
hợp với tiếng Hàn........................................................................................ 52
• Bảng 3.3: Danh mục từ ngữ gốc Anh trong lĩnh vực sinh hoạt.................. 54
• Bảng 3.4: Danh mục từ ngữ gốc Anh trong lĩnh vực kinh tế ..................... 57
• Bảng 3.5: Danh mục từ ngữ gốc Anh trong lĩnh vực cơng nghệ kỹ thuật,
máy tính....................................................................................................... 59
• Bảng 3.6: Danh mục từ ngữ gốc Anh trong các lĩnh vực khác................... 60


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tượng một ngôn ngữ sử dụng một số đơn vị từ vựng của một ngôn
ngữ khác là một hiện tượng phổ biến từ xưa đến nay, và có thể nói rằng khơng
một ngơn ngữ nào có thể thốt khỏi sự giao thoa ngơn ngữ của các cộng đồng lân
cận. Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì các dân tộc càng có nhiều cơ hội
giao lưu ngôn ngữ, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện
truyền thông như sách báo, truyền hình, và đặc biệt là Internet. Vì thế, điều kiện
để một ngôn ngữ tiếp xúc với một ngôn ngữ khác ngày càng mở rộng hơn, và số
lượng các ngơn ngữ trên thế giới mà người ta có thể tiếp cận được cũng nhiều
hơn. Điều đó khiến cho việc nghiên cứu hiện tượng pha trộn ngôn ngữ, nhất là
trong lĩnh vực từ vựng, càng thêm khó khăn và phức tạp hơn: nếu ngày xưa việc
pha trộn ngôn ngữ chỉ xảy ra giữa các ngôn ngữ của các dân tộc láng giềng gần

gũi, thì ngày nay hiện tượng này cũng có thể xảy ra với các dân tộc sống tách biệt
nhau.
Những từ ngữ nước ngoài được sử dụng xen vào trong tiếng mẹ đẻ của một
cộng đồng dân tộc thường được các nhà nghiên cứu quen gọi là từ vay mượn,
cách gọi ít nhiều mang tính uyển ngữ, như nhận xét của Henriette Walter:
“Đối với các từ ngữ đến từ những ngôn ngữ khác, các nhà khoa học thường
dùng uyển ngữ vay mượn, nhưng đại đa số những từ được gọi là vay mượn này là
những từ vay mượn suốt đời” (H. Walter, 2005, tr35) [dẫn từ 1, tr. 9].
Việc vay mượn từ ngữ là một hiện tượng được các nhà nghiên cứu quan
tâm từ khá lâu, và thường được nhìn nhận một cách tích cực, xem đó như là một
nguồn ngữ liệu bổ sung làm cho ngôn ngữ thêm phong phú, nhất là về mặt từ
vựng.
Hệ thống từ vựng tiếng Hàn khá phong phú và phức tạp. Trong đó, tỷ lệ
các từ Hán-Hàn rất cao, đặc biệt là các từ biểu thị các khái niệm. Ngoài các từ
gốc Hán-Hàn, tiếng Hàn cịn vay mượn từ các ngơn ngữ khác. Đây là kết quả của
giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền văn hóa và kinh tế. Khi nghe tiếng Hàn và biết
1


một chút về chữ cái tiếng Hàn ta dễ dàng phát hiện ra các từ tiếng Anh như
"service", "bus"....được người Hàn viết thành “서비스”, “버스”…
Hàn Quốc được thế giới biết đến là một quốc gia năng động, sáng tạo trong
hội nhập. Ngay từ những năm 1960, chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc
là hướng ra bên ngoài nhằm tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tiếp nhận những
thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới và đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
các nước phát triển, trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu trong các khoản viện trợ
cho Hàn Quốc. Có thể nói, sự du nhập của tiếng Anh vào Hàn Quốc bắt đầu
mạnh mẽ vào giai đoạn này. Đồng thời, khi ba sự kiện thể thao lớn trên thế giới
là Thể Thao Châu Á 1986, Olympic Seoul 1988, và cùng đăng cai giải tổ chức
giải Bóng đá thế giới 2002 với Nhật Bản thì mật độ xuất hiện của các từ tiếng

Hàn gốc Anh trong đời sống, trên báo chí, truyền hình Hàn Quốc ngày càng
nhiều. Những từ này thật dễ dàng để nhận biết vì chúng có âm đọc rất đặc trưng,
nhưng thật khơng dễ để hiểu nghĩa vì khơng phải lúc nào cũng viết lại được từ
tiếng Anh nguyên gốc. Bởi vì về mặt chữ viết, tiếng Anh dùng chữ cái Latin, còn
chữ Hàn dùng hệ thống ký tự do chính người Hàn Quốc sáng tạo ra, nên trong
phiên âm chỉ mang tính tương đối chứ khơng thể tuyệt đối chính xác được. Điều
này khơng những gây khó khăn cho người nước ngồi học tiếng Hàn mà ngay cả
đối với người Hàn sinh sống ở vùng q hay những người Hàn có trình độ dân trí
thấp cũng khơng mấy gì thuận lợi.
Thật vậy, từ ngữ có nguồn gốc nước ngồi đã được Hàn hóa để hiểu nghĩa
thật khơng dễ, thậm chí là phát âm cũng thấy lạ so với từ gốc. Để biết những nét
đặc trưng của tiếng Hàn gốc Anh, chúng tôi chọn đề tài “TÌM HIỂU NHỮNG
TỪ NGỮ TIẾNG HÀN GỐC ANH” để làm đề tài nghiên cứu.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong mục này, chúng tôi nêu một cách khái lược về hiện tượng vay mượn
trong ngơn ngữ, từ đó rút ra một số vấn đề về phương pháp luận làm cơ sở cho
việc nghiên cứu sau này.
2.1.

Ở phương Tây [1, tr.27-31], việc nghiên cứu hiện tượng vay mượn

đã có lịch sử lâu đời. L.Guilbert (1975) đã từng nói:
“Vay mượn là một hiện tượng ngơn ngữ mà việc nghiên cứu nó đi đơi với
lịch sử của việc hình thành một ngơn ngữ. Thật vậy, khơng một dân tộc nào có
thể phát triển nền văn hóa của mình một cách hồn tồn biệt lập, nằm ngồi mọi
tiếp xúc với các dân tộc khác, dù cho đó là trong chiến tranh hay là giao dịch

kinh tế, đến nỗi mà ngơn ngữ của dân tộc đó ln ln có mối quan hệ với một
hoặc nhiều ngơn ngữ khác, và dù ít dù nhiều cũng đã nhận ảnh hưởng của các
ngơn ngữ ấy”.
Do nguồn tư liệu cịn hạn chế, nên trong chun khảo này, chúng tơi chỉ có
thể đề cập chủ yếu đến nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ nước ngoài trong bối
cảnh xã hội song ngữ mà thơi.
Việc sử dụng từ ngữ nước ngồi xen vào trong lời nói được nghiên cứu
trong bối cảnh của xã hội song ngữ hoặc đa ngữ, trong đó hoạt động ngơn ngữ
được xem như là hành vi như mọi hành vi xã hội khác. Vì thế, mọi chọn lựa đều
xuất phát từ những chiến lược giao tiếp khác nhau. Các quan niệm sau đây được
đề cập đến vấn đề nghiên cứu đó:
- Trộn mã (code-mixing): được xem như chiến lược giao tiếp trong đó
người song ngữ sử dụng nhiều yếu tố hoặc quy tắc của ngôn ngữ này vào ngôn
ngữ kia, và vì thế phá vỡ các quy tắc của ngơn ngữ sử dụng. điểm khác biệt với
vay mượn là hiện tượng này giới hạn ở các đơn vị từ vựng, còn trộn mã đi từ một
từ đến một câu. Theo J.F.Hamers & M. Blanc:
“Vay mượn không nhất thiết phải là một chiến thuật giao tiếp vì nó có thể
được người đơn ngữ sử dụng trong những tình huống tiếp xúc ngôn ngữ”.

3


- Xen mã (code-switching): được định nghĩa như là chiến thuật giao tiếp
được những người song ngữ sử dụng giữa họ với nhau, chiến thuật này nhằm xen
những đơn vị từ hoặc ngữ có độ dài khác nhau của một hoặc nhiều ngôn ngữ
trong một giao tiếp. Hiện tượng xen mã này có thể là do người sử dụng muốn thể
hiện năng lực song ngữ khơng có khả năng diễn đạt một ý tưởng nào đó trong
một ngơn ngữ. Theo J.F.Hamers & M. Blanc, việc phân biệt giữa trộn mã và xen
mã không phải lúc nào cũng dễ dàng.
- Tiếng bồi (pidgin): là ngơn ngữ được hình thành từ nhu cầu giao tiếp hạn

chế của các cộng đồng ngôn ngữ trong mơi trường giao tiếp, nó vay mượn từ
vựng từ ngôn ngữ của cộng đồng ưu thế và cấu trúc hình thái cú pháp từ các ngơn
ngữ thất thế. Theo J.F.Hamers & M. Blanc, phải hội đủ ít nhất hai điều kiện sau
đây thì một pidgin mới có thể ra đời: một là, phải có sự tiếp xúc của hai hoặc
nhiều ngôn ngữ mà người sử dụng chúng không ai hiểu ai, và hai là, phải có nhu
cầu hiểu nhau trong tình huống giao tiếp tạm thời hay hạn chế.
Nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ nước ngoài xen vào trong một ngôn ngữ
qua bối cảnh xã hội song ngữ giúp chúng ta xác định rõ hơn đặc điểm và tính
chất của hiện tượng ngơn ngữ này. Xã hội Hàn Quốc khơng phải là một xã hội
song ngữ, vì tiếng Hàn là ngơn ngữ chính thức duy nhất được sử dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực như hành chính, giáo dục, chính trị, kinh tế… và tiếng Anh
chỉ là ngoại ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhất là về mặt kinh
tế, công nghệ thông tin – những thế mạnh của Hàn Quốc trên thế giới. Vì thế,
trên lý thuyết, khơng hề có sự cạnh tranh giữa tiếng Hàn và tiếng Anh. Nhưng
trên thực tế của hoạt động ngôn ngữ, các hiện tượng đặc trưng của xã hội song
ngữ đều có mặt trên báo chí hiện nay, như xen mã và trộn mã. Và nếu ta đối
chiếu những động cơ sử dụng từ ngữ nước ngoài với các nguyên tắc vay mượn
của ngôn ngữ học cấu trúc và với chiến thuật giao tiếp của môi trường song ngữ,
chúng ta sẽ có thể phát họa ra tình hình ngôn ngữ ở Hàn Quốc.
2.2.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc gắn chặt, phát triển bền

vững hơn 16 năm. Trong thời gian đó đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ra
đời trên nhiều lĩnh vực như là: Ngơn ngữ, Văn hóa, Lịch Sử, Kinh tế v.v. bên

4


cạnh đó, có rất nhiều từ điển đối chiếu Hàn – Việt như “Từ điển Hàn – Việt, Lê

Huy Khoa, 2005, NXB Trẻ, “Từ điển Hàn – Việt, Lý Kính Hiền-Nguyễn Thị
Tịnh, 2007, NXB Văn hóa thơng tin”.v.v nhưng đến nay vẫn chưa có cơng trình
nào nghiên cứu về từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh đang được người Hàn sử dụng
trong đời sống, trên báo chí hay phương tiện truyền thơng.
Gần đây nhất, trong khóa luận tốt nghiệp của Trường Đại học Ngoại Ngữ
và Tin học năm 2009, sinh viên Hồng Đào Diễm Chi đã thực hiện đề tài về
“Tìm hiểu những từ có gốc tiếng Anh trong tiếng Hàn”. Tác giả của đề tài này
chỉ dừng lại ở việc tập hợp những từ ngữ tiếng Hàn gốc tiếng Anh (đa số là trên
mạng internet) chưa đưa ra được những nhận định, lý giải gì cho hiện tượng này.
2.3.

Ở Hàn Quốc, quyển “Phương pháp phiên âm tiếng Hàn sang chữ

Latin” (로마자 표기법) đã được Bộ Văn hóa Du lịch và Viện Ngôn ngữ quốc
gia Hàn Quốc công bố vào ngày 7 tháng 7 năm 2000. Theo Bộ Văn hóa Du lịch
Hàn Quốc “Phương pháp phiên âm tiếng Hàn sang chữ Latin”, sau 5 năm công
bố (đến năm 2005) đã áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc, tạo nhiều
thuận lợi cho việc nghiên cứu hiện tượng sử dụng từ ngữ nước ngồi, từ đó có rất
nhiều cuộc khảo sát trên tồn quốc về này (trong đó nhiều nhất là sử dụng tiếng
Anh) trên báo chí, truyền hình, trong văn bản, từ điển, và trong sinh hoạt cuộc
sống hàng ngày như: Khảo sát về Nhận thức. Mức độ hiểu biết. Thái độ sử dụng
từ

vay

mượn,

của

Viện


Ngôn

ngữ

Hàn

Quốc,

2007

(외래어

인지도.이해도.사용도 및 태도 조사, 국립국어원, 2007); hay Khảo sát hiện
tượng sử dụng từ vay mượn, ngoại ngữ và từ được Hàn hóa (외래어.외국어
사용 및 순회어 수용 실태 조사, 국립국어원, 2007). Từ năm 1995, Viện Ngôn
ngữ Hàn Quốc, thông qua nhiều nguồn tài liệu đã tiến hành thống kê số lượng từ
mới được ra đời mỗi năm. Tất cả những khảo sát, thống kê trên đều cho thấy số
lượng tăng vọt những từ tiếng Hàn có nguồn gốc từ từ ngữ nước ngoài (ngoại trừ
từ Hán – Hàn). Các nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quý giá cho chúng tôi
khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này.

5


3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nói một cách tổng qt, nghiên cứu khoa học có hai loại chính: nghiên
cứu lí thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Nếu nghiên cứu lý thuyết có mục đích tạo
ra kiến thức mới, thì nghiên cứu ứng dụng nhằm áp dụng những lý thuyết mới để

cải tạo thế giới. Nói như thế khơng có nghĩa là cho rằng những nghiên cứu lý
thuyết là xa rời thực tế, là duy tâm, mà chẳng qua đó là sự phân cơng lao động trí
óc, bởi vì sức người có hạn, khơng thể qn xuyến mọi chuyện. Hơn nữa, mọi
loại hình nghiên cứu có những yêu cầu về phương pháp luận riêng, những điều
kiện tiến hành riêng, những công cụ riêng, khơng thể ghép chung với nhau được.
Cơng trình này khơng có tham vọng làm thay cho những nhà nghiên cứu ứng
dụng mà chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu lý thuyết.
Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, nghiên cứu lý thuyết cũng có hai hướng:
hướng nghiên cứu nội tại và hướng nghiên cứu các hoạt động ngôn ngữ gắn liến
với bối cảnh xã hội. Cả hai hướng nghiên cứu này đều nhằm tạo ra kiến thức
khoa học mới. Cơng trình này không chọn hướng thứ nhất, nghĩa là mô tả sự biến
đổi trên khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa, hình thái – cú pháp và chỉnh tả của những
từ ngữ tiếng Anh sau khi vào tiếng Hàn, mà theo cách tiếp cận ngôn ngữ học xã
hội, nghĩa là khảo sát những điều kiện ngôn ngữ học xã hội của việc sử dụng
tiếng Anh, nhằm mục đích đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi:
-

Tại sao người Hàn hay sử dụng những từ nước ngoài ngay cả trong trường
hợp tiếng Hàn đã có từ ngữ tương ứng để diễn đạt?

-

Tại sao những năm gần đây hiện tượng dùng xen tiếng Anh (không phải
tên riêng hay thuật ngữ khoa học kỹ thuật) của người Hàn Quốc lại xuất
hiện ồ ạt? Trên báo chí Hàn Quốc, so với trước kia, nhiều người cho rằng
để đọc được báo Hàn Quốc thì phải biết tiếng Hán, thì hiện nay phải biết
thêm cả tiếng Anh nữa, đặc biệt là khi tác giả không viết dưới dạng từ
nguyên gốc tiếng Anh mà viết tiếng Anh dưới dạng phiên âm bằng tiếng
Hàn.


6


-

Người Hàn phải Hàn hóa tiếng Anh như thế nào để thuận tiện cho việc sử
dụng sau khi vào hệ thống từ vựng tiếng Hàn?
Đây là bức xúc của những nhà nghiên cứu Hàn Quốc. Còn đối với các sinh

viên đang theo học tiếng Hàn tại Việt Nam thì lúng túng trong khi làm việc với
người Hàn vì họ sử dụng từ tiếng Hàn gốc Anh là khá phổ biến. Trả lời được
những câu hỏi này sẽ mang đến những người có trách nhiệm những cơ sở để xây
dựng phương pháp hữu hiệu trong việc dạy và học tiếng Hàn tại Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiếng Hàn hay tiếng Triều Tiên là ngơn ngữ chính thức của cả 2 miền Bắc
và Nam Triều Tiên. Nhưng do vấn đề về ngoại giao nên Việt Nam ít tiếp xúc với
Bắc Triều Tiên hơn so với Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). Chính vì vậy, chúng tơi
chỉ nghiên cứu những từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh tại Hàn Quốc.
Vì nguồn tài liệu hạn chế và điều kiện thực tế không cho phép chúng tôi
sang Hàn Quốc tiến hành khảo sát trực tiếp để lấy mẫu phân tích nên trong
nghiên cứu này chúng tơi dựa vào kết quả khảo sát của Viện ngôn ngữ Hàn Quốc
công bố gồm các tài liệu như sau: 외래어.외국어 사용 및 순회어 수용 실태
조사, 국립국어원, 2007; 언론 외래어 순화 자료집, 국립국어연구원, 2002 và
tài liệu thống kê từ mới từ năm 2000 đến 2004 (신어 2000-2004) làm ngữ liệu
nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu của chúng tơi là “TÌM HIỂU NHỮNG TỪ NGỮ TIẾNG
HÀN GỐC ANH” nên trong những nguồn tài liệu nói trên, chúng tơi chỉ tập
trung lấy những mẫu phân tích là từ vay mượn tiếng Anh.


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là phân tích và so sánh đối
chiếu. Chúng tơi đi từ phân tích tổng hợp đến phân tích những luận điểm cụ thể.
Với phương pháp này cho phép tiếp cận vấn đề sâu hơn và thuận tiện hơn. Sau
khi đã xác định được mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu,
công việc tiếp theo là:

7


-

Xây dựng mẫu phân tích;

-

Thao tác trên mẫu phân tích, mục đích của cơng đoạn này là lập danh
mục các từ tiếng Hàn gốc Anh làm cơ sở ngữ liệu phân tích;

-

Phân tích các cơ sở ngữ liệu đã thu thập được;

-

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

5. Những đóng góp mới của đề tài
Trong q trình nghiên cứu, đóng góp đầu tiên của đề tài là cho chính bản
thân người nghiên cứu. Người viết đã học được một lớp từ vựng mới đang được

sử dụng rất phổ biến tại Hàn Quốc cũng như tại Việt Nam – Từ ngữ tiếng Hàn
gốc Anh mà trong suốt thời gian học tiếng Hàn ở trường chỉ được nghe nói đến.
Đóng góp thứ hai, chúng tơi nghĩ là đóng góp có ý nghĩa nhất. Như đã
trình bày ở mục đích nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu lý thuyết về hiện tượng sử
dụng từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, nghĩa là thông qua cách người Hàn sử dụng
tiếng Anh, chúng tôi đưa ra được phương pháp người Hàn Quốc đồng hóa tiếng
Anh như thế nào khi tiếng Anh đi vào hệ thống từ vựng tiếng Hàn. Tuy biết rằng,
lý thuyết này có thể đúng hoặc sai, điều này cần thời gian để chứng minh, nhưng
đó sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau.
Xin được nói thêm, là một sinh viên ngành Hàn Quốc học, tôi mong rằng
kết quả nghiên cứu này cung cấp một số từ vựng tiếng Hàn gốc Anh cho các bạn
sinh viên, đồng thời giới thiệu đến các bạn một xu hướng mới trong việc dùng từ
của người Hàn Quốc.

6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương với những nội dung như sau:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN VÀ TỪ VỰNG
TIẾNG HÀN
1.1.

Giới thiệu sơ lược về tiếng Hàn

1.2.

Hệ thống từ vựng tiếng Hàn xét về nguồn gốc

8


1.2.1. Từ thuần Hàn

1.2.2. Từ Hán - Hàn
1.2.3. Từ vay mượn
1.3.

Lớp từ vựng khác trong tiếng Hàn

1.3.1. Từ mới
1.3.2. Từ lóng
1.4.

Tình hình sử dụng từ ngữ gốc Anh của người Hàn Quốc

1.4.1. Nhận thức mang tính cá nhân
1.4.2. Nhận thức mang tính xã hội
CHƯƠNG 2: NHỮNG TỪ NGỮ TIẾNG HÀN GỐC ANH XÉT VỀ CẤU
TẠO
2.1.

Từ phức

2.1.1. Từ ghép hợp thành
2.1.2. Từ ghép phái sinh
2.2.

Đặc điểm từ loại

2.2.1. Danh từ
2.2.2. Động từ
2.2.3. Tính từ
2.2.4. Phó từ

2.3.

Hiện tượng rút ngắn từ, hoặc một từ có nhiều âm tiết

2.4.

Hiện tượng âm tiết hóa trong phiên âm

CHƯƠNG 3: NHỮNG TỪ NGỮ TIẾNG HÀN GỐC ANH XÉT VỀ NGỮ
NGHĨA
3.1.

Kết hợp yếu tố Hàn

3.2.

Phạm vi thể hiện nghĩa của từ trong cuộc sống

9


NỘI DUNG CHÍNH

10


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TIẾNG HÀN VÀ TỪ
VỰNG TIẾNG HÀN


1.1. Giới thiệu sơ lược về tiếng Hàn

1.2. Hệ thống từ vựng tiếng Hàn xét về nguồn gốc

1.3. Lớp từ vựng khác trong tiếng Hàn
1.4. Tình hình sử dụng từ ngữ gốc Anh của người
Hàn Quốc

11


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN VÀ
TỪ VỰNG TIẾNG HÀN
Mỗi ngơn ngữ đều có lịch sử hình thành và lớp từ vựng cơ bản. Trong
chương này, ngoài việc giới thiệu khái qt những điều trên, chúng tơi cịn khai
thác khía cạnh sử dụng của những lớp từ vựng cơ bản, việc này không chỉ làm
nổi bật lên lý do chúng tơi chọn đề tài “Tìm hiểu những từ ngữ tiếng Hàn gốc
Anh” để nghiên cứu mà còn cho chúng ta thấy được hiện tượng xã hội mới trong
việc dùng từ vựng của Hàn Quốc, từ đó chúng ta xây dựng chương trình đào tạo
tiếng Hàn phù hợp với những thay đổi từng ngày từng giờ trên đất nước Hàn
Quốc xinh đẹp.

1.1. Giới thiệu sơ lược về tiếng Hàn
Vào giữa thế kỷ XV Vua Sejong đã cho
ra đời hệ thống chữ cái Hangeul. Trước đó,
người Hàn phải mượn chữ Hán để ghi âm
tiếng Hàn.

Các nhà ngôn ngữ học tạm xếp tiếng
Hàn Quốc thuộc loại ngơn ngữ An-tai, trong
đó bao gồm cả Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng
Mông Cổ và tiếng Tunus - Mãn Châu.
Hangeul bao gồm 10 nguyên âm và 14 phụ âm, có thể kết hợp thành nhiều
nhóm âm tiết khác nhau. Nó vơ cùng đơn giản, có hệ thống và dễ hiểu, đây được
coi là một trong những hệ thống chữ viết khoa học nhất của thế giới.
Tiếng Hàn là tiếng ghi âm vừa là tiếng biến âm, tức là có những từ tiếng
Hàn được đọc như thế này nhưng ghi như thế khác. Các hiện tượng biến âm này
có liên quan đến sự kết hợp giữa phụ âm cuối cùng của âm tiết trước với nguyên
âm hoặc phụ âm đầu của âm tiết sau, nếu là nguyên âm thường thì phụ âm đầu
cuối sẽ được đọc luyến qua. Chính vì có hiện tượng biến âm này nên khi phiên

12


âm tiếng Anh sang tiếng Hàn xảy ra hiện tượng âm tiết hóa phụ âm, phần này sẽ
được trình bày rõ hơn ở chương hai.
Từ vựng tiếng Hàn có thể chia làm ba lớp từ: từ thuần Hàn, từ Hán – Hàn
và từ có yếu tố nước ngồi khác (từ ngoại lai).

1.2. Hệ thống từ vựng tiếng Hàn xét về nguồn gốc
Xét về nguồn gốc, trong tiếng Hàn có ba lớp từ vựng cơ bản là từ thuần
Hàn, khoảng 70% từ Hán Hàn, còn lại là từ vay mượn của nhiều ngôn ngữ khác
như tiếng Anh, Nhật Bản, Pháp, Đức, Nga v.v. trong đó từ vay mượn gốc Anh
chiếm đa số.

1.2.1. Từ thuần Hàn
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đề cập đến số lượng từ thuần Hàn
hiện nay là bao nhiêu hay sự phân chia từ loại của từ thuần Hàn như thế nào, mà

chúng tơi muốn nói đến một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ đang diễn ra trong đời
sống xã hội Hàn Quốc đó là tần số xuất hiện của các từ thuần Hàn ngày càng
đáng quan tâm. Dựa theo bài viết 외래어가 국어에 끼친 공과 (Tạm dịch tiêu

đề “Hiện tượng rùng mình của từ vay mượn trong tiếng Hàn”) của Giáo sư
Kang Sin Hang trường đại học Seong Kyun Hwan đăng trên ấn phẩm đặc biệt
(특집) số 14/2 mùa hè năm 2004 để phân tích. Giáo sư Kang phân tích dựa trên
nội dung trong mục quảng cáo của một tờ báo sáng ngày 15 tháng 4 năm 2004.
Kết quả như sau:
Ghi chú: *②: ký hiệu chỉ số lần xuất hiện của từ đó trên tờ báo, ở đây nghĩa là
từ này có 2 lần xuất hiện.

* Từ Hán - Hàn
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Viết bằng chữ Hàn

Stt

Viết bằng chữ Hàn

Stt


Viết bằng chữ Hàn

광화문
고-품격②
가(街)⑤
건강
공간②
규모
감각

83
84
85
86
87
88
89

광화문-역
각종
교보
가량②
공용⑥
공원
기존

161
162
163
164

165
166
167

가치②
계획
개별
고급
거실
검침


13


8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

강남
구성
귀금속
개발
감각적

년(年)
낙후
동아일보
대형②
대한민국
다기능
면적
물론
민속주점
문화②
맥락
분양⑦

본점
부분
소문
신화
시민②
성공
세대⑨
신촌
상가③
상권⑤
세종로
시발점
소비자
일(日)③
일과
일부
이해

인구
이상③
억원
업종②

90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114

115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128

기회
금융②
권장
건축
내용②
내일
냉-난방
동선②
대학생
도심④
등⑦
명당
만(萬)③
문자
명소②

병원
변경
복원
보안
사진②
시행
신축
실제
설치
사고
세종문화회관
설계②
시공사②
소아과
세련미
신호탄
일대
영풍
원격
예상
위치
유흥
업체
요리

14

168
169
170

171
172
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200

201
202
203
204
205
206

고객③
건강
건설(주)
고전
다소②
단연
동시
대표적
미국대사관
맥주전문점
미학
매점
방향
방송
사업②
시행
상기(上記)
시설②
생태
실내②
수송로
식당가
수영장

성형외과

위성
액정
유동②
예산
여(餘)②
입점
예정②
양변기
역세권②
여행사②
안국동
지하
제어
제일


47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58

59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78


음식물
유학원
음식점
일환
중심④
정보
-장(場)④
정수

전략
전자
전용⑥
정취
준비
정부종앙청사
종각역③
재개발②
직장인
첨단

최적
최고급③
청진동②
청계천②
투자②
평면
필승
폭③
편리성
현장②
핵심
형②

129
130
131
132
133
134

135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160

완공·시
이용객
어학원

양면성②
절대
직접
자막
주차
전등
증권
지상
중간
종로
주점
정보통신부
제일은행
재탄생
전통적
처리
최고
최대한
최첨단
청계천로
친환경
탄생②
품격
평⑦
피부과
품목
-호선(號線)②
학원가
휴식


* Từ Hán – Hàn + 하다
Stt Viết bằng chữ Hàn Stt Viết bằng chữ Hàn
1 개관합니다
11 가능한
2
3
4

광활한
달하는
마감하고

12 극대화한
13 고려하여
14 도입하여②
15

207
208
209
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219

220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
231
232
233
234
235
236
237

전문②
지역②
주거②
주변②
조성
종로구청
전통미②
지하철②
제과점
차이
치과

초고속
최중심
초특급
통신

평형⑨
편의점
황금②
향후②
현재
활용
흡인력
현대미
환경②
학원
향토
현대식②
한의원
회원
회원권②

Stt Viết bằng chữ Hàn
21 주목하십시오
탄생할,
22 탄생합니다②
23 준비하는
24 특별한




×