Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TUỆ

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN
NĂM 2016 Ở VÙNG CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nguyễn Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Tuệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tiến sĩ Trần Nguyễn Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trạm
Bảo vệ thực vật huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuệ

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vii
Danh mục bảng.................................................................................................................. viii
Danh mục hình...................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn................................................................................................................ x
Thesis Abstract................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề................................................................................................................. 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu.................................................................................................. 2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................ 3
2.1.

Lịch sử phát hiện và nghiên cứu bệnh đạo ôn........................................3

2.2.

Phân loại và đặt tên.............................................................................................. 5


2.3.

Triệu chứng bệnh.................................................................................................. 5

2.3.1. Triệu chứng bệnh trên lá....................................................................................5
2.3.2. Triệu chứng vết bệnh trên cổ lá......................................................................6
2.3.3. Triệu chứng vết bệnh trên đốt thân..............................................................6
2.3.4. Triệu chứng vết bệnh trên cổ bơng lúa.......................................................6
2.4.

Hình thái nấm.......................................................................................................... 6

2.5.

Nguồn bệnh.............................................................................................................. 7

2.6.

Phương thức lan truyền..................................................................................... 7

2.7.

Sinh thái bệnh đạo ôn......................................................................................... 7

2.7.1. Nhiệt độ...................................................................................................................... 7
2.7.2. Ẩm độ đất và ẩm độ khơng khí........................................................................7
2.7.3

Ánh sáng mặt trời.................................................................................................. 8


2.7.4. Các yếu tố dinh dưỡng.......................................................................................8

iii


2.7.5. Khả năng nhiễm đạo ôn của lúa ở từng vùng sinh thái....................10
2.7.6. Ảnh hưởng của chế độ nước, mật độ và thời vụ.................................10
2.8.

Nòi sinh lý............................................................................................................... 10

2.8.1. Khái quát chung................................................................................................... 10
2.8.2. Các nòi nấm thể đột biến................................................................................. 12
2.8.3. Cách đặt tên mẫu đơn bào tử........................................................................12
2.9.

Phân tích dịng vơ tính...................................................................................... 12

2.10.

Biến dị của nấm Pyricularia oryzae Cav...................................................12

2.10.1. Biến động quần thể nấm.................................................................................12
2.10.2. Biến dị độc tính nấm......................................................................................... 13
2.10.3. Nguyên nhân biến dị......................................................................................... 13
2.10.4. Đột biến................................................................................................................... 13
2.11.

Tính kháng bệnh của lúa.................................................................................14


2.11.1. Phân loại tính kháng bệnh đạo ơn..............................................................14
2.11.2. Các thành phần xác định tính kháng ngang..........................................15
2.11.3. Tính kháng đạo ơn qua các giai đoạn sinh trưởng, sinh thực của lúa...15

2.11.4. Phương pháp đánh giá tính kháng bệnh.................................................16
2.11.5. Phương pháp lây nhiễm nhân tạo..............................................................16
2.11.6. Kiểu vết bệnh........................................................................................................ 17
2.11.7. Các bảng phân cấp đánh giá tính kháng bệnh.....................................17
2.12.

Cơ chế của tính kháng bệnh..........................................................................18

2.13.

Di truyền tính kháng đạo ơn của lúa..........................................................18

2.14.

Mối quan hệ giữa lúa và nấm Pyricularia oryzae cav. ........................19

2.15.

Chọn tạo giống kháng bền bệnh đạo ơn..................................................20

2.16.

Vi sinh vật đối kháng nấm đạo ơn...............................................................21

2.17.


Phịng trừ bệnh đạo ôn....................................................................................21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................23
3.1.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 23

3.1.1. Nguồn nấm Pyricularia oryzae Cav.............................................................23
3.1.2. Các giống lúa........................................................................................................ 23
3.1.3. Các hoá chất và các nguyên vật liệu khác dùng trong thí nghiệm
24

3.1.4. Thuốc trừ nấm...................................................................................................... 24

iv


3.1.5. Các loại môi trường nhân tạo để nuôi cấy và phân lập nấm Pyricularia
oryzae Cav.............................................................................................................. 24
3.1.6. Các dụng cụ thí nghiệm................................................................................... 24
3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 24

3.2.1. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh chính trên
lúa xuân 2016........................................................................................................ 24
3.3.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................25


3.3.1. Phương pháp điều tra bệnh...........................................................................25
3.3.2. Phương pháp thu thập mẫu bệnh...............................................................26
3.3.3. Phương pháp phân lập nấm P. oryzae......................................................27
3.3.4

Phương pháp nuôi cấy nấm trên mơi trường nhân tạo....................27

3.3.5

Phương pháp đo kích thước bào tử nấm và đếm tỷ lệ nảy mầm của bào tử

nấm............................................................................................................................ 29
3.3.6

Phương pháp lây bệnh nhân tạo.................................................................29

3.3.7

Phương pháp xác định mã số chủng sinh lý nấm P. oryzae...........30

3.3.8

Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc............................................31

3.3.9. Phương pháp xử lý thống kê.........................................................................32
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...............................................................33
4.1.

Thành phần bệnh hại lúa tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội................33


4.2.

Kết quả điều tra tình hình bệnh đạo ơn trên lúa vụ xuân 2016 tại huyện

Chương Mỹ - Hà Nội.......................................................................................... 34
4.2.1. Diễn biến bệnh đạo ôn trên một số giống trồng lúa trồng đại trà vụ
Xuân năm 2016 tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội....................................34
4.

2.2. Diễn biến của bệnh đạo ôn trên giống lúa Bắc thơm và Nếp

thơm 16 canh tác hữu cơ trong vụ Xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú –
Chương

Mỹ - Hà Nội............................................................................................................. 36
4.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái kỹ thuật đến bệnh

đạo ôn...................................................................................................................... 37
4.3.1. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225....37
4.3.2. Ảnh hưởng của việc rút cạn nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đối với sự
phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn trên giống TBR225.......................38
4.3.3. Ảnh hưởng của nền phân đạm đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225
39


v



4.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225.......40
4.3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225. . .41
4.4.

Nghiên cứu đặc điểm của một số mẫu phân lập nấm P. oryzae gây

bênh đạo ôn trên lúa......................................................................................... 42
4.4.1. Kết quả đo kích thước bào tử nấm P. oryzae.........................................42
4.4.2. Kết quả nghiên cứu khả năng nảy mầm của bào tử nấm P. oryzae
43

4.4.3. Kết quả nghiên cứu khả năng phát triển của tản nấm P.oryzae trên một
số môi trường...................................................................................................... 43
4.4.4.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm P. oryzae

trên môi trường PSA......................................................................................... 45
4.4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển tản nấm
P. oryzae trên môi trường PSA.....................................................................47
4.4.6. Khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm trên một số giống lúa.........49
4.4.7. Kết quả xác định mã số chủng sinh lý của một số mẫu phân lập nấm
P. oryaze.................................................................................................................. 49
4.5.

Khảo sát hiệu lực của thuốc đối với nấm P. oryzae trên môi trường

nhân tạo và đối với bênh đạo ôn trên lúa................................................50
4.5.1.


Ảnh hưởng của thuốc Amistar top 325SC đến khả năng phát triển của

nấm P. oryzae trên môi trường PSA...........................................................50
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................57
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 57

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 57

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 58
Phụ lục.................................................................................................................................... 62

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSB


Chỉ số bệnh

FAO

Food and Agriculture Organization

KD

Khang dân 18

NLL

Nếp Lang Liêu

PDA

Potato glucose agar

PSA

Potato saccarose agar

P. oryzae

Pyricularia oryzae

TLB

Tỷ lệ bệnh


WA

Water agar

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nguồn mẫu phân lập nấm Pyricularia oryzae Cav. đã được thu thập
.................................................................................................................................................... 23

Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại lúa vụ xuân tại huyện Chương Mỹ- Hà Nội......33
Bảng 4.2. Tình hình phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn trên một số giống trồng

trong đại trà vụ Xuân năm 2016 tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội
................................................................................................................................ 35

Bảng 4.3. Diễn biến của bệnh đạo ôn trên giống lúa Bắc thơm 7 và Nếp thơm

16 canh tác hữu cơ trong vụ xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú –
Chương Mỹ - Hà Nội.

36

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chân đất đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225. . .37
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của việc rút cạn nước giai đoạn đẻ nhánh với bệnh đạo

ôn trên giống TBR225

38


Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nền phân đạm urê đối với bệnh đạo ôn trên giống

TBR225

40

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225 40
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225
.................................................................................................................................................... 41

Bảng 4.9. Kích thước trung bình bào tử nấm P. oryzae trên môi trường PSA...43

Bảng 4.10. Khả năng nảy mầm của bào tử nấm P. oryzae..............................43
Bảng 4.11. Khả năng phát triển của nấm P. oryzae trên các môi trường khác nhau 44

Bảng 4.12. Khả năng phát triển của nấm P. oryzae trên các môi trường pH

khác nhau

46

Bảng 4.13. Khả năng phát triển của nấm P. oryzae ở các mức nhiệt độ khác nhau. 47

Bảng 4.14. Khả năng lây bệnh nhân tạo..................................................................49
Bảng 4.15. Kết quả xác định mã số chủng sinh lý (nòi) nấm P. oryzae từ mẫu

bệnh đạo ôn lúa thu ở Chương Mỹ - Hà Nội.....................................50
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thuốc Amistar top 325SC đến khả năng phát triển


của tản nấm P. oryzae trên môi trường PSA.....................................51
Bảng 4.17. Khả năng phịng trừ bệnh đạo ơn trên lúa trong nhà lưới (lây bệnh

trước khi phun thuốc trên giống Q5)....................................................53
Bảng 4.18. Khả năng phịng trừ bênh đạo ơn trên lúa trong nhà lưới (phun

thuốc trước khi lây bệnh trên giống Q5 1 ngày).............................53
Bảng 4.19. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc trừ nấm đối với

bệnh đạo ơn lá ngồi đồng ruộng trên giống TBR225.................54


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đo kích thước bào tử nấm P. oryzae gây bệnh đạo ơn................42
Hình 4.2. Đường kính tản nấm trên các mơi trường.........................................45
Hình 4.3. Tản nấm P. oryzae ở nhiệt độ khác nhau............................................48

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuệ
Tên luận văn: Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng
Chương Mỹ - Hà Nội và biện pháp phòng trừ bệnh.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 62.62.01.12


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA).
Mục đích nghiên cứu
Điều tra tác hại, nghiên cứu đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
đạo ôn hại lúa xuân 2016 ở vùng Chương Mỹ - Hà Nội và khảo sát hiệu
lực của một số loại thuốc trừ bệnh phòng trừ bệnh đạo ôn lúa.
Phương pháp nghiên cứu
Nấm gây bệnh đạo ôn được phân lập từ các mẫu bệnh thu thập từ đồng ruộng.
Các hóa chất chính gồm mơi trường nuôi cấy nấm (PSA, PDA, cám-aga, WA).

Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh chính;
điều tra tình hình bệnh đạo ơn, ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái,
kỹ thuật đến bệnh đạo ôn trên lúa xuân 2016;
Nghiên cứu một số đặc điểm của một số mẫu phân lập nấm P.
oryzae và hiệu lực của một số thuốc trừ nấm đối với nấm P. oryzae ở
trong phịng và đối với bệnh đạo ơn trên lúa.
Kết quả chính và kết luận
Vụ xuân năm 2016 bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển muộn hơn so với các năm
trước. Bệnh gây hại nặng trên các giống lúa nếp và các giống tẻ chất lượng như
TBR225, Bắc thơm... Trên giống lúa Bắc thơm 7 và Nếp thơm 16 canh tác hữu cơ bệnh
phát sinh muộn và hại nhẹ. Cấy lúa trên chân đất vàn có tỷ lệ bệnh đạo ôn thấp nhất.
Trên giống TBR 225 việc rút cạn nước trên ruộng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, mức bón
2

83,3 kg urê/ha, mật độ 25-30 khóm/m hạn chế tốt nhất bệnh đạo ôn; cấy vào trà xuân
muộn bệnh đạo ôn gây hại nhẹ nhất. Môi trường PSA là môi trường ni cấy thích hợp
nhất đối với 4 mẫu phân lập nấm nghiên cứu. Nuôi cấy trong môi trường PSA, pH7,
o

25 C thì các mẫu phân lập nấm có khả năng phát triển mạnh nhất. Mẫu phân lập Q5 phát

triển mạnh nhất trên tất cả các môi trường nuôi cấy, phát triển yếu nhất là mẫu phân lập
KD. Phun thuốc trước khi lây bệnh có hiệu lực phịng trừ cao hơn việc lây

x


bệnh trước khi phun, nồng độ thuốc 0,02% Amistar top 325SC có hiệu lực
phịng trừ bệnh đạo ơn trong nhà lưới cao nhất. Thuốc Amistar Top 325SC liều
lượng 500ml/ha có hiệu lực trừ nấm đạo ơn ngồi đồng ruộng tốt hơn so với
thuốc Hibim 31 WP liều lượng 0,5 kg/ha, Vista 72.5 WP liều lượng 0,5 kg/ha.

xi


THESIS ABSTRACT
Postgraduate student: Nguyen Thi Tue
Thesis title: Study on Rice blast disease in Spring 2016 in Chuong My,
Hanoi and management methods
Specialization: Plant protection
Code: 60.62.01.12
Training Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Investigate the damages, study the growth and development
characteristic of rice blast disease in Sping 2016 in Chuong My, Hanoi
and testing inhibitory control of some fungicides.
Materials and Methods
Fungal isolates were obtained from rice plants in the fields. Media
used are: PSA, PDA, Agar-media and WA;
Investigated the component and spread of common diseases;
Investigated situation of Rice blast disease, affect of biological

condition and practical techniques to Rice blast disease in Spring 2016;
-

Studied on characterization of fungal isolated P. oryzae and tested the disease

control of some fungicide for P. oryzae with invitro condition and blast disease in rice.

Results and conclusions
In Spring 2016, Rice blast disease developed later comparing to other years.

TBR225 and Bac Thom cultivars were serious damaged. Evidence of
disease found little and late affected on in Bac Thom 7 and Nep Thom 16 under
organic cultivation. Cultivated in alluvial soil shown lowest diseased affect.

With TBR225 variety, field drainage at tillering stage, 83.3 kg UREA/ha
2

application and density 25-30 clumps/m helped control rice blast disease.
Survey indicated that late sowing got less diseased damage.
o

PSA media with pH 7 at 25 C is the most suitable condition for
development of 4 fungal isolates.
Isolate Q5 developed well in all kind of media, and the weakest was KD isolates.
Sprayed fungicide before infected was determined to be better way for control
disease than application of fungicide after diseased occurrence. Concentration of 0.02%
of Amistar top 325SC had best effective in control disease in greenhouse. Concentration

xii



of 500ml/ha of Amistar top 325SC had better efficacious than Hibim 31 WP with
concentration of 0.5kg/ha and Vista 72.5 WP with concentration 0,5 kg/ha.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu đời
nhất, được gieo trồng ở tất cả các châu lục nhưng tập trung chủ yếu
ở Châu Á - chiếm gần 90% diện tích.
Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein,
lipit, vitamin…Vì vậy, khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương
thực chính. Tổ chức dinh dưỡng Quốc tế đã gọi “Hạt gạo là hạt của sự sống”.
Tại kỳ họp thứ 57 thường niên của Hội đồng Liên hiệp Quốc đã chọn năm 2004
là năm lúa gạo Quốc tế với khẩu hiệu “cây Lúa là cuộc sống”.
Cây lúa là cây trồng chính ở nước ta, là cây trồng cung cấp nguồn lương
thực chính và xuất khẩu hàng năm. Trong năm 2015 nước ta đã xuất khẩu được
6,59 triệu tấn gạo thu về trên 2,8 tỷ USD (về sản lượng đứng thứ 3 trên thế giới
về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ và Thái Lan) ( Tuy nhiên năng suất
lúa gạo vẫn bấp bênh với nhiều nguyên nhân trong đó dịch hại là nguyên nhân
thường xuyên và đe dọa mạnh mẽ đến năng suất và sản lượng lúa gạo.

Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại trên lúa nguy hiểm đã được
phát hiện và nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Theo ước tính của FAO thiệt
hại do bệnh đạo ơn gây ra hàng năm gây giảm năng suất lúa trung bình từ
0,7-17,5%, những nơi bệnh nặng có thể làm giảm năng suất tới 80%
(Bonman et al., 1989). Mỗi năm làm thế giới mất một lượng lúa đủ để nuôi
sống 60 triệu người - một ước tính khá khiêm tốn. Chúng đặc biệt gây hại

mạnh ở các quốc gia nóng ẩm như Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Công tác nghiên cứu bệnh đạo ôn đã được tiến hành từ lâu trên thế giới
và cả tại Việt Nam, đã có nhiều kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng phục
vụ hiệu quả cho sản xuất. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là cơ quan
nghiên cứu và chọn tạo giống có uy tín, đã cho ra đời nhiều giống cây trồng tốt
và được sản xuất chấp nhận trong đó có những giống lúa kháng bệnh đạo ôn,
năng suất và phẩm chất tốt: CH3, CH133, Xuân số 2, HYT102 …

1


Tuy vậy thực tế diễn biến bệnh đạo ôn rất phức tạp cũng như
thành phần giống lúa rất đa dạng tại các vùng khiến công tác chỉ đạo
và chủ động phịng chống bệnh cịn kém hiệu quả.
Chương Mỹ có tổng diện tích đất tồn huyện là 23.240,92 ha,
trong đó nhóm đất nơng nghiệp là 14.032,65 ha; hàng vụ có diện tích
gieo trồng lúa khoảng 9150 ha. Theo trạm BVTV huyện vụ xuân hàng
năm có khoảng 91 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn gây thiệt hại đến năng
suất, phẩm chất lúa và ảnh hưởng đến môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Bộ môn
Bệnh cây, Khoa Nông học học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự
hướng dẫn của TS Trần Nguyễn Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu,
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở
vùng Chương Mỹ - Hà Nội và biện pháp phịng trừ bệnh”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Điều tra thành phần bệnh hại lúa, nghiên cứu đặc điểm phát sinh, phát
triển của bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016 ở vùng Chương Mỹ - Hà Nội và khảo
sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh phịng trừ bệnh đạo ơn lúa.


1.2.2. u cầu
-

Điều tra tình hình và diễn biến của bệnh trên đồng ruộng vụ xuân 2016;

Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố giống, kỹ thuật chăm sóc đến sự

phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội vụ xuân 2016;

-

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh đạo ôn;

-

Xác định chủng sinh lý của một số mẫu nấm gây bệnh đạo ôn;

Xác định hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh đối với bệnh đạo
ơn trên lúa ngồi đồng ruộng.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẠO ƠN
Bệnh đạo ơn do nấm Pyricularia oryzae Cavara (Pyricularia grisea Sacc) gây
ra có lịch sử nghiên cứu lâu đời nhất trong các bệnh hại lúa. Từ nhiều thế kỷ trước
bệnh đã được quan sát thấy ở các nước châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc,
các nước vùng Trung Á, Tây Á; ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Antin; ở châu Âu: Ý,
Bungari, Rummani, Bồ Đào Nha, Liên Xô,… Đến những năm 1560 bệnh đã được

phát hiện chính thức ở Ý (Lê Lương Tề, 1988). Sau đó bệnh được phát hiện ở Trung
Quốc năm 1637, Nhật Bản năm 1760, Mỹ năm 1906, Ấn Độ năm 1913. Cho đến nay
bệnh đạo ôn đã được ghi nhận có mặt và gây hại ở trên 85 quốc gia trên thế giới
bao gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi…
Tại Việt Nam bệnh đạo ôn đã được biết đến từ lâu với tên gọi là bệnh “tiêm
lụi”, bệnh “cháy lá lúa”. Fivincens (1921) đã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở các tỉnh
phía Nam. Sau đó Roger (1951) cũng đã thấy bệnh xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc.
Các đợt dịch đạo ơn có xu hướng gây hại ngày càng mạnh trên quy mơ diện
tích ngày một lớn. Vụ đơng xn năm 1979 có trên 15.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn,
vụ xuân 1981 là trên 40.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ chiêm xuân 1982 có
trên 80.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ chiêm xuân 1985 có trên 160.000 ha lúa
bị nhiễm bệnh đạo ơn, vụ đơng xn 1986 có 119.977 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ơn
(trong đó nhiều vùng bị nhiễm nặng là Nghệ Tĩnh, Thái Bình, Hà Nam Ninh và Hải
Phịng…). Năm 1997 có trên 150.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ơn, trong đó có trên
10% diện tích nhiễm nặng, trên 20.000 ha lúa nhiễm đạo ơn ở mức trung bình. Cá
biệt có một số nơi bệnh đạo ôn cổ bông tới 60-70%.

Theo Phạm Văn Dư (1997), ở Việt Nam trong những năm 1980, 1981,
1982 dịch bệnh đạo ôn gây hại nặng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cửu
Long, Đồng Tháp và An Giang trên một số giống như NN3A, NN7A, MTL32,
MTL36 gây thiệt hại nặng về năng suất (khoảng 40%). Bệnh đạo ôn tái phát
hàng năm và gây hại trên diện rộng, đến năm 1995 các giống IR50404,
OM269-65 và một số giống khác bị nhiễm bệnh ở hầu hết các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long với trên 200.000 ha, mức thiệt hại chung từ 10-15%.

3


Năm 2001 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá là 336.370 ha, chiếm khoảng
4,56% diện tích gieo cấy, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích bị

lụi là 62,4 ha. Trong vụ đông xuân bệnh gây hại nặng cục bộ trên một số giống
lúa nhiễm như nếp, DT13, IR17494, IR38, IR3820, Q5… ở một số tỉnh như Thừa
Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình và một vài tỉnh khác thuộc đồng bằng
Bắc Bộ. Bệnh đạo ôn lá ở các tỉnh miền trung khoảng 7.780 ha. Tại các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long bệnh phát sinh trên diện rộng, diện tích nhiễm là
199.480 ha. Diện tích nhiễm đạo ơn cổ bơng khoảng 91.760 ha, trong đó diện
tích nhiễm nặng là 4.930 ha, diện tích bị giảm trên 70% năng suất khơng đáng
kể. Ở các tỉnh phía Bắc bệnh hại chủ yếu trên các giống Q5, DT10, Khâm Dục.
Ở các tỉnh khu 4 và miền Trung bệnh hại chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Đà Nẵng. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong vụ đông xn có
46.000 ha nhiễm bệnh đạo ơn cổ bơng (Cục bảo vệ thực vật, 2002).

Năm 2002 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá khoảng 208.399 ha, trong đó
diện tích nhiễm nặng là 3.915 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Bệnh gây
hại nặng hơn ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long. Ở các tỉnh phía Bắc,
bệnh phát sinh cục bộ và gây hại chủ yếu trên lúa đông xuân ở các giống
lúa IR17494, IR38, IR1820, Q5… Tại các tỉnh miền Nam, diện tích nhiễm bệnh
tồn vùng là 169.138 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng 1.084 ha. Diện tích
nhiễm bệnh đạo ơn cổ bơng của cả nước là 42.684 ha, trong đó diện tích
nhiễm nặng là 1.067 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2003).
Năm 2003 diện tích nhiễm đạo ơn lá là 265.216 ha trong đó diện tích nhiễm
nặng là 1.532 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Bệnh gây hại chủ yếu ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long diện
phân bố của bệnh tương đối rộng, diện tích nhiễm bệnh của tồn vùng là
254.149 ha. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông của cả nước là 25.715 ha,
trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 166 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2004).

Năm 2004, diện tích nhiễm đạo ơn lá là 225.870 ha trong đó diện
tích nhiễm nặng là 5.716 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Diện tích
nhiễm bệnh đạo ơn cổ bơng là 40.470 ha, diện tích nhiễm nặng là

1.866 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2005).
Năm 2005, diện tích nhiễm đạo ơn lá là 196.947 ha, trong đó diện tích nhiễm
nặng là 10.374 ha. Bệnh gây hại nặng hơn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu

4


Long. Diện tích nhiễm đạo ơn cổ bơng là 24.455 ha, trong đó diện tích
nhiễm nặng là 1.270 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2006).
Năm 2006, cả nước có 188.711 ha lúa bị nhiễm đạo ơn lá trong đó
có 10.312 ha bị nhiễm nặng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng
bằng sơng Cửu Long. Diện tích nhiễm đạo ôn cổ bông của cả nước là
39.552 ha, trong đó, diện tích nhiễm nặng là 1.350 ha và diện tích bị
giảm năng suất trên 70% là 33 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2007).
2.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶT TÊN

Theo Ou (1983), nấm đạo ơn lúa thuộc lồi Magnaporthe oryzae,
chi Magnaporthe, họ Magnaporthaceae, bộ Magnaporthales, lớp
Sordariomyces, ngành Ascomycota (nấm túi).


giai đoạn sinh sản vơ tính nấm đạo ơn được xếp vào họ

Moniliaceae, bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes (nấm bất tồn).
Dạng chun hóa của nấm theo loài cây ký chủ như nấm trên
cây Brachiaria mutica được gọi là P. grisea f. brachiariae (Ou, 1985).
Nấm đạo ôn được gọi bằng một số tên gọi khác nhau. Do nấm chỉ tồn tại ở
dạng phát triển khơng hồn tồn trong điều kiện tự nhiên nên được Saccardo đặt
tên đầu tiên năm 1880 là Pyricularia grisea. Năm 1891 Cavara mô tả Pyricularia trên
cây lúa và đặt tên khác là Pyricularia oryzae Cavara, cho rằng nấm P. oryzae phân

biệt với P. grisea mà Saccardo mô tả. Tuy nhiên, về sau nhiều nhà khoa học nhận
thấy hai loại nấm trên không khác biệt với nhau (Ou, 1985).

Hebert (1971), phát hiện dạng phát triển hoàn toàn của nấm và Barr
(1977) đã đặt tên nấm là Magnaporthe grisea (Rossman et al., 1990).
Cho đến nay mặc dù tranh luận về tên gọi chính thức nấm đạo ơn
chưa kết thúc nhưng P. grisea là tên đặt trước tiên (Leung and Taga, 1988).

2.3. TRIỆU CHỨNG BỆNH
2.3.1. Triệu chứng bệnh trên lá
Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ, sau tạo thành hình thoi nhỏ
màu nâu hồng hoặc nâu vàng, khi bệnh nặng cây mạ có thể héo khơ và chết.
Trên lá lúa vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục mờ sau
chuyển thành màu xám nhạt, trên các giống lúa mẫn cảm, vết bệnh to hình thoi,
màu nâu nhạt có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu

5


xám. Khi bệnh nặng, trên lá có nhiều vết bệnh, các vết bệnh liên kết với
nhau thành đám làm lá bị chết hoặc cây lúa sinh trưởng phát triển kém.
Đối với các giống chống chịu, vết bệnh là những chấm rất nhỏ, hình
dạng khơng đặc trưng, vết bệnh nhỏ như đầu kim, có màu nâu đỏ. Ở các
giống có phản ứng trung gian, vết bệnh hình trịn hoặc bầu dục nhỏ,
xung quanh vết bệnh có viền màu nâu (Nguyễn Văn Viên và cs., 2013).

2.3.2. Triệu chứng vết bệnh trên cổ lá
Vết bệnh hình khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Từ
cổ lá, bệnh lan ra bẹ lá và phiến lá làm lá lúa khô lụi gãy gục.
2.3.3. Triệu chứng vết bệnh trên đốt thân

Lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu đen, lớn rộng ra thành một vành trịn
bao quanh đốt thân, lõm tóp lại, màu nâu đen, khi trời mưa ẩm, đốt thân bị bệnh
mềm nhũn dễ bị gãy gập khi gặp gió, mưa dơng. Trên đồng ruộng, bệnh trên
đốt thân có xuất hiện nhưng khơng nhiều (Nguyễn Văn Viên và cs., 2013).

2.3.4. Triệu chứng vết bệnh trên cổ bông lúa
Trên cổ bông, cổ gié vết bệnh là đốm nhỏ có màu nâu xám hoặc
nâu đen, về sau lan ra làm cả đoạn cổ bơng có màu nâu xám khơ tóp lại,
bơng lúa lép trắng nếu nhiễm bệnh sớm ngay thời gian trỗ. Trường hợp
lúa nhiễm bệnh muộn vào thời kỳ làm hạt – chín tuy không gây ra hiện
tượng bạc bông trắng nhưng trên bông có nhiều hạt lép lửng, bơng lúa
nhỏ, dễ gãy cổ bông, rụng gié, làm giảm năng suất. Sau khi bệnh xuất
hiện trên cổ bơng, cổ gié thì bệnh có thể gây hại ở trên hạt thóc.

Vết bệnh gây hại trên hạt khơng đồng nhất về hình dạng như
trên lá lúa mà có dạng đốm trịn hoặc khơng định hình, có màu đen
hoặc xám. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống
bị nhiễm bệnh là nguồn bệnh lây truyền từ vụ này sang vụ khác.
Trên bề mặt vết bệnh ở lá, đốt thân, cổ bơng khi bào tử được hình
thành đều có một lớp giống như mốc xám (Nguyễn Văn Viên và cs., 2013).

2.4. HÌNH THÁI NẤM
Theo Ou (1985), cơ quan sinh trưởng là tản nấm không màu, đa bào, đơn
bội thể (n), đường kính 5-20 µm, sống ký sinh bên trong mơ cây. Từ sợi nấm có thể
hình thành bào tử hậu (clamydospore) màu nâu, cành bào tử phân sinh dạng

6


thon dài. Bào tử phân sinh hình quả lê kích thước 19-23 x 7-9 µm

khơng màu. Bào tử nảy mầm thành ống mầm và vịi bám hình cầu
màu nâu nhạt, trơn nhẵn, đường kính 5x15 µm. Sinh sản hữu tính tạo
thành quả thể bầu perithecium bên trong có bào tử túi.
2.5. NGUỒN BỆNH
Nguồn bệnh được bảo tồn chủ yếu là sợi nấm và bào tử. Trên hạt
thóc có thể tìm thấy nấm ở trong phôi, nội nhũ, đôi khi cả ở vỏ trấu.
Nguồn bệnh có thể là nấm ở cỏ dại. Ở vùng nhiệt đới do điều kiện
khí hậu nóng ẩm và chế độ canh tác không theo vụ rõ rệt nên nguồn
bệnh có trên đồng ruộng quanh năm. Có thể bắt được tới 4.000 bào tử
trong 1 lít khơng khí ngay ở nương mạ đạo ơn (Ou, 1985).

2.6. PHƯƠNG THỨC LAN TRUYỀN
Bệnh lan truyền bằng bào tử trong không khí là chính. Có thể bắt
được bào tử trên cao 2.000 m.
Nấm có thể truyền lan nhờ mưa, qua đất, bằng hạt giống, tàn dư
rơm rạ… (Ou, 1985).
2.7. SINH THÁI BỆNH ĐẠO ÔN
2.7.1. Nhiệt độ
Bệnh xảy ra nghiêm trọng khi sinh trưởng ở nhiệt độ đất 20–
o

o

32 C. Nhiệt độ khơng khí tối thích cho bệnh phát triển là 24-28 C
o

(Bonman, 1986). Nhiệt độ nước 23 C làm lúa dễ cảm bệnh (Ou, 1985).
2.7.2. Ẩm độ đất và ẩm độ khơng khí
Cây lúa bị mẫn cảm khi trồng ở đất khô cạn và kháng tốt hơn khi
ở đất luôn ướt. Mức nước ở ruộng càng sâu, cây lúa càng bị nhiễm

bệnh. Ẩm độ tương đối khơng khí cao hơn 85% và sương mù tạo
điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển (Bonman, 1986). Ẩm độ khơng
khí là yếu tố quyết định cho sự phát triển của bệnh (Ou, 1985).
Theo kết quả nghiên cứu ở Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long,
mật độ bào tử bắt được trong bẫy tỷ lệ thuận với ẩm độ khơng khí. Sự phát tán của
bào tử nấm Pyricularia oryzae Cav. mạnh nhất trong các tháng 8, 9 và tháng

11. Lượng mưa trong các tháng ở mùa mưa tỷ lệ thuận với sự nhiễm
bệnh của cây ký chủ (Nguyễn Văn Luật và cs., 1985).

7


2.7.3. Ánh sáng mặt trời
Cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nấm nhưng lại có tác dụng
thúc đẩy vết bệnh lan rộng. Cường độ ánh sáng lớn thúc đẩy vết bệnh
lớn nhanh hơn so với ánh tán xạ. Có ý kiến cho rằng khi trời nhiều mây,
ánh sáng thiếu, lượng aseragin glutamin và aminoaxit tăng, làm giảm
tính kháng ở lúa. Gió làm tăng tính mẫn cảm của lúa. Ở nền đất sét hay
đồng trũng, ở ruộng có mật độ cấy cao bệnh nặng (Ou, 1985).

Bệnh đạo ơn có thể phát sinh gây hại với mức độ khác nhau,
trên các mùa vụ khác nhau. Riêng ở các tỉnh miền Bắc, bệnh phát
sinh gây hại nhiều hơn trong vụ lúa xuân.


vùng đồng bằng sông Hồng, bệnh trên đồng ruộng thường xuất hiện

vào tháng 3. Đầu tháng 3 bệnh xuất hiện cục bộ trên lúa xuân đẻ nhánh, song
từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trên diện

rộng thành dịch đạo ôn lá và cổ bông, hại các trà lúa xuân ở giai đoạn sau đẻ
nhánh, lúa con gái, đứng cái. Sau đó khi trỗ nếu thời tiết cịn thích hợp (tháng

5) trên các giống nhiễm có thể bị đạo ơn cổ bơng khá nặng. Trên trà lúa
mùa ở miền Bắc thường chỉ thấy bệnh đạo ôn phát sinh vào thời kỳ lúa trỗ
trở đi đối với các trà lúa mùa chính vụ, mùa muộn vào tháng 10 đến tháng
11. Song tùy từng năm bệnh đạo ôn phát sinh sớm hay muộn, phát triển
mạnh hay yếu, gây hại nặng hay nhẹ đều có liên quan chặt chẽ với các yếu
tố cơ bản là thời tiết, cơ cấu giống lúa và tình hình sinh trưởng của cây do
chế độ kỹ thuật canh tác (Nguyễn Văn Viên và cs., 2013).

2.7.4. Các yếu tố dinh dưỡng
Những chân ruộng nhiều mùn, trũng, khó thốt nước, những vùng đất mới vỡ
hoang, đất có kết cấu nhẹ, giữ nước kém, khơ hạn và những chân ruộng có lớp đất
sét nơng là điều kiện rất thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn phát triển.

Phân bón cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh. Nếu bón phân khơng hợp lý, bệnh vẫn phát sinh gây hại
mạnh ngay cả trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi cho
nấm bệnh phát triển (Ngơ Chí Thành và cs., 2003).
2.7.4.1. Đạm
Tính kháng của cây trồng với sâu bệnh hại thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây hay giai
đoạn sinh trưởng của cây trồng, hay nói cách khác thì tính kháng có mối liên hệ

8


trực tiếp với sinh lý cây trồng. Và như thế thì bất cứ yếu tố nào gây ảnh hưởng
đến sự thay đổi sinh lý cây trồng thì sẽ làm thay đổi đến tính kháng của cây.


Chúng ta biết rằng khi bón phân cho cây trồng sẽ làm cây phát triển và
thay đổi dạng hình cụ thể như: Tăng trưởng nhanh, thúc đẩy hoặc kìm hãm
q trình chín, kích cỡ cây, làm biểu bì mơ dày lên hoặc mỏng đi v.v... Sự
thay đổi dạng hình của cây ký chủ cũng làm ảnh hưởng đến các loài sâu
bệnh hại sinh sống trên cây trồng đó. Nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất
chẳng những ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra mà còn
ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cây sau khi bị sâu bệnh hại, tuy
nhiên hai mặt này ít được xem xét đồng thời với nhau.
Trong các loại phân bón, phân đạm là loại phân có ảnh hưởng nhiều
nhất đến mức độ phát sinh, gây hại của bệnh. Mức độ ảnh hưởng của đạm
đến sự biến động của bệnh còn tùy thuộc vào từng loại đất, phương pháp
bón và diễn biến của khí hậu thời tiết khi bón. Bón quá nhiều đạm, bón quá
muộn, bón khi nhiệt độ khơng khí thấp, bón lúc cây con non sẽ làm tăng tỷ
lệ bệnh và mức độ gây hại của bệnh. Bón q nhiều đạm, tính chống chịu
bệnh của cây lúa sẽ giảm do q trình silic hóa vách tế bào bị hạn chế, hàm
lượng axit amin tự do trong cây tăng lên (Ngơ Chí Thành và cs., 2003).

Bón nhiều, bón riêng rẽ và quá tập trung quá sớm hay quá muộn
làm bệnh tăng. Bón nhiều phân gà, phân xanh làm bệnh phát triển mạnh
(Bonman, 1986). Đạm hòa tan, tích lũy nhiều trong cây tạo thức ăn cho
nấm và làm tế bào biểu bì ít được silic hóa nên cây chống bệnh kém.

2.7.4.2. Lân
Ảnh hưởng đến bệnh không rõ rệt. Khi bón nhiều đạm thì khi
bón tăng lân lên sẽ làm bệnh tăng thêm vì lân giữ vai trị quan trọng
trong tổng hợp protein (Ngơ Chí Thành và cs., 2003).
2.7.4.3. Kali
Trước đây các thí nghiệm ở Nhật Bản cho thấy bón nhiều kali
làm giảm bệnh. Về sau thấy rằng bón nhiều kali làm bệnh tăng. Bón
nhiều kali ở nền đạm cao làm bệnh tăng hơn so với nền đạm thấp.

Khi đất thiếu kali, bón nhiều kali làm bệnh tăng trong một thời gian, sau đó
bệnh giảm. Trong đất giàu kali, bón thêm kali trên nền đạm cao ln làm tăng bệnh.
Bón kali riêng rẽ cũng làm tăng bệnh (Ngơ Chí Thành và cs., 2003), (Ou,

9


×