Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.18 KB, 130 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN BÍCH LIÊN

QUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀVỆSINHANTỒNTHỰCPHẨM
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH RAU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Bích Liên

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban
Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
UBND huyện Thanh Trì, UBND các xã Yên Mỹ; Lĩnh Nam; Duyên Hà đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức
UBND huyện Thanh Trì, UBND các xã Yên Mỹ; Lĩnh Nam; Duyên Hà đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Bích Liên

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn............................................................................................................................. iii
Trích yếu luận văn............................................................................................................... xi
Mục lục..................................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vii
Danh mục bảng.................................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ.................................................................................................................... x
Danh mục hình....................................................................................................................... x
Danh mục hộp........................................................................................................................ x
Trích yếu luận văn............................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3
1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn .................3

1.4.1. Về lý luận.................................................................................................................... 3
1.4.2. Về thực tiễn................................................................................................................. 4
1.5.

Kết cấu nội dung luận văn................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
....................................................................................................................................................... 5

2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm........5

2.1.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản

xuất kinh doanh rau.............................................................................................. 10
2.1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm .......12
2.1.4. Yêu cầu quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm................ 15
2.1.5. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản


xuất kinh doanh rau............................................................................................. 16
2.1.6. Nội dung quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm .............20

iv


2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong

sản xuất kinh doanh rau..................................................................................... 24
2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 27

2.2.1. Các văn bản liên quan........................................................................................ 27
2.2.2. Kinh nghiệm một số nước trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực

phẩm trên thế giới................................................................................................. 28
2.2.3. Kinh nghiệm một số tỉnh trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực

phẩm tại Việt Nam................................................................................................. 33
2.2.4. Bài học rút ra kinh nghiệm............................................................................... 36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................... 40
3.2.


Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 43

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................... 43
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 43
3.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin................................................................. 45
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................... 47
4.1.

Khái quát hệ thống tổ chức, công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn

thực phẩm, các quy định sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện
Thanh Trì.................................................................................................................... 47
4.1.1. Khái quát về hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm
trên địa bàn huyện Thanh Trì........................................................................... 47
4.1.2. Khái quát về sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì qua 3

năm 2014-2016........................................................................................................ 49
4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn

huyện Thanh Trì...................................................................................................... 50
4.2.1. Xây dựng, lập kế hoạch vệ sinh an tồn thực phẩm ............................ 50
4.2.2. Cơng tác tổ chức quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
.................................................................................................................................................... 52

4.2.3. Thực hiện quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm...........54
4.2.4. Thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm...................................... 67

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn

thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì................................................... 73
4.3.1. Các cơ chế, chính sách trong quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực

phẩm............................................................................................................................ 73

v


4.3.2. Trình độ của cán bộ quản lý.............................................................................. 75
4.3.3. Nhận thức của người dân................................................................................. 78
4.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị............................................................................ 79
4.3.5. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý.............................................. 80
4.3.6. Phân tích thuận lợi, khó khăn của huyện Thanh Trì trong thực hiện cơng
tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh
doanh rau thời gian qua..................................................................................... 80

4.4.

Các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực

phẩm tại địa bàn..................................................................................................... 83
4.4.1. Định hướng trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm............................................................................................................................ 83
4.4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
huyện Thanh Trì...................................................................................................... 84


Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 93
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 93

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 96
Phụ lục.................................................................................................................................... 98

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN & PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

BQ

Bình qn

BVTV


Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

FTAAP

khu vực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương

GAP

Good Agricultural Practic

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KHCN

Khoa học công nghệ


NS

Năng suất



Quyết định

RAT

Rau an toàn

SL

Sản lượng

SL

Số lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VietGAP

Viet Namese Good Agricultural Practic

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm

Bảng 3.2.

Tình hình

Bảng 3.3.

Tình hình

Bảng 3.4.

Tình hìn
(2015 - 2

Bảng 3.5.

Nguồn th


Bảng 3.6.

Số lượng

Bảng 4.1.

Kết quả h
2016 trên

Bảng 4.2.

Cơng tác
sản xuất

Bảng 4.3.

Tình hình
thực phẩ

Bảng 4.4.

Tình hình
đoạn 201

Bảng 4.5.

Tình hình

Bảng 4.6.


Kết quả c
Thanh Tr

Bảng 4.7.

Phương t

Bảng 4.8.

Các nội d
an tồn th

Bảng 4.9.

Tình hình
địa bàn h

Bảng 4.10.

Tình hình
phẩm trê

Bảng 4.11.

Tình hình
tồn thực

Bảng 4.12.


Tần suất p

Bảng 4.13.

Tổ chức h

Bảng 4.14.

Kết quả
doanh ra

viii


Bảng 4.15. Tình hình vi phạm vệ sinh an tồn thực phẩm trong sản xuất kinh
doanh rau tại huyện Thanh Trì.............................................................. 72
Bảng 4.16. Kết quả xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất
kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì................................ 72
Bảng 4.17. Đánh giá các chính sách về vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn

huyện Thanh Trì........................................................................................... 73
Bảng 4.18. Nhận định về mức độ ảnh hưởng của độ trễ văn bản chính sách. .74
Bảng 4.20.Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý....................................... 76
Bảng 4.21.Số năm công tác của cán bộ thanh tra............................................. 77
Bảng 4.22. Nhận thức của người nông dân quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm...................................................................................................... 78
Bảng 4.23. Trang thiết bị phục vụ cho bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm

ix


79


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Quy trình lập kế hoạch quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa

bàn huyện

51

Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý về an tồn thực phẩm tại huyện Thanh Trì, thành

phố Hà Nội 53

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Trì.................................................... 38
Hình 4.1. Hội nghị thực hành sản xuất rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
tổ chức tại xã Lĩnh Nam – huyện Thanh Trì năm 2016................. 65

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ban hành chính sách như hiện nay là kịp thời rồi........................... 74
Hộp 4.2. Mặc dù ban hành chậm nhưng vẫn kịp triển khai............................ 75
Hộp 4.3. Làm nghề thanh tra cần phải có kinh nghiệm.................................... 77

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Bích Liên

Tên luận văn: “Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong
sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo:Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Quản lý Nhà nước vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau
ở nước ta nói chung và của huyện Thanh Trì nói riệng; Hiện nay là vấn đề hết sức
cấp thiết mà được Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành liên quan quan tâm
đến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn, chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành,
các cơ sở sản xuất và người dân. Vì vậy việc nghiên cứu về quản lý Nhà nước về
vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì là
vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra giúp cho cán bộ có thể quản lý có hệ thống các
hộ, cơ sở, doanh nghiệp, HTX sản xuất kinh doanh rau đảm bảo vệ sinh an toàn
chất lượng trên địa bàn huyện, để từ đó cung cấp cho thị trường người tiêu dùng
lượng rau sạch đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra mục tiêu cho đề tài sau:
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý Nhà nước, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau; thứ hai,
phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì,
Thành phố Hà Nội; Thứ ba đề xuất các giải pháp nhằm quản lý Nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: thực trạng quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm trong sản xuất kinh doan rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà
Nội. Đối tượng khảo sát, điều tra là cán bộ chun mơn huyện, cán bộ chun mơn xã.

Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ dân và 30 doanh nghiệp và
Hợp tác xã. Các địa điểm được lựa chọn để điều tra trên địa bàn huyện Thanh Trì là xã
Yên Mỹ, xã Lĩnh Nam và Xã Duyên Hà. Các Doanh nghiệp được chọn theo phương thức
ngẫu nhiên từ danh sách được cấp bởi ban quản lý vệ sinh an toàn thực cấp xã.
Về tổng quan nghiên cứu đề tài đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản như:Các khái
niệm liên quan đến: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, quản lý nhà nước,Thực phẩm
và vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất kinh doanh rau, các yếu tố ảnh

xi


hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực tiễn quản lý vệ sinh an toàn thực
phẩm trong sản xuất kinh doanh rau ở một số nước trên thế giới và nước ta nói
chung cũng như khái quát, qua đó nghiên cứu đã rút ra một sô bài học kinh
nghiệm trong việc quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: chọn điểm nghiên cứu, thu
thập tài liệu, phương pháp phân tích. Việc điều tra các đối tượng liên quan cũng được
lựa chọn, tiến hành với việc điều tra 90 hộ nơng dân sản xuất rau na tồn ở địa bàn 3 xã

: Xã Duyên Hà, xã Lĩnh Nam, xã Yên Mỹ .Qua đó nhằm làm rõ về thực
trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho ta thấy được: Thanh Trì là huyện có số
hộ trong rau lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, người dân các xã như: Duyên Hà,
Yên Mỹ chủ yếu sống dựa vào nghề trồng rau. Tuy nhiên, diện tích rau trên địa bàn
vẫn chưa đưa lại hiệu quả kinh tế cáo cho người dân. Nguyên nhân là do rau sạch
của người dân chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kể cả từ khâu sản xuất
cho đến khâu thu hoạch. Người dân địa bàn chủ yếu tham gia dự án trồng RAT
nhưng thực tế rau vẫn chưa đảm bảo an tồn. Do đó, các cơ sở doanh nghiệp, HTX
không thu mua nhiều mà chủ yếu người dân phải tự mang đi tiêu thụ. Đông thời,

nhiều hộ dân được cấp phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng họ chưa
hiểu được rõ và nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế việc sản xuất rau an toàn của hộ, đề tài đề
xuất một số giải pháp như sau: (1) Hoàn thiện về cấp giấy phép sản xuất kinh doanh
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.; (2) Cải tiến công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm
vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau; (3) Tăng cường thông tin
tuyên truyền; (4) Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì; (5) Hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra,
kiểm tra; (6) Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra UBND Thành phố Hà Nội và chính
quyền huyện; (7)Giải pháp về sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành .Cuối cùng, để
các giải pháp đưa đạt được hiệu quả tôi đưa ra kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước,
chính quyền và bản thân hộ sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện. Các kiến nghị
này nếu được thực hiện tốt thì việc quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn huyện Thanh Trì se đạt được kết quả tốt hơn, mang lại hiệu quả lâu dài.

xii


THESIS ABSTRACT
Author’s name:Tran Bich Lien
Thesis title: “State Management of Food Safety in Vegetable
Production and Trading in Thanh Tri District, Hanoi”.
Major:Economic management.

Code: 60.34.04.10

Institute:Vietnam National University of Agriculture
State management of food safety in vegetable production and trading in
Vietnam in general and in Thanh Tri district is the concerned issue of the
Communist Party, Vietnam Government and the related agencies. However, in fact,

the management of food safety has still faced with many difficulties. It does not
have the close coordination between Government agencies, producers and farmers.
Therefore, the study on state management of food safety in vegetable production in
Thanh Tri district is an urgent issue, that is set up to help the Government agencies
to manage systematically households, farms, enterprises and cooperatives
producing and trading vegetables in the district to ensure quality and safety, to
provide consumers safe vegetables for ensuring consumer’s health.
To carry out the research, we have set some objectives: (1) contributing to the
systematization and clarification of theoretical and practical basis of state management,
food safety in production and trading vegetables, (2) analyzing of current situation, and
factors affecting the state management of food safety in vegetable production and
trading in Thanh Tri district, Hanoi, (3) proposing some solutions for state management
of food safety in vegetable production and trading in the future.

Research subjects is the status of food safety management in vegetable
production in Thanh Tri district, Hanoi. Informant are specialist of district and
commune. We carry out the survey of construction investors at 90 households,
30 enterprises and cooperatives. The study sites for the survey are Yen My
Commune, Linh Nam Commune and Duyen Ha Commune of Thanh Tri District.
The enterprises were randomly selected from the list provided by the food
safety management agency at commune level.
As for literature review, the study covers theoretical issues such as: definitions of
State management of food safety, state management, food and food safety, production and
trading of vegetables, and factors affecting food safety. Through studying on the practice of
food safety management in vegetable production and trading

xiii


in some countries in the world and Vietnam, this study has drawn some

lessons learned in management State food safety.
The research methods are site selection, data collection and analytical
methods. We conduct survey on 90 vegetable farmers at 3 communes: Duyen
Ha Commune, Linh Nam Commune, Yen My Commune, which aims at clarifying
the factors affecting the state management of food safety in vegetable
production and trading in Thanh Tri district.
The results of this study show that Thanh Tri is the district with many
households growing vegetable in Ha Noi. Farmer in the communes of Duyen Ha
and Yen My mainly depend on vegetable production. However, the vegetable
production has not brought economic efficiency. The reason is that the
vegetables are not ensured safe from production to harvest. Most farmers
participate in the safe vegetable projects, but the vegetables are still not safe.
Therefore, enterprises and cooperatives hardly buy, so most farmers must sale
the vegetable to market by themselves. In addition, many households are
licensed as safe vegetable, but they do not understand fully about food safety.
In order to overcome the shortcomings of the safe vegetable production of the
households, this study proposes some solutions as follows: (1) Complete the granting
of licenses to food safety production; (2) Improving the inspection and punishment of
food safety violations in vegetable production and trading; (3) Promoting information
dissemination; (4) Improve the capacity of the food safety management in Thanh Tri
district; (5) To enhance the capacity of management, inspection and examination; (6)
Strengthening the coordination between the inspectorate of Hanoi People's Committee
and district authorities; (7) Coordination among agencies. If implementing these
recommendations well, the State management of food safety in Thanh Tri district will
achieve better long-term effects.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vệ sinh an tồn thực phẩm là một vấn đề vơ cùng quan trọng và cấp
thiết đối với toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bởi vì nó
liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mỗi con người. Ở nước
ta hiện nay, có rất nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy
nhiên, các cơ sở này vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, đa phần chưa đảm bảo về
cả chất lượng và số lượng. Do đó cơng tác quản lý về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn cần phải được thắt chặt, có sự kiểm tra và thanh tra để
bảo vệ quyền lợi cũng như tính mạng của người tiêu dùng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, thực phẩm chính là nguyên
nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên
toàn thế giới. Ngộ độc do thực phẩm luôn luôn là vấn đề bức xúc. Ở Việt
Nam, theo tài liệu của Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, số lượng các vụ
ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá
cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo
số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171
vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong, so
với năm 2014, số vụ giảm 22 vụ (11,4%), số mắc giảm 237 người (4,6%) và
số tử vong giảm 19 người (45,2%) (Phan Văn Hớn, 2016).
Tại UBND Thành phố Hà Nội năm 2016, có 09 vụ ngộ độc thực phẩm , làm
400 người nhập viện và 01 người tử vong. Đặc biệt, các vụ ngộ độc thực phẩm ở
các bếp ăn tập thể, có quy mơ lớn, số người ăn đơng đang có chiều hướng gia
tăng, năm 2015 xảy ra 7 vụ và khoảng 351 người phải nhập viện, đến năm 2016 xảy
ra 9 vụ NĐTP ở các bếp ăn tập thể và 400 người mắc, tăng 295% so với năm 2015.
Đồng thời, công tác quản lý VSATTP tại Thành phố Hà Nội vẫn cịn nhiều tồn tại,
chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn;
năng lực cán bộ hạn chế, hàng năm có trên 50% số vụ NĐTP khơng xác định rõ
nguyên nhân....là những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý VSATTP của Thành phố Hà Nội

(UBND TP Hà Nội, 2016).

1


Một trong những nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm là
do người dân, HTX và các doanh nghiệp không hiểu biết về các quy định
trong sản xuất, kinh doanh rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh
hưởng trực tiếp đên sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý Nhà nước vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất kinh doanh rau vẫn còn nhiều hạn chế, lực lượng quản lý mỏng,
cơ chế xử phạt nhẹ, sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương chưa được sát
sao. Do đó tình trạng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh
doanh rau vẫn tiếp tục diễn ra. Chính vì thế mà cần phải có biện pháp để quản
lý vệ sinh an tồn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau một cách hợp lý và
hiệu quả. Thực tế đó địi hỏi Nhà nước phải có những chính sách, văn bản
pháp luật để quản lý, giám sát chặt chẽ trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh rau.

Nhận thức được thực tế trên, đề tài lực chọn tìm hiểu vấn đề
“Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh
doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh
rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về vệ sinh
an tồn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau tại địa bàn.


1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước trong sản xuất kinh doanh rau
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước
trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
trong sản xuất kinh doanh rau cho địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý về an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh
doanh rau liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Đối tượng điều tra khảo sát đề tài: Các văn bản quy phạm pháp luật về an
toàn vệ sinh thực phẩm; Cán bộ làm cơng tác quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm
ở các tuyến từ tỉnh đến xã, cộng tác viên an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn
huyện Thanh Trì. Nhóm người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người
tiêu dùng; Các hoạt động của công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm;

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện, những kết
quả đạt được trong việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản
xuất kinh doanh rau. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu về vệ sinh an toàn
thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.


Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới
hành chính huyện Thanh Trì, tập trung nghiên cứu tại 3 xã trọng điểm
(Xã Yên Mỹ; Lĩnh Nam; Xã Duyên Hà)
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng QLNN trong sản xuất
rau giai đoạn 2014 – 2016; Đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản
lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên
các khía cạnh: Khái niệm quản lý Nhà nước, vai trị của quản lý Nhà nước về vệ
sinh an tồn thực phẩm, trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm, Nguyên tắc quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, nội dung
quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý Nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm từ đó phát triển vận dụng vào
nghiên cứu quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất
kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

3


1.4.2. Về thực tiễn
Luận án đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ sở thực tiễn về quản lý
Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, định hướng và chiến lược quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam, cũng như thực tiễn quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm ở một số địa phương ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút
ra từ thực tiễn quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất
kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì. Từ những nội dung đó Luận văn

phân tích những thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất
kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội theo các mặt
tồn tại hạn chế và nguyên nhân của quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn nghiên cứu; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý vệ sinh an tồn
thực phẩm trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.

1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau.
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Quản lý: Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó
có cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu
về quản lý từ góc độ riêng của minh và đưa ra ra định nghĩa riêng về quản lý.

Với khái niệm trên, quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, đối

tượng quản lý và khách thể quản lý.
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là con
người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công
cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.

Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể
quản lý. Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia
thành các dạng quản lý khác nhau.
Khách thể quản lý là sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là các hành vi của con người các quá trình xã hội.
Quản lý ra đời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc. Thực
chất của quản lý con người, quản lý xã hội để phát huy cao nhất khả năng của con
người, ổn định và phát triển xã hội theo định hướng đã đề ra. Mục đích quản lý ở
đây là cái đích do chủ thể quản lý đã định trước, đây là căn cứ để chủ thể quản lý
lựa chọn các phương pháp và thực hiện các biện pháp tác động quản lý khoa học
phù hợp quy luật phát triển khách quan của xã hội (Hồ Văn Vĩnh, 2013).

Quản lý nhà nước: Là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh
vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ,
chức năng của Nhà nước (Trần Ngọc Đường, 2015).
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của
các chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý
nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy
tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.

5


Theo quan điểm của G.V.Atamantrruc “Quản lý nhà nước là sự
tác động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước

(thông qua hệ thống các cơ cấu của nhà nước) lên sinh hoạt xã hội,
cá nhân, tổ chức của con người nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự,
duy trì hoặc cải tạo nó, dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước".
Trong số các loại hình quản lý (Quản lý nhà nước, tự quản địa phương,
quản trị, quản lý của các tổ chức xã hội, tự điều chỉnh nhóm (tập thể), hành vi
ứng xử hoặc hành động hợp lý của một cá nhân) thì quản lý nhà nước có vị trí
đặc biệt bởi các thuộc tính của nó: “Trước hết, sự ảnh hưởng quyết định lên
đặc điểm của các tác động định hướng mục tiêu, tổ chức và điều chỉnh, vốn
được thực hiện bởi loại hình quản lý này, là do chủ thể của nó - nhà nước gây
nên. Với tất cả những sự khác biệt trong việc luận giải về nhà nước và tính đa
dạng của những biểu hiện của nó, hầu như tất cả mọi người đều nhất trí nêu
bật sức mạnh quyền lực mạnh mẽ được đặt trong nó...”.
Thực tế, nhà nước vì thế mới là nhà nước và bởi vậy khác với các cơ cấu xã
hội khác ở chỗ là trong nó quyền lực nhà nước được tập trung và do nó thực hiện
trong xã hội - theo quan hệ đối với con người. Còn quyền lực là mối tương giao,
mà trong quá trình của mối tương giao đó, vì những ngun nhân khác nhau
- vật chất, xã hội, trí tuệ, thơng tin... con người tự nguyện (có ý thức) hoặc bị
cưỡng bức thừa nhận sự tối thượng của ý chí của những người khác, cũng như
của những quy định có tính quy phạm về mục tiêu, về những giá trị khác, và thực
hiện các hành vi hoặc hành động này khác, xây dựng cuộc sống của mình phù hợp
với những địi hỏi của chúng. Một quyền lực nào đó tồn tại trong gia đình, trong
nhóm người, trong tập thể, nó được gìn giữ trong các truyền thống, tập quán, dư
luận xã hội, đạo đức v.v.v. Nhưng tất cả điều đó đều khơng thể so sánh với quyền
lực nhà nước, mà trong nguồn gốc nó có tính chế định pháp luật (tính chính thống),
cịn trong việc thực hiện - nó có sức mạnh của bộ máy nhà nước nắm trong tay các
phương tiện cưỡng chế... (Trần Ngọc Đường, 2015).

Tính chất đặc thù của quản lý nhà nước là sự phổ biến toàn cộng đồng
xã hội, thậm chí vượt ra ngồi giới hạn của nó, lên các cộng đồng xã hội khác
của con người trong khn khổ chính sách quốc tế do nhà nước thực hiện.


Nhà nước vốn là hiện tượng xã hội phức tạp (theo thành phần
các yếu tố) và đa diện (theo các chức năng), và với tư cách là chủ thể
quản lý, nó cũng tạo cho quản lý nhà nước tính hệ thống.

6


Đối với quản lý nhà nước, tính chất hệ thống có ý nghĩa nguyên
tắc. Chỉ có sự hiện hữu của tính chất này mới tạo cho quản lý nhà
nước sự hòa hợp, sự phối hợp, sự trực thuộc cần thiết, tính mục
tiêu, tính hợp lý và tính hiệu quả nhất định.
Trong xã hội tồn tại nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như:
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân...Trong
quản lý xã hội, quản lý nhà nước có những đặc điểm khác biệt sau:

Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà
nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đối tượng của quản lý nhà nước là toàn thể nhân dân (dân cư)
sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội; chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại
giao nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là
phương tiện, cơng cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội” (Trần Ngọc Đường, 2015).
Như vậy quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt,
mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi
của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp

pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện rất đa dạng:
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và v.v.

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm: là việc nhà nước
thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt
động về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là quản lý theo
ngành do nhiều cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an
tồn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

7


Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà
nước thông qua các văn bản pháp quy, các cơng cụ, chính sách của nhà
nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất,
chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định
hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP.
Quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu:
Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế
hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo
dục, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành
trong quản lý và nghiên cứu khoa học...(Quốc hội, 2010).

2.1.1.2. Thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
Khái niệm thực phẩm: Là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống
của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến,

các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Thực phẩm
không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Khái niệm vệ sinh thực phẩm: Là mọi điều kiện và biện pháp
cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi
khâu thuộc tru trình thực phẩm.
Khái niệm an toàn thực phẩm: Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại
cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm: Là tất cả điều kiện, biện
pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận
chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an
tồn, khơng gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng (Trần Đáng, 2007).
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây
hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị
hỏng, khơng chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá
giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh
có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ, lột
tả được bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao
hàm được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn
cả là: “Vệ sinh an tồn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây hại
cho sức khỏe, tính mạng của con người, khơng chứa các tác nhân sinh
học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép” (Hữu Danh, 2016).

8


2.1.1.3. Sản xuất kinh doanh rau
Sản xuất: Là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào
(tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa

hoặc dịch vụ (đầu ra). Có 2 phương thức sản xuất là:
Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình
độ cịn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm
mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có
sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất
trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.Phát triển kinh tế thị trường phải
theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người
sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất
cho ai? Sản xuất như thế nào? (Phí Mạnh Hùng, 2009).

Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các
đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người.
Kinh doanh: Kinh doanh là một trong những hoạt động phong
phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông
qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đồn, tư nhân... nhưng
cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân.
Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác
nhau nhưdoanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng...Tại Việt Nam,
nhiều người còn nhầm lẫn giữa kinh doanh (business) và kinh tế (economic).

Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn
tại nền kinh tế hàng hố, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức
và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động
kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương
mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật
khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất (Lê Văn Tâm, 2004).


Rau: Là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được
dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ,
quả cũng có thể gộp chung vào các loại rau

9


Sản xuất kinh doanh rau là: Là thực hiện tất cả các cơng đoạn
của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm rau hoặc thực
hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
2.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất kinh doanh rau
Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng trầm
trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra liên tiếp, gây thiệt hại nhiều đến tính
mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trị của nhà nước
đặc biệt quan trọng. Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành
các văn bản pháp luật có liên quan đến VSATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Ngồi ra, thơng qua các văn bản chính sách, nhà
nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp chính
quyền quản lý chặt chẽ vấn đề VSATTP. Thông qua việc tổ chức thực thi các văn
bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến VSATTP, nhà
nước sẽ trực tiếp quản lý vấn đề VSATTP nhà nước đóng vai trị quan trọng trong
việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng
của tất cả các mặt hàng thực phẩm (Viện nghiên cứu lập pháp, 2016).

Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra các
cấp để quản lý vấn đề VSATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt
để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu,

tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với
Bộ Y tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến ATVSTP.
Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSATTP cho nhân dân để nâng
cao ý thức và hiểu biết vấn đề này. Chỉ đạo tổ chức tháng hành động vì chất lượng
VSATTP, đẩy mạnh cơng tác phịng chống, cơng tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu
quả. Như vậy, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định trong mọi lĩnh
vực có liên quan đến thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng. Mặt khác,
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất
lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với các hoạt động
của đời sống kinh tế và xã hội, cơng tác quản lý VSATTP có vai trị quan trọng, tác
động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực,

10


từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến
việc bảo vệ môi trường, an tồn sức khoẻ con người, đảm bảo cơng bằng và
lợi ích quốc gia. Trong nền kinh tế phát triển sôi động như hiện nay thì vai trị
quản lý của nhà nước ngày càng trở lên quan trọng. Vai trò của quản lý nhà
nước về VSATTP trước hết phải là vai trị định hướng và đảm bảo cho hoạt
động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế mang tính dẫn dắt và chỉ
hướng. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh
xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, hàng hố, dịch vụ. Như vậy, định hướng cơ bản về
cơng tác VSATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Làm tốt cơng tác
này sẽ giúp hàng hố của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong
nước và quốc tế. Cơ quan nhà nước là nơi tập hợp, đề xuất và ban hành các
tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp (Thanh Hà, 2011).


Vai trị khơng thể thiếu của quản lý nhà nước về VSATTP là việc đảm
bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Thơng qua việc quy định và kiểm sốt về vệ
sinh, an tồn, mơi trường, Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên
vật liệu.. .nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an tồn cho người
tiêu dùng, an tồn cho mơi trường tự nhiên và xã hội. Bằng các hoạt động
kiểm tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn
bán để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm.

Nhờ có vai trị quản lý của nhà nước về VSATTP đã tạo niềm tin
đối với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm
hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ trên thị trường.
Mặt khác, vai trò của nhà nước còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế
hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện
tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm. Định hướng
cho cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm theo đúng chủ trương chính
sách đã đề ra. Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (Quốc Hội, 2010).
Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm có vai trị là đảm bảo chế độ dinh
dưỡng hợp lý cho cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân ở mọi
lứa tuổi, làm tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường sức lao động,

11


×