Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao vì việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.73 KB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THI NGỌC THU

QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT BAO BÌ VIỆT

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Hương Dịu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được sủa dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn


Chu Thị Ngọc Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS Phạm Hương Dịu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Kế Toán & Quản Trị Kinh Doanh - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trong Công ty
TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Chu Thị Ngọc Thu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ..............................................................................................................vii
Trich yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................2

1.2.1

Mục tiêu chung................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể...................................................................................................2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................2


1.3.1

Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận.......................................................................................................3

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về vốn kinh doanh......................................................3

2.1.2.

Phân loại vốn...................................................................................................... 4

2.1.3.

Vai trò của vốn kinh doanh.................................................................................6

2.1.4.

Đặc điểm vốn kinh doanh...................................................................................7


2.1.5.

Nội dung quản lý vốn kinh doanh...................................................................... 9

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp..........31

2.2

Cơ sở thực tiễn..................................................................................................33

2.2.1

Kinh nghiệm về quản lý vốn trên thế giới........................................................ 33

2.2.2

Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam................................................. 34

2.2.3

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cơng ty Vipaco.............................................. 34

2.2.4

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan........................................................... 36

iii



Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................37
3.1.

Một số đặc điểm chung, tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp

37

3.1.1.

Tổng quan về công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất Bao bì Việt..............37

3.1.2.

Đặc điểm bộ máy quản lý.................................................................................39

3.1.3.

Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm.............................................................42

3.1.4.

Nhân tố lao động...............................................................................................45

3.1.5.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................................46

3.2.


Phương pháp nghiên cứu..................................................................................48

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích.......................................................................49

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn kinh doanh của doanh
nghiệp 49

Phần 4. Kêt quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................55
4.1

Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại công ty Vipaco....................................55

4.1.1.

Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty..................................................................55

4.1.2

Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại công ty Vipaco....................................60

4.1.3


Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................... 84

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn kinh doanh tại công ty
Vipaco 85

4.2.1

Ảnh hưởng về sử dụng vốn kinh doanh nói chung...........................................85

4.2.2

Ảnh hưởng do tổ chức và quản lý vốn cố định.................................................86

4.2.3

Ảnh hưởng do tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động.................................86

4.3.

Định hướng và một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý vốn kinh
doanh tại công ty Vipaco

87

4.3.1

Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty Vipaco.......................................87


4.3.2

Một số giải pháp hồn thiện quản trị vốn kinh doanh của cơng ty
Vipaco 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................97
5.1

Kết luận.............................................................................................................97

5.2

Kiến nghị.......................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................101

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Vipaco

Công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao
bì Việt


DN

Doanh nghiệp

BCTC

Báo cáo tài chính

DT

Doanh thu

VTHH

Vật tư hàng hóa

T-TLSX-SX-H-T

Tiền - Tư liệu sản xuất - Sản xuất - Hàng –Tiền

KD

Kinh doanh

LT

Lưu thông

KD


Kinh doanh

VKD

Vốn kinh doanh

SX

Sản xuất

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNĐ

Tài sản ngắn hạn

HTK

Hàng tồn kho

VCĐ (vốn CĐ)

Vốn cố định

VLĐ (vốn LĐ)

Vốn lưu động


VLĐbq

Vốn lưu động bình quân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình lao động của cơng ty Vipaco giai đoạn 2013-2015 .......................
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Vipaco giai đoạn
2013-2015 .....................................................................................................
Bảng 4.1: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Vipaco ...................................................
Bảng 4.2: Cấu trúc vốn của công ty ................................................................................
Bảng 4.3 : Nhu cầu VLĐ thường xuyên của công ty năm 2013-2015 ...........................
Bảng 4.4: Tình hình kinh doanh và nợ của công ty Vipaco giai đoạn 2013-2015 ........
Bảng 4.5: Lập kế hoạch vốn bằng tiền ............................................................................
Bảng 4.6: Tình hình huy động vốn của công ty Vipaco giai đoạn 2013-2015 ...............
Bảng 4.7: Cơ cấu vốn bằng tiền ......................................................................................
Bảng 4.8: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty Vipaco năm 2013-2015 ............................
Bảng 4.9: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty Vipaco ..................................
Bảng 4.10: Cơ cấu tài sản cố định của cơng ty Vipaco năm 2103-2015 ........................
Bảng 4.11: Tình hình khấu hao tài sản tại công ty Vipaco .............................................
Bảng 4.12: Tình hình tài chính cơng ty Vipaco giai đoạn 2013-2015 ...........................
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh lợi của vốn LĐ của công ty Vipaco .............
Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong sản xuất và kinh doanh nhập
khẩu thiết bị vật tư của công ty Vipaco giai đoạn 2013-2015 ......................
Bảng 4.15: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ................................................................
Bảng 4.16: Đánh giá sự biến động vốn cố định năm 2013-2015 ....................................

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sự vận động của Vốn kinh doanh....................................................................8
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy công ty.................................................................................39
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty......................................................42
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu vốn của công ty năm 2013.................................................................57
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu vốn của công ty năm 2014.................................................................57
Sơ đồ 4.3: Cơ cấu vốn của công ty năm 2015.................................................................58
Sơ đồ 4.4: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2013..................................................................... 75
Sơ đồ 4.5: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2014..................................................................... 75
Sơ đồ 4.6: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2015..................................................................... 75
Sơ đồ 4.7: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2013..................................................................... 73
Sơ đồ 4.8: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2014..................................................................... 74
Sơ đồ 4.9: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2015..................................................................... 74

vii


TRICH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Thị Ngọc Thu
Tên luận văn: Quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất
bao bì Việt
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số:
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Vốn trong các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm

mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tơn trọng các ngun tắc quản
lý tài chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật nhà nước.
. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả tác
động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy trên thực tế
tình hình quản lý và sử dụng của các doanh nghiệp kinh doanh còn nhiều bất cập và
chưa được quan tâm đúng mức.
Nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quản lý vốn trong hoạt
động kinh doanh, trong thời gian làm việc tại công ty và được sự hướng dẫn tận tình của
giảng viên TS Phạm Thị Hương Dịu với mong muốn giải quyết phần nào vấn đề trên tôi
đã chọn đề tài: “Quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản
xuất bao bì Việt ” làm luận văn tốt nghiệp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý vốn từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu
tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và quản lý

vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng

tới quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt
trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn kinh doanh tại

công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt trong thời gian tới.

viii


Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập số

liệu và phương pháp xử lý và phân tích.
Phương pháp thu thập số liệu dung để thu thập các số liệu thông tin về vốn
kinh doanh của cơng ty để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có
liên quan tới đề tài.
Phương pháp xử lý và phân tích dung để xử lý, đánh giá các kết quả thu thạp
được nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của đối tượng.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã nêu ra được vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất – kinh doanh. Do
vậy quản lý vốn kinh doanh trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị
tài chính trong doanh nghiệp. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn là đảm bảo cho
quá trình sản xuất – kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Qua phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đầu tư
ứng dụng sản xuất bao bì Việt một phần nào đã cho thấy những yếu kém trong công tác
quản lý vốn.
Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải thiện khắc phục tình hình
để nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của công ty
Luận văn đưa ra một số đề xuất với Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị
trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa
đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Chu Thi Ngoc Thu
Thesis title: Capital management business at Viet applied investment for packing
production company.
Major: Business Administration
Code:

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Capital in the business is an important factor to decide the survival and
development of enterprises. Therefore any business that wants to survive and grow to
care about issues create capital, capital management so effectively, in order to bring the
highest profit for the business on the basis of respect for principles of financial
management, credit and abide by state laws.
Therefore, the management and use of business funds effectively so impactful to
business production capacity of enterprises. But in fact the situation of management and
use of the business enterprise is inadequate and has not been adequate attention.
Recognizing the significant importance of capital management in business
operations, while working at the company and dedicated guidance of Dr.Pham Thi
Huong Diu wishing partly solved I selected issues on the topic: " Capital
management business at Viet applied investment for packing production company "
graduation thesis.
On the basis of the analysis of the reality from which capital management
proposed a number of solutions in order to improve the management of business capital
in Viet applied investment for packing production company.
- Contributing to the system base reasoning and practices of business capital and

capital management in the business enterprise.
- Assessment of the status of business capital management and analysis of

factors affecting business in the capital management at Viet applied investment for
packing production company in past time.
- Propose some solutions in order to improve the management capital at Viet

applied investment for packing production company in the coming time.

x



Materials and Methods
Thesis using two research methods is the method of data collection and
processing methods and analysis.
Data collection methods used to collect the data and information about the
business capital of the company to systematize and summarize the theoretical basis and
practical basis related to the topic.
Treatment methods and analytical capacity to process, evaluate the results
obtained in order to specify the cause of the object changes.
Main findings and conclusions
The thesis has raised the
capital is

role of venture capital in the

the indispensable element of every process

the capital management business became one of

of

business. Venture

production-business. So

the important contents of financial

management in the enterprise. The most important objective of capital management is to
ensure the


production

process-the

normal conduct of

business with the

highest economic efficiency.
By analyzing the current situation in the capital efficiency Investment Company
Limited to manufacture packaging applications Vietnam partially showed weaknesses in
the management of capital.
Thesis has proposed solutions to remedy the situation improved to enhance the
efficiency of business management of the company capital.
Thesis gives some suggestions to the government to promote the development of
financial value, especially the money market so that enterprises can diversify
investment choices as well as methods to mobilize capital.

xi


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo quan điểm hiện đại, mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào
sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế. Tế bào sống đó cũng cần phải có q
trình trao đổi chất với mơi trường bên ngồi thì mới tồn tại và phát triển được,
Vốn chính là đối tượng của q trình trao đổi đó. Nó đảm bảo sự sống cho doanh
nghiệp, nếu thiếu hụt thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh tốn. Nói cách
khác, vốn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào.

Vốn trong các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn
tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho
có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc quản lý tài chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật nhà
nước.
Sự phát triển kinh tế kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các doanh
nghiệp địi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Mặt khác ngày nay sự
tiến bộ của khoa học công nghệ với tốc độ cao và các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở với xu hướng quốc tế hóa ngày
càng mở rộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn
dài hạn của doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Đòi hỏi các
doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong cũng như bên ngồi và
sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất.
Chính vì thế quản lý vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ
thống quản lý kinh tế tài chính và điều hành kiểm sốt các hoạt động về tình hình
sử dụng nguồn vốn và phát triển biết phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý tránh
tình trạng dư thừa, lãng phí, thất thu về nguồn vốn làm ảnh hưởng đén sự phát
triển kinh doanh của doanh nghiệp.
. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh sao cho có hiệu
quả tác động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
vậy trên thực tế tình hình quản lý và sử dụng của các doanh nghiệp kinh doanh
còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức.

1


Nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quản lý vốn trong
hoạt động kinh doanh, trong thời gian làm việc tại công ty và được sự hướng dẫn
tận tình của giảng viên TS Phạm Thị Hương Dịu với mong muốn giải quyết phần

nào vấn đề trên tôi đã chọn đề tài: “Quản lý vốn kinh doanh tại cơng ty TNHH
Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt ” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý vốn từ đó đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn kinh doanh tại công ty
TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và

quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh

hưởng tới quản lý vốn kinh doanh tại cơng ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất
bao bì Việt trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn kinh doanh

tại công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt trong thời gian tới.

1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan tới quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư
ứng dụng sản xuất bao bì Việt.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công tác quản lý vốn tại công ty TNHH Đầu tư ứng

dụng sản xuất bao bì Việt.
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt.
- Phạm vi thời gian:
+ Sơ liêu sử dụng: Số liêu sử dụng trong 3 năm 2013, 2014 và 2015.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về vốn kinh doanh
* Vốn kinh doanh
Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu
khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn.
– Theo quan điểm của C.Mác – nhìn nhận dưới góc độ của các yếu tố sản
xuất thì C.Mác cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư,
là một đầu vào của quá trình sản xuất”.(dẫn theo Trần Trọng Bình, 1966).
– Theo quan điểm của David Begg cho rằng: “ Vốn là một loại hàng hoá
nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai
loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá
đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ
có giá của DN”( David Beg,2008)
– Theo giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” của trường Học viện tài chính
do Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển làm chủ biên thì VKD là biểu hiện
bằng tiền về mặt giá trị tồn bộ tài sản hiện có của DN (Nguyễn Đình Kiệm và
Bạch Đức Hiển, 2007).
– Theo giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” của trường
Đại học thương mại do Trần Thế Dũng làm chủ biên: Nguồn vốn kinh doanh là
nguồn vốn được huy động để trang trải cho các khoản chi phí mua sắm tái sản sử
dụng trong hoạt động kinh doanh (Trần Thế Dũng, 1993).
Tóm lại, chúng ta có khái niệm tổng quát về vốn như sau: Vốn là một
phạm trù kinh tế. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả giá trị tài sản được sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là giá trị ứng ra ban
đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh

lời.
Như vậy ta thấy vốn là phạm trù kinh tế dung để chỉ tư liệu sản xuất và chi
phí lao động của q trình sản xuất và lưu thơng, vốn sản xuất lại biểu hiện bằng
tồn bộ tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp.

3


2.1.2. Phân loại vốn
Vốn của doanh nghiệp được phân chia thành nhiều loại và trên các giác độ
khác nhau. Việc phân chia này giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn vì bản chất
vốn cũng như nguồn hình thành khác nhau, nhưng trong bất cứ trường hợp nào
các doanh nghiệp phải có vốn mới có thể kinh doanh được. Vốn của các doanh
nghiệp kinh doanh chủ yếu tồn tại dưới hình thức vốn lưu động ( trừ một số đơn
vị đặc thù trong ngành khai mỏ, vận tải…hầu như 100% vốn cố định). Trong các
đơn vị kinh doanh thì tỉ lệ vốn ngoài (tức là vốn đi vay) nhất là tín dụng rất lớn.
 Trên giác độ hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Vốn đầu tư ban đầu : Là số vốn bắt buộc phải có khi đăng ký kinh doanh,
là điều kiện mà khi thành lập doanh nghiệp phải có. Đối với doanh nghiệp nhà
nước thì số vốn ban đầu được nhà nước cấp hay giao vốn.
-

Vốn bổ sung: đây là thành phần do doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh tiếp tục bổ sung vào vốn ban đầu. Nguồn vốn bổ sung
-

thường được trích từ lợi nhuận do làm ăn có lãi hoặc liên doanh liên kết với các
đơn vị khác, hay do phát hành trái phiếu.
 Dựa trên giác độ pháp lý thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp chia làm

hai loại là: Vốn pháp định và vốn điều lệ
-

Vốn pháp định : là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do

pháp luật quy định đối với từng ngành nghề (NDD222/HĐBT). Hiện chỉ còn các
doanh nghiệp nhà nước, các cơng ty liên doanh có quy định về vốn pháp định cịn
các loại hình doanh nghiệp khác thì cũng khơng có quy định về vốn pháp định
theo luật doanh nghiệp Việt Nam.
Vốn điều lệ : là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ
của doanh nghiệp tùy theo từng ngành nghề, nhưng vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc
bằng vốn pháp định.
-

 Nếu phân theo nguồn thì trong doanh nghiệp gồm các nguồn sau: Nguồn
vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trong thanh toán, nguồn vốn
liên doanh liên kết, vốn cổ phần…

Nguồn vốn ngân sách do Nhà nước cấp đầu tư ban đầu và có thể tiếp tục
bổ sung cho doanh nghiệp trong những năm hoạt động tiếp theo.
-

4


Nguồn vốn tín dụng vay ngân hàng, vay các đối tượng khác. Vay ngắn hạn
để sử dụng vào việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Vay dài hạn để xây
dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị.
-


Nguồn vốn tự tích lũy : Để tang cường và cải thiện điều kiện làm việc,
tăng thêm tài sản, mở rộng quy mơ kinh doanh của các doanh nghiệp có thể trích
-

một phần lợi nhuận của mình để bổ sung vốn kinh doanh. Việc tăng nguồn vốn từ
tích lũy trong tổng vốn kinh doanh là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tạo được
thế chủ động trong kinh doanh.
 Đứng trên giác độ tuần hoàn và chu chuyển vốn, cơ cấu của vốn kinh

doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động:

-

Vốn cố định (VCĐ) : là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của

doanh nghiệp. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu
hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ
thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay
một số chức năng nhất định, và tài sản cố định vơ hình là những tài sản khơng có
hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản
như: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
tại Luật sở hữu trí tuệ. Tài sản cố định của doanh nghiệp thỏa mãn đồng thời cả 3
tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó, có thời hạn sử dụng từ 01(một) năm trở lên, có nguyên giá từ 30.000.000
đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.( 45/2013/TT-BTC). Tài sản cố định là điều
kiện quan trọng đảm bảo cho tổ chức kinh doanh thực hiện nhiệm vụ thu mua,
tiếp nhận dự trữ, bảo quản, vận chuyển, bán hàng và thực hiện các dịch vụ phục
vụ khách hàng. Nó là một trong những điều kiện quyết định để nâng cao năng
suất lao động của cán bộ kinh doanh đồng thời còn là tiêu chuẩn đánh giá trình
độ kỹ thuật của lao động, năng lực tổ chức quản lý và trình độ của lao động trong

các tổ chức kinh doanh. Chính vì những lý do trên mà việc đâù tư để xây dựng và
trang bị các loại TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu của mỗi doanh nghiệp là một
trong những điều kiện quyết định hiệu quả kinh doanh.
Vốn lưu động (VLĐ): là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và Vốn lưu thơng
trong doanh nghiệp bao gồm hàng hố dự trữ, cơng cụ lao động… Đó là những
tư liệu lao động khơng đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào
TSCĐ.
-

5


VLĐ là nguồn lực để doanh nghiệp đảm bảo vật chất cho lưu thơng hàng
hố liên tục và khơng ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Là biểu hiện bằng tiền
của TSLĐ nên đặc điểm vận động của Vốn lưu động luôn chịu sự chi phối của
TSLĐ. Trong các doanh nghiệp, người ta thường chia TSLĐ thành các loại:
+ TSLĐ sản xuất: là những tài sản trong quá trình sản xuất và dự trữ cho

quá trình sản xuất như sản phẩm đang chế tạo, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
dùng cho sản xuất …
+ TSLĐ lưu thông: là những tài sản dự trữ cho q trình lưu thơng và tài

sản trong q trình lưu thơng bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ,
hàng hoá đang đi đường…
+ TSLĐ tài chính: là các khoản đầu tư ngắn hạn với mục đích kiếm lời bao

gồm các khoản đầu tư chứng khốn, cho vay ngắn hạn, góp Vốn liên doanh …
Xét theo phạm vi kế hoạch VLĐ được chia thành VLĐ định mức và VLĐ
không định mức:
+ VLĐ định mức là số Vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của


doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch mà có thể tính tốn được và định mức trước. Nó
bao gồm Vốn hàng hoá và Vốn phi hàng hoá (Vốn hàng hoá là Vốn nằm trong
khâu dự trữ hàng hoá nhằm đảm bảo dự trữ để xuất bán liên tục. Về hình thức
biểu hiện giá trị nó bao gồm giá trị vật tư hàng hố hiện có trong kho, trị giá hàng
đang đi trên đường vận chuyển, hàng đã xuất kho nhưng chưa được thơng báo
chấp nhận hàng và thanh tốn. Vốn phi hàng hố là Vốn khơng nằm trong khâu
dự trữ hàng hoỏ, nú bao gồm Vốn bằng tiền, Vốn bằng vật rẻ tiền mau háng, Vốn
bao bì, Vốn phí đợi phân bổ.
+ VLĐ không định mức là số VLĐ phát sinh trong q trình kinh doanh

mà khơng thể tính tốn định mức trước được. Nó bao gồm tiền nhờ ngân hàng
thu, tiền đặt mua hàng, tiền tạm ứng… Như vậy VLĐ không định mức chủ yếu
nằm trong khâu kết tốn.
2.1.3. Vai trị của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có vai trị quyết định trong việc
thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp ra đời, tồn tại và
phát triển các doanh nghiệp.

6


Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội tích luỹ tập trung
lại. Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy tác dụng khi biết quản lý, sử dụng chúng một
các đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Vốn kinh doanh là yếu tố giá trị. Nó chỉ phát huy tác dụng khi bảo tồn và
được tăng lên sau mỗi kỳ kinh doanh. Nếu vốn đã bị thiệt hại tức là vốn kinh
doanh bị sử dụng lãng phí khơng hiệu quả.
– Vốn là yếu tố khởi đầu, bắt nguồn của mọi hoạt động kinh doanh, nó tồn

tại và đi liền xuyên suốt giúp cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển.
– Vốn của các doanh nghiệp có vai trị quyết định, là điều kiện tiên quyết
quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp theo
luật định.
– Vốn là yếu tố quyết định mức độ trang thiết bị kỹ thuật, quyết định việc
đổi mới cơng nghệ, hiện đại hố dây chuyền sản xuất, ứng dụng thành tựu mới
của khoa học và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những yếu tố
quyết định đến sự thành công và đi lên của doanh nghiệp.
– Vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện
có và tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triển
thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triển kinh doanh, thực
hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh, là chất keo để nối chắp, dính kết các
q trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động.

2.1.4. Đặc điểm vốn kinh doanh
Trong sự cạnh gay gắt của thị trường, Vốn có vai trị quyết định trong hoạt
động phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên huy động được Vốn mới chỉ là điều
kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề
ra, quan trọng hơn và quyết định hơn là nghệ thuật phân bổ và sử dông Vốn. Để
quản lý tốt và nâng cao hiệu qủa sử dụng Vốn cần phải nhận thức đầy đủ về đặc
điểm và đặc trưng cơ bản của Vốn kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường Vốn kinh doanh có các đặc trưng sau:
- Thứ nhất, Vốn kinh doanh là một loại hàng hố đặc biệt, có giá trị và giá

trị sử dụng. Giá trị sử dụng của Vốn là để sinh lời. Khác với hàng hoỏ khỏc,
quyền sở hữu Vốn và quyền sử dụng Vốn có thể được gắn liền cũng có thể tách
rời nhau.

7



- Thứ hai, Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều đó có

nghĩa là Vốn được biều hiện bằng những sản phẩm hữu hình và vơ hinh như nhà
xưởng, máy móc, đất đai, nhãn hiệu thương mại, bản quyền phát minh, sáng
chế… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa
học cơng nghệ thì những tài sản vơ hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai
trị quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Thứ ba, Vốn phải vận động sinh lời. Trong q trình vận động Vốn có

thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của
vịng tuần hồn hình thái của Vốn phải là hình thái tiền - giá trị, đồng tiền phải
quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn.
- Thứ tư, Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Nếu khơng xác định

được chủ sở hữu, thì việc sử dụng Vốn và tài sản kém hiệu quả, gây thất thốt,
lãng phí.
- Thứ năm, Vốn có giá trị về mặt thời gian. Do ảnh hưởng của lạm phát,

tiến bộ khoa học kỹ thuật mà sức mua của đồng tiền ở những thời điểm khác
nhau thì cũng khác nhau. Vì thế, kết thúc một vịng tuần hồn, đồng Vốn thu về
không chỉ tăng về số lượng, mà sức mua của đồng Vốn cũng phải lớn hơn so với
sức mua của lượng tiền tệ ứng trước đầy chu kỳ.
Như ta đã biết, Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
và nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục do đó Vốn kinh doanh của
doanh nghiệp cũng không ngừng vận động, tạo thành cỏc vũng tuần hoàn và luân
chuyển Vốn. Sự vận động của Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất thể
hiện qua sơ đồ 2.1.
TSLĐ


T ____ H

…sản xuất …H'____ T'

TSLĐ
Sơ đồ 2.1: Sự vận động của Vốn kinh doanh
Qua sơ đồ 2.1 cho thấy Vốn có hình thái ban đầu là tiền tệ (T) chuyển
sang hình thái vật tư, hàng hố (H) qua q trình sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng

8


hoá, lao vụ, dịch vụ (H') và cuối cùng khi sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ
được tiêu thụ Vốn trở lại hình thái tiền tệ ban đầu (T'). T' chính là doanh thu, là
số tiền thu được khi tiêu thụ hàng hố dịch vụ, nó phải đảm bảo bù đắp tồn bộ
các chi phí đã bỏ ra và có lãi. Sự vận động của Vốn kinh doanh trong q trình
sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục khơng ngừng, do vậy trong một thời điểm
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dưới các hình thức khác nhau
cả trong sản xuất và lưu thông.
2.1.5. Nội dung quản lý vốn kinh doanh
Bất cứ một doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
đều mong muốn tối đa hoá lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, mang lại thu nhập
cho cán bộ công nhân viên và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương
trường. Để đạt được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch và chiến lược
quản trị vốn kinh doanh, doanh nghiệp không thể hoạt động một cách hiệu quả
nếu các nguồn tài chính của doanh nghiệp khơng được quản lý đúng mức và có
hiệu quả. Vậy quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các nội dung
cơ bản sau:
-


Lập kế hoạch về vốn kinh doanh.

-

Huy động các nguồn vốn phục vụ kinh doanh.

-

Tổ chức sử dụng các nguồn vốn đã huy động

-

Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh.

2.1.5.1 Lập kế hoạch về vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
khác nhau có cơ cấu Vốn khác nhau. Và trong phạm vi mét doanh nghiệp, mỗi
giai đoạn khác nhau, mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau cần lượng
Vốn khác nhau. Như vậy nhu cầu về Vốn kinh doanh không phải lúc nào cũng
giống nhau, nó thường xuyên biến động cả về cơ cấu và số lượng. Các nhà hoạch
định chiến lược trong doanh nghiệp phải tính tốn một cách cụ thể nhu cầu Vốn
để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc xác định nhu cầu càng chính xác thì
doanh nghiệp càng chủ động hơn trong việc điều hành hoạt động của doanh
nghiệp, và phần nào tránh được những rủi ro tài chính bất thường có thể xảy ra
bất cứ lúc nào. Tính tốn nhu cầu về Vốn mới chỉ là bước quan trọng đầu tiên,
trên cơ sở ước lượng nhu cầu, doanh nghiệp xác định khả năng huy động Vốn.
Thông thường, khả năng này của doanh nghiệp chỉ đáp ứng được phần nào nhu

9



cầu Vốn kinh doanh, do vậy doanh nghiệp còn phải cân đối giữa nhu cầu và thực
tế để doanh nghiệp có thể huy động, tiến hành hoạt động phân bổ Vốn cho các
hoạt động kinh doanh cũng như có kế hoạch sử dụng Vốn .
Xét theo giác độ tuần hoàn và chu chuyển vốn, để lập kế hoạch về vốn kinh
doanh chúng ta dựa vào việc lập kế hoạch xác định nhu cầu về vốn cố định và
vốn lưu động.
a. Lập kế hoạch về nhu cầu VCĐ
Khai thác tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu
đầu tiên trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. Để định hướng cho việc
khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư các doanh nghiệp
phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và
lâu dài. Căn cứ vào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và
khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các căn
cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao để

đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và cho các năm tiếp theo.
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các DN khác để huy động

nguồn vốn liên doanh, liên kết.
Khả năng huy động nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng, phát hành trái
phiếu DN trên thị trường vốn.
Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền
duyệt.
b. Lập kế hoạch về nhu cầu VLĐ
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phaỉ có
để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành

bình thường, liên tục.
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp
có thể sử dụng các phương pháp khác nhau . Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh
nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích hợp . Sau đây là một số phương pháp
chủ yếu :

10


 Phƣơng pháp trực tiếp

Xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu,
khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh
nghiệp.
Trình tự xác định nhu cầu VLĐ
-

Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất :

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm : giá trị các loại nguyên vật liệu chính ,
vật liệu phụ , nhiên liệu phụ tùng thay thế , vật đóng gói , cơng cụ ,dụng cụ .


Xác định nhu cầu vốn vật liệu chính :



Xác định nhu cầu vốn vật liệu khác :

-

Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu sản xuất :



Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo



Xác định nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển :
-

Xác định nhu cầu vốn trong khâu lưu thông :

VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm VLĐ để lưu giữ bảo quản sản phẩm
trong kho và vốn lưu đơng trong khâu thanh tốn .
 Phƣơng pháp gián tiếp :

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số VLĐ bình quân năm báo
cáo , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch .
Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch các doanh
nghiệp thường sử dụng phương pháp tính tốn căn cứ vào tổng mức luân chuyển
vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch .
Cân đối giữa nhu cầu và thực tế
Sau khi xác định nhu cầu Vốn kinh doanh cho kỳ kế hoạch doanh nghiệp
cần xem xét khả năng đáp ứng của bản thân doanh nghiệp bằng Vốn góp ban đầu,
lợi nhuận khơng chia, các quỹ dự phịng…có thể huy động vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ kế hoạch được bao nhiêu nhu cầu Vốn kinh doanh cần thiết. Trên

cơ sở cân đối giữa nhu cầu về Vốn và khả năng tự đáp ứng của doanh nghiệp,
thiếu bao nhiêu doanh nghiệp sẽ huy động Vốn kinh doanh bằng các khoản vay
ngắn hạn và dài hạn.

11


2.1.5.2 Huy động các nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
a) Huy động vốn cố định

Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và
bổ sung những tài sản cố định cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài
của Doanh nghiệp. Do đó việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản mục đầu
tư như vậy là rất quan trọng bởi vì nó có yếu tố quyết định cho việc quản lý và sử
dụng vốn cố định sau này. Về đại thể thì người ta có thể chia ra làm 2 loại nguồn
tài trợ chính.
 Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân Doanh
nghiệp như vốn ban đầu, lợi nhuận để lại... hay nói khác đi là những nguồn thuộc
sở hữu của Doanh nghiệp.
 Vốn tự có của Doanh nghiệp:

Đối với các Doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do các Doanh
nghiệp, chủ Doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt động kinh
doanh của Doanh nghiệp. Số vốn tự có nếu là vốn dùng để đầu tư thì phải đạt
được một tỷ lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư và nếu là vốn tự có của Cơng ty,
Doanh nghiệp tư nhân thì khơng được thấp hơn vốn pháp định.
Những Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự có cịn được hình thành
từ một phần lợi nhuận bổ sung, để mở rộng hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy từ tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt.
Rất nhiều Cơng ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủ lớn

nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên với các Cơng ty cổ phần
thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số khía cạnh khá nhạy cảm. Bởi khi
Công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư tức là không dùng số lợi nhuận
đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đơng khơng được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù
lại họ có quyền sở hữu số vốn tăng lên của Công ty. Tuy nhiên, nó dễ gây ra sự
kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ được nhận một phần nhỏ cổ phiếu và
do đó giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.
 Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà Doanh nghiệp huy động

từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình như vốn vay, phát
hành trái phiếu, cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động.
 Vốn vay

12


Mỗi Doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo quy định của
luật pháp mà có thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, dân cư trong và ngồi nước dưới các hình thức như tín
dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành các loại chứng
khoán của Doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau. Nguồn vốn huy động này chủ
yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ, lãi suất
vay, số lượng vốn đầu tư có. Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạo điều kiện cho phía
Doanh nghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến lợi tức cùng
với khả năng thanh toán vốn vay và lãi suất tiền đi vay.
 Tài trợ bằng thuê (thuê vốn)

Các Doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị và kiến trúc hơn là muốn mang
danh làm chủ sở hữu thì có thể sử dụng thiết bị bằng cách th mướn hay cịn gọi
là th vốn.

Th mướn có nhiều hình thức mà quan trọng nhất là hình thức bán rồi
thuê lại, thuê dịch vụ, thuê tài chính.
 Thuê dịch vụ

Thuê dịch vụ bao gồm cả việc tài trợ và bảo trì. Một đặc tính quan trọng
của th dịch vụ là tiền thuê theo khế ước không đủ để hoàn trả toàn thể trị giá
của thiết bị. Đương nhiên là thời gian cho thuê rất ngắn so với đời sống thiết bị
và người cho thuê kỳ vọng thu hồi với giá cả bằng các khế ước cho thuê khác hay
khi bán đắt thiết bị. Thuê dịch vụ đòi hỏi người cho th bảo trì các thiết bị và
phí tổng bảo trì được gộp trong giá thuê dịch vụ. Mặt khác có khế ước dịch vụ
thường có điều khoản cho người thuê chấm dứt thuê mướn trước ngày hết hạn
khế ước. Đây là điểm rất quan trọng đối với người th giúp họ có thể hồn trả
thiết bị nếu sự phát triển cao làm cho thiết bị trở nên lạc lậu.
b) Huy động vốn lưu động

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu Vốn
kinh doanh nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
doanh nghiệp có thể huy động tối đa các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể của mỗi
doanh nghiệp mà có thể có các phương thức huy động Vốn khác nhau. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, các phương thức huy động Vốn của doanh
nghiệp được đa dạng hố. Trên thực tế có rất nhiều các giải pháp huy động

13


×