Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.64 KB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ BÁCH CHIẾN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đinh Hồng Duyên

2. TS. Hoàng Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày …..tháng…...năm 2018



Tác giả luận văn

Vũ Bách Chiến

i


LỜI CẢM ƠN
Để có những thơng tin phục vụ cho Luận văn này em đã nhận được sự
giúp đỡ của nhiều cơ quan như: Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi
trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa; Chi cục Bảo vệ mơi
trường; các chun gia tham gia hội đồng thẩm định, Ban Quản Lý Khu Kinh Tế
Nghi Sơn,... Trong thời gian thực hiện Luận văn của mình, em cũng nhận được
sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các Thầy Cô Khoa Môi trường, Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam; Đặc biệt, trong suốt quá trình thực hiện Luận văn em
nhận được sự dìu dắt rất tận tụy của TS. Đinh Hồng Duyên và TS. Hồng Hải.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện đề tài Luận văn em nhận được sự động viên,
giúp đỡ chân thành cả về vật chất lẫn tinh thần của rất nhiều người thân và bạn bè.

Qua đây, em muốn tỏ lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô Khoa Môi trường,
Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; các anh chị trong Cục Thẩm định và Đánh giá
tác động môi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Thanh Hóa; Chi cục Bảo
vệ môi trường, Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Nghi Sơn và tất cả những người thân,
bạn bè,… Đặc biệt là TS. Đinh Hồng Duyên và TS. Hoàng Hải đã dìu dắt em trong
suốt quá trình thực hiện Luận văn của mình. Bản thân em khơng biết nói gì hơn
là gửi tới những người đã giúp đỡ em thực hiện Luận văn này lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc; chúc các Thầy Cô, anh chị, người thân, bạn bè,… sức khỏe dồi
dào và hồn thành suất sắc cơng việc ở cương vị mình đang đảm nhiệm.
Hà Nội, ngày …..tháng…...năm 2018


Tác giả luận văn

Vũ Bách Chiến

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... vii
Thesis abstract............................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.1.


Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về đtm........................................................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm về ĐTM........................................................................................................ 4

2.1.2.

Vai trị của ĐTM trong quản lý mơi trường..................................................... 5

2.1.3.


Căn cứ pháp lý thực hiện ĐTM............................................................................. 6

2.1.4.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tổ chức thẩm định, phê

duyệt báo cáo ĐTM của tỉnh Thanh Hóa......................................................... 8
2.2.

Tình hình nghiên cứu và thực hiện cơng tác ĐTM trên thế giới.........9

2.3.

Tình hình nghiên cứu và thực hiện cơng tác đtm việt nam................12

2.3.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam................................. 12

2.3.2.

Các nghiên cứu về công tác ĐTM và quy trình thẩm định tại Việt Nam
15

2.3.3.

Kết quả cơng tác ĐTM ở Việt Nam.................................................................... 27

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 29
3.1.


Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 29

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 29

iii


3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 29

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 29

3.1.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 29

3.2.1.

Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp số liệu............................. 29


3.2.2.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế....................................................... 30

3.2.3.

Phương pháp chuyên gia...................................................................................... 30

3.2.4.

Phương pháp đánh giá về công tác thẩm định ĐTM.............................. 30

3.2.5.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá............................................................................ 31

3.2.6.

Xây dựng mức độ quan trọng............................................................................. 33

3.2.7.

Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động........................................ 34

3.2.8

Xác định mức độ thực hiện các tiêu chí........................................................ 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 36
4.1.


Giới thiệu về ban quản lý kkt nghi sơn và các kcn, công tác quản lý môi

trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa................................................................ 36
4.1.1.

Giới thiệu về BQLKKT và các KCN.................................................................. 36

4.1.2.

Cơng tác quản lý môi trường.............................................................................. 37

4.2.

Thực trạng công tác lập, thẩm định, hậu thẩm định báo cáo ĐTM của khu

kinh tế Nghi Sơn và các KCN giai đoạn 2011-2016................................. 38
4.2.1.

Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của BQL đối với

các dự án đầu tư vào KKTNS và các KCN trong giai đoạn 2011-2016

38

4.2.2.

Thực trạng công tác lập báo cáo ĐTM........................................................... 40

4.3.2.


Thực trạng công tác thẩm định báo cáo ĐTM............................................ 48

4.3.3.

Thực trạng về công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM............................ 51

4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo

đtm của BQL KKT nghi sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
............................................................................................................................................. 55

4.4.1.

Giải pháp quản lý....................................................................................................... 55

4.4.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo ĐTM.....................56

4.4.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định báo cáo ĐTM.....60

4.4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phê duyệt báo cáo ĐTM......61


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 64
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 64

iv


5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 64

5.2.1.

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường............................................................ 64

5.2.2.

Đối với sở Tài nguyên và Môi trường, ban quản lý KKT và các KCN
65

5.2.3.

Đối với chủ dự án...................................................................................................... 65

5.2.4.

Đối với đơn vị tư vấn............................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 66


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BQLKKT

Ban quản lý khu kinh tế

ĐMC

Đánh giá tác động môi trường chiến lược

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN


Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SX-KD-DV

Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lịch sử phát triển ĐTM trên thế giới và Việt Nam............................... 11
Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực đơn vị tư vấn......................................... 32
Bảng 3.2. Bộ tiêu chí đánh giá cơng tác hậu ĐTM - Đối với chủ dự án........33
Bảng 4.1. Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa....................................................................................................... 37
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá về cơng tác lập báo cáo ĐTM................................... 41
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá về công tác thẩm định báo cáo ĐTM Đối với ban
quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, giai đoạn 2011đến 2016.......49
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM đối với
ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, giai đoạn 2011đến 2016
........................................................................................................................................ 52

Bảng 4.5. Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định báo cáp ĐTM đối với
Chủ dự án, giai đoạn 2011 đến 2016.......................................................... 53

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Bách Chiến
Tên luận văn: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định và đánh giá tác động môi trường tại các khu cơng nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2016”.
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt, hậu thẩm,báo
cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư vào các KCN trong giai đoạn 2011-2016.

Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập kế thừa các số liệu về công tác lâp, thẩm định, phê duyệt báo
cáo ĐTM... từ ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn, sở tài ngun Mơi trường tỉnh
Thanh Hóa.Điều tra thu thập thơng tin tại các khu công nghiệp và khu kinh tế
Nghi Sơn khu vực nghiên cứu, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn xin ý kiến của các chuyên gia.

Kết quả chính và kết luận
Kết qủa nghiên cứu chỉ ra rằng, tỉnh Thanh Hóa tính đến năm 2016 có 6 KCN và 1
KKT được sự quản lý của BQLKKT và các KCN. Công tác lập báo cáo ĐTM chưa được
tốt, do năng lực của các đơn vị tư vấn và chất lượng báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế,
các giải pháp đề xuất trong báo cáo cịn mang tính lý thuyết, thiếu khả thi, cơng tác tham
vấn chỉ làm hình thức, chưa có đầu tư nghiên cứu sâu hơn trong cơng tác lập báo cáo
ĐTM. Về công tác thẩm định báo cáo ĐTM: Giai đoạn 2015-2016 được chú trọng hơn, đặc
biệt các giải pháp BVMT trong giai đoạn vận hành được xem xét kỹ, tư vấn cho chủ dự
án các biện pháp, cơng trình có tính khả thi, hiệu quả hơn, cao hơn so với giai đoạn
2011-2015. Về công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM đối với cơ quan quản lý nhà nước từ
năm 2015 đến nay được chú trọng hơn so với giai đoạn 2011-2015, đặc biệt công tác
giám sát việc thực hiện xây dựng các cơng trình bảo vệ môi trường theo tiến độ đề ra và
giám sát việc thực hiện công tác vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ mơi trường
trước khi hoạt động chính thức thực hiện tốt hơn. Về công tác hậu thẩm định báo cáo
ĐTM đối với chủ dự án, giai đoạn 2011-2015 rất ít được chú trọng. Giai đoạn 2015 đến
nay, đã thực hiện chương trình giám sát mơi trường đầy đủ hơn, hiệu quả xử lý môi
trường tốt hơn. Tuy nhiên trong công tác hậu thẩm định ĐTM đối với chủ dự án

viii



chưa được cải thiện, mức đạt rất thấp.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
quy, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường năm
2014.Tăng cường đào tạo, tập huấn, hội thảo trình độ chun mơn nghiệp
vụ để nâng cao năng lực quản lý môi trường, của cán bộ quản lý các cấp.
Kiến nghị
Đối với sở Tài nguyên và Môi trường, ban quản lý KKT và các KCN tham
mưu cho UBND tỉnh xây dựng các văn bản về cơ chế, chính sách, quy định pháp
luật về BVMT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, áp dụng các biện pháp
mạnh để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Xây
dựng cơ chế khuyến khích áp dụng các giải pháp cơng nghệ giảm thiểu ô nhiễm,
đầu tư công nghệ, thiết bị mới, thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn. Đối
với chủ dự án cần phải có ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường và an sinh
xã hội của người dân hiện tại và mai sau. Doanh nghiệp bắt buộc phải có cán bộ
chun trách về mơi trường (được đào tạo chuyên ngành về môi trường), nắm
vững các văn bản pháp luật về BVMT. Đối với đơn vị tư vấnCán bộ nhân viên có
trình độ đại học trở lên, Phải cập nhật đầy đủ các thơng tin có liên quan, đặc biệt
là luật BVMT, các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn Quốc gia, các quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia từ đó nâng cao hiệu quả của cơng tác lập báo cáo ĐTM.

ix


THESIS ABSTRACT
Author's name: Vũ Bách Chiến
Thesis title: "Situation and solutions to improve the effectiveness of environmental impact
assessment and appraisal in industrial zones in Thanh Hoa province for 2011 - 2016".

Field: Environmental


Code: 8440301

Name of training institution: Vietnam National University of
Agriculture Research purposes
Assessment of the status of appraisal, appraisal, approval, posttest, EIA report for investment projects in IZs in 2011-2016 period.
Research methodology:
Gathering data on assessment, appraisal and approval of EIA reports ...
from the management board of Nghi Son Economic Zone, Department of Natural
Resources and Environment of Thanh Hoa province. Information in the industrial
zones and Nghi Son economic zone study area, collecting the necessary data for
the study. The method of interviewing the experts.

Main results and conclusions
The results show that in Thanh Hoa province, by 2016, there are 6 IPs and 1 EZ
which are managed by the Industrial Zones and Industrial Zones. The preparation of EIA
reports has not been well, due to the limited capacity of the consulting units and EIA
reports, the proposed solutions in the report are theoretical, unworkable Consultation is
only in form, there is no investment in further research in making EIA report. EIA report
appraisal: The period 2015-2016 is more focused, especially the environmental protection
solutions in the operational period are carefully considered, advising project owners
measures, works are feasible. Examination, more effective, higher than the period 20112015. Post-appraisal of EIA reports for state management agencies from 2015 to now is
more focused than in the period 2011-2015, especially the monitoring of the
implementation of the construction of protection works. the environment according to
the set schedule and supervise the performance of pilot operation of environmental
protection projects before the official performance of the better. Regarding postappraisal of EIA report for project owners, the period of 2011-2015 is very low. In the
period from now to 2015, the environmental monitoring program will be more fully and
environmentally sound. However, in post-appraisal work for the project owner has not
been improved, the level is very low. Complete legal documents system, detailed
guidance on the implementation of the Law on


x


Environmental Protection in 2014. Strengthening training, training and
professional qualification workshops to improve the capacity of
environmental management and management staff at all levels.
Request
With regard to the Department of Natural Resources and Environment, EZ
management and industrial zones advise the provincial People's Committee to develop
documents on mechanisms, policies and regulations on environmental protection. To
intensify the inspection, examination and application of strong measures to prevent acts
of destroying or polluting the environment. To formulate mechanisms to encourage the
application of technological solutions to reduce pollution, invest in new technologies and
equipment, and apply cleaner production solutions. Project owners need to have a sense
of responsibility for environmental protection and social security of the people now and
in the future. Enterprises must have full-time environmental staff (trained in
environmental), firmly grasp the legal documents on environmental protection. For
consultancy staffs with university or higher degrees, all relevant information, especially
the environmental protection law, legal documents, national standards, standards must
be updated. national techniques and thus improve the efficiency of EIA reporting.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, tình trạng ơ nhiễm mơi trường, hiệu ứng nhà
kính, nhiệt độ trái đất dần nóng lên…Cịn tại Việt Nam, dư luận lại xôn xao trước
những vụ án về môi trường như: Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh thải nước thải chứa độc tố xuống biển gây cá chết hàng loạt 4

tỉnh miền Trung, Nhà máy sản xuất mía đường Hịa Bình xả nước thải chưa qua
xử lý xuống sông Bưởi, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa làm cá chết hàng
loạt, Cơng ty CP Nicotec Thanh Thái, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh
Hóa chơn lấp thuốc bảo vệ thực vật q hạn sử dụng vào lịng đất... Rõ ràng, vấn
đề mơi trường đang rất được quan tâm. Xung quanh các sự kiện ấy, dư luận đề
cập nhiều đến vai trò của người quản lý mơi trường và vai trị của người quản lý
doanh nghiệp. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường,
mức độ thiệt hại đối với doanh nghiệp đó là một con số đáng kể. Khơng chỉ là
thiệt hại trong việc đền bù cho vấn đề ô nhiễm môi trường mà hình ảnh thương
hiệu của họ đối với cộng đồng cũng bị ảnh hưởng.

Phải chăng những người quản lý và doanh nghiệp chưa có cái nhìn
đầy đủ nhất về những tác động của môi trường đối với đời sống, hoạt
động sản xuất, kinh doanh hay chưa nắm rõ về một công cụ hỗ trợ là các
kết quả đánh giá tác động môi trường. Thực tế, đánh giá tác động môi
trường là hoạt động rất cần thiết đối với nhà quản lý và doanh nghiệp.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật
quan trọng để xem xét, dự báo tác động môi trường, xã hội của các dự án,
hoạt động phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan
quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình quyết định
đầu tư và phê duyệt dự án. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy
định bởi Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam từ năm 1993, cụ thể hơn trong
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế
trong Luật BVMT năm 2014. Nhờ ĐTM, nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối
với mơi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt hoặc điều chỉnh lại.
Các báo cáo ĐTM sau khi được phê duyệt đã trở thành căn cứ pháp lý quan
trọng để các chủ dự án có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện công tác BVMT.

1



Tuy nhiên, cơng tác ĐTM vẫn cịn bộc lộ những bất cập cả chất lượng
cũng như việc thực thi theo quy định pháp luật. Nhìn chung, báo cáo ĐTM cũng
chỉ được xem như một thủ tục nhằm hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê
duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Bản thân quy định luật pháp hiện hành về
ĐTM cũng thực sự chưa chặt chẽ. Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT cịn
chưa đồng bộ; thơng tư hướng dẫn Nghị định thường chậm, chưa cụ thể, liên
tục thay đổi trong thời gian ngắn gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như
việc thực hiện của các doanh nghiệp. Năng lực của các cơ quan tư vấn lập báo
cáo ĐTM nói chung cịn hạn chế về chuyên môn, trang thiết bị; thành viên tham
gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM đơi khi cịn chưa nhận xét hết những mặt
còn hạn chế của báo cáo dẫn đến chất lượng báo cáo chưa cao. Công tác hậu
thẩm định ĐTM của chủ dự án đạt tỷ lệ thấp (<10%) so với tổng số các dự án đã
được phê duyệt báo cáo ĐTM và đã đi vào hoạt động...

Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của TS Đinh Hồng
Dun và TS. Hồng Hải, tơi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi
trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2011 - 2016”. Đây là nội dung nghiên cứu rất cần thiết phục vụ cho công
tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Kết quả của đề tài giúp các
nhà quản lý nhìn nhận, đưa ra những giải pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao
chất lượng báo cáo ĐTM, chất lượng thẩm định và hậu thẩm định ĐTM
của các dự án trong các khu cơng nghiệp địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1.2.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Tình hình cơng tác lập, thẩm định ĐTM, hậu thẩm trong KKT

nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như thế nào?
1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác lập, thẩm định báo cáo
ĐTM, công tác hậu thẩm định ĐTM trong KKT Nghi Sơn và các KCN giai đoạn
2011-2016, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường trong các khu công nghiệp địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo

ĐTM đối với các dự án đầu tư vào các KCN trong giai đoạn 2011-2016.

2


- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, xác nhận việc

thực hiện cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa dự
án vào vận hành chính thức (gọi tắt là hậu ĐTM).
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

thẩm định và nâng cao chất lượng báo cáo ĐTM, hậu ĐTM trong các
khu cơng nghiệp địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Khu kinh tế nghi sơn và các khu cơng nghiệp


trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian: Tháng 3/2017 đến tháng 5/2018.

1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Căn cứ vào thực tiễn và kết quả nghiên cứu đề tài để BQLKKT
Nghi Sơn và các KCN trong tỉnh đưa ra cơ chế, chính sách, giải pháp,
khắc phục những tồn tại trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thẩm định, công tác lập báo cáo ĐTM, cơng tác hậu thẩm ĐTM
góp phần phát triển KT-XH bền vững của tỉnh Thanh Hóa;

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐTM
2.1.1. Khái niệm về ĐTM
Đánh giá tác động môi trường thường được viết tắt bằng tiếng Việt là
ĐTM. ĐTM là công cụ quản lý môi trường với phạm vi nghiên cứu rất rộng nên
cho đến nay chưa có một định nghĩa thật đầy đủ và hoàn thiện về ĐTM, bởi vậy
có rất nhiều cách giới thiệu khác nhau về ĐTM. Một số khái niệm đó là:
- ĐTM phân tích tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ

thống các hậu quả về mơi trường của các đề án, chính sách và chương trình
với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và
tính tốn các tác động mà phương án hành động khác nhau có thể đem lại.
- ĐTM được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập thông tin về

ảnh hưởng môi trường của dự án từ người chủ dự án và các nguồn khác,
được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay khơng.
- ĐTM là q trình thu thập thơng tin về ảnh hưởng, tác động của dự án

đề xuất, phân tích các thơng tin này và gửi kết quả tới người ra quyết định.

Trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về ĐTM. Mỗi quốc
gia, mỗi tổ chức có một cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn
chung, những định nghĩa đó có nội dung cơ bản là giống nhau và
chứa đựng các yếu tố đặc trưng của hoạt động ĐTM (như đối tượng
đánh giá, phạm vi đánh giá, mục tiêu của việc đánh giá).
Ở Việt NamTừ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài ngun

thiên nhiên và mơi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận
ĐTM. Đến năm 1993 Luật BVMT ra đời, tại khoản 11, Điều 2, Luật BVMT
năm 1993 về ĐTM như sau: “ĐTM là q trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, văn hố, xã
hội, an ninh, quốc phịng và các cơng trình khác, đề xuất các giải pháp
thích hợp về bảo vệ mơi trường; Khoản 20 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường
năm 2005 và khoản 23 Điều 3 Luật BVMT 2014: “ĐTM là việc phân tích, dự
báo các tác động đến mơi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”

4


2.1.2. Vai trị của ĐTM trong quản lý mơi trường
Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội
như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch, dịch vụ, xây dựng
đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú
ý đúng mức đến công tác bảo vệ mơi trường thì tình trạng gây ơ nhiễm mơi
trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên sinh vật, thay đổi khí hậu tồn
cầu ngày càng nghiêm trọng. Để quản lý môi trường tốt hơn, ĐTM đã được đưa
vào trong khn khổ Luật Chính sách Mơi trường Quốc gia đầu tiên ở Mỹ và sau

đó lan toả ra nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Như vậy, có
thể hiểu ĐTM là một cơng cụ để quản lý môi trường.
Ở Việt Nam, ĐTM cũng được đưa vào trong Luật Bảo vệ môi

trường và coi đây là một trong những nội dung cần phải thực hiện
trong xem xét phê duyệt cho phép dự án thực thi. Nó khơng những là
cơng cụ quản lý mơi trường mà cịn là một nội dung giúp quy hoạch
dự án thân thiện với mơi trường và là một phần của chu trình dự án.
ĐMT là công cụ được sử dụng rộng rãi trong quản lý mơi trường,
thuộc nhóm các cơng cụ phân tích của quản lý mơi trường và là một loại hình
của báo cáo thơng tin mơi trường. Các dự án phát triển, ngồi việc mang lại
những lợi ích kinh tế cho xã hội còn gây ra những tác động tiêu cực cho con
người và tài nguyên thiên nhiên. Sự thiếu hoàn thiện trong khâu lập kế hoạch
phát triển đã gây ra những tác động tiêu cực do các hoạt động này. ĐTM hiện
nay đang được nhìn nhận là một cơng cụ tích cực để đạt mối quan hệ hài hồ
giữa mơi trường và phát triển. Vì vậy, cho đến nay hầu hết các nước đã thực
hiện ĐTM trong các dự án phát triển để ngăn ngừa, giảm thiểu các hậu quả
tiêu cực tác động tới môi trường và xã hội.
ĐTM cịn giúp phát hiện ra các tác động có hại đối với mơi trường trước
khi chúng xảy ra, nhờ đó các nội dung được đề xuất trong dự án có thể được
thay đổi sao cho các tác động môi trường được giảm thiểu tới mức thấp nhất
hoặc được loại trừ và nếu các tác động tiêu cực này ở mức khơng thể chấp nhận
được thì dự án sẽ phải bãi bỏ. Như vậy, ĐTM không chỉ là một công cụ quản lý
mơi trường mà cịn là biện pháp mang tính phịng ngừa sự hủy hoại mơi trường.

ĐTM là một quy trình với nhiều mục đích quan trọng. Đó là một hoạt
động hỗ trợ cho việc đưa ra quyết sách. Việc đánh giá tác động môi trường

5



khơng thay thế cho bước quyết định nhưng nó giúp phân định một số yếu
tố liên quan đến hoạt động phát triển và những yếu tố này có thể đưa đến
một quyết định hợp lý hơn. Quy trình đánh giá tác động mơi trường có thể
là cơ sở cho việc đàm phán, thương lượng giữa các chuyên gia phát triển
với các tổ chức dân sự hữu quan và các nhà quản lý quy hoạch, điều này
giúp cân bằng giữa lợi ích môi trường và lợi ích phát triển.
ĐTM đã được đưa ra đầu tiên ở Mỹ trong khuôn khổ Luật Chính sách Mơi
trường Quốc gia (NEPA) năm 1969, sau đó được áp dụng sang các nước khác.
Trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi trường,
ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng hơn. Ở Việt Nam, ĐTM chỉ mới được áp
dụng từ khi Luật Bảo vệ môi trường Quốc gia được thiết lập và thông qua vào
cuối năm 1993. Giai đoạn đầu Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam
chỉ quy định 23 loại dự án cần phải lập báo cáo ĐTM để trình duyệt nhưng hiện
nay con số dự án cần lập báo cáo ĐTM đã tăng lên rất nhiều và hầu như tất cả
các dự án có quy mơ đều phải thực hiện. Ngồi ra, cơng tác lập, thẩm định và
phê duyệt báo cáo ĐTM cũng đã được hướng dẫn cụ thể hơn. Những báo cáo
ĐTM của chủ dự án là cơ sở pháp lý giúp các cơ quan Nhà nước quản lý về mặt
môi trường dễ dàng hơn. ĐTM cũng là những bài học để dự báo tác động môi
trường cho việc quy hoạch các dự án tương tự sau

2.1.3. Căn cứ pháp lý thực hiện ĐTM
Các căn cứ pháp lý cơ bản quy định thực hiện và triển khai
ĐTM tại Việt Nam từ trước đến nay bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; ( hết hiệu lực )
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; ( hết hiệu lực )
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; (thay thế cho luật BVMT năm 2005 )
- Nghị định 175-CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng

dẫn thi hành Luật BVMT;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của

Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

6


- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá mơi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ

quy định về quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT;
- Thông tư số 1420/1994/TT-BKHCNMT ngày 26 tháng 11 năm

1994 của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn ĐTM
đối với cơ sở đang hoạt động;
- Thông tư số 715/1995/TT-BKHCNMT ngày 03 tháng 4 năm

1995 của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và
thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư của nước ngồi;
- Thơng tư số 1100/1997/TT-BKHCNMT ngày 20 tháng 8 năm 1997 của Bộ
khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo ĐTM đối
với các dự án đầu tư để thay thế Thông tư số 715/MTg ngày 03/4/1995;

- Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm

1998 của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn ĐTM
đối với các dự án đầu tư;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006

của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường thay thế Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT;
- Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2009

quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo
ĐMC, ĐTM thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT;
- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án
cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
đối với hoạt động khai thác khoáng sản ;

7


- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011

của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của
Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá mơi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.
- Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành
quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM;
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của

Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường
đối với hoạt động khai thác khống sản;
- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng

Chính phủ về việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tổ chức thẩm
định, phê duyệt báo cáo ĐTM của tỉnh Thanh Hóa
Luật quy định UBND tỉnh Thanh Hóa thẩm định, phê duyệt,
UBND tỉnh Thanh Hóa ủy quyền cho Sở TN&MT và BQL KKT Nghi
Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh thẩm định, phê duyệt.
2.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa.

Sở TN&MT sẽ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,
báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết
lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê

8


duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
sau khi được phê duyệt.
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQLKKT Nghi Sơn và
các khu công nghiệp
Quyết đinh số 3888/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 BQL thay thế
cho quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 04/02/2009 của ủy ban nhân
dân về cơ cấu chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của BQL KKT Nghi
Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN CƠNG TÁC ĐTM TRÊN
THẾ GIỚI
Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM. Từ năm 1969, việc
phải tiến hành ĐTM đối với các dự án có quy mơ lớn đã quy định trong Đạo
luật về chính sách mơi trường quốc gia. Tiếp đó, hệ thống này đã được giới
thiệu và áp dụng tại các nước EU, Châu Á, như Úc (1974), Thái Lan (1975),
Pháp (1976); Philipines (1978), Israel (1981), Pakistan (1983) Nhật, Singapo và
Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa (1973), Đức (1975), Trung Quốc (1979) .
Trong Đạo luật này có những điều quy định, yêu cầu phải tiến hành ĐTM của
các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác động đáng kể tới môi trường.
Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tn thủ Đạo luật
chính sách mơi trường của Mỹ. Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là:
- Kiểm kê hiện trạng môi trường là hoạt động nhằm mô tả tồn diện

về mơi trường đang tồn tại ở vùng dự định đặt dự án hoặc vùng có các

hoạt động về môi trường xảy ra.Việc kiểm kê phải đề cập đến mơi trường
lý hóa như: thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, khí hậu, nước mặt, nước
ngầm, chất lượng khơng khí, chất lượng nước..; Mơi trường sinh học
như: các lồi động vật, thực vật, đa dạng sinh học, khả năng phát triển,
suy thốicủa các lồi; Mơi trường nhân văn như: các điểm khảo cổ, di tích
lịch sử, văn hóa, danhlam thắng cảnh, bảo tàng và thư viện,...; Môi trường
kinh tế xã hội như: xu thế tăng dân số, phân bố dân số, mức sống, hệ
thống giáo dục, mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng,cấp thoát nước,
quản lý rác, dịch vụ công cộng như công an, cứu hoả, bảo hiểm y tế,....

9


- Đánh giá tác động môi trường được định nghĩa là sự xác định, đánh giá
các tác động (hoặc ảnh hưởng) có thể xảy ra của các dự án, các quy hoạch phát
triển hoặc của các quy định, luật pháp liên quan tới mơi trường. Mục đích của
ĐTM trước hết là khuyến khích việc xem xét các khía cạnh mơi trường trong việc
lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, các hoạt động phát triển để
có thể lựa chọn, thực thi dự án hoạt động có lợi cho mơi trường hơn.
- Tường trình tác động mơi trường hay báo cáo ĐTM của một dự

án là văn bản chính yếu, tường trình tất cả kết quả của công tác ĐTM.
Như vậy, với sự ra đời của Đạo luật chính sách mơi trường của Mỹ,
mục tiêu ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ
thống pháp lý cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và
thành lập đảm bảo cho việc thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp. Sau
Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ
sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến
là Canađa (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung
Quốc (1979). Như vậy, khơng phải chỉ có các nước lớn có nền cơng nghiệp

phát triển mà ngay cả các nước nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức
được các vấn đề mơi trường và vai trị của ĐTM trong việc giải quyết các vấn
đề này. Chỉ trong vòng 20 năm, ĐTM đã được rất nhiều nước xem xét, áp
dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục thực hiện có khác nhau giữa
các nước và thường thể hiện ở các điểm sau:
- Loại dự án cần phải ĐTM.
- Vai trò của cộng đồng trong ĐTM.
- Các đặc trưng lược duyệt.

Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm
đến công tác ĐTM, điển hình như:
- Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á

(ADB). Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID), Chương
trình mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP).
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM
đối với các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực

10


lớn vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để
triển khai dự án của mình. Một cơng việc mà các tổ chức này thực
hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Bảng 2.1. Lịch sử phát triển ĐTM trên thế giới và Việt Nam
Có yêu cầu cụ
thể về tham

Quốc gia


vấn cộng đồng

Cơng

cụ

+

ĐTM

Nhật Bản

+

ĐTM

Hàn Quốc

-

ĐTM

+

ĐTM
ĐMC

-


ĐTM

N./A.

ĐTM

N./A.

ĐTM

N./A.

ĐTM

×

ĐTM

N./A.

ĐTM
ĐMC

-

ĐTM

-

ĐTM


T.Quốc
Hong
Kong
Mongolia
Singapore
Indonesia
Philippines
Thái Lan

Việt Nam

Cambodia
Lào

2000

+

Nguồn: Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập huấn triển
khai Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành (tháng 6/2015 )


11


Chuẩn bị Dự án
Thông báo cho các cơ quan chức năng về Dự án

Sàng lọc (Screening) về mặt ĐTM

Xác định phạm vi (Scoping) ĐTM của dự án
Nghiên cứu ĐTM của dự án (nhiều nội dung)

Lập báo cáo ĐTM của dự án
Tham vấn cộng đồng về các vấn đề môi trường

của dự án
Trình nộp cơ quan thẩm định ĐTM
(theo phân cấp)
Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án
(theo phân cấp)
Giám sát/quan trắc mơi trường (hậu ĐTM)

Hình 2.1. Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN CƠNG TÁC ĐTM VIỆT
NAM

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam
2.3.1.1. Giai đoạn từ 27/12/1993 đến 01/7/2006 - ngày Luật BVMT
2005 có hiệu lực
Trong thời gian từ sau khi có Luật Bảo vệ mơi trường (năm 1993) cho
đến trước khi có Luật Bảo vệ mơi trường sửa đổi (năm 2005), việc thực hiện
ĐTM ở Việt Nam được quy định chậm hơn một bước so với thế giới.
- Giai đoạn lập báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự
án để xem dự án loại nào phải thực hiện ĐTM. Sàng lọc dự án dựa theo quy định

12



×