Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.01 KB, 139 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH

VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa
học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế
hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thị xã Từ
Sơn, Phòng Kinh tế thị xã, UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Danh mục hộp ý kiến............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis Abstract......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp ......5


2.1.1.

Tổng quan quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp ...............5

2.1.2.

Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp .................................. 9

2.1.3.

Cơ quan quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp .................12

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp ................ 16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư
nông nghiệp............................................................................................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý Nhà nước về kinh doanh tư nông nghiệp ở một

số nước trên thế giới và ở Việt Nam...................................................................... 26

iii



2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông
nghiệp ở một số nước trên thế giới........................................................................ 26

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước dịch vụ vật tư nông nghiệp ở Việt Nam ........29

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh
vật tư nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn....................................................................... 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của thị xã Từ Sơn.................................................................... 34

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn........................................................... 36

3.2.


Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................. 44

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 46

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 46

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 48
4.1.

Thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp tại
địa bàn thị xã Từ Sơn............................................................................................... 48

4.1.1.


Tình hình kinh doanh vật tư nơng nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn ..............48

4.1.2.

Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn
thị xã Từ Sơn............................................................................................................. 54

4.1.3.

Thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên

địa bàn thị xã Từ Sơn............................................................................................... 59
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật

tư nông nghiệp của thị xã Từ Sơn.......................................................................... 75
4.2.1.

Chủ trương, chính sách và thơng tin...................................................................... 75

4.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý........................................................................................... 78

4.2.3.

Trình độ năng lực của các chủ thể, đối tượng trong Quản lý Nhà nước đối

với kinh doanh vật tư nông nghiệp........................................................................ 79

4.2.4.

Tổ chức và quản lý thị trường kinh doanh vật tư nông nghiệp .......................... 83

4.2.5.

Nhận thức của người sử dụng vật tư nông nghiệp............................................... 85

iv


4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với
kinh doanh vật tư nông nghiệp của thị xã Từ Sơn............................................... 86

4.3.1.

Định hướng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp của

thị xã Từ Sơn............................................................................................................. 86
4.3.2.

Giải pháp cụ thể......................................................................................................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 97
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 97


5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 101
Phụ lục..................................................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

KD

Kinh doanh

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư


NN

Nông nghiệp

QLTT

Quản lý thị trường

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ, sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn ................................... 37
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 ................... 39
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 theo giá
hiện hành

41

Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra........................................................................................ 45
Bảng 4.1. Số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn

phân theo các khu vực 48
Bảng 4.2. Số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp phân trên địa
bàn thị xã phân theo loại vật tư 49
Bảng 4.3. Số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp sử dụng qua các năm tại
thị xã Từ Sơn 51
Bảng 4.4. Biến động giá cả một số vật tư nơng nghiệp chính tại thị xã Từ Sơn ..........53
Bảng 4.5. Tình hình cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông
nghiệp triên địa bàn thị xã Từ Sơn

59

Bảng 4.6. Đánh giá của chủ cửa hàng kinh doanh, cán bộ quản lý vật tư nông
nghiệp về cấp phép đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp tại thị xã
Từ Sơn 62
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của cơ sở kinh doanh, cán bộ quản lý về hoạtđộng
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp

63

Bảng 4.8. Ý kiến của cán bộ quản lý về các vi phạm thường gặp trong quản lý
kinh doanh vật tư nông nghiệp 64
Bảng 4.9. Ý kiến của cán bộ quản lý về các vi phạm thường gặp theo loại vật tư
nông nghiệp trong quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

64

Bảng 4.10. Đánh giá của nơng hộ về việc tìm mua vật tư NN trên địa bàn ................... 65
Bảng 4.11. Nơi mua vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân điều tra ........................... 66
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm ........................................... 67
Bảng 4.13. Kết quả lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc BVTV của thị xã Từ Sơn ....68

Bảng 4.14. Kết quả lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc thú y của thị xã Từ Sơn .......69
Bảng 4.15. Đánh giá của các hộ nông dân về chất lượng vật tư nông nghiệp trên
địa bàn 69
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về biến động giá cả vật tư nông nghiệp trên
địa bàn 70

vii


Bảng 4.17. Tình hình thực hiện tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý
kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp tại địa bàn thị xã Từ Sơn
năm 2015

72

Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá chung về tình hình quản lý kinh doanh vật tư nơng
nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn

73

Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá chung về chất lượng vật tư nông nghiệp hiện nay .............73
Bảng 4.20. Ý kiến của các hộ, chủ cơ sở kinh doanh, cán bộ quản lý về căn cứ lựa
chọn vật tư nông nghiệp của các hộ sản xuất

74

Bảng 4.21. Ý kiến của các hộ nông dân điều tra về yếu tố chú ý đến khi mua vật
tư nông nghiệp 74
Bảng 4.22. Nguồn thông tin cập nhật về quy định mới, vật tư nông nghiệp mới
trong kinh doanh vật tư nơng nghiệp


77

Bảng 4.23. Nguồn tìm hiểu thơng tin về khi có thắc mắc về việc sử dụng vật tư
nơng nghiệp, gặp khó khăn trong sản xuất của hộ sản xuất

78

Bảng 4.24. Thông tin chung về cán bộ quản lý Nhà nước được điều tra ........................80
Bảng 4.25. Thông tin chung về chủ cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp được
điều tra 82
Bảng 4.26. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra................................................................ 86

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn (Tỷ lệ 1:50.000).......................................... 34
Hình 4.1. Sơ đồ mạng lưới tổ chức quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn
thị xã Từ Sơn............................................................................................................................ 55

DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1. Ảnh hưởng của tâm lý người tiêu dùng tới kinh doanh vật tư nông nghiệp . .75
Hộp 4.2. Quy định trong quản lý vật tư nông nghiệp........................................................ 76

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Đình Thanh

2.
Tên luận văn: "Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp
trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh "
3.

Chuyên Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số của thị xã Từ Sơn cũ. Từ Sơn là một trong hai đô thị của tỉnh Bắc Ninh, là địa
phương có nhiều ngành nghề truyền thồng và nhiều khu công nghiệp phát triển, tuy
nhiên theo số liệu thống kê của Phòng tài nguyên & mơi trường thị xã thì diện tích đất
nơng nghiệp năm 2015 vẫn chiếm trên 41% diện tích chung của thị xã. Trên thực tế,
sản xuất nơng nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của thị
xã. Do đó, nhằm phát triển sản xuất nơng nghiệp bền vững, nâng cao năng suất cây
trồng vật nuôi, cải thiện mức sống người dân đồng thời đảm bảo an ninh lương thực
trước nguy cơ đất sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp do thực tế chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nước ta hiện nay thì việc phát triển các loại vật tư nơng nghiệp chất lượng cao,
an tồn là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm tịi ra các loại vật tư
nơng nghiệp mới, chất lượng đã khó, việc quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp
nhằm đảm bảo hộ nông dân được cung cấp những loại vật tư nông nghiệp chất lượng,
giá cả hợp lý để phát trển sản xuất nông nghiệp lại càng khó hơn.
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về tình hình quản lý kinh doanh
vật tư nông nghiệp trên địa bàn thông qua việc thảo luận nhóm các chuyên gia, phỏng
vấn các cán bộ quản lý và các đối tượng có liên quan bằng việc chọn mẫu ngẫu nhiên.
Từ các số liệu thu thập được tác giả tổng hợp bằng phương pháp thống kê mơ tả và
thống kê so sánh để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và những khó khăn

vướng mắc trong quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.
Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo các
phòng chức năng phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra nhằm siết chặt quản lý về sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm bảo đảm
quyền lợi của người nông dân. Trong 3 năm gần đây đoàn thanh tra, kiểm tra kinh doanh
vật tư nông nghiệp đã tiến hành lập biên bản, thu hồi giấy phép kinh doanh và đình chỉ
hoạt động của 7 cơ sở kinh doanh, phạt tiền 10 cơ sở với tổng số tiền là 19 triệu đồng, phạt
cảnh cáo 7 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. Chỉ tính riêng năm 2014,

x


Phòng Kinh tế thị xã đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y tỉnh Bắc
Ninh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh vật tư
nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Qua kiểm tra, lấy mẫu đã phát hiện 2/10 mẫu thuốc
BVTV, 3/16 mẫu thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, do số lượng vật tư nông nghiệp trong danh mục được phép sản xuất,
kinh doanh lớn, trong khi chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông
nghiệp, tiêu chuẩn dinh dưỡng, chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ nên việc quản lý gặp nhiều
khó khăn, tạo kẽ hở để các doanh nghiệp lách luật đưa vào kinh doanh một số mặt
hàng vật tư nông nghiệp kém chất lượng hoặc không có trong danh mục được phép
lưu hành. Mặc khác, cơng tác thanh tra, kiểm tra thường chỉ diễn ra theo đợt, phát hiện
vi phạm rồi xử phạt nhưng sau lại đâu vào đấy. Việc đảm bảo chất lượng vật tư nông
nghiệp dường như mới chỉ dừng lại ở sự quan tâm, vào cuộc của ngành nơng nghiệp,
chính quyền địa phương, cịn dư luận xã hội vẫn đứng ngồi cuộc nên khơng tạo được
hiệu quả sâu rộng. Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp biến động
mạnh, giá tăng cao và nhanh đã gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân sản xuất
nơng nghiệp trên địa bàn. Khơng những thế, nó cịn ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền
lợi của người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã đưa ra các giải pháp cho địa bàn, cụ thể: cần

tăng cường quản lý đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp thông qua việc kiện toàn tổ
chức bộ máy quản lý, thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ và các đối tượng có liên
quan, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật và đưa ra các chế tài có tính răn
đe hơn,…
Từ khóa: quản lý vật tư nơng nghiệp; vật tư nông nghiệp.

xi


THESIS ABSTRACT
1.

Author name: Nguyen Dinh Thanh

2.
Thesis title: "State Administration of agricultural supplies business in Tu
Son town, Bac Ninh province"
3. Specialization: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Training institutions: Vietnam National University of Agriculture
Tu Son is a town in the province of Bac Ninh by the Prime Minister signed the
decision to establish September 24, 2008 on the basis of the entire natural area and
population of the old Tu Son town. Tu Son is one of the two cities of Bac Ninh province,
the locality has many traditional industries and industrial development, but according to
statistics of the Department of Natural Resources and Environment, the town land area
2015 agriculture still accounts for over 41% of the general area of the town. In fact,
agriculture still plays an important role in the overall economic structure of the town.
Therefore, in order to develop sustainable agricultural production, improving productivity

of plants and animals, improve living standards and ensure food security at risk
agricultural land gradually shrunk due to the International economic restructuring our
country, the development of agricultural supplies high quality, safety is extremely
important. However the study, searching out new kinds of agricultural materials, quality
was hard, the management of business operations of agricultural materials to ensure that
farmers are provided with the kind of quality agricultural supplies , reasonable prices for
playback on agricultural production even harder.
The author has collected the secondary data and primary management on the
business operations of agricultural materials in the province through the expert group
discussions, interviews with managers and objects concerned by random sampling. From
the data collected by the authors aggregated statistical method description and comparison
statistics to analyze the situation of the results achieved and the difficulties and problems
in business management in the area of agricultural materials you.

Implementing Directive of the People's Committee of Bac Ninh province, Tu
Son town People's Committee has directed the functional departments to coordinate
with relevant agencies to strengthen inspection work, check to tighten the management
of production and business agricultural materials to ensure the interests of farmers. In
the last 3 years, the inspection team and inspection operations of agricultural materials
make records conducted, business license revocation and suspension of operation of
seven business establishments, establishments with a fine 10 a total amount of 19

xii


million, caution 7 business establishments agricultural materials. Only in 2014, the
town Economic Chamber in cooperation with the Department of Plant Protection,
Animal Health Department of Bac Ninh province to establish inspection teams,
interdisciplinary review of business establishments agricultural materials on the town.
Through inspection, sampling has detected pesticide samples 2/10, 3/16 veterinary

medicine substandard.
However, due to the amount of agricultural materials in the list of those
permitted for production and big business, while not promulgate technical standards
for the quality of agricultural materials, nutritional standards, sanctions remain light
up the management difficulties, creating loopholes for businesses to legal risk into
business of some products of agricultural materials of poor quality or not in the list are
allowed to circulate. Otherwise, the inspection and examination usually takes place in
batches, detect and sanction violations but then fall into place. Ensuring quality
agricultural supplies seem just stop at attention, in the agricultural sector, local
governments, and public opinion remains bystander should not make sweeping
efficiency. Besides, the prices of agricultural commodities supplies volatility, rising
prices and rapidly has caused many difficulties for people in agricultural production in
the province. Not only that, it also affects the health and interests of consumers.
Stems from the fact that the author has given the solution for the province,
namely: to strengthen the management of agricultural supplies business through
strengthening the organizational structure of management, often raise of staff and
related subjects, to further improve the system of legal documents and making
sanctions more dissuasive, ...
Keywords: management of agricultural materials; agricultural materials.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản
phẩm cho con người và là nguyên liệu cho công nghiệp, lực lượng lao động cho
các ngành kinh tế khác và là thị trường tiêu thụ của các sản phẩm được sản xuất ra
ở các ngành phi nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009). Trong sản xuất nông

nghiệp, các loại vật tư nông nghiệp luôn đóng vai trị quan trọng, quyết định đến
sự thành cơng hay thất bại của sản xuất nơng nghiệp.
Muốn có nơng sản an tồn, chất lượng cao thì các loại vật tư nông nghiệp đầu
vào như giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu và thức ăn chăn ni có
tính quyết định. Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành, các địa phương
trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc quản lý vật tư nông nghiệp,
bao gồm giống cây trồng, giống vật ni, phân bón vơ cơ, phân bón hữu cơ, thức
ăn chăn ni, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế
phẩm sinh hoạt, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tạo
bước chuyển biến khá tích cực trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nơng nghiệp
vẫn cịn có những hạn chế; mức độ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh
doanh hàng năm còn thấp; sự phối hợp trong thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ,
việc phát hiện thông tin và xử lý vật tư khơng đảm bảo chất lượng ở cơ sở cịn
chậm. Chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nơi chưa được quản
lý hiệu quả. Trên thị trường vẫn cịn phân bón giả, thiếu hàm lượng các chất theo
quy định và thuốc bảo vệ thực vật giả không rõ nguồn gốc; tình trạng sử dụng vật
tư nơng nghiệp khơng đúng quy trình và đặc biệt là sử dụng một số chất cấm trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn còn xảy ra gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông sản.
Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký
quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của thị xã Từ Sơn cũ. Mặc dù là một trong hai đô thị của tỉnh Bắc
Ninh, là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thồng và nhiều khu công nghiệp
phát triển, tuy nhiên theo số liệu thống kê của Phòng tài nguyên & môi

1


trường thị xã thì diện tích đất nơng nghiệp năm 2015 vẫn chiếm trên 41% diện tích

chung của thị xã. Trên thực tế, sản xuất nơng nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu kinh tế chung của thị xã.
Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh, UBND thị xã đã chỉ đạo các phòng chức
năng phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
nhằm xiết chặt quản lý về sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm bảo
đảm quyền lợi của người nơng dân. Trong 3 năm gần đây đồn thanh tra, kiểm tra
kinh doanh vật tư nông nghiệp đã tiến hành lập biên bản, thu hồi giấy phép kinh
doanh và đình chỉ hoạt động của 7 cơ sở kinh doanh, phạt tiền 10 cơ sở với tổng số
tiền là 19 triệu đồng, phạt cảnh cáo 7 cơ sở kinh doanh vật tư nơng nghiệp. Chỉ
tính riêng năm 2014, Phịng Kinh tế thị xã đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực
vật, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm liên ngành đối
với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Qua kiểm tra, lấy
mẫu đã phát hiện 20% mẫu thuốc BVTV, 18,76% mẫu thuốc thú y khơng đạt tiêu
chuẩn (Phịng Kinh tế thị xã Từ Sơn, 2015).
Tuy nhiên, do số lượng vật tư nông nghiệp trong danh mục được phép sản
xuất, kinh doanh lớn, trong khi chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng
vật tư nông nghiệp, tiêu chuẩn dinh dưỡng, chế tài xử phạt vẫn cịn nhẹ nên việc
quản lý gặp nhiều khó khăn, tạo kẽ hở để các doanh nghiệp lách luật đưa vào kinh
doanh một số mặt hàng vật tư nông nghiệp kém chất lượng hoặc khơng có trong
danh mục được phép lưu hành. Mặc khác, công tác thanh tra, kiểm tra thường chỉ
diễn ra theo đợt, phát hiện vi phạm rồi xử phạt nhưng sau lại đâu vào đấy. Việc
đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp dường như mới chỉ dừng lại ở sự quan tâm,
vào cuộc của ngành nơng nghiệp, chính quyền địa phương, cịn dư luận xã hội vẫn
đứng ngồi cuộc nên khơng tạo được hiệu quả sâu rộng. Bên cạnh đó, giá cả các
mặt hàng vật tư nông nghiệp biến động mạnh, giá tăng cao và nhanh đã gây ra rất
nhiều khó khăn cho người dân sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn. Khơng những
thế, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.
Để giúp cho thị xã Từ Sơn tìm ra nguyên nhân khắc phục những tồn tại và
đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại góp
phần xây dựng Thị xã và Tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành tỉnh Công nghiệp vào năm

2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Quản lý
Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn
tỉnh Bắc Ninh".

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong thời gian qua, đề xuất giải pháp
nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nơng nghiệp, góp
phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp của địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối

với kinh doanh vật tư nông nghiệp;
-

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý

Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai
đoạn 2013-2015;
-

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư

nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn đến năm 2020.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
-

Thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên

địa bàn thị xã Từ Sơn trong thời gian qua như thế nào?
-

Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý Nhà nước

đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn?
-

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông

nghiệp ở thị xã Từ Sơn trong thời gian tới cần tập trung giải quyết những vấn đề gỉ ?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là : Các vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với

kinh doanh vật tư nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn.
-

Chủ thể điều tra là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vật tư nông

nghiệp ; các cán bộ, cơ quan tham gia quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư

nông nghiệp; Người tiêu dùng và sử dụng vật tư nông nghiệp tại thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: Nghiên cứu tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016;
Số liệu thứ cấp: Thu thập từ năm 2013 đến năm 2015;
Số liệu sơ cấp: Điều tra đến năm 2015;
-

Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà

nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp gồm: các cơ sở kinh doanh, cung ứng
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng,
hệ thống quản lý Nhà nước đối với vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Trong đó
chú trọng đến chất lượng hàng hóa dịch vụ hàng giả, hàng kém chất lượng, giá cả,
nguồn gốc hàng hóa hệ thống phân phối, hệ thống quản lý trên địa bàn thị xã Từ
Sơn.

`

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Tổng quan đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm vật tư nông nghiệp và kinh doanh vật tư nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản
phẩm cho con người và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thị trường tiêu
thụ của các sản phẩm được sản xuất ra ở các ngành phi nông nghiệp. Nông nghiệp
liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật sinh học như: sinh học, công nghệ
sinh học, đất, nông nghiệp thổ nhưỡng, giống, sinh lý và di truyền, công nghệ sau
thu hoạch (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông
nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ
điều kiện an tồn thực phẩm, vật tư nơng nghiệp bao gồm: giống cây trồng, giống
vật ni, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn ni, thức ăn thủy sản,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo
môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT,
2014).
Trong sản xuất nông nghiệp, các loại vật tư nơng nghiệp ln đóng vai trị
quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản xuất nông nghiệp.
Từ quan điểm về vật tư nông nghiệp của Bộ Nơng nghiệp & PTNT có thể hiểu vật
tư nơng nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản là các yếu tố đầu vào phục vụ cho
ngành sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y,… Tuy nhiên, vật tư nông nghiệp không phải là các yếu tố
đầu vào như các máy móc, trang thiết bị,… được sử dụng trong quá trình sản xuất
nơng nghiệp.
Cũng theo Thơng tư số 45/2014/TT-BNNPTNT thì các cơ sở kinh doanh vật
tư nông nghiệp là nơi thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch

vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán vật tư nông nghiệp (Bộ Nông
nghiệp & PTNT, 2014).

5


Như vậy, có thể hiểu kinh doanh vật tư nơng nghiệp là việc thực hiện một
hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc
buôn bán vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Kinh doanh vật tư nông nghiệp được xem như cầu nối giúp người nông dân
tiếp cận với giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại,
các loại thức ăn chăn ni, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và một số
tiến bộ kỹ thuật khác phục vụ nơng nghiệp. Qua đó, góp phần ngăn chặn suy thối
kinh tế và thúc đẩy nhanh sự phát triển nơng nghiệp - nông thôn trong thời đại
mới.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp
Kinh doanh khác với hoạt động sản xuất, nó là giai đoạn sau cùng của chu
trình tái sản xuất nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phục vụ nhu cầu
sản xuất cũng như tiêu dùng của họ.
Trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất, hay các doanh nghiệp nhập khẩu vật
tư nơng nghiệp có thể tự mình tiêu thụ được sản phẩm của mình, nhưng nếu chỉ
đơn thuần như vậy thì cơ hội phát triển và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng là
chưa đủ, vì vậy kinh doanh vật tư nơng nghiệp ra đời với mục tiêu chính là phục
vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của người nông dân và các cơ sở kinh doanh vật tư
nông nghiệp thường chú trọng đến một việc duy nhất là mua bán được nhiều hàng.
Bên cạnh đó, do các đặc điểm của vật tư nơng nghiệp như: khó bảo quản, dễ
hao hụt, dễ hư hỏng, … và do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nước ta do đó
kinh doanh vật tư nơng nghiệp mang những đặc điểm riêng biệt như:
Thời vụ là một đặc điểm nổi bật của sản xuất nông nghiệp, do tính thời vụ
trong sản xuất nên dẫn tới thời vụ về lao động cũng như các mặt hàng vật tư nơng

nghiệp. Vì vậy các cửa hàng, đại lý cung ứng dịch vụ vật tư nơng nghiệp phải có
chiến lược kinh doanh luôn bám sát thời vụ sản xuất nông nghiệp từng vùng, địa
phương để đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các mặt hàng vật tư nông nghiệp
mà sản xuất u cầu. Bên cạnh đó, do tính thời vụ trong sản xuất đã dấn tới sự tăng
đột biến về nhu cầu các mặt hàng vật tư nông nghiệp trong thời gian ngắn kéo theo
đó là việc các nhà cung ứng phải có sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất, kho tàng, bến
bãi,…

6


Đối với các loại hàng hóa thơng thường, sự phát triển các dịch vụ cung ứng
phụ thuộc vào quy mô dân số, các khu vực có quy mơ dân số đơng thì sẽ thuận lợi
cho việc phát triển các dịch vụ. Tuy nhiên đối với thị trường vật tư nông nghiệp,
quy mô thị trường lại phụ thuộc chủ yếu vào quy mô đất đai - là phương tiện sản
xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Điều này có nghĩa là tại
những vùng có quỹ đất sản xuất nơng nghiệp lớn sẽ kéo theo đó là nhu cầu đối với
các mặt hàng vật tư nông nghiệp cũng tăng cao, việc phát triển dịch vụ vật tư nông
nghiệp sẽ thuận lợi hơn.
Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên một diện rộng, trình độ sản xuất của người
dân khơng đồng đều giữa các vùng, các khu vực, tập quán sản xuất của người dân
cũng có sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ. Do đó việc cung ứng các dịch vụ vật
tư nông nghiệp tại mỗi vùng, mỗi khu vực ln có sự khác biệt địi hỏi các chủ cửa
hàng, đại lý, các doanh nghiệp cung ứng vật tư nơng nghiệp cần phải có các chiến
lược kinh doanh cụ thể phù hợp với từng vùng để đáp ứng tốt nhất về nhu cầu vật
tư nông nghiệp cho sản xuất nông nghiệp từng địa phương.
Sản xuất nông nghiệp luôn bao hàm nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh. Do
đó việc cung ứng các dịch vụ vật tư nông nghiệp kéo theo đó cũng bao hàm nhiều
rủi ro hơn so với các ngành khác.
Trong quá trình tiêu thụ vật tư nông nghiệp, người sử dụng cuối cùng là

người nông dân với trình độ hiểu biết về các tiến bộ kỹ thuật cịn hạn chế. Do đó,
việc cung ứng các dịch vụ vật tư nông nghiệp luôn kèm theo các hướng dẫn sử
dụng để người dân có thể sử dụng các vật tư nơng nghiệp hợp lý và có hiệu quả
(Vũ Đình Thắng, 2006).
Từ khái niệm về vật tư nơng nghiệp cho thấy, các mặt hàng vật tư nơng
nghiệp thường khó bảo quản, dễ hư hỏng, hao hụt do đó cần phải có biện pháp tốt
trong bảo quản hàng hóa. Mặt khác, các mặt hàng vật tư nông nghiệp thường là các
mặt hàng kinh doanh có điều kiện do đó yêu cầu các chủ cửa hàng kinh doanh vật
tư nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về kho bãi, chứng chỉ hành nghề, và các
điều kiện kinh doanh khác (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014).

7


2.1.1.3. Vai trị của kinh doanh vật tư nơng nghiệp
Trong sản xuất nơng nghiệp vật tư nơng nghiệp đóng một vai trị quan trọng.
Bởi đối tượng trong sản xuất nơng nghiệp là các cây trồng, vật nuôi; chúng đều là
những cơ thể sống, có sự sinh trường và phát triển theo những quy luật sinh học
nghiêm ngặt về các điều kiện như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đất, độ ẩm khơng khí,
… để có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất (Vũ Đình Thắng và Hồng
Văn Định, 2002).
Với vai trò là cầu nối đưa các vật tư nông nghiệp từ nhà sản xuất tới người
tiêu dùng mà ở đây là người nông dân, dịch vụ vật tư nơng nghiệp càng phát triển,
người nơng dân càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng xuất
lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước. Kinh
doanh vật tư nông nghiệp có những vai trị quan trọng sau:
Thứ nhất, kinh doanh vật tư nơng nghiệp góp phần quan trọng trong lưu
thơng hàng hố vật tư nơng nghiệp từ các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp
nhập khẩu tới người tiêu dùng là các cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp. Kinh
doanh vật tư nông nghiệp cung ứng vật tư hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ, kịp

thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi với quy mô ngày càng
mở rộng.
Thứ hai, kinh doanh vật tư nông nghiệp thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua việc bảo
đảm những loại giống cây trồng vật ni, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc thú y,
…kinh doanh vật tư nông nghiệp thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các
loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mới, hiện đại. Đồng thời thúc đẩy
nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đảm bảo cho người tiêu dùng những hàng hoá tốt, cũng
như việc đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất qua đó
nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp.
Thứ ba, kinh doanh vật tư nông nghiệp thực hiện việc dự trữ các vật tư nông
nghiệp của sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt được dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ
tiêu dùng cá nhân.
Thứ tư, kinh doanh vật tư nông nghiệp bảo đảm điều hồ cung cầu, nó đảm
bảo sự ln chuyển hàng hóa giữa các vùng, các lãnh thổ, giữa nơi sản xuất và nơi
tiêu thụ, giữa nơi dư thừa và nơi khan hiếm, giữa nơi giá cao và nơi giá thấp.

8


Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, kinh doanh vật tư nơng nghiệp có tác dụng
lớn trong việc thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực và phân bổ các nguồn lực một cách
có hiệu quả và hợp lý.
Thứ năm, kinh doanh vật tư nông nghiệp việc áp dụng ngày càng nhiều các
dịch vụ trong các hoạt động kinh doanh hàng hố sẽ bảo đảm cho các vật tư nơng
nghiệp được cung ứng ngày càng kịp thời, thuận tiện, bảo đảm ngày càng nhiều
hàng hoá tốt, chất lượng cao, giá cả phù hợp và dịch vụ ngày càng thuận lợi cho
người tiêu dùng. Bảo đảm cung ứng hàng hoá ổn định, bình thường trong xã hội
(HIDS, 2011).

2.1.2. Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nơng nghiệp
a) Quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước: “Quản lý Nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Vũ
Tiến, 2006)
Hoặc có quan điểm cho rằng ”Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội
đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để
điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do
các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước,
được sử dụng quyền lực để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý Nhà nước được
xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem
là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý Nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
+Theo nghĩa rộng: quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
+Theo nghĩa hẹp: quản lý Nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

9


Quản lý Nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý Nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý Nhà nước chủ yếu và trước hết được thực

hiện bởi tất cả các cơ quan Nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,
trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp
Từ những quan điểm, khái niệm về vật tư nông nghiệp, dịch vụ vật tư nông
nghiệp và quản lý Nhà nước đã nêu trên, tác giả đi đến khái niệm quản lý Nhà
nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp như sau:
Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp là sự tác động của
chủ thể quản lý mà ở đây là các cơ quan quản lý của Nhà nước một cách liên tục,
có tổ chức tới đối tượng quản lý là cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ vật
tư nông nghiệp trên thị trường nhằm ổn định thị trường và đảm bảo chất lượng đối
với các mặt hàng vật tư nông nghiệp.
2.1.2.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp
Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp về cơ bản là một
trong những hoạt động quản lý Nhà nước, do đó nó mang đặc điểm chung của
quản lý Nhà nước, bao gồm các đặc điểm sau:
-

Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính

mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước. Quản lý Nhà nước được thiết lập trên cơ sở
mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”.
-

Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được

hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thực hiện q trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là
Nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực
hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.

Quản lý Nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi
hỏi Nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý

10


phải có một chương trình nhất qn, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra
từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý Nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các
quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi của
đối tượng quản lý, hoạt động quản lý Nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên
tục, không bị gián đoạn (Nguyễn Vũ Tiến, 2006).
Do đặc điểm của thị trường vật tư nông nghiệp nên công tác quản lý Nhà
nước đối với dịch vụ cung ứng các vật tư nông nghiệp còn mang một số đặc điểm
riêng biệt như:
-

Trước hết, chủ thể quản lý Nhà nước đối với vật tư nơng nghiệp nói chung

và kinh doanh vật tư nơng nghiệp là Bộ Nông nghiệp & PTNT, riêng đối với mặt
hàng vật tư nơng nghiệp là phân bón vơ cơ thì cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là
Bộ Công thương. Một số chủ thể có liên quan bao gồm UBND các cấp, Bộ
KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN và các Cục trồng trọt, chăn nuôi, ... và một số
cơ quan khác.
-

Thứ hai, đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến kinh

doanh vật tư nơng nghiệp bao gồm các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, các
doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu vật tư nơng nghiệp (Bộ Nơng

nghiệp & PTNT, 2014).
2.1.2.3. Vai trị của quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp
Vật tư nông nghiệp là các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm sản xuất nơng
nghiệp (Vũ Đình Thắng, 2006). Do vậy việc quản lý Nhà nước về vật tư nơng
nghiệp nói chung và dịch vụ vật tư nơng nghiệp nói riêng đóng vai trị hết sức quan
trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nâng cao thu nhập
cho người dân. Một số vai trò cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước đối với kinh
doanh vật tư nơng nghiệp như sau:
-

Hồn thiện hệ thống lưu thơng, phân phối đồng thời đảm bảo sự cân đối

cung – cầu các mặt hàng vật tư nông nghiệp giữa các địa phương, vùng, miền và
giữa các mùa vụ trong năm
Hạn chế tối đa các hành vi vi phạm về nhãn mác, chất lượng, gian lận
thương mại đối với các mặt hàng vật tư nơng nghiệp… qua đó góp phần bình ổn
thị trường vật tư nông nghiệp.

11


×