Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Xây dựng quy trình sản xuất nấm linh chi bằng phương pháp nuôi cấy dịch thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.3 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TIẾN DŨNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM LINH
CHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NI CẤY DỊCH THỂ

Ngành:

Công nghệ sinh học

Mã số:

60 42 02 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Bích Thùy

TS. Nguyễn Văn Giang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng được dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Tiến Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bích Thùy và TS. Nguyễn Văn
Giang – Bộ môn Vi sinh, Khoa Công nghệ Sinh học, Học Viện Nơng
Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Công Nghệ Vi Sinh, Khoa Công Nghệ Sinh Học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung
tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển Nấm, Bộ môn Công nghệ Vi sinh,
Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Dũng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ........................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.3.1.

Phạm vi về nội dung nghiên cứu........................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi về thời gian................................................................................................... 3

1.3.3.

Địa điểm nghiên cứu:................................................................................................. 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 3


1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Khái quát chung về nấm linh chi......................................................................... 4

2.1.1.

Phân loại học và phân bố........................................................................................ 4

2.1.2.

Giải phẫu hình thái quả thể nấm linh chi........................................................ 5

2.1.3.

Giá trị dược liệu của nấm linh chi...................................................................... 7

2.1.4.

Sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi ganoderma lucidum......9

2.2.

Công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phương pháp nhân giống nấm

dạng dịch thể............................................................................................................... 13

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu nhân giống nấm dịch thể trên thế giới..........13

iii


2.2.2.

Nghiên cứu nhân giống nấm dạng dịch thể tại việt nam..................... 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 19
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................... 19

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 19

3.1.2.

Vật liệu có nguồn gốc tự nhiên.......................................................................... 19

3.1.3.

Hóa chất và vật tư..................................................................................................... 19

3.1.4.


Trang thiết bị sử dụng trong thí nghiệm....................................................... 19

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 19

3.3.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20

3.3.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................... 20

3.3.2.

Phương pháp chuẩn bị mơi trường và các điều kiện thí nghiệm...25

3.3.3.

Phương pháp theo dõi và đánh giá................................................................. 26

3.3.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 30
4.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng dịch thể tới sinh trưởng


hệ sợi nấm linh chi................................................................................................... 30
4.1.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ph môi trường dinh dưỡng dạng dịch thể

tới sinh trưởng hệ sợi nấm linh chi................................................................ 30
4.1.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dịch chiết tự nhiên tới sinh

trưởng hệ sợi nấm linh chi.................................................................................. 34
4.1.3.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng carbon tới sinh

trưởng hệ sợi nấm linh chi.................................................................................. 35
4.1.4.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng nitrogen tới sinh

trưởng hệ sợi nấm linh chi.................................................................................. 37
4.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nuôi tới sinh trưởng hệ sợi giống nấm

linh chi trong môi trường dinh dưỡng dịch thể....................................... 40
4.2.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ lắc....................................... 40


4.2.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sục khí .............................. 41

4.2.3.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi............................... 44

4.3.

Kết quả nghiên cứu sử dụng giống nấm linh chi dạng dịch thể .....46

4.3.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cấy giống tới sinh trưởng hệ sợi nấm

linh chi nuôi cấy dịch thể...................................................................................... 46

iv


4.3.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi giống tới sinh trưởng hệ sợi nấm linh

chi nuôi cấy dịch thể............................................................................................... 49
4.4.

Kết quả nghiên cứu nuôi trồng nấm linh chi sử dụng nguồn giống dạng dịch thể

50

4.4.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống và nguyên liệu nuôi trồng đến

sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi và năng suất nấm linh chi....50
4.4.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống thương phẩm đến sự sinh

trưởng của nấm linh chi trên nguyên liệu nuôi trồng........................... 53
4.5.

Kết quả xây dựng quy trình sản xuất nấm linh chi bằng phương pháp nhân giống

dạng dịch thể............................................................................................................... 54
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 59
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 59

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 59

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 60
Phụ lục............................................................................................................................................. 63

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNM

Cao nấm men

CT

Cơng thức

CTĐC

Cơng thức đối chứng

CV%

Sai số thí nghiệm

g

Gram

KLC

Khuẩn lạc cầu


LSD0.05

Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%

MTĐC

Môi trường đối chứng

PG

Potato glucose

QTCN

Quy trình cơng nghệ

SKS

Sinh khối sợi

T.

Thời gian

TB

Trung bình

TN


Thí nghiệm

V/V/M

Lít khơng khí/lít mơi trường/phút

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại học nấm Linh chi............................................................................... 4
Bảng 2.2. Lục bảo Linh chi và tác dụng trị liệu............................................................ 8
Bảng 4.1. Kết quả ảnh hưởng của pH môi trường dinh dưỡng dạng dịch thể đến
đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi nấm Linh chi.................................. 31
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hưởng của pH môi trường dinh dưỡng dạng dịch thể đến
sinh khối của hệ sợi nấm Linh chi.............................................................. 33
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hưởng của dịch chiết tự nhiên đến đặc điểm sinh trưởng
hệ sợi nấm Linh chi............................................................................................ 34
Bảng 4.4. Kết quả ảnh hưởng của glucose đến đặc điểm sinh trưởng hệ sợi nấm
Linh chi...................................................................................................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả ảnh hưởng của cao nấm men đến đặc điểm sinh trưởng hệ sợi
nấm Linh chi............................................................................................................ 37
Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của các chế độ lắc đến sinh trưởng hệ sợi nấm Linh chi
40

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ sục khí đến sự sinh trưởng của giống dịch thể
(cho bình lên men dung tích 2lit)................................................................. 42
Bảng 4.8. So sánh hiệu quả ni lắc và ni sục khí............................................. 44
Bảng 4.9.


Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh trưởng

hệ sợi nấm Linh chi............................................................................................ 45
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cây giống đến sinh trưởng hệ

sợi nấm Linh chi................................................................................................... 47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nguyên liệu nuôi trồng nguồn giống đến sự sinh

trưởng của hệ sợi nấm Linh chi.................................................................. 52
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của ngun liệu ni trồng đến sự hình thành quả thể nấm

Linh chi...................................................................................................................... 53
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng giống cấy đến sự sinh trưởng của nấm Linh chi

trên nguyên liệu nuôi trồng............................................................................ 54

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Hình thái giải phẫu thể quả nấm Linh chi............................................. 5

Hình 2.2.

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi.................... 10

Hình 4.1.


Hệ sợi nấm Linh chi ni tĩnh sau 10 ngày ni cấy..................32

Hình 4.2.

Ảnh hưởng của cao nấm men tới sinh trưởng hệ sợi Linh chi
38

Hình 4.3.

Hệ sợi nấm Linh chi sau 10 ngày nuôi cấy trong bình sục khí
41

Hình 4.4.

Sinh trưởng của nấm Linh chi sử dụng nguồn giống khác nhau
51


viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kết quả ảnh hưởng của dịch chiết tự nhiên đến SKS hệ sợi nấm Linh chi .. 35
Biểu đồ 4.2. Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng glucose trong môi trường dinh dưỡng
dịch thể đến SKS hệ sợi nấm Linh chi................................................ 36
Biểu đồ 4.3. Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng cao nấm men trong môi trường dinh
dưỡng dịch thể đến SKS hệ sợi nấm Linh chi................................ 38
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của thành phần Pepton của môi trường dinh dưỡng dịch thể
đến SKS hệ sợi nấm Linh chi................................................................... 39

Biểu đồ 4.5. Đường cong sinh trưởng nấm Linh chi.............................................. 46
Biểu đồ 4.6. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ cấy giống đến SKS hệ sợi nấm Linh chi
48

Biểu đồ 4.7. Kết quả ảnh hưởng của tuổi giống đến SKS hệ sợi nấm Linh chi
49

Sơ đồ 4.1.

Quy trình cơng nghệ sản xuất nấm Linh chi bằng phương pháp nhân

giống dạng dịch thể....................................................................................... 55

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Tiến Dũng
Tên luận văn: “Xây dựng quy trình sản xuất nấm Linh chi bằng phương
pháp nuôi cấy dịch thể”.
Ngành: Công nghệ sinh học

Mã số: 60 42 02 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được các điều kiện nuôi cấy tối ưu trong nuôi cấy giống
nấm Linh chi dạng dịch thể.
Xác định được các điều kiện nuôi trồng tối ưu trong nuôi trồng nấm
Linh chi trên cơ chất tổng hợp sử dụng nguồn giống dạng dịch thể.

Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nuôi cấy giống nấm Linh chi trên môi trường dinh dưỡng dạng dịch thể
để nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm; sau đó,
sử dụng giống nấm dịch thể nuôi trồng trên cơ chất tổng hợp để nghiên cứu ảnh hưởng
của các điều kiện nuôi trồng nấm Linh chi. Từ đó, xác định được các điều kiện tối ưu cho
nuôi cấy giống nấm Linh chi dạng dich thể và nuôi trồng nấm Linh chi sử dụng nguồn
giống dạng dịch thể; trên cơ sở các kết quả đạt được, xây dựng quy trình cơng nghệ sản
xuất nấm Linh chi sử dụng nguồn giống nấm nuôi cấy dạng dịch thể.

Trong nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng
dịch thể tới sinh trưởng của hệ sợi nấm Linh được nuôi cấy, tác giả thực
hiện nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường dịch thể vànghiên cứu ảnh
hưởng của các thành phần dinh dưỡng của môi trường nuôi cấy dịch thể.
Trong nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ nuôi khác nhau tới sinh
trưởng hệ sợi nấm Linh chi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng dịch thể, tác giả thực
hiện thí nghiệm ni cấy hệ sợi nấm Linh chi trong môi trường dinh dưỡng dịch thể và
nghiên cứu trong các điều kiện: nuôi tĩnh, ni trên máy lắc và ni sục khí.

Trong nội dung nghiên cứu phương pháp sử dụng giống nấm dạng
dịch thể, thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và độ tuổi giống
được sử dụng để cấy chuyển tốt nhất, nghiên cứu tỷ lệ cấy chuyển giống
tối ưu nhất khi cần nhân giống các cấp trung gian.
Trong nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống tới hiệu quả nuôi trồng
nấm Linh chi, tiến hành thí nghiệm so sánh hiệu quả nuôi trồng nấm Linh chi sử dụng

x


nguồn giống dịch thể với đối chứng là nguồn giống thể rắn truyền thống; nghiên cứu tỷ
lệ sử dụng giống dịch thể hữu hiệu để cấy lên cơ chất tổng hợp ni trồng nấm.


Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu đã xác định được các điều kiện tối ưu để nhân giống
nấm Linh chi dạng dịch thể và các điều kiện tối ưu để nuôi trồng nấm Linh chi
sử dụng nguồn giống dạng dịch thể. Đồng thời, tác giả đã chứng minh được
hiệu quả và ưu điểm vượt trội của công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi trên cơ
chất tổng hợp sử dụng nguồn giống dạng dịch thể so với công nghệ nuôi trồng
nấm Linh chi sử dụng nguồn giống trên thể rắn đang phổ biến hiện nay.
Trên các cơ sở đó, tác giả xây dựng được chi tiết các cơng đoạn sản xuất và
đề xuất quy trình sản xuất nấm Linh chi bằng phương pháp nhân giống dịch thể./.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Tien Dung
Thesis title: Establish the production process of Ganoderma lucidum by
breeding method of the liquid form.
Major: Biotechnology

Code: 60 42 02 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Determination of optimum culture conditions in culture of Ganoderma lucidum.

Identification of optimum culture conditions for growing Lingzhi
mushrooms on synthetic substrates using humoral material sources.
Materials and Methods

Propagation of the Lingzhi mushroom variety on a nutrient medium to study
factors affecting the growth and development of mycelium; After that, using the
fungus cultured on synthetic substrates to study the effect of growing conditions of
the mushrooms. From there, the optimum conditions for cultivating Lingzhi
mushrooms and cultivating Lingzhi mushrooms using the source of the same
species; On the basis of the results obtained, to build up the technological process
of producing Lingzhi mushrooms using the source of cultured mushrooms.

In the study on the effect of the nutrient medium environment on the
growth of the mycotoxins cultured, the authors studied the effect of pH on
the medium and studied the effects of nutrients of the culture medium.
In the study of the effect of different culture regimes on the growth of
the mycobacterium hyphae in culture media, the author conducted
experiments on culture of hyphae in mushroom hybrids. and in the study
of static culture, raising on the shaking machine and aeration.
In the research on the method of using the mushroom species, we
conducted a study on the effect of time and age on seedlings used for
best transplantation. like intermediate levels.
In the contents of the study on the effect of seed sources on the efficiency
of growing Lingzhi mushrooms, the experiments to compare the effectiveness of
growing Lingzhi mushrooms using the source of seedlings with the control is a
traditional solid seed source; Study on the rate of use of effective bacillary
seedlings for transplanting into synthetic mushroom culture.

xii


Main findings and conclusions
The results of the study have identified the optimal conditions for propagation of
the Ganoderma lucidum of the liquid form and the optimal conditions for the productions

the Ganoderma lucidum. At the same time, the author has proved the effectiveness and
advantages of the technology of growing Lingzhi mushrooms on the synthetic substrate
using the source of aquatic species compared with the technology of growing Lingzhi
mushrooms using the same source solids are popular nowadays.

On that basis, the author elaborated the production steps and proposed the
production process of Lingzhi mushrooms by breeding method of the liquid form./.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu có giá trị cao đối với sức khỏe
con người; từ hơn 4000 năm trước ở Trung Quốc, nấm Linh chi đã
được biết đến và sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm có hiệu
quả cao trong việc điều trị và làm thuyên giảm một số căn bệnh nan y,
giải độc, bồi bổ sức khỏe tăng cường sinh lực,… Vì thế Linh chi được
xem như một loại thần dược, chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi ở trong nước và trên thế giới ngày
càng gia tăng, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi thêm nhiều
sản phẩm từ nấm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Do đó, nhu cầu sử dụng nấm
Linh chi trong công nghệ dược liệu cũng như thực phẩm chức năng ngày càng
tăng. Tuy nhiên, lượng cung của nấm Linh chi luôn thấp hơn so với nhu cầu đặc
biệt là các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng thương phẩm
cùng với hàm lượng của một số dược chất quý giá trong nó.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, giàu tiềm năng lâm nghiệp do đó nguồn
phế liệu từ nơng, lâm nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân ngơ, lõi ngơ…
rất dồi dào, đây là nguồn nguyên liệu thích hợp để trồng nấm; Bên cạnh đó điều
kiện tự nhiên cũng rất phù hợp với việc ni trồng nấm nói chung cũng như nấm

Linh chi nói riêng. Trong mười năm trở lại đây, ngành sản xuất nấm ăn
– nấm dược liệu ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn chậm phát
triển hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới do ít đầu tư vào nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất nấm ăn – nấm dược liệu.
Nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn đặt ra yêu cầu về công nghệ nhằm nâng cao
sản lượng cũng như chất lượng trong sản xuất ni trồng nấm Linh chi. Các dược
chất có giá trị được chiết xuất từ quả thể nấm dược liệu, trong đó có Linh chi, đã và
đang là nguồn dược liệu quan trọng cung cấp cho ngành sản xuất dược phẩm và
thực phẩm chức năng. Việc nghiên cứu phát triển cơng nghệ sản xuất nấm nói
chung và sản suất nấm Linh chi nói riêng nhằm rút ngắn chu kỳ ni trồng, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và chất lượng nấm là yêu cầu tất yếu.



nước ta hiện nay, sản xuất nấm ăn - nấm dược liệu ngày càng phát triển

mạnh, tuy nhiên các cơ sở nhân giống và nuôi trồng nấm ở nước ta đều đang áp

1


dụng cơng nghệ ni trồng nấm nói chung và nấm Linh chi nói riêng chủ yếu được
thực hiện theo quy trình cơng nghệ nhân giống trên cơ chất rắn (như nhân giống
trên các môi trường thạch, mùn cưa tổng hợp, thóc, que sắn, v.v..) Đây là phương
pháp truyền thống, quá trình sản xuất đơn giản và được sử dụng phổ biến; tuy nhiên
phương pháp này có một số hạn chế như hệ số nhân giống thấp, chất lượng giống
không ổn định và không đồng nhất về tuổi giống trong cùng một chai giống, rất khó
khăn khi cần sản xuất một lượng lớn giống phục vụ sản xuất; thời gian nhân ni
một cấp giống kéo dài trung bình từ 15 đến 25 ngày, thời gian từ khi cấy giống vào
nguyên liệu nuôi trồng đến khi thu hái nấm thương phẩm dài trong vòng 3-4 tháng,

dẫn đến giá thành giống nấm và nấm thương phẩm cao; hơn nữa, các công đoạn
của quy trình sản xuất truyền thống chỉ thích hợp cho các cơ sở nuôi trồng thủ công
với quy mô manh mún nhỏ lẻ, chỉ có thể áp dụng cơ giới hóa một phần nào đó
(nhưng chưa có hiệu quả cao) trong q trình sản xuất.
Trong khi đó, cơng nghệ nhân giống nấm lớn dạng dịch thể đang là hướng nghiên cứu
được các nhà nghiên cứu nấm đặc biệt quan tâm;nghiên cứu và sản xuất giống dịch thể trên
thế giới đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Ứng dụng sản xuất giống dịch thể có hiệu
quả rõ rệt so với giống thể rắn như rút ngắn thời gian sinh trưởng chỉ còn 4 - 6 ngày một cấp
giống, độ thuần cao, chất lượng tốt, tỷ lệ nhiễm giảm, thích hợp cho sản xuất giống nấm và
nuôi trồng nấm theo quy mơ cơng nghiệp.

Việc nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ nhân giống nấm dạng dịch
thể có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết góp phần giải quyết các khó khăn và hạn
chế của công nghệ sản xuất hiện nay; đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như xu
hướng sản xuất theo định hướng thị trường và trên quy mô cơng nghiệp.
Nhận định được vai trị và tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn thực hiện đề
tài: “Xây dựng quy trình sản xuất nấm Linh chi bằng phương pháp ni cấy dịch
thể” nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Kết quả nghiên cứu xây dựng được quy trình sản xuất nấm
Linh chi bằng phương pháp ni cấy giống dạng dịch thể.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được một số điều kiện tối ưu của môi trường nuôi cấy
giống nấm Linh chi chủng Ga-1 dạng dịch thể.

2



Đánh giá kết quả nuôi trồng nấm Linh chi sử dụng nguồn giống dạng
dịch thể với đối chứng nuôi trồng Linh chi sử dụng nguồn giống thể rắn
được sản xuất theo phương pháp truyền thống; từ đó xây dựng được quy
trình sản xuất nấm Linh chi bằng phương pháp ni cấy giống dạng dịch thể.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy giống nấm Linh chi cấp trung gian dạng
dịch thể để xây dựng quy trình nhân giống nấm dạng dịch thể phục vụ sản suất;

Nghiên cứu nuôi trồng nấm Linh chi sử dụng nguồn giống dạng
dịnh thể trên cơ chất nuôi trồng tổng hợp để sản xuất quả thể nấm.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: từ 08/2016 đến 08/2017.
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu:
Bộ môn Công nghệ Vi sinh, Khoa Công nghệ Sinh học, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu và Phát triển Nấm,Bộ môn Vi
sinh, Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về
các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của hệ sợi nấm Linh chi trong môi trường
dịch thể, cũng như nhu cầu về dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh tối ưu
cho sinh trưởng, phát triển của Linh chi trong điều kiện nuôi cấy dịch thể.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng quy trình cơng nghệ sản xuất
nấm Linh chi, trong đó cơng nghệ nhân giống dạng dịch thể của giống nấm Linh
chi Ga-1 cho phép cải thiện khả năng sinh trưởng của giống, rút ngắn thời gian

nuôi cấy giống, tăng chất lượng giống nấm cung cấp cho nuôi trồng nấm.

Cơng nghệ này có tính khả thi cao, có thể thay thế cho công nghệ
truyền thống, rút ngắn chu kỳ nuôi trồng nấm, tăng năng suất nấm
thương phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NẤM LINH CHI
2.1.1. Phân loại học và phân bố
Nấm Linh chi có tên khoa học là: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst.

Tên tiếng Anh: Lingzhi, Reishi.
Tên thông dụng là Linh chi (Việt Nam), Lingzhi (Trung Quốc), Reishi
(Nhật Bản). Ngoài ra, nấm Linh chi cịn có nhiều tên gọi khác nhau, như:
Bất lão thảo, Vạn niên thảo, Thần tiên thảo, Chi linh, Đoạn thảo,…
Nấm Ganoderma rất phong phú và phân bố khá rộng ở vùng nhiệt đới ẩm
và cận nhiệt đới, chúng thường phát triển trên giá thể là thân gỗ mục hay các
nguyên liệu có cellulose; trong tự nhiên, Linh chi có thể được tìm thấy ở các
rừng có nhiều loại cây lá rộng, nhất là rừng gỗ lim nên còn gọi là nấm lim.

Bảng 2.1. Phân loại học nấm Linh chi
Giới nấm

Funggi

Ngành nấm thật


Eumycota

Ngành phụ

Baisidiomycota

Lớp nấm đảm

Hymenomycetes

Lớp phụ

Hynomycetidae

Bộ nấm lỗ

Aphyllophorales

Họ Linh chi

Ganodermataceae

Họ phụ

Ganodermoidae

Chi Linh chi

Ganoderma


Loài Linh chi

Ganoderma lucidum
Nguồn: Trịnh Tam Kiệt (2013)

Linh chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại. Các loài Linh
chi được xếp vào một họ riêng là họ Ganodermataceae. Từ khi xác lập thành

4


một chi riêng là Ganoderma, đến nay tính ra có hơn 200 lồi được
ghi nhận (Lê Xn Thám,1996).
Trong đó, chỉ riêng với Linh chi đỏ Ganodermalucidum, hiện nay có khoảng
45 thứ (variete) Linh chi được xác định; nghĩa là chỉ với Linh chi đỏ ta đã có 45
loại có màu sắc khác nhau thay đổi từ vàng, vàng cam đến cam, đỏ cam, đỏ, đỏ
sậm, đỏ tía,... Do vậy Linh chi đỏ được gọi là Linh chi chuẩn để phân biệt với
những lồi khác cùng chi Ganoderma nhưng khơng phải là Linh chi thật sự. Khi
nói đến “Linh chi” là đề cập đến Linh chi đỏ Ganoderma lucidum.

Ngồi ra cịn có Linh chi đen (Ganoderma subresinosum) và Linh chi
tím là hai loại hoàn toàn khác Linh chi đỏ. Linh chi vàng gặp ở Việt Nam,
chưa phát hiện thấy ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.

Trong số các loại Linh chi tìm thấy cho đến nay thì Linh chi đỏ
(Ganoderma lucidum) được nghiên cứu y dược chi tiết nhất. Lồi
chuẩn Ganoderma lucidum có thành phần hoạt chất sinh học phong
phú và hàm lượng dược liệu nhiều nhất.
2.1.2. Giải phẫu hình thái quả thể nấm Linh chi
Nấm Linh chi là một trong những loại nấm phá gỗ, đặc biệt trên

các cây thuộc bộ Đậu (Fabales). Nấm xuất hiện nhiều vào mùa mưa,
trên thân cây hoặc gốc cây. Ở Việt Nam nấm Linh chi được gọi là nấm
Lim và được phát hiện ở miền Bắc bởi Patouillard N.T (1890 đến 1928).

Hình 2.1. Hình thái giải phẫu thể quả nấm Linh chi
Nguồn: Lê Xuân Thám (1996)

5


Quả thể của nấm Linh chi (cây nấm) gồm hai phần: cuống nấm
và mũ nấm (phiến nấm, tai nấm).
Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên đơi khi đính tâm do sự liền
tán; cuống có hình trụ đường kính từ 0,3-3,5 cm; cuống nấm ít phân
nhánh, đơi khi có uốn khúc cong queo.
Lớp vỏ cuống láng bóng, khơng có lơng, phủ suốt lên đến mặt
tán nấm; vỏ cuống có thể có màu đỏ, nâu đỏ, hay nâu đen,…
Mũ nấm khi còn non có hình trứng, lớn dần có hình quạt, đơi khi
dị dạng; trên mặt mũ thường nhẵn bóng như láng vecni, khơng có
lơng, có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng
nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím,... càng về già thì màu càng sẫm lại.
Mũ nấm trưởng thành có thể có đường kính biến động lớn từ 2-15cm,
thường dày 0,8-3,3 cm; có lồi Linh chi đường kính lớn tới 100 cm; ở phần
đỉnh cuống thường lồi lên hay hơi lõm xuống (Nguyễn Hữu Đống, 2002).
Mặt dưới thể quả thuờng phẳng, có màu trắng kem hay hơi vàng nhạt, có nhiều
lỗ nhỏ li ti; đây là lớp bào tầng sinh sản của nấm, chính những lỗ này là nơi hình
thành và phóng thích bào tử khi quả thể trưởg thành. Mật độ lỗ khoảng 3 – 5
2

ống/mm , miệng lỗ gần trịn. Khi bổ đơi quả thể ra thì thấy dây là những ống thẳng,

chiều dày từ 0,3 – 1,5 cm. Cịn phần thịt nấm ở trên thì có màu vàng nâu đến nâu đỏ.
Phân cách giữa phần trên và phần duới (tầng sinh sản) là khá rõ ràng vì phần trên thì
các lớp tia sợi hướng lên, cịn phần duới thì là ống thẳng hướng xuống.

Phần thịt nấm dày từ 0,4 – 2,2 cm, màu vàng kem – nâu nhợt – trắng kem,
phân chia kiểu lớp trên và lớp dưới. Thấy rõ ở các lớp trên, các tia sợi hướng
lên. Trên lát cắt trên giải phẫu hiển vi, chỉ thấy đầu trên các sợi phình hình chùy,
màng rất dày, đan khít vào nhau, tạo thành lớp vỏ láng (dày khoảng 0,2 – 0,5
mm). Nhờ lớp láng bóng khơng tan trong nước do đó mà nấm chịu được mưa,
nắng. Ở lớp dưới hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng hay thụ tầng - hymenium) là một lớp ống dày từ
0,2 – 1,8 cm màu kem – nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, màu
trắng, vàng chanh nhạt, khoảng 3 - 35 ống/mm. Đảm đơn bào (holobasidie) hình
trứng hình chùy, khơng màu dài 16 – 22 µm, mang 4 đảm bào tử (basidiospores).
Nấm đến tuổi trưởng thành lỗ sinh bào tử ở phía dưới phiến có màu nâu sẫm;
khi bào tử đảm chín thì nó được phóng thích dọc theo ống và thốt ra ngồi

6


qua miệng lỗ ống. Khi Linh chi phóng thích bào tử, nhìn xuyên qua ánh
nắng sẽ thấy từng đợt bào tử bay như khói bám vào mặt trên Linh chi
tạo thành một lớp bụi mỏng màu nâu đỏ, rất mịn, như đất đỏ bazan.

Bào tử đảm của nấm Linh chi có hình trứng hoặc hình trứng cụt
(truncat), có phần phụ khơng màu bao quanh lỗ nảy mầm, có màu
vàng rỉ sắt. Bào tử đảm có vỏ với cấu trúc hai lớp màng, màng ngồi
nhẵn, khơng màu, màng trong màu nâu rỉ, phát triển thành những
gai nhọn vươn sát màng ngoài. Kích thước 5 – 6,5 x 8,5 - 11,5 µm.
Lỗ nảy mầm của bào tử đảm khá lớn, là đặc điểm quan trọng của lồi

Ganoderma (đường kính cỡ 3,2 – 4,2 µm). Đã có nhiều thảo luận lý thú, đặc biệt
là các thí nghiệm gieo đảm bào tử để xác định chức năng của cấu trúc này. Đặc
biệt Furtado và Steyaert thường lưu ý, gọi vùng này là đỉnh bào tử, nhấn mạnh
đặc điểm nở phồng dày lên của vùng này của các loài Ganoderma.

Quả thể, sợi nấm, bào tử Linh chi đều có thể trị bệnh bởi chúng
chứa hơn 400 hợp chất có hoạt tính sinh học (Sanodiya et al. , 2009).
Tác dụng của bào tử cũng giống như tác dụng của nấm Linh chi.
Thường một vài sản phẩm của các hãng trên thị trường có phối hợp
Linh chi và bào tử phá vỏ hoặc không phá vỏ. Các sản phẩm này
thường đắt hơn các sản phẩm khơng có bào tử. Tuy nhiên những bào
tử đã phá lớp vỏ thì dễ bị oxy hóa nếu bảo quản khơng tốt, cịn nếu
khơng phá vỏ thì cơ thể khó hấp thụ nếu dùng dưới dạng viên nang.

2.1.3. Giá trị dược liệu của nấm Linh chi
Theo Đơng y, nấm Linh chi có vị ngọt, tính bình, bổ ngũ tạng (tim, gan,
lá lách, phổi, thận), khơng độc mà cịn có tác dụng giải độc, an thần, lưu
thơng khí huyết,... Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông,
các tác dụng lớn của nấm Linh chi như sau: Kiện não (làm sáng suốt, minh
mẫn); Bảo can (bảovệ gan); Cường tâm (thêm sức cho tim); Kiện vị (củng cố
dạ dày và hệ tiêu hoá); Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp); Giải độc
(giải tỏa trạng thái dị cảm); Trường sinh (tăng tuổi thọ).
Từ cách đây hàng ngàn năm, Linh chi là một trong số các dược thảo thiên
nhiên đã được sử dụng để làm thuốc. Giá trị dược liệu của Linh chi đã được ghi
chép trong các thư tịch cổ của nhiều triều đại Trung Quốc, cách nay hơn 4000
năm. Trong sách “Thần nông bản thảo” cách đây khoảng 2000 năm thời nhà

7



Châu (thời hậu Hán, năm 25 đến 22 trước Công nguyên), đề cập đến
365 dược thảo thì Linh chi được xếp vào hàng “Thượng dược”, ở vị
trí số một sau đó mới đến Nhân sâm.
Đến thời Minh, nhà dược học nổi tiếng Lý Thời Trân viết Bản thảo
cương mục gồm 2000 lồi thuốc thì Linh chi vẫn được xếp vào hàng
đầu; Ơng viết: “Dùng lâu người nhẹ nhàng, khơng già, sống lâu như thần
tiên”. Ơng căn cứ vào tính vị, công năng dược lý khác nhau mà khái quát
“Lục bảo Linh chi” (sáu loại Linh chi) ứng theo từng màu như sau:

Bảng 2.2. Lục bảo Linh chi và tác dụng trị liệu
Tên gọi

Màu sắc

Đặc tính dược lý
Vị chua, tính bình, khơng độc;

Linh chi xanh
Thanh chi

Xích chi

Hồng chi

Cịn có tên là Long chi

Chủ trị sáng mắt, bổ can khí
an thần, tăng trí nhớ.

Linh chi đỏ


Vị đắng, tính bình, khơng độc;

Cịn có tên là Hồng chi hay
Đơn chi

Tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ trung,

Linh chi vàng

Vị cam (ngọt), tính bình, khơng

Cịn có tên là Kim chi

độc; Chủ trị ích trùng khí, an thần

chữa trị xung trung kết (tứcngực).

Vị cay, tính bình, khơng độc;
Linh chi trắng
Bạch chi

Chủ trị ích phế khí, làm
thơng miệng, mũi, an thần

Cịn có tên là Ngọc chi

Vị mặn, tính bình, khơng độc;
Hắc chi


Linh chi đen

Chủ trị chứng ù tai, lợi khớp, bảo

Cịn có tên gọi là Huyền chi

thần (bảo vệ cơng năng của hệ thần
kinh), ích tinh khí, làm dai gân cốt

Tử chi

Ngọt, ơn, khơng độc;

Linh chi tím
Cịn có tên gọi là Mộc chi

Chủ trị lợi thủy đạo (lợi
tiểu), ích thận khí
Nguồn: Lý Thời Trân (1590)

8




Việt Nam, trong các tài liệu lưu lại của Hải Thượng Lãn Ông – Lê

Hữu Trác (1720-1791) cũng thấy đề cập đến Linh chi) trong “Y lý thâu
nhàn ngôn phụ chí”. Sau đó, nhà bác học Lê Q Đơn (1726 – 1784)
viết về Linh chi trong “Vân Đoài loại ngư” và “Kiến văn tiểu lục” đánh

giá Linh chi là “Một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” với
những tác dụng lớn như kiện não, bảo can, cường tâm, kiên vị, cường
phế, giải độc, giải cảm và giúp con người sống lâu tăng tuổi thọ.
Công hiệu của Linh chi ghi trong “Thần nơng bản thảo kinh” đến
nay hồn tồn được khẳng định đồng thời còn phát hiện các hoạt tính
dược lý và trị liệu đa phương của Linh chi. Lý do là Linh chi có khả
năng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chính vì vậy mà phịng trừ
được các chứng bệnh sinh ra do sức đề kháng của cơ thể yếu.
Khoa học hiện đại ứng dụng các thành tựu của kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến đã chứng minh, các hoạt chất trong nấm Linh chi có khả năng: ức
chế tế bào ung thư, cải thiện thể chất của bệnh nhân ung bướu, giảm nhẹ
triệu chứng bệnh; hạ và ổn định đường huyết giúp điều hòa huyết áp, điều trị
bệnh tiểu đường; giảm cholesterol toàn phần giúp giảm mỡ máu, xơ mạch,
điều trị các bệnh về tim; chữa tổn thương gan đối với các bệnh gan mạn tính
mới phát và nâng cao chức năng gan; giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch,
kháng vi khuẩn, kháng virus, chống dị ứng, chữa suy nhược thần kinh,
chống suy nhược cơ thể; v.v.. (Trần Văn Mão, 2004).

2.1.4. Sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi Ganoderma lucidum

Chu kì sống của nấm Linh chi
Vòng đời của nấm Linh chi bắt đầu từ khi quả thể trưởng thành và
phóng thích bào tử đảm đơn bội vào khơng khí để phát tán nhờ gió. Khi gặp
o

điều kiện thuận lợi về nhiệt độ (28 – 30 C), độ ẩm, ánh sáng… bào tử đảm sẽ
nảy mầm, hình thành hệ sợi mầm sơ cấp đơn nhân. Hệ sợi sơ cấp nhanh
chóng phát triển thành hệ sợi thứ cấp nhờ sự tiếp hợp giữa hai sợi sơ cấp –
tức là tạo thành hệ sợi song hạch. Hệ sợi thứ cấp phát triển và phân nhánh
mạnh tràn ngập khắp giá thể và chiếm hầu hết chu kỳ sống của Linh chi.

Lúc này, thường có hiện tượng hình thành bào tử vơ tính màng dày – rất
dày. Chúng dễ dàng rụng ra khi gặp điều kiện phù hợp để nảy mầm cho ra hệ sợi
song mạch tái sinh. Hệ sợi thứ cấp phát triển đến khi đạt đến giai đoạn cộng bào

9


thì các vách ngăn được hịa tan. Sau đó hệ sợi hấp thu và tích lũy dinh dưỡng
rồi liên kết lại tạo mầm quả thể; đây chính là giai đoạn phân hóa hệ sợi. Từ hệ
sợi ngun thủy hình thành các sợi cứng màng dày, ít phân nhánh bên kết lại
thành cấu trúc bó được cố kết bởi các sợi bên phân nhánh rất mạnh. Từ đó hình
thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn mập.



môi trường thuận lợi, độ ẩm và dinh dưỡng dồi dào, mầm quả thể

sẽ sinh trưởng nhanh, phần đỉnh trụ bắt đầu xòe tán đồng thời lớp vỏ
láng đả cam xuất hiện; Tán phát triển lớn dần thành quả thể trưởng thành
hình thành bào tầng chuẩn bị phát tán bào tử đảm. Lúc này sự dung hòa
của hai nhân xảy ra, sau đó giảm nhiễm tạo thành bốn nhân. Chúng di
chuyển về bốn bào tử hình thành nên bốn bào tử đơn nhân (n). Các bào
tử trưởng thành sẽ phóng thích ra mơi trường và bắt đầu chu kỳ mới.

Hình 2.2. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi
Nguồn: Nguyễn Lân Dũng (2001)

Điều kiện sinh trưởng và phát triển
Nấm Linh chi thích nghi ở nhiệt độ thấp, phát triển tốt từ 220


28 C, độ ẩm khơng khí từ 75-80%, độ ẩm cơ chất từ 65-70.
Dinh dưỡng
Nấm Linh chi là loại nấm phá gỗ mạnh, có khả năng sử dụng trực tiếp
nguồn cellulose. Do đó, nguyên liệu nào có cellulose thì nấm Linh chi có thể
sống và phát triển. Chúng có khả năng phân giải và hấp thu lignin, cellulose,
hemicellulose chủ yếu dựa vào các enzym. Do vậy mùn cưa, rơm rạ, bơng phế
thải, bã mía, lõi ngơ,… đều có thể trồng nấm Linh chi. Ngồi carbon thì nitrogen

10


×