HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN CẢNH DƯƠNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
8340410
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Cảnh Dương
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn
Hùng, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi tận tình, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ Chi cục thuế, các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu trong q trình nghiên cứu luận
văn này.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Cảnh Dương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ........................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.1.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 1
1.2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung............................................................................................................ 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
1.3.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
1.4.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................... 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4
1.5.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH............................................... 5
2.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................... 5
2.1.1.
Một số khái niệm liên quan....................................................................................... 5
2.1.2.
Đặc điểm, vai trò và quy trình quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngồi
quốc doanh................................................................................................................ 10
2.1.3.
Các sắc thuế hiện hành............................................................................................ 14
2.1.4.
Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ...............17
2.1.5.
Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.......................................................................................................................... 22
2.2.
CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................ 28
2.2.1.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý thu thuế doanh
nghiệp ngoài quốc doanh........................................................................................ 28
iii
2.2.2.
2.2.3.
Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý thu thuế
doanh nghiệp ngoài quốc doanh
33
Bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên............................ 36
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 38
3.1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................... 38
3.1.1.
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.............................................................................. 38
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 39
3.1.3.
Giới thiệu về Chi cục Thuế huyện Văn Giang..................................................... 41
3.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 46
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu................................................................................. 46
3.2.2.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................ 48
3.2.3.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 49
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 51
4.1.
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ CÁC DOANH
NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN
GIANG, TỈNH HƯNG YÊN
51
4.1.1.
Khái quát về công tác thu thuế đối tại Chi cục thuế Văn Giang .......................51
4.1.2.
Thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
54
Kết quả đánh giá của người nộp thuế về chính sách thuế và tình hình
quản lý thu thuế
77
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ CÁC
DOANH NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN
80
4.1.3.
4.2.
4.2.1.
Cơ chế và chính sách thuế của Nhà nước............................................................. 80
4.2.2.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế................................................ 81
4.2.3.
Nhận thức của doanh nghiệp nộp thuế.................................................................. 83
4.2.4.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ...................................................... 86
4.2.5.
Các nhân tố khác...................................................................................................... 89
4.3.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN
GIANG, TỈNH HƯNG YÊN 90
4.3.1.
Giải pháp về đăng ký, kê khai thuế....................................................................... 90
iv
4.3.2.
Giải pháp về quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế ...................................... 92
4.3.3.
Giải pháp về quản lý nợ thuế.................................................................................. 92
4.3.4.
Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.................................................... 93
4.3.5.
Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .........95
4.3.6.
Giải pháp về tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý thu thuế .................. 97
4.3.7.
Một số giải pháp khác.............................................................................................. 98
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 101
5.1.
KẾT LUẬN............................................................................................................. 101
5.2.
KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 102
5.2.1.
Đối với Nhà nước................................................................................................... 102
5.2.2.
Đối với Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính............................................................... 102
5.2.3.
Đối với Cục thuế tỉnh Hưng Yên......................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 104
PHỤ LỤC 01.......................................................................................................................... 106
PHỤ LỤC 02.......................................................................................................................... 108
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CN–XD
Cơng nghiệp – Xây dựng
DN
Doanh nghiệp
DNNQD
Doanh nghiệp ngồi quốc doanh
ĐVT
Đơn vị tính
GTGT
Giá trị gia tăng
GTSX
Giá trị sản xuất
HĐND
Hội đồng nhân dân
KBNN
Kho bạc nhà nước
KD
Kinh doanh
KH&CN
Khoa học và cơng nghệ
HHDV
Hồng hóa dịch vụ
MST
Mã số thuế
NN
Nhà nước
NQD
Ngoài quốc doanh
NNT
Người nộp thuế
NSNN
Ngân sách nhà nước
QLT
Quản lý thuế
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TM–DV
Thương mại – Dịch vụ
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bậc phí mơ
Bảng 3.1.
Tình hình p
Bảng 3.2.
Số lượng c
thuộc Chi c
Bảng 3.3.
Số lượng cá
Bảng 3.4.
Phương ph
Bảng 3.5.
Số lượng m
Bảng 4.1.
Phân loại d
đoạn 2015
Bảng 4.2.
Kết quả thự
Giang, tỉnh
Bảng 4.3.
Số lượng cấ
Bảng 4.4.
Tổng hợp t
doanh do C
Bảng 4.5.
Tổng hợp k
của doanh
Bảng 4.6.
Số doanh n
nghỉ kinh d
Bảng 4.7.
Quản lý hồ
Bảng 4.8.
Tổng hợp s
Bảng 4.9.
Tổng hợp n
Văn Giang
Bảng 4.10.
Số doanh n
huyện Văn
Bảng 4.11.
Kết quả kiể
Bảng 4.12.
Tình hình c
doanh tại C
Bảng 4.13.
Vi phạm về
nghiệp ngo
2015- 2017
vii
Bảng 4.14. Vi phạm qua kiểm tra hoá đơn doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện
Văn Giang 2015 - 2017
75
Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm qua kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi
cục thuế huyện Văn Giang giai đoạn 2012 - 2017
76
Bảng 4.16. Đánh giá của người nộp thuế về công tác đăng ký, kê khai, thu nộp
thuế của Chi cục Thuế huyện Văn Giang
77
Bảng 4.17. Đánh giá của người nộp thuế về cơng tác hồn thuế, miễn thuế, giảm
thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của Chi cục Thuế huyện Văn Giang
78
Bảng 4.18. Đánh giá của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh về chính sách thuế
và trách nhiệm của Chi cục Thuế trong quản lý thu thuế
80
Bảng 4.19. Đánh giá của các doanh nghiệp về cơ chế và chính sách thuế của
Nhà nước
81
Bảng 4.20. Đánh giá của các doanh nghiệp về trình độ chun mơn nghiệp vụ
của cán bộ thuế82
Bảng 4.21. Hiểu biết của doanh nghiệp ngồi quốc doanh về chính sách thuế
trong khi thực hiện kinh doanh 84
Bảng 4.22. Đánh giá của các cán bộ thuế về ý thức tự giác của người nộp thuế ..........86
Bảng 4.23. Kết quả thực hiện tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp NQD ......................... 87
Bảng 4.24. Tỷ lệ người nộp thuế tham gia tập huấn về thuế ............................................ 88
Bảng 4.25. Nguồn thơng tin người nộp thuế tìm kiếm để tham gia tập huấn về
thuế
viii
89
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh .........................13
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục thuế huyện Văn Giang ........................43
Sơ đồ 4.1 Quy trình quản lý MST tại Chi cục thuế Văn Giang...................................... 55
Sơ đồ 4.2. Quản lý đóng mã số thuế tại Chi cục thuế Văn Giang .................................... 59
Sơ đồ 4.3. Quản lý thuế đối với DNNQD ngừng kinh doanh .......................................... 60
Sơ đồ 4.4. Quản lý cơng tác hồn thuế tại chi cục thuế Văn Giang................................ 61
Sơ đồ 4.5. Quản lý thông tin người nộp thuế và hóa đơn thuế ......................................... 71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của người nộp thuế đối với các kết luận kiểm tra của Chi cục
Thuế
ix
79
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Cảnh Dương
Tên luận văn: Tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thu thuế các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên từ đó
đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Tương ứng với đó là
mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; (2) Đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2017; (3) Đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ
cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn
khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các
công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để
đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 108 mẫu bao
gồm 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 08 cán bộ Chi cục thuế.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho thấy: Năm 2016, có 16 đối tượng
đã được cấp mã số thuế, tăng 1 đối tượng so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017 có 50
đối tượng được cấp mã số thuế, tăng thêm 34 đối tượng so vói năm 2016, trong đó cấp
mới chủ yếu là cho các đối tượng thuộc Công ty TNHH. Chi cục Thuế huyện Văn Giang
đã thường xuyên đôn đốc các đối tượng nộp hồ sơ khai thuế và áp dụng các biện pháp như
ra thông báo về nộp hồ sơ khai thuế, xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm hồ sơ khai
thuế, do vậy hầu hết các đối tượng thuộc diện phải kê khai thuế đã chấp hành
x
nghiêm túc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Năm 2015, Chi cục thuế huyện Văn Giang
thực hiện hoàn thuế cho 2 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT với tổng số thuế đề nghị
hoàn là 410,1 triệu đồng, trong đó hồn cho trường hợp số thuế âm liên tục từ 3 tháng
trở lên, số thuế GTGT đề nghị hoàn nhưng khơng được giải quyết hồn thuế là 150,1
triệu đồng. Năm 2016 có 3 hồ sơ với số thuế GTGT đề nghị hoàn là 710 triệu đồng, số
thuế GTGT đề nghị hồn nhưng khơng được giải quyết hồn thuế là 150 triệu đồng.
Năm 2017 có 3 hồ sơ được hồn thuế, số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn là 980 triệu
đồng, số thuế GTGT được hoàn là 980 triệu đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đến công tác quản lý thu thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là: Cơ chế và chính
sách thuế của Nhà nước; Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ thuế; Nhận thức
của doanh nghiệp nộp thuế; Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Môi trường
kinh tế - xã hội;...
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý thu thuế đối với các các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 như sau: (1) Giải pháp về quản lý công tác
đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế, thu nộp thuế; (2) Giải pháp về quản lý hoàn thuế,
miễn thuế, giảm thuế; (3) Giải pháp về quản lý nợ thuế; (4) Giải pháp về công tác
thanh tra, kiểm tra thuế; (5) Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ
người nộp thuế; (6) Giải pháp về tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý thuế; (7)
Một số giải pháp khác.
xi
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Canh Duong
Thesis title: Enhancing tax collection management for non-state enterprises in Van
Giang district, Hung Yen province
Major: Economic management
Code: 8340410
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study focus on evaluating the situation of tax collection management for onstate enterprises in Van Giang district, Hung Yen province; then giving some suggestions
to enhancing tax collection management for non-state enterprises in the location in the
future. Specific objectives are: (1) To systematize theory and practice on tax collection
management for non-state enterprises; (2) Evaluate the situation and driven factors which
affect the tax collection management of non-state enterprises in Van Giang district, Hung
Yen province from 2015 to 2017; (3) Suggesting some solutions to enhance tax collection
management for non-state enterprises in the location in the future.
Materials and Methods
The study includes primary data and secondary data to analyse. Secondary data
from different sources: text books, magazines, reports, websites … are related to
research content. Primary data is collected by in-depth interviews, structured
interviews, semi-structured interiews. To ensure representation of the sample, the
quantity is 108, including 100 non-state enterprises and 08 staff of tax department.
Main findings and conclusions
It can be seen from evaluating the situation of tax collection management for nonstate enterprises in Van Giang district, Hung Yen province: In 2016, there are 16 people
who have been granted tax codes, increasing one more compared to 2015. In 2017 there
are 50 people who have been granted tax codes, increasing 34 more than in 2016, mostly
for ones in limited liability company. Tax department in Van Giang district often reminds
them to submit tax returns by some solutions, such as issuing notices on filing tax returns
and sanctioning administrative offenses on late filing of tax returns; so taxpayers who are
in that situation have strictly followed the deadline for submission of tax declaration
dossiers. In 2015, Van Giang Tax department conducted tax refunds for two dossiers of
VAT refunds with a total refundable tax amount of 410.1 million dong, reimbursed for
cases where the negative tax amount is 3 months or more and the VAT amount requested
to be refunded but not refunded is 150.1 million dong. In 2016, there were 3 dossiers with
xii
the VAT amount requested for refund of 710 million dong, the VAT amount requested
for refund but not refunded was 150 million dong. In 2017 there are 3 dossiers to be
refunded with VAT, the amount of VAT requuested for refund is 980 million dong, the
VAT refunded is 980 million dong.
Driven factors for tax collection management for non-state enterprises in Van
Giang district, Hung Yen province are: Tax regime and policies; Professional
qualifications of tax staff; Awareness of tax payers; Information advertisement to
taxpayers; Socio-economic environment;...
Through the study, there are some solutions suggested to strengthen tax
collection management for non-state enterprises in Van Giang district, Hung Yen
province by 2020, including: (1) Solutions on management of tax registration,
declaration, tax assessment, tax collection and payment; (2) Solutions on management
of tax refund, tax exemption and reduction; (3) solutions to tax debt management; (4)
Solutions on tax inspection and examination; (5) Solutions on enhancing
advertisement and support to taxpayers; (6) Solutions on organizational structure and
capacity of tax administration staff; (7) Other solutions.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước.
Để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu,
trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa
phương, chi cho các công việc ban đầu thuộc chức năng của nhà nước như: Quốc
phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng, chi cho các vấn
đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Luật Thuế
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, theo đó hầu hết các chính sách thuế đều
được sửa đổi bổ sung theo hướng, bãi, miễn, và giảm nhiều sắc thuế, đồng thời
tăng cường các chính sách ưu đãi thuế, chính sách giảm thuế đối với các doanh
nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế.
Hàng năm trong nước có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập. Các
doanh nghiệp không chỉ gia tăng về số lượng mà cịn có những đóng góp lớn đối
với q trình phát triển kinh tế, phát triển ngoại thương, tạo việc làm và xóa đói
giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Vì
vậy vấn đề đặt ra là ngành thuế phải thực hiện công tác quản lý thu thuế ngoài
quốc doanh như thế nào để mang lại hiệu quả, chống thất thu thuế cho Nhà nước.
Thuế, từ khu vực doanh nghiệp (DN) nói chung và từ khu vực doanh
nghiệp ngồi quốc doanh (DNNQD) nói riêng, có vai trị rất quan trọng, vừa là
nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước, vừa là công cụ điều tiết và định hướng phát
triển doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò của thuế, cần thiết phải tổ chức quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Cùng với việc cải cách hệ thống thuế thời gian qua, quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cả nước đã được đổi mới căn bản trên nhiều
mặt, từ pháp luật, chính sách, quy trình thủ tục đến quản lý thu thuế ở tất cả các
cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong thực tế, ln có sự bất cập giữa Luật
thuế và chính sách kế tốn, thống kê của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lý
do cơ bản của sự khác biệt này chính là do đối tượng phục vụ và mục tiêu của các
chuẩn mực kế toán về thuế là khơng có sự đồng thuận; các chuẩn mực kế tốn
được tạo nên nhằm cung cấp thơng tin hữu ích cho các doanh
1
nghiệp, cho các nhà đầu tư, trong khi đó các Luật thuế lại chủ yếu tập trung vào
việc phân phối lại thu nhập, đơi khi cịn phụ thuộc vào sự chủ quan của các nhà
hoạch định chính sách thuế. Chính sự khác biệt này dẫn đến cơng tác hạch tốn kế
tốn cịn lỏng lẻo, chưa thống nhất, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn lợi
dụng các khe hở về cơ chế, về chính sách thuế để trốn thuế. Số thu nộp Ngân sách
Nhà nước của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm
trước, nhưng thực tế chưa phản ánh đúng được trách nhiệm chấp hành thuế và mức
đóng góp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện Văn Giang các DNNQD phát
triển mạnh cả về số lượng và quy mô hoạt động, đã đóng góp phần chủ yếu trong
số tiền thuế nộp vào ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Tuy vậy, bên cạnh
những kết quả đạt được, quản lý thu thuế đối với DNNQD tại Chi cục thuế huyện
Văn Giang vẫn còn hạn chế trên nhiều mặt: từ việc thực hiện các khâu trong quy
trình quản lý thu thuế như công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (NNT),
quản lý kê khai và kế toán thuế, kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
đến ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy thu thuế. Việc tìm hiểu phát
hiện và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn sẽ giúp cơng tác quản lý thu
thuế đối với DNNQD đạt tốt hơn. Từ đó góp phần tạo sự ổn định hoạt động SXKD
cho các DN, đảm bảo kế hoạch thu ngân sách Nhà nước, tạo tiềm lực về tài chính
cho các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và thực hiện an sinh xã hội
tại địa phương.
Để thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống ngành thuế giai đoạn 2011 –
2020, ngành thuế Hưng Yên đang nghiên cứu tìm các giải pháp nhằm tăng cường
quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế trọng điểm của huyện trong đó có các
DNNQD. Chi cục thuế huyện Văn Giang cũng còn gặp nhiều vướng mắc trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn huyện Văn Giang nói chung và và
các DNNQD nói riêng
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu để tìm giải pháp tăng cường
cơng tác quản lý thu thuế đối với các DNNQD tại Chi cục thuế Văn Giang là vấn
đề quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa đó, chúng tơi tiến
hành chọn và nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý thu thuế các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” làm
đề tài luận văn thạc sỹ.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015- 2017,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015- 2017;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Chi cục thuế huyện Văn Giang hiện nay như thế nào, có khó khăn, bất
cập gì trong cơng tác quản lý thu thuế nói chung và thu thuế DNNQD nói riêng
hiện nay cần khắc phục?
Kết quả đạt được trong việc quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Văn Giang?
Nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Văn Giang?
Giải pháp nào cần thiết để tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thu thuế của chi cục thuế Văn Giang
3
Đối tượng khảo sát: các DN ngoài quốc doanh gồm các Công ty cổ phần,
Công ty TNHH, DN tư nhân thuộc DNNQD trên địa bàn huyện Văn Giang; Cán
bộ thu thuế Chi cục Thuế huyện Văn Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài trên địa bàn huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong 3 năm (2015 2017); Số liệu sơ cấp được tổng hợp điều tra năm 2018.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu thuế các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đồng thời đã làm rõ được các nội dung, các các
yếu rố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Bên
cạnh đó đề tài cũng đã tổng kết được các kinh nghiệm quản lý thu thuế các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trong và ngoài nước;
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2015 –
2017. Qua đó cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường quản
lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên. Đây là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về cơng tác quản
lý thu thuế các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tại các Cục thuế cũng như Chi cục
thuế.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra được một số giải pháp cơ bản, mang tính thực
tiễn cao để tăng cường tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về thuế
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Để duy trì sự tồn tại của mình, Nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu,
trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa
phương, thuộc phạm vi lãnh thổ mà Nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công
việc ban đầu thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây
dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về
sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài (Nguyễn Thị Bất, 2014).
Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung, Nhà nước thường sử
dụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền
lực Nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp. Trong đó, hình thức qun góp tiền và
tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thức tự nguyện, khơng
mang tính ổn định và lâu dài, thường được Nhà nước sử dụng có giới hạn trong
một số trường hợp đặc biệt, để bổ sung cho những nhiệm vụ chi đột xuất hoặc cấp
bách. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực bắt
buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho ngân sách Nhà nước.
Đây là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho đất nước
(Nguyễn Thị Bất, 2014).
Trong các sách, bài báo kinh tế trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên cứu có nhiều khác
biệt. Nhiều quan điểm đưa ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của
thuế nên chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này.
Theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: "Để duy trì
quyền lực cơng cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những người cơng
dân của Nhà nước đó là thuế khố..." (Lê Xn Trường, 2015).
5
Trên giác độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Trên giác độ người nộp thuế: Thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước
(Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Trên giác độ kinh tế học: Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước (Lê
Xuân Trường, 2015).
Mặc dù còn nhiều khái niệm khác nhau nhưng các nhà kinh tế đều thống
nhất cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì khái niệm về thuế phải nêu bật
được các khía cạnh sau đây:
Một là, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ
giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, khơng mang tính hồn trả trực
tiếp; Hai là, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách
khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc chuyển giao thu nhập có tính chất
bắt buộc theo quy định của Nhà nước; Ba là, xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là
một khoản nộp cho Nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn
nhất định. Từ những nội dung trên, có thể rút ra khái niệm tổng quát về thuế phù
hợp với giai đoạn hiện nay như sau: Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể
nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước;
khơng mang tính chất đối khoản, khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế và
dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng (Lê Xuân Trường, 2015).
2.1.1.2. Khái niệm quản lý thu thuế
Để thu được thuế, Nhà nước đã thể chế hố u cầu bắt buộc đóng góp
nguồn lực tài chính cho NSNN đối với các thể nhân, pháp nhân. Nhà nước quy
định nguyên tắc chung về nghĩa vụ nộp thuế của các thể nhân, pháp nhân trong
Hiến pháp - văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước. Đồng thời để thực hiện
nguyên tắc pháp lý chung đó, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp
6
luật về thuế để điều tiết các khoản thu phát sinh trong quá trình vận động của các
quan hệ kinh tế xã hội. Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay bao gồm:
Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, phí mơn bài,…
Quản lý thu thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,
thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các
chức năng nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã
được cơ quan có thẩm quyền thơng qua (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Quản lý thu thuế là hoạt động của Nhà nước, mà cơ quan thuế là đại diện để
nhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định của pháp
luật về thuế (Nguyễn Thị Bất, 2014).
Chủ thể của quản lý thu thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với
vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp
với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ
quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải
quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.
Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào
ngân sách nhà nước (người nộp thuế).
Đối với từng sắc thuế nêu trên, pháp luật quy định hoàn cảnh phát sinh
nghĩa vụ thuế, cơ sở chịu thuế, cách xác định nghĩa vụ thuế, trường hợp được ưu
đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế và ai là người phải nộp thuế vào Ngân sách Nhà
nước. Các quy định này phản ánh nội dung, bản chất, chức năng của từng sắc thuế,
được gọi chung là quy định về chính sách thuế (Nguyễn Thị Bất, 2014).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cách thức người nộp thuế thực hiện
các thủ tục hành chính để chuyển giao nguồn lực tài chính vào quỹ NSNN, các chế
tài xử lý trong trường hợp không chấp hành nghĩa vụ thuế; trách nhiệm và quyền
hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong q trình chấp hành chính sách thuế…
Các quy định này thuộc phạm vi quản lý thuế.
Quản lý nhà nước về thuế là quản lý nguồn thu chủ yếu của NSNN. Quản lý
thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức nhà nước có tư
cách pháp nhân cơng quyền.
7
2.1.1.3. Tổ chức thu thuế
Tổ chức thu thuế có thể được hiểu là các hoạt động của con người trong
việc thực hiện các hoạt động về lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm
soát và thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm thực thi tốt nhất hệ thống chính sách
thuế. Trong đó, chủ thể quản lý thuế có thể được hiểu theo phạm vi rộng là tất cả
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội có tham gia vào hoạt động quản
lý thuế hoặc được hiểu theo phạm vi hẹp là các cơ quan quản lý nhà nước trong
lĩnh vực thuế (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
2.1.1.4. Tăng cường quản lý thu thuế
Tăng cường quản lý thu thuế là biện pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao
nguồn thu cho NSNN tự việc nộp thuế của các tổ chức, cá nhân. Tăng cường quản
lý thu thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt
động quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào Ngân
sách nhà nước được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá
nhân được cơng bằng, bình đẳng.
2.1.1.5. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo Quốc hội (2014). Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh
doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý. Các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Các công ty:
+ Công ty cổ phần;
+
Công ty TNHH: Công ty TNHH một thành viên và cơng ty TNHH có hai
thành viên trở lên;
+ Cơng ty hợp doanh;
+
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: Doanh nghiệp có 100% vốn đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh;
+ Doanh nghiệp tập thể;
8
+ Doanh nghiệp đoàn thể.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, là
khu vực phát triển năng động nhất, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp này hoạt động đều lấy lợi nhuận là mục
tiêu, là thước đo hiệu quả của hoạt động SXKD, đồng thời hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự hướng dẫn của Nhà nước tồn tại và cạnh tranh trong môi trường pháp lý.
Tuy nhiên, xét về góc độ quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thuế, có những đặc
điểm riêng của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế, thường là
những thách thức nhiều hơn là những thuận lợi (Quốc hội, 2014).
Thứ nhất là đặc điểm về sở hữu:
Đây là đặc điểm khác biệt nhất, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,
toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân. Chủ doanh nghiệp hoặc
chủ sở hữu SXKD chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và
toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quy định của cơ quan Nhà
nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy họ ln tìm mọi cách để có thể đạt được lợi
nhuận cao nhất, kể cả việc trốn lậu thuế (Lê Thị Hằng, 2016).
Thứ hai là đặc điểm về trình độ văn hố, trình độ quản lý, chun môn
nghiệp vụ:
So với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế đầu
tư nước ngồi thì phần lớn những người chủ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
có trình độ văn hố chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ quản
lý, trình độ chuyên môn chủ yếu là tự học hoặc theo kinh nghiệm. Vì vậy, nhìn
chung hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn thấp, số đơng
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có mục đích
chính là mua đi, bán lại để kiếm chênh lệch giá; còn một số lượng nhỏ hoạt động ở
lĩnh vực sản xuất thì trình độ cơng nghệ thấp, trình độ quản lý khơng cao, do đó
năng suất lao động và chất lượng hàng hố đạt được là khơng cao (Lê Thị Hằng,
2016).
Thứ ba là đặc điểm về ý thức tn thủ pháp luật:
Xuất phát từ trình độ cịn hạn chế nêu trên, cho nên phần lớn các chủ doanh
nghiệp có trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng là
rất thấp, biểu hiện rõ nhất là số đông các cơ sở kinh doanh không lập và
9
giữ sổ sách kế toán theo quy định (Lê Thị Hằng, 2016).
Thứ tư là đặc điểm về số lượng đối tượng:
Số lượng các cơ sở kinh doanh rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất
cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải...
đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn
trong cả nước (Nguyễn Quang Thanh, 2015).
2.1.2. Đặc điểm, vai trị và quy trình quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thứ nhất, quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh là quản lý bằng
pháp luật. Hoạt động quản lý thu thuế doanh nghiệp NQD được quy định cụ thể
trong pháp luật quản lý thu thuế. Theo đó, việc quy định quyền hạn, nghĩa vụ,
trách nhiệm của người nộp thuế và quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan
quản lý thu thuế trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động quản lý
của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá
nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy định của các luật thuế với đặc trưng có tính
bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý
thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động
quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào Ngân sách
nhà nước được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân
được công bằng, bình đẳng (Nguyễn Ngọc Hùng, 2016).
Thứ hai, quản lý thu thuế doanh nghiệp NQD được thực hiện chủ yếu bằng
phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thu
thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con
người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế
các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác. Trong các quan hệ
đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ
bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh
của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào Ngân sách nhà nước.
Đồng thời phương pháp hành chính trong quản lý thuế cịn thể hiện trong quy
trình, thủ tục thu, nộp thuế - đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các
giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ
10
thuế của người nộp thuế. Do đó, hồn thiện pháp luật về quản lý thu thuế có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch,
thủ tục thu, nộp thuế đơn giản (Nguyễn Ngọc Hùng, 2016).
Thứ ba, quản lý thu thuế doanh nghiệp NQD là hoạt động mang tính chất
kỹ thuật, chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các
chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ
thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp. Ví dụ: Tập
hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trong ký tính thuế; xác định các
khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp (Nguyễn Ngọc Hùng,
2016).
2.1.2.2. Vai trò của quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý thu thuế là một trong các nhiệm vụ được nhà nước giao cho cơ
quan có thẩm quyền thi hành. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế bao gồm
việc nộp thuế, thu thuế đầy đủ vào NSNN qua đó đảm bảo việc vận hành thông
suốt của hệ thống cơ quan nhà nước (Nguyễn Thị Bất, 2014).
Vai trò của quản lý thu thuế được thể hiện:
Thứ nhất, quản lý thu thuế có vai trị quyết định trong việc đảm bảo nguồn
thu từ thuế được tập trung, chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN.
Thông qua việc lựa chọn, áp dụng biện pháp quản lý thu thuế có hiệu quả cũng
như xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, cơ quan thuế đảm bảo
thu thuế đúng luật, đầy đủ, kịp thời vào NSNN.
Thứ hai, thơng qua hoạt động quản lý thu thuế góp phần hồn thiện chính
sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thu thuế. Những điểm khiếm
khuyết trong chính sách pháp luật về thuế được phát hiện trong quá trình áp dụng
luật vào thực tiễn thơng qua các hoạt động quản lý về thuế (Nguyễn Thị Bất,
2014).
Thứ ba, thông quan quản lý thu thuế, nhà nước thực hiện việc điều tiết và
kiểm soát hoạt động của các tổ chức, các nhân trong xã hội. Theo quy định của
pháp luật về thuế, người nộp thuế phải có trách nhiệm kê khai thuế. Nội dung kê
khai thuế bao gồm kê khai các hoạt động kinh tế có liên quan đến việc tính tốn
nghĩa vụ thuế của người nộp. Để quản lý thu thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thu
thập, nắm bắt, lưu trữ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp
11