Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.51 KB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THANH HÀ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỊA BÌNH,
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

TS. Đào Thế Anh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn


Phạm Thanh Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Thế Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND tỉnh Hịa Bình, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hịa Bình, Cục Thuế tỉnh Hịa Bình và một số ban ngành
khác, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hà

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................ 5

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................... 5

2.1.2.

Sự cần thiết phải phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................... 11

2.1.3.

Nội dung phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................. 12


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới và ở ....... 15

2.2.1.

Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia
trên thế giới ....................................................................................................... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa
phương trong nước ........................................................................................... 18

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình ........................................................................... 20

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn của thành phố hịa bình ........................................................ 22


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của thành phố Hịa Bình..................................................... 22

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội – môi trường ........................................................... 25

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 30

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 33

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36
4.1.

Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình ........................................................................... 36


4.1.1.

Sự phát triển về số lượng, loại hình, quy mơ vốn và lao động ......................... 36

4.1.2.

Sự phân bố theo nghành và vùng ...................................................................... 46

4.1.3.

Trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực .............................................. 48

4.1.4.

Kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước ............... 51

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa điều tra ....................... 55

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình ........................................................................... 67

4.2.1.

Về thị trường ..................................................................................................... 67


4.2.2.

Về nguồn lực tài chính ...................................................................................... 68

4.2.3.

Về thiết bị - công nghệ ..................................................................................... 68

4.2.4.

Về kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp .............. 69

4.2.5.

Về kiến thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động ............................... 69

4.2.6.

Về khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin ...................................... 69

4.2.7.

Về hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước ..................................... 70

4.3.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình .................................................................................. 70

4.3.1.


Định hướng mục tiêu chung của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hịa Bình ............. 70

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành
phố Hịa Bình .................................................................................................... 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

iv


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 91

5.2.1.

Về phía tỉnh Hịa Bình ...................................................................................... 91

5.2.2.

Về phía thành phố Hịa Bình ............................................................................ 91

5.2.3.


Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................... 92

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phụ lục .......................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CN-XD

Cơng nghiệp và Xây dựng

CSSXKD

Cơ sở sản xuất kinh doanh

CTCP

Công ty cổ phần

CTTNHH


Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐP

Địa phương

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã


KD

Kinh doanh

KH-CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế và Xã hội

NLN-TS

Nông lâm nghiệp và Thủy sản

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TM-DV

Thương mại và Dịch vụ

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam năm 2009 ......... 5

Bảng 2.2.

Tiêu thức xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và
vùng lãnh thổ ............................................................................................... 6

Bảng 3.1.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................... 31

Bảng 3.2.


Phân tổ phiếu điều tra, phỏng vấn ............................................................. 32

Bảng 4.1.

Số lượng các Doanh nghiệp dân doanh và FDI đang hoạt động trên
địa bàn thành phố Hịa Bình giai đoạn 2011- 2015 ................................... 37

Bảng 4.2.

Tình hình phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và FDI
trên địa bàn thành phố Hịa Bình về số lượng theo loại hình Doanh
nghiệp giai đoạn 2011- 2015 ..................................................................... 38

Bảng 4.3.

Cơ cấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng số Doanh nghiệp dân
doanh và FDI trên địa bàn thành phố Hịa Bình giai đoạn 2011- 2015 .... 39

Bảng 4.4.

Cơ cấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh trong tổng số Doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hịa Bình giai đoạn
2011- 2015 ................................................................................................ 40

Bảng 4.5.

Quy mơ vốn đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân
doanh và FDI trên địa bàn thành phố Hòa Bình giai đoạn 2011- 2015 .... 42

Bảng 4.6.


Vốn đăng ký kinh doanh bình quân của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
dân doanh và FDI trên địa bàn thành phố Hịa Bình phân theo loại
hình doanh nghiệp giai đoạn 2011- 2015 .................................................. 43

Bảng 4.7.

Số lượng lao động trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và
FDI trên địa bàn thành phố Hòa Bình giai đoạn 2011- 2015 .................... 44

Bảng 4.8.

Tình hình phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và FDI
trên địa bàn thành phố Hịa Bình phân theo quy mơ lao động .................. 45

Bảng 4.9.

Phân bố Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và FDI trên địa bàn
thành phố Hòa Bình năm 2015 theo cơ cấu ngành kinh tế ....................... 46

Bảng 4.10.

Phân bố Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hịa
Bình theo vùng năm 2015 ......................................................................... 48

Bảng 4.11.

Trình độ lao động trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và
FDI trên địa bàn thành phố Hịa Bình năm 2015 ...................................... 50


vii


Bảng 4.12.

Kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và FDI trên địa bàn
thành phố Hòa Bình năm 2015.................................................................. 51

Bảng 4.13.

Những Doanh nghiệp nhỏ và vừa điển hình đạt mức doanh thu trên
30 tỷ đồng.................................................................................................. 52

Bảng 4.14.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân
doanh và FDI trên địa bàn thành phố Hịa Bình năm 2015....................... 53

Bảng 4.15.

Những Doanh nghiệp nhỏ và vừa điển hình đạt lợi nhuận trên 1 tỷ đồng..... 54

Bảng 4.16.

Những Doanh nghiệp nhỏ và vừa điển hình có số nộp ngân sách
trên 1 tỷ đồng ............................................................................................ 55

Bảng 4.17.


Kết quả, hiểu quả sản xuất kinh doanh của 100 Doanh nghiệp nhỏ
và vừa điều tra trên địa bàn ....................................................................... 57

Bảng 4.18.

Số lượng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều tra đạt mức thu
nhập bình quân/lao động trên địa bàn ....................................................... 61

Bảng 4.19.

Trình độ nguồn nhân lực và lao động các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
điều tra trên địa bàn năm 2015 .................................................................. 62

Bảng 4.20.

Qui mô và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của 100 Doanh nghiệp
nhỏ và vừa điều tra trên địa bàn ................................................................ 64

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Sơ đồ hành chính tỉnh Hịa Bình ............................................................... 22

Hình 3.2.

Biểu đồ cơ cấu thành phần kinh tế năm 2015 ........................................... 26


Hình 4.1.

Biểu đồ tỷ lệ % loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh và
FDI trên địa bàn thành phố Hịa Bình phân theo quy mơ lao động .......... 45

Hình 4.2.

Biểu đồ tỷ lệ % kết quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp
nhỏ và vừa dân doanh và FDI trên địa bàn thành phố Hịa Bình
năm 2015 ................................................................................................... 53

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thanh Hà
Tên Luận văn: Giải pháp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển
DNNVV của thành phố Hịa Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát
triển của chúng và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần tạo mơi trường
thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV trên địa bàn thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình.
Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu và thông tin đã được cơng bố trên các văn bản,
chính sách, sách báo, tạp chí, số liệu thống kê, niên giám thống kê các báo cáo tổng kết
hàng năm, nhiệm kỳ của các cơ quan đã được cơng bố (UBND tỉnh Hịa Bình, Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hịa Bình, Cục Thuế tỉnh Hịa Bình).
Tài liệu sơ cấp được thu thập thơng qua trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế
các DNNVV trên địa bàn. Đối tượng điều tra là 100 DNNVV ngồi quốc doanh tổng
hợp nghiên cứu chia theo 2 hình thức sau để phân tích: Theo loại hình DN gồm:
DNTN, CTTNHH, CTCP và DN FDI. Theo lĩnh vực hoạt động gồm: CN-XD, TMDV và NLN-TS.
Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các DNNVV trên địa bàn.
Sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các DN đã lựa chọn, tiến hành phỏng vấn và
điều tra các thông tin cần thiết theo mẫu phiếu điều tra đã xây dựng sẵn. Sau khi thu
thập số liệu phỏng vấn, thơng tin được nhập vào máy vi tính và tiến hành tổng hợp và
xử lý bằng phần mềm excel.
Dựa vào phiếu câu hỏi định sẵn tham ý kiến của các DNNVV, khảo sát đánh giá
được thực trạng hiệu quả hoạt động của các DNNVV trên địa bàn thành phố. Phân tích
được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV trên địa bàn thành phố Hịa Bình.
Các chỉ tiêu tính tốn đưa vào phiếu câu hỏi định sẵn bao gồm: số lượng lao động,
trình độ chun mơn, thu nhập bình qn lao động, tổng tài sản trong đó chia thành 2
loại là theo thời gian luân chuyển vốn: gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, theo nguồn

x


vốn hình thành gồm: có vốn chủ sở hữu và số nợ phải trả, tổng doanh thu, tổng chi phí,
lợi nhuận trong một năm của từng doanh nghiệp.
Kết quả chính và kết luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về DNNVV như vai
trò, tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng... Đã đánh giá được thực trạng phát triển DNNVV
của thành phố Hịa Bình. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển DNNVV

cho thấy loại hình DN này có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế đã góp phần không
nhỏ trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm
nghèo và thực hiện chính sách xã hội. Số lượng DNNVV năm 2015 chiếm khoảng
98.68% trong tổng số DN, chất lượng và hiệu quả ngày một tốt hơn điều đó đã khẳng
định phát triển DNNVV là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển loại hình DNNVV bao gồm: thị trường,
nguồn lực tài chính, thiết bị công nghệ, kiến thức năng lực quản lý kinh doanh của chủ
DN, kiến thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động, khả năng tiếp cận thông tin
và hệ thống thông tin, hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển qui mô DN, qui mô
vốn, đa dạng thành phần cơ cấu kinh tế, loại hình, lĩnh vực sở hữu, nâng cao trình độ
đội ngũ quản lý và lao động, đẩy mạnh phát triển về thị trường, về cơng nghệ Xây dựng
các chính sách,cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm, định hướng để ghi nhận năng lực
và sự cống hiến của các DNNVV đến sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.Các
chính sách về khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính tín dụng phù hợp nhằm cởi bỏ
khó khăn cho các DNNVV, chính sách đất đai trên quy hoạch tổng thể sẽ tạo điều kiện
cho các DNNVV phát triển ngày càng nhanh chóng, bền vững. Cần có những cơ quan
chuyên trách theo dõi và trợ giúp cho các DNNVV trong quá trình hoạt động SXKD.
Hỗ trợ các DNNVV trong việc đào tạo nguồn nhân lực, khai thác và xử lý thông tin, đặc
biệt là thông tin thị trường. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Nhà nước trong việc khuyến khích
phát triển DNNVV để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Tích cực tham gia tổ
chức các hiệp hội, qua đó có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm thơng tin, đối tác
kinh doanh.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thanh Ha

Thesis: Solution to develop small and medium-sized enterprises in Hoa Binh city, Hoa
Binh province
Major: Economic management

Code: 8340410

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objective
General objective of thesis is to assess status of SMEs development in Hoa Binh
city, to analyze factors affecting on development of those enterprises and to recommend
solutions to improve business environment for development of SMEs in Hoa Binh city,
Hoa Binh province.
Research method
Secondary data is data and information published in legal documents, policies,
books, journals, statistic yearbook and annual reports of Hoa Binh People’s Committee,
Provincial Deparment of Planning and Investment of Hoa Binh, Taxation Department of
Hoa Binh.
Primary data is collected by enterprise survey in the research area. 100 SMEs
are categorized and surveyed. Enterprise categories include: private enterprise, limited
company, stock company and FDI enterprise. Business area include: constructionindustry, trade-service and agriculture, forestry and aquaculture..
Survey method: interview represetatives of SMEs in the research area. After
categorizing enterprises, enterprise representatives are interviewed following designed
questionnaire. After collecting data, data is processed by Office Excel.
Based on SMEs srvey, to assess business status of SMEs in Hoa Binh city.
Analyzing factors affecting on business effeciency of SMEs is to recommend solutions
to develop and to enhance business effeciency of SMEs in Hoa Binh city.
Statistic indicators in designed questionnaire include: numer of labor, level of
profession, average income, total asset which are divided to 02 types: short term and
long term by time of financial return or owned capital and loan capital, total revene,
total cost, annual profit of the enterprises.

Main result and conclusion
Thesis contributes to systemizing theoretical basis related to SMEs including
role, organization, affecting factors... Assessment of business status of SMEs in Hoa

xii


bInh city. Basing on theoretical and empirical basis, development of SMEs has an
improtant role in economy and significantly contrubuting on job creation for labor,
reducing poverty as well as enforcing social policies. Number of SMEs in 2015
shared 98.68% total number of enterprises; busines quality and effeciency have been
improved better and better, this proves that SMEs development is vital trend of
economic development.
Factors affecting on SMEs development include: Market, financial resource,
technology and equiment, management capacity of enterprise owners, knowledge and
professional skills of labor, information approach skill and information system,
management and control system of the State.
To recommend orientation and solution to develop SMEs development in the
city, government should enforce comprehensive solutions to develop enterprise scale,
capital scale, to diversify economic component, business type, ownership type, to
enhance skills of managers and labors, to enhance marketing and technology
development, as well as to enforce policies, incentive engime, support and to guranteee
contribution of SMEs in local socio-economic development. Enforcing policies to
encourage investment, financial polices to untighten SMEs from difficulties, land
constraints in master plan to create good conditions for SMEs developing sustainably.
There is a need of creating a management unit to monitor and support SMEs in business
activities. To support SMEs in building capacity, expoit and process information,
especially market information. To acquire support policies from central state in
encouraging SMEs development to build business strategy. To actively participate in
associations which have chance for SMEs learn more experiences, information and

business partner approach.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn cho thấy sự phát triển KT-XH ngày nay phụ thuộc rất lớn vào sự
phát triển của DN. Việc huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực, đặc biệt là các nguồn nội lực của nền kinh tế có vai trị quyết định, đảm bảo
tính ổn định và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. DNNVV có
vai trị quan trọng trong cơng cuộc CNH-HĐH đất nước. Từ đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987) và lần thứ VII (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 1991) chủ trương phát triển loại hình DN này đã hết sức được quan
tâm và đến đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh rằng “… phát triển doanh
nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa là chính với cơng nghệ tích hợp, vốn đầu tư ít, thu
hút nhiều việc làm, thời gian thu hút vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi
mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực hiện có” (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 1996).
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Quốc hội, 2005), Luật sửa đổi bổ
xung năm 2013 (Quốc hội, 2013) và mới nhất là Luật doanh nghiệp năm 2014
(Quốc hội, 2014) được triển khai thực hiện. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) ở nước ta có bước phát triển mạnh, số lượng tăng lên rất nhanh đã
đóng góp quan trọng việc giải phóng và phát triển sản xuất, huy động và phát
huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và
phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo.
Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang thời kỳ khủng hoảng, suy
thối như hiện nay thì sự năng động, khả năng thích nghi, sự dễ dàng thay đổi
cơng nghệ, hiệu quả đầu tư cao, dễ quản lý của DNNVV đang là thế mạnh cần

phát huy góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Những đóng góp đó
có được một phần nhờ vào sự nỗ lực của bản thân các DNNVV phần khác nhờ
vào sự tác động của các cơ chế, chính sách đúng đắn đã tạo nền tảng hỗ trợ
DNNVV, vị trí vai trị của các doanh nhân khơng những được xã hội thừa nhận
mà cịn được coi trọng, đề cao. Song DNNVV nước ta hiện nay có khơng ít
những tồn tại cần phải khắc phục như: ít vốn, cơ sở vậy chất kỹ thuật đặc biệt là

1


khoa học cơng nghệ cịn lạc hậu, trình độ quản lý chưa tốt, khó khăn trong việc
nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường cũng như quốc tế, hiệu quả sử
dụng vốn thấp, chưa phát huy hết vai trị của DN trong nền kinh tế…
Hịa Bình là một tỉnh miền núi đang phát triển với vai trò là một trong những
vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình cũng như
Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hịa Bình cũng đề ra phương hướng chủ yếu
là phát triển các DN có qui mơ nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, mà thành phố Hịa Bình
là địa bàn được ưu tiên nhất. Thành phố Hồ Bình được thành lập từ năm 2006
theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ
(Chính phủ, 2006). Đây là trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội của
tỉnh Hịa Bình, thuộc khu vực Tây Bắc nơi có địa hình núi chiếm ưu thế, tồn thành
phố gồm 8 phường và 7 xã. Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, về đất đai,
rừng, nguồn nước và một số khoáng sản…
Trong những năm qua các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương của
thành phố đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, cải thiện mơi trường đầu tư
kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các DN thuộc mọi thành phần kinh
tế, khơi dậy các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của từng loại hình DN, tạo điều
kiện để DN phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong điều kiện của một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn, thành phố đã cố

gắng phát triển các loại hình DNNVV và đã thu được những thành tựu nhất định
về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho
đồng bào các dân tộc của địa phương.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hịa Bình (2016), đến ngày 31/12/2015
tồn thành phố có 672 DNNVV đang hoạt động, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
của DNNVV bao gồm: Thương mại và Dịch vụ, lĩnh vực Công nghiệp và xây
dựng, lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Hằng năm các DN đã tạo ra doanh
thu hàng chục nghìn tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho
hàng chục nghìn lao động, tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh xã
hội. Sự phát triển của loại hình DN này trong thời gian qua đã góp phần làm thay
đổi bộ mặt của thành phố nói riêng và của tỉnh Hịa Bình nói chung.
Tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động của DNNVV chưa phát triển mạnh
để xứng tầm với yêu cầu, tiềm năng và lợi thế của thành phố. Số lượng và giá trị

2


đầu tư của các DN còn hạn chế, lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu là công
nghiệp xây dựng cơng trình và dịch vụ thương mại, các ngành nghề địa phương
cịn ít. Quy mơ của DN phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc
hậu, năng suất lao động thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh cịn hạn chế, sản
phẩm xuất khẩu ít. Hoạt động SXKD thường khơng có kế hoạch nên bị động khi
thị trường biến động. Đội ngũ cán bộ quản lý DN chưa được đào tạo một cách có
hệ thống. Việc duy trì và phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố đang địi hỏi
phải được nghiên cứu một cách căn bản, tồn diện để có các biện pháp giải quyết
phù hợp.
Xuất phát từ tình hình đó, tơi lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển Doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển DNNVV của thành phố Hịa Bình, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
DNNVV trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV;
2. Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở thành phố Hòa Bình, tỉnh
Hịa Bình;
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV ở thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình;
4. Đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình.
- Đối tượng khảo sát là các DNNVV có trụ sở trên địa bàn thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
- Phân tích cơ chế, chính sách phát triển DNNVV.
- Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, phân tích thực trạng, các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển DNNVV và trình bày các giải pháp phát triển DNNVV.
* Về không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu các DNNVV có trụ sở trên địa bàn thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình.

* Về thời gian:
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ năm 2011 đến hết năm 2015.
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập năm 2017.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Tác giả đề tài có thể khẳng định rằng, đây là cơng trình nghiên cứu một
cách tổng qt và chun sâu về giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Cụ thể, đề tài có
đóng góp những điểm mới và ý nghĩa khoa học quan trọng sau đây:
* Về lý luận: Đã tổng hợp và phát triển được các khái niệm, nội dung và các
yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến phát triển DNNVV và việc vận dụng đề xuất
giải pháp phát triển DNNVV ở thành phố Hịa bình nói riêng.
* Về thực tiễn: Cơng tác nghiên cứu về các DNNVV trên địa bàn thành phố
Hịa Bình cho đến nay chưa được nghiên cứu nhiều và cụ thể. Nghiên cứu đã chỉ
được loại hình DNNVV có rất nhiều ưu điểm từ đó đề ra được nhóm giải pháp
nhằm phát triển loại hình DNNVV trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa
Bình một cách hiệu quả và toàn diện hơn nữa.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2009
của Chính phủ về trợ giúp, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại khoản 1,
điều 3, chương 1 đã nêu rõ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã
đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài

sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam năm 2009

Quy mô

Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Số lao động

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

Tổng
nguồn vốn
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng

I. Nông,
lâm nghiệp
và thủy
sản


10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

Từ trên 10
người đến
200 người

II. Công
nghiệp và
xây dựng

10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

Từ trên 10
người đến
200 người

Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng

III.

Thương
mại và
dịch vụ

10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

Từ trên 10
người đến
50 người

Từ trên 20
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng

Số lao
động
Từ trên
200 người
đến 300
người
Từ trên
200 người
đến 300
người
Từ trên 50
người đến

100 người

Nguồn: Chính phủ (2009)

Trong Nghị định này cũng nêu rõ tùy theo tính chất, mục tiêu của từng
chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu
chí nêu trên cho phù hợp.

5


Theo khái niệm này, DNNVV ở Việt Nam bao gồm các DN thành lập và
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các DNNN thành lập và hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp nhà nước; các HTX thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03
tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (Chính phủ, 2000).
Đây là quan niệm tương đối toàn diện và được kế thừa sử dụng trong luận văn.
Tuy nhiên do công tác thu thập số liệu về các DNNN, HTX và hộ kinh doanh cá
thể có nhiều khó khăn nên luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khối DNNVV
thuộc khu vực kinh tế tư nhân (DN dân doanh) và DNNVV có vốn đầu tư nước
ngồi (DN FDI).
Trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về DNNVV, nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này tiêu thức dùng để phân loại quy mô DN
khác nhau. Tuy nhiên trong hàng loạt các tiêu thức phân loại đó có hai tiêu thức
được sử dụng ở phần lớn các nước là quy mô vốn và số lượng lao động. Mặt
khác việc lượng hóa các tiêu thức để phân loại quy mơ DN cịn tùy thuộc vào
những yếu tố như: Trình độ phát triển KT-XH của mỗi nước và những quy định
cụ thể phù hợp với trình độ phát triển KT-XH trong từng giai đoạn. Trong các
ngành nghề khác nhau thì tiêu chí độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau. Điều
này ta có thể thấy rõ thơng qua Bảng số liệu 2.2 sau:

Bảng 2.2. Tiêu thức xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và
vùng lãnh thổ
Nước

Tiêu thức áp dụng
Số lao động

Tổng vốn hoặc giá trị tài sản

Inđônêxia

<100

<0.6 tỷ Rupi

Xingapo
Thái Lan

<100
<100

<499 triệu USD
<200 Bath

<300 trong CN-XD
<200 trong TM-DV
<100 trong bán buôn
<50 trong bán lẻ
<250
<250


<0.6 triệu USD
<0.25 triệu USD
<10 triệu Yên
<100 triệu Yên
<27 triệu ECU
<7 triệu USD

<500

<20 triệu USD

Hàn Quốc
Nhật Bản
EU
Mêhicơ
Mỹ

Nguồn: Nguyễn Đình Hương (2002)

6


2.1.1.2. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV có vị trí, vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Có được vị trí ấy xuất
phát từ những ưu thế của loại hình này.
a. Ưu thế của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thỏa mãn nhu cầu có hạn
trong những thị trường chun mơn hóa, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động

với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả
năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường.
DNNVV có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các DN
lớn (do quy mô nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi mà các DN lớn khơng
đáp ứng vì mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khối lượng lớn. Theo như
những cơ sở lý luận chung của DNNVV của Thư viện Học liệu mở Việt Nam
(VOER) đã viết: DNNVV là loại hình có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ
máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều những điểm mạnh sau: Dễ dàng khởi sự, bộ
máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường: DN chỉ
cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản là
có thể bắt đầu hoạt động. Vịng quay sản phẩm nhanh nên có thể sử dụng vốn tự
có, hoặc vay bạn bè, người thân dễ dàng. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ
quản lý, dễ quyết định. Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng như quy mơ nhỏ
của nó, DN có thể dễ dàng phát hiện nhu cầu cảu thị trường, nhanh chóng chuyển
đổi hướng kinh doanh, năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay
đổi mặt hàng, từ đó DN sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế. Sẵn sàng
đầu tư vào lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao: Các DN loại này có mức
vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có khả năng sẵn sàng mạo hiểm. Trong
trường hợp thất bại thì cũng khơng bị thiệt hại nặng nề như những DN lớn, có thể
làm lại từ đầu. Bên cạnh đó các DNNVV có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới
này, do tính chất nhỏ bé về quy mơ nên khó cạnh tranh với các DN lớn trong sản
xuất dây chuyền hàng loạt. Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh
doanh mạo hiểm. Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động
hiệu quả với chi phí cố định thấp: DN có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào
các tài sản cố định cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện
cho phép. Đồng thời DN tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn. Với
chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình,

7



các DNNVV cũng có thể sản xuất được hàng hóa tốt có sức cạnh tranh trên thị
trường ngay cả khi điều kiện SXKD của DN có nhiều hạn chế. Khơng có hoặc ít
có xung đột giữa người th với người lao động: Quy mô DNNVV tất nhiên là
không lớn lắm, số lượng lao động trong một DN không nhiều, sự phân công lao
động trong đơn vị chưa quá mức rõ rệt. Mối quan hệ giữa người thuê lao động và
người lao động khá gắn bó. Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp (Thư
viện học liệu mở Việt Nam, 2017a).
b. Hạn chế của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các hạn chế của loại hình DN này đến từ các yếu tố bên ngồi và từ chính
các lợi thế của DNNVV. Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của DNNVV nằm trong
chính đặc điểm của nó, đó là quy mơ nhỏ, vốn ít, do đó các DN này thường lâm
vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến
hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. Các DNNVV thường phụ thuộc vào DN
mà nó cung cấp sản phẩm. Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công
nghệ mới, đặc biệt là cơng nghệ địi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. Có nhiều hạn
chế trong đào tạo cơng nhân và chủ DN, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật,
khơng có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển. Nói cách khác là năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng bị hạn
chế, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh. Do tính chất nhỏ và
vừa của nó, DNNVV gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác
với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương. Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp
cận thị trường do đó các DNNVV thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị
trường và gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường
(Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2017a).
c. Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, các DNNVV đã đóng góp
nhiều vào nền kinh tế, biểu hiện: Góp phần làm tăng GDP, tăng thu nhập cho
người lao động và giá trị xuất khẩu cho nền kinh tế: Sự phát triển ngày càng

mạnh của các DNNVV đã làm tăng tỷ trọng của khu vực này trong GDP và góp
phần làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nâng lên rõ rệt do tốc độ tăng của
các DNNVV thường cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế. Các
DN ra đời sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường
lao động cũng như giá trị của người lao động. Mặt khác, các DNNVV đóng góp

8


một phần đáng kể vào giá trị xuất khẩu hàng năm của nền kinh tế quốc dân. Kết
quả những năm cho thấy các DNNVV góp phần làm tăng trưởng kinh tế, làm
cho nền kinh tế năng động và hoạt động hiệu quả hơn. Góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư: Việc hình thành nhiều DN ở các
vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu,vùng xa làm cho tỷ trọng ngành nông
nghiệp ở những vùng này giảm xuống, tỷ trọng những ngành công nghiệp,
thương mại dịch vụ tăng lên. Các DNNVV đóng góp đáng kể trong cơ cấu GDP
của địa bàn nhất là những vùng tỷ trọng nơng nghiệp cịn cao. Việc hình thành
DNNVV làm tăng cơ cấu ngành công nghiệp và phát triển ngành thương mại
dịch vụ trên địa bàn. Ngoài ra, sự ra đời và phát triển DNNVV làm cho thu
nhập của các hộ dân cư xung quanh địa bàn DN đóng cũng được cải thiện đáng
kể, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng hiệu quả kinh tế, làm năng
động nền kinh tế: Các DNNVV ra đời làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh
tế cung như sự phân bổ rộng hơn các hoạt động kinh doanh. Quá trình tồn tại và
phát triển của các DNNVV làm cho thị trường sản phẩm hàng hóa mà nó tham
gia vào trở nên đa dạng, phong phú và mang tính cạnh tranh hơn do số lượng
DN và khối lượng hàng hóa tăng, áp lực cạnh tranh lớn. Hoạt động trong cơ chế
thị trường, các DNNVV có khả năng cạnh tranh, nhanh chóng thay đổi mặt
hàng SXKD. Các DN muốn tiêu thụ được sản phẩm phải tập trung hơn cho
chính sách marketing để thu hút khách hàng, tăng sản lượng tiêu thụ. Mặt khác
các DNNVV có thể hoạt động ở những vùng có địa hình khó khăn như vùng

núi, nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, khu vực có ít dân cư, qui mơ thị trường nhỏ
(chỉ thích hợp với q trình SXKD của các DNNVV; các DN lớn phải thu mua
hoặc vận chuyển từ nơi khác đến, làm tăng giá thành hoặc giá bán sản phẩm).
Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, thu hút vốn trong khu vực
dân cư: Vốn là một yếu tố cơ bản của quá trình SXKD, có vai trị quyết định
đến sự phát triển của DN nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Vì qui mơ nhỏ,
cần ít vốn, thời gian quay vốn nhanh; lại gặp phải khó khăn trong việc vay các
nguồn vốn tín dụng nên các DNNVV chủ yếu huy động vốn trong gia đình, bạn
bè, dân cư để đầu tư SXKD. Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản
xuất, thu hút vốn trong khu vực dân cư: Vốn là một yếu tố cơ bản của q trình
SXKD, có vai trị quyết định đến sự phát triển của DN nói riêng và của nền
kinh tế nói chung. Vì qui mơ nhỏ, cần ít vốn, thời gian quay vốn nhanh; lại gặp
phải khó khăn trong việc vay các nguồn vốn tín dụng nên các DNNVV chủ yếu

9


huy động vốn trong gia đình, bạn bè, dân cư để đầu tư SXKD (Thư viện học
liệu mở Việt Nam, 2017a).
Mặc dù có những hạn chế về vốn, song các DNNVV thường là những đơn
vị tiên phong trong việc đổi mới công nghệ và áp dụng những sáng kiến cải tiến
kỹ thuật. Các DNNVV luôn phải cạnh tranh với nhau và với các DN lớn vì vậy
để tồn tại họ phải ln duy trì sự khác biệt về các sản phẩm của mình. Muốn có
sự khác biệt về sản phẩm thì những cải tiến và phát triển cơng nghệ mới mang
tính đặc trưng riêng ln là địi hỏi chính đáng và bức thiết. Hơn nữa, các
DNNVV không thể cạnh tranh với các DN lớn về giá do bất lợi về qui mơ, nên
để cạnh tranh thì việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình là tất yếu để tồn
tại. Tạo đà cho việc hình thành các DN lớn và các nhà kinh doanh giỏi: Các ý
tưởng kinh doanh nếu được đưa vào thị trường và tồn tại được sẽ hình thành các
DN có qui mơ nhỏ và vừa. Ban đầu chỉ là những ý tưởng kinh doanh của những

nhà kinh doanh trẻ tuổi về những lĩnh vực kinh doanh, những sản phẩm mới,
nhưng nếu phù hợp với xu hướng của thị trường và quản lý giỏi thì DN ngày
càng phát triển và qui mô ngày càng tăng. DNNVV thường đóng vai trị là vệ
tinh cho các DN lớn: Các DNNVV thường là những vệ tinh cho các DN lớn cả
với tư cách là người cung cấp (các sản phẩm trung gian, các bộ phận các sản
phẩm hoàn chỉnh, gia công chế biến một số công đoạn sản xuất, một số nguyên
vật liệu,…) với tư cách là khách hàng (mua lại cơng nghệ, máy móc thiết bị, sản
phẩm hồn chỉnh,…) của các DN lớn. Các DNNVV cũng có thê làm đại lý cho
các DN lớn; thậm chí có thể trở thành các chi nhánh hoặc công ty con của DN
lớn, nếu mối quan hệ giữa các bên sẽ mang lại những lợi ích kinh tế cho cả hai
phía. Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, các DNNVV cũng có
những đóng góp đáng kể về mặt xã hội đó là: Tạo cơng ăn việc làm, giảm sức ép
thất nghiệp: Việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này là rất cần thiết
cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Mặt khác khu vực DN Nhà nước đang được
sắp xếp lại, tinh giảm biên chế các đơn vị hành chính sự nghiệp nên khơng những
khơng thể thu hút lao động, mà cịn làm tăng lực lượng lao động dữ dội. Do đó
ngồi khu vực đầu tư nước ngoài, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động
đang trông chờ vào khu vực nơng thơn và khu vực DNNVV. Góp phần ổn định
xã hội:Việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động của các DNNVV sẽ
thu hút một lượng lớn thanh niên mới tham gia lực lượng lao động. Đây là nhóm
tuổi nhạy cảm, dễ bị lơi cuốn vào con đường tệ nạn xã hội. Các DNNVV tạo

10


công ăn việc làm và thu nhập cho họ, tạo điều kiện cho họ phấn đấu, học tập,
làm việc, giao lưu,… góp phần ổn định trật tự xã hội, làm giảm các tệ nạm xã hội
do những người thất nghiệp gây ra, nhất là những thanh niên mới lớn (Thư viện
học liệu mở Việt Nam, 2017a).
2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lịch sử ra đời và phát triển nề sản xuất hàng hóa gắn liền với sự lịch sử ra
đời và phát triển nền sản xuất hàng hố gắn liền với sự hình thành và phát triển
các DN. Giai đoạn tiền sử (Các Mác gọi là hàng hố giản đơn) khơng có sự phân
biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản xuất hàng hoá vừa là người chủ sở
hữu tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người điều khiển
(quản lý) cơng việc của mình (của gia đình mình), vừa là người trực tiếp mang
sản phẩm của mình trao đổi trên thị trường. Đó là loại DN cá thể, DN gia đình,
DN cực nhỏ. Trong thời kỳ hiện đại, thông thường đại đa số những người khi
mới trưởng thành để đi làm việc được, đều muốn thử sức mình trong nghề kinh
doanh. Với một số vốn trong tay ít ỏi, với một trình độ nhất định, lĩnh hội được
trong các trường chuyên nghiệp, bắt đầu khởi nghiệp, phần lớn họ đều thành lập
DN nhỏ chỉ của riêng mình tự SXKD. Trong đó có một số người đã gặp vận may
và đặc biệt là nhờ sự tài ba của mình, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, khéo điều hành và tổ chức sắp xếp công việc, cần cù, chịu khó, tiết
kiệm...đã thành đạt, ngày càng giàu lên, tích luỹ được nhiều của cải, tiền vốn,
thường xuyên mở rộng quy mơ SXKD, đến một lúc nào đó, lực lượng lao động
của gia đình khơng đảm đương hết công việc, cần phải thuê thêm người làm và
họ trở thành ông chủ. Ngược lại, một bộ phận nguời sản xuất hàng hố nhỏ khác,
hoặc do khơng gặp vận may trong SXKD và đời sống, hoặc do kém cỏi không
biết chớp thời cơ, khơng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khơng biết tính tốn quản
lý và điều hành DN... đã dẫn đến thua lỗ triền miên, buộc phải bán tư liệu sản
xuất, đi làm thuê cho người khác. Những giai đoạn đầu, các ông chủ và những
người thợ cùng lao động trực tiếp với nhau và những người làm thuê thường là
bà con họ hàng của ông chủ sau đó thì mở rộng dần ra. Các học giả thường xếp
loại này vào phạm trù DNNVV (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2017b).
Trong quá trình SXKD, một số người thành đạt đã phát triển DN của
mình, bằng cách mở rộng SXKD, và như vậy nhu cầu về vốn sẻ đòi hỏi nhiều
hơn. Nhu cầu về vốn ngày càng tăng, nhằm nâng cao hiệu quả SXKD đã thôi
thúc các nhà DN, hoặc một số người cùng nhau góp vốn thành lập xí nghiệp


11


×