Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án thủy lợi tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ NGÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ĐẦU
TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc,
bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tơi (ngồi phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn



Hoàng Thị Ngà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình tới TS. Hồ Ngọc
Ninh, giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Nhân
dịp này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Ban Quản lý Đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm
và tạo điều kiện.
Qua đây, tôi cũng xin được cảm ơn tới các Cục, Vụ chức năng, Tổng cục Thủy
lợi, Thanh tra Bộ NN&PTNT, 11 Ban quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi trực
thuộc Bộ NN&PTNT; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II, Kho bạc Nhà nước, Các
Ban quản lý dự án đầu tư XDCB tại một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(đang thực hiện các dự án do Bộ NN&PTNT quản lý) đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngà


ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính
phủ đầu tư các dự án thủy lợi ......................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................... 5

2.1.1.


Những vấn đề lý luận chung về vốn đầu tư XDCB, vốn TPCP đầu tư xây
dựng các dự án thủy lợi ...................................................................................... 5

2.1.2.

Lý luận về quản lý nhà nước vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng cơ
bản .................................................................................................................... 11

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước đối với vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư các dự
án thủy lợi ......................................................................................................... 16

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với vốn TPCP đầu tư các
dự án thủy lợi.................................................................................................... 21

iii


2.2.

Cơ sơ thực tiễn về quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính phủ đầu tư xây
dựng cơ bản ...................................................................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số quốc giá trên thế giới trong quản lý nhà nước vốn

đầu tư xây dựng cơ bản .................................................................................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư XDCB tại một số Bộ
ngành và địa phương tại Việt Nam................................................................... 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bộ NN&PTNT trong QLNN vốn TPCP đầu
tư các dự án thủy lợi ......................................................................................... 28

2.2.4.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Giới thiệu tổng quan về Bộ NN&PTNT........................................................... 30

3.1.2.

Giới thiệu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ NN&PTNT quản lý .............. 32

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 33

3.2.2.

Tổng hợp và xử lý số liệu ................................................................................. 35

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 35

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 37
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án
thủy lợi tại bộ nn&ptnt ..................................................................................... 37

4.1.1

Thực trạng phân bổ và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án
thủy lợi tại Bộ NN&PTNT ............................................................................... 37


4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước nguồn vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi tại
Bộ NN&PTNT ................................................................................................. 41

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính phủ đầu
tư các dự án thủy lợi tại bộ nn&ptnt ................................................................. 74

4.2.1.

Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách ................................................................... 74

4.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước, năng lực của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng vốn TPCP đầu tư
XDCB ............................................................................................................... 78

iv


4.2.3.

Các yếu tố đặc trưng của đầu tư xây dựng cơ bản dự án thủy lợi và vốn
TPCP đầu tư các dự án thủy lợi ........................................................................ 82

4.2.4.


Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước vốn TPCP
đầu tư thủy lợi .................................................................................................. 85

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính
phủ đầu tư các dự án thủy lợi tại bộ NN&PTNT ............................................. 86

4.3.1.

Căn cứ và định hướng ...................................................................................... 86

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước vốn Trái phiếu Chính phủ trong
đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT .................................................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 95

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục .......................................................................................................................... 102

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DAĐT

Dự án đầu tư

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

TPCP

Trái phiếu Chính phủ


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 34
Bảng 4.1. Hệ thống hóa một số văn bản, chính sách về quản lý nhà nước vốn TPCP
đầu tư các dự án thủy lợi .............................................................................. 41
Bảng 4.2. Kế hoạch phân bổ vốn TPCP tại Bộ NN&PTNT năm 2012-2016 .............. 51
Bảng 4.3. Danh mục các dự án thủy lợi sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ tại Bộ
NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 điều chỉnh dừng, dãn tiến độ .................. 54
Bảng 4.4.

Tình hình sử dụng nguồn vốn ứng trước vốn TPCP năm 2012-2016................ 55

Bảng 4.5. Kết quả giải ngân vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT
năm 2012-2016 ............................................................................................ 56
Bảng 4.6. Danh mục các dự án chưa giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2016 ............... 58
Bảng 4.7. Kết quả thanh toán, tạm ứng vốn TPCP đầu tư các dự án Thủy lợi tại Bộ
NN&PTNT năm 2012-2016 ........................................................................ 60
Bảng 4.8. Ý kiến trả lời về tính kịp thời của cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn
TPCP đầu tư các dự án Thủy lợi tại Bộ NN&PTNT ................................... 63
Bảng 4.9. Ý kiến trả lời của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện các dự án Thủy
lợi về những khó khăn trong cơng tác tạm ứng và thanh toán vốn TPCP
của Bộ NN&PTNT ...................................................................................... 64
Bảng 4.10. Tổng hợp quyết toán các dự án thủy lợi đầu tư từ nguồn vốn TPCP hồn

thành tại Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2012-2016 ........ 68
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân chậm quyết toán các dự
án Thủy lợi đầu tư từ nguồn vốn TPCP tại Bộ NN&PTNT......................... 71
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm toán, thanh tra tại một số dự án thủy lợi đầu tư từ
nguồn vốn TPCP do Bộ NN&PTNT quản lý giai đoạn 2012-2016 ............ 72
Bảng 4.13. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý vốn TPCP đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT . 80

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2015 tại Bộ
NN&PTNT ................................................ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn ĐTXD theo lĩnh vực giai đoạn 2012-2016 tại Bộ NN &
PTNT ......................................................................................................... 38
Sơ đồ 4.1.

Quy trình quyết tốn vốn trái phiếu chính pủ các dự án thủy lợi tại Bộ NN
và PTNT .................................................................................................... 67

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của đầu tư xây dựng cơ bản dự án
thủy lợi và vốn TPCP đến quản lý nhà nước vốn TPCP ............................... 84
Hộp 4.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước vốn
TPCP đầu tư thủy lợi còn lỏng lẻo và kém hiệu quả ..................................... 85


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Ngà
Tên đề tài: Quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ
NN&PTNT
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước vốn trái
phiếu Chỉnh phủ đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ
NN&PTNT trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp để thu thập thông tin về thực trạng quản lý nhà nước vốn trái phiếu Chỉnh phủ
đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
điều tra 52 mẫu gồm các đối tượng liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Các
phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm: phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu và kết luận chính:
Qua thực trạng quản lý nhà nước vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư các dự án thủy
lợi tại Bộ NN&PTNT giai đoạn 2012-2016 cho thấy:
Việc phân bổ vốn TPCP đầu tư về cơ bản đã thực theo nguyên tắc, tiêu chí và định
mức theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; định hướng Tái cơ cấu
đầu tư công. So với vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 (37.797 tỷ đồng), tổng vốn đầu tư do
Bộ NN&PTNT quản lý giai đoạn 2011-2015 vốn Trái phiếu Chính phủ tăng 48%.

Cơng tác quyết tốn dự án, Bộ NN&PTNT đã thẩm tra và phê duyệt quyết tốn
111 cơng trình, dự án thủy lợi hoàn thành do Bộ NN&PTNT làm cấp quyết định đầu tư
với giá trị được phê duyệt quyết toán là 10.948,151 tỷ đồng; giảm so với giá trị đề nghị
quyết toán 59,456tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,055%.
Công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn TPCP đầu tư các dự án đã chỉ ra được
những sai sót, hạn chế trong đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn TPCP đầu
tư các dự án Thủy lợi tại Bộ NN&PTNT.
Ngoài những thành kết quả đạt được trong công tác quản lý vốn TPCP đầu tư
các dự án thủy lợi vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và giải quyết trong thời

x


gian tới như: phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án chưa sát với thực tế, phân bổ vốn cịn
dàn trải. Tiến độ thực hiện giải ngân, thanh tốn, tạm ứng vốn TPCP còn chậm. Tồn tại
bất cập trong quy định về chi phí hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban quản
lý dự án.
Để giải quyết các vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu quả quản lý vốn TPCP đầu
tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT trong thời gian tới tác giả đã để xuất một số
nhóm giải pháp cụ thể:
Nhóm giải pháp đối với cơng tác lập kế hoạch và phân bổ vốn TPCP: đổi mới
công tác lập, theo dõi, đánh giá và thực hiện kế hoạch; xây dựng và thực hiện cơ chế
phân bổ vốn theo tiến độ dự án.
Nhóm giải pháp đối với cơng tác giải ngân, tạm ứng và thanh toán vốn TPCP:
tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn; xem xét, đề xuất điều chỉnh quy
định về thời hạn thanh toán vốn; cải cách thủ tục thanh toán theo hướng đơn giản hoá,
phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan; thúc đẩy việc thu hồi vốn tạm ứng còn dư
tại Kho bạc Nhà nước.
Nhóm giải pháp đối với cơng tác quyết toán vốn đầu tư: xây dựng cơ chế động
viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác quản lý quyết tốn

vốn đầu tư; hoàn thiện các cơ chế, chế tài xử phạt đối với các trường hợp không chấp
hành nghiêm túc các quyết định về quyết toán vốn đầu tư hoặc chậm quyết toán vốn đầu
tư; nâng cao chất lượng cán bộ làm cơng tác quyết tốn tại các chủ đầu tư.
Nhóm giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát vốn TPCP đầu tư các dự án
thủy lợi: tăng cường phối hợp, chỉ đạo giữa các đơn vị chủ quản và đơn vị thực hiện;
tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát đầu tư đối với hoạt động
đầu tư công.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Hoang Thi Nga
Thesis title: State management of the government sovereign bond capital investing in
irrigation projects of Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD)
Advisor: Dr. Ho Ngoc Ninh
Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives: This study aims to assess current situation of the state
management of government sovereign bond capital investing in irrigation projects of
MARD, and propose solutions for strengthening the state management of government
sovereign bond capital investing in irrigation projects of MARD in the future.
Research methods: Secondary data was taken from available research, reports,
studies, policies and other documents that provide information on the state management
of the government sovereign bond capital investing in irrigation projects of MARD.
Primary data was collected from surveys of 52 samples with different stakeholders
related to the research scope. Methods of data analysis used in this study are descriptive

statistics and comparative statistics.
Main findings and Conclusions:
Allocation of the government sovereign bond investment capital has basically
been implemented with the principles, criteria and norms stipulated in Government
Decree 40/2015/QD-TTg of the Prime Minister about Orientation Restructuring public
investment. Compared to the investment capital of the period 2006-2010 (37,797 billion
VND), the total investment capital managed by MARD in the 2011-2015 period of
sovereign bonds increased 48%.
About the project settlement, MARD has completed to verifying and approving
the settlement for 111 irrigation projects as total investment value of settlement is
10,948.151 billion VND; decreased 59.456 billion comparing to the proposed
settlement, corresponding to a reduction of 0.055%.
The inspection and supervision of the state management of government
sovereign bond investment capital in irrigation projects, has detected and shown the
errors and limitations in investment, contribution to improving the effectiveness of
management activities in investment of irrigation projects in MARD.

xii


In addition to the results achieved in state management of the government
sovereign bond investment capital in irrigation projects, still have some problems to be
solved in the future, such as: capital allocation plans for projects are still not close to
reality, capital allocation is spread. The progress of disbursement, payment and advance
of sovereign bond capital is slow. There is a shortage in the regulations on the cost of
project management activities of the investors, project management.
To resolve issues and improve the efficiency of the government sovereign bond
capital investment funds investing in irrigation projects of MARD in the near future,
this study suggests some solutions and recommendations, such as:
(i) Solutions for government bond planning and allocation: renewing the

planning, monitoring, evaluation and implementation of the plan; Develop and
implement a mechanism for allocating funds according to project progress.
(ii) Solutions related to the disbursement, advance and payment of sovereign
bond capital: focus on speeding up the implementation and disbursement of capital;
To considering and proposing the adjustment of the time limit for capital payment;
Reform of payment procedures in the direction of simplification, coordinated
coordination of relevant agencies; To promoting the recovery of outstanding surplus
capital at the State Treasury.
(iii) Solutions for investment capital settlement: To creating a mechanism to
encourage units and individuals to make merits in the management of investment
capital settlement; To perfect the sanctioning mechanisms and sanctions for cases of
serious failure to strictly comply with the decisions on investment capital settlement
or the late settlement of investment capital; Improve the quality of the settlement
staff at the investors.
(iv) Solutions related to the inspection and supervision of government bond
capital investment in irrigation projects: strengthening the coordination and direction
between the managing units and the implementing units; to intensifying the inspection,
audit and supervision of investment in public investment activities.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay vấn đề phát triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở
các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để tạo điều kiện cho
sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong đời sống của nhân dân, địi
hỏi nơng thơn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một
lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết định. Đặc biệt hiện nay biến đổi khí hậu, hạn
hán lũ lụt và nước biển dâng đang ảnh hưởng, đe dọa đến môi trường, kinh tế, và

cuộc sống của hầu hết các cộng đồng dân cư trong xã hội.Vì vậy, Đảng và Nhà
nước đặc biệt hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, huy động các cá nhân, tổ
chức đầu tư xây dựng các cơng trình Thủy lợi góp phần làm giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu, cũng như đảm bảo nước cung cấp cho nơng nghiệp, đảm
bảo tiêu thốt lũ, chống hạn, ngăn nước biển xâm ngập mặn.
Cùng với đó yêu cầu về quản lý tài chính và quản lý chặt chẽ các khoản
chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi phải đảm bảo đúng mục đích,
đúng kế hoạch, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả là hết sức quan trọng.Tuy
nhiên việc quản lý các khoản chi không bị thất thoát là một vấn đề hết sức nan
giải bởi vì:
Thứ nhất: xuất phát từ thực trạng của cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB.
Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB trước đây trở nên kém hiệu quả và khơng cịn
phù hợp với tình hình mới do vậy mà ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng kinh phí
của ngân sách nhà nước. Mặt khác do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính
chồng chéo nhiều khi hiệu quả quản lý khơng cao. Ngồi ra các cơ chế chính
sách nhiều khi khơng chặt chẽ cũng tạo ra các kẽ hở trong quản lý vốn đầu tư.
Thứ hai: xuất phát từ vai trị của cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối
với ngành thuỷ lợi. Thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung
và đối với ngành thuỷ lợi nói riêng đảm bảo cho các cơng trình thuỷ lợi của nhà
nước được đáp ứng đầy đủ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu
quả để hồn thành tiến độ thi cơng cơng trình theo đúng kế hoạch, nâng cao trách
nhiệm của các cơ quan tài chính, cơ quan cấp phát cũng như các chủ đầu tư trong
quá trình đầu tư xây dựng.

1


Thứ ba: xuất phát từ đặc điểm của các công trình ngành thuỷ lợi. Nhằm
đảm bảo cho chất lượng của cơng trình thuỷ lợi thì cần phải tăng cường cơng tác
quản lý bởi vì ngành thuỷ lợi có ý nghĩa rất quan trọng cho sản xuất như tưới

tiêu, hệ thống thốt nước, thốt lũ. Nếu cơng trình thủy lợi khơng làm tốt, làm
theo đúng kế hoạch được duyệt thì khi thiên tai xảy ra có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng.Vì vậy mà cần phải tăng cường cơng tác quản lý vốn TPCP đầu tư
XDCB đối với ngành thuỷ lợi.
Nhiều năm qua, TPCP là một kênh huy động vốn quan trọng cho Nhà
nước, số vốn huy động ngày càng lớn. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
lượng vốn TPCP phát hành giai đoạn 2010-2015 đạt tổng cộng 846.926 tỷ đồng.
Theo báo cáo việc phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ của
Kiểm tốn nhà nước: (Kiểm toán nhà nước; Báo cáo phát hành, quản lý và sử
dụng vốn TPCP năm 2013, 2014).
Năm 2014 Chính phủ huy động được khoảng 248.000 tỷ đồng (khoảng 11
tỷ USD) từ trái phiếu. Tổng số tiền được phân bổ sau đó là gần 99.550 tỷ, trong
đó chi cho giao thông hơn 56.700 tỷ, thủy lợi hơn 17.300 tỷ. (Kiểm toán nhà
nước; Báo cáo phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013, 2014).
Như vậy, thực tế vốn TPCP đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi rất lớn.Tuy nhiên,
còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng nguồn vốn này, từ khâu xây
dựng nhu cầu vốn, phân bổ - điều chỉnh kế hoạch, đến khâu giải ngân, quyết toán
và quản lý dự án….Nếu nguồn vốn này đầu tư khơng hiệu quả, gây lãng phí, thất
thốt sẽ trở thành gánh nặng nợ công cho cả nền kinh tế bởi vốn trái phiếu Chính
phủ bản chất là nguồn vốn đi vay.
Xuất phát từ những lý do trên mà việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý
và việc tăng cường công tác quản lý vốn TPCP đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi
là hết sức cần thiết. Mặt khác việc quản lý vốn TPCP đầu tư XDCB đối với
ngành thuỷ lợi một cách có hiệu quả thì sẽ nâng cao được trách nhiệm cũng như
phát huy được vai trò của các cấp các ngành các đơn vị có liên quan đến cơng tác
quản lý, sử dụng NSNN và vốn vay của nhà nước. Chính vì vậy, học viên đã
chọn đề tài: “Quản lý nhà nước vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án
thủy lợi tại Bộ NN&PTNT”.

2



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước vốn trái phiếu Chỉnh phủ
(TPCP) đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm tăng cương quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi ở Bộ
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước vốn
TPCP đầu tư XDCB;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư các dự án thủy
lợi tại Bộ NN&PTNT;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư các
dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư
các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng đầu tư và sử dụng vốn TPCP đầu từ các dự án thủy lợi tại Bộ
NN & PTNT như thế nào?
- Thực trạng QLNN đối với vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ
NN&PTNT đang diễn ra như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn trong QLNN
đối với nguồn vốn đầu tư này là gì?
- Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN vốn TPCP đầu tư các dự án
thủy lợi tại Bộ NN&PTNT?
- Để tăng cường QLNN vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi trong thời
gian tới, Bộ NN&PTNT cần thực hiện những giải pháp như thế nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về

quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT. Để
thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát thu thập thông tin bao gồm:

3


- Các cơ quan QLNN có liên quan: Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch đầu tư;
Kho bạc nhà nước, các Cục, Vụ chức năng tại Bộ NN&PTNT.
- Một số chủ đầu tư, Ban QLDA đầu tư XDCB thủy lợi trực thuộc Bộ
NN&PTNT.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành đối với các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT,
Bộ Kế hoạch và đầu tư, Kho bạc Nhà nước, một số chủ đầu tư, Ban QLDA đầu
tư XDCB Thủy lợi trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Phạm vi về thời gian
Các số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2014 đến
2016 và số liệu điều tra các đối tượng có liên quan năm 2016.
Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tập trung đánh giá nội dung về công tác quản lý nhà nước vốn
TPCP đầu tư các dự án thủy lợi thông qua Bộ NN&PTNT, từ đó đề xuất một số
giải pháp tăng cường cơng tác quản lý nhà nước vốn TPCP đầu tư các dự án
Thủy lợi tại Bộ NN&PTNT thời gian tới.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề về lý luận về vốn
TPCP đầu tư XDCB, về QLNN vốn TPCP đầu tư xây dựng các dự án Thủy lợi.
Rút ra được những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý tại Bộ
NN&PTNT từ kinh nghiệm QLNN vốn TPCP đầu tư ở một số Bộ ngành khác;
- Đánh giá thực trạng QLNN vốn TPCP đầu tư xây dựng các dự án thủy

lợi tại Bộ NN&PTNT. Đề xuất được phương hướng và giải pháp tăng cường
QLNN vốn TPCP đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi tại Bộ NN&PTNT trong
thời gian tới. Những thông tin từ kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất là
tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý, chủ đầu tư trong việc ra quyết
định quản lý tốt hơn vốn TPCP.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN
THỦY LỢI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những vấn đề lý luận chung về vốn đầu tư XDCB, vốn TPCP đầu tư
xây dựng các dự án thủy lợi
2.1.1.1. Các khái niệm
a) Khái niệm đầu tư
Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung,
đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn
và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thơng qua
các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay
khơi phục tài sản cố định (Quốc hội, 2005).
Đầu tư công
Theo luật Đầu tư cơng của Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014, tại Điều 3 - khái niệm đầu
tư công được hiểu:
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự
án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương
đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư cơng; lập, thẩm
định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng
vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình,
dự án đầu tư cơng (Quốc hội, 2014).
b) Đầu tư xây dựng các dự án Thủy lợi
Khái niệm dự án đầu tư
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập
hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ
sở các nguồn lực nhất định”.

5


Ở Việt Nam, hiện nay khái niệm DAĐT được quy định trong Luật Đầu tư
số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 tại Điều 3 như sau: “Dự án đầu tư là tập hợp
đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” (Quốc hội, 2014).
Dự án thủy lợi
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa
học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài ngun nước và
mơi trường, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Theo dự thảo Luật Thủy lợi đang được dự thảo và lấy ý kiến của các Bộ
ngành: Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp cơng trình, phi cơng trình để cấp nước,
tiêu thoát nước phục vụ các mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và các ngành kinh tế, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt; bảo vệ mơi trường sinh
thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự thảo nêu rõ Cơng trình thuỷ lợi là cơng
trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn,
chuyển nước phục vụ cấp nước, tiêu nước, phát điện, kè, bờ bao và các cơng
trình phụ trợ.

Như vậy, ta có thể hiểu các dự án đầu tư với mục tiêu phát triển nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt;
bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu là các dự án đầu tư
Thủy lợi.
Vai trò của DAĐT thủy lợi
Nền kinh tế của đất nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, độc canh lúa
nước. Vì vậy nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thơi tiết
khí hậu thuận lợi thì đó là mơi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng
khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta. Vì vậy mà hệ thống
thuỷ lợi cũng như việc đầu tư các dự án, cơng trình thủy lợi có vai trị tác động
rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như:
Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về
nước, góp phần tích cực cho cơng tác cải tạo đất.
Cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông
nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện
tượng mất mùa.

6


Nâng cao khả năng tăng vụ, hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên
đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần.
Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp,
giống lồi cây trồng, vật ni, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực.
Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là
những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới.
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như cơng nghiệp, thuỷ sản, du
lịch...Tạo cơng ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết
nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp

phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và
chính trị trong cả nước.
Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các cơng trình đê
điều... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi
cho họ tăng gia sản xuất.
Ngồi ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện
tượng sa mạc hoá.
Những đặc điểm của đầu tư XDCB các dự án thủy lợi
Các cơng trình của đầu tư XDCB các dự án Thủy lợi có tính cố định, sản
phẩm XDCB Thủy lợi chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết;
Thời gian XDCB và thời gian tồn tại của các cơng trình Thủy lợi lâu dài;
Vốn cho hoạt động đầu tư XDCB thủy lợi lớn, do sản phẩm có khối lượng
lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm XDCB lâu dài.
Tính đơn chiếc và chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm rõ của đầu tư
XDCB thủy lợi.
c) Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư
Theo luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, tại Điều 3 - khái niệm vốn đầu tư được
hiểu: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Vốn đầu tư cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố đầu vào
cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Lý thuyết kinh tế hiện đại ngày nay đề cập vốn
đầu tư theo quan điểm rộng hơn, đầy đủ hơn, bao gồm cả đầu tư để nâng cao tri

7


thức, thậm chí bao gồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã hội,
môi trường kinh doanh cũng là những đầu tư quan trọng của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư được xem xét ở đây chỉ với tư cách là nguồn lực vật chất được sử dụng

có ý thức nhằm tạo dựng tài sản để nâng cao và mở rộng sản xuất, thông qua việc
xây dựng, mua sắm thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu cho sản xuất,
nghiên cứu, triển khai và tiếp thu công nghệ mới và nâng cao đới sống người dân.
Dưới góc độ vốn thì đầu tư XDCB là tồn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được
mục đích z phiếu chính phủ
Trái phiếu
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả
cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái
phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát
hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái
phiếu doanh nghiệp'), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong
trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi
là cơng trái hoặctrái phiếu chính phủ).Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ
của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền
cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức
quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp
này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc
nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong
trường hợp này gọi là cơng trái hoặctrái phiếu chính phủ).
Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm
mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các cơng trình phúc lợi cơng
cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Đặc điểm của
trái phiếu chính phủ là khơng có rủi ro thanh tốn và có độ thanh khoản cao. Do
đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là căn cứ chuẩn ấn định mức lãi
suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Có thể kể đến 2 loại trái phiếu
chính phủ như sau:
Trái phiếu kho bạc: do Kho bạc thay mặt Chính phủ phát hành để
huy động vốn dài hạn nhằm tài trợ cho Chi tiêu Ngân sách nhà nước, trái phiếu
kho bạc thường có thời hạn 2 và 5 năm.


8


Công trái nhà nước: là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, được phát hành
từng đợt, không thường xuyên. Loại này khá được ưa chuộng vì khơng có rủi ro,
mặc dù lãi suất tương đối thấp nhưng lại không phải chịu thuế. Công trái ở Việt
Nam được phát hành không phải nhằm vay vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách
mà để động viên người dân cho Chính phủ vay vốn để đầu tư vào các dự án,
cơng trình phục vụ cho lợi ích chung của cả xã hội (Chính phủ, 2011).
2.1.1.2. Đặc điểm, vai trị vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng cơ bản
a. Đặc điểm của vốn TPCP đầu tư XDCB
Đặc điểm của vốn TPCP đầu tư XDCB
Vốn TPCP đầu tư XDCB là một loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách Nhà nước do đó nó mang đầy đủ đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước (Chính phủ, 2011):
Vốn TPCP đầu tư cho XDCB thường được đánh giá là khơng có khả năng
thu hồi trực tiếp, với số lượng lớn, có tác dụng chung cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, các thành phần kinh tế khác khơng có khả năng hoặc khơng tham gia đầu tư.
Vốn TPCP đầu tư cho XDCB là vốn cấp phát trực tiếp từ NSNN khơng
hồn lại nên đây là nguồn vốn dễ bị thất thốt, lãng phí cần được quản lý chặt chẽ.
Chủ yếu đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có
khả năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư những cơng trình này
mang lại rất lớn.
Thường chiếm tỷ trọng vốn lơn trong tổng đầu tư phát triển triển từ
NSNN, có tác dụng chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các thành phần kinh
tế khác khơng có khả năng hoặc khơng tham gia đầu tư
Nhà nước tham gia quản lý toàn bộ q trình đầu tư xây dựng các cơng
trình thuộc nguồn vốn này nhằm đảm bảo sự phù hợp với chiến lược, qui hoạch
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả sự dụng vốn NSNN.

Các dự án sử dụng vốn đầu tư này phụ thuộc rất lớn vào quy mô và khả
năng cân đối của ngân sách Nhà nước.
Vốn TPCP đầu tư XDCB gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương
trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết
thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này
gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với
nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết
thúc dự án.

9


Vốn TPCP đầu tư XDCB rất đa dạng: Căn cứ tính chất, nội dung, đặc
điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành
các loại vốn như: vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư,
vốn thực hiện đầu tư. Vốn TPCP đầu tư XDCB có thể được sử dụng cho đầu tư
xây mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị.
b. Vai trò của vốn TPCP trong đầu tư XDCB
Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, các nguồn thu của NSNN nhiều
khi không đảm bảo thoả mãn nhu cầu chi tiêu để phát triển kinh tế, văn hoá, y tế,
giáo dục, giữ vững an ninh, củng cố quốc phịng... Vì vậy, Nhà nước phải thực
hiện vay vốn từ các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong nước và vay
nươc ngoài để bù đắp sự thiếu hụt đó. Một trong những nguồn vốn đó là khoản
Nhà nước vay dân, đây chính là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư
thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Nhà nước sử dụng nguồn vốn này để
đầu tư cho nền kinh tế, tạo ra khả năng nguồn thu cho NSNN (Chính phủ, 2011).
Thứ nhất: Trái phiếu chính phủ góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN.
Đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhu cầu chi của NSNN ngày càng cao,
trong khi đó nguồn thu của chúng ta cịn hạn chế, chủ yếu là từ thuế, thiếu hụt

ngân sách là tình trạng ln xảy ra. Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong nước
trước hết nhằm mục đích chi trả cho NSNN một cách kịp thời, đảm bảo sự ổn
định trước mắt của nền Tài chính quốc gia, hơn nữa cịn góp phần hạn chế việc
phát hành tiền chi tiêu cho NSNN vì việc này là một trong những nguyên nhân
gây ra sự rối loạn lưu thơng tiền tệ, kích thích tốc độ lạm phát tăng nhanh. Vì
vậy, huy động vốn nhàn rỗi trong nước vừa có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt
NSNN, vừa góp phần điều hồ lưu thơng tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
Thứ hai: Trái phiếu Chính phủ là kênh huy động vốn đầu tư góp phần cho
đầu tư phát triển kinh tế.
Trong điều kiện nước ta cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, cơ
sở hạ tầng thấp kém, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nhất là việc
thu hút vốn đầu tư nước ngồi cịn chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy cần tăng
cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nước để đầu tư cho các cơng trình
trọng điểm – then chốt, các cơng trình cơ sở hạ tầng huyết mạch của nền kinh tế.
Thơng qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn TPCP trong

10


đầu tư XDCB góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng
thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Thứ ba: vốn TPCP trong đầu tư XDCB góp phần quan trọng vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chun
mơn hố và phân công lao động xã hội. Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng
để tạo lập môi trường thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tư và phát triển kinh doanh,
thúc đẩy phát triển xã hội.
Thứ tư:vốn TPCP trong đầu tư XDCB có vai trị định hướng hoạt động
đầu tư trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các
ngành, lĩnh vực có tính chiến lược khơng những có vai trị dẫn dắt hoạt động đầu

tư trong nền kinh tế mà cịn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư
từ TPCP có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội
đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây
dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, gắn với việc phát triển
hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp,
thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.
Thứ năm:vốn TPCP trong đầu tư XDCB có vai trị quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề xã hội như xố đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng
xa. Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh
doanh và các cơng trình văn hố, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Có thể khẳng định, TPCP có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển
của nền kinh tế. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ khơng chỉ giúp cân đối ngân sách
Nhà nước mà còn hỗ trợ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát.
2.1.2. Lý luận về quản lý nhà nước vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư xây
dựng cơ bản
2.1.2.1. Các khái niệm
a) Khái niệm quản lý
Có rất nhiều học giả trong nước và ngồi nước đưa ra giải thích khơng
giống nhau về thuật ngữ “quản lý” bởi tính đa nghĩa và sự khác biệt giữa nghĩa

11


×